1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh kon tum giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020

118 813 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 4,32 MB

Nội dung

Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh kon tum giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020

Trang 1

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TỈNH KON TUM

VIỆN CHIẾN LƯỢC

THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂNBƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TỈNH KON TUM

GIAI ĐOẠN 2008 - 2015

VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG QUY HOẠCH 7

I ĐẶT VẤN ĐỀ 7

II CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY HOẠCH 7

III MỤC TIÊU QUY HOẠCH 8

PHẦN II ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH KON TUM 9

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 9

III TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 11

1 Thành tựu phát triển kinh tế xã hội năm 2007 11

1.1 Kinh tế: 11

1.2 Văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng 12

2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2008 12

2.1 Kinh tế: 12

2.2 Văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng 14

3 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Kon Tum đến năm 2010 14

4 Định hướng phát triển của tỉnh 15

5 Đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội 18

Trang 3

3 Dịch vụ Bưu chính 20

4 Nguồn nhân lực Bưu chính 21

II HIỆN TRẠNG VIỄN THÔNG 22

III THỊ TRƯỜNG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 30

IV CÔNG TÁC QUẢN LÝ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TẠI KON TUM 31

1 Cơ chế chính sách chung của cả nước 31

2 Quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông tại Kon Tum 32

V ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TỈNH KON TUM 32

VI ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂNKINH TẾ XÃ HỘI 34

PHẦN IV DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 35

I XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH 35

1 Xu hướng đổi mới tổ chức ngành bưu chính 35

2 Xu hướng mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế 35

3 Xu hướng phát triển các dịch vụ mới 35

4 Xu hướng ứng dụng khoa học và công nghệ 36

5 Dự báo phát triển đến năm 2020 37

II DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG 37

1 Xu hướng công nghệ viễn thông của thế giới và Việt Nam 37

2 Xu hướng phát triển thị trường 39

3 Xu hướng mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế 40

4 Xu hướng phát triển công nghệ 40

Trang 4

5 Xu hướng phát triển Viễn thông đến năm 2020 41

III DỰ BÁO NHU CẦU CÁC DỊCH VỤ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TẠI KON TUM 41

1 Dự báo các dịch vụ bưu chính 42

2 Dự báo các dịch vụ viễn thông 42

PHẦN V QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TỈNH KON TUM 43

I ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG 43

II QUY HOẠCH BƯU CHÍNH 44

1 Quan điểm phát triển 44

3.3 Đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ bưu chính 49

3.4 Phát triển nguồn nhân lực 51

3.5 Phát triển thị trường chuyển phát thư 53

3.6 Tự động hóa mạng Bưu chính 54

III VIỄN THÔNG 54

1 Quan điểm phát triển 54

3.4 Định hướng phát triển nguồn nhân lực 69

3.5 Cung cấp dịch vụ viễn thông công ích 70

IV ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ĐẾN 2020 76

1 Bưu chính 76

2 Viễn thông 76

2.1 Định hướng phát triển dịch vụ 77

2.2 Định hướng công nghệ 77

Trang 5

2.3 Định hướng đầu tư 78

V ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 79

1 Bưu chính 79

1.1 Đặc điểm của hoạt động bưu chính 79

1.2 Đánh giá tác động môi trường của quy hoạch bưu chính 79

2 Viễn thông 80

2.1 Đặc điểm của hoạt động viễn thông 80

2.2 Đánh giá tác động môi trường của quy hoạch viễn thông 80

VI ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 81

VII KHÁI TOÁN VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ 82

1 Khái toán đầu tư bưu chính 82

2 Khái toán đầu tư cho Viễn thông 84

2 Các dự án phát triển Viễn thông và Internet 91

PHẦN VI GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 92

2 Giải pháp Viễn thông 97

2.1 Nhóm giải pháp về hoàn thiện bộ máy, tăng cường năng lực và hiệu quả quản lýnhà nước về bưu chính viễn thông 97

2.2 Giải pháp về đầu tư phát triển 102

2.3 Giải pháp về cơ chế chính sách 102

2.4 Nhóm giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực 104

II TỔ CHỨC THỰC HIỆN 106

Trang 6

III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 110

PHẦN VII PHỤ LỤC 111

PHỤ LỤC 1 KIẾN TRÚC MẠNG NGN 111

PHỤ LỤC 2 BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH 113

PHỤ LỤC 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 118

Trang 7

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG QUY HOẠCHI ĐẶT VẤN ĐỀ

Bưu chính, viễn thông (gọi chung cho các lĩnh vực bưu chính, viễn thông,Internet, truyền dẫn phát sóng, tần số vô tuyến điện) là ngành kinh tế kỹ thuật,dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, đáp ứng nhucầu trao đổi thông tin, giao lưu văn hóa, kinh tế, xã hội của mọi người dân, mọitổ chức trong xã hội; là ngành có ý nghĩa quan trọng phục vụ công tác thông tin,tuyên truyền của Đảng và Nhà nước Phát triển bưu chính, viễn thông đúng địnhhướng, theo quy hoạch là tạo điều kiện thu hút đầu tư, thực sự đáp ứng được nhucầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đảm bảo an ninh quốc phòng đồng thờigóp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân

Từ trước tới nay, bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh đã phát triển theochiều hướng tốt song chưa đồng bộ với phát triển kinh tế - xã hội và các ngànhkhác, chưa toàn diện Vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn hẻo lánh nhiều nơichưa có; các khu công nghiệp, khu đô thị, khu kinh tế trọng điểm chất lượng cácdịch vụ, các điểm kết nối chưa được hoàn chỉnh; cáp quang hoá trong truyền dẫnchưa đồng đều v.v, đặc biệt vẫn chưa có quy hoạch định hướng nên việc đầu tưđể phát huy hết năng lực mạng cũng như tính ưu việt của toàn hệ thống phục vụcho sự phát triển chung đang còn nhiều hạn chế Ngành bưu chính viễn thôngcần có sự quan tâm, ưu tiên phát triển trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế xãhội và chiến lược viễn thông như một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo để xây dựng các quy hoạchtrong đó có quy hoạch về bưu chính, viễn thông, nhằm định hướng phát triểnngành bưu chính viễn thông phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế –xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh, phát huy vai trò động lực thúc đẩy pháttriển bưu chính viễn thông, phục vụ tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa của tỉnh.

II CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY HOẠCH

- Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18/10/2001 của Thủ tướng Chínhphủ về Chiến lược phát triển bưu chính, viễn thông Việt Nam đến năm 2010 vàđịnh hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 236/2005/QĐ-TTg ngày 26/9/2005 của Thủ tướng chínhphủ phê duyệt quy hoạch phát triển Bưu chính Việt Nam đến 2020;

Trang 8

- Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg ngày 07/2/2006 của Thủ tướng chínhphủ phê duyệt quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm2010;

- Căn cứ Nghị định số: 92/2006/NĐ-CP, ngày 07/09/2006 của Chính phủvề lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;

- Căn cứ Thông tư số: 01/2007/TT-BKH, ngày 07/02/2007 của Bộ Kếhoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số:92/2006/NĐ-CP, ngày 07/09/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lýquy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;

- Thông báo số: 197/TB-UBND ngày 22/8/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnhKontum về kết luận của đồng chí Đào Xuân Quý – PCT UBND tỉnh tại cuộchọp giải quyết một số đề nghị của Sở Bưu chính Viễn thông.

- Công văn số 2488/UBND-XD ngày 28/11/2006 của UBND tỉnh KonTum thống nhất đề cương Quy hoạch tổng thể phát triển BCVT tỉnh Kon Tumtừ 2007-2010, định hướng đến năm 2020.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum giai đoạn2001 - 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Kon Tum;- Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XIII;

III MỤC TIÊU QUY HOẠCH

Nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực bưu chính, viễn thôngvà công nghệ thông tin, đồng thời là cơ sở để Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh chỉ đạophát triển bưu chính, viễn thông thống nhất, đồng bộ với quy hoạch của cácngành trong tỉnh, là cơ sở để Nhà nước xem xét quyết định đầu tư các dự án, cáccông trình bưu chính, viễn thông

Làm cơ sở để các doanh nghiệp kinh doanh bưu chính, viễn thông lập kếhoạch phù hợp với quy hoạch chung của ngành và của tỉnh.

Thúc đẩy phát triển và phổ cập dịch vụ bưu chính, viễn thông trên địa bàntỉnh, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

Xác định những mục tiêu, định hướng phát triển, đề ra các lĩnh vực,những dự án cần ưu tiên đầu tư tập trung để nhanh chóng phát huy hiệu quả, đề

Trang 9

xuất các giải pháp cụ thể để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằmthực hiện thành công các dự án cấp thiết về bưu chính, viễn thông.

Cụ thể hóa Quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông Việt Nam

PHẦN II ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNHKON TUM

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN1 Vị trí địa lý

Kon Tum là một tỉnh miền núi vùng cao, biên giới ở phía bắc Tây Nguyên.Nằm ở ngã ba Đông Dương có cửa khẩu Quốc tế Bờ Y - Ngọc Hồi Phía Đôngtiếp giáp với tỉnh Quảng Ngãi, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Tây giápvới hai nước Lào và Campuchia, phía Nam giáp với tỉnh Gia Lai Vì vậy, tỉnhKon Tum có vị trí rất quan trọng về phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trườngvà an ninh quốc phòng đối với Vùng Tây Nguyên, Miền Trung và cả nước KonTum có diện tích 9.661,7 km2 bao gồm 8 huyện và 1 thị xã

2 Địa hình

Phần lớn lãnh thổ Kon Tum nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, địa hình đadạng và thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, bao gồm: Đồi núi,cao nguyên và thung lũng xen kẽ với nhau rất phức tạp Độ cao trung bình ởphía Bắc từ 800-1.200m, phía Nam độ cao từ 500 - 550m Phần lớn diện tích tựnhiên của Tỉnh nằm khuất bên sườn phía tây của dãy Trường Sơn Nam

3 Khí hậu

Kon Tum nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, nhiệt độtrung bình phổ biến các nơi đạt 22 – 230C Độ ẩm bình quân hàng năm 78-87%.Lượng mưa trung bình hàng năm 1.730 - 1.880 mm, có sự phân hóa theo thờigian và không gian Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa chủ yếu bắt đầu từtháng 4, 5 đến tháng 10, 11, tập trung đến 85 - 90% lượng mưa hàng năm Biênđộ dao động nhiệt giữa ngày và đêm khá lớn, nhất là vào các tháng mùa khô.

Trang 10

II NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỈNH1 Dân số

Dân số tỉnh Kon Tum năm 2007 là 389.745 người Dân cư trong tỉnh phânbổ không đồng đều Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 40 người/km2 Trongđó khu vực thành thị 136.113 người (chiếm 34,92%) Tỷ lệ tăng dân số tự nhiênnăm 2007 là 1,963%.

Toàn tỉnh có 21 dân tộc Trong đó, dân tộc kinh chiếm gần 47%, dân tộcXơ Đăng 24%, dân tộc Bana chiếm 11,6%, dân tộc Giẻ Triêng 7,56%, dân tộcGia Rai 5%, các dân tộc còn lại 4,84%.

Trang 11

III TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI1 Thành tựu phát triển kinh tế xã hội năm 2007

1.1 Kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2007 là 15,24% Trong đó: Nông,lâm, thuỷ sản tăng 7,97%, Công nghiệp – xây dựng tăng 35,85% và Dịch vụtăng 13,26% Thu nhập bình quân đầu người khoảng 7,46 triệu đồng (tươngđương 461USD), đạt 106,5% so với kế hoạch, tăng 90 USD so với năm 2006.

Diện tích trồng lúa cả năm đạt 96,68% so với kế hoạch; diện tích cao sutăng 2.504 ha; diện tích cây sắn tăng so với năm 2006 là 2.405 ha; bệnh lở mồmlong móng đã xẩy ra làm ảnh hưởng đến tình hình phát triển đàn gia súc củatỉnh Tuy nhiên, đến 30/06/2007 dịch bệnh đã được khống chế và dập tắt; diệntích trồng rừng tăng cao.

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 đạt khá (738,8 tỷ đồng) tăng 25,3%so với năm 2006 Một số sản phẩm tăng cao như: Sản phẩm từ sắn và tinh bộtsắn, đường, gỗ xẻ, hàng mộc dân dụng xuất khẩu.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2007 là 1.532 tỷđồng; Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 là 34,3 triệu USD, tăng hơn 2 lần so vớinăm 2006.

Công tác xúc tiến đầu tư, huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển đạt khá,từ đầu năm đến nay đã có khoảng 100 nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư,khảo sát và lập dự án đầu tư tập trung vào một số lĩnh vực: Thuỷ điện, trồngrừng, trồng cao su, đầu tư vào Khu du lịch sinh thái Măng Đen…

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh là 378,3 tỷ đồng, tăng17,21% so với thực hiện năm 2006 Trong đó: Thu nội địa (chưa tính thu xổ sốkiến thiết) là 322,747 tỷ đồng; Thu xổ số kiến thiết quản lý qua ngân sách là 28tỷ đồng.

Tổng chi ngân sách địa phương là 1.816 tỷ đồng Trong đó: Chi ngân sáchđịa phương là 1.086 tỷ đồng; chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương là730 tỷ đồng.

Chỉ số giá tiêu dùng tính đến hết tháng 11 năm 2007 là 109,62%.

Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội trên địa bàn: 2.536,82 tỷ đồng, trong đóđầu tư phát triển từ nguồn ngân sách là 871,17 tỷ đồng Ngoài vốn cho đầu tư

Trang 12

phát triển đã được bố trí từ đầu năm, số vốn được các Bộ, ngành bổ sung trongnăm là 165 tỷ đồng.

1.2 Văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng

Về giáo dục - đào tạo: Tiếp tục củng cố, nâng cao kết quả chống mù chữ,

phổ cập giáo dục tiểu học; loại hình bán trú dân nuôi xã, liên xã được quan tâmchỉ đạo và đạt được một số kết quả; Thực hiện cuộc vận động nói không với tiêucực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục Đặc biệt trong năm đã phốihợp với Đại học Đà Nẵng củng cố trường lớp, ổn định cho khoá học đầu tiên vàthực hiện rà soát quy hoạch, cử 100 cán bộ các xã, phường, thị trấn để đào tạotại Phân hiệu này.

Công tác Y tế và chăm sóc sức khỏe: Được chú trọng quan tâm, tuy trong

năm vẫn có một số địa phương xảy ra dịch sốt xuất huyết, nhưng không cótrường hợp nào tử vong; Công tác phòng chống dịch bệnh tại các xã, phường, cơsở hạ tầng y tế được củng cố, kiện toàn; tiếp tục triển khai cuộc vận động tăngcường bác sỹ về công tác tuyến xã; tiếp tục thực hiện đào tạo, nâng cao chuyênmôn, nghiệp vụ cho đội ngũ y, bác sỹ Tuy nhiên, chất lượng khám, chữa bệnhchưa đáp ứng được yêu cầu Mạng lưới y tế thôn bản đã được hình thành nhưngchất lượng và hiệu quả hoạt động còn hạn chế.

Văn hoá: Đã tổ chức nhiều hoạt động về văn hoá, thể thao mừng các ngày

kỷ niệm của đất nước, của tỉnh; Đẩy mạnh tuyên truyền bầu cử Quốc hội khoáXII Đến cuối năm 2007, tổng số hộ nghèo ước giảm còn khoảng 22.520 hộ,chiếm tỷ lệ 26,5% (giảm 4,88% so với năm 2006).

An ninh quốc phòng: Đã duy trì, củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng

và an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; ngăn chặn kịp thờicác hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; an toàn giao thông đã đạtđược tiến bộ đáng kể, tuy nhiên chưa vững chắc, tai nạn giao thông nghiêmtrọng vẫn xẩy ra Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân được xử lýcó hiệu quả Tổ chức thành công diễn tập PT07

2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2008 2.1 Kinh tế:

Tổng sản phẩm trong tỉnh đạt 636 tỷ đồng (giá 1994), tăng 14,42% cùng kỳnăm trước (gần bằng mức tăng của năm 2007) Trong đó, Nông – Lâm - Thuỷ

Trang 13

sản tăng 9,59%, Công nghiệp – Xây dựng tăng 23,01%, Thương mại - dịch vụtăng 11,97% Trong điều kiện khó khăn do lạm phát, giá cả tăng cao, Chính phủsiết chặt chi tiêu và đầu tư công, nhưng tỉnh vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởngkinh tế.

Sản lượng lương thực có hạt tăng 2,85% Toàn tỉnh có 211 nghìn con giasúc, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2007 Tình hình dịch, bệnh trên cây trồng vàvật nuôi được kiểm soát tốt Sản lượng gỗ khai thác (tận thu) trên địa bàn đạt17.000m3, giảm 7,7% cùng kỳ năm trước

Công nghiệp đạt kết quả khá, giá trị sản xuất đạt trên 298 tỷ đồng, tăng10,61% cùng kỳ Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 1.014 tỷđồng, tăng 40% cùng kỳ Kim ngạch xuất khẩu đạt 15 triệu USD, bằng 43% kếhoạch, kim ngạch nhập khẩu đạt 2,2 triệu USD, bằng 32,6% kế hoạch.

Thu ngân sách Nhà nước tại địa bàn 6 tháng đầu năm là 273.830 triệu đồng(chưa tính thu sổ xố kiến thiết quản lý qua ngân sách là 18.000 triệu đồng), đạt65,2% dự toán và tăng 57,4% so thực hiện cùng kỳ năm trước Chi đầu tư xâydựng cơ bản từ nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương ước thực hiện 6 tháng101.000 triệu đồng, tăng 77,8% so cùng kỳ năm trước; chi đầu tư từ Trung ươngbổ sung có mục tiêu ước thực hiện 6 tháng 203.000 triệu đồng, đạt 38,6% kếhoạch Chi thường xuyên ước 394.500 triệu đồng, đạt 47,5% dự toán và tăng18,8% so thực hiện cùng kỳ năm trước.

Việc mở rộng đô thị và phát triển kinh tế đô thị được quan tâm đầu tư, xâydựng Đã hoàn thành quy hoạch chi tiết và đang tiến hành đầu tư các công trìnhcơ sở hạ tầng thiết yếu của các khu, cụm công nghiệp Hoà Bình, Sao Mai, ĐăkLa; một số hạng mục khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y đã đưa vào sử dụng,bước đầu phát huy hiệu quả; đang xúc tiến kêu gọi đầu tư khu đô thị phía Namcầu Đăk Bla Thị xã Kon Tum được đầu tư phát triển và đã được công nhận đạttiêu chuẩn đô thị loại III (miền núi) Nhiều thị trấn huyện lỵ được quy hoạch,chỉnh trang, xây dựng mới, góp phần làm thay đổi đáng kể diện mạo chung củatỉnh Hiện nay, toàn tỉnh có 89/97 xã, phường, thị trấn có đường giao thông, ô tôcó thể đến trung tâm xã và một số thôn Hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện,đường đô thị đã và đang được đầu tư nâng cấp Mạng lưới điện đã đến 100% sốxã với 90% số hộ được sử dụng điện

Trang 14

2.2 Văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng

Hoạt động văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, quan tâm giải quyết khá đồngbộ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội và chăm lo đời sốngnhân dân.

Về giáo dục - đào tạo: Công tác dạy và học được duy trì có nề nếp; chất

lượng giáo dục có bước chuyển biến tốt Tuy nhiên, số học sinh bỏ học đến31/3/2008 là 2.904 em (trong đó học sinh dân tộc thiểu số chiếm 75,55%) Kỳthi tốt nghiệp trung học phổ thông lần 1 năm 2008 được tổ chức nghiêm túc, antoàn và đạt kết quả khá (tỷ lệ giáo dục trung học phổ thông đỗ tốt nghiệp75,96%, tăng 20,34%; tỷ lệ giáo dục thường xuyên đỗ tốt nghiệp 20,8%, tăng14,38% so với lần 1 năm 2007)

Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe:

Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được tăng cường;đưa vào sử dụng hệ thống chụp cắt lớp CT Scanner; triển khai thực hiện Đề ánkhám chữa bệnh theo yêu cầu Trên địa bàn tỉnh không có dịch, không có ngộđộc thực phẩm xẩy ra trên diện rộng, chưa phát hiện trường hợp mắc cúm A(H5N1) Trong 6 tháng đầu năm, tinh thần và thái độ phục vụ của y, bác sỹ cóbước cải thiện

Văn hoá:

Giải quyết cơ bản tốt các chế độ đối với đối tượng chính sách, người cócông với cách mạng Công tác cứu đói, cứu rét, trợ giúp đồng bào khó khănđược thực hiện kịp thời Do ảnh hưởng của lạm phát, giá cả tăng cao nên đờisống của nhân dân trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đội ngũ cánbộ, công chức, viên chức, người làm công ăn lương và nhân dân lao động nghèo.Số hộ nghèo giảm trong 6 tháng khoảng 1.100 hộ, đạt 36,7% kế hoạch, đưatỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đến 30/6/2008 xuống còn 23,37%.

Hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao ở cơ sở được đẩy mạnh.

An ninh quốc phòng: An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được

giữ vững Công tác phân giới, cắm mốc biên giới đạt kết quả khá.

3 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Kon Tum đến năm 2010

- Mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trên 15%, tổng giá trị sảnphẩm (GDP) đến năm 2010 tăng 2 lần so với năm 2005.

Trang 15

- Cơ cấu kinh tế đến năm 2010: Nông lâm nghiệp thuỷ sản: 37-38%;Công nghiệp và xây dựng: 25-26%; Thương mại và dịch vụ: 36-37%trong GDP.

- GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 9,3 triệu đồng (trên 550 USD).- Giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 11-12%/ năm.

- Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng bình quân 23-24% năm.- Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ tăng bình quân 15-16%/

- 100% số xã có trạm y tế được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố, có bácsỹ.

- Có trên 85% dân số được sử dụng nước sạch 98 - 100% hộ dân đượccấp điện sinh hoạt.

4 Định hướng phát triển của tỉnh

Nghị quyết số 04/2007/NQ-HĐND đã xác định phân chia tỉnh Kon Tumthành 3 vùng động lực kinh tế:

- Thị xã Kon Tum gắn với các Khu công nghiệp Hòa Bình, Sao Mai vàcác khu đô thị mới - Vùng kinh tế động lực phía Nam của tỉnh.

- Vùng phía Đông với Trung tâm thị trấn huyện lỵ Kon Plông gắn vớiKhu Du lịch sịnh thái Măng Đen.

- Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y là khu kinh tế động lực, trung tâmtrong tam giác phát triển ba nước Việt Nam, Lào và Cam Pu Chia, đượcxây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hiện đại, đồng bộ;phát triển thành đô thị loại II vùng biên giới gắn kết với hành lang Đông

Trang 16

Tây của khu vực, nhằm khai thác có hiệu quả các điều kiện về địa lý chính trị - kinh tế - xã hội; có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng.Đồng thời với 3 vùng kinh tế động lực nêu trên việc khai thác hiệu quả cáctuyến đường giao thông và phát huy vai trò của các trung tâm thị trấn huyện lỵsẽ được quan tâm với góc độ là giải pháp quan trọng để góp phần thúc đẩy cácvùng kinh tế động lực chính phát triển nhanh và bền vững, không tạo khoảngcách chênh lệch lớn giữa các vùng trong tỉnh Kon Tum.

-Nông nghiệp:

Phát triển toàn diện kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá trêncơ sở phát huy tốt nhất các tiềm năng về rừng, đất đai và tài nguyên nước.Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có thể gắn với chế biến và tiêu thụ sảnphẩm: Mở rộng đất trồng lúa nước 2 vụ ổn định khoảng 9.000 ha, diện tích ngôkhoảng 15.000 ha (ngô lai 12.000 ha) đảm bảo giải quyết vững chắc an ninhlương thực Xác định cây Cao su, sâm Ngọc Linh, chăn nuôi bò thịt Chuyểndịch mạnh cơ cấu cây trồng trên cơ sở tiếp tục mở rộng diện tích cây cao suthêm từ 42.000 – 45.000 ha, phát triển trồng mới cà phê chè 1.000 – 2.000 ha,phát triển trồng cây bời lời ở các xã vùng sâu, vùng xa góp phần thúc đẩy sảnxuất hàng hoá, nâng cao thu nhập Phấn đấu đến năm 2010 toàn tỉnh có 128.000– 130.000 con bò Tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng chủ yếu là hệ thống giao thôngnông thôn để việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi và đầu tư nângcấp, xây dựng mới các công trình thuỷ lợi để mở rộng diện tích đất trồng lúanước 2 vụ, đảm bảo nước tưới cho đầu tư thâm canh cây công nghiệp

Công nghiệp:

Tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng ở khu, cụm công nghiệp để thu hút các nhàđầu tư; hoàn thành quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết về phát triển thuỷ điệnvừa và nhỏ làm cơ sở khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư; Phát triểncác làng nghề thủ công, truyền thống trên địa bàn; Kiện toàn và phát triển mạnglưới cơ khí trên địa bàn phục vụ nông nghiệp nông thôn; Tăng cường công táckhuyến công, đẩy nhanh phát triển công nghiệp nông thôn.

Du lịch và dịch vụ

Đẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ qua cửa khẩu Bờ Y Đẩy nhanhviệc xây dựng, hình thành hệ thống chợ nông thôn; phát triển mạng lưới thươngmại dịch vụ ở các trung tâm cụm xã, xã Tập trung đầu tư khai thác có hiệu quảcác tuyến, điểm, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hoá, lịch sử Xây dựng

Trang 17

và phát triển huyện lỵ Kon Plong trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng theohướng hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc tỉnh Kon Tum và dần trở thành khu dulịch lớn của khu vực Bắc Tây Nguyên (với khu du lịch sinh thái Măng Đen).Thu hút các thành phần kinh tế đầu tư khai thác khu du lịch Măng Đen, rừngĐăk Uy, hồ thuỷ điện Ya Ly, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, đường Hồ ChíMinh và các khu bảo tồn thiện nhiên, vườn quốc gia

Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và phát triển đô thị

Tiếp tục đầu tư, phát triển mạnh Thị xã Kon Tum theo hướng mở rộng, pháttriển thêm các khu đô thị mới, tập trung đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật đô thị(giao thông, cấp thoát nước,…), phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ,các điểm du lịch theo quy hoạch; xây dựng các khu công nghiệp Sao Mai, HoàBình,… Phấn đấu thị xã Kon Tum được công nhận là thành phố vào cuối năm2008.

Phát triển khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y trở thành trung tâm tăngtrưởng và liên kết kinh tế của tam giác phát triển 3 nước Việt Nam, Lào vàCampuchia; phát triển huyện Ngọc Hồi thành đô thị loại IV miền núi vào năm2010.

Khai thác có hiệu quả các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ: Hình thành các vùngdân cư dọc tuyến đường QL 14C, vùng phía Tây đường Hồ Chí Minh, đườngTrường Sơn Đông, đường QL 24 đi Quảng Ngãi, TL 672 đi Quảng Nam để khaithác tiềm năng đất đai vào phát triển nông – lâm nghiệp, thương mại – dịch vụvới các khu kinh tế lớn của miền Trung như Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất(Quảng Ngãi),…

Phát huy vai trò của thị xã, thị trấn huyện lỵ, trung tâm cụm xã trong việcthúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội: Tiếp tục đẩy mạnh đô thị hoá, tập trung đầutư phát triển thị trấn Đăk Tô, Đăk Hà, Sa Thầy, hoàn thành xây dựng mới thịtrấn các huyện Kon Rẫy và Tu Mơ Rông; xây dựng các trung tâm cụm xã đãđược quy hoạch.

Văn hoá xã hội

Đẩy mạnh phát triển giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ nhằm nângcao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

Củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo; hoàn thành phổ cậpgiáo dục trung học cơ sở.

Trang 18

Quan tâm triển khai nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao có hiệu quả cácthành tựu khoa học, công nghệ phục vụ quản lý, sản xuất và đời sống.

Tập trung phát triển y tế, chăm lo sức khoẻ nhân dân Không ngừng nângcao mức hưởng thụ văn hoá, tinh thần cho nhân dân

5 Đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội5.1 Thuận lợi

Trong điều kiện nền kinh tế cả nước lạm phát, giá cả tăng cao, nhưng tìnhhình kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đãđạt được nhiều kết quả quan trọng

Đã xây dựng được một số công trình kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng đôthị quan trọng Các lĩnh vực giáo dục – đào tạo, ytế, văn hoá – xã hội đạt nhiềukết quả Đời sống nhân dân các dân tộc, kể cả vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bàodân tộc thiểu số được cải thiện rõ rệt Đã có bước chuyển biến tích cực về nhậnthức trong đồng bào dân tộc thiểu số về chuyển đổi cơ cấu cây trồng (phát triểncao su tiểu điền) Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm mạnh Quốc phòng an ninh được giữvững

Công tác xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư tiếp tục được duy trì và đạt kết quảkhả quan.

Công tác nâng cấp, chỉnh trang đô thị Kon Tum để được công nhận là thànhphố trực thuộc tỉnh được triển khai tích cực Đã tăng cường công tác theo dõi,chỉ đạo và ưu tiên các nguồn lực đầu tư cho các vùng kinh tế động lực.

5.2 Khó khăn

Kon Tum vẫn là tỉnh nghèo Kết cấu hạ tầng tuy được cải thiện nhưng vẫncòn yếu kém Dân số còn quá ít và phân bố không hợp lý, đồng bào dân tộcthiểu số chiếm tỷ lệ cao.

Tích lũy nội bộ nền kinh tế thấp, chưa tạo được nguồn lực ổn định và lâudài cho đầu tư phát triển Trình độ dân trí còn thấp; năng lực cán bộ còn nhiềuhạn chế.

Kinh tế phát triển chưa vững chắc, công nghiệp tăng nhanh, song thiếu bềnvững Cơ sở hạ tầng đã được chú ý đầu tư nâng cấp, nhưng vẫn chưa thực sự đápứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Trang 19

Đầu tư trực tiếp cho khu vực nông nghiệp nông thôn còn thấp, hạn chế khảnăng chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp và tăng thu nhập của đại bộ phậnnông dân.

Mặc dù có nhiều thành công trong phát triển kinh tế - xã hội, song do xuấtphát điểm thấp nên một số chỉ tiêu thấp hơn so với bình quân cả nước và vùngkinh tế Tây Nguyên

PHẦN III HIỆN TRẠNG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNGI HIỆN TRẠNG BƯU CHÍNH

1 Mạng bưu cục, điểm phục vụ

Mạng bưu chính công cộng trên địa bàn tỉnh Kon Tum hiện nay chủ yếulà của Bưu điện tỉnh Kon Tum, đang được phát triển theo hướng đa dạng hóacác loại hình dịch vụ và cung cấp dịch vụ với chất lượng ngày một nâng cao.Các điểm phục vụ (nhất là các hình thức đại lý) đang phát triển cả về số lượngvà quy mô phục vụ Ngoài Bưu điện tỉnh, còn có Công ty Bưu chính Viettelcũng tham gia cung cấp các dịch vụ bưu chính nhưng mới chỉ chiếm thị phầnnhỏ, chủ yếu cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh và dịch vụ phát hành báo chí.

Đến cuối năm 2007, toàn tỉnh có 129 điểm phục vụ bưu chính, trong đó: 1Bưu cục cấp I, 8 Bưu cục cấp II, 13 bưu cục cấp III, 70 điểm Bưu điện văn hóaxã và 37 đại lý Phần lớn các Bưu cục được xây dựng kiên cố khang trang vàđược mở đầy đủ các dịch vụ bưu chính viễn thông; các điểm phục vụ tập trung ởnhững địa bàn đông dân cư có nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thônglớn và đem lại doanh thu cao Nhiều dịch vụ mới như EMS, chuyển tiền nhanh,dịch vụ quà tặng, truy cập Internet đã được mở tại các Bưu cục, các điểm Bưuđiện Văn hóa xã Bên cạnh đó, công tác quản lý nâng cao chất lượng nghiệp vụđã được chú trọng; công tác phát hành báo chí tăng khá cả về sản lượng vàdoanh thu Trong thời gian qua, các doanh nghiệp đã năng động trong việc kinhdoanh báo thương phẩm, sản lượng báo thương phẩm tăng nhanh.

Cuối năm 2007, 90% số xã phường (87/96 xã, phường, thị trấn) trên địabàn tỉnh đã có điểm phục vụ bưu chính, bán kính phục vụ trung bình của mộtđiểm phục vụ là 4,86 km, số dân phục vụ bình quân là 2.777 người/điểm So vớicả nước bán kính phục vụ bình quân là 2,37 km/điểm và số dân bình quân đượcphục vụ bởi một điểm là 4.332 người thì chỉ tiêu về bán kính phục vụ của KonTum lớn hơn rất nhiều, do số điểm phục vụ ít, trong khi diện tích của tỉnh lớn.

Trang 20

Điều này ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu về các dịch vụ bưu chính chongười dân trong vùng, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa.

2 Mạng vận chuyển Bưu chính

Đường thư cấp I, có 1 tuyến do Trung tâm bưu chính liên tỉnh và quốc tếkhu vực III (VPS III) đảm trách, sử dụng xe ô - tô chuyên dùng (xe bưu chínhchuyên dùng).

Đường thư cấp II có 3 tuyến phân phối bưu phẩm, bưu kiện, báo chí, thưtừ tới trung tâm các huyện, sử dụng xe ôtô chuyên dùng, vận chuyển 1chuyến/ngày Các tuyến đường thư hầu hết đều có độ dài lớn, đặc biệt tuyếnKon Tum - Kon Rẫy - Konplong dài 108km

Mạng đường thư cấp III: gồm các tuyến nội thị, nội huyện, do Bưu điệnthị xã và Bưu điện huyện thực hiện, vận chuyển bằng phương tiện xe máy Dođặc điểm về địa hình, diện tích các huyện lớn, nên cá biệt vẫn còn một số tuyếncó độ dài lớn gần 100km, địa hình đồi núi, sông suối chia cắt nhiều, mùa mưa đilại rất khó khăn, có nhiều nơi phải đi bộ nên ảnh hưởng không nhỏ tới chỉ tiêubáo đến trong ngày Hiện tại, toàn tỉnh mới có 74,4% (64/86) số xã có báo đếntrong ngày.

Ngoài ra còn có các tuyến đường thư của các doanh nghiệp khác cùngtham gia khai thác dịch vụ bưu chính, không phân chia đường thư các cấp, chủyếu vận chuyển bằng xe máy với tần suất từ 1-2 chuyến/ngày.

3 Dịch vụ Bưu chính

Hiện tại hầu hết các Bưu cục của Bưu điện tỉnh Kon Tum đã thực hiệncung cấp các dịch vụ bưu chính: Dịch vụ cơ bản, dịch vụ cộng thêm, dịch vụEMS, chuyển phát nhanh, dịch vụ chuyển tiền, chuyển tiền nhanh, dịch vụ tiếtkiệm Bưu điện Viettel chủ yếu cung cấp dịch vụ phát hành báo chí, dịch vụ bưuphẩm, bưu kiện, chuyển phát nhanh.

Về các dịch vụ bưu chính cơ bản và các dịch vụ bưu chính công ích, Bưuđiện tỉnh cung cấp đầy đủ cho tất cả các trung tâm thị xã, huyện, thị trấn, các xãthông qua các Bưu cục và các điểm Bưu điện văn hóa xã; đồng thời các dịch vụnhư thư chuyển tiền, dịch vụ truy nhập Internet công cộng cũng đã được triểnkhai tại một số điểm Bưu điện Văn hóa xã góp phần tuyên truyền phổ biến phápluật, kiến thức khoa học kỹ thuật phục vụ bà con nông dân góp phần nâng caođời sống văn hóa tinh thần, thúc đẩy kinh tế phát triển Do sản lượng còn thấp và

Trang 21

có một số hạn chế về mạng đường thư, thiết bị nên một số dịch vụ mới nhưchuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh, tiết kiệm bưu điện chỉ được cung cấp tớitrung tâm huyện.

Bảng 1 Sản lượng, doanh thu các dịch vụ Bưu chính qua các năm

Sảnlượng đi

Sảnlượng đi

Sảnlượng đi

Doanh thu(triệu đồng)

1Các dịch vụ bưu phẩmkg11.8328,410.14214,110.40014,50

3Các dịch vụ chuyển tiềncái45.040690,848.6051.02851.4831089,30

Nhìn chung các dịch vụ bưu chính truyền thống có tốc độ tăng chậmkhoảng 10%/năm, trong khi đó các dịch vụ bưu chính mới như chuyển tiềnnhanh, chuyển phát nhanh có tốc độ tăng cao về sản lượng từ 20-30%/năm.Tổng doanh thu bưu chính tăng bình quân 17%/năm.

4 Nguồn nhân lực Bưu chính

Bảng 2 Hiện trạng nguồn nhân lực tỉnh Kon Tum năm 2007Tổng số lao

Trình độ đại họcvà cao đẳng

cấpnhâncôngphổ thôngLao động

Nguồn: Tổng hợp báo cáo của các doanh nghiệp

Năm 2007 trên địa bàn tỉnh có 283 lao động trong lĩnh vực bưu chính.Nguồn nhân lực trình độ đại học và cao đẳng chiếm 12%, trung cấp chiếm 28%,công nhân chiếm 29% và lao động phổ thông là 31% Hiện tại đội ngũ lao độngtrong ngành bưu chính vẫn còn thiếu những cán bộ giỏi có trình độ học vấn caovề các lĩnh vực bưu chính, quản trị,… do đó gặp một số khó khăn trong việcnắm bắt, áp dụng các công nghệ tiên tiến Cần có những chương trình đào tạo,

Trang 22

nâng cao kiến thức chuyên môn trong ngành để có thể đáp ứng được nhu cầu vềnhân lực trong sự phát triển công nghệ bưu chính trong tương lai.

II HIỆN TRẠNG VIỄN THÔNG1 Mạng chuyển mạch

Trong các năm qua, mạng lưới viễn thông của tỉnh tiếp tục được đầu tưnâng cấp theo hướng tăng thêm dung lượng, mở rộng vùng phục vụ, đáp ứngnhu cầu phát triển thuê bao, nâng cao về chất lượng và đảm bảo an toàn thôngtin.

Đến cuối năm 2007 có 3 doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ điệnthoại cố định: Bưu điện tỉnh Kon Tum, Công ty viễn thông quân đội (Viettel) vàViễn thông Điện lực (EVN Telecom), trong đó Bưu điện tỉnh chiếm một thịphần lớn.

Tính đến tháng 31/12/2007, mạng chuyển mạch tỉnh Kon Tum có 2 tổngđài Host, 16 tổng đài vệ tinh và một số bộ tập trung thuê bao lắp đặt tại các khuđông dân cư Tổng dung lượng lắp đặt đạt 34.960 lines, sử dụng 27.638 lines vớihiệu suất sử dụng 79% 100% số xã phường đã có điện thoại cố định.

Bảng 3 Hiện trạng mạng chuyển mạch theo từng huyện của tỉnh Kon Tumđến 31/12/2007

STTĐơn vị hànhchính

Dunglượnglắp đặt

Dunglượngsử dụng

Hiệusuất sử

Bán kínhphục vụbình quân

tổng đài(km)

Trang 23

thấy nhu cầu sử dụng dịch vụ Viễn thông tại các khu vực này là rất lớn, trongkhi cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng kịp với tốc độ phát triển Tại thị xã Kon Tum,mặc dù nhu cầu cũng rất lớn, nhưng do các doanh nghiệp đã tập trung xây dựnghệ thống các điểm chuyển mạch với dung lượng phù hợp, đáp ứng được phầnnào nhu cầu phát triển tại thị xã Bên cạnh đó, bán kính phục vụ bình quân củatổng đài trên toàn tỉnh nhìn chung vẫn còn rất cao, trên 10km; đặc biệt một sốhuyện có bán kính phục vụ của tổng đài lớn hơn 20km như Sa Thầy, Đắk Glei,Kon Plong Nguyên nhân là do các huyện này có diện tích lớn, nhưng số điểmchuyển mạch rất ít, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dịch vụ cũngnhư việc phổ cập dịch vụ Viễn thông trên toàn tỉnh.

2 Mạng truyền dẫn

2.1 Hiện trạng mạng truyền dẫn liên tỉnh

Hiện tại, các doanh nghiệp như VNPT, Viettel, EVN đều có đường cápquang liên tỉnh chạy qua địa bàn tỉnh Kon Tum Các tuyến cáp này chủ yếu chạydọc theo đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 24, đường dây điện lực, thực hiện kết nốicho mạng cố định, mạng di động, POP Internet, VoIP của các doanh nghiệp.

2.2 Mạng truyền dẫn nội tỉnhMạng truyền dẫn cáp quang

Mạng truyền dẫn cáp quang nội tỉnh sử dụng công nghệ SDH(Synchronous Digital Hierarchy: Phân cấp số đồng bộ) với tốc độ truyền dẫnquang 155Mbps (STM-1) Mạng cáp quang hiện được xây dựng đến hầu hếttrung tâm các huyện, được nối theo cấu hình mạch vòng Ring.

Hiện tại mạng cáp quang của tỉnh Kon Tum gồm có 2 vòng Ring chínhcùng một số tuyến cáp quang khác, cụ thể:

Ring 1: Kon Tum Đắk Hà Đắk Tô Ngọc Hồi Võ Định Trung Tín

-Sa Thầy - Hòa Bình - Kon Tum.

Ring 2: Kon Tum - Tân Lập - Kon Rẫy - Kon Plong - Kon Tum.Mạng truyền dẫn Viba

Hiện tại có 14 tuyến truyền dẫn Viba, sử dụng cho các tổng đài vệ tinh ởcác huyện vùng sâu vùng xa, các khu vực chưa có cáp quang; một số cặp Vibalàm dự phòng cho các điểm nóng về dung lượng truyền dẫn.

Trang 24

3 Mạng ngoại vi

Mạng ngoại vi trên địa bàn tỉnh Kon Tum chủ yếu do Bưu điện tỉnh pháttriển Năm 2006, có thêm Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel cũng triểnkhai lắp đặt mạng ngoại vi tại Thị xã Kon Tum, nhưng số lượng chưa nhiều.

Nhằm đáp ứng nhanh nhu cầu lắp đặt của nhân dân phục vụ công tác kinhdoanh và phổ cập dịch vụ, nên mạng ngoại vi trên địa bàn tỉnh chưa được đầu tưmột cách đồng bộ và chưa được thực sự chú ý đến chất lượng mạng Tại cáctổng đài thuộc khu vực nông thôn chủ yếu đang sử dụng cáp nhánh treo, vẫn cònnhiều tuyến cáp kéo dài trên 10 km điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng củadịch vụ, một số khu vực vẫn còn hiện tượng thiếu cáp phục vụ cho nhu cầu lắpđặt máy điện thoại của nhân dân.

Tổng số đôi cáp gốc trên địa bàn toàn tỉnh 33.624 đôi, đến tháng31/12/2007 sử dụng 28.865 đôi đạt hiệu suất sử dụng 85,8% Mạng ngoại vi củatỉnh có tỷ lệ ngầm hóa rất thấp đạt 8,4%, trong đó tại thị xã Kon Tum, tỷ lệngầm hóa đạt cao nhất 14% Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những khó khănkhi triển khai đầu tư mạng ngoại vi, có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan:- Chi phí đầu tư cho một tuyến cáp treo là thấp hơn rất nhiều so với đầu tưmột tuyến cáp ngầm, để triển khai ngầm hóa đòi hỏi chi phí rất lớn; mặt khácviệc triển khai xây dựng hệ thống cống bể ở các xã còn gặp nhiều khó khăn, dođịa hình của tỉnh chủ yếu là núi cao.

- Khả năng phối hợp giữa các ban ngành trong quá trình xây dựng cơ sởhạ tầng còn hạn chế Các công trình ngoại vi chỉ đáp ứng nhu cầu đầu tư và nhucầu sử dụng trước mắt thời gian ngắn, chưa có tầm nhìn cho tương lai.

Với hiện trạng như hiện nay, mạng ngoại vi ảnh hưởng rất nhiều đến mỹquan đô thị đặc biệt là ảnh hướng tới các khu du lịch của tỉnh và khó khăn vềkhả năng đáp ứng được cho các nhu cầu dịch vụ trong tương lai (các dịch vụ cóbăng thông rộng và tốc độ cao).

4 Mạng di động

Hiện tại, đã có 6 nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động đang hoạt độngtrên địa bàn tỉnh, với 6 mạng điện thoại di động; trong đó 3 mạng sử dụng côngnghệ GSM và 3 mạng sử dụng công nghệ CDMA 100% các huyện đã được phủsóng di động, với tổng số 120 trạm thu phát sóng di động Cụ thể:

Trang 25

Mạng VinaPhone do Công ty Dịch vụ Viễn thông (GPC) xây dựng vàquản lý, các trạm BTS chủ yếu được lắp đặt, sử dụng chung cơ sở hạ tầng vàđược quản lý chung với các trạm viễn thông của Bưu điện tỉnh; Bưu điện tỉnhKon Tum là đơn vị hợp tác phân phối, tổ chức việc kinh doanh và phát triển thuêbao trên địa bàn tỉnh Đến cuối năm 2007 đã triển khai được 21 trạm thu phátsóng BTS.

Mạng MobiFone do Công ty thông tin di động (VMS) xây dựng, quản lývà tổ chức việc kinh doanh, phát triển thuê bao trên địa bàn tỉnh Đến tháng cuốinăm 2007 đã triển khai lắp đặt được 27 trạm thu phát sóng.

Mạng di động của Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) xây dựng, quảnlý và tổ chức việc kinh doanh, phát triển thuê bao trên địa bàn tỉnh, các trạmBTS chủ yếu lắp đặt tại các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Cuối năm 2007đã triển khai rộng khắp trên toàn tỉnh với 47 trạm thu phát sóng.

Mạng di động CDMA 2000 1x EV-DO tần số 450MHz của Công tyThông tin Viễn thông Điện lực (EVN Telecom) cũng đã thực hiện triển khai phủsóng trên địa bàn tỉnh, hiện có 22 trạm thu phát sóng phủ sóng tại thị xã và mộtsố huyện.

Mạng di động SFone sử dụng công nghệ CDMA, do Công ty cổ phần dịchvụ Bưu chính, Viễn thông Sài Gòn (SPT) phát triển và tổ chức kinh doanh trênđịa bàn tỉnh Hiện tại mới triển khai 2 trạm thu phát sóng BTS tại thị xã KonTum và thị trấn Đắk Hà.

Gần đây nhất, mạng điện thoại di động HT mobile của Hanoi Telecom đãchính thức vào hoạt động sử dụng công nghệ đa truy nhập phân chia theo mãCDMA 2000.1X hỗ trợ nhiều dịch vụ gia tăng, hiện mới triển khai được 1 trạmthu phát sóng tại thị xã Kon Tum

Bảng 4 Hiện trạng BTS theo từng huyện của tỉnh Kon Tum đến 12/2007

Đơn vị hànhchính

(km)

Trang 26

Nguồn: Tổng hợp báo cáo của các doanh nghiệp

Nhìn chung bán kính phủ sóng bình quân của một trạm trên toàn tỉnh làlớn (thông thường chỉ từ 3 - 4km/trạm) Bán kính phủ sóng của các huyện có sựchênh lệch tương đối cao Huyện Đắk Glei, huyện Tu Mơ Rông và huyện SaThầy có bán kính phục vụ bình quân của một trạm thu phát sóng di động là lớnnhất; do số lượng và mật độ trạm thu phát ít, diện tích của các huyện này lớn.Chủ yếu các trạm này được đầu tư xây dựng tại các trung tâm của thị trấn, trungtâm huyện nên ở các khu vực các xã vùng sâu, vùng xa của huyện vẫn chưa cósóng điện thoại di động Trong thời gian tới đẩy mạnh quá trình phủ sóng, đến2010 đảm bảo hầu hết các xã, thôn, buôn được phủ sóng điện thoại di động.

5 Mạng Internet và VoIPMạng Internet

Các doanh nghiệp hiện đã cung cấp dịch vụ Internet băng rộng đến tất cảcác trung tâm huyện và thị xã Ngoài 2 doanh nghiệp là Bưu điện tỉnh và Viettel,hiện đang cung cấp dịch vụ Internet với 2 DSLAM-HUB và 17 thiết bị DSLAM,tổng dung lượng 2.944 cổng ADSL, còn có Công ty Viễn thông điện lực cungcấp dịch vụ Internet băng rộng thông qua hệ thống truyền hình cáp với dunglượng đáp ứng 1.000 thuê bao.

Nhìn chung, mạng Internet trên địa bàn tỉnh vẫn chưa được triển khairộng khắp, Internet băng rộng mới triển khai tại thị xã và trung tâm các huyện,số trạm DSLAM chưa nhiều, nhưng do nhu cầu hiện tại vẫn còn ít, nên vẫn đápứng được tốc độ phát triển Tính đến cuối năm 2007, toàn tỉnh có 4.059 thuê baoInternet, trong đó có 2.720 thuê bao băng rộng

Mạng VoIP

Trang 27

Hầu hết các doanh nghiệp đã triển khai các POP để cung cấp dịch vụ điệnthoại đường dài trong nước và quốc tế sử dụng công nghệ VoIP (Voice over IP)trên địa bàn tỉnh như:

- Dịch vụ 171 của Bưu điện tỉnh Kon Tum.- Dịch vụ 178 của Viettel.

- Dịch vụ 177 của SPT.

- Dịch vụ 179 của EVN Telecom.

6 Nguồn nhân lực viễn thông

Thực hiện việc phát triển nguồn nhân lực viễn thông, trong các năm quanhân lực trong các doanh nghiệp viễn thông đã được nâng cao cả về số lượng vàchất lượng Ngoài nguồn lao động được qua đào tạo chủ yếu chuyên ngành điệntử - viễn thông và công nghệ thông tin, ngoài ra còn lại một số chuyên ngànhkhác, có sự tham gia của các lao động công nhân và một số ít lao động phổthông trên địa bàn tỉnh Năm 2007, toàn tỉnh có 289 lao động làm việc trongngành viễn thông, trong đó: trình độ đại học và cao đẳng chiếm 73 người đạt tỷlệ 25,2%, trung cấp 80 người (27,7%); công nhân chiếm 102 người (35,3%) và34 lao động phổ thông (11,8%).

Bảng 5 Hiện trạng nguồn nhân lực Viễn thông năm 2007Tổng

số laođộng

Số lao độngtrình độ trên

đại học

Số lao độngtrình độ đạihọc, cao đẳng

Lao độngphổthông

Nguồn: Tổng hợp báo cáo của các doanh nghiệp

Hiện nay, nguồn nhân lực trình độ cao hoạt động trong các doanh nghiệpkinh doanh dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum vẫn còn chiếm một tỷlệ thấp, do đó khả năng tiếp cận và phát triển các dịch vụ công nghệ cao vẫn cònhạn chế.

7 Dịch vụ Viễn thông

Dịch vụ điện thoại cố định

Dịch vụ viễn thông khu vực trung tâm thị xã và các huyện được các doanhnghiệp tập trung phát triển, cung cấp nhiều loại hình dịch vụ mới Tuy nhiên, tạimột số khu vực miền núi vùng sâu vùng xa trên địa bàn tỉnh lại chưa được cácdoanh nghiệp thực sự quan tâm, tại các khu vực này mới chỉ có Bưu điện tỉnh

Trang 28

Kon Tum cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản, chủ yếu là điện thoại cố định, vớisố lượng máy chưa nhiều, chất lượng một số điểm không đảm bảo và chưa mangtính bền vững.

Bảng 6 Số thuê bao Điện thoại cố định giai đoạn 2001 - 2007

NămSố thuê bao điệnthoại cố định

Mật độ điện thoại cốđịnh (thuê bao/ 100

Tốc độ pháttriển

Dịch vụ điện thoại cố định đã được phổ cập trong toàn tỉnh, 100% số xãcó máy điện thoại.

Dịch vụ điện thoại di động

Số lượng các trạm di động tăng nhanh, phủ sóng được thêm các khu vựcmới có nhu cầu cung cấp dịch vụ, khắc phục các vùng lõm sóng, sóng yếu, dunglượng các trạm cũ được nâng cấp đáp ứng được lưu lượng cuộc gọi tăng Cácdoanh nghiệp trên địa bàn cũng đã chú trọng xây dựng kế hoạch phát triển cơ sởhạ tầng mạng lưới nhằm mở rộng vùng phủ sóng, nâng cao chất lượng dịch vụ,cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội Tuy nhiên,trong tỉnh vẫn còn nhiều khu vực nằm ngoài vùng phủ sóng Bên cạnh đó, tìnhtrạng sóng yếu gây mất liên lạc vẫn còn xảy ra tại một số khu vực, gây ảnhhưởng đến chất lượng dịch vụ

Bảng 7 Số thuê bao Điện thoại di động giai đoạn 2001 - 2007

thoại di động

Mật độ điện thoại diđộng (thuê bao/ 100

Tốc độ pháttriển

Trang 29

Một số dịch vụ giá trị gia tăng cũng đã phát triển như: Giao thức ứngdụng không dây WAP, dịch vụ bản tin ngắn SMS, tin nhắn đa phương tiệnMMS, dịch vụ vô tuyến gói chung GPRS (General Packet Radio Service), tracứu danh bạ điện thoại…

Dịch vụ Internet

Mạng Internet băng rộng hiện đang phát triển thay thế cho mạng bănghẹp, chất lượng đường truyền được cải thiện Dịch vụ Internet đã được cácdoanh nghiệp chú trọng phát triển Các doanh nghiệp ngoài cung cấp dịch vụInternet truyền thống, còn cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu như: mạng số liệuX25, Frame Relay, mạng riêng ảo VPN,…

Bảng 8 Số thuê bao Internet giai đoạn 2001 - 2007

NămSố thuê baoInternet

Mật độ thuê baoInternet (thuê bao/ 100

Tốc độ pháttriển

III THỊ TRƯỜNG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Hiện nay có nhiều doanh nghiệp cùng tham gia cung cấp các dịch vụ Bưuchính, Viễn thông như Bưu điện tỉnh Kon Tum, Công ty Viễn thông Quân đội

Trang 30

(Viettel), Công ty thông tin Viễn thông Điện lực (EVN) đã làm cho thị trườngbưu chính, viễn thông phát triển mạnh, cạnh tranh giữa các nhà cung cấp đã làmcho chất lượng các dịch vụ của các nhà cung cấp tăng rất nhanh, giá cước giảm

Thị trường bưu chính ngoài các dịch vụ truyền thống chủ yếu do Bưu điệntỉnh cung cấp, thì các doanh nghiệp khác như Viettel cạnh tranh mạnh ở dịch vụchuyển phát nhanh làm cho chất lượng dịch vụ này liên tục được cải tiến, đápứng nhu cầu người tiêu dùng.

Thị trường điện thoại cố định cơ bản đáp ứng được nhu cầu người sửdụng trước đây chỉ do Bưu điện Kon Tum cung cấp Tuy nhiên với sự xuất hiệncủa các nhà cung cấp như Viettel, EVN nên thị trường có tính cạnh tranh sôiđộng hơn, do đó đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ phải nâng cao chất lượng, hạgiá cước.

Thị trường Internet là sự cạnh tranh của các nhà cung cấp Tập đoàn Bưuchính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel),Viễn thông Điện lực (EVN) Đây là dịch vụ mới phát triển, chất lượng và giácước của các nhà cung cấp không có sự phân biệt lớn nên thị phần được phân bổkhá đồng đều cho các doanh nghiệp

Thị trường di động đặc biệt sôi động khi có sự xuất hiện của các nhà cungcấp là Viettel, Sfone, EVN Telecom, Hanoi Telecom, chất lượng dịch vụ liên tụcđược cải thiện, vùng phủ sóng phát triển, cước phí giảm do vậy số lượng thuêbao phát triển với tốc độ cao.

Vốn đầu tư xây dựng mạng lưới, các dịch vụ mới tiếp tục được đưa vàokhai thác, kinh doanh góp phần phát triển kinh tế – xã hội Tuy nhiên, việc cungcấp dịch vụ trên thị trường chủ yếu là Bưu điện tỉnh, các doanh nghiệp còn lại đãcó triển khai cung cấp một số dịch vụ nhưng chỉ tập trung ở thị xã, thị trấn.

Các dịch vụ bưu chính về cơ bản đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân,nhưng chủ yếu vẫn chỉ là các dịch vụ cơ bản như điện thoại, gửi thư, bưu phẩm.

Tại khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, nhu cầu về Bưu chính Viễnthông của người dân còn rất lớn Nhưng do khó khăn về địa hình, hiện các dịchvụ bưu chính viễn thông cung cấp tại đây vẫn còn hạn chế Một số dịch vụ códoanh thu cao như chuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh mới chỉ được cungcấp tại trung tâm thị xã, thị trấn Dịch vụ Internet băng rộng vẫn chưa phổ cậprộng rãi cho người dân Do chưa khai thác tối đa nhu cầu, các dịch vụ người dâncần thì chưa đáp ứng kịp, nên doanh thu tại một số điểm phục vụ còn thấp

Trang 31

IV CÔNG TÁC QUẢN LÝ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TẠI KON TUM1 Cơ chế chính sách chung của cả nước

Trước đây ở địa phương, công tác quản lý nhà nước về bưu chính viễnthông do các Cục Bưu chính, Viễn thông và công nghệ thông tin khu vực đảmnhiệm Từ khi Chính phủ quyết định cho thành lập Sở Bưu chính Viễn thông(nay là Sở Thông tin và Truyền thông) ở các tỉnh, công tác quản lý nhà nước vềBưu chính Viễn thông được giao cho các Sở Bưu chính Viễn thông đảm nhiệm.Sở Bưu chính Viễn thông có nhiệm vụ tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnhthực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh về Bưu chính Viễnthông, công nghệ thông tin, điện tử, Internet, truyền dẫn phát sóng, tần số vôtuyến điện và cơ sở hạ tầng thông tin, quản lý các dịch vụ công về bưu chính,viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh và thực hiện một số nhiệmvụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Chính phủ cũng đã đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống các văn bản quyphạm pháp luật về Bưu chính Viễn thông, hướng dẫn công tác quản lý Nhà nướcvề bưu chính viễn thông ở địa phương, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanhcủa các doanh nghiệp Bộ Thông tin - Truyền thông đã hoàn thiện và trình Chínhphủ ban hành nhiều Nghị định, trong đó có các Nghị định quy định chi tiết việcthi hành Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông Các văn bản này có ý nghĩa quantrọng, góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành,cụ thể hóa những nội dung cơ bản về bưu chính viễn thông và tần số vô tuyếnđiện trong Pháp lệnh nhằm làm rõ mối quan hệ giữa Nhà nước, doanh nghiệpcung cấp dịch vụ và người sử dụng, tạo một khung pháp lý đầy đủ, minh bạch vàthuận lợi cho tất cả các bên tham gia vào các hoạt động bưu chính viễn thông.

2 Quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông tại Kon Tum

Mặc dù Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật phụcvụ cho công tác quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông nhưng hệ thống vănbản pháp quy hiện hành vẫn còn thiếu các hướng dẫn triển khai cho các địaphương thực hiện Bộ Thông tin - Truyền thông còn chưa xác định rõ việc phâncấp quản lý cho các địa phương Việc phối hợp giữa các doanh nghiệp Bưuchính Viễn thông hoạt động trên địa bàn tỉnh và Sở Thông tin và Truyền thôngtrong xây dựng và phát triển mạng lưới cũng còn gặp khó khăn do các doanhnghiệp thường được tổ chức theo mô hình tổng công ty, các công ty con ở địaphương chịu sự quản lý từ công ty chủ quản.

Trang 32

Sở Thông tin và Truyền thông mới được thành lập, lực lượng cán bộ cònthiếu Ở các huyện, thị chưa bố trí cán bộ chuyên trách quản lý bưu chính, viễnthông Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu, đề xuất với lãnh đạo tỉnhmột số vấn đề về quản lý Bưu chính Viễn thông tại địa phương và tỉnh đã banhành một số văn bản hướng dẫn triển khai nhưng hiện tại Sở Thông tin vàTruyền thông còn gặp không ít khó khăn trong việc tổ chức thực hiện các vănbản quy phạm pháp luật, các chiến lược, quy hoạch cũng như thực hiện chứcnăng kiểm tra, theo dõi, nghiệm thu các hoạt động về bưu chính viễn thông trênđịa bàn tỉnh.

V ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TỈNH KONTUM

Điểm mạnh:

Hệ thống mạng bưu chính viễn thông của Kon Tum đang trong giai đoạnxây dựng, phát triển do đó tỉnh có nhiều điều kiện để xây dựng một hệ thốnghiện đại, tiên tiến

Mạng bưu chính có tốc độ phát triển khá, 87/96 số xã, phường có điểmphục vụ Bán kính phục vụ bình quân cả tỉnh là 4,86 km với số dân phục vụ bìnhquân của một điểm phục vụ là 2.777 người

Cung cấp đầy đủ, đa dạng, phong phú các loại hình dịch vụ bưu chínhviễn thông.

Thị trường bưu chính viễn thông còn nhiều tiềm năng.

Điểm yếu:

Mạng bưu chính: Mặc dù số dân bình quân trên một điểm phục vụ đạt trênmức trung bình của cả nước, nhưng do tỉnh có địa hình miền núi, giao thông đilại khó khăn, số điểm phục vụ bưu chính còn thiếu, nên việc tiếp xúc với cácdịch vụ của người dân vẫn rất hạn chế.

Mạng lưới điểm bưu điện văn hóa xã tại các xã vùng sâu vùng xa hoạtđộng vẫn chưa hiệu quả Một số nơi mặc dù đã được cung cấp dịch vụ Internetnhưng tốc độ đường truyền không đảm bảo do vẫn dùng kết nối dial-up, thườngxuyên xảy ra tình trạng rớt mạng Bên cạnh đó trình độ tin học của nhân viêncòn hạn chế nên không hướng dẫn được khách hàng Hệ thống thư viện đặt tạicác điểm bưu điện văn hóa xã không phát huy được tối đa vai trò, thiếu nhiều tài

Trang 33

liệu sách báo tham khảo cần thiết cho các, gắn với đời sống của người dân, nhấtlà đối với đồng bào các dân tộc thiểu số

Mạng viễn thông của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế Mặc dù tất cả các tổngđài đã được số hóa, sử dụng công nghệ mới, nhưng do tỉnh có địa hình phức tạp,các tuyến truyền dẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, một số huyện vẫn dùng Vibacó độ an toàn không cao

So với các tỉnh đồng bằng, chỉ tiêu về mật độ điện thoại năm 2007 củaKon Tum còn thấp so với trung bình cả nước, đạt 34,9 máy /100 dân (trong đócố định đạt 9,3 máy/100 dân) 100% số xã được phổ cập dịch vụ điện thoại cốđịnh, nhưng mật độ người sử dụng và chất lượng dịch vụ thấp hơn so với mặtbằng chung cả nước Mạng thông tin di động mới phủ sóng tới các trung tâmhuyện, nhiều nơi độ phủ sóng còn yếu, số lượng trạm phát sóng thưa, chất lượngdịch vụ chưa đảm bảo.

Dịch vụ Internet còn kém phát triển, hiệu quả sử dụng chưa cao Các dịchvụ liên quan đến ứng dụng Chính phủ điện tử, thương mại điện tử, trợ giúp sảnxuất nông nghiệp, đào tạo hầu như chưa có hoặc người dân chưa được tiếp cận.Người tiêu dùng sử dụng dịch vụ ứng dụng ở mức sơ khai, khoảng cách về sốngười sử dụng dịch vụ ở nông thôn miền núi và thành thị còn khá lớn.

Nguyên nhân

Xuất phát điểm của nền kinh tế và cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thấp Cácdoanh nghiệp chưa có nhiều dịch vụ cung cấp các ứng dụng thiết thực, giá dịchvụ còn cao so với mức sống của nhân dân; trình độ sử dụng của người dân ởnông thôn còn hạn chế

Kon Tum mới bắt đầu có sự cạnh tranh cung cấp dịch vụ Bưu chính, Viễnthông thị trường Bưu chính, Viễn thông còn nhỏ chủ yếu tập trung ở Thị xã, thịtrấn, chưa hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư xây dựng mạng và điểm phục vụ tạicác huyện và xã vùng cao.

Từ trước đến nay chưa có quy hoạch phát triển tổng thể cho lĩnh vực Bưuchính Viễn thông trên quan điểm của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm kíchthích cạnh tranh, huy động mọi nguồn lực và thành phần kinh tế tham gia thịtrường Bưu chính, Viễn thông, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên Viễn thôngvà sử dụng chung cơ sở hạ tầng.

Trang 34

VI ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ĐẾN SỰPHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

Bưu chính viễn thông ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự pháttriển kinh tế xã hội Theo các thống kê, đánh giá sơ bộ về tác động của Bưuchính Viễn thông đến sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung và củaKon Tum nói riêng trong thời gian qua, sự phát triển của Bưu chính Viễn thôngngoài giá trị đóng góp trực tiếp cho GDP, còn góp phần tác động không nhỏthúc đẩy mức tăng trưởng GDP của tỉnh

Đánh giá tác động của bưu chính viễn thông đối với sự phát triển kinh tếxã hội dựa trên đánh giá của của cả nước nói chung, và chỉ tính đến sự đóng gópcủa viễn thông theo số liệu của cả nước giai đoạn 1997 – 2004.

Giai đoạn 2001 - 2005, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh đạt 11% Trongđó:

Tác động của viễn thông và Internet giai đoạn 2001- 2005 đến tăng trưởngGDP của tỉnh đạt 0,59%

Đầu tư vào Viễn thông và Internet đóng góp vào tăng trưởng GDP đạt0,27%

Khi đầu tư 1 đồng cho viễn thông và Internet thì đóng góp cho GDP sẽ là1,62 đồng

PHẦN IV DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNHVIỄN THÔNG

I XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH1 Xu hướng đổi mới tổ chức ngành bưu chính

Theo chủ trương của Nhà nước, mọi thành phần kinh tế được tham giacung cấp dịch vụ chuyển phát Tập đoàn Bưu chính, viễn thông (VNPT) táchBưu chính Việt Nam thành Tổng Công ty Bưu chính hoạt động độc lập sẽ gópphần tăng nguồn lực của ngành bưu chính Việt Nam

Ngành Bưu chính đầu tư nhiều thiết bị hiện đại, các cán bộ được đào tạolại để cập nhật với dây chuyền công nghệ bưu chính hiện đại, đồng thời mởthêm một số loại hình dịch vụ khác để sắp xếp số lao động dôi ra không bố tríđược trong dây chuyền sản xuất.

Trang 35

Bưu chính Việt Nam có thể đảm bảo thu bù chi vào năm 2010 và tiến tớihoạt động có lãi sau năm 2010 (từ 3 đến 5 năm chia tách).

2 Xu hướng mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế

Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Bưu chính Việt Nam hiệnnay thiếu kinh nghiệm và công nghệ cao đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý so vớicác doanh nghiệp nước ngoài Xu hướng mở cửa thị trường sẽ giúp cho thịtrường bưu chính đầy tiềm năng phát triển mạnh hơn.

Việt Nam xây dựng lộ trình từng bước mở cửa thị trường Chủ yếu là mởcửa thị trường chuyển phát tiền, chuyển phát nhanh, thư và bưu phẩm bưu kiện.Tuy nhiên dịch vụ bưu chính công cộng vẫn do Bưu Chính Việt Nam thực hiện

Xu hướng chung là tạo điều kiện thúc đẩy lĩnh vực chuyển phát Cácthành phần kinh tế trong và ngoài nước, kể cả hình thức 100% vốn nước ngoàivà hình thức đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ cao được khuyến khíchtham gia phát triển thị bưu chính

3 Xu hướng phát triển các dịch vụ mới

Bưu chính Việt Nam sẽ phát triển các dịch vụ tài chính như: dịch vụ trảlương hưu, dịch vụ thanh toán, dịch vụ nhờ thu, phát cho các doanh nghiệp cungứng dịch vụ (thu tiền bảo hiểm nhân thọ, thu tiền điện, điện thoại, nước, ) vàđặc biệt tham gia cung cấp các dịch vụ bưu chính giá trị gia tăng.

Công nghệ thông tin tạo điều kiện cho bưu chính khai thác các dịch vụthương mại điện tử (E – Commerce) như: bưu chính ảo, bưu chính điện tử (E –Posts), direct mail, kho vận, mua hàng qua Bưu điện – thương mại điện tử.

Đến năm 2010 tỉ trọng doanh thu của các dịch vụ mới chiếm khoảng 50%và đến năm 2015 thì tỉ trọng doanh thu các dịch vụ mới chiếm đến 80% doanhthu bưu chính.

4 Xu hướng ứng dụng khoa học và công nghệ

Công nghệ thông tin phát triển đã tạo ra rất nhiều phần mềm cho bưuchính trong quản lý, khai thác và lưu trữ số liệu Các ứng dụng qua mạngInternet giúp việc truyền đưa tin tức hiệu quả, nhanh chóng và cho phép truy tìmhay định vị các sản phẩm bưu chính nhanh chóng Từ đó, cho phép phát triểncác dịch vụ bưu chính mới như bưu chính dữ liệu (Datapost), Letter to mail hayMail to letter, E- post,

Trang 36

Xu hướng tự động hóa trong khâu chia chọn các sản phẩm bưu chínhnhằm giảm thiểu tối đa thời gian thực hiện công việc, giảm sức lao động, nângcao năng suất cũng như chất lượng dịch vụ

Ngoài ra còn có các ứng dụng các công nghệ trong quản lý nguồn nhânlực, quản lý chất lượng dựa trên các bộ tiêu chuẩn quản lý như là: ISO, TQ,TQM, Six sigmax hay là ERP (bộ giải pháp công nghệ thông tin tích hợp toànbộ ứng dụng quản lý sản xuất kinh doanh vào một hệ thống duy nhất) UPUcũng đã định hướng cho các tổ chức Bưu chính của các nước sử dụng ISO đểquản lý chất lượng với các chuẩn như: ISO/IEC 15418, ISO/IEC 15434 vàISO/IEC 15459 nâng cao năng suất, chất lượng dịch vụ bưu chính.

Đến 2015 hoàn thành triển khai ứng dụng công nghệ tự động hóa cấp tỉnh,thành phố trong khâu chia chọn Đến năm 2020, công nghệ tự động hoá sẽ cócác thiết bị chấp nhận và phát bưu phẩm, bưu kiện tự động đặt tại các nơi côngcộng, hoạt động liên tục 24/24 đảm bảo đáp ứng nhu cầu tối đa của người tiêudùng.

Doanh thu dịch vụ truyền thống đến 2020 chỉ chiếm dưới 10% doanh thucủa toàn bưu chính còn lại là doanh thu các dịch vụ mới có ứng dụng khoa học -công nghệ.

5 Dự báo phát triển đến năm 2020

Triển khai và tiến hành nghiên cứu phát triển các dịch vụ mới trên cơ sởứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại Bởi vậy định hướng pháttriển đến 2020 sẽ chủ yếu đi vào triển khai và phát triển các dịch vụ mới tớinhiều đối tượng khách hàng Công nghệ tự động hoá sẽ có các thiết bị chấp nhậnvà phát bưu phẩm, bưu kiện tự động đặt tại các nơi công cộng, hoạt động liêntục 24/24.

Tăng dần tỷ trọng về doanh thu của các dịch vụ mới Doanh thu dịch vụtruyền thống đến 2020 chỉ chiếm dưới 10% doanh thu của toàn bưu chính.Doanh thu các dịch vụ mới chiếm tỉ trọng lớn trong doanh thu bưu chính.

II DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG1 Xu hướng công nghệ viễn thông của thế giới và Việt Nam

a Trên thế giới

Trang 37

Mạng viễn thông thế giới 10 năm qua trải qua sự chuyển đổi mạnh mẽtheo hướng số hóa và cáp quang hóa

Về cấu trúc mạng, vẫn tồn tại các mạng riêng rẽ cho từng dịch vụ: cốđịnh, di động, Internet, truyền hình cáp…

Mạng điện thoại di động chuyển từ 2G sang 3G và sau 3G

b Tại Việt Nam

Về công nghệ chuyển mạch, Việt Nam đã hoàn thành chiến lược số hóa100% Về công nghệ truyền dẫn đã cáp quang hóa đến hầu hết các huyện và ởgiai đoạn đầu của chiến lược cáp quang hóa mạng nội hạt

Về cấu trúc mạng, tuy mạng NGN đã được triển khai nhưng chưa đủ khảnăng hội tụ các mạng hiện nay còn tồn tại độc lập (cố định, di động, Internet ).

Nhìn chung, công nghệ Bưu chính Viễn thông của Việt Nam sẽ phát triểntheo những xu hướng tiên tiến trên thế giới Những xu hướng áp dụng công nghệchính là:

Mạng viễn thông cố định

Mạng viễn thông cố định sẽ được chuyển đổi sang mạng toàn IP dựa trêncác tiêu chuẩn NGN Ban đầu mạng NGN sẽ thay thế mạng hiện tại ở cấp liêntỉnh (3 – 5 năm), sau đó đến cấp nội hạt.

Trang 38

Hình 1: Xu hướng phát triển mạng viễn thông.

Công nghệ truyền dẫn chủ yếu sẽ dựa trên truyền dẫn quang Công nghệtruy nhập vẫn chủ yếu dựa vào mạng cáp đồng Vào năm 2010, 70% số thuê baobăng rộng sử dụng công nghệ xDSL.

Hình 2: Xu hướng Công nghệ thông tin di động.c Mạng Internet

Công nghệ mạng Internet sẽ chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 Dịch vụENUM, tên miền tiếng Việt sẽ phát triển mạnh.

Quá trình chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 sẽ trải qua 3 pha, mỗi pha kéo dàitừ 3 – 5 năm tùy theo điều kiện của từng nước và từng nhà khai thác Việcchuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 ở Việt Nam hiện đang được triển khai.

Internet băng thông rộng phát triển mạnh.

Trang 39

2 Xu hướng phát triển thị trường

Các dịch vụ truyền thống vẫn tiếp tục có nhu cầu ngày càng tăng đến saunăm 2010 Từ nay đến năm 2010, nhu cầu lắp đặt điện thoại cố định ở khu vựcnông thôn tăng mạnh, tốc độ tăng vượt thị xã, thị trấn Điện thoại di động tăngtrưởng mạnh, mức tăng từ 40 – 50% hàng năm Các dịch vụ giá trị gia tăng sẽtrở nên phổ biến.

Năm 2010 dịch vụ truy nhập không dây băng rộng sẽ thay thế dần cácdịch vụ truy nhập qua điện thoại di động và truy nhập Internet

Trong thời gian tới phát sinh các nhu cầu giải trí và ứng dụng Công nghệthông tin làm giảm tỷ trọng các dịch vụ truyền thống.

3 Xu hướng mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế

Việt Nam đã ký kết hợp tác chuyên ngành xây dựng và thực hiện IAPtheo hướng minh bạch hóa, đã triển khai MRA và hỗ trợ một số doanh nghiệpđầu tư nước ngoài thành lập.

Việt Nam cam kết thực hiện mở cửa dịch vụ viễn thông, cho phép thànhlập liên doanh, cho phép thành lập liên doanh cung cấp dịch vụ cơ bản, và dịchvụ thoại vào 10/12/2007.

Đến 2010, các doanh nghiệp Mỹ được tham gia thị trường viễn thông ViệtNam theo hình thức cung cấp dịch vụ Việc xây dựng và thiết lập mạng vẫn docác doanh nghiệp trong nước thực hiện, cung cấp và bán lại dịch vụ sẽ khônghạn chế các doanh nghiệp nước ngoài.

Như vậy, thị trường viễn thông sẽ là thị trường tự do, các doanh nghiệptrong nước và ngoài nước hoàn toàn tự do cạnh tranh trên thị trường.

Mở cửa thị trường có tác những tác dụng tích cực như thu hút nguồn đầutư, giảm giá cước, thu hút đông số người sử dụng nhưng cũng làm ảnh hưởngđến an ninh thông tin liên lạc, dịch vụ phổ cập không được các doanh nghiệpquan tâm và tạo ra thị trường cạnh tranh khốc liệt Từ đó, có thể nhiều doanhnghiệp trong nước bị loại ra khỏi thị trường.

4 Xu hướng phát triển công nghệ

Công nghệ chuyển mạch đang trong quá trình thay đổi công nghệ hội tụvề mạng NGN

Trang 40

Công nghệ truyền dẫn chủ yếu sẽ dựa trên truyền dẫn quang với các côngnghệ SDH (phân cấp số đồng bộ), SONET (mạng cáp quang đồng bộ) Ring(mạng vòng) Thông tin quang tốc độ cao với các công nghệ ghép kênh phânchia theo bước sóng sẽ được áp dụng trên các tuyến truyền dẫn liên tỉnh.

Công nghệ truy nhập sẽ nhanh chóng triển khai sử dụng các thiết bị đầucuối thông minh Khi mạng NGN phát triển, sẽ sử dụng thế hệ chuyển mạchmềm hoặc các giải pháp BDSL (thuê bao số băng rộng) đảm nhiệm.

Truy nhập không dây sẽ có nhu cầu ngày càng lớn Công nghệ truy cậpkhông dây băng rộng sẽ phát triển mạnh Truy cập qua vệ tinh sẽ trở nên phổbiến sau khi Việt Nam có vệ tinh viễn thông

Công nghệ thông tin di động thế hệ 3,5G sẽ phát triển dựa trên với 2chuẩn giao diện vô tuyến chính là W-CDMA (đa truy nhập phân chia theo mãbăng rộng) và CDMA 2000 Công nghệ thông tin di động thứ 4 sẽ sử dụng hoàntoàn chuyển mạch gói

Hội tụ công nghệ viễn thông, phát thanh truyền hình và Internet sẽ trởthành xu thế tất yếu Các hệ thống truyền hình cáp/số sẽ được huy động tối đacung cấp dịch vụ truy cập Internet băng rộng Các công nghệ mới sẽ cho phépcung cấp có hiệu quả các dịch vụ phát thanh, truyền hình và đa phương tiện quamạng viễn thông và Internet.

Ứng dụng CNTT vào viễn thông ngày càng rộng rãi Đặc biệt là trong cácdịch vụ gia tăng giá trị, hệ thống chăm sóc khách hàng, hệ thống hỗ trợ vận hành.v.v.

5 Xu hướng phát triển Viễn thông đến năm 2020

Viễn thông sau năm 2015 sẽ phát triển theo xu hướng sau:

 Tốc độ truy nhập lớn để đáp ứng yêu cầu băng thông các dịch vụ giải trívà truyền hình.

 Phương thức truy nhập: truy nhập quang và vô tuyến.

 Cấu trúc mạng: phát triển theo mạng thế hệ tích hợp đa dịch vụ công nghệIP.

III DỰ BÁO NHU CẦU CÁC DỊCH VỤ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TẠIKON TUM

Căn cứ dự báo

Ngày đăng: 31/10/2012, 17:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Sản lượng, doanh thu các dịch vụ Bưu chính qua các năm - Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh kon tum giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020
Bảng 1. Sản lượng, doanh thu các dịch vụ Bưu chính qua các năm (Trang 21)
Bảng 2. Hiện trạng nguồn nhân lực tỉnh Kon Tum năm 2007 Tổng số lao - Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh kon tum giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020
Bảng 2. Hiện trạng nguồn nhân lực tỉnh Kon Tum năm 2007 Tổng số lao (Trang 21)
Bảng 3. Hiện trạng mạng chuyển mạch theo từng huyện của tỉnh Kon Tum  đến 31/12/2007 - Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh kon tum giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020
Bảng 3. Hiện trạng mạng chuyển mạch theo từng huyện của tỉnh Kon Tum đến 31/12/2007 (Trang 22)
Bảng 4. Hiện trạng BTS theo từng huyện của tỉnh Kon Tum đến 12/2007 - Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh kon tum giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020
Bảng 4. Hiện trạng BTS theo từng huyện của tỉnh Kon Tum đến 12/2007 (Trang 25)
Bảng 5. Hiện trạng nguồn nhân lực Viễn thông năm 2007 Tổng - Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh kon tum giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020
Bảng 5. Hiện trạng nguồn nhân lực Viễn thông năm 2007 Tổng (Trang 27)
Bảng 8. Số thuê bao Internet giai đoạn 2001 - 2007 Năm Số thuê bao - Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh kon tum giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020
Bảng 8. Số thuê bao Internet giai đoạn 2001 - 2007 Năm Số thuê bao (Trang 29)
Hình 1: Xu hướng phát triển mạng viễn thông. - Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh kon tum giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020
Hình 1 Xu hướng phát triển mạng viễn thông (Trang 38)
Bảng 9. Kết quả dự báo sản lượng các dịch vụ bưu chính tỉnh Kon Tum - Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh kon tum giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020
Bảng 9. Kết quả dự báo sản lượng các dịch vụ bưu chính tỉnh Kon Tum (Trang 41)
Bảng 10. Kết quả dự báo số thuê bao điện thoại tỉnh Kon Tum  Năm Điện thoại cố - Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh kon tum giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020
Bảng 10. Kết quả dự báo số thuê bao điện thoại tỉnh Kon Tum Năm Điện thoại cố (Trang 42)
Bảng 12. Các chỉ tiêu dịch vụ Bưu chính đến năm 2015 - Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh kon tum giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020
Bảng 12. Các chỉ tiêu dịch vụ Bưu chính đến năm 2015 (Trang 45)
Bảng 15. Quy hoạch phát triển thuê bao Internet theo huyện tỉnh Kon Tum  đến năm 2015 - Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh kon tum giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020
Bảng 15. Quy hoạch phát triển thuê bao Internet theo huyện tỉnh Kon Tum đến năm 2015 (Trang 66)
Bảng 17. Kinh phí hỗ trợ phát triển thuê bao mới của các cá nhân, hộ gia  đình - Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh kon tum giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020
Bảng 17. Kinh phí hỗ trợ phát triển thuê bao mới của các cá nhân, hộ gia đình (Trang 72)
Bảng 22. Phân kỳ thực hiện - Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh kon tum giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020
Bảng 22. Phân kỳ thực hiện (Trang 73)
Bảng 21. Tổng hợp phổ cập dịch vụ Internet - Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh kon tum giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020
Bảng 21. Tổng hợp phổ cập dịch vụ Internet (Trang 73)
Bảng 23. Đầu tư thiết bị để truy nhập Internet công cộng - Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh kon tum giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020
Bảng 23. Đầu tư thiết bị để truy nhập Internet công cộng (Trang 74)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w