Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng

93 1.3K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨCVÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG

HỘ Ở HUYỆN KẾ SÁCH - TỈNH SÓC TRĂNG

Giáo viên h ư ớng dẫnSinh viên thực hiện

Mã số SV: 4043400

Lớp: Tài chính Ngân hàng 2 Khóa 30

Cần Thơ – 2008

Trang 2

Sau cùng, em xin gởi lời cám ơn đến gia đình đã khuyến khích, động viên,tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và sự hỗ trợ, giúpđỡ của các bạn Lớp Tài Chính Ngân hàng khóa 30 trong học tập cũng như lúc emthực hiện Luận văn tốt nghiệp.

Kính chúc sức khỏe Quý Thầy cô, gia đình và các bạn.Cần Thơ, ngày 15 tháng 05 năm 2008

Sinh viên thực hiện

Hồng Hoàng Anh

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thậpvà kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đềtài nghiên cứu khoa học nào.

Sinh viên thực hiện

Hồng Hoàng Anh

Trang 4

(Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn)

VBARD The Vietnam Bank for Agricultural and rural Development (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam)VBSP The Vietnam Bank for Social Policies

(Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam)VLSS Vietnam Living Standards Survey

(Khảo sát mức sống hộ gia đình ở Việt Nam)

Trang 5

TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tíndụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyệnKế Sách – tỉnh Sóc Trăng” có cấu trúc gồm 6 chương với các nội dung như sau:Chương 1: Trình bày các về sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu,

các giả thuyết cần kiểm định, phạm vi nghiên cứu và các tài liệu liên quan

Chương 2: Trình bày phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu được

sử dụng trong đề tài.

Chương 3: Giới thiệu khái quát về địa bàn nghiên cứu, các tổ chức tín

dụng chính thức đang hoạt động tại huyện Kế Sách và một số thống kê về tìnhhình vay vốn cũng như sử dụng vốn vay của nông hộ theo kết quả điều tra.

Chương 4: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng

chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ thông qua mô hình Probitvà Tobit

Chương 5: Tìm ra một số nguyên nhân tồn tại từ đó đề ra một số giải pháp

nhằm giúp nông hộ nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay cũng như hiệu quả sửdụng vốn vay của nông hộ.

Chương 6: Từ phân tích trên đưa ra kết luận và một số kiến nghị nhằm

tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ cũng như giúpnông hộ sử dụng vốn vay hiệu quả và góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Trang 6

MỤC LỤCCHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu 1

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 2

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 4

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 4

CHƯƠNG 2PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 8

2.1.1 Khái niệm, chức năng và phân loại tín dụng nông thôn 8

2.1.2 Một số vấn đề về tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp 10

2.1.3 Vai trò của Tín Dụng trong phát triển nông thôn 11

2.1.4 Các lý thuyết về thị trường tài chính nông thôn 12

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 17

2.2.2 Phương pháp chọn mẫu 17

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 18

2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 18

Trang 7

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA

NÔNG HỘ Ở HUYỆN KẾ SÁCH - TỈNH SÓC TRĂNG 21

3.1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG 21

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 21

3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 23

3.1.3 Vị trí địa lý kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Kế Sách 24

3.2 TỔNG QUAN VỀ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG CHÍNH THỨC Ở ĐBSCL VÀ HUYỆN KẾ SÁCH 24

3.2.1 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 25

3.2.2 Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (VBSP) 26

3.2.3 Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn (RSBs) 27

3.2.4 Quỹ tín dụng nhân dân (PCFs) 27

3.2.5 Những ngân hàng thương mại khác và những chương trình đặc biệt 283.3 TÌNH HÌNH CHUNG CỦA HỘ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN KẾ SÁCH – TỈNH SÓC TRĂNG TRONG NĂM 2007 29

3.3.1 Tình hình đất đai của nông hộ theo kết quả điều tra 29

3.3.2 Tình hình chung 30

3.3.3 Cơ cấu hộ tham gia tín dụng 33

3.3.4 Thị phần vốn vay của các ngân hàng 34

3.3.5 Tình hình lượng vốn vay, kỳ hạn nợ và lãi suất 35

3.3.6 Mục đích xin vay và tình hình sử dụng vốn vay 36

3.3.7 Về việc tư vấn hỗ trợ từ phía ngân hàng và việc trả nợ vay 37

3.3.8 Nguồn thông tin vay 38

3.3.9 Thời gian chờ đợi trung bình 39

3.3.10 Nguồn tiền trả nợ ngân hàng 39

3.3.11 Tình hình thu nhập trung bình trước và sau khi vay vốn và phần trăm đáp ứng nhu cầu 40

3.3.12 Thu nhập trung bình của nông hộ 41

3.3.13 Tình hình lực lượng lao động 42

3.3.14 Khó khăn khi vay vốn ở ngân hàng 43

Trang 8

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN KẾ SÁCH - TỈNH SÓC TRĂNG 45

4.1 GIẢI THÍCH NHỮNG BIẾN SỬ DỤNG TRONG MÔ HÌNH

(PROBIT) XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VAY ĐƯỢC HAY KHÔNG CỦA NÔNG HỘ 454.2 DẤU KỲ VỌNG CỦA CÁC BIẾN GIẢI THÍCH SỬ DỤNG TRONG

MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VAY ĐƯỢC HAY KHÔNG CỦA NÔNG HỘ (PROBIT) 474.3 KẾT QUẢ XỬ LÝ MÔ HÌNH PROBIT VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN

TÍN DỤNG CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN KẾ SÁCH – TỈNH SÓC

TRĂNG 474.4 GIẢI THÍCH NHŨNG BIẾN SỬ DỤNG TRONG MÔ HÌNH XÁC

ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG VỐN VAY ĐƯỢC CỦA NÔNG HỘ (TOBIT) 534.5 DẤU KỲ VỌNG CỦA CÁC BIẾN GIẢI THÍCH SỬ DỤNG TRONG

MÔ HÌNH TOBIT 554.6 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG VỐN VAY CỦA NÔNG

HỘ Ở HUYỆN KẾ SÁCH – TỈNH SÓC TRĂNG: MÔ HÌNH TOBIT .564.7 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ Ở

HUYỆN KẾ SÁCH 58

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN KẾ SÁCH – TỈNH SÓC TRĂNG 62

5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 625.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIÚP NÔNG HỘ NÂNG CAO KHẢ NĂNG

TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC 635.3 CÁC BIỆN PHÁP GIÚP NÔNG HỘ GIA TĂNG LƯỢNG VỐN VAY 64

Trang 9

5.4CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

VAY CỦA NÔNG HỘ 65

CHƯƠNG 6KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67

6.1 KẾT LUẬN 67

6.2 KIẾN NGHỊ 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

PHỤ LỤC 71

Trang 10

Bảng 6 : THỐNG KÊ TỈ LỆ HỘ CÓ VAY VỐN NGÂN HÀNG 33

Bảng 7: THỊ PHẦN VỐN VAY NGÂN HÀNG 34

Bảng 8: TÌNH HÌNH VAY VỐN, KỲ HẠN NỢ VÀ LÃI SUẤT CHO VAY TRUNG BÌNH 36

Bảng 9: MỤC ĐÍCH XIN VAY VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY 36

Bảng 10: TÌNH HÌNH TƯ VẤN HỔ TRỢ VÀ TRẢ NỢ NGÂN HÀNG 38

Bảng 11: NGUỒN THÔNG TIN VAY 38

Bảng 12: THỜI GIAN CHỜ ĐỢI TRUNG BÌNH 39

Bảng 13: NGUỒN TIỀN TRẢ NỢ VÀ TRẢ LÃI NGÂN HÀNG 39

Bảng 14: TÌNH HÌNH THU NHẬP TRUNG BÌNH CỦA HỘ TRƯỚCVÀ SAU KHI VAY VỐN VÀ PHẦN TRĂM ĐÁP ỨNG NHU CẦU 40

Bảng 15: THU NHẬP TRUNG BÌNH CỦA NÔNG HỘ TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 41

Trang 11

Bảng 20: KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH PROBIT (1) VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ 48

Bảng 21: KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH PROBIT (2) VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ 50

Bảng 22: TỔNG HỢP CÁC BIẾN VỚI DẤU KỲ VỌNG XEM XÉT TRONG MÔ HÌNH HỒI QUY TOBIT 55

Bảng 23: KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH TOBIT VỀ LƯỢNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ 56

Bảng 24: BẢNG THỂ HIỆN TÌNH HÌNH TRẢ NỢ VÀ NGUỒN TIỀN TRẢ NỢ 59

Bảng 25: KẾT QUẢ XỬ LÝ KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC NHAU CỦA HAI TRUNG BÌNH TỔNG THỂ 61

Trang 12

DANH MỤC HÌNH

 Hình 1: Hệ thống các tổ chức tín dụng chính thức đang hoạt động tại huyện Kế Sách 29 Hình 2: Trình độ học vấn của chủ hộ 32

Hình 3: Tỷ lệ hộ có vay và không vay vốn theo kết quả điều tra 33

Hình 5: Tình hình xin vay và thực tế sử dụng vốn vay của nông hộ .37

Hình 6: Thống kê nguồn tiền trả nợ và trả lãi ngân hàng 40

 Hình 7: Thu nhập trung bình của nông hộ từ hoạt động sản xuất 42

Trang 13

Chương 1GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu

Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang ảnh hưởnghết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như ViệtNam Điều này được thể hiện bằng những dòng đầu tư tài chính di chuyển mạnhđến các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam nhằm mục đích khai thácnguồn lực tự nhiên cũng như tận dụng được lực lượng lao động với chi phí thấp.

Việt Nam có khoảng 13 triệu nông hộ (chiếm gần 80% dân số), trong đóhơn một nửa thuộc diện có thu nhập thấp, 40% doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nôngthôn cho rằng thiếu vốn là khó khăn lớn nhất Việt Nam rõ ràng cần có hệ thốngtín dụng nông thôn vững mạnh để cải thiện kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu vốncho hoạt động kinh tế nhằm nâng cao đời sống ở nông thôn Qua 15 năm thựchiện chính sách đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã mang lại nhiều thayđổi ở nông thôn nước ta, các phương thức tập thể hoá nông nghiệp đã được xoábỏ thay vào đó là các hộ sản xuất gia đình và được xem là những đơn vị kinh tếcơ bản của xã hội Lĩnh vực nông nghiệp rất được chú trọng với những chínhsách khuyến khích đã được áp dụng trong nông thôn, ưa đãi thuế nông nghiệp,các chính sách tín dụng ưu đãi cho các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh đối vớicác mặt hàng nông sản, từng bước ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ vào sảnxuất nông nghiệp Chính điều này đã làm tăng giá trị sản xuất, cũng như các hoạtđộng khác trong nông nghiệp Do đó, Nhà nước cần cung cấp tín dụng nông thônvới lãi suất thấp là một trong những công cụ góp phần thực hiện mục tiêu côngnghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Theo kết quả khảo sát mức sốngnăm 2004 tại Việt Nam cho thấy 51% hộ gia đình có vay vốn từ các tổ chức tàichính chính thức.

Sóc Trăng là một tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Cửu Long, nằm cuối sôngHậu tiếp giáp Biển Đông với 72 km bờ biển, với dân số trên 1 triệu người và gần85% dân số và lao động sống ở vùng nông thôn sâu mà phần lớn là nghèo, thiếuvốn hoặc không có vốn đầu tư vào sản xuất Mặt khác, do điều kiện tự nhiên trên

Trang 14

60% diện tích canh tác đều bị nhiễm phèn, mặn nên một năm chỉ sản xuất một vụlúa, số người thiếu việc làm thường xuyên chiếm tỷ lệ cao, phải đi làm thuê ở cáctỉnh khác Do đó, cần sự hỗ trợ của nhà nước trong việc cung cấp tín dụng đểđảm bảo việc sản xuất của nông hộ Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều nghiêncứu trong việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vaycủa các nông hộ như thế nào Điều này đã đặt ra hướng nghiên cứu cho đề tài

“Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức vàhiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách-tỉnh SócTrăng” với mục đích tìm ra một số giải pháp giúp nông hộ của huyện sử dụng

vốn vay hiệu quả hơn và góp phần phát triển kinh tế địa phương.

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn

Nhìn chung, vấn đề tín dụng nông thôn đã được nghiên cứu tại nhiều quốcgia trên thế giới Nội dung của những nghiên cứu trước đây chủ yếu tìm hiểu vềcác đặc điểm của thị trường tín dụng nông thôn như lãi suất, việc tiếp cận tíndụng…ở các nước đang phát triển.

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây cũng có một số tác giả trong vàngoài nước cũng đã thực hiện nghiên cứu về thị trường tín dụng nông thôn Tuynhiên, các nghiên cứu trước đây chỉ phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năngtiếp cận tín dụng nông hộ, về vấn đề thông tin không hoàn hảo Nhưng chưa cónghiên cứu sâu về hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ Vì vậy nghiên cứu vềhiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ là hết sức cần thiết.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức vàhiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách - tỉnh Sóc Trăng trongnăm 2007, nhằm góp phần tăng thu nhập của hộ cũng như phát triển kinh tếhuyện Kế Sách - tỉnh Sóc Trăng.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và thực trạng sử dụng vốnvay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng,

Trang 15

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức vàlượng vốn vay của nông hộ,

- Phân tích đóng góp của vốn vay đối với thu nhập của hộ gia đình,

- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần làm tăng hiệu quả của việc sửdụng vốn vay cũng như góp phần phát triển kinh tế huyện.

1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định

1) Nông hộ của huyện Kế Sách sử dụng vốn vay có hiệu quả

2) Đời sống của nông hộ được cải thiện đáng kể sau khi vay được vốn3) Lượng vốn vay là đáp ứng đủ nhu cầu của nông hộ trong huyện

4) Nông hộ của huyện sử dụng vốn vay đúng mục đích như trong hồ sơvay vốn của ngân hàng

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu

1 Nông hộ của Huyện tiếp cận vốn thông qua các hình thức tín dụngchính thức nào là chủ yếu?

2 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc vay được vốn của nông hộ?3 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc hộ vay được nhiều hay ít?4 Nông hộ của huyện Kế Sách có sử dụng vốn đúng mục đích như trong

hồ sơ tín dụng vay vốn hay không?

5 Việc vay vốn có làm tăng thu nhập cũng như cải thiện được đời sốngcủa hộ không?

6 Thu nhập của nông hộ sau khi vay vốn có tăng so với trước khi vayđược vốn không?

7 Lượng vốn vay có đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất của nông hộ haykhông?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU1.4.1 Không gian

Đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chínhthức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyên Kế Sách- tỉnh SócTrăng năm 2007” được thực hiện trong phạm vi huyện Kế Sách - tỉnh Sóc

Trăng

Trang 16

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài chủ yếu nghiên cứu về cách tiếp cận vốn vay cũng như cách thức sửdụng vốn vay của nông hộ nên đối tượng cần nghiên cứu là các hộ gia đình cónhu cầu vay vốn và đã vay vốn tín dụng chính thức ở huyện Kế Sách - tỉnh SócTrăng.

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Đề tài xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thứcvà hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách dựa trênviệc thu thập thông tin về thu nhập, chi phí và tài sản của nông hộ, cũng như việcsử dụng vốn của nông hộ trong thời gian qua là có hiệu quả hay không? Mục tiêuđầu tiên của đề tài là tìm ra những yếu tố tác động đến quyết định tiếp cận tíndụng chính thức và sau đó là đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn vay củanông hộ Để tìm hiểu thêm về đề tài này, những nghiên cứu trước đây về tín dụngđược lược khảo và lướt qua về nội dung mà các tác giả trước đã thực hiện Phầnnày trình bày những nghiên cứu thực nghiệm về những yếu tố tác động đến quyếtđịnh tiếp cận tín dụng và tác động của tín dụng đối với hộ nghèo ở nông thôn.

Những nghiên cứu trước đây về những yếu tố tác động đến quyết định tiếp cận tín dụng

Cuộc khảo sát của Nathan Okurut (2006) về những nhân tố ảnh hưởng đếntiếp cận tín dụng đối với người nghèo và người da màu ở Nam Phi trong thịtrường tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức Bằng việc sử dụng môhình đa thức Logit và mô hình Heckman Probit, tác giả cho rằng người nghèo vàngười da màu ở Nam Phi có hạn chế trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng này.Ở phạm vi quốc gia, việc tiếp cận thị trường tín dụng chính thức chịu tác độngtích cực và mạnh mẽ bởi tuổi tác, giới tính, số thành viên trong hộ, trình độ học

Trang 17

vấn, chi tiêu trên đầu người và chủng tộc Việc nghèo khó có tác động tiêu cực vàmạnh mẽ đến việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức

Ở Việt Nam, tác giả Vũ Thị Thanh Hà đã có một cuộc nghiên cứu (1999)về so sánh sự đóng góp của nguồn tín dụng chính thức và phi chính thức đối vớicác khoản tín dụng nhỏ cho người nghèo ở Việt Nam Bằng việc sử dụng môhình Probit và Logit, tác giả chỉ ra rằng các nhân tố: số thành viên trong hộ và chitiêu trên đầu người của hộ có tác động mạnh mẽ đến khả năng vay mượn củanông hộ và giá trị của món vay Tuy nhiên, tuổi tác lại có tác động tiêu cực đếnkhả năng vay mượn nhưng lại có tác động tích cực đối với giá trị của món vay.Ngoài ra, quy mô của hộ lại có tác động tiêu cực đến khả năng tiếp cận cũng nhưviệc vay mượn.

Ngoài ra, trong năm 2001 tác giả Vũ Thị Thanh Hà đã nghiên cứu về việcquyết định tiếp cận tín dụng của nông dân ở vùng Đồng bằng Sông Hồng củaViệt Nam Tác giả đã sử dụng mô hình Probit và phương pháp ước lượng bìnhphương nhỏ nhất và cả hai phương pháp này đều cho kết quả như nhau Tác giảchỉ ra rằng giá trị tài sản của hộ và khả năng tiếp cận tín dụng có mối quan hệmật thiết với nhau Bên cạnh đó, nghiên cứu của tác giả Bell được thực hiện năm1997 cũng đã đưa ra kết quả tương tự.

Một nghiên cứu khác về tiếp cận tín dụng của nông hộ được thực hiện ở ViệtNam vào năm 1998 do tác giả Trần Thơ Đạt thực hiện Bằng việc áp dụng môhình Logit và phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất, tác giả đã khẳngđịnh rằng các biến độc lập: quy mô đất, diện tích đất, tổng số thành viên trong hộ,tỷ lệ phụ thuộc, quan hệ họ hàng và địa vị xã hội có tác động mạnh mẽ đến khảnăng tiếp cận tín dụng của nông hộ.

Trang 18

Bảng 1: TÓM TẮT NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ QUYẾTĐỊNH TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC

Quyết định tiềp cận nguồn tín dụng chính thức

tiêu cực

OkurutNathan

Logit andHeckman

Tuồi, nam giới (người nắm quyền lựctrong gia đình), số người trong hộ,trình độ học vấn, chi tiêu trên đầungười và chủng tộc.

Mức nghèo khó của hộ

Vũ ThịThanh

Hà (1999)

Số người trong hộ, chi tiêu của hộ, độtuổi

Số người trong hộ

Vũ ThịThanh

Hà (2001)

Probit andOLS models

Tài sản của hộ

Trần ThơĐạt(1998)

Logit and OLSmodels

Quy mô đất, diện tích đất, số ngườitrong hộ, tỷ lệ phụ thuộc, quan hệ họhàng và địa vị xã hội

Đề tài “Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ

ở nông thôn huyện Châu Thành A-tỉnh Cần Thơ” do thầy Nguyễn Văn Ngân

thực hiện tháng 06 năm 2004 Đề tài đã nghiên cứu tìm ra một số nhân tố ảnhhưởng đến lượng vốn vay của nông hộ ở huyện Châu Thành A – tỉnh Cần Thơthông qua hình thức tín dụng chính thức và phi chính thức như là diện tích đất,chi tiêu của hộ gia đình, tuổi, trình độ học vấn…Tuy nhiên đề tài không xác địnhnhu cầu vay vốn của nông hộ cũng như hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ Trongđề tài này có điểm mới đó là tác giả sẽ tìm hiểu về hiệu quả sử dụng vốn vay củanông hộ cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thứccủa nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng.

Đề tài “The impact of credit for the poor on the poverty level of rural

households in the Mekong Delta – Viet Nam” do thầy Vương quốc Duy thực

Trang 19

những tác động của tín dụng đến thu nhập và chi phí của nông hộ, xác định khảnăng tiếp cận tín dụng của nông hộ thông qua số liệu khảo sát mức sống của ViệtNam từ 1430 hộ gia đình của 12 tỉnh thành vùng ĐBSCL năm 2004

Trang 20

Hay tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữangười đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả.

Tín dụng là một phạm trù của kinh tế hàng hóa, có quá trình ra đời, tồn tạivà phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa Tín dụng có những tínhchất quan trọng sau:

- Tín dụng trước hết chỉ là sự chuyển giao quyền sử dụng một số tiền (hiệnkim) hoặc tài sản (hiện vật) từ chủ thể này sang chủ thể khác, chứ không làmthay đổi quyền sở hữu chúng.

- Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và phải được “hoàn trả”.

- Giá trị của tín dụng không những được bảo tồn mà còn được nâng caonhờ lợi tức tín dụng.

2.1.1.2Chức năng của tín dụng

Tín dụng có ba chức năng:

Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ

Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng, nhờ chức năng này của tín dụngmà nguồn vốn tiền tệ trong xã hội được điều hòa từ nơi “thừa” sang nới “thiếu”để sử dụng nhằm phát triển nền kinh tế.

Cả hai mặt tập trung và phân phối lại vốn đều được thực hiện theo nguyêntắc hoàn trả vì vậy tín dụng có ưu thế rõ rệt, nó kích thích mặt tập trung vốn nhàn

Trang 21

rỗi bằng huy động và thúc đẩy việc sử dụng vốn cho các nhu cầu của sản xuất vàđời sống, làm cho hiệu quả sử dụng vốn trong toàn xã hội tăng.

Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội

Hoạt động tín dụng tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ lưu thôngtín dụng như kỳ phiếu, séc, thẻ thanh toán,…thay thế sự lưu thông tiền mặt vàlàm giảm chi phí in tiền, vận chuyển, bảo quản tiền Thông qua Ngân hàng cáckhách hàng có thể giao dịch với nhau bằng hình thức chuyển khoản hoặc bù trừvà cũng nhờ hoạt động tín dụng mà các nguồn vốn đang nằm trong xã hội đượchuy động để sử dụng chô sản xuất và lưu thông hàng hóa, làm cho tốc độ chuchuyển vốn trong phạm vi toàn xã hội tăng lên.

Kiểm soát các hoạt động kinh tế

Thông qua tín dụng, Nhà nước có thể kiểm soát hoạt động sản xuất, kinhdoanh của khách hàng vay vốn, mà cụ thể trong tín dụng nông thôn là của các hộvay vốn qua mục đích vay của hộ và giám sát việc sử dụng vốn Từ đó có thểtheo sát tình hình phát triển của nông thôn và có những điều chỉnh thích hợp khicần thiết.

2.1.1.3Phân loại tín dụng nông thôn

Phân loại theo hình thức

 Tín dụng chính thức là hình thức tín dụng hợp pháp, được sự chophép của Nhà nước Các tổ chức tín dụng chính thức hoạt động dưới sự giám sátvà chi phối của ngân hàng Nhà nước Các nghiệp vụ hoạt động phải chịu sự quyđịnh của luật Ngân hàng như sự quy định khung lãi suất, huy động vốn, cho vay,…và những dịch vụ mà chỉ có các tổ chức tài chính chính thức mới cung cấpđược Các tổ chức tín dụng chính thức bao gồm các Ngân hàng thương mại,Ngân hàng phục vụ người nghèo, Quỹ tín dụng nhân dân, các chương trình trợgiúp của chính phủ.

 Tín dụng phi chính thức là các hình thức tín dụng nằm ngoài sựquản lý của nhà nước Các hình thức này tồn tại khắp nơi và gồm nhiều nguồncung vốn như cho vay chuyên nghiệp; thương lái cho vay; người thân, bạn bè, họhàng; cửa hàng vật tư nông nghiệp; hụi…Lãi suất cho vay và những quy địnhtrên thị trường này do người cho vay và người vay quyết định, trong đó, cho vaychuyên nghiệp là hình thức cho vay nặng lãi bị Nhà nước nghiêm cấm.

Trang 22

Phân loại theo kỳ hạn

Tín dụng nông thôn có thể phân thành ba loại cơ bản sau: tín dụng ngắnhạn, tín dụng trung hạn và tín dụng dài hạn.

 Tín dụng ngắn hạn

Là loại tín dụng có thời hạn cho vay dưới 12 tháng Đây là loại tín dụngphổ biến trong cho vay nông hộ ở nông thôn, các tổ chức tín dụng chính thứccũng thường cho vay loại này tương ứng với nguồn vốn là các khoản tiền gửingắn hạn Trong thị trường tín dụng nông thôn, các nông hộ vay nguồn này chủyếu là sử dụng cho sản xuất như mua phân bón, thuốc trừ sâu, cải tạo đất đai,…Lãi suất của các khoản vay này thường thấp.

 Tín dụng trung hạn

Là loại tín dụng có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm Các nông hộ vay vốn loạinày thường dùng cho việc mở rộng sản xuất, đầu tư phát triển nông nghiệp nhưmua giống vật nuôi cây trồng cho sản xuất nông nghiệp Loại tín dụng này ít phổbiến trong thị trường tín dụng nông thôn so với tín dụng ngắn hạn.

 Tín dụng dài hạn

Hình thức tín dụng này chủ yếu dành cho các đối tượng nông hộ đầu tư sảnxuất có quy mô lớn và kế hoạch sản xuất khả thi Cho vay hình thức này rất ít ởthị trường nông thôn vì rủi ro cao Thời hạn của tín dụng dài hạn trên 5 năm.

2.1.2 Một số vấn đề về tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp2.1.2.1Khái niệm hộ sản xuất

Hộ sản xuất là đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinhdoanh, là chủ thể trong mọi quan hệ sản xuất kinh doanh

2.1.2.2Hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp

Khái niệm

Hộ sản xuất nông nghiệp là hộ chuyên sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp(trồng trọt, chăn nuôi, làm kinh tế tổng hợp và một số hoạt động khác nhằm phụcvụ cho việc sản xuất nông nghiệp) có tính chất tự sản xuất, do cá nhân làm chủhộ, tự chịu trách nhiệm toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh Hoạt động tín dụnghộ sản xuất nông nghiệp là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn

Trang 23

Đặc trưng cơ bản trong cho vay nông nghiệp

* Tính thời vụ

Tính chất thời vụ trong cho vay nông nghiệp có liên quan đến chu kỳ sinhtrưởng của động, thực vật trong ngành nông nghiệp Tính thời vụ được biểu hiệnở những mặt sau:

+ Vụ, mùa trong sản xuất nông nghiệp quyết định thời điểm cho vay và thunợ Nếu Ngân hàng tập trung cho vay vào các chuyên ngành hẹp như cho vaymột số cây, con nhất định thì phải tổ chức cho vay tập trung vào một thời giannhất định của năm, đầu vụ tiến hành cho vay, đến kỳ thu hoạch, tiêu thụ tiến hànhthu nợ.

+ Chu kỳ sống tự nhiên của cây, con là yếu tố quyết định để tính toán thờihạn cho vay Chu kỳ ngắn hạn hay dài hạn phụ thuộc vào loại giống cây hoặc convà qui trình sản xuất Ngày nay, công nghệ về sinh học cho phép lai tạo nhiềugiống mới có năng suất, sản lượng cao hơn và thời gian trưởng thành ngắn hơn.

* Chi phí tổ chức cho vay cao:

Chi phí tổ chức cho vay có liên quan đến nhiều yếu tố như chi phí tổ chứcmạng lưới, chi phí cho việc thẩm định, theo dõi khách hàng, chi phí phòng ngừarủi ro Cụ thể là:

+ Cho vay nông nghiệp đặc biệt là cho vay hộ sản xuất thường chi phínghiệp vụ cho mỗi đồng vốn vay thường cao do qui mô từng vốn vay nhỏ.

+ Số lượng khách hàng đông, phân bố ở khắp nơi nên mở rộng cho vaythường liên quan tới việc mở rộng mạng lưới cho vay và thu nợ (mở chi nhánh,bàn giao dịch, tổ cho vay tại xã,…).

+ Mặt khác, do ngành nông nghiệp có độ rủi ro tương đối cao (thiên tai,dịch bệnh…) nên chi phí cho dự phòng rủi ro là tương đối lớn so với các ngànhkhác.

2.1.3 Vai trò của Tín Dụng trong phát triển nông thôn

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế caotrong sản xuất nông nghiệp.

- Góp phần nâng cao thu nhập và đời sống nông dân, thu hẹp sự cách biệtgiữa nông thôn và thành thị.

Trang 24

- Thúc đẩy xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn, đảm bảo cho người dâncó điều kiện áp dụng các kỹ thuật công nghệ vào sản xuất kinh doanh tiến bộ.

- Đẩy mạnh phát triển ngành mũi nhọn thu nhiều ngoại tệ cho quốc gia.- Góp phần tích luỹ cho ngành kinh tế.

- Gia tăng lợi nhuận cho các tổ chức tín dụng.

- Góp phần xoá bỏ nạn cho vay nặng lãi ở nông nghiệp nông thôn.- Tạo công ăn việc làm cho người dân.

Tóm lại, có thể nói rằng tín dụng không phải là thiết yếu cũng không phảilà thích đáng để thúc đẩy phát triển nông thôn nhưng hệ thống tài chính có thểhoạt động như một sức mạnh Hệ thống tài chính có ảnh hưởng đến phần vốn chomục đích phát triển trong ba mặt chính Đầu tiên, các tổ chức tài chính có thể ủnghộ các quy định hiệu quả về tài sản hữu hình bằng cách thực hiện những thay đổitrong chính ngân hàng và điều chỉnh thông qua các trung gian nắm giữ tài sản đadạng Thứ hai, các tổ chức tài chính có thể thực hiện các quy định trong lĩnh vựcđầu tư mới có hiệu quả bằng cách làm trung gian giữa người tiết kiệm và nhữngngười phụ trách đầu tư Ba là, các ngân hàng có thể kích hoạt sự tăng trưởng tỷ lệtích lũy vốn bằng cách ra các khuyến khích nhằm tăng cường tiết kiệm, đầu tư vàkinh doanh.

2.1.4Các lý thuyết về thị trường tài chính nông thôn

2.1.4.1Phương pháp tiếp cận thị trường vốn cổ điển ở các nước đang phát triển

Những giả định cho các chính sách cổ điển

Các chính sách tài chính nông thôn cổ điển dựa trên các giả định sau:Những hộ nghèo bị giới hạn về khả năng tiết kiệm.

Khi thiếu nguồn cấp tín dụng, nông dân phải trả lãi suất cao hơn bìnhthường cho những người cho vay phi chính thức Điều nay dẫn đến việc ngườicho vay tiền độc quyền bóc lột và dần dần làm cho người nông dân bần cùng.

Việc thừa nhận các khoản vay của các tổ chức tài chính được xem là mộtsự trợ giúp để chống lại những thế lực xấu xa.

Trang 25

Lãi suất là nhân tố quyết định trong việc đi vay và nó góp phần tạo ra chiphí đi vay Thông thường nhu cầu vay vốn của nông dân được coi là có lãi suấtco giãn.

Các tổ chức tài chính chính thức có những nguồn quỹ có hạn mức và trựctiếp để thực hiện các mục tiêu hoạt động và các nhóm khách hàng bằng cáchgiám sát cho vay chặt chẽ, tài trợ các khoản vay và bằng những công cụ khác.

Vì tín dụng tiêu dùng hầu như không có nên những nhà cho vay chínhthức không cung cấp những khoản vay ngoài sản xuất.

Những ảnh hưởng bất lợi của các chính sách chỉ số giá và tỷ lệ hối đoái cóthể được bù đắp bởi lãi suất tài trợ.

Phương pháp tiếp cận cổ điển

Tại các nước đang phát triển, thị trường không hoàn hảo hạn chế vai trò cảucác trung gian tài chính trong thị trường vốn, theo trường phái này tiết kiệm nằmbên cung của nguồn vốn Phương pháp tiếp cận cổ điển cho rằng thu nhập thấpgiới hạn tiềm năng tiết kiệm ở các nước đang phát triển Vì thế vai trò của chínhphủ trong tăng tiết kiệm, tạo tín dụng và cấp vốn cho những nơi được ưu tiên trởnên rất quan trọng.

Về mặt nhu cầu, tín dụng được coi là đầu vào quan trọng trong sản xuất vàviệc không có sẵn vốn là nguyên nhân của sự trì trệ, chậm tăng trưởng và làmgiới hạn cơ hội đầu tư Giả định rằng tăng trưởng phụ thuộc vào sự tích lũy vốnvà vốn được đưa vào thị trường tín dụng sẽ thúc đẩy và trang bị cho nền kinh tếtăng trưởng nhanh chóng Biểu hiện sinh lợi của nền nông nghiệp ở những nướcđang phát triển nói riêng phụ thuộc vào khả năng sản xuất, sản lượng, mức thunhập,…sẽ bị chậm lại vì thiếu cung tín dụng Hơn nữa, lãi suất thị trường lại quácao so với những hộ vay nhỏ, điều này buộc họ phải tìm nguồn vốn thiết yếu chođầu tư tăng năng suất Lãi suất cao trên thị trường bị coi là bốc lột vì nó tạo rakhe hở cho những người cho vay độc quyền kiếm lời

Vai trò của khuyến khích giá trong việc tạo ra nguồn tiết kiệm đã bị xóabỏ, phương pháp tiếp cận cổ điển lại đặt nặng việc khuyến khích giá đầu vào Tíndụng được xem là một trong những chi phí đầu vào của sản xuất, giảm lãi suất sẽlàm giảm những chi phí đầu vào này và tạo nên sự khuyến khích cần thiết cho sựhình thành vốn sản xuất Điều này sẽ làm tăng tốc độ học hỏi của người dân

Trang 26

trong cải thiện kỹ thuật và động viên sản xuất Trong trường hợp này, trườngphái cổ điển ủng hộ cho các chính sách tín dụng lãi suất thấp đã được ban hànhnhư trần lãi suất, luật chống cho vay nặng lãi, lãi suất trợ cấp Kết quả không cânđối giữa số lượng cung và cầu tài mức lãi suất lãi suất không cân bằng được biểuhiện thông qua số lượng tín dụng và hạn mức tín dụng Vai trò của các chươngtrình tín dụng của chính phủ trở nên rất quan trọng trong việc can thiệp vào lậpngân quỹ cho từng vùng cụ thể, đặc biệt là nông nghiệp, và từng nhà sản xuất cụthể, đặc biệt là các công ty nhỏ- những thành phần dễ bị ảnh hưởng nhất của thịtrường chưa hoàn hảo

2.1.4.2Phương pháp tiếp cận kìm hãm tài chính

Trường phái kiềm hãm tài chính chống lại những lập luận của trường pháicổ điển Trong khi cả hai trường phái đều hiểu là thị trường tín dụng bị phânkhúc và kém hoàn hảo thì trường phái kìm hãm tài chính cho rằng hậu quả củacác chính sách của chính phủ đã kìm hãm thị trường tài chính phát triển theohướng của nó Họ xuyên tạc rằng Chính phủ đã can thiệp quá sâu vào giá cả trênthị trường tự do như là một đặc trưng của các thị trường tài chính ở các nướcđang phát triển Lãi suất thấp phổ biến trong cho vay chính thức đã phá hỏngcung cầu hệ thống tài chính và bóp méo nhu cầu về các khoản vay, bằng cách đó,tín dụng hướng vào những khách hàng vay lớn, vào những người có quyền lựcchính trị và vào những người cớ sự bảo trợ

Lý thuyết kìm hãm tài chính tập trung vào cả hai mặt: lượng tiền tiết kiệmvà lượng tiền cho vay trong thị trường tài chính Về mặt cung, lý thuyết này căncứ vào sự xác nhận là các cá nhân sẽ chú trọng đến lợi nhuận khi họ gửi tiềntrong điều kiện có rủi ro khi gửi tiền Lợi nhuận là lãi suất của khoản tiết kiệm vàrủi ro gửi tiền là tỷ lệ lạm phát Do đó, phương pháp tiếp cận "sự co giãn lãi suất"cho rằng lãi suất thực cao và sự cố định giá cả là điều kiện cho việc rút tiền tiếtkiệm, ngược lại lãi suất tín dụng thấp kìm hãm sự phát triển của các tổ chức tàichníh chính thức Vì có trần lãi suất mà các ngân hàng không thể tăng nguồn huyđộng tiết kiệm, họ phụ thuộc phần lớn vào khung cấp tín dụng của ngân hàngtrung ương Kết quả là, những ngân hàng này trở thành kênh duy nhất của chínhphủ mà không thể huy động được những nguồn tiết kiệm nông thôn.

Trang 27

Thông qua các cơ hội đầu tư có sẵn trong nền nông nghiệp cổ điển, nhữngnguồn tiết kiệm luôn được cầu về đầu tư sử dụng với lợi nhuận cao vượt xa mứclãi suất thực Kỹ thuật hiện đại được nhận định là không thể chia sẽ hết được.Người nông dân với một lượng nhỏ quỹ đầu tư có thể mua kỹ thuật lạc hậu sẽnhận phần lợi nhuận thấp Ngược lại, nếu có đủ số vốn người ta sẽ tiếp cận vớikỹ thuật hiện đại (ví dụ như máy kéo), do đó, lợi nhuận cao sẽ làm cho mức tiếtkiệm tích lũy vượt xa ngưỡng thấp nhất ban đầu Vì vậy mà lãi suất cao sẽkhuyến khích người gửi tiền mà không kìm hãm đầu tư.

Trong bất kì trường hợp nào, mức lãi suất thấp và không cân bằng sẽ gây ranhững ảnh hưởng nghiêm trọng trong chỉ định nguồn cung ứng Gonzalé – Vega,Adams và những người khác cho rằng chính sách lãi suất thấp dẫn đến nhu cầuvề các khoản vay, tạo nên áp lực về đầu cơ và buộc phải đưa ra các cơ chế khôngđịnh giá Điều này làm các ngân hàng cung cấp tín dụng rẽ nhưng lại không rẽchút nào khi xem xét tất cả các chi phí khác Mặc dù lãi suất danh nghĩa có thểthấp nhưng chi phí tiền mặt và chi phí cơ hội của người vay trong suốt thời gianthực hiện thủ tục vay vốn sẽ là rất cao Tín dụng lãi suất thấp cũng dẫn đến tìnhtrạng những khách hàng lớn nhận được các khoản vay lớn và khách hàng nhỏnhận được số lượng hạn chế một cách chậm chạp, do đó, sẽ có những nhóm đầucơ các nguồn tài trợ này Tác giả Vega nhận định với mức lãi suất bắt buộc, cáctổ chức tài chính tái phân phối lại danh mục tín dụng cho những hộ lớn quen biếthơn là lập quan hệ với những hộ vay nhỏ và các khách hàng có rủi ro cao hơn.Tín dụng lãi suất thấp cũng mở cánh cửa mới cho những kẻ tìm kiếm khe hở độcquyền Lãi suất ngân hàng thấp hơn lãi suất thị trường đã loại trừ chính phủ rakhỏi thị trường, điều này không chỉ dẫn đến thị trường hoạt động kém hiệu quảvà bị xuyên tạc mà còn cản trở việc vay vốn của người nghèo và tăng cơ hội chotham nhũng và quan liêu

Các cách giải quyết chính sách theo lý thuyết kìm hãm tài chính là giảiphóng tự do cho tài chính và hạn chế sự can thiệp của Chính phủ vào mọi mặttrên thị trường tài chính Điều này cũng bao gồm việc hạn chế mọi hình thứcquản lý giá như trần lãi suất, hạn ngạch tín dụng, ngân quỹ cho vay và bù lỗ.

Trang 28

2.1.4.3 Phương pháp tiếp cận nền kinh tế có tổ chức mới

Nguồn vốn cho vay thị trường tài chính nông thôn phải được hình thànhchủ yếu từ nguồn tiết kiệm Do đó, tích cực huy động tiết kiệm để tạo nguồn chovay rất quan trọng, hơn nữa chính sách tạo ra những cơ hội tiết kiệm tốt giúp đỡngười nghèo hiệu quả hơn chính sách lãi suất thấp Vốn tiết kiệm giúp người dânnghèo thoát khỏi vùng luẩn quẩn của sự nghèo đói: thu nhập thấp - không dưthừa cho tiết kiệm - không đầu tư – năng suất thấp Ngoài ra, huy động tốt cónghĩa nguồn vốn trong xã hội được sử dụng hiệu quả hơn, đảm bảo tính pháttriển bền vững của các tổ chức tài chính vì giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn bênngoài và đáp ứng được nhu cầu tín dụng của khách hàng, thu nhập thông tin vềkhách hàng tốt hơn, đánh giá tốt hơn về khả năng tín dụng của khách hàng đồngthời giảm chi phí, khả năng đổ vỡ tín dụng thấp hơn.

Trường phái kinh tế có tổ chức mới chỉ ra rằng: thị trường tài chính nôngthôn thường bị phân đoạn và hoạt động không hoàn hảo Sự cố gắng của chínhphủ trong mở rộng mạng lưới của tổ chức tài chính, tín dụng nông thôn trongnhiều trường hợp vẫn không thể bao phủ và đáp ứng hết nhu cầu dịch vụ tàichính, tín dụng đa dạng của dân chúng ở nông thôn Họ còn cho rằng hạn chế tíndụng tồn tại ngay cả thị trường cạnh tranh tự do, chỉ riêng cơ chế lãi suất đãkhông đủ khả năng cân bằng giữa cung và cầu tín dụng

Do thiếu các định chế tài chính chính thức ở thị trường tài chính nông thônmà những người vay món nhỏ đặc biệt là những người nghèo thường không gianhập được thị trường tài chính chính thức Hai hướng giải quyết là: tổ chức lạicác định chế tài chính truyền thống và xây dựng lại các định chế tài chính mới đểcác định chế này hoạt động năng động hơn, gần khách hàng hơn nhằm giảm chiphí giao dịch, tăng hiệu quả họat động, thực hiện mối liên kết giữa thị trường tàichính chính thức và phi chính thức, các tổ chức tín dụng chính thức sẽ sử dụngcác tổ chức tín dụng không chính thức như là các kênh dẫn vốn của mình.Trường hợp nhiều nước như Đài Loan, Nam Triều Tiên, Indonesia… các chínhsách vận dụng các lý thuyết mới này giúp hệ thống tài chính nông thôn phát triểnvững mạnh và hoạt động có hiệu quả, đóng góp nhiều vào sự nghiệp phát triểnkinh tế nông nghiệp và nông thôn, cũng như cung ứng tốt các dịch vụ tiết kiệmtín dụng cho ác nông dân nhỏ, người nghèo.

Trang 29

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Kế Sách là một huyện có nhiều tiềm năng kinh tế của tỉnh Sóc Trăng vớidân số trung bình năm 2006 là 170.676 người, trong đó đa số là nông dân nghèochiếm tỷ lệ khoảng 30,02%, hộ trung bình chiếm khoảng 55,54% và hộ khá giàuchiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 12,85% (theo số liệu điều tra mức sống hộ gia đìnhnăm 2001) nên việc tiếp cận vốn vay còn hạn chế, do đó Kế Sách được chọn đểđiều tra để tìm hiểu về cách thức tiếp cận tín dụng chính thức cũng như hiệu quảsử dụng vốn vay của nông hộ.

2.2.2 Phương pháp chọn mẫu

Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp được thu thập từ mẫu điều tra nông hộ ở 2 xãThới An Hội và An Lạc Tây của huyện Kế Sách Số liệu được thu thập theophương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân cụm để đảm bảo ý nghĩa thống kê củamẫu điều tra.

Cỡ mẫu được xác định dựa theo công thức sau:n = p(1-p)(z/E)2

Trong đó: n: cỡ mẫup: tỉ lệ mẫu

z: giá trị phân phối chuẩn tương ứng với độ tin cậyE: ước lượng tỉ lệ tổng thể

Ta chọn p=0,8 vì khi đó p(1-p) là 0,16 Độ tin cậy 90% (z=1,645) và tỉ lệtổng thể ước lượng là 0,1 Cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 44 quan sát.

Tuy nhiên, với kinh phí và thời gian cho phép bộ số liệu dùng trong bài baogồm 50 quan sát Nó đủ lớn để đảm bảo phân phối chuẩn và có thể đại diện chotổng thể Theo như tính toán tỉ trọng hộ của 2 xã An Lạc Tây và Thới An Hội lầnlượt là 40% và 60% Vì vậy số mẫu được phỏng vấn phù hợp là 20 mẫu ở An LạcTây và 30 mẫu ở Thới An Hội

Trang 30

Bảng 2: SỐ XÃ ĐƯỢC CHỌN PHỎNG VẤN VÀ SỐ MẪU TƯƠNG ỨNG

Tỉ lệ đấtnông nghiệp

Tổng số hộ(hộ)

Nguồn: Theo kết quả báo cáo của ủy ban nhân dân huyện Kế Sách năm 2007

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu chính dùng trong bài viết này là số liệu sơ cấp được điều tra từviệc phỏng vấn 50 hộ nông dân ở huyện huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng tháng 4năm 2008

- Ngoài ra bài viết còn sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo, tạpchí, niên giám thống kê của tỉnh Sóc Trăng năm 2006,….

2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu

Đối với mục tiêu (1): Đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và

thực trạng sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng được

thực hiện thông qua công cụ thống kê mô tả nhằm mô tả và trình bày khái quát

về thị trường tín dụng nông thôn ở huyện Kế Sách-tỉnh Sóc Trăng cũng như khảnăng tiếp cận vốn vay của nông hộ, tình hình sử dụng vốn và tình hình thu nhậpcủa nông hộ Bên cạnh đó bài viết còn sử dụng bảng và hình để mô tả lại kết quảthống kê.

Đối với mục tiêu (2): Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín

dụng chính thức và lượng vốn vay của nông hộ Đối với mục tiêu này bài viết sử

dụng phương pháp phân tích hồi quy bằng mô hình kinh tế lượng thông qua mô

hình Probit và Tobit:

Mô hình Probit được sử dụng nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến

việc nông hộ vay được hay không Ta có mô hình Probit tổng quát sau:

Trong đó: yi* chưa biết Nó thường được gọi là biến ẩn Chúng ta xem xétbiến giả yi được khai báo như sau:

Trang 31

Yi: biến phụ thuộc đây là một biến giả Nó có giá trị là 1 nếu nông hộ cóvay vốn ngân hàng, là 0 nếu nông hộ không có vay vốn từ nguồn tín dụng chínhthức.

Xij là các biến độc lập đây là các yếu tố ảnh hưởng đến việc nông hộ.cóvay được vốn hay không như: địa vị xã hội của chủ hộ, có quen biết với nhânviên ngân hàng của chủ hộ, diện tích đất có bằng đỏ, thu nhập và chi tiêu củanông hộ,…

Mô hình Tobit ước lượng xác suất xảy ra của biến phụ thuộc như làhàm số của các biến độc lập Mô hình Tobit nghiên cứu mối quan hệ tương quangiữa mức độ (số lượng) biến động của biến phụ thuộc với các biến độc lập Trongbài mô hình Tobit được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốnvay của nông hộ.

Mô hình Tobit có dạng như sau:Yi = y* = a1+ a2 Xi + ui nếu y* >0

0 nếu không thuộc trường hợp trênTrong đó:

Yi là biến phụ thuộc là lượng vốn vay mà nông hộ nhận được từ nguồn tíndụng chính thức.

Xi là vector của các biến giải thích bao gồm: tổng diện tích đất có bằng đỏ,tổng chi cho sản xuất kinh doanh, tổng chi cho sinh hoạt, thu nhập trướckhi vay, địa vị xã hội của chủ hộ, có tham gia các tổ chức kinh tế-xã hộicủa chủ hộ, có quen biết với nhân viên ngân hàng của chủ hộ, giá trị củađất và nhà cửa.

i là nguồn tín dụng chính thức

Đối với mục tiêu (3): Phân tích đóng góp của vốn vay đối với thu nhập

của hộ gia đình được thực hiện thông qua việc xác định sự chênh lệch giữa khoảnthu nhập của nông hộ sau khi sử dụng vốn vay so với trước khi vay được vốn Ở

đây bài viết sử dụng kiểm định sự khác biệt về trung bình tổng thể

Đối với mục tiêu (4): Dựa vào kết quả phân tích thống kê và chạy mô

hình kinh tế lượng từ kết quả phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, tham khảo các

Trang 32

chính sách liên quan từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp nông hộ tiếp cậnvà sử dụng vốn vay hiệu quả hơn góp phần làm tăng thu nhập của nông hộ cũngnhư góp phần phát triển kinh tế huyện.

Trang 33

Sóc Trăng giáp tỉnh Cần Thơ ở phía Bắc và Tây Bắc, giáp Bạc Liêu ở phíaTây Nam, giáp Trà Vinh ở phía Đông Bắc và giáp biển Đông ở phía Nam SócTrăng nằm trên tuyến Quốc lộ 1 nối liền các tỉnh Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau.Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Tiền Giang Vùng cung cấp50% sản lượng thóc của cả nước, nơi có sản phẩm xuất khẩu dồi dào và đa dạng,đặc biệt là gạo và hàng thủy sản, nông sản thực phẩm chế biến Đây là vùng cónhiều tiềm năng kinh tế để phát triển sản xuất, đồng thời cũng là nơi tiêu thụhàng hóa và cung cấp dịch vụ lớn cho cả nước.

Trong những năm qua, vận dụng đường lối đổi mới của Đảng; nhân dântỉnh Sóc Trăng với tinh thần vượt khó vươn lên, năng động; sáng tạo, kinh tế Sóc

Trang 34

Trăng có bước phát triển khá, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển nuôi trồng vàchế biến thủy, hải sản xuất khẩu và đây lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh hiện nay vàtrong thời gian tới Hiện nay toàn tỉnh có 6 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩunăm 2002 đạt trên 230 triệu USD thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư và đangtừng bước được mở rộng cả về kết cấu hạ tầng lẫn công nghệ; bộ mặt đô thị vànông thôn của tỉnh từng bước được thay đổi.

3.1.1.2 Đặc điểm - địa hình

Điều kiện tự nhiên hình thành 3 vùng sinh thái ngọt, lợ, mặn, đất đai màumỡ, ruộng đồng phì nhiêu, địa chất phù hợp, khí hậu ôn hoà; có nền sản xuất chủyếu là nông nghiệp, ngư nghiệp và chế biến hàng nông, hải sản xuất khẩu; có nềnvăn hoá đặc thù với nếp sinh hoạt của 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa từ bao đờinay vẫn sống hoà thuận và hội nhập đã tạo nên bản sắc độc đáo qua các lễ hội;giao thông thủy, bộ đều thuận lợi nhờ địa tỉnh nằm trên trục quốc lộ 1A và quốclộ 60 nối các tỉnh phía Nam và phía Bắc trong đó có cả thành phố Hồ Chí Minh;bên cạnh đó thông qua sông Hậu có thể tới các tỉnh ĐBSCL và các nướcCamphuchia, Lào; Bờ biển dài là một lợi thế so sánh của Sóc Trăng so với cáctỉnh ĐBSCL các cảng Trần đề, và sắp tới là cảng biển nước sâu sẽ rất thuận lợicho việc giao thương từ Sóc Trăng đến mọi miền của đất nước và quốc tế, Những nhân tố “thiên thời, địa lợi” đó đã và đang được chính quyền và nhân dânđịa phương thực hiện để phát triển kinh tế, nhằm đẩy mạnh công cuộc côngnghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà.

Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 3 cửa sông lớn Định An, Trần Đề và MỹThanh hình thành lưu vực rộng lớn thuận lợi cho giao thông, nuôi trồng thủy hảisản, làm muối Đặc biệt, Sóc Trăng còn có dải cù lao thuộc huyện Kế Sách vàLong Phú chạy dài ra tận cửa biển với nhiều cây trái nhiệt đới, không khí tronglành như cồn Mỹ Phước, Cù lao Dung là địa điểm lý tưởng để phát triển loại hìnhdu lịch sinh thái.

Hệ thống kinh rạch của tỉnh chịu ảnh hường của chế độ thủy triều ngày lênxuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 mét đến 1 mét Thủy triềuvùng biển không những gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư dânđịa phương, mà còn mang lại nhiều điều kỳ thú cho du khách khi đến tham quan,

Trang 35

3.1.1.3Khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Sóc Trăng chia làm 2 mùa rõrệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 270C, độ ẩm trung bình là 83% Nhờ vàođịa thế đặc biệt, nơi dòng sông Hậu đổ ra biển Đông Nam Bộ, vùng có nhiều trữlượng tôm cá, Sóc Trăng có đủ điều kiện thuận lợi để cũng như phát triển kinh tếbiển tổng hợp.

3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên3.1.2.1 Tài nguyên đất

Đất đai của Sóc Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển câylúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đậu nành, bắp, các loại rau màunhư: hành, tỏi và các loại cây ăn trái như: nhãn, xoài, sầu riêng Hiện đất sửdụng cho nông nghiệp chiếm 77,28%, đất lâm nghiệp 4,36%, đất chuyên dùng vàcác loại đất khác 18,36% Trong tổng số 249.088 ha đất nông nghiệp có 188.067ha sử dụng cho canh tác lúa, 20.815 ha dùng trồng màu và cây công nghiệp ngắnngày, 40.206 ha dùng trồng cây lâu năm và cây ăn trái.

Với cấu tạo địa chất trẻ hình thành trong quá trình lấn biển của châu thổsông Cửu Long, tính chất địa hình nơi đây thể hiện rõ nét bằng những giồng cáthình cánh cung đồng phương với bờ biển từ Sóc Trăng đến Vĩnh Châu.

Toàn tỉnh Sóc Trăng có 40 đơn vị đất tập trung vào 3 nhóm chính:

Nhóm đất phù sa: 184.184 ha, chiếm 37% Đây là vùng đất có địa hìnhtrung bình và cao, gần nguồn nước ngọt, điều kiện thoát nước dễ dàng.

Nhóm đất phèn: 47.892 ha, trong đó đất phèn mặn chiếm 78,16%.

Nhóm đất giồng: 9.914 ha, chiếm 4%, tập trung ở 2 huyện Vĩnh Châu, MỹXuyên và thị xã Sóc Trăng.

Mặc dù còn một số hạn chế về điều kiện tự nhiên như thiếu nước ngọt và bịxâm nhập mặn trong mùa khô, một số khu vực bị nhiễm phèn, nhưng việc sửdụng đất ở Sóc Trăng lại có nhiều thuận lợi cơ bản để phát triển nông, ngưnghiệp đa dạng và trên cơ sở đó hình thành những khu du lịch sinh thái phongphú Ngoài ra, Sóc Trăng còn có nguồn tài nguyên rừng với diện tích 16.015 havới các loại cây chính: tràm, bần, giá, vẹt, dừa nước phân bố ở 2 huyện Vĩnh

Trang 36

Châu và Long Phú Rừng của Sóc Trăng thuộc hệ rừng ngập mặn ven biển vàrừng tràm ở khu vực đất nhiễm phèn.

3.1.2.2Tài nguyên khoáng sản

Trong những năm gần đây kết quả thăm dò bước đầu cho thấy Sóc Trăngcó triển vọng về khai thác dầu và khí đốt tại vùng thềm lục địa ngoài khơi gầnSóc Trăng.

3.1.3 Vị trí địa lý kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Kế Sách

Kế sách là một huyện vùng sâu cách thị xã Sóc Trăng khoảng 21 Km vềphía Tây Nam, giao thông đi lại tương đối khó khăn nhất là vào mùa mưa KếSách với diện tích tự nhiên 34.161 ha, trong đó đất nông nghiệp là 26.250 ha,diện tích lúa 2 vụ là 16.792 ha, diện tích cây màu 459 ha, diện tích cây ăn trái6.125 ha, diện tích vườn tạp 4.026 ha (theo niên giám thống kê của tỉnh SócTrăng năm 2006) Việc sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc vào điều kiện tựnhiên do hệ thống thuỷ lợi ngày càng được cải thiện.

Hiện nay, huyện Kế Sách có tổng dân số là 158.745 người với 33.282 hộ.Dân cư trên địa bàn huyện bao gồm 3 dân tộc: Kinh, Hoa và Khmer, trong đó26.764 hộ là sản xuất nông nghiệp chiếm 80% dân số toàn huyện, còn lại là sảnxuất kinh doanh và sản xuất ngành nghề khác Kế Sách có 1 thị trấn và 12 xã, 85ấp Trình độ dân trí còn thấp, cuộc sống còn mang nặng tập quán cũ, đặc biệt làđồng bào dân tộc Khmer Trong đó hộ nghèo chiếm khoảng 30%, hộ trung bìnhchiếm khoảng 56% và hộ khá giàu chiếm khoảng 14% (theo số liệu điều tra mứcsống hộ gia đình năm 2001).

3.2 TỔNG QUAN VỀ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG CHÍNH THỨC Ở ĐBSCL VÀ HUYỆN KẾ SÁCH

Trước năm 1988, tổ chức tài chính chính thức thì vượt trội bởi sự độcquyền của ngân hàng Nhà Nước Việt Nam Vào năm 1990, sự độc quyền củangân hàng nhà nước được định hướng để tách ra hệ thống ngân hàng hai cấp baogồm chức năng nhà nước như một ngân hàng trung ương truyền thống, và nhữngngân hàng thương mại chuyên về cung cấp những dịch vụ ngân hàng Từ đó,ngân hàng trung ương đã chịu trách nhiệm về chính sách lưu thông tiền tệ và tư

Trang 37

khu vực Nhà nước như trước đây Hơn nữa, hệ thống ngân hàng mới đã đượcthiết lập cho khu vực tư nhân Hiện nay, hệ thống tài chính chính thức ở ViệtNam gồm có những ngân hàng thương mại, những tổ chức tài chính phi ngânhàng và các chương trình tín dụng khác của chính phủ và các tổ chức phi chínhphủ (NGOs).

Hiện tại ở nông thôn Việt Nam có bốn tổ chức tài chính chính đang hoạtđộng ở những vùng nông thôn Việt nam cũng như ĐBSCL Đó là ngân hàngnông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, ngân hàng chính sách xã hội ViệtNam (trước đây là ngân hàng Việt Nam cho người nghèo), các ngân hàng cổphần nông thôn, các Quỹ tín dụng nhân dân và một số ngân hàng khác Ngoài ra,còn có nhiều chương trình đặc biệt của chính phủ và các tổ chức phi chính phủkhác cũng cung cấp tín dụng cho những hộ gia đình nông thôn.

Các tổ chức tín dụng chính thức ở huyện Kế Sách gồm có ngân hàng nôngnghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Kế Sách, phòng giao dịchngân hàng chính sách xã hội.

3.2.1 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (VBARD)

Được thành lập vào năm 1988 từ ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, hiệnnay VBARD được xem như một bộ phận của ngân hàng nhà nước Việt Nam vớinhiệm vụ chính là tài trợ vốn cho các doanh nghiệp và nông hộ ở khu vực nôngthôn Với một mạng lưới rộng khắp cả nước với số lượng lớn các chi nhánh nằmrải rác ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng, ngân hàng đã trở thành mộttrong những tổ chức tài chính chính thức lớn nhất ở Việt Nam Nó có khoảng1300 chi nhánh ở khắp ba miền, 61 chi nhánh tỉnh, 527 chi nhánh huyện, và hơn600 chi nhánh xã, và khoảng 75 phòng giao dịch (VBARD, 2002) Đến cuối năm2006, ngân hàng nông nghiệp đã đầu tư cho hơn 9 triệu hộ với số vốn xấp xỉ 105nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 57% tổng dư nợ của ngân hàng (theo báo cáo củaVBARD năm 2006).

Ở ĐBSCL, VBARD cũng có một mạng lưới rộng ở khắp các huyện củacác tỉnh ĐBSCL Vì vậy VBARD có một vai trò quan trọng trong việc cung cấptín dụng cho người nghèo và gia đình nông thôn ở ĐBSCL để cải thiện mứcsống cũng như góp phần xoá đói giảm nghèo Năm 2004, có khoảng 56,22% số

Trang 38

lượng người đi vay nhận khoản tiền vay từ ngân hàng Ngoài ra, VBARD có thểđược xem như nhà cung cấp tín dụng chính cho các chương trình xóa đói giảmnghèo.

Hiện nay, chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng có 10 chi nhánh Ngânhàng cơ sở trực thuộc: 7 chi nhánh tại trung tâm huyện thị, 3 chi nhánh tại vùngkinh tế có đông dân cư

Ở huyện Kế Sách có một chi nhánh NHNo & PTNT Trước đây, chi nhánhNHNo & PTNT huyện Kế Sách là chi nhánh ngân hàng nông nghiệp trực thuộctỉnh Hậu Giang với tên ban đầu là ngân hàng Nông Nghiệp huyện Kế Sách, saukhi tách tỉnh Hậu Giang năm 1992 thành 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng thì ngânhàng Nông nghiệp huyện Kế Sách chính thức trực thuộc ngân hàng Nông nghiệptỉnh Sóc Trăng và đổi tên thành NHNo & PTNT huyện Kế Sách Hoạt động chínhlà huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế, tập trung mở rộngcho vay trong lĩnh vực nông nghiệp trên toàn địa bàn trong huyện Khách hàngchủ yếu là các hộ sản xuất nông nghiệp, đây là đối tượng có nhu cầu vốn khônglớn những thường xuyên và vô hạn Thị phần của NHNo & PTNT huyện Kế Sáchchiếm khoảng 59 % theo kết quả điều tra

3.2.2 Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (VBSP)

VBSP được thiết lập vào 1995 như một cộng sự của VBARD Tên ban đầucủa nó là Ngân hàng Việt Nam cho người nghèo (VBP) Mục tiêu chính của ngânhàng này là góp phần vào công tác xóa đói nghèo nàn ở Việt Nam Để đạt mụctiêu đó, ngân hàng chủ yếu cung cấp tín dụng và những khoản tiền vay với lãisuất thấp cho nông dân nghèo, những người không đủ điều kiện cho những khoảnvay thương mại vì thiếu tài sản thế chấp.

Việc xác định những hộ gia đình nghèo thì vô cùng khó cho nhân viên ngânhàng Bởi vậy, việc tiếp xúc với những chính quyền địa phương đặc biệt cần thiếtđể ngân hàng có thể biết chính xác những hộ thực sự nghèo để cho vay Các ủyban nhân dân địa phương thường giúp đỡ VBP trong việc xác định những hộnghèo Ngoài ra, ngân hàng còn được giúp đỡ bởi những tổ chức như hội Phụ nữvà Hiệp hội nông dân để quản lý tiền vay Để được vay vốn từ VBP, nhữngngười đi vay được yêu cầu gom lại thành những nhóm vay nợ Những tổ chức

Trang 39

đình nghèo (theo Putzeys, 2002) Vào năm 2003, VBP đã được đổi tên thànhngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (VBSP) và còn được quản lý bởiVBARD Ở ĐBSCL, VBSP cung cấp tín dụng cho khoảng 8% trong tổng sốlượng những người đi vay (VLSS, 2004) Hầu hết khách hàng của VBSP lànhững hộ gia đình nghèo mà có hay không có bằng khoán đỏ quyền sử dụng đất

Ở huyện Kế Sách hiện nay có một phòng giao dịch VBSB được thành lậptheo QĐ 566/QĐ-HĐQT ngày 10 tháng 5 năm 2003 Đối tượng cho vay củaVBSP là cho vay theo diện ưu đãi cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sáchkhác Thị phần của nó chiếm khoảng 41 % theo kết quả điều tra

3.2.3 Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn (RSBs)

Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn được thành lập sớm nhưVBARD Cho đến 2004, ước tính rằng có khoảng 60 RSBs Trong số đó có 25RSBs nằm trong những vùng nông thôn, đặc biệt ở phía Nam của Việt nam(ADB, 2005) Mỗi ngân hàng thông thường gồm có năm mươi tới sáu mươi cổđông nào đó Bình thường, những cổ đông này được yêu cầu là những ngườisống trong những vùng nông thôn hay có một mối quan hệ gia đình gần gũi vớinhững vùng này Thông thường một vài cổ đông nắm giữ một tỉ lệ lớn cổ phầnngân hàng Đây thường là những người giàu (theo Trần Thơ Đạt, 1998).

Những hộ gia đình nông thôn dễ dàng vay tiền từ RSBs bởi vì thủ tục đơngiản và không phải thế chấp tài sản Vì vậy RSBs trả cho một cổ phiếu một cáchtương đối lớn từ những tiền vay Tuy nhiên, vì mạng lưới và khả năng tài chínhhạn chế, cổ phiếu của RSBs trong thị trường tín dụng nông thôn thì vẫn tươngđối không đáng kể so với VBARD Bởi 2002, 5% trong số những hộ gia đìnhnông thôn hay khoảng mười nghìn người đi vay là khách hàng vay từ RSBs(Putzeys, 2002)

3.2.4 Quỹ tín dụng nhân dân (PCFs)

Quỹ tín dụng nhân dân là một phần của thị trường tín dụng nông thôn Sausự sụp đổ của những hợp tác xã tín dụng nông thôn trong cuối những năm 1980,hệ thống này được tổ chức lại bởi ngân hàng Nhà nước Việt Nam Sau này, nóđược phát triển vào trong một mạng lưới của Quỹ tín dụng nhân dân (Trần ThơĐạt, 1998) Sự hoạt động của thể chế này được tổ chức hợp lý và được đơn giảnhóa để đáp ứng nhu cầu của những hộ gia đình nông thôn PCFs thường được bố

Trang 40

trí ở những nơi gần gũi với khách hàng và có thủ tục tiền vay một cách tương đốinhanh Bởi vậy, nó có thể được xem như là một đối thủ cạnh tranh của những tổchức tài chính khác trong thị trường nông thôn Bởi từ năm 2000, hệ thống củaPCFs có khoảng 1.000 quỹ ở khắp những nơi công cộng, khu vực và trung tâmvới hơn 630.000 thành viên (Putzeys, 2002) Sự phát triển của loại tín dụng này ởĐBSCL của Việt Nam được dựa vào mối quan hệ gần gũi giữa những thành viêntrong quỹ

3.2.5 Những ngân hàng thương mại khác và những chương trình đặc biệt

Những ngân hàng thương mại khác ở Việt Nam gồm có Ngân hàng Côngthương Việt nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, và Ngân hàng XuấtNhập khẩu Nó hoạt động như một phần của những tổ chức tài chính trong vùngnông thôn Mới đây, những Ngân hàng khác đã được thành lập dưới sự cho phépcủa Chính phủ Việt Nam như Ngân hàng thương mại Á Châu, Ngân hàng pháttriển Nhà, Ngân hàng Phương Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần PhươngĐông, Mặc dù những ngân hàng này thường được đặt ở những khu đô thịnhưng do mạng lưới hoạt động đa dạng nên vùng nông thôn vẫn được coi là mộtthị trường tiềm năng để cung cấp tín dụng Chính vì vậy, những ngân hàng nàycó một vai trò quan trọng trong việc cung cấp tín dụng để bù đắp lại sự thiếu hụtvốn của những hộ gia đình ở nông thôn Ở ĐBSCL, những ngân hàng thươngmại hầu như có mặt ở khắp các tỉnh và vì vậy những hộ gia đình có một cơ hộitốt để nhận được trợ giúp từ các chương trình xóa đói giảm nghèo Những ngânhàng này đã cung cấp một phần nhỏ lượng tín dụng nông thôn cho những hộ giađình Con số này khoảng 6,72% lượng cung cấp tín dụng được đưa ra bởi ngânhàng VBSP

Những chương trình tín dụng được hỗ trợ bởi chính phủ và các tổ chức phichính phủ đã được coi là yếu tố cần thiết trong việc phát triển kinh tế - xã hộiViệt Nam Tất cả các chương trình tín dụng được xem như những phương tiện đểđẩy mạnh những hoạt động như hoạt động xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việclàm và y tế Trong đa số các chương trình, tín dụng được cung cấp với lãi suất ưuđãi tới những nhóm khách hàng mục tiêu Ngoài ra, những chương trình chính

Ngày đăng: 31/10/2012, 17:09

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: TÓM TẮT NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ QUYẾT ĐỊNH TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng

Bảng 1.

TÓM TẮT NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ QUYẾT ĐỊNH TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 2: SỐ XÃ ĐƯỢC CHỌN PHỎNG VẤN VÀ SỐ MẪU TƯƠNG ỨNG - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng

Bảng 2.

SỐ XÃ ĐƯỢC CHỌN PHỎNG VẤN VÀ SỐ MẪU TƯƠNG ỨNG Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 3: DIỆN TÍCH ĐẤT TRUNG BÌNH/HỘ - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng

Bảng 3.

DIỆN TÍCH ĐẤT TRUNG BÌNH/HỘ Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 4: MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ TỪ SỐ LIỆU ĐIỀU TRA Chỉ tiêu - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng

Bảng 4.

MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ TỪ SỐ LIỆU ĐIỀU TRA Chỉ tiêu Xem tại trang 45 của tài liệu.
Hình 2: Trình độ học vấn của chủ hộ 3.3.3Cơ cấu hộ tham gia tín dụng - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng

Hình 2.

Trình độ học vấn của chủ hộ 3.3.3Cơ cấu hộ tham gia tín dụng Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 5: THỐNG KÊ TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA CHỦ HỘ Trình độ học vấn của chủ hộSố quan sátTỉ lệ (%) - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng

Bảng 5.

THỐNG KÊ TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA CHỦ HỘ Trình độ học vấn của chủ hộSố quan sátTỉ lệ (%) Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 6: THỐNG KÊ TỈ LỆ HỘ CÓ VAY VỐN NGÂN HÀNG Việc vay vốnSố hộ (hộ)Tỉ lệ (%) - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng

Bảng 6.

THỐNG KÊ TỈ LỆ HỘ CÓ VAY VỐN NGÂN HÀNG Việc vay vốnSố hộ (hộ)Tỉ lệ (%) Xem tại trang 47 của tài liệu.
Hình 3: Tỷ lệ hộ có vay và không vay vốn theo kết quả điều tra - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng

Hình 3.

Tỷ lệ hộ có vay và không vay vốn theo kết quả điều tra Xem tại trang 47 của tài liệu.
3.3.5Tình hình lượng vốn vay, kỳ hạn nợ và lãi suất - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng

3.3.5.

Tình hình lượng vốn vay, kỳ hạn nợ và lãi suất Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 8: TÌNH HÌNH VAY VỐN, KỲ HẠN NỢ VÀ LÃI SUẤT CHO VAY TRUNG BÌNH - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng

Bảng 8.

TÌNH HÌNH VAY VỐN, KỲ HẠN NỢ VÀ LÃI SUẤT CHO VAY TRUNG BÌNH Xem tại trang 50 của tài liệu.
Hình 5: Tình hình xin vay và thực tế sử dụng vốn vay của nông hộ - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng

Hình 5.

Tình hình xin vay và thực tế sử dụng vốn vay của nông hộ Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 10: TÌNH HÌNH TƯ VẤN HỔ TRỢ VÀ TRẢ NỢ NGÂN HÀNG Chỉ tiêu - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng

Bảng 10.

TÌNH HÌNH TƯ VẤN HỔ TRỢ VÀ TRẢ NỢ NGÂN HÀNG Chỉ tiêu Xem tại trang 52 của tài liệu.
Về tình hình trả lãi ngân hàng, đa số số tiền trả lãi đều xuất phát từ hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông hộ là 82%, còn vay mượn khác là 9%, còn từ nguồn  khác là 17% như tiền làm mướn hay làm thêm bên ngoài, tiền tiết kiệm… - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng

t.

ình hình trả lãi ngân hàng, đa số số tiền trả lãi đều xuất phát từ hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông hộ là 82%, còn vay mượn khác là 9%, còn từ nguồn khác là 17% như tiền làm mướn hay làm thêm bên ngoài, tiền tiết kiệm… Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng 15: THU NHẬP TRUNG BÌNH CỦA NÔNG HỘ TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng

Bảng 15.

THU NHẬP TRUNG BÌNH CỦA NÔNG HỘ TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Xem tại trang 55 của tài liệu.
Hình 7: Thu nhập trung bình của nông hộ từ hoạt động sản xuất - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng

Hình 7.

Thu nhập trung bình của nông hộ từ hoạt động sản xuất Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng 17: NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NÔNG HỘ KHI VAY VỐN NGÂN HÀNG - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng

Bảng 17.

NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NÔNG HỘ KHI VAY VỐN NGÂN HÀNG Xem tại trang 57 của tài liệu.
Bảng 19: TỔNG HỢP CÁC BIẾN VỚI DẤU KỲ VỌNG XEM XÉT TRONG MÔ HÌNH HỒI QUY PROBIT - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng

Bảng 19.

TỔNG HỢP CÁC BIẾN VỚI DẤU KỲ VỌNG XEM XÉT TRONG MÔ HÌNH HỒI QUY PROBIT Xem tại trang 61 của tài liệu.
Bảng 20: KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH PROBIT (1) VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng

Bảng 20.

KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH PROBIT (1) VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ Xem tại trang 62 của tài liệu.
Bảng 21: KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH PROBIT (2) VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng

Bảng 21.

KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH PROBIT (2) VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ Xem tại trang 64 của tài liệu.
Mô hình gồm các biến sau: thu nhập trước khi vay, tổng chisinh hoạt, tổng diện tích đất có bằng đỏ, tổng chi cho sản xuất kinh doanh, địa vị xã hội  của chủ hộ và có tham gia các tổ chức kinh tế - xã hội, có quen biết của chủ hộ,   giá trị của đất và nhà  - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng

h.

ình gồm các biến sau: thu nhập trước khi vay, tổng chisinh hoạt, tổng diện tích đất có bằng đỏ, tổng chi cho sản xuất kinh doanh, địa vị xã hội của chủ hộ và có tham gia các tổ chức kinh tế - xã hội, có quen biết của chủ hộ, giá trị của đất và nhà Xem tại trang 70 của tài liệu.
 Về tình hình trả nợ vay và nguồn tiền dùng trả nợ - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng

t.

ình hình trả nợ vay và nguồn tiền dùng trả nợ Xem tại trang 73 của tài liệu.
Bảng 25: KẾT QUẢ XỬ LÝ KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC NHAU CỦA HAI TRUNG BÌNH TỔNG THỂ - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng

Bảng 25.

KẾT QUẢ XỬ LÝ KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC NHAU CỦA HAI TRUNG BÌNH TỔNG THỂ Xem tại trang 75 của tài liệu.
 Kết quả chạy mô hình Probit (1) - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng

t.

quả chạy mô hình Probit (1) Xem tại trang 85 của tài liệu.
 Kết quả chạy mô hình Probit (2) - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng

t.

quả chạy mô hình Probit (2) Xem tại trang 86 của tài liệu.
 Kiểm định sự phù hợp của mô hình - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng

i.

ểm định sự phù hợp của mô hình Xem tại trang 86 của tài liệu.
 Kiểm định sự phù hợp của mô hình - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng

i.

ểm định sự phù hợp của mô hình Xem tại trang 87 của tài liệu.
 Kết quả chạy mô hình Tobit - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng

t.

quả chạy mô hình Tobit Xem tại trang 88 của tài liệu.
------------------------------------------------------------------------------   Obs. summary:         23  left-censored observations at thucnh~1<=0 - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng

bs..

summary: 23 left-censored observations at thucnh~1<=0 Xem tại trang 88 của tài liệu.
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG HỘ VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY NĂM 2008 - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng

2008.

Xem tại trang 90 của tài liệu.
9. Thông tin về mục đích xin vay và tình hình sử dụng vốn vay (đánh dấu vào ô thích hợp) - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng

9..

Thông tin về mục đích xin vay và tình hình sử dụng vốn vay (đánh dấu vào ô thích hợp) Xem tại trang 92 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan