Kinh nghiệm và giá trị tham khảo cho Việt Nam qua nghiên cứu mối quan hệ giữa Chính hiệp, Mặt trận Lào Xây dựng đất nước và Hiệp hội nhân dân Singapore với Chương 3: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Trang 1NGUYỄN VĂN PHA
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VỚI CÁC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Trang 2NGUYỄN VĂN PHA
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VỚI CÁC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Mã số: 9 38 01 06
Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS QUÁCH SĨ HÙNG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Các
số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng từ các tài liệu chính thống và được trích dẫn theo đúng quy định.
Tác giả luận án
Nguyễn Văn Pha
Trang 4Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MỐI QUAN
HỆ GIỮA ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VỚI CÁC
CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 40
2.1 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị, mối quan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Trung ương của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật
40 2.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung của pháp luật về mối quan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Trung ương của nhà nước
2.3 Tiêu chí, điều kiện bảo đảm hoàn thiện pháp luật về mối quan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Trung ương của nhà nước
2.4 Kinh nghiệm và giá trị tham khảo cho Việt Nam qua nghiên cứu mối quan hệ giữa Chính hiệp, Mặt trận Lào Xây dựng đất nước và Hiệp hội nhân dân Singapore với
Chương 3: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VỚI CÁC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 80
3.1 Khái quát quá trình phát triển của pháp luật về mối quan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Trung ương của nhà nước Cộng hòa
3.2 Thực trạng pháp luật về mối quan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Trung ương của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
3.3 Đánh giá chung về kết quả, hạn chế, nguyên nhân của kết quả, hạn chế 120
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MỐI QUAN
HỆ GIỮA ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VỚI CÁC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 128
4.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật về mối quan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Trung ương của nhà nước Cộng hòa xã hội
4.2 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về mối quan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Trung ương của nhà nước Cộng hòa xã hội
Trang 5LUẬN ÁN 165
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 166
Trang 6: Đại biểu Quốc hội : Giám sát
: Hệ thống chính trị : Hội đồng nhân dân : Hội thẩm nhân dân: Mặt trận Tổ quốc : Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Mối quan hệ
: Nhà nước: Nghị quyết liên tịch: Pháp luật
: Phản biện xã hội : Quy phạm pháp luật: Tổ chức thành viên : Tòa án nhân dân : Trung ương: Ủy ban Thường vụ Quốc hội : Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Viện kiểm sát nhân dân
: Xã hội chủ nghĩa
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) tiền thân là Mặt trận Dân tộc thốngnhất Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập,lãnh đạo, được thành lập ngày 18 tháng 11 năm 1930 “Trải qua các thời kỳ hoạtđộng với những tên gọi khác nhau, Mặt trận không ngừng phát huy tinh thần yêunước, truyền thống đoàn kết dân tộc Việt Nam - một nhân tố quyết định thắng lợicủa sự nghiệp giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổquốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN)” [75]
Trên cơ sở những thành tựu của đổi mới tư duy kinh tế, Đảng ta chủ trươngtiếp tục đổi mới tư duy chính trị Khái niệm hệ thống chính trị (HTCT) được hìnhthành, trong đó Nhà nước là trung tâm của HTCT Đảng Cộng sản Việt Nam làđảng cầm quyền, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội; MTTQVN và các tổchức chính trị - xã hội là các thiết chế của HTCT Mối quan hệ giữa các tổ chứctrong HTCT ngày càng được củng cố, hoàn thiện và được vận hành theo cơ chếĐảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ Ngoài việc thực hiện quyềnlàm chủ trực tiếp, nhân dân còn thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua Nhànước, thông qua Ủy ban MTTQ các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội mà mình làhội viên, đoàn viên
Từ yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhândân, vì nhân dân, Nhà nước phải được tổ chức trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật,quản lý xã hội theo Hiến pháp và pháp luật Theo đó, các cơ quan nhà nước(CQNN), tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội -nghề nghiệp, tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế và mọi công dân đều phải tôn trọng
và thực hiện Hiến pháp và pháp luật
Chính vì vậy, trong Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của BộChính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đếnnăm 2010, định hướng đến năm 2020 đã xác định "Xây dựng và hoàn thiện phápluật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong HTCT, phù hợp với yêu cầuxây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vìnhân dân" [11]
Trang 8Tổ chức thực hiện chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nóichung cũng như xây dựng và hoàn thiện pháp luật về mối quan hệ giữa MTTQVNvới Nhà nước nói riêng, đồng thời thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng
về tổ chức, hoạt động của MTTQVN bằng pháp luật, Nhà nước đã ban hành nhiềuvăn bản pháp luật Các quy định về tổ chức, hoạt động của MTTQVN, mối quan hệgiữa MTTQVN với Nhà nước trong Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992,Hiến pháp năm 2013, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN), Luật Tổ chứcQuốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chứcViện kiểm sát nhân dân, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu Hộiđồng nhân dân (HĐND), Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, LuậtBan hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), các nghị quyết liên tịch (NQLT)giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBTWMTTQVN) với Chủtịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chính phủ và nhiều văn bảnpháp luật khác trong hơn 20 năm qua đã hình thành một lĩnh vực pháp luật về mốiquan hệ giữa UBTWMTTQVN với các cơ quan Trung ương của nhà nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam
Từ khi hình thành, pháp luật về mối quan hệ giữa UBTWMTTQVN vớicác cơ quan Trung ương của nhà nước CHXHCN Việt Nam đã đi vào cuộc sống
và đã đạt được những kết quả nhất định Đó là việc xác định ngày càng rõ hơn vịtrí của UBTWMTTQVN với tư cách là chủ thể trong mối quan hệ với các cơquan Trung ương của nhà nước CHXHCN Việt Nam Vị thế của MTTQVNđược nâng lên rõ rệt, phát huy ngày càng cao vai trò “là cơ sở chính trị của chínhquyền nhân dân, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng củanhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dânchủ, tăng cường đồng thuận xã hội, tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước” [96].Mối quan hệ giữa UBTWMTTQVN với các cơ quan Trung ương của nhà nướcCHXHCN Việt Nam trong hoạt động giám sát và phản biện xã hội (PBXH) đã gópphần tăng cường và mở rộng quyền dân chủ của nhân dân trong tham gia quản lýnhà nước, kiểm soát quyền lực nhà nước (các quyền lập pháp, quyền hành pháp vàquyền tư pháp)
Trang 9Tuy nhiên, hệ thống pháp luật và quá trình thực hiện pháp luật về mối quan
hệ giữa UBTWMTTQVN với các cơ quan Trung ương của nhà nước CHXHCNViệt Nam trong thời gian qua cũng có nhiều hạn chế, bất cập Hệ thống các quyđịnh không đồng bộ; nhiều quy định của Hiến pháp chưa được cụ thể hóa đầy đủthành pháp luật; các quy định rải rác, tản mạn ở nhiều văn bản pháp luật có thứ bậckhác nhau (từ Hiến pháp cho đến luật, bộ luật, nghị quyết của Quốc hội, NQLT,nghị định, thông tư); không ít những quy định còn hình thức, thiếu tính khả thi; tínhquy phạm của pháp luật chưa chặt chẽ, thiếu tính ràng buộc trong việc thực hiệnquyền và nghĩa vụ của mỗi bên Quá trình thực hiện pháp luật về mối quan hệ giữaUBTWMTTQVN với các cơ quan Trung ương của nhà nước CHXHCN Việt Nam,bên cạnh những kết quả đạt được thì nhiều nội dung thiếu hiệu quả có nguyên nhân
từ những bất cập, hạn chế của pháp luật như vừa nêu trên và những nguyên nhânchủ quan từ hai phía trong quá trình thực hiện pháp luật Vì vậy vấn đề hoàn thiệnpháp luật về mối quan hệ giữa UBTWMTTQVN với các cơ quan Trung ương củanhà nước CHXHCN Việt Nam cần được nghiên cứu về mặt lý luận, tổng kết thựctiễn cả về pháp luật và thực hiện pháp luật để có các giải pháp hoàn thiện theo yêucầu xây dựng và phát triển nền dân chủ XHCN và yêu cầu xây dựng nhà nước phápquyền thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
Vì các lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: "Hoàn thiện pháp luật về
mối quan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Trung ương của nhà nước Cộng hòa xã hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay" làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành “Lý luận và lịch sử nhà nước và
pháp luật”
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích làm rõ hơn những vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng
để xác định quan điểm và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về mối quan hệgiữa UBTWMTTQVN với các cơ quan Trung ương của nhà nước CHXHCN ViệtNam hiện nay
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, Luận án định ra và giải quyết các nhiệm vụsau đây:
Trang 10- Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước liênquan đến đề tài của Luận án Xác định những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu,đặt ra giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài Luận án.
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về hoàn thiện pháp luật về mối quan hệ giữaUBTWMTTQVN với các cơ quan Trung ương của nhà nước CHXHCN Việt Nam
- Khái quát lịch sử hình thành và phát triển, đánh giá thực trạng pháp luật vàthực hiện pháp luật về mối quan hệ giữa UBTWMTTQVN với các cơ quan Trungương của nhà nước CHXHCN Việt Nam
- Luận chứng quan điểm, giải pháp bảo đảm hoàn thiện pháp luật về mốiquan hệ giữa UBTWMTTQVN với các cơ quan Trung ương của nhà nướcCHXHCN Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn củapháp luật về mối quan hệ giữa UBTWMTTQVN với các cơ quan Trung ương củanhà nước CHXHCN Việt Nam; tham khảo kinh nghiệm một số nước Từ đó Luận
án luận chứng khoa học và đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện phápluật về mối quan hệ giữa UBTWMTTQVN với các cơ quan Trung ương của nhànước CHXHCN Việt Nam hiện nay
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận của
pháp luật và hoàn thiện pháp luật về mối quan hệ giữa UBTWMTTQVN (thôngqua hoạt động của Ban Thường trực UBTWMTTQVN, Đoàn Chủ tịchUBTWMTTQVN) với các cơ quan Trung ương của nhà nước CHXHCN Việt Nambao gồm Quốc hội (UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội), Chủtịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân (TAND) tối cao và Viện kiểm sát nhân dân(VKSND) tối cao Đánh giá quá trình hình thành, phát triển và thực trạng của phápluật về các mối quan hệ này Từ đó, nêu quan điểm, đưa ra giải pháp bảo đảm hoànthiện pháp luật về mối quan hệ giữa UBTWMTTQVN với các cơ quan Trung ươngcủa nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay
Trang 11- Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu pháp luật về mối quan hệ giữa
UBTWMTTQVN với các cơ quan Trung ương của nhà nước CHXHCN Việt Nam
từ năm 1980 (khi lần đầu tiên Hiến pháp có quy định về MTTQVN); trong đó chủyếu đánh giá thực trạng pháp luật về mối quan hệ giữa UBTWMTTQVN với các cơquan Trung ương của nhà nước CHXHCN Việt Nam từ khi có Hiến pháp năm 2013đến nay
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận khoa học của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về xây dựng và hoàn thiệnmối quan hệ giữa các cơ quan, tổ chức trong HTCT; về vị trí, vai trò củaMTTQVN; về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân,
-vì nhân dân; về hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng vàchủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin trong thực hiện toàn bộ Luận án,đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội nhân văn, vớicác phương pháp cụ thể sau đây:
- Phương pháp phân tích tài liệu Phương pháp này được áp dụng để phântích các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tàiluận án; phân tích các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam, các văn bản quyphạm pháp luật liên quan trực tiếp đến đề tài luận án (các chương 1, 2)
- Phương pháp thống kê Phương pháp này được áp dụng để thống kê số liệu,phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật về mối quan hệ giữa UBTWMTTQVNvới các cơ quan Trung ương của nhà nước CHXHCNVN (Chương 3)
- Phương pháp tổng hợp Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp các sốliệu từ các nguồn chính thống, đáng tin cậy để từ đó đưa ra những nhận xét, luậngiải và những đề xuất của tác giả luận án về quan điểm, giải pháp hoàn thiện phápluật về mối quan hệ giữa UBTWMTTQVN với các cơ quan Trung ương của nhànước CHXHCNVN (các chương 3, 4)
Trang 12- Phương pháp luật học so sánh Phương pháp này được sử dụng nhằmnghiên cứu tổ chức và hoạt động của một số tổ chức có tính chất tương tự nhưMTTQVN ở một số nước có giá trị tham khảo cho Việt Nam (Chương 1).
- Phương pháp chuyên gia Phương pháp này được sử dụng để thu thập ýkiến các chuyên gia, nhà khoa học, người có hoạt động thực tiễn lâu năm, có nhiềukinh nghiệm trong công tác lập pháp, công tác Mặt trận nhằm đánh giá thực trạngcủa pháp luật và thực hiện pháp luật về mối quan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặttrận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Trung ương của nhà nước CHXHCN ViệtNam (Chương 3)
- Phương pháp quy nạp và diễn dịch Phương pháp này được áp dụng để kháiquát hóa hoặc cụ thể hóa nội dung, đối tượng, vấn đề nghiên cứu nhằm đảm bảotính chính xác, khách quan đối với việc xây dựng các vấn đề có tính lý luận và thựctiễn của luận án (được sử dụng trong toàn bộ luận án)
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án "Hoàn thiện pháp luật về mối quan hệ giữa Ủy ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Trung ương của nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay" có một số đóng góp mới sau đây:
Một là, Luận án đã xây dựng khái niệm pháp luật về mối quan hệ giữa
UBTWMTTQVN với các cơ quan Trung ương của nhà nước CHXHCN Việt Nam;làm rõ đặc điểm, nội dung điều chỉnh và vai trò của pháp luật, các tiêu chí đánh giámức độ hoàn thiện pháp luật về mối quan hệ giữa UBTWMTTQVN với các cơquan Trung ương của nhà nước CHXHCN Việt Nam Đồng thời xác định các yếu
tố bảo đảm hoàn thiện pháp luật về mối quan hệ giữa UBTWMTTQVN với các cơquan Trung ương của nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay Luận án đã rút ranhững giá trị tham khảo cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện pháp luật quanghiên cứu pháp luật về mối quan hệ giữa các tổ chức có tính chất tương tự nhưMTTQVN với các CQNN ở một số nước
Hai là, trên cơ sở khái quát quá trình hình thành, phát triển, đánh giá thực
trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về mối quan hệ giữa UBTWMTTQVN vớicác cơ quan Trung ương của nhà nước CHXHCN Việt Nam từ năm 1980 đến naynhằm khẳng định những kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra những hạn chế, bất cập
Trang 13và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập ấy, từ đó xác định các quan điểm, cácgiải pháp bảo đảm hoàn thiện pháp luật về mối quan hệ giữa UBTWMTTQVN vớicác cơ quan Trung ương của nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về lý luận: Luận án góp phần làm phong phú thêm lý luận về hoàn thiện
pháp luật nói chung và hoàn thiện pháp luật về mối quan hệ giữa UBTWMTTQVNvới các cơ quan Trung ương của nhà nước CHXHCN Việt Nam Theo đó, cũng gópphần hoàn thiện mối quan hệ giữa các thiết chế trong HTCT nói chung và hoànthiện mối quan hệ giữa MTTQVN với Nhà nước hiện nay
Về thực tiễn: Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện,
hệ thống có tính chuyên sâu về mối quan hệ giữa UBTWMTTQVN với Quốc hội,Chủ tịch nước, Chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao Kết quả nghiên cứu củaLuận án có giá trị tham khảo đối với việc hoạch định chính sách, pháp luật của các
cơ quan Đảng, CQNN có thẩm quyền về mối quan hệ giữa UBTWMTTQVN vớicác cơ quan Trung ương của Nhà nước; đồng thời luận án có thể sử dụng làm tàiliệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu của tác giả đãcông bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận án gồm
4 chương, 12 tiết:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
- Chương 2: Cơ sở lý luận của hoàn thiện pháp luật về mối quan hệ giữa Ủy
ban Trung ương MTTQ Việt Nam với các cơ quan Trung ương của Nhà nướcCHXHCN Việt Nam
- Chương 3: Quá trình phát triển và thực trạng pháp luật về mối quan hệ giữa
Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam với các cơ quan Trung ương của Nhà nướcCHXHCN Việt Nam
- Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về mối quan hệ
giữa Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam với các cơ quan Trung ương của Nhànước CHXHCN Việt Nam
Trang 14Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
- Cuốn sách “Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của HTCT trong quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam” của Lê Minh Thông [121] là kết quả
nghiên cứu của đề tài KX.10-01 thuộc Chương trình khoa học cấp nhà nước “Tiếp
tục đổi mới, hoàn thiện HTCT ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chủ động hội nhập quốc tế” Nội dung cuốn sách khẳng
định đổi mới HTCT thực chất phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong HTCT.Nhân dân là chủ thể duy nhất tối cao của quyền lực chính trị, các tổ chức trongHTCT chỉ là chủ thể thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân Do vậy, quyềnhạn, trách nhiệm của Đảng cầm quyền, của Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội
đều phục tùng ý chí, nguyện vọng của nhân dân và chịu sự kiểm soát của nhân dân.
Công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, HTCT bao gồm Đảng lãnh đạo, nhà nướcquản lý, nhân dân làm chủ thông qua các tổ chức chính trị - xã hội Đảng lãnh đạo
về chính trị, tư tưởng và tổ chức, nhưng không áp đặt đối với các tổ chức chính trị
-xã hội, quan hệ chính trị giữa Nhà nước và các tổ chức chính trị - -xã hội là quan hệchủ thể cùng một cấp trong hệ thống Nhưng thực tế cho thấy hoạt động của các tổchức chính trị - xã hội đã bị “Nhà nước hoá”, vô hình chung trở thành công cụ của
Trang 15Nhà nước; do vậy một trong những biện pháp khắc phục trong thời gian tới là đổimới HTCT và mỗi tổ chức trong HTCT, nhất là đổi mới tổ chức, hoạt động củaMTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội trong mối quan hệ dân sự đang hình thành vàphát triển ở nước ta Do đó, trên phương diện lý luận và thực tiễn, cần nhận thứcđúng đắn, đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mỗi tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận vàcác tổ chức chính trị - xã hội trong HTCT để khắc phục bất cập hiện nay.
- Cuốn sách “Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam qua 30 năm đổi mới” của Phùng Hữu
Phú, Lê Hữu Nghĩa, Vũ Văn Hiến, Nguyễn Viết Thông [87] Sách gồm 4 phần đều
là những kết quả nghiên cứu liên quan tới đề tài Luận án này, nhất là nội dung phầnthứ nhất: “Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về chính trị và xây dựng Đảng” Theo
đó các đề tài nghiên cứu khoa học sau đây là các công trình khoa học có liên quanđến đề tài nghiên cứu Luận án: "Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối vớiNhà nước, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong điều kiện mới” Mã sốKX.04.02/11-15; "Thực hành dân chủ trong điều kiện một đảng duy nhất cầmquyền, xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế thị trường định hướngXHCN và hội nhập quốc tế" Mã số KX.04.03/11-15; "Đổi mới bộ máy Đảng, bộmáy nhà nước trong điều kiện mới" Mã số KX.04.04/11-15; "Xây dựng nhà nướcpháp quyền XHCN Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo trong điềukiện phát triển nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế" Mã số KX.04.08/11-15
Cũng trong phần thứ nhất của cuốn sách này, các nhà khoa học lý luận chínhtrị đã đề cập thấu đáo về "thực hành dân chủ trong điều kiện một đảng cầm quyền,xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN vàhội nhập quốc tế”, trong đó nêu các giải pháp đổi mới phương thức lãnh đạo củaĐảng đối với Nhà nước, MTTQVN và các tổ chức chính trị - xã hội
- Đề tài khoa học cấp bộ “Tổng quan 10 năm thực hiện và những đề xuất sửa
đổi, bổ sung Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” do UBTWMTTQVN chủ trì [160].
Đề tài tập hợp được các tác giả đã và đang công tác tại UBTWMTTQVN, Vănphòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao, Ban Dânvận Trung ương, với các chuyên đề tập trung vào các nội dung về quan hệ giữa
Trang 16Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối caovới UBTWMTTQVN trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bên theocác quy định pháp luật.
- Công trình nghiên cứu “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay” của Thang Văn Phúc và
Nguyễn Minh Phương [88] Các tác giả cho rằng trong giai đoạn hiện nay, việc đổimới về tổ chức và hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội là một tấtyếu khách quan Công trình nghiên cứu cũng khẳng định vai trò đại diện của MTTQ
và các đoàn thể nhân dân từ khâu đề xuất, xây dựng chính sách, pháp luật đến khâuthực thực hiện chính sách, pháp luật PBXH của MTTQ và các tổ chức chính trị - xãhội góp phần đưa lại kết quả tích cực là chính sách, pháp luật sát hợp với thực tiễn
và có tính khả thi
- Cuốn sách “Mối quan hệ pháp lý giữa cá nhân công dân với nhà nước” của
các tác giả Trần Ngọc Đường và Chu Văn Thành [51] Các tác giả cuốn sách chorằng quan hệ giữa nhà nước và công dân là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ Ở nước
ta, nhân dân là người chủ của đất nước, vì thế phải có đầy đủ quyền của người làmchủ và cũng phải thực hiện các nghĩa vụ của người làm chủ Các quyền và nghĩa vụ
đó phải được thể chế hóa thành pháp luật để có cơ chế pháp lý thực thi trong thựctiễn Bên cạnh đó, phải có cơ chế để thực hiện quyền giám sát của MTTQ, các tổchức thành viên (TCTV) của Mặt trận và nhân dân đối với quyền lực nhà nước, bảođảm quyền, nghĩa vụ của nhân dân không bị xâm phạm
- Về vấn đề giám sát và cơ chế giám sát quyền lực nhà nước, đáng chú ý là
cuốn sách: “Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước
ta hiện nay” của Đào Trí Úc, Võ Khánh Vinh [131] Các tác giả đã phân tích làm rõ
lý luận về giám sát quyền lực nhà nước, đã khẳng định giám sát quyền lực nhà nước
là tất yếu: quyền giám sát là một loại quyền lực cấu thành quyền lực nhà nước Bêncạnh các nội dung về lý luận chung về giám sát và cơ chế giám sát quyền lực nhànước, đối tượng, nội dung giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ, VKSND vàTAND, thanh tra, kiểm tra của Chính phủ và các cơ quan hành chính nhà nước,kiểm tra, giám sát của VKSND và TAND, còn có các nội dung về giám sát xã hộibao gồm giám sát của MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong việc phát huy dân
Trang 17chủ, góp phần xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực,hiệu quả
- Cuốn sách chuyên khảo “Vai trò Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc
thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta hiện nay” của Nguyễn Thị Hiền
Oanh [84] Dưới góc độ chính trị học, tác giả đề cập đến cơ sở lý luận và thực tiễn
về hoạt động của MTTQVN, tập trung nghiên cứu về mối quan hệ giữa MTTQVN
và quyền làm chủ của nhân dân, trước hết chủ yếu là quyền làm chủ về chính trị.Trên cơ sở thực tiễn, tác giả tìm hiểu và đánh giá thực trạng của MTTQVN trongviệc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân thời gian qua, đó là những quy định củapháp luật còn chung chung, chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm, cơ chế, hiệuquả pháp lý cũng như điều kiện để bảo đảm quyền giám sát của Mặt trận đối vớiquyền lực nhà nước, do đó chất lượng, hiệu quả hoạt động còn thấp chưa đáp ứngđòi hỏi của người dân
- Cuốn sách “Mô hình tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam” của Đào Trí Úc [132] Tác giả đã phân tích rõ nhà nước
pháp quyền là yêu cầu, giá trị cơ bản của chế độ dân chủ, tạo nên sự đồng thuận xãhội; cuốn sách cũng nêu khái quát những đặc trưng của Nhà nước pháp quyềnXHCN Sau khi phân tích các nội dung trên, tác giả đề xuất mô hình tổng thể các cơchế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước, trong đó đáng chú ý là đềxuất, xây dựng mô hình kiểm tra, giám sát ngoài bộ máy nhà nước bao gồm: kiểmtra Đảng, giám sát của MTTQ, các đoàn thể nhân dân đối với hoạt động của bộmáy nhà nước
- Trong cuốn sách “Đổi mới quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức
chính trị - xã hội trong HTCT Việt Nam” của Lê Hữu Nghĩa, Hoàng Chí Bảo, Bùi
Đình Bôn [80] các tác giả cho rằng thực hiện đổi mới HTCT phải dựa trên chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Phải xác định
rõ, chính xác và phân định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, nội dung, phươngthức hoạt động, phương thức làm việc của mỗi bộ phận trong HTCT để khắc phụctình trạng chồng chéo, trùng lắp chức năng, bao biện làm thay hoặc buông lỏng lãnhđạo Các tác giả chỉ rõ những nguy cơ như xa dân, quan liêu, lạm quyền trong điềukiện một đảng duy nhất lãnh đạo và là hạt nhân của HTCT Vì vậy, nhằm tránh sai
Trang 18lầm do quan liêu, chủ quan duy ý chí trong quá trình lãnh đạo và điều hành quản lýđất nước thì cần phải bảo đảm tính độc lập, chủ động, sáng tạo trong việc thực hiệnchức năng, nhiệm vụ của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, nhất là việc thựchiện giám sát và PBXH đối với Đảng, Nhà nước
- Cuốn sách “Quan điểm và nguyên tắc đổi mới HTCT ở Việt Nam giai đoạn
2005 - 2020” của Trần Đình Hoan [58] Trong cuốn sách này tác giả đã làm rõ tính
tất yếu khách quan của việc đổi mới HTCT hiện nay, nêu ra các mục tiêu, quanđiểm và nguyên tắc đối mới HTCT; đồng thời đề xuất phương hướng và các giảipháp đổi mới HTCT Việt Nam giai đoạn 2005 - 2020 Công trình nghiên cứu đã chỉrõ: đổi mới HTCT phải chú trọng xây dựng cơ chế, quy chế phối hợp trên cơ sở làm
rõ chức năng Đảng, chức năng Nhà nước, chức năng MTTQ và các tổ chức chínhtrị - xã hội; bảo đảm tính độc lập tương đối về tổ chức của MTTQ và các tổ chứcchính trị - xã hội, phân công, ràng buộc trách nhiệm cụ thể, giám sát lẫn nhau giữacấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, tạo sự vậnhành đồng bộ thông suốt của HTCT, mở rộng phát huy dân chủ trong xã hội, nângcao chất lượng hoạt động của HTCT
- Cuốn sách "Kết hợp chế độ tập trung dân chủ trong Đảng với chế độ hiệp
thương dân chủ trong tổ chức Mặt trận" do UBTWMTTQVN chỉ đạo biên soạn
[150] Cuốn sách này được xuất bản trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài cùng tên.Nội dung gồm 2 phần: “Tập trung dân chủ trong Đảng và hiệp thương dân chủtrong tổ chức Mặt trận, lý luận và vấn đề đặt ra” và “Kết hợp chế độ dân chủ trongĐảng với hiệp thương dân chủ trong tổ chức Mặt trận - thực trạng và giải pháp”.Cuốn sách có nhiều bài viết khá sâu sắc về mối quan hệ giữa nguyên tắc tập trungdân chủ trong tổ chức và hoạt động của Đảng, Nhà nước với nguyên tắc hiệpthương dân chủ trong tổ chức và hoạt động của MTTQVN
- Cuốn sách “Cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy
Đảng và Nhà nước - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Đào Trí Úc [130] có
thể coi là một trong những công trình lần đầu tiên ở nước ta tập trung nghiên cứu về
cơ chế và hình thức kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máyĐảng và Nhà nước Tác giả phân tích sâu, chính luận khoa học về bản chất nền dânchủ XHCN, đó là xuất phát điểm căn bản của nhiệm vụ xây dựng cơ chế giám sát
Trang 19của nhân dân đối với bộ máy Đảng và Nhà nước, với tính đặc thù dân chủ trongđiều kiện một đảng cầm quyền và nhu cầu khách quan của giám sát nhân dân vàMTTQ, các TCTV của Mặt trận; đánh giá những ưu điểm và thực trạng cơ chếgiám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy Đảng và Nhà nước; nghiêncứu, phân tích kinh nghiệm một số nước về cơ chế và hình thức kiểm tra giám sát
xã hội, sự phối hợp cơ chế và hình thức này với cơ chế và hình thức giám sát củanhà nước trong quá trình tổ chức thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước.Tác giả đã nêu lên các quan điểm, yêu cầu, mục tiêu, nguyên tắc bảo đảm sự giámsát của nhân dân; xây dựng và đề xuất mô hình nội dung và hình thức giám sát củanhân dân đối với hoạt động của Đảng và Nhà nước
- Cuốn sách "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn công tác Mặt trận" do
UBTWMTTQVN chỉ đạo biên soạn [153] Cuốn sách tổng hợp nội dung kết quảnghiên cứu 5 chuyên đề khoa học do BTT UBTWMTTQVN chủ trì, trong đóđáng chú ý là Chuyên đề 1: “Phát huy vai trò của MTTQVN thực hiện nhiệm vụtổng hợp, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong thời kỳ đổi mới và hội nhậpquốc tế”, Chuyên đề 2: “Phát huy vai trò của MTTQVN trong hoạt động giám sát
và PBXH góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước trong sạch vững mạnh” vàChuyên đề 3: “Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của MTTQVN cáccấp trong thời kỳ mới”
- Cuốn sách “Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Đào Trí Úc, Phạm Hữu
Nghị [135] Các tác giả cuốn sách này đã nghiên cứu về đặc trưng của Nhà nướcpháp quyền Việt Nam; khẳng định giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lựcnhà nước là điều tất yếu Theo các tác giả, để bảo đảm quyền lực nhà nước vậnhành đúng bản chất nhà nước XHCN Việt Nam, bên cạnh việc phải xây dựng một
hệ thống pháp luật hoàn chỉnh thì cần bảo đảm quyền giám sát của nhân dân đối vớiviệc thực thi quyền lực nhà nước
- Cuốn sách “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao vị trí,
vai trò MTTQVN trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế” do Nguyễn Quang Du
chủ biên [26] Đáng chú ý là bài viết của các tác giả là lãnh đạo, nguyên lãnh đạocủa Đảng, Nhà nước và MTTQVN: Nông Đức Mạnh: “Nâng cao năng lực lãnh đạo
Trang 20và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diệncông cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển” Lê KhảPhiêu: “Phải làm gì để nhân dân, Mặt trận giám sát được hoạt động của Đảng và
Nhà nước” Hoàng Tùng: “Mặt trận dân tộc trong cuộc cách mạng mới” Lê Quang
Đạo: “MTTQVN không ngừng đổi mới để phát triển đi lên” Phạm Thế Duyệt:
“Phát huy vai trò của MTTQVN trong thời kỳ hội nhập quốc tế” Nguyễn Khánh:
“Đổi mới tư duy về Mặt trận và công tác Mặt trận” Đỗ Phượng: “Đảng cầm quyền
và Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam”
- Cuốn sách “Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam những chặng đường vẻ
vang” do UBTWMTTQVN chỉ đạo biên soạn [151] Sách tập hợp các bài phát biểu
của các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và MTTQVN, các bài viếtcủa các nhà khoa học trong cuộc hội thảo khoa học do UBTWMTTQVN phối hợpvới Ban Tuyên giáo Trung ương và Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia HồChí Minh tổ chức ngày 10/11/2010 tại Hà Nội Các tham luận và ý kiến phát biểuđược trình bày tại hội thảo đã nêu bật ý nghĩa to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh, chủtrương, đường lối của Đảng về đại đoàn kết dân tộc và xây dựng Mặt trận dân tộcthống nhất trong các giai đoạn của cách mạng Việt Nam; những đóng góp to lớncủa Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng Việt Namtrong 80 năm qua; những bài học lịch sử và kinh nghiệm thực tiễn của quá trìnhhình thành và phát triển của Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, làm rõ vai trò,
vị trí của MTTQVN trong HTCT nước ta…
- Luận án Phó tiến sĩ của Nguyễn Văn Mạnh “Xây dựng và hoàn thiện đảm
bảo pháp lý thực hiện quyền con người trong điều kiện đổi mới ở nước ta hiện nay”
[72] đã luận chứng các vấn đề như: "Khái niệm quyền con người, pháp luật - nhân
tố đảm bảo quyền con người và những nội dung pháp lý thực hiện quyền conngười” Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tác giả Luận án đã xây dựng 6 nhóm giảipháp nhằm hoàn thiện các đảm bảo pháp lý thực hiện quyền con người ở Việt Nam
- Luận án Tiến sĩ Chính trị học của Nguyễn Thị Lan: "Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam với việc xây dựng sự đồng thuận xã hội ở nước ta hiện nay" [69] Nội dung
Luận án đã phân tích và đánh giá vai trò của MTTQVN trong việc xây dựng sựđồng thuận xã hội ở nước ta hiện nay; thực trạng và những thách thức của
Trang 21MTTQVN trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng sự đồng thuận xã hội và các giảipháp để tiếp tục vai trò của MTTQVN trong xây dựng sự đồng thuận xã hội.
- Trong bài “Để Đảng thực sự là hạt nhân lãnh đạo xây dựng nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay” của Phạm Văn Nhuận [83] tác giả góp phần
làm rõ dân chủ là bản chất của chế độ, "yêu cầu cơ bản và phổ biến về dân chủ trênlĩnh vực chính trị: Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể chânchính duy nhất của quyền lực xã hội; mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, cóquyền tự do tư tưởng, tự do ý chí, hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản: Thiểu sốphục tùng đa số; bảo đảm các quyền cơ bản của con người; bầu cử tự do và côngbằng, hạn chế quyền năng bằng Hiến pháp; thống nhất trong tính đa dạng cáckhuynh hướng xã hội, hoà giải, hợp tác, khoan dung và đối thoại khi giải quyết cácxung đột trong xã hội "
- Bài “Bàn thêm về cơ chế vận hành của HTCT ở nước ta” của Hồ Tấn Sáng
[111] có một số nội dung đáng chú ý: Theo tác giả: Dân chủ đại diện cần được kiểmtra giám sát, xây dựng thể chế bảo đảm tính độc lập tương đối của các tổ chức đạidiện lợi ích của các lực lượng xã hội, đồng thời tạo lập cơ chế phản biện của MTTQ
và các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với tiến trình hoạch định đường lối,chủ trương, chính sách, quyết định của Đảng và Nhà nước PBXH là một ý tưởngmới và nếu ý tưởng này được triển khai có hiệu quả thì sự lãnh đạo, quản lý củaĐảng và Nhà nước sẽ được nâng cao Đặc biệt tác giả cho rằng phải giải quyết bavấn đề: (1) Luật hóa ngân sách hoạt động cho Mặt trận; (2) Xây dựng hệ thống tổchức theo ngành dọc; (3) Có cơ chế để các thành viên của các tổ chức nói trên tựquyết định ít nhất là thủ lĩnh của tổ chức phong trào
- Bài “Quan điểm của Đảng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc
trong quá trình phát triển đất nước” của Đặng Quang Định [42] Nội dung bài viết
này có thể tóm tắt: "Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đại đoàn kết
có một ý nghĩa vô cùng quan trọng Đại đoàn kết toàn dân tộc là cơ sở để phát huysức mạnh trí tuệ, sức sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường, lòng tự tôn, tự hào dân tộc,nhân cách cao đẹp của các cá nhân và nguồn lực vật chất của các cá nhân, giai cấp,tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo vào quá trình phát triển đất nước nhanh vàbền vững hiện nay….”
Trang 22- Trong bài "Xây dựng HTCT theo quan điểm của Đại hội XII của Đảng”
của Đinh Xuân Tý [129], sau khi phân tích những quan điểm cơ bản của Đại hộiXII của Đảng về xây dựng HTCT với ba thành tố trụ cột là Đảng, Nhà nước,MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, tác giả nêu một số giải pháp xây dựngHTCT theo quan điểm Đại hội XII của Đảng Trong đó có giải pháp "củng cố tổchức, đổi mới nội dung phương thức hoạt động của MTTQ phải bảo đảm MTTQ làmột liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện, phải bảo đảm tính độc lập tương đốicủa MTTQ trong quan hệ với các thành tố khác của HTCT”
- Trong bài “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng để xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” của Trần Thị Mai [74], tác giả đã đề cập đến
việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước Đồng thời Đảnglãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội nhưng không áp đặt mà bằng cơ chế dân chủ,tôn trọng tính tự chủ của các đoàn thể, phù hợp với đặc điểm, chức năng của từngđoàn thể như Đảng lãnh đạo MTTQVN thông qua cơ chế hiệp thương dân chủ.Khắc phục những hạn chế, tổng kết rút kinh nghiệm và đổi mới nội dung phươngthức lãnh đạo đáp ứng và có hiệu quả yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyềnXHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
1.1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến hoàn thiện pháp luật về mối quan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan Trung ương của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Đề tài khoa học cấp bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng và hoàn thiện
cơ chế giám sát, PBXH của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở nước ta hiện nay” [165];
do Viện Nghiên cứu lập pháp của UBTVQH chủ trì Đề tài tập trung nghiên cứunhững vấn đề về lý luận và thực tiễn về cơ chế giám sát, cơ chế PBXH củaMTTQVN ở nước ta hiện nay; những vấn đề đặt ra và đề xuất những giải pháp,kiến nghị phù hợp nhằm góp phần hoàn thiện cơ chế giám sát, cơ chế PBXH củaMTTQVN Cụ thể: Xác định rõ khái niệm cơ chế giám sát, khái niệm cơ chế PBXHcủa MTTQVN; phân định được sự khác biệt giữa cơ chế giám sát của MTTQVNvới các cơ chế giám sát khác (như cơ chế giám sát của cơ quan quyền lực nhànước); giữa cơ chế PBXH của MTTQVN với các cơ chế phản biện khác (như phảnbiện trong nghiên cứu khoa học ); đánh giá, phân tích quá trình hình thành, phát
Trang 23triển của cơ chế giám sát, cơ chế PBXH của MTTQVN; đánh giá những mặt tíchcực, những hạn chế của cơ chế giám sát, cơ chế PBXH của MTTQVN hiện nay;khái quát một cách có hệ thống về việc tổ chức thực hiện cơ chế giám sát, cơ chếPBXH của MTTQVN từ khi Quốc hội ban hành Hiến pháp năm 1992 đến nay; xácđịnh được những yêu cầu và quan điểm về đổi mới và hoàn thiện cơ chế giám sát,xây dựng cơ chế PBXH của MTTQVN trong giai đoạn hiện nay và đề xuất cácphương hướng và giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện cơ chế giám sát, xâydựng cơ chế PBXH của MTTQVN hiện nay.
- Đề tài khoa học cấp bộ “Nâng cao chất lượng hoạt động của
UBTWMTTQVN trong xây dựng pháp luật” do UBTWMTTQVN chủ trì nghiên
cứu [154] Đề tài đã phân tích, đánh giá một cách khá toàn diện về hoạt động củaUBTWMTTQVN trong hoạt động xây dựng pháp luật bao gồm hai hoạt độngchính là sáng kiến pháp luật và tham gia xây dựng pháp luật Đề tài đã đề ra một sốgiải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật củaUBTWMTTQVN trong giai đoạn hiện nay bao gồm nhóm giải pháp về nhận thức,nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, nhóm giải pháp về tổchức bộ máy và nguồn lực và nhóm giải pháp về công tác phối hợp Đề tài có một
số chuyên đề đáng chú ý: “Vai trò của MTTQVN trong xây dựng pháp luật” củaTrần Ngọc Đường, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;
“UBTWMTTQVN chủ trì soạn thảo văn bản QPPL - Thực trạng và giải pháp” củaNguyễn Văn Pha, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội; “Các giải phápnâng cao chất lượng hoạt động của MTTQVN trong xây dựng pháp luật”, của ĐỗDuy Thường, nguyên Phó Chủ tịch UBTWMTTQVN…
- Cuốn sách “Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội” của Nguyễn Minh
Đoan [43] Nội dung chính của cuốn sách có thể khái quát như sau: Trong xã hội đểtồn tại và phát triển thì cần có sự quản lý; quản lý xã hội được xem như nhu cầu nộitại của quá trình phát triển xã hội Quản lý xã hội bằng nhiều "công cụ" khác nhau.Nhưng pháp luật luôn là công cụ chủ yếu, phổ biến và hiệu lực nhất Trên cơ sở lýluận chung về vai trò của pháp luật, tác giả đã luận chứng vai trò cụ thể của phápluật đối với nhà nước, đối với kinh tế, đối với chính trị, đối với đường lối chính sáchcủa Đảng, đối với đạo đức, tôn giáo, đối với dư luận xã hội Đặc biệt tác giả luận
Trang 24chứng vai trò của pháp luật đối với dân chủ; mối quan hệ giữa pháp luật với dân chủnói chung và mối quan hệ giữa pháp luật với dân chủ ở Việt Nam
- Về giám sát xã hội có bài viết của tác giả Tạ Ngọc Tấn “Giám sát xã hội
như một giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí” [117] đã chỉ rõ rằng, thực
chất giám sát xã hội là sự kiểm tra đánh giá, điều chỉnh hoạt động của các cơ quan,
tổ chức, cá nhân nắm giữ thực thi quyền lực nhà nước Đồng thời, phân tích đánhgiá và đề xuất giải pháp khắc phục những thiếu sót hạn chế, cũng như những hành
vi sai trái, những vấn đề bất hợp lý, lỗi thời, không phù hợp với bản chất nhà nướcXHCN và quản lý, giáo dục đội ngũ cán bộ, trong hệ thống CQNN Trên cơ sởphân tích thực trạng giám sát trong bộ máy nhà nước và chỉ rõ giám sát xã hội làmột trong phương thức quan trọng, góp phần, bổ sung giám sát trong bộ máy nhànước nhằm chủ động, phòng ngừa, khắc phục sự độc đoán, chuyên quyền đối vớithiết chế quyền lực nhà nước
- Bài “Tăng cường hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc đối với hoạt
động của CQNN, cán bộ, công chức” của Lưu Văn Đạt [40] đã khẳng định chức
năng giám sát của MTTQ các cấp đối với hoạt động của các cấp chính quyền đó làthực hiện quyền dân chủ XHCN Tác giả cho rằng thời gian qua hoạt động giám sátcủa MTTQ chưa có hiệu quả, chưa đồng đều, phương thức giám sát đơn điệu, hiệulực giám sát còn thấp, vì vậy, cần sửa đổi, bổ sung pháp luật, xây dựng cơ chế giámsát của MTTQ và các TCTV, nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân trong sạch, vững mạnh
- Bài “Về giám sát và PBXH của MTTQ giai đoạn hiện nay” của Đặng Đình
Tân [116] Tác giả đã phân tích khá cụ thể về những hạn chế của hoạt động giám sátcủa MTTQ như còn mang tính hình thức, chất lượng hiệu quả chưa cao, nguyênnhân do những quy định của pháp luật chưa rõ về phạm vi, chủ thể, đối tượng giámsát và trách nhiệm của CQNN về tiếp thu, trả lời những ý kiến của Mặt trận Đốitượng giám sát cán bộ, công chức còn hạn hẹp chỉ ở cấp cơ sở, còn cán bộ lãnh đạocấp huyện trở lên Trung ương không có cơ chế giám sát Nhằm khắc phục hạn chếnêu trên cần thiết sớm hoàn chỉnh hành lang pháp lý về hoạt động giám sát và phảnbiện của Mặt trận, trong đó đối tượng giám sát, nội dung phản biện từ khởi thảo,đến thực hiện chính sách, pháp luật Mặt trận cần phải chủ động đổi mới phương
Trang 25thức hoạt động giám sát, đồng thời các CQNN công khai, minh bạch thông tin tạođiều kiện cho công chúng tiếp cận thông tin toàn bộ hoạt động của cơ quan côngquyền, giúp người dân nắm bắt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng,Nhà nước.
- Bài “Vấn đề xây dựng và hoàn thiện pháp luật dân chủ ở nước ta hiện nay”
của Quách Sĩ Hùng [66] Trong bài viết này, tác giả đã phân tích làm rõ các kháiniệm dân chủ và dân chủ ở cơ sở Theo tác giả, “dân chủ ở cơ sở bao gồm các nộidung mà nhân dân được biết, được bàn để nhà nước quyết định, hoặc nhân dânquyết định, các nội dung nhân dân được giám sát, kiểm tra Dân chủ ở cơ sở làphương thức dân chủ trực tiếp của nhân dân trong việc thực hiện quyền dân chủ củanhân dân”
- Bài “Góp ý tìm hiểu về PBXH” của Trần Hậu [57] Trong bài viết, tác giả phân tích “phản biện” trên hai phương diện khác nhau: thứ nhất chỉ ra những ưu
điểm của phương án xã hội nói lên trình độ trí tuệ và tâm huyết của chủ thể lãnh đạothông qua phân tích, lập luận để bảo vệ tính vững chắc, tính khả thi của phương án
và tìm ra những biện pháp để thực hiện; thứ hai chỉ ra những hạn chế, thiếu sót của
phương án, do nguyên nhân chủ quan hay khách quan, nguyên nhân trực tiếp và sâu
xa, bởi lẽ, quy luật nhận thức chỉ phản ánh khách quan trong tư duy chủ quan, luôn
có một khoảng cách nhất định, nên tồn tại những hạn chế là lẽ đương nhiên Nênmục đích của PBXH chính là con đường đưa phương án xã hội gần với thực tế, thúcđẩy sự thăng tiến của xã hội và hoạt động PBXH là một trong những biện phápkiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước Khẳng định chủ thể của PBXH baogồm MTTQ, các TCTV, các cơ quan truyền thông, các cá nhân công dân ở ngoàiMTTQ và các đoàn thể, trong đó MTTQ là một tổ chức chính yếu nhất tập hợp các
tổ chức và cá nhân xây dựng khối đoàn kết và sự đồng thuận xã hội Như vậy, lựclượng tham gia PBXH rất đông đảo và đa dạng, cần có một hệ thống cơ chế (chứkhông phải là một cơ chế) PBXH Nghĩa là tạo ra một hệ thống cơ chế, vừa phảiban hành mới, vừa sửa đổi, bổ sung cơ chế cũ và hiện hành, nhằm bảo đảm hiệuquả của phản biện và kiểm soát đối với quyền lực nhà nước
- Bài “Phải làm gì để nhân dân, Mặt trận giám sát được hoạt động của
Đảng và Nhà nước” của Lê Khả Phiêu [85] Trong bài viết này, nguyên Tổng Bí
Trang 26thư Lê Khả Phiêu cho rằng: "Trong toàn bộ công tác vận động cách mạng củaĐảng, khi nào Đảng coi trọng công tác Mặt trận, có khẩu hiệu chiến lược và sáchlược đúng, có phương châm và biện pháp tập hợp rộng rãi lực lượng đại đoàn kếtdân tộc thì các mục tiêu cách mạng hoàn thành thắng lợi Nhiệm vụ hiện nay là phảigiải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản, Nhà nước và Mặt trận ĐảngCộng sản Việt Nam là người lãnh đạo cách mạng Việt Nam, phương pháp lãnh đạocủa Đảng đối với Mặt trận là vận động thuyết phục, bàn bạc dân chủ, là nêu gương
hy sinh phấn đấu Nhà nước có các cơ quan dân cử, các cơ quan hành pháp, tưpháp MTTQVN tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân, là nền tảng chính trị củaNhà nước ta Mặt trận thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân; cóquyền và trách nhiệm thay lời nhân dân trình bày nguyện vọng của nhân dân về cácvấn đề thuộc đường lối, chính sách, chủ trương, giải pháp và đóng vai trò PBXH”
- Bài "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà
nước ở nước ta" của Trần Ngọc Đường [54] Theo bài viết: Kiểm sát quyền lực
nhà nước ở nước ta là một vấn đề mới Do đó, xây dựng cơ chế kiểm soát quyềnlực nhà nước, một mặt bảo đảm phòng chống sự lạm dụng quyền lực nhà nước cóhiệu quả, hiệu lực; mặt khác bảo đảm tính năng động, sáng tạo mềm dẻo cần phải
có để tiến hành các công việc nhà nước Tác giả đã khái quát quá trình nhận thức
về cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước trong thời kỳ đổi mới và cho rằng nhậnthức về kiểm soát quyền lực nhà nước của Đảng và Nhà nước ta đã từng bước có
sự phát triển về chất Tác giả đã đánh giá thực tiễn vận hành của cơ chế kiểm soátquyền lực nhà nước trong thời kỳ đổi mới, đồng thời nêu những vấn đề cần tiếptục xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước và cơ chế kiểmsoát quyền lực nhà nước từ "bên ngoài" như vai trò của nhân dân, của MTTQ vàcác TCTV của Mặt trận
- Bài “Nhiệm vụ trọng tâm của công tác kiểm tra giám sát kỷ luật Đảng
trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng” của Trần Quốc Vượng [169] Theo tác giả:
"Cùng với việc tăng cường kiểm tra, giám sát trong Đảng, phải coi trọng và pháthuy vai trò tham gia kiểm tra, giám sát phản biện của nhân dân, MTTQ, các đoànthể chính trị - xã hội và các cơ quan báo chí đối với tổ chức Đảng, đảng viên Có cơchế để thực hiện tốt quy chế giám sát, PBXH của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã
Trang 27hội và quy định về việc MTTQVN, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân thamgia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”.
- Tác giả Trịnh Đức Thảo trong bài “Các điều kiện bảo đảm thực hiện cơ chế
kiểm soát quyền lực nhà nước” [120], khi bàn về vấn đề làm thế nào để đảm bảo
hoạt động giám sát của MTTQVN và các tổ chức chính trị - xã hội trong cơ chếkiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay có hiệu quả, đã viết: “Trongnhà nước pháp quyền XHCN, quyền lực nhà nước cần phải được kiểm soát từ bêntrong bởi các CQNN và bên ngoài bởi nhân dân qua các hình thức cụ thể Cần xâydựng và hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, đặc biệt trong đó xác địnhnghĩa vụ, trách nhiệm của hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước, người cóthẩm quyền trong việc tiếp nhận và xử lý những kiến nghị của nhân dân đúng luậtđịnh Ngoài ra, Nhà nước cần có quy định về trách nhiệm của các CQNN, cán bộ,công chức, viên chức, tổ chức xã hội, tạo điều kiện để nhân dân thực hiện quyềnkiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước”
- Tác giả Hoàng Minh Hội trong bài “Thể chế pháp lý giám sát của nhân dân
đối với cơ quan hành chính nhà nước hiện nay - thực trạng và giải pháp” [63] khi
bàn về vai trò của giám sát của nhân dân và MTTQVN đã viết: “Nghiên cứu banhành Luật giám sát của nhân dân; mục tiêu của Luật giám sát của nhân dân sẽ đảmbảo có hiệu quả quyền giám sát của nhân dân với hình thức giám sát trực tiếp haygiám sát thông qua các tổ chức của nhân dân như MTTQVN các cấp và các tổchức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, báo chí, phương tiện truyền thông vàtập thể lao động; đồng thời Luật sẽ xác định cơ chế phối hợp giữa các hình thứcgiám sát khác với giám sát của nhân dân, từ đó bảo đảm hiệu quả pháp lý tronghoạt động giám sát của nhân dân đối với CQNN, trong đó có các cơ quan hành
chính nhà nước”
- Bài “Vai trò của tổ chức xã hội trong quản trị nhà nước hiện nay” của
Nguyễn Văn Quân [90] có một số nội dung đáng chú ý: Về sự tham gia của các tổchức xã hội vào quản trị nhà nước, tác giả đã viết: “Trong xã hội ngày nay, các tổchức xã hội có thể tham gia vào quản trị nhà nước thông qua việc góp ý, tham vấn
và PBXH Bởi vì, các tổ chức xã hội có thể là cầu nối giữa người dân và bộ máynhà nước, phản ánh được một phần nguyện vọng của người dân, đặc biệt là nhu
Trang 28cầu, nguyện vọng của các nhóm yếu thế trong xã hội” Khi đánh giá về vai trò củagiám sát, PBXH, tác giả đã viết: “giám sát và phản biện chính sách là công tác hếtsức quan trọng đối với bất kỳ nhà nước nào trên thế giới Việc giám sát và PBXHvừa để đảm bảo tính dân chủ, vừa đồng thời mang tính xây dựng, góp phần hạn chếnhững sai sót, khuyết điểm của nhà nước trong quá trình vận hành, giúp xã hội ngàycàng phát triển, văn minh Việc giám sát và phản biện chính sách được thực hiệnqua nhiều kênh khác nhau, nhưng các tổ chức xã hội chính là một trong những kênhquan trọng” và “Sự tham gia đầy đủ của các tổ chức xã hội và công dân vào quátrình hoạch định chính sách công góp phần bảo đảm tính hợp pháp và tính hợp lýcủa chính sách Hoạt động tư vấn, giám định, phản biện và hiệp thương của các tổchức xã hội đối với phương án chính sách công của Chính phủ thể hiện rõ nét về sựtham gia của các tổ chức xã hội vào quá trình hoạch định chính sách công Đối vớipháp luật, các tổ chức xã hội có thể đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảmrằng, pháp luật do nhà nước ban hành phản ánh tốt nhất ý chí của người dân và tuânthủ các nguyên tắc của Hiến pháp và pháp luật…”
- Cũng bàn về vấn đề làm thế nào để đảm bảo hoạt động giám sát củaMTTQVN và các tổ chức chính trị - xã hội trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà
nước ở Việt Nam hiện nay có hiệu quả, tác giả Hoàng Minh Hội trong bài “Giám
sát của MTTQVN và các tổ chức chính trị - xã hội trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước - thực trạng và một số kiến nghị” [64] đã nêu các giải pháp: “… tiếp tục
ban hành văn bản hướng dẫn quy định về hoạt động giám sát của MTTQVN và các
tổ chức chính trị - xã hội của Luật MTTQVN năm 2015 theo hướng: bổ sung cácbiện pháp theo dõi quá trình tiếp nhận và trả lời việc tiếp nhận kiến nghị của cơquan, tổ chức, người có thẩm quyền đối với các kiến nghị giám sát; bổ sung các chếtài đối với trường hợp không tiếp nhận, hoặc tiếp nhận nhưng trả lời không đúngthời gian luật định… Xây dựng cơ chế công khai về việc tiếp thu, điều chỉnh, sửađổi, bổ sung của cơ quan và người có thẩm quyền đối với các kiến nghị giám sátcủa nhân dân, kiến nghị giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đốivới các CQNN, cán bộ, công chức…”
- Trong bài “Tiếp tục đổi mới tư duy pháp lý về kiểm soát quyền lực chính trị,
quyền lực nhà nước ở nước ta” của Nguyễn Minh Đoan [44], khi bàn về sự tham
Trang 29gia của các tổ chức xã hội đối với công tác giám sát, PBXH, tác giả đã viết: “Đểkhắc phục những hạn chế của chế độ một đảng trong kiểm soát quyền lực chính trị,quyền lực nhà nước, cần tập trung củng cố, nâng cao vai trò của các tổ chức chínhtrị hiện có trong giám sát, phản biện, tham gia góp ý xây dựng Đảng và nhà nước.Nếu chỉ có Mặt trận giám sát, PBXH đối với chính sách của Đảng thì hiệu quảkhông cao, vì trong Mặt trận có TCTV là Đảng Cộng sản Việt Nam (gần như Đảnglại giám sát, phản biện lại chính mình) Do vậy, ngoài Mặt trận, mỗi TCTV của Mặttrận, các tổ chức khác trong xã hội đều có thể độc lập giám sát, phản biện, tham giagóp ý xây dựng Đảng và nhà nước… Trong điều kiện hiện nay, Đảng, Nhà nướcphải làm sao cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội quan tâm nhiều hơn nữa và dámmạnh dạn phản biện, dám đưa ra những ý kiến, quan điểm của mình Về phía các tổchức, cơ quan của Đảng, của Nhà nước phải tạo điều kiện để Mặt trận, các tổ chứckhác trong xã hội giám sát, phản biện, đóng góp ý kiến, lắng nghe, tranh luận vớicác ý kiến phản biện đó, đồng thời cũng kiểm tra lại tính đúng đắn, phù hợp trongcác quyết định của mình”
- Trong bài “Đổi mới quy trình lập pháp hiện hành theo Hiến pháp năm 2013”
của Trần Ngọc Đường [55], khi nói về vai trò của MTTQVN và nhân dân tronghoạt động xây dựng pháp luật, tác giả đã viết: “Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiênquy định “MTTQVN… giám sát, PBXH” (Điều 9) và “Nhân dân thực hiện quyềnlực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp…” (Điều 6) Các quy định nói trên đòi hỏi phải
có vai trò giám sát, PBXH của MTTQVN và sự tham gia đóng góp ý kiến của nhândân trong quy trình lập pháp như là một phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước
từ phía nhân dân” Và “Vai trò của nhân dân thông qua MTTQVN đều đã được thểhiện trong hầu hết các công đoạn của quy trình lập pháp, từ việc hình thành các đềnghị xây dựng các văn bản QPPL, hình thành chương trình xây dựng luật, pháplệnh hàng năm đến việc soạn thảo, thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh trước khiQuốc hội xem xét thông qua Tuy nhiên, MTTQVN với tư cách là một chủ thể cóthẩm quyền giám sát và PBXH trong hoạt động xây dựng pháp luật mà Hiến phápnăm 2013 ghi nhận thì Luật Ban hành văn bản QPPL hiện hành chưa quy định.Đồng thời, nhân dân với tư cách là công dân có các quyền dân chủ trực tiếp cũng
cần phải được thể chế trong hoạt động lập pháp của nhà nước”
Trang 301.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.2.1 Một số công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa các tổ chức xã hội và công dân với nhà nước
- Tác phẩm "Nền cộng hoà và những vấn đề" và tác phẩm "Lý thuyết giá trị" của
John Dewey (1859-1952): Nội dung cơ bản của hai tác phẩm trên đã cho thấy: Nhànước về bản chất là cơ quan công quyền phục vụ mọi thành viên trong xã hội.Nhưng thực tế quyền lực nhà nước thường bị lạm dụng, lạm quyền, nhà nước nhiềukhi trở thành công cụ phục vụ lợi ích cá nhân, gia đình, tập đoàn Họ thực hiện đượcđiều đó vì không có sự giám sát ràng buộc của cử tri Muốn thực hiện được quyềnlực nhà nước là của cử tri thì nhiệm kỳ làm việc của quan lại phải có giới hạn, phảichịu sự giám sát thường xuyên Nhân dân phải có quyền cách chức những ngườikhông có năng lực và đạo đức
- Cuốn sách “Hành chính công và quản lý hiệu quả của Chính phủ” - là tài
liệu học tập về hành chính công ở Trung Quốc do tác giả Nguyễn Cảnh Chất biêndịch [18] Đây là một cuốn sách vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn vềhành chính công Trong đó đáng chú ý về nội dung ở Chương 8: Nguyên tắc pháptrị và nguyên tắc giám sát trong quản lý hành chính Các vấn đề được lý giải ở đây
là mục đích của giám sát hành chính; hoạt động hành chính cần phải được quan sáttheo nguyên tắc pháp trị Làm sao các hành vi hành chính trái pháp luật phải bị xử
lý theo pháp luật Các cơ quan hành chính, công chức hành chính phải chịu tráchnhiệm pháp lý về hành vi trái pháp luật do họ gây ra Theo nội dung cuốn sách, cácchủ thể pháp lý rất rộng và toàn diện Đó là: Sự giám sát của Đảng cầm quyền;giám sát của cơ quan quyền lực; giám sát tư pháp (của Toà án); giám sát nội bộ cơquan hành chính; giám sát của công dân; giám sát của dư luận xã hội
- Bài “Phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng xã hội hài hoà” của
Đàm Đức Vũ [168] Nội dung của bài viết trên tác giả cho rằng: "Dân chủ XHCN làthành quả của sự phát triển xã hội và văn minh của loài người Dân chủ XHCN cầnđược xây dựng phù hợp với sự thống trị của tuyệt đại đa số nhân dân nhằm xoá bỏbóc lột giai cấp” Tác giả cho rằng xây dựng xã hội hài hoà XHCN cần phát triển
Trang 31dân chủ XHCN; thúc đẩy xây dựng xã hội hài hoà và giữ vững ổn định xã hội; mởrộng sự tham gia của nhân dân vào đời sống chính trị
1.2.2 Nhóm các nghiên cứu về một số tổ chức có tính chất tương tự như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
1.2.2.1 Về Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc
Về Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc, một số tài liệu sauđây đã được tác giả Luận án nghiên cứu, tham khảo:
- Báo cáo “Một số vấn đề về tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của
Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc” của Đoàn cán bộ cơ quan
UBTWMTTQVN báo cáo sau chuyến khảo sát tại Trung Quốc năm 1998 [152]
- Bài “Tăng cường quan hệ hữu nghị giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc” của Lê Mậu Nhiệm [82]
Hai tài liệu trên có những nội dung đáng chú ý:
Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc (Chính Hiệp) có 34TCTV bao gồm: Các đảng phái (Đảng Cộng sản và 8 đảng phái dân chủ); các giớitrong xã hội (có thể là một tổ chức, cũng có thể là cá nhân, trong đó có người lãnhđạo của 5 tôn giáo lớn ở Trung Quốc là Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cơ đốc giáo,Hồi giáo và Đạo giáo; các đoàn thể nhân dân (Công hội, Đoàn thanh niên cộng sản,Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Công thương, Hội Khoa học - kỹ thuật, Hội Hoa kiều,Hội Đồng bào Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao…) 56 dân tộc thiểu số đều có đạibiểu trong Chính Hiệp Các tài liệu này đã giới thiệu vị trí, vai trò của Chính Hiệptrong thể chế chính trị Trung Quốc, trong đó khái quát thể chế chính trị TrungQuốc; quan hệ giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc với Chính Hiệp; quan hệ giữaChính Hiệp với Đại hội đại biểu nhân dân (Quốc hội) và HĐND các cấp; quan hệgiữa Chính Hiệp với chính quyền các cấp và quan hệ giữa Chính Hiệp với các đoànthể nhân dân với những nội dung đáng chú ý sau đây:
* Về thể chế chính trị của Trung Quốc: Trong thể chế chính trị của Trung
Quốc có ba chế độ đó là:
- Chế độ Đại hội đại biểu nhân dân (Quốc hội) là cơ quan quyền lực nhànước cao nhất của Trung Quốc, gắn liền với Quốc hội là VKSND tối cao và TANDtối cao
Trang 32- Chế độ hợp tác đa đảng và hiệp thương chính trị dưới sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản Chính Hiệp là tổ chức quan trọng để thực hiện chế độ này.
- Chế độ tự trị của các khu dân tộc thiểu số (các khu tự trị)
Để đảm bảo thực hiện các chế độ trên đây trong thể chế chính trị, TrungQuốc khẳng định vị trí quan trọng của bốn tổ chức sau đây:
- Đảng Cộng sản Trung Quốc là tổ chức giữ vai trò lãnh đạo cao nhất, khôngchia sẻ quyền lãnh đạo
- Đại hội đại biểu nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thể hiệnquyền làm chủ đất nước của nhân dân
- Chính phủ là cơ quan điều hành cao nhất
- Chính Hiệp là tổ chức hiệp thương chính trị cao nhất
Bốn hệ thống tổ chức trên: Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Chính Hiệp có sựphân công vị trí khác nhau, song tổ chức hoạt động cùng chung một mục tiêu xâydựng đất nước phồn vinh Bốn tổ chức trên được coi là bốn trụ cột của đất nước.Những người đứng đầu bốn tổ chức trên thường xuất hiện như những người lãnhđạo cao nhất, đại diện cho đất nước Gần như thành thông lệ, tại các sinh hoạt chínhthức của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Chính Hiệp, luôn luôn có mặt những ngườiđứng đầu các tổ chức này
* Về quan hệ giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc với Chính Hiệp:
Quan hệ giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc với Chính Hiệp được xác định rõ
là quan hệ giữa lãnh đạo và bị lãnh đạo về mặt chính trị Đảng Cộng sản TrungQuốc thực hiện vai trò lãnh đạo chính trị đối với Chính Hiệp, nhưng Đảng là mộtthành viên nằm trong Chính Hiệp, tham gia các hoạt động của Chính Hiệp như mọithành viên khác, qua đó thực hiện vai trò lãnh đạo của mình
Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo chính trị đối với Chính Hiệp bằngcách biến các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng thành nhận thức và hànhđộng của các đảng phái dân chủ, các thành viên trong Chính Hiệp Là một thànhviên tham gia Chính Hiệp, Đảng phải thực sự bình đẳng với các thành viên khác,tôn trọng và thương lượng dân chủ với mọi thành viên, bằng hành động gương mẫucủa đảng viên, bằng sự quan tâm đến lợi ích chính đáng của các đồng minh trong
Trang 33Chính Hiệp để thực hiện sự lãnh đạo chính trị của mình, chứ không thể đứng trên ralệnh cho họ.
* Về quan hệ giữa Chính Hiệp với Đại hội đại biểu nhân dân (Quốc hội) và HĐND các cấp:
Giữa Chính Hiệp và Quốc hội là quan hệ phối hợp và giám sát các hoạt độngcủa Quốc hội, đưa ra những sáng kiến pháp luật và tham gia ý kiến vào những đạoluật mà Quốc hội sẽ thông qua Các văn kiện của Quốc hội được đưa lấy ý kiếntrong Hội nghị toàn thể của Ủy ban toàn quốc Chính Hiệp trước khi tiến hành họpQuốc hội Đến khi họp Quốc hội, toàn thể Ủy viên TW Chính Hiệp đều dự thính đểgiám sát việc Quốc hội tiếp thu ý kiến của Chính Hiệp Ở địa phương, các văn kiệncủa HĐND cũng được đưa ra lấy ý kiến của Hội nghị toàn thể Ủy ban Chính Hiệpcùng cấp
Quốc hội và HĐND các cấp chịu sự giám sát của Chính Hiệp, có tráchnhiệm trả lời các kiến nghị nêu trong các đề án do Chính Hiệp chuyển đến
* Về quan hệ giữa Chính Hiệp các cấp với chính quyền các cấp:
Quan hệ giữa Chính Hiệp với Chính phủ và chính quyền các cấp ở địaphương là quan hệ bình đẳng, hợp tác, hiệp thương Các báo cáo công tác của chínhquyền, VKSND các cấp, dự toán ngân sách… được đưa ra lấy ý kiến của hội nghịtoàn thể Ủy ban Chính Hiệp trước khi trình bày tại Quốc hội, HĐND cùng cấp
* Chức năng cơ bản và nội dung hoạt động của Chính Hiệp:
Chính Hiệp có ba chức năng cơ bản là: Hiệp thương chính trị; giám sát dânchủ và tổ chức cho các đảng phái, các đoàn thể, nhân sĩ các dân tộc, các giới trongChính Hiệp tham chính, nghị chính
Mục đích của việc thực hiện ba chức năng là nhằm phát huy dân chủ XHCN,phản ánh ý kiến và yêu cầu xã hội, tập hợp trí tuệ đông đảo để khoa học hóa và dânchủ hóa quá trình hoạch định các quyết sách của Đảng và Nhà nước giám sát việcthực hiện Hiến pháp, pháp luật, đường lối, chính sách, nâng cao hiệu quả công táccủa cơ quan và cán bộ nhà nước, chống quan liêu, hủ bại Thúc đẩy xây dựng vănminh vật chất và văn minh tinh thần, xây dựng pháp chế XHCN, thúc đẩy phát triểnthị trường XHCN và phát triển lực lượng sản xuất Góp phần điều chỉnh các mối
Trang 34quan hệ xã hội, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tăng cường sự đoàn kết của các đảngphái dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
- Về chức năng hiệp thương chính trị: Hội nghị toàn thể Ủy ban toàn quốcChính Hiệp hoặc Hội nghị Chủ tịch Chính Hiệp tổ chức hiệp thương các nội dungsau đây: Đường lối chính sách, bước đi trong việc xây dựng văn minh vật chất, vănminh tinh thần XHCN, xây dựng pháp chế XHCN và những vấn đề lớn trong côngcuộc cải cách mở cửa; báo cáo của Chính phủ hàng năm; dự toán ngân sách nhànước hàng năm; quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và dài hạn; nhữngvấn đề lớn trong đời sống chính trị đất nước; dự thảo các đạo luật quan trọng; danhsách đề cử của TW Đảng vào các chức vụ quan trọng của nhà nước; đường lốichính sách đối ngoại quan trọng; đường lối chính sách thống nhất đất nước…
- Về chức năng giám sát dân chủ: Chính Hiệp giám sát các nội dung chủ yếusau đây: Tình hình chấp hành Hiến pháp, pháp luật; tình hình chấp hành chủ trương,chính sách của TW Đảng và Quốc vụ viện; tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế, tàichính, dự toán ngân sách…
- Về chức năng tham chính, nghị chính: Thực chất đây là sự tiếp nối và pháttriển của hai chức năng trên Theo đó, ngoài những nội dung của hai chức năngtrên, đối với những vấn đề mà nhân dân quan tâm, Đảng và Nhà nước coi trọng vàChính Hiệp có điều kiện tham gia, sẽ tổ chức điều tra, nghiên cứu rồi đưa ra kiếnnghị Ủy ban toàn quốc Chính Hiệp có thể căn cứ vào đề nghị của TW Đảng,UBTVQuốc hội, các đảng phái dân chủ, các đoàn thể, các bộ ngành mà xét thấycần thiết thì sẽ triệu tập Hội nghị hiệp thương Chính Hiệp có thể mời nhữngngười phụ trách các cơ quan chức năng hoặc mời các chuyên gia đến tham dự vàtrình bày tại các hội nghị hiệp thương Các hội nghị hiệp thương sẽ thảo luận, kiếnnghị về việc xây dựng, xác định các quyết sách và việc thực hiện trong thực tế cácquyết sách của TW và địa phương; giám đốc việc thực hiện Hiến pháp, pháp luật,chính sách lớn, việc làm của CQNN và nhân viên công vụ; tuyên truyền giáo dụcHiến pháp, pháp luật, đường lối, chính sách của Đảng, động viên toàn xã hội thamgia xây dựng văn minh vật chất, văn minh tinh thần; đấu tranh chống mọi hành viphá hoại và tội phạm…
Trang 351.2.2.2 Về Mặt trận Lào Xây dựng đất nước
Về Mặt trận Lào Xây dựng đất nước, một số tài liệu sau đây đã được tác giảLuận án nghiên cứu, tham khảo:
- Luật Mặt trận Lào Xây dựng đất nước [109]
- Bài viết “Tăng cường hơn nữa mối quan hệ đoàn kết, gắn bó anh em giữa
Mặt trận Lào xây dựng đất nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” của đồng chí
Xi-xa-vạt Kẹo-bun-phăn, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủtịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào Xây dựng đất nước [170]
- Báo cáo “Kết quả thực hiện Chiến lược hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục,
khoa học - kỹ thuật giữa Việt Nam và Lào giai đoạn 2011-2020 và Hiệp định hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2016 - 2020” của UBTWMTTQVN [144]
Theo các tài liệu trên, về Mặt trận Lào Xây dựng đất nước có một số nộidung đáng chú ý sau đây:
HTCT của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có nhiều điểm tương đồng với
HTCT nước ta Lào cũng có tổ chức Mặt trận với tên gọi là Mặt trận Lào Xây dựng
đất nước Mặt trận Lào Xây dựng đất nước cũng có chức năng xây dựng chính
quyền như MTTQVN Tuy nhiên, qua nghiên cứu thì bạn chưa có nhiều luật hoặcvăn bản dưới luật quy định về mối quan hệ giữa Trung ương Mặt trận Lào Xâydựng đất nước với các CQNN ở Trung ương như ở ta Một trong những văn bản cónhững quy định nhiều nhất về vấn đề này, đó là “Luật về Mặt trận Lào Xây dựngđất nước” được Quốc hội nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thông qua ngày08/7/2009 [109] Luật có 12 chương, 48 điều
Về quyền hạn và nhiệm vụ của Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong hoạtđộng giám sát, Luật này quy định: Mặt trận tham gia giám sát các hoạt động của cơquan quản lý nhà nước, hội viên Quốc hội, TAND, công tố viên nhân dân, cán bộ
và công chức nói chung; giám sát, kiểm tra việc giải quyết các mâu thuẫn đã xảy ratheo trách nhiệm của mình; đề nghị áp dụng biện pháp và quy tắc giải quyết kết quảcủa việc kiểm tra; thực hiện quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật
Sau 9 năm thực hiện, ngày 06/8/2018 Quốc hội Lào đã thông qua Luật sửađổi, bổ sung Luật về Mặt trận Lào Xây dựng đất nước và được Chủ tịch nước Cộng
Trang 36hòa dân chủ nhân dân Lào ký lệnh công bố ngày 20/6/2018 Luật mới có 13Chương và 63 Điều.
Liên quan đến mối quan hệ giữa Mặt trận Lào Xây dựng đất nước với Nhànước, Luật mới có một số nội dung đáng chú ý sau đây:
Trung ương Mặt trận Lào Xây dựng đất nước có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu xây dựng chính sách, chiến lược, luật pháp và quy chế về côngtác Mặt trận để đề xuất các cơ quan liên quan xem xét;
- Triển khai đường lối, chính sách, chiến lược, luật pháp, kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội quốc gia, nghị quyết của Đại hội theo kế hoạch, chương trình và tổchức thực hiện;
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chính sách, luật pháp, điều lệcủa Mặt trận Lào Xây dựng đất nước;
- Theo dõi, hướng dẫn thúc đẩy việc tổ chức thực hiện công tác Mặt trận, luật
và quy chế về Mặt trận Lào Xây dựng đất nước;
- Vận động, tập trung sự đoàn kết, giáo dục nhân dân Lào các dân tộc, tầnglớp, tôn giáo, giới tính, lứa tuổi giác ngộ chính trị, là công dân tốt, phát huy truyềnthống yêu nước, tôn trọng, thi hành Hiến pháp và luật tham gia vào việc bảo vệ vàxây dựng phát triển đất nước…
Về giám sát của Mặt trận Lào Xây dựng đất nước, có một số nội dung đángchú ý:
- Khái niệm, mục đích giám sát của Mặt trận, Luật quy định: “Là sự giám sátđược thông qua sự góp ý, đề nghị, phản ánh nguyện vọng của nhân dân các bộ tộcLào về tổ chức thực hiện đường lối, chính sách, Hiến pháp, luật và kế hoạch pháttriển kinh tế- xã hội của nhà nước từng giai đoạn”
- Về đối tượng giám sát bao gồm: Quốc hội, HĐND tỉnh, và hội viên Quốchội; cơ quan quản lý nhà nước; thẩm phán và công tố viên; cán bộ, công chức vàthành viên của Mặt trận Lào
- Về nội dung giám sát bao gồm: Việc thực hiện nghĩa vụ, quyền và nhiệm
vụ của Quốc hội, HĐND và hội viên; việc thực hiện luật của cơ quan quản lý nhànước liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; việc thực hiện nhiệm
vụ của thẩm phán và công tố viên; việc sử dụng quyền, thực hiện nghĩa vụ và nhiệm
Trang 37vụ của cán bộ công chức; các hoạt động của thành viên Mặt trận; đơn khiếu nại,nguyện vọng của nhân dân các bộ tộc; việc giải quyết mâu thuẫn của nghĩa vụ,quyền và nhiệm vụ của bản thân.
1.2.2.3 Về Hiệp hội nhân dân Singapore (People’s Association - PA)
Về Hiệp hội nhân dân Singapore, một số tài liệu sau đây đã được tác giảLuận án nghiên cứu, tham khảo:
- Bài viết “Hiệp hội nhân dân Singapore hoạt động đoàn kết các tầng lớp
nhân dân” của Đàm Văn Lợi [70].
- Cuốn sách “Văn minh tinh thần Singapore”: Đoàn khảo sát Trung Quốc
khảo sát về văn minh tinh thần Singapore [47]
- Bài “Hiệp hội nhân dân trong hệ thống chính trị ở Singapore” của Lê
Văn Đính [41]
Theo các tài liệu trên, về Hiệp hội nhân dân Singapore có một số nội dungđáng chú ý sau đây:
- Về lịch sử ra đời của Hiệp hội nhân dân Singapore (People’s Association):
Hiệp hội nhân dân Singapore được thành lập ngày 01/7/1960 theo Luật Hiệphội nhân dân được Quốc hội thông qua Hiệp hội thuộc Bộ Phát triển Cộng đồng,Thanh niên và Thể thao Thủ tướng là người đứng đầu Hiệp hội và Chủ nhiệm vănphòng Chính phủ là Giám đốc điều hành Hiệp hội được xem là cầu nối giữa đảngcầm quyền và nhân dân trong việc hậu thuẫn cho chính phủ, đóng vai trò quan trọngtrong việc giáo dục ý thức của nhân dân, xây dựng môi trường chính trị ổn định Hiệphội có bốn chức năng chính là: tổ chức và tạo điều kiện để người dân tham gia cácnhóm trong các hoạt động xã hội, văn hóa, giáo dục và thể thao; truyền cho các nhàlãnh đạo về ý thức của bản sắc dân tộc và tinh thần cống hiến cho một cộng đồng đachủng tộc, qua đó thực hiện mục đích đào tạo người lãnh đạo; tạo lập sự liên kết cộngđồng và tăng cường sự gắn kết xã hội giữa những người dân Singapore; là một kênhthông tin liên lạc giữa các chính phủ cầm quyền và những người dân nhằm mởđường cho Chính phủ đáp ứng tốt hơn quá trình lãnh đạo của mình
- Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hiệp hội nhân dân Singapore:
Hiệp hội nhân dân Singapore gồm 12 tổ chức trong đó mỗi tổ chức đều cóvai trò, chức năng riêng của mình và cùng hướng tới thực hiện sứ mệnh của Hiệp
Trang 38hội là tạo lập sự liên kết cộng đồng, thúc đẩy sự hòa hợp chủng tộc và tăng cường
sự gắn kết xã hội giữa những người dân Singapore, đồng thời là cầu nối giữa Chínhphủ và người dân
Tuy mỗi tổ chức của Hiệp hội nhân dân Singapore đều có vai trò, chức năngriêng nhưng mục tiêu chung trong hoạt động của Hiệp hội và của các tổ chức nàyđều hướng tới xây dựng một xã hội hòa hợp trong một cộng đồng đa chủng tộc Vìvậy, Chính phủ Singapore và Hiệp hội trong mọi hoạt động của mình đều nhất quánchủ trương “Một dân tộc, một Singapore” Ngoài chức năng quan trọng là tạo lập sựliên kết cộng đồng và tăng cường sự gắn kết xã hội giữa những người dânSingapore, giữa các dân tộc, tôn giáo, một trong những chức năng thể hiện tính đạidiện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân của Hiệp hội làchức năng làm cây cầu kết nối Chính phủ và người dân; Hiệp hội được coi như mộtkênh thông tin liên lạc giữa Chính phủ cầm quyền và người dân, tạo điều kiện choChính phủ đáp ứng tốt hơn quá trình lãnh đạo của mình Cụ thể là bằng việc tổ chứcthường xuyên các cuộc tiếp xúc giữa quan chức Chính phủ với người dân tại cácTrung tâm cộng đồng thông qua các hoạt động tập thể mang đậm nét văn hóatruyền thống (hoạt động thể thao, văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực, tuyên truyền, cổđộng …) có sự tham dự của các quan chức như ĐBQuốc hội, các bộ trưởng…,Hiệp hội đã tạo cho người dân Singapore những cơ hội, điều kiện tiếp xúc một cách
dễ dàng, thường xuyên với quan chức Chính phủ để nói lên những tâm tư, suy nghĩ
và những ý kiến phản hồi rất cụ thể của họ đối với các chủ trương, chính sách củaChính phủ mà họ là người trực tiếp thụ hưởng, hoặc phản ánh với quan chức Chínhphủ bất cứ một vấn đề gì gặp phải trong đời sống xã hội mà họ thấy chưa hợp lý,cần phải điều chỉnh… Mặt khác, quy định về việc tiếp dân định kỳ của các đại biểuQuốc hội, các quan chức Chính phủ tại các khu dân cư, trong đó Hiệp hội cũngđóng vai trò là người đứng ra tổ chức, Hiệp hội đã kết nối Chính phủ lại rất gần vớingười dân, giúp Chính phủ biết lắng nghe, thấu hiểu những gì người dân cần, những
gì có lợi cho dân để từ đó xây dựng chính sách phù hợp, đem đến một cuộc sốngngày càng hạnh phúc, trọn vẹn cho người dân Singapore
Trong nhiều năm qua, giữa UBTWMTTQVN và Hiệp hội nhân dân
Singapore có mối quan hệ khá chặt chẽ Hai bên thường xuyên tổ chức các chuyến
Trang 39thăm cấp cao; ký kết một số chương trình hợp tác trên tinh thần mở rộng các hoạtđộng giao lưu, đối ngoại nhân dân Hiệp hội nhân dân Singapore có một số hoạtđộng rất đáng tham khảo về cách thức tổ chức vận hành một tổ chức đại diện chonhân dân tham gia vào công việc của nhà nước, giám sát các hoạt động của CQNN
và công chức nhà nước…
Kinh nghiệm từ hoạt động của Hiệp hội nhân dân Singapore cũng cho thấyrằng sự đầu tư về mặt ý tưởng để cho đất nước Singapore phát triển là làm sao pháthuy được quyền làm chủ của nhân dân Người dân ngày càng thoả mãn những nhucầu tinh thần và đời sống thường ngày khi được Chính phủ lắng nghe và giải quyếtnhững khúc mắc thông qua cầu nối Hiệp hội Cuộc sống chính là do người dân vàChính phủ cùng nhau xây dựng Như vậy sự gắn bó không chỉ bằng chủ trương màbằng những công việc hết sức cụ thể Nhân dân sẽ yêu mến đất nước, từ đó sẵn sànglao động, cống hiến, hy sinh để phục vụ đất nước
1.3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
ĐÃ TIẾP CẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC ĐƯỢC NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN
1.3.1 Một số nhận xét về các công trình nghiên cứu đã tiếp cận
Các công trình khoa học nêu trong tổng quan nghiên cứu có liên quan đến đề
tài luận án: "Hoàn thiện pháp luật về mối quan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Trung ương của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay" có thể đánh giá khái quát như sau:
1.3.1.1 Về nghiên cứu lý luận
Một là, vấn đề dân chủ, xây dựng một chế độ xã hội trong đó người dân có
quyền làm chủ trong xã hội dân sự cũng như trong xã hội công dân đã được các tácgiả đặt ra và luận giải sâu rộng ở phần phương diện tư tưởng chính trị, triết học vàluật học Từ thời cổ đại, trung đại, cận đại và đời sống xã hội đương đại, vấn đề dânchủ luôn được đặt ra và giải quyết như một nhu cầu tất yếu của đời sống con ngườitrong mọi thời đại Đặc biệt trong điều kiện xã hội phát triển và quản lý xã hội pháttriển trong mỗi quốc gia dân tộc và hội nhập toàn cầu
Hai là, quyền lực nhà nước (quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư
pháp) thuộc về nhân dân Nhân dân tham gia xây dựng nhà nước, tham gia xây
Trang 40dựng pháp luật và tham gia vào quản lý nhà nước bằng hai hình thức, dân chủ trựctiếp và dân chủ đại diện.
Ba là, vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước là yêu cầu tất yếu khách quan.
Kiểm soát quyền lực nhà nước bên trong là giám sát, kiểm soát, thanh tra, kiểmtoán, kiểm tra giữa các CQNN với nhau Kiểm soát quyền lực nhà nước từ "bênngoài" là giám sát, PBXH của MTTQ và các TCTV của Mặt trận (các tổ chức chínhtrị - xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức xã hội - nghềnghiệp, các tổ chức xã hội ) và sự giám sát trực tiếp của người dân
Bốn là, vai trò và vấn đề đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng hoàn
thiện HTCT nói chung và sự lãnh đạo, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đốivới HTCT (trong đó có MTTQVN) nói riêng
1.3.1.2 Về thực trạng pháp luật và hoàn thiện pháp luật
Một là, các kết quả nghiên cứu đã làm rõ hơn về vị trí, vai trò của MTTQVN
trong xây dựng chính quyền nhân dân; trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc;trong giám sát, PBXH đối với việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tưpháp của các CQNN
Hai là, các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra sự cần thiết tất yếu của việc Nhà
nước coi MTTQVN là cơ sở chính trị của mình; dựa vào Mặt trận để thực hiệnnhiệm vụ quản lý, điều hành đất nước; chủ động thể chế hóa chủ trương của Đảng,
cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về mối quan hệ giữa Nhà nước với Mặt trậnthành pháp luật để có cơ sở pháp lý thực hiện mối quan hệ, trên cơ sở quyền hạn vànhiệm vụ của mỗi bên
Ba là, các nghiên cứu về một số tổ chức có tính chất tương tự như
MTTQVN ở một số nước là những thông tin có thể tham khảo kinh nghiệm choviệc thực hiện đề tài của Luận án
Bốn là, một số công trình đã đánh giá được thực trạng những quy định của
pháp luật về MTTQVN, nhất là thực trạng thực hiện các quy định pháp luật về mốiquan hệ giữa MTTQVN với Nhà nước
1.3.1.3 Về các giải pháp hoàn thiện pháp luật
Một là, các công trình khoa học bên cạnh nêu được một số kết quả chủ yếu
trong việc thực hiện pháp luật về mối quan hệ giữa MTTQVN với Nhà nước còn