1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu về hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về môi giới bảo hiểm

22 1,7K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 177 KB

Nội dung

Hoạt động môi giới bảo hiểm là hoạt động cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về sản phẩm, điều kiện, mức phí và doanh nghiệp bảo hiểm, các công việc liênquan đến đàm phán, th

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU……… 1

NỘI DUNG……… 1

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM VÀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI BẢO HIỂM……… 1

1 Kinh doanh bảo hiểm……… 1

2 Hoạt động môi giới bảo hiểm……… 1

3 Vai trò của hoạt động môi giới bảo hiểm……… 4

II NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM……… 5

1 Tập quán, thói quen kinh doanh……… 5

2 Môi trường pháp lý……… 5

3 Khả năng tài chính……… 6

4 Tác động của các quy tắc, tập quán quốc tế……… 6

III THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM VÀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN……… 7

1 Những kết quả đạt được……… 7

2 Hạn chế……… 8

3 Nguyên nhân……… 12

IV MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM……… 14

1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước……… 14

2 Đối với các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm……… 18

KẾT LUẬN……… 20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 21

LỜI NÓI ĐẦU

Khi kinh tế phát triển, nhu cầu bảo hiểm của các tổ chức và cá nhân phát sinh hết sức đa dạng, đồng thời cũng xuất hiện nhiều doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm bảo hiểm Bảo hiểm

là một lĩnh vực tài chính, một lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn sâu Người có nhu cầu bảo hiểm, đặc biệt là các tổ chức kinh tế lớn, mặc dù luôn nhận được thông tin về các doanh nghiệp bảo hiểm, nhưng họ ít có điều kiện so sánh, đánh giá khả năng của nhiều doanh nghiệp có sản phẩm

Trang 2

cùng loại để lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm tốt hơn Bên cạnh đó, cùng một sản phẩm bảohiểm của những doanh nghiệp có uy tín trên thị trường nhưng cũng cần phải biết sản phẩm nào

có điều kiện bảo hiểm rộng hơn và mức phí rẻ hơn, phù hợp hơn? Chính vì vậy đã xuất hiệncác nhà môi giới bảo hiểm Có thể nói, môi giới bảo hiểm là một hoạt động có ảnh hưởng rấtlớn đến kinh doanh bảo hiểm Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, trong bài viết sau nhóm em đi sâu

“Tìm hiểu về hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về môi giới bảo hiểm.”

NỘI DUNG

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM VÀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI BẢO HIỂM.

1 Kinh doanh bảo hiểm.

Theo khoản 1 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm “Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của

doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.”

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm được điều chỉnh bởi Luật Kinh doanh bảo hiểm và cácvăn bản có liên quan như Luật doanh nghiệp, Nghị định 45/2007/ NĐ – CP, Nghị định46/2007/ NĐ – CP

2 Hoạt động môi giới bảo hiểm

2.1 Khái niệm về hoạt động môi giới bảo hiểm

Hoạt động môi giới bảo hiểm là hoạt động cung cấp thông tin, tư vấn cho bên

mua bảo hiểm về sản phẩm, điều kiện, mức phí và doanh nghiệp bảo hiểm, các công việc liênquan đến đàm phán, thu xếp và thực hiện hợp đồng của bên mua

Về bản chất, hoạt động môi giới bảo hiểm rất quan trọng, giúp cho người mua bảo hiểm

có thể hiểu rõ được những vấn đề mấu chốt trong việc lựa chọn hình thức bảo hiểm phù hợp vàdoanh nghiệp bảo hiểm uy tín, tránh được những rủi ro lớn có thể xảy ra, gây thiệt hại chongười mua bảo hiểm Ngoài ra, hợp đồng bảo hiểm là loại hợp đồng tương đối khó hiểu, nhất làđối với khách hàng, những người không nhiều chuyên môn và kiến thức về bảo hiểm Hơn nữa,hợp đồng bảo hiểm được công ty quy định trước, do đó cần phải có những chuyên gia về lĩnhvực bảo hiểm, được đào tạo chuyên môn, họ sẽ dựa trên kiến thức này để nắm vững, thông thạo

Trang 3

điều khoản, thủ tục giải quyết và hiểu rõ về uy tín, thực lực của công ty để có thể tư vấn cho

khách hàng một cách chính xác nhất như những người môi giới bảo hiểm Chính vì vậy hoạt

động môi giới bảo hiểm là một hoạt động cần thiết và rất quan trọng

2.2 Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Theo điều 89 Luật kinh doanh bảo hiểm: Doanh nghiệp MGBH được định nghĩa làdoanh nghiệp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm theo quy định của Luật KDBH và các quyđịnh khác của pháp luật có liên quan

2.3 Nội dung hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:

Điều 90 Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam, quy định nội dung hoạt động của môi giớibảo hiểm gồm:

“1 Cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm;

2 Tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm;

3 Đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm;

4 Thực hiện các công việc khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.”.

Điều 91 của Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam quy định rất rõ về quyền và nghĩa vụcủa doanh nghiệp môi giới bảo hiểm Theo đó, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có quyền vànghĩa vụ như sau:

“1.Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm: hoa hồngmôi

giới bảo hiểm được tính trong phí bảo hiểm.

2.Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có nghĩa vụ:

a)Thực hiện việc môi giới trung thực;

b)Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợppháp của bên mua bảo hiểm;

c)Bồi thường thiệt hại cho bên mua bảo hiểm do hoạt động môi giới bảo hiểm gây ra.”

Vì những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm, doanh nghiệp môi giớibảo hiểm phải chịu trách nhiệm bồi thường với những rủi ro khá lớn Các nước trên thế giới

Trang 4

đều bắt buộc người môi giới bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối vớitrách nhiệm về thiệt hại nghề nghiệp mà họ có thể gây ra để cho người môi giới bảo hiểm đượcđảm bảo về trách nhiệm bồi thường dân sự trong trường hợp họ có sai sót về nghiệp vụ

Điều 92 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định: “Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải

mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động môi giới bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam”.

2.4 Về chế độ tài chính của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

Pháp luật quy định doanh nghiệp phải đáp ứng đủ số vốn pháp định Vốn pháp định củadoanh nghiệp môi giới bảo hiểm cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm khác phải đủ lớn để cóthể tăng cường khả năng thanh toán cho doanh nghiệp cũng như cho khách hàng và là điều kiện

để doanh nghiệp phát triển công nghệ thông tin trong quản lý hợp đồng bảo hiểm, rủi ro bảohiểm và đầu tư

Điều 94 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định:

"1 Chính phủ quy định mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới

“1 Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm:

Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ: 300.000.000.000 đồng Việt Nam;

b) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ: 600.000.000.000 đồng Việt Nam.

2 Mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm: 4.000.000.000 đồng Việt Nam.”

Vốn điều lệ của doanh nghiệp phải gửi ở dạng tài khoản phong tỏa, luôn phải duy trìmức vốn đó trong quá trình hoạt động, nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các nghĩa vụ đối vớikhách hàng (nếu có) và số vốn điều lệ ấy phải tương xứng với nội dung, phạm vi và địa bànhoạt động của doanh nghiệp Đặc biệt nguồn vốn của doanh nghiệp môi giới có thể được đầu tư

ra nước ngoài đối với phần vốn chủ sở hữu vượt quá mức vốn pháp định Nguồn vốn đầu tưcủa doanh nghiệp có thể là vốn hợp pháp của chủ sở hữu hoặc các nguồn vốn hợp lệ khác

3 Vai trò của hoạt động môi giới bảo hiểm

Trang 5

Hoạt động môi giới bảo hiểm đã và đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nềnkinh tế thị trường tại Việt Nam:

Thứ nhất, đối với người mua bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm giúp cho người

mua bảo hiểm tiết kiệm chi phí cho quá trình tìm hiểu, tiếp cận với các sản phẩm bảo hiểm,người mua bảo hiểm được cung cấp những thông tin cần thiết và được hưởng dịch vụ tư vấn,

hỗ trợ toàn bộ chương trình

Thứ hai, môi giới bảo hiểm thúc đẩy giao dịch công bằng và cạnh tranh có trật tự trên

thị trường bảo hiểm

Thứ ba, môi giới bảo hiểm đã làm giảm bớt những tranh chấp về bảo hiểm, ngăn chặn

những hoạt động kinh doanh vi phạm pháp luật

Thứ tư, môi giới bảo hiểm thúc đẩy sự phát triển thị trường bảo hiểm Dựa trên những

lợi thế về kiến thức chuyên môn, am hiểu thị trường, người môi giới bảo hiểm sẽ biết lựa chọnnhững phương án bảo hiểm, công ty bảo hiểm có uy tín tốt, thực lực và phục vụ nhanh chóng,đồng thời sử dụng kỹ thuật phân tích sẽ tư vấn những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng có sảnphẩm tốt và phí đóng thích hợp Một mặt, qua tiếp xúc khách hàng, điều tra thị trường, ngườimôi giới bảo hiểm sẽ phản ánh với công ty bảo hiểm để có những điều chỉnh nhằm thúc đẩy thịtrường

Thứ năm, hoạt động môi giới bảo hiểm góp phần thu hút vốn đầu tư của nước ngoài Ở

nước ngoài, nghề môi giới bảo hiểm tương đối phát triển, các thương nhân thường có tập quán

là dựa vào môi giới bảo hiểm để giúp họ tìm nhà bảo hiểm, sắp xếp các dự án và làm thủ tụcgiải quyết bồi thường Nếu trong thị trường còn thiếu người môi giới bảo hiểm cung cấp cácdịch vụ quản lý rủi ro, không đáp ứng được nhu cầu giảm bớt rủi ro đầu tư của thương nhânnước ngoài, thì niềm tin đầu tư sẽ bị giảm đi

II NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM:

1 Tập quán, thói quen kinh doanh

Thị trường kinh doanh môi giới bảo hiểm không chỉ phụ thuộc vào năng lực của bảnthân doanh nghiệp kinh doanh môi giới bảo hiểm mà còn phụ thuộc rất lớn vào tập quán sinhhoạt, tập quán kinh doanh và trình độ phát triển của nền kinh tế nói chung Không phải là yếu

Trang 6

tố duy nhất nhưng tập quán, thói quen trong kinh doanh của nền kinh tế là nhân tố có ảnhhưởng rất lớn

Tập quán kinh doanh là một trong số những nhân tố có tác động, ảnh hưởng đến hoạtđộng môi giới bảo hiểm tại Việt Nam Thói quen kinh doanh, giao dịch trực tiếp không thôngqua các tổ chức trung gian đã hạn chế sự phát triển của hoạt động trung gian môi giới nóichung và môi giới bảo hiểm nói riêng Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, sựphát triển về số lượng các công ty bảo hiểm, các loại hình bảo hiểm, sự phức tạp trong các điềukiện, điều khoản của hợp đồng bảo hiểm, môi trường kinh doanh quốc tế, việc áp dụng các tậpquán quốc tế trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, sức ép cắt giảm chi phí và thời gian, cùngvới sự gia tăng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian gần đây sẽ là điều kiện làmthay đổi thói quen của các tổ chức, cá nhân và thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức trunggian, môi giới trong đó có hoạt động môi giới hoạt động

2 Môi trường pháp lý

Tổ chức môi giới bảo hiểm ra đời đại diện cho quyền lợi của người tham gia bảo hiểm,nhằm lựa chọn, thu xếp và ký kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm Do tráchnhiệm của môi giới rất lớn và đòi hỏi quy mô hoạt động rộng lớn, ở Việt Nam cũng như cácnước khác trên thế giới, pháp luật không cho phép cá nhân hoạt động môi giới bảo hiểm, chỉ cócác doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới được phép hoạt động môi giới Để tiến hành hoạtđộng môi giới bảo hiểm, đòi hỏi phải có kiến thức và quy mô hoạt động nhất định và phải cótrách nhiệm nghề nghiệp; người môi giới bảo hiểm phải phân tích để cung cấp cho người thamgia bảo hiểm những phương án bảo hiểm hiệu quả nhất

Môi trường pháp lý có ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh bảo hiểm và môi giớibảo hiểm Hiện nay ở Việt Nam, hoạt động kinh doanh bảo hiểm và môi giới bảo hiểm đã đượcđiều chỉnh trong Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, tạo cơ sởpháp lý quan trọng cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm và môi giới bảo hiểm, các công ty môigiới bảo hiểm hoạt động một cách ổn định, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, chống các hành

vi vi phạm các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, giảm giá dịch vụ, tăng hoa hồng Tuy nhiên,trong quá trình triển khai thực hiện còn một số vướng mắc cần tháo gỡ để giúp các doanhnghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm hoạt động đúng theo các quy định của pháp luật

3 Khả năng tài chính

Trang 7

Trong lĩnh vực tài chính, vốn, khả năng tài chính của một doanh nghiệp cho thấy khảnăng, tiềm lực của doanh nghiệp đó Trong hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm cũng vậy,doanh nghiệp có khả năng tài chính vững mạnh cho thấy doanh nghiệp đó hoạt động có hiệuquả, là điều kiện để thu hút được khách hàng và các công ty bảo hiểm.

Vừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 125/2012/TT-BTC hướng dẫn chế độ tàichính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và chi nhánh doanhnghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.Điểm nổi bật trong thông tư này là các quy định dành cho chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểmnước ngoài

Theo đó, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nướcngoài được kinh doanh bảo hiểm gốc các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sứckhoẻ trừ bảo hiểm hàng không, bảo hiểm vệ tinh; Trường hợp muốn mở rộng thêm loại hìnhbảo hiểm hàng không, bảo hiểm vệ tinh thì phải bổ sung vốn điều lệ đã góp (hoặc vốn đượccấp) cao hơn mức vốn pháp định là 50 tỷ đồng Việt Nam

Thông tư cũng quy định cụ thể về mức trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, nguyêntắc đầu tư tài chính, biên khả năng thanh toán tối thiểu, phân phối lợi nhuận, chế độ báo cáo vàcông bố thông tin… cho chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài Có thể nóirằng, cách quy định này đảm bảo được nguyên tắc không phân biệt đối xử doanh nghiệp trong

và ngoài nước

Như vậy với mức vốn điều lệ quy định như thông tư là không quá khó đối với các doanhnghiệp môi giới bảo hiểm ở VN.Tuy nhiên vốn điều lệ là một chuyện còn vốn chủ sở hữu lại làchuyện khác.Hiện nay vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp là không nhiêu nên cũng tạo rakhó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

4 Tác động của các quy tắc, tập quán quốc tế

Là một lĩnh vực liên quan nhiều đến các quy tắc quốc tế, hoạt động bảo hiểm, môi giớibảo hiểm cũng chịu ảnh hưởng và chi phối của nhiều quy định tập quán quốc tế được áp dụngtrong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm Trong điều kiện kinh tế thế giới có nhiều thay đổi, nhiềuquy tắc, chuẩn mực mới về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, môi giới bảo hiểm ra đời sẽ có tácđộng cụ thể đối với hoạt động bảo hiểm,môi giới bảo hiểm tại Việt Nam, dần hướng các hoạt

Trang 8

động kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam tiến dần tới các chuẩn mực quốc tế mới Về vấn đềquy tắc và tập quán quốc tế về kinh doanh bảo hiểm thì pháp luật VN quy định tại điều 2 LuậtKinh Doanh Bảo Hiểm

Điều 2 Áp dụng Luật Kinh doanh bảo hiểm, pháp luật có liên quan, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế

1.Tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam phải tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác củapháp luật có liên quan 2.Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kếthoặc tham gia có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy địnhcủa điều ước quốc tế đó 3.Các bên tham gia bảo hiểm có thể thỏa thuận áp dụng tập quán quốc tế, nếu tậpquán đó không trái với pháp luật Việt Nam.

Như vậy pháp luật VN quy định rõ về các trường hợp được phép sử dụng tập quán hoặcquy tắc quốc tế trong kinh doanh bảo hiểm đã tạo ra sự minh bạch,rõ ràng đồng thời khiến chocác nhà đầu tư,các công ty kinh doanh bảo hiểm và môi giới bảo hiểm có điều kiện phát triển ởVN

Ngoài ra, còn phải kể đến các yêu tố như yếu tố tự nhiên, các yếu tố về chính trị, các yếu tố về kinh tế trong nước cũng như thế giới có ảnh hưởng nhiều tới hoạt động môi giới bảo hiểm nói riêng và hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung.

III THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM VÀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN.

1 Những kết quả đạt được:

Trong những năm gần đây, hoạt động môi giới bảo hiểm ở nước ta rất phát triển và đãđạt được kết quả tích cực trên nhiều mặt:

Thứ nhất, là về tổng phí bảo hiểm, theo số liệu từ Bộ Tài chính, ước tính hoạt động kinh

doanh của các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 9 tháng đầu năm 2010, tổng phí bảo hiểm giớithiệu cho các công ty bảo hiểm đạt 1.544 tỷ đồng, tăng 5,51% so với cùng kỳ năm 2009 So vớicùng kỳ năm 2009, đa số nghiệp vụ bảo hiểm có doanh thu phí thu xếp tăng, đặc biệt là nghiệp

vụ bảo hiểm hàng không, bảo hiểm trách nhiệm chung, bảo hiểm sức khỏe và tai nạn conngười Bên cạnh đó, có những nghiệp vụ có phí thu xếp qua môi giới giảm như nghiệp vụ bảo

Trang 9

hiểm tài sản và thiệt hại, bảo hiểm thiệt hại kinh doanh Trong 9 tháng đầu năm 2010, doanhthu phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới đối với nghiệp vụ bảo hiểm nông nghiệp đã phát sinh,nhưng rất thấp (hơn 300 triệu đồng)1.

Thứ hai, các lĩnh vực nghiệp vụ bảo hiểm được các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

tăng cường tập trung phát triển Theo đó, hoạt động môi giới bảo hiểm tiếp tục tập trung ở cácnghiệp vụ: bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại (44,75%), bảo hiểm sức khỏe và tai nạn conngười (24,55%) Doanh thu từ hoạt động môi giới đạt khoảng 210,3 tỷ đồng, tăng 19,62% sovới cùng kỳ năm 2009 Hoa hồng môi giới bảo hiểm tập trung chủ yếu ở các nghiệp vụ: bảohiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại (45,45%), bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người (27,9%),bảo hiểm trách nhiệm chung (8%)

Thứ ba, đối với xã hội, hoạt động môi giới bảo hiểm đã phần nào tạo lòng tin đối với

người dân vào các doanh nghiệp Hơn nữa, trở thành cầu nối giữa khách hàng với các doanhnghiệp kinh doanh bảo hiểm Thúc đẩy thị trường bảo hiểm nước ta phát triển

Thứ tư, pháp luật đã có những quy định tích cực và khá đầy đủ về các vấn đề cho hoạt

động này như lĩnh vực hoạt động, điều kiện hoạt động, quyền và nghĩa vụ…Điều này đã tạo cơ

sở pháp lý vững chắc cho hoạt động môi giới bảo hiểm tiếp cận và phát triển trong nền kinh tếthị trường của nước ta

2 Hạn chế.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam cũngtồn tại những hạn chế, khó khăn nhất định Cụ thể:

2.1 Dịch vụ môi giới bảo hiểm chưa đa dạng:

Hoạt động của một doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nằm ở nhiều khâu, nhiều giai đoạntrước, trong và sau khi kí kết hợp đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm Đối với những tập đoàn môigiới bảo hiểm lớn còn thực hiện thêm các hoạt động về quản lí tài sản, cung cấp nguồn nhânlực để hỗ trợ cho hoạt động môi giới của mình, do đó hoạt động của công ty môi giới bảohiểm và các dịch vụ môi giới bảo hiểm là rất đa dạng và không kém phần phức tạp Trong khihoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam mới chỉ bó gọn trong việc giới thiệu các quy tắc,điều khoản, biểu phí của các công ty bảo hiểm

1 http://www.baomoi.com/Moi-gioi-bao-hiem-trong-tay-doanh-nghiep-ngoai/47/5398570.epi

Trang 10

2.2 Mức độ, quy mô ảnh hưởng của môi giới bảo hiểm tại thị trường nước ta còn quá nhỏ.

Hoạt động môi giới bảo hiểm ở nước ta còn quá nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng vàvai trò dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh nhằm đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tếchung, các nghiệp vụ bảo hiểm phát triển mới chỉ tập trung vào những loại hình bảo hiểm dễthực hiện và không đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên ngành như là nghiệp vụ bảo hiểm xe cơgiới, tài sản và thiệt hại kinh doanh, bảo hiểm con người còn các nghiệp vụ đòi hỏi chuyênmôn cao và nền kinh tê thị trường đang phát triển như bảo hiểm hàng không, bảo hiểm tàubiển, bảo hiểm tín dụng thương mại thì dường như các công ty bảo hiểm chưa khai thác hếttiềm năng thị trường Mức độ ảnh hưởng của môi giới bảo hiểm tại Việt Nam còn quá nhỏ, thểhiện nếu so sánh tỷ trọng phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới bảo hiểm trên tổng phí Bảo hiểmPhi nhân thọ của toàn thị trường Việt Nam với các nước có nền kinh tế phát triển Nhiều nước

có tỷ trọng này rất cao như Canada 90%; Anh Quốc 85%; Mỹ 69%; Australia 86% với cácnước trong khu vực như Malaysia và Thái lan 30%( 2)

2.3 Môi giới bảo hiểm còn đứng ngoài cuộc:

Tại thị trường bảo hiểm Việt Nam hoạt động của các công ty môi giới bảo hiểm vẫnchưa theo kịp với tốc độ tăng trưởng của các môi giới bảo hiểm gốc Theo số liệu thống kê tạicác thị trường nước ngoài cho thấy, những dịch vụ bảo hiểm do công ty môi giới bảo hiểm thuxếp chiếm tới 90% tổng phí bảo hiểm của thị trường Tại Việt Nam tỷ lệ này chỉ đạt ở mức rấtthấp (khoảng 1%) cụ thể hơn tỷ lệ môi giới bảo hiểm trong tổng Bảo hiểm Phi nhân thọ củatoàn thị trường mới chỉ đạt khoảng 5%

Theo đánh giá của Bộ Tài Chính, hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm nói riêng cònkhá mới mẻ tại Việt Nam và do đó kết quả thu được từ lĩnh vực này chưa nhiều Xét về cơ cấukhách hàng, có sự phân biệt khá rõ nét giữa các công ty môi giới bảo hiểm nước ngoài và công

ty môi giới bảo hiểm ở trong nước Trong khi các công ty nước ngoài chủ yếu tập trung vàokhu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do tận dụng mạng lưới khách hàng toàncầu và uy tín đã được xác lập trên thị trường quốc tế thì các công ty trong nước lại có xu hướngtập trung vào đối tượng khách hàng là các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các dự án đầu tư ởtrong nước Tuy nhiên do nhiều lí do, khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp môi giới bảo

Trang 11

hiểm ở Việt Nam hiện nay còn nhỏ trong khi nhu cầu bảo hiểm của nền kinh tế và dân cư là rấtlớn Mặt khác, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm vẫn bán bảo hiểm theo phương thức truyền thống

là trực tiếp, không qua môi giới bảo hiểm.( 3)

2.4 Các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm trong nước có thị phần và hiệu quả hoạt động thấp hơn so với các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài.

Theo số liệu thống kê từ Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm- Bộ Tài Chính, hiện nay trênthị trường có 10 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm , trong đó có 6 đơn

vị doanh nghiệp trong nước, 4 đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài Năm 2007 tổng doanh thu từthu phí bảo hiểm thu xếp môi giới trên 1.405 tỉ đồng, năm 2008 doanh thu phí thu xếp môi giớibảo hiểm đạt 1.860 tỉ đồng tăng 32% so với năm 2007 Năm 2009 tổng phí bảo hiểm thu xếpqua môi giới bảo hiểm ước cả năm 2009 đạt khoảng 1.581 tỷ đồng trên doanh thu phí bảo hiểmước cả năm khoảng 24.646 tỷ đồng so với năm 2008 có phần giảm đi Tính đến tháng 6/2010tổng phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới ước đạt 810 tỷ đồng, tăng 20,36% so với cùng kỳ năm

2009 Các nghiệp vụ bảo hiểm chính được thu xếp qua môi giới là bảo hiểm tài sản và thiệt hạichiến 27, 73%, bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người đạt 34,37%, bảo hiểm trách nhiệmchung 10,05%

Nhìn vào con số doanh thu đạt được từ dịch vụ môi giới bảo hiểm những năm gần đây

có thể nói lên tiềm năng lớn từ loại hình dịch vụ môi giới bảo hiểm tại Việt Nam Nhưng vẫnchỉ là về mặt con số, khi đi sâu vào tìm hiểu thì nó lại phản ánh một thực tế đáng phải quantâm, bởi thị phần và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tưnước ngoài hơn hẳn các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm trong nước Với 4 doanh nghiệp môigiới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài thì thị phần đã chiếm đến 84,5% còn lại 6 doanhnghiệp trong nước thị phần chỉ chiếm 15,5% Một con số khá khiêm tốn so với tiềm năng củangành bảo hiểm Việt Nam Cụ thể, qua 9 tháng đầu năm 2010, thị phần doanh thu hoa hồngmôi giới bảo hiểm chủ yếu thuộc về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Aon ViệtNam (37,41%), Marsh (24,17%), GW (18,72%) Trong khi đó, doanh nghiệp môi giới bảohiểm trong nước có thị phần lớn nhất là Cimeico, với 8,02%, tiếp đến là Thái Bình Dương(5,26%), Á Đông (3,87%),…

Ngày đăng: 29/01/2016, 15:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w