1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giao an Đạo Đức Lớp 4

58 1,4K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 461,5 KB

Nội dung

GIÁO ÁN: ĐẠO ĐỨC LỚP 4 GV: Lê Thò Hóa Bài 1: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP I - M ục tiêu: HS nhận thức được: - Cần phải trung thực trong học tập. - Giá trò của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng. - HS có hành vi trung thực trong học tập. - HS có thái độ trung thực trong học tập. - HS biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán nhữ hành vi thiếu trung thực trong học tập. II - Đ ồ dùng học tập: Tranh, ảnh theo SGK. III - C ác hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Thảo luận tình huống: Mục tiêu: HS biết được việc làm đúng sai: - Xem tranh và đọc mội dung tình huống. - Liệt kê các cách giải quyết có thể có của bạn Long trong tình huống. - Tóm tắt các cách giải quyết chính: + Mượn tranh, ảnh của bạn để đưa cô giáo xem. + Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng để quên ở nhà. + Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm nộp sao. - Nếu em là Long em sẽ chọn cách giải quyết nào? Vì sao lại chọn cách giải quyết đó? - Chia 3 nhóm theo 3 cách giải quyết và thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày-> Lớp trao đổi, bổ sung về mặt tích cực, hạn chế của mỗi cách giải quyết. -> Kết luận: + Cách giải quyết (c) là phù hợp, thể hiện tính trung thực trong học tập. + Trung thực trong học tập sẽ giúp em học mau tiến bộ và được bạn bè thầy cô yêu mến, tôn trọng. - HS đọc ghi nhớ trong SGK. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân bài tập 1(GSK) Muc tiêu: HS nhận biết được việc nên làm và không nên làm: - Nêu yêu cầu bài tập. - Làm việc cá nhân. - Trình bày ý kiến, trao đổi, chất vấn lẫn nhau. -> Kết luận: + Các việc (c) là trung thực trong học tập. + Các việc (a), (b), (đ) là thiếu trung thực trong học tập. Hoạt động 4 : Thảo luận nhóm bài tập 2: - HS sử dụng thẻ. - Tự lựa chọn đứng vào các vò trí quy ước theo 3 thái độ: Trang 1 TUẦN 1 GIÁO ÁN: ĐẠO ĐỨC LỚP 4 GV: Lê Thò Hóa + Tán thành. + Phân vân. + Không tán thành. - Cả lớp trao đổi, bổ sung. - Đọc ghi nhớ trong SGK. - Các nhóm có cùng sự lựa chọn thảo luận, giải thích lí do sự lựa chọn của mình. Kết luận: + Ý kiến (b), (c) là đúng. + Ý kiến (a) là sai. Củng cố – Dặn dò: - Sưu tầm các truyện, tấm gương về trung thực trong học tập. - Tự liên hệ (bài tập 6/SGK). - Các nhóm chuẩn bò tiểu phẩm về chủ đề bài học. Rút kinh ngh iệm : -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Trang 2 GIÁO ÁN: ĐẠO ĐỨC LỚP 4 GV: Lê Thò Hóa Bài 2: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (Tiết 2) I - M ục tiêu : HS nhận thức được: - Cần phải trung thực trong học tập. - Giá trò của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng. - Có hành vi, thái độ trung thực trong học tập. - Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập. II/ Đ ồ dùng học tập: câu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập. III/ C ác hoạt động dạy học: Kiểm tra bài cũ: + Vì sao cần trung thực trong học tập? Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Thảo luận nhóm bài tập 3: - Từng nhóm bàn đọc bài tập rồi thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Cả lớp chất vấn, trao đổi câu trả lời của nhóm bạn hoặc bổ sung. - Cả lớp cùng nhận xét thảo luận và phát biểu cảm nghó về mẩu chuyện đó. Kết luận: a/ Chòu nhận điểm kém rồi quyết tâm đi học. b/ Báo cáo với cô để sửa lại cho đúng. c/ Nói với bạn vì nói như vậy là không trung thực. Bài tập 4: Trình bày tư liệu: - GV nêu hoặc trình bày tư liệu đã sưu tầm. => Trong cuộc sống có bao tấm gương cần được chúng ta học tập và noi theo. Để học tập tốt, cần cố gắng vượt qua những khó khăn. Hoạt động 3: Trình bày tiểu phẩm: - 2 HS lên bảng trình bày tiểu phẩm đã sưu tầm - GV gợi ý HS nhận xét + Cảm nghó của em về tiểu phẩm vừa xem. + Nếu là em, em có xử lý như vậy không? - GV nhận xét đánh giá chung. Củng cố - Dăn dò: - Về nhà thực hiện các nội dung ở mục “Thực hành” trong SGK. - Xem bài “Vượt khó trong học tập”. Rút kinh ngh iệm : -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Trang 3 TUẦN 2 GIÁO ÁN: ĐẠO ĐỨC LỚP 4 GV: Lê Thò Hóa Bài 3: VƯT KHÓ TRONG HỌC TẬP I .Mục tiêu: HS nhận thức được: - Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong học tập và trong cuộc sống. Điều quan trọng này là biết quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn. - Biết xác đònh những khó khăn trong học tập của bản thân và tìm cách khắc phục. - Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn. - Quý trọng và học tập những tấm gương vượt khó trong cuộc sống và trong học tập. II - Đ ồ dùng học tập : Các câu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập. III - C ác hoạt đo äng dạy học: Kiểm tra bài cũ: Trung thực trong học tập: +Thế nào là trung thực trong học tập? + Vì sao cần trung thực trong học tập? + Kể những câu chuyện trung thực trong học tập? Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Kể chuyện: Mục tiêu: HS biết được tấm gương hiếu thảo, vượt khó học tập: - Trong cuộc sống ai cũng thể có thể gặp những khó khăn, rủi ro. Điều quan trọng là chúng ta phải biết vượt qua. Chúng ta hãy cùng nhau xem bạn Thảo gặp những khó khăn gì và đã vượt qua như thế nào? - GV kể truyện. - Yêu cầu HS tóm tắt lại câu chuyện. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm: Mục tiêu: HS biết được hành vi đúng sai: - Chia lớp thành các nhóm. - 2 HS kể lại câu chuyện cho cả lớp nghe. - Các nhóm thảo luận câu hỏi 1 và 2 trong SGK. - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình. - Cả lớp chất vấn, trao đổi, bổ sung. - Ghi tóm tắt các ý trên bảng. Kết luận: Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vươn lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tấm gương của bạn. Hoạt động 4: Làm bài tập theo cặp đôi (câu hỏi 3): - Ghi tóm tắt lên bảng. - Kết luận về cách giải quyết tốt nhất. - 2 HS ngồi cạnh nhau cùng trao đổi. - Đại diện nhóm trình bày cách giải quyết. Trang 4 TUẦN 3 GIÁO ÁN: ĐẠO ĐỨC LỚP 4 GV: Lê Thò Hóa - HS cả lớp trao đổi, đánh giá các cách giải quyết. - HS đọc ghi nhớ SGK. Hoạt động 5: Làm việc cá nhân (Bài tập 1) - HS nêu cách sẽ chọn và nêu lí do - Lớp + GV nhận xét. Kết luận: (a), (b), (đ) là những cách giải quyết tích cực. + Qua bài học hôm nay chúng ta sẽ rút ra được điều gì? Củng cố – Dặn dò - Ở lớp ta, trường ta có bạn nào là HS vượt khó hay không? - Chuẩn bò bài tập 3, 4 trong SGK. - Thực hiện theo hoạt động ở mục Thực hành trong SGK. Rút kinh ngh iệm : -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Trang 5 GIÁO ÁN: ĐẠO ĐỨC LỚP 4 GV: Lê Thò Hóa Bài 4: VƯT KHÓ TRONG HỌC TẬP (Tiết 2) I - M ục tiêu: - Củng cố kiến thức đã được học ở tiết 1. - Nhận ra khó khăn trong học tập của bản thân và biết tìm cách khắc phục, vượt qua. - Biết quan tâm tới những bạn có hoàn cảnh khó khăn, biết chia sẻ giúp đỡ bạn. - Yêu mến, cảm phục và noi theo những tấm gương nghèo vượt khó. II - Đ ồ dùng học tập: - Sách, báo trong đó có viết về những tấm gương vượt khó học tốt. III - C ác hoạt động dạy học: Kiểm tra bài cũ : Vượt khó trong học tập + Khi gặp khó khăn trong học tập các em cần phải làm gì? + Nêu các gương vượt khó trong học tập? Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Làm việc nhóm (Bài tập 2): - Chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận nhóm. Kết luận: Khen những HS biết vượt qua khó khăn trong học tập. Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm đôi (Bài tập 3/SGK) - Giải thích yêu cầu bài tập. - Các nhóm làm việc. - Đại diện nhóm trình bày. -> Kết luận: Khen những HS biết vượt qua khó khăn trong học tập. Hoạt động 4: Làm việc cá nhân (Bài tập 4/SGK) - Giải thích yêu cầu bài tâp. - Ghi tóm tắt ý kiến ccủa HS lên bảng. => Kết luận: khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục khó khăn đã đề ra để học tốt. * Trong cuộc sống mỗi người đều có những khó khăn riêng, để học tập tốt, cần cố gắng vượt qua những khó khăn. - HS trình bày những khó khăn và biện pháp khắc phục. Củng cố – Dặn dò: - HS thực hiện các biện pháp để khắc phục khó khăn của bản thân, vươn lên trong học tập. - Chuẩn bò: Biết bày tỏ ý kiến. Rút kinh ngh iệm : -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trang 6 TUẦN 4 GIÁO ÁN: ĐẠO ĐỨC LỚP 4 GV: Lê Thò Hóa -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------ BÀI 5: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN I - M ục tiêu: HS nhận thức được: - Các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bài ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. - Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường. - Biết tôn trọng ý kiến của những người khác. II - Đ ồ dùng học tập: - Mỗi HS chuẩn bò 3 tấm bìa màu đỏ, xanh và trắng. III - C ác hoạt động dạy học: Kiểm tra bài cũ: Vượt khó trong học tập - Kể lại các biện pháp khắc phục khó khăn trong học tập? - Nêu các gương vượt khó trong học tập mà em đã biết? Hoạt động 1: Trò chơi diễn tả: - Cách chơi: Chia HS thành 6 nhóm và giao cho mỗi nhóm một đồ vật. Mỗi nhóm ngồi thành vòng tròn và lần lượt từng người trong nhóm cầm đồ vật vừa quan sát, vừa nêu nhận xét của mình về đồ vật đó. Kết luận: Mỗi người có thể có ý kiến, nhận xét khác nhau về cùng một sự vật. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Câu 1, 2/9 SGK) Mục tiêu: HS biết được cần bày tỏ ý kiến, mong muốn của mình để mọi người hiểu mình. - Chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống trong phần đặt vấn đề của SGK. - Thảo luận lớp: Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em, đến lớp em? - Thảo luận: Ý kiến của cả nhóm về đồ vật có giống nhau không? Kết luận: -Trong mỗi tình huống, em nên nói rõ để mọi người xung quanh hiểu về khả năng, nhu cầu, mong muốn ý kiến của em. Điều đó có lợi cho em và cho tất cả mọi người. Nếu em không bày tỏ ý kiến của mình, mọi người có thể sẽ không hiểu và đưa ra những quyết đònh không phù hợp với nhu cầu, mong muốn của em nói riêng và trẻ em nói chung. - Mỗi người, mỗi trẻ em có quyền có ý kiến riêng và cần bày tỏ ý kiến riêng của mình. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm đôi bài tập 1/SGK: Mục tiêu: HS nhận biết được những hành vi đúng, sai: Trang 7 TUẦN 5 GIÁO ÁN: ĐẠO ĐỨC LỚP 4 GV: Lê Thò Hóa - Nêu yêu cầu bài tập. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm nhận xét bổ sung. Kết luận: Việc làm của bạn Dung là đúng, vì bạn đã biết bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của mình => việc làm của các bạn Hồng và Khánh là không đúng. Hoạt động 4: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 2/SGK): Phổ biến cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu: - Màu đỏ: Biểu lộ thái độ tán thành. - Màu xanh: Biểu lộ thái độ phản đối. - Màu trắng: Biểu lộ thái độ phân vân, lưỡng lự. - Thảo luận theo nhóm đôi. - Một số nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2. - HS biểu lộ theo cách đã quy ước. - Giải thích lí do. - Thảo luận chung cả lớp. Kết luận: ý kiến: (a), (b), (c), (d) là đúng. Ý kiến (đ) là sai chỉ có những mong muốn thực sự cho sự phát triển của chính các em và phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình, của đất nước mới cần được thực hiện. Củng cố – Dặn dò - Thực hiện yêu cầu bài tập 4 trong SGK. - Chuẩn bò tiểu phẩm Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa. Rút kinh ngh iệm : -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Trang 8 GIÁO ÁN: ĐẠO ĐỨC LỚP 4 GV: Lê Thò Hóa Bài 6: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (Tiết 2) I - M ục tiêu : - Củng cố kiến thức đã được học ở tiết 1. - Biết thực hiện quyến tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình. - Biết tôn trọng ý kiến của người khác. II - Đ ồ dùng học tập: III - C ác hoạt động dạy học: Kiểm tra bài cũ: Biết bày tỏ ý kiến: + Vì sao trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về các vấn đề có liên quan đến trẻ em? + Em cần thực hiện quyền đó như thế nào? Hoạt động 1 : Tiểu phẩm “Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa”: - Xem tiểu phẩm do một số bạn trong lớp đóng. - Yêu cầu HS thảo luận. + Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa? + Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? + Ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không? + Nếu em là Hoa, em sẽ giải quyết như thế nào? Kết luận: Mỗi gia đình có những vấn đề, những khó khăn riêng. Là con cái, các em nên cùng bố mẹ tìm cách giải quyết, tháo gỡ, nhất là những vấn đề có liên quan đến các em. Ý kiến các em sẽ được bố mẹ lắng nghe và tôn trọng. Đồng thời các em cũng cần phải biết bày tỏ ý kiến một cách rõ ràng, lễ độ. Hoạt động 2: Trò chơi “Phóng viên”: - Cách chơi: Chia HS thành từng nhóm. - Từng người trong nhóm đóng vai là phóng viên phỏng vấn các bạn trong nhóm. + Bạn hãy hiới thiệu về một bài hát, một bài thơ mà bạn ưa thích? + Bạn hãy kể về một truyện mà bạn ưa thích? + Người bạn yêu quý nhất là ai? + Sở thích của bạn là gì? + Điều mà bạn quan tâm nhất hiện nay? Kết luận: Mỗi người đều có quyền có những suy nghó riêng và có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Hoạt động 3: HS trình bày các bài viết, tranh vẽ (Bài tập 4/SGK) Kết luận: Trang 9 TUẦN 6 GIÁO ÁN: ĐẠO ĐỨC LỚP 4 GV: Lê Thò Hóa * Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày những ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. * Ý kiến của trẻ em cần được tôn trọng. Tuy nhiên không phải ý kiến nào cũng phải được thực hiện mà chỉ có những ý kiến phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình, của đấyt nước và có lợi cho sự phát triển của trẻ em. * Trẻ em cũng cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. Củng cố – Dặn dò: - Thảo luận nhóm về các vấn đề cần giải quyết của tổ, của lớp, của trường. - Tham gia ý kiến với cha mẹ, anh chò về những vấn đề có liên quan đến bản thân em, đến gia đình em. - Chuẩn bò bài “Tiết kiệm tiền của”. Rút kinh ngh iệm : -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Trang 10 [...]... bài hát, tranh, ảnh, truyện … nói về người lao động - Lớp nhận xét – GV nhận xét Hoạt động 2: HĐ cả lớp - HS chọn ý đúng bằng bảng xanh đỏ – Giải thích vì sao? GV: Mọi sản phẩm trong xã hội do người lao động vất vả mới có được Nghề nào cũng cao quý và được coi trọng Hoạt động 3: Đóng vai Trang 32 GIÁO ÁN: ĐẠO ĐỨC LỚP 4 GV: Lê Thò Hóa - Thảo luận nhóm - Các nhóm lên đóng vai theo tình huống - Lớp nhận... Bày tỏ thái độ (bài tập 3/SGK): Cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu: Trang 14 GIÁO ÁN: ĐẠO ĐỨC LỚP 4 GV: Lê Thò Hóa - Màu đỏ: Biểu lộ thái độ tán thành - Màu xanh: Biểu lộ thái độ phản đối - Màu trắng: Biểu lộ thái độ phân vân, lưỡng lự - HS biểu lộ theo cách đã quy ước - Giải thích lí do - Thảo luận chung cả lớp - Đọc ghi nhớ trong SGK Kết luận: Các việc làm (a), (b), (c) là đúng Củng cố... nhỏ trong tình huống em sẽ làm gì? Vì sao em làm thế? - HS trả lời – Lớp nhận xét **Kết luận: Chúng ta, cần biết hiếu thảo với ông ba, cha mẹ bằng cách quan tâm, giúp đỡ ông bà, cha mẹ; biết làm cho ông bà cha mẹ vui lòng Như vậy gia đình ta sẽ luôn vui vẻ, hòa thuận, hạnh phúc Trang 21 GIÁO ÁN: ĐẠO ĐỨC LỚP 4 GV: Lê Thò Hóa Hoạt động 4: HS trình bày, giới thiệu các sáng tác, tư liệu hoặc bài thơ; hát... tỏ thái độ đánh giá theo thẻ xanh, đỏ Quy ước: đúng giơ màu đỏ sai giơ màu xanh, lưỡng lự không giơ - HS giải thích về lí do lựa chọn của mình - GV giải thích rõ hơn nội dung từng ý kiến khi HS còn phân vân Kết luận: Trang 11 GIÁO ÁN: ĐẠO ĐỨC LỚP 4 GV: Lê Thò Hóa + Các ý kiến (c), (d) là đúng + Ý kiến (a), (b) là sai Hoạt động 3: Thảo luận bài tập 2/SGK: - Chia 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm -... thấy thế nào trước việc làm của Hưng? *3 Chúng ta phải đối xử với ông bà cha mẹ như thế nào? 4 Vì sao phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ? 5 Tìm câu ca dao khuyên răn chúng ta pải biết yêu thương, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? - HS trả lời – lớp nhận xét - HS sắm vai: - GV đặt câu hỏi: Trang 19 GIÁO ÁN: ĐẠO ĐỨC LỚP 4 GV: Lê Thò Hóa + Đối với bạn đóng vai Hưng: Vì sao em lại mời “bà” ăn những chiếc bánh mà... Từng em nêu Lớp + GV nhận xét Hoạt động 3: Thảo luận theo nhóm đôi (bài tập 4/ SGK) - HS từng cặp một trao đổi với nhau về việc bản thân đã sử dụng thời giờ như thế nào và dự kiến thời gian biểu của cá nhân trong thời gian tới - Vài HS trình bày trước lớp - Nhận xét, khen ngợi những HS đã biết tiết kiệm thời giờ và nhắc nhở các HS còn sử dụng lãng phí thời giờ Hoạt động 4: Làm việc chung cả lớp: - HS... ghi nhớ SGK Trang 22 GIÁO ÁN: ĐẠO ĐỨC LỚP 4 GV: Lê Thò Hóa **Kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt, dạy chúng ta nên người Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo “Thầy cô như thể mẹ cha Kính yêu, chăm sóc mới là trò ngoan” Hoạt động 3: Thảo luận nhóm bàn (bài tập 1 SGK) - Từng nhóm HS thảo luận ghi ý kiến vào bảng phụ (3 nhóm)ï - Lớp ghi vào... GV giáo dục HS theo từng tranh + Các tranh 1, 2, 4: Thể hiện thái độ kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo + Tranh 3: Không chào cô giáo khi cô giáo không dạy lớp mình là biểu hiện sự không tôn trọng thầy giáo, cô giáo + Nêu những việc làm thể hiện sự kính trọng và biết ơn thầy cô giáo + Nếu em có mặt trong tình huống ở bức tranh 3, em sẽ nói gì với các bạn trong bức tranh đó **Kết luận: Biết lễ phép... mày làm nên - Muốn sang thì bắc cầu kiều - Muốn con hay chữ thì yêu lấy thấy - Học thầy, học bạn vô vạn phong lưu Trang 24 GIÁO ÁN: ĐẠO ĐỨC LỚP 4 GV: Lê Thò Hóa - Dốt kia thì phải cậy thầy - Vụng kia cậy thợ thì mày mới nên **KL: Cần phải kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo Chăm ngoan, học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn Củng cố – Dặn dò - Thực hiện các nội dung “Thực hành” trong SGK Rút... và xã hội mọi người phải làm gì? + Lao động như thế nào? - GV rút ra phần ghi nhớ trong SGK - HS đọc ghi nhớ Trang 25 GIÁO ÁN: ĐẠO ĐỨC LỚP 4 GV: Lê Thò Hóa Hoạt động 3: HĐ cả lớp - HS làm bài tập trắc nghiệm vào bảng con Kết luận: về các biểu hiện của yêu lao động; lười lao động Hoạt động 4: Đóng vai (bài tập 2 SGK) - Chia nhóm và - Các nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống - Các nhóm thảo luận, . - Đại diện nhóm trình bày cách giải quyết. Trang 4 TUẦN 3 GIÁO ÁN: ĐẠO ĐỨC LỚP 4 GV: Lê Thò Hóa - HS cả lớp trao đổi, đánh giá các cách giải quyết. -. Hoạt động 3: HS trình bày các bài viết, tranh vẽ (Bài tập 4/ SGK) Kết luận: Trang 9 TUẦN 6 GIÁO ÁN: ĐẠO ĐỨC LỚP 4 GV: Lê Thò Hóa * Trẻ em có quyền có ý kiến

Ngày đăng: 24/10/2013, 23:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w