Tuy nhiên, từ quy định trên của pháp luật, có thể hiểu: chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo dự toán ngân sách nhà nước đã được chủ thể có
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Chi ngân sách nhà nước là một trong những hoạt động quan trọng của quản lý ngân sách nhà nước Việc thực hiện đúng đắn các quy định của pháp luật về chi ngân sách nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của nhà nước trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình Góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội đất nước Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, trong phạm vi bài tập nhóm, nhóm em xin lựa
chọn đề tài: “Tìm hiểu về tính hiệu quả trong việc tuân thủ pháp luật về chi NSNN và đưa ra ý kiến đánh giá pháp lý của nhóm thực hiện”.
NỘI DUNG
I Quy định của pháp luật hiện hành về chi ngân sách nhà nước
1 Khái niệm:
- Ngân sách nhà nước:
Ngân sách nhà nước được hiểu là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước (Điều 1 Luật ngân sách nhà nước 2002).
- Chi ngân sách nhà nước:
Hiện nay, pháp luật chưa đưa ra cách hiểu thống nhất về khái niệm chi ngân sách nhà nước mà khái niệm này mới được thể hiện dưới dạng liệt kê tại Khoản 2 Điều 2 Luật
NSNN 2002 Theo đó, Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế -
xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả
nợ của nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật”.
Tuy nhiên, từ quy định trên của pháp luật, có thể hiểu: chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo dự toán ngân sách nhà nước đã được chủ thể có quyền lực quyết định nhằm duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước và đảm bảo nhà nước thực hiện được các chức năng của mình1
Như vậy có thể thấy: hoạt đông thu ngân sách nhà nước vừa là tiền đề vừa là cơ sở cho việc thực hiện chi ngân sách nhà nước Vì vậy, phạm vi và quy mô của hoạt động chi ngân sách nhà nước phụ thuộc một phần vào kết quả hoạt động thu ngân sách nhà nước
2 Phương thức chi ngân sách nhà nước
Pháp luật hiện hành ghi nhận hai phương thức chi ngân sách nhà nước là chi theo hạn mức (theo dự toán kinh phí) và chi theo lệnh chi tiền:
- Phương thức chi theo hạn mức (theo dự toán kinh phí): phương thức áp dụng đối với
khoản chi mà cơ quan tài chính không cấp phát trực tiếp Đối tượng áp dụng phương thức này là các đối tượng thường xuyên sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ được giao, đối tượng có quan hệ thường xuyên với ngân sách nhà nước Đây là phương thức được áp dụng rộng rãi hiện nay
- Phương thức chi theo lệnh chi tiền: là phương thức áp dụng đối với những khoản chi
do cơ quan tài chính cấp phát trực tiếp cho đơn vị sử dụng ngân sách Đối tượng áp dụng phương pháp chi này là những đối tượng không có quan hệ thường xuyên với ngân sách nhà nước trong hoạt động nhận kinh phí hoặc các khoản chi mang tính đặc thù phát sinh
1 Theo trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Ngân sách Nhà nước, Hà Nôi 2010
1
Trang 2từng lần Do đó, phạm vi áp dụng của phương thức này cũng hẹp hơn phương thức chi theo hạn mức
3 Các nguyên tắc chi Ngân sách nhà nước.
- Nguyên tắc dựa trên khả năng các nguồn thu để hoạch định chi tiêu:
Theo nguyên tắc này thì mức độ chi và cơ cấu các khoản chi phải được hoạch định dựa trên cơ sở các nguồn thu Nếu vi phạm nguyên tắc này thì sẽ dẫn đến tình trạng bội chi ngân sách và tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ lạm phát về kinh tế
- Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả:
Đây là nguyên tắc đòi hỏi các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước nâng cao tinh thần
trách nhiệm và sử dụng ngân sách nhà nước một cách tiết kiệm, hiệu quả nhất
- Nguyên tắc trọng tâm, trọng điểm:
Nguyên tắc này đòi hỏi việc phân bố các khoản chi ngân sách phải căn cứ và ưu tiên các chương trình trọng điểm của Nhà nước, qua đó giải quyết dứt điểm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tránh tình trạng đầu tư tràn lan
- Nguyên tắc Nhà nước và nhân dân cùng làm trong việc bố trí các khoản chi của
ngân sách nhà nước, nhất là những khoản chi mang tính phúc lợi xã hội: Theo đó, khi
quyết định các khoản chi ngân sách cho một công việc cụ thể, cần phải cân nhắc khả năng huy động các nguồn vốn, giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà nước như huy động các nguồn tài trợ, đóng góp trong dân, đặc biệt là với khoản chi mang tính phúc lợi xã hội Bên cạnh những nguyên tắc trên, hoạt động chi ngân sách nhà nước còn phải tuân thủ một số nguyên tắc khác như: phân biệt rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của các cấp theo quy định của pháp luật để bố trí các khoản chi phù hợp; nguyên tắc kết hợp chặt chẽ với khối lượng tiền tệ có mặt trong lưu thông và một số phạm trù giá trị khác;…
4 Các điều kiện về chi ngân sách nhà nước
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật ngân sách nhà nước 2002 và Điều 51 Nghị định 60/2003/NĐ-CP, hoạt động chi ngân sách nhà nước phải đáp ứng đủ 3 điều kiện sau:
Thứ nhất, khoản chi dự định thực hiện phải được ghi nhận trong dự toán ngân sách
nhà nước phân bổ cho đơn vị nhận kinh phí
Xuất phát từ sự đa dạng trong các lĩnh vực chi ngân sách nhà nước nên khoản chi dự định phải được ghi nhận trong chỉ tiêu phân bổ tổng thể và phân bổ trong từng nhóm mục tiêu trong mục lục ngân sách nhà nước Tuy nhiên, điều kiện này có một số trường hợp ngoại lệ:
- Khi dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ dự toán ngân sách chưa được cơ quan có thẩm quyền quyết định, cơ quan Tài chính và Kho bạc nhà nước có thể tạm cấp kinh phí cho các nhiệm vụ chi: Chi lương và các khoản có tính chất tiền lương; Chi nghiệp vụ phí
và công vụ phí; Một số khoản chi cần thiết khác để đảm bảo hoạt động của bộ máy, trừ các khoản mua sắm trang thiết bị, sửa chữa; Chi cho dự án chuyển tiếp thuộc các chương trình quốc gia; Chi bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới Mức tạm cấp hàng tháng tối đa không quá mức chi bình quân 01 tháng của năm trước (Đ45 Nghị định 60/2003/NĐ-CP)
- Khi chi từ nguồn tăng thu so với dự toán được giao và từ nguồn dự phòng ngân sách theo quyết định của cấp có thẩm quyền
Thứ hai, khoản chi phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm
quyền của nhà nước quy định Theo đó, cần lưu ý các định mức, chế độ, tiêu chuẩn được
2
Trang 3ban hành cho các lĩnh vực khác nhau do Chính Phủ, Thủ tướng Chính Phủ, Bộ trưởng Bộ tài chính, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
Thứ ba, khoản chi đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy
quyền quyết định chi Điều kiện này cho thấy chỉ những cá nhân có tư cách đại diện hoặc
cá nhân được ủy quyền cho đơn vị sử dụng ngân sách mới có quyền quyết định chi
Bên cạnh những điều kiện trên trong trường hợp sử dụng vốn, kinh phí ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc và các công việc khác phải qua đấu thầu hoặc thẩm định giá thì phải tổ chức đấu thầu hoặc thẩm định giá theo quy định của pháp luật Với các khoản chi có tính chất thường xuyên được chia đều trong năm để chi; các khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chi phát sinh vào một số thời điểm như đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản chi có tính chất không thường xuyên khác phải thực hiện theo dự toán quý được đơn vị dự toán cấp I giao cùng với giao dự toán năm
Ngoài ra, đối với những khoản chi cho công việc cần phải đấu thầu thì còn phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu (Khoản 2 Điều 5 Luật NSNN 2002) Như vậy, pháp luật quy định cụ thể điều kiện chi Ngân sách nhà nước đã tạo điều kiện cho các đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan tài chính, cơ quan kho bạc có đủ căn cứ pháp lý
để chấp hành chi Theo đó, nếu đề nghị của các đơn vị sử dụng ngân sách không đáp ứng các điều kiện nêu trên, cơ quan Kho bạc nhà nước được quyền từ chối chi trả
5 Các quy định về kiểm soát chi ngân sách nhà nước
Kiểm soát chi Ngân sách nhà nước là thẩm định và kiểm tra các khỏa chi Ngân sách nhà nước theo đúng chế độ chi ngân sách và theo dự toán chi tiêu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua2 Theo các quy định của pháp luật hiện hành thì:
- Kiểm soát chi Ngân sách nhà nước là nhiệm vụ chung của các cấp, các ngành, các
địa phương Theo đó:
+ Các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương lập dự toán chi Ngân sách nhà nước hằng năm gửi cơ quan tài chính phân phối hạn mức kinh phí quý cho các đơn vị trực thuộc;
+ Cơ quan tài chính lập và tổng hợp dự toán chi Ngân sách nhà nước của các bộ, ngành, địa phương; thẩm tra việc phân bổ dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng Ngân sách nhà nước; Kiểm tra mục đích, tính chất của từng khoản chi, kiểm tra điều kiện chi trước khi ra lệnh xuất quỹ;
+ Kho bạc nhà nước kiểm tra hồ sơ chi của đơn vị sử dụng Ngân sách nhà nước
- Kiểm soát chi Ngân sách nhà nước được tiến hành trong suốt quá trình chi.
+ Kiểm soát trước khi chi (kiểm tra, xác nhận chi) là việc kiểm tra, kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các điều kiện chi trước khi thực hiện việc thanh toán, chi trả từ quỹ Ngân sách nhà nước cho các đơn vị thụ hưởng kinh phí
+ Kiểm soát trong khi chi là quá trình kiểm soát việc thanh toán các khoản chi của Ngân sách nhà nước cho các đơn vị thụ hưởng Đây là bước xác định phương thức cấp phát, thanh toán, đơn vị thụ hưởng Ngân sách nhà nước được hưởng phương thức chi nào + Kiểm soát sau khi chi là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra trình hình
sử dụng kinh phí Ngân sách nhà nước của các cơ quan, đơn vị sử dụng Ngân sách nhà nước thông qua các báo cáo kế toán, quyết toán Việc kiểm soát sau khi chi nhằm chấn
2 Theo trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Ngân sách Nhà nước, Hà Nôi 2010
3
Trang 4chỉnh việc sử dụng kinh phí của các đơn vị sử dụng ngân sách đảm bảo việc sử dụng đúng mục đích đồng thời ngăn chặn tham ô, lãng phí làm thất thoát tài sản của nhà nước
- Kiểm soát chi Ngân sách nhà nước được tiến hành trong quá trình hạch toán kế
toán và báo cáo chi Ngân sách nhà nước.
Căn cứ vào chế độ hạch toán nhà nước hiện hành Kho bạc nhà nước tổ chức thực hiện hạch toán kế toán chi Ngân sách nhà nước
Định kỳ tháng, quý, năm các đơn vị sử dụng Ngân sách nhà nước lập báo cáo tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách đã được giao có xác nhận của Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để gửi cơ quan chủ quản tổng hợp gửi cơ quan tài chính đồng cấp
Kho bạc nhà nước cũng lập báo cáo chi Ngân sách nhà nước theo định kỳ quỹ, tháng, năm gửi cơ quan tài chính đồng cấp và Kho bạc nhà nước cấp trên Kho bạc nhà nước trung ương sẽ tổng hợp báo cáo chi Ngân sách nhà nước gửi bộ tài chính
Thông qua việc hạch toán kế toán chi Ngân sách nhà nước việc xác nhận và báo cáo thực hiện dự toán chi của các đơn vị sử dụng ngân sách cũng như thong qua việc lập báo cáo chi Ngân sách nhà nước, Kho bạc nhà nước có thể tiến hành kiểm soát một lần nữa những khoản cấp phát, thanh toán từ quỹ Ngân sách nhà nước Để đảm bảo tính đúng đắn
và hợp pháp báo cáo chi Ngân sách nhà nước còn được kiểm soát lần cuối bởi kiểm toán nhà nước khi các cơ quan này tiến hành rà soát báo cáo quyết toán Ngân sách nhà nước các cấp trước khi trình Quốc hội phê chuẩn
II Tính hiệu quả trong việc tuân thủ pháp luật về chi ngân sách nhà nước
Từ những phân tích trên có thể thấy chi ngân sách nhà nước là một hoạt động đã được quy định khá cụ thể, rõ ràng Tuy nhiên, việc tuân thủ những quy định này trên thực tế lại
là một vấn đề khá phức tạp Để đánh giá tính hiệu quả của một hoạt động chi ngân sách, theo ý kiến chủ quan của nhóm chúng tôi, ta cần xem xét những khía cạnh chủ yếu như: Hoạt động chi ngân sách đã được kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn tình trạng thất thoát hay chưa? Hoạt động cấp phát ngân sách của các chủ thể có thẩm quyền đã đảm bảo được tính nhanh chóng, đáp ứng kịp thời những nhu cầu sử dụng ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách hay chưa? Và một lần nữa, xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình chi ngân sách
Căn cứ theo khoản 2, Điều 2, Luật Ngân sách nhà nước thì chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi sau: chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật
Cơ cấu các khoản chi ngân sách nhà nước thể hiện những nhiệm vụ kinh tế, chính trị
và xã hội mà nhà nước phải gánh vác trong từng giai đoạn lịch sử Đồng thời là căn cứ để đánh giá tính tích cực, tiến bộ của ngân sách từng quốc gia
Để có một cái nhìn khái quát về hoạt động chấp hành ngân sách nói chung và hoạt động chi ngân sách nói riêng, nhóm tôi xin đưa ra Bảng dự toán cân đối ngân sách Nhà nước năm 2011
CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2011 3
(Kèm theo Quyết định số 3212 /QĐ-BTC ngày 08/12/2010
3 http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1351583/2126549?p_folder_id=2201669&p_recurrent_news
4
Trang 5của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc công bố công khai số liệu dự toán NSNN năm
2011) Đơn vị tính: Tỷ đồng
A NHÀ NƯỚC TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH 595,000
B
THU CHUYỂN NGUỒN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG NĂM 2010 CHUYỂN SANG
NĂM 2011
10,000
C NHÀ NƯỚC TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH 725,600
5 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100
E SÁCH NHÀ NƯỚC NGUỒN BÙ ĐẮP BỘI CHI NGÂN 120,600
Theo đó, dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2011 là 595.000 tỷ đồng, tăng 12,7%
so với ước thực hiện năm 20104 Trong đó thu nội địa từ hoạt động sản xuất – kinh doanh (không kể tiền thu sử dụng dất): 352.000 tỷ đồng, tăng 19,3% so ước thực hiện năm 2010 Thu dầu thô: dự kiến đạt 69.300 tỷ đồng, trên cơ sở dự kiến sản lượng đạt 14,02 triệu tấn,
4 Xem phụ lục 1 Nguồn:
http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1351583/2126549/2115685/2134514/15236330/15237206
5
Trang 6giá bình quân đạt 77 USD/thùng Thu viện trợ không hoàn lại: 5.000 tỷ đồng, bằng dự toán năm 2010
Tổng hợp chung, dự toán thu cân đối ngân sách Nhà nước năm 2011 là 595.000 tỷ đồng, tăng 12,7% so ước thực hiện năm 2010 Về cơ cấu thu tiếp tục chuyển biến tích cực: năm 2011, dự toán thu nội đia chiếm 64,2% tổng thu ngân sách Nhà nước (ước thực hiện năm 2010 là 62,5%), qua đó góp phần tăng tính ổn định và bền vững của ngân sách Nhà nước
Dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2011 là 725.600 tỷ đồng Trong đó chi đầu tư phát triển là 152.000 tỷ đồng, tăng 21,1% (26.500 tỷ đồng) so dự toán năm 2010, chiếm 20,9% tổng chi ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế
Dự toán chi trả nợ, viện trợ: bố trí 86.00 tỷ đồng, tăng 22,4% so dự toán năm 2010, chiếm 11,9% tổng chi ngân sách nhà nước để đảm bảo chi trả các khoản nợ trong và ngoài nước đến hạn
Dự toán chi thường xuyên là 442.100 tỷ đồng, tăng 18,1% so với dự toán năm 2010, chiếm 60,9% tổng chi ngân sách nhà nước, kể cả chi điều chỉnh tiền lương trong năm 2011 thì chiếm 64,6% tổng chi ngân sách nhà nước
Dự phòng ngân sách nhà nước: bố trí 18.400 tỷ đồng, bằng 2,6% tổng chi ngân sách nhà nước
Để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và khả năng trả nợ trong năm tới, Chính phủ đã trình Quốc hội quyết đinh mức bội chi ngân sách nhà nước năm 2011 là 120.600 tỷ đồng,bằng 5,3%GDP
Như vậy qua một số kết quả đạt được trong vấn đề chi ngân sách nhà nước đã cho thấy chi ngân sách nhân sách nhà nước đã từng bước được cơ cấu lại theo xu hướng xóa bỏ bao cấp, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tăng cho đầu tư phát triển xã hội và
cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và nông thôn, bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực quản lí, đảm bảo chi ngân sách nhà nước ngày càng tiết kiệm và đạt hiệu quả Ủy ban tổ chức ngân sách nhất trí với chính phủ về việc tái cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng: ưu tiên đầu tư cho con người và thực hiện chính sách an sinh xã hội; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, năng cao hiệu quả và chất lượng của chi đầu tư phát triển; tiếp tục thực hiện giảm chi tiêu công ở mức hợp lí để góp phần kiềm chế lạm phát; phấn đấu đưa lạm phát về mực một con số như mục tiêu đã đề ra Đa số các ý kiến trong ủy ban ngân sách tài chính đều tán thành với chính phủ mức bội chi ngân sách nhà nước là 140.200 tỷ đồng, bằng 4,8 GDP điều này sẽ góp phần kiềm chế lạm phát
Để hiểu rõ hơn về tính hiệu quả trong việc tuân thủ pháp luật về hoạt động chi ngân sách nhà nước, nhóm chúng em xin đưa ra một ví dụ cụ thể Đó là dự án đường cao tốc Láng – Hòa Lạc 5
Đường cao tốc Láng – Hòa Lạc hay Đại lộ Thăng Long là tuyến đường cao tốc nối trung tâm Hà Nội với quốc lộ 21A, điểm đầu của đường Hồ Chí Minh Sau đây là một số thông tin cơ bản về công trình này:
- Thời gian khởi công – hoàn thành: 2005 – 2010
5 http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/cong-trinh/dai-lo-thang-long-tam-nhin-the-ky.html
6
Trang 7- Quy mô dự án: chiều dài là 30.169 km, bề rộng mặt cắt ngang tuyến đường là 140 km
- Tổng mức đầu tư: trên 7.527 tỷ đồng (vốn đầu tư xác định ban đầu là 3.733 tỷ đồng)
- Hình thức đầu tư: đầu tư mới
- Chủ đầu tư: Bộ Giao thông vận tải
- Nhà đầu tư (Tổng thầu xây lắp): Tổng công ty VINACONEX
- Quản lý thực hiện dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường Láng – Hòa Lạc
- Tư vấn thiết kế: Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải (TEDI)
Tính hiệu quả của việc tuân thủ pháp luật về chi ngân sách nhà nước thể hiện qua dự án đường cao tốc Láng – Hòa Lạc:
Thứ nhất, về tính hiệu quả trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật về chi ngân
sách nhà nước của các chủ thể có thẩm quyền thực hiện hoạt động quản lý, cấp phát thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước, có thể thấy, các chủ thể này đã thực hiện khá tốt những nhiệm vụ đặt ra Cụ thể, ngay từ những bước ban đầu, Chính phủ đã xác định được chi dự án xây dựng đường Láng – Hòa Lạc là vô cùng cần thiết, phục vụ trực tiếp cho hoạt động đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Dự án hoàn thành sẽ góp phần phát triển đô thị và kinh tế cho Hà Nội, tạo đà phát triển kinh tế cho cả vùng Tây bắc của Tổ quốc Đây chính
là mục tiêu của Đảng và nhà nước ta, góp phần phát triển kinh tế một cách toàn diện Thực
tế, sau khi con đường được đưa vào ứng dụng đã giải quyết được vấn đề hiện đại hóa giao thông của nước ta, công trình cũng thể hiện được món quà của đất nước mừng Thủ đô tròn
1000 năm tuổi
Theo tinh thần đó, quá trình lên kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng đường cao tốc Láng – Hòa Lạc cũng cho thấy các chủ thể trách nhiệm đã cân nhắc khả năng huy động các nguồn vốn khác, giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà nước Cụ thể,
dự án được sử dụng từ hai nguồn vốn chính là vốn từ khai thác quỹ đất và vốn từ ngân sách nhà nước Ngoài ra, công trình cũng đã huy động được một số vốn đáng kể từ nguồn đóng góp của các doanh nghiệp, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới
và hội nhập kinh tế quốc tế
Dựa trên mục đích phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nâng cấp và cải thiện hệ thống giao thông trên địa bàn Thủ đô, chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long nói riêng, chủ thể
có thẩm quyền trong việc cấp phát kinh phí ngân sách nhà nước đã thực hiện hoạt động cấp phát kịp thời, đảm bảo công trình được khởi công đúng tiến độ, không gây khó khăn, ảnh hưởng cho hoạt động thi công của đơn vị sử dụng ngân sách
Thứ hai, về tính hiệu quả trong việc tuân thủ pháp luật về chi ngân sách nhà nước của
các đơn vị sử dụng ngân sách, hoạt động các đơn vị này cũng tỏ ra khá hiệu quả Xác định
rõ đây là công trình trọng điểm có ý nghĩa về các mặt kinh tế - chính trị - xã hội, ngay từ những ngày đầu của năm, trên công trường, đại diện các đơn vị tham gia dự án là chủ đầu
tư (Ban quản lý dự án Thăng Long), tư vấn thiết kế (Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải - TEDI), tư vấn giám sát (Viện Khoa học công nghệ giao thông vận tải), tổng thầu xây lắp (Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam - Vinaconex) đã ký kết giao ước thi đua phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch, tạo đà cho công tác hoàn thành toàn bộ dự án theo yêu cầu của Chính phủ Theo đó, nhà thầu đã huy động tối đa vật
tư, thiết bị, nhân lực để thực hiện dự án Đặc biệt, công tác vệ sinh môi trường và đảm bảo
7
Trang 8an toàn giao thông được nghiêm túc thực hiện Các chủ thể còn lại cũng tích cực tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm nâng cao chất lượng công trình cũng như đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ được giao
Thứ ba, vai trò kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án đường cao tốc Láng – Hòa Lạc
được thể hiện rất rõ trong hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trong suốt quá trình thực hiện dự án, Chính phủ đã quan tâm, theo dõi sát sao hoạt động của các đơn vị sử dụng ngân sách Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã trực tiếp đi kiểm tra tình hình thực hiện dự án và chỉ đạo các biện pháp nhằm đảm bảo tiến độ một trong những công trình trọng điểm chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội6 Về thủ tục, Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải ban hành đơn giá vật liệu xây dựng, tổng dự toán điều chỉnh của dự án đồng thời đẩy nhanh nghiệm thu thanh toán khối lượng hoàn thành Bên cạnh đó, UBND thành phố Hà Nội và UBND tỉnh
Hà Tây cũng đã thể hiện vai trò tích cực trong việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện ngân sách đã được phân phối ngay từ những giai đoạn đầu của dự án, bảo đảm ngân sách được
sử dụng hợp lý, hiệu quả, hạn chế tối đa tình trạng chủ thầu phân phối ngân sách một cách bừa bãi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và tiến độ của công trình
Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả đã đạt được, việc thực hiện công trình xây dựng đường cao tốc Láng – Hòa Lạc còn tồn tại một số hạn chế như:
- Về vốn đầu tư, đây là vấn đề khá nổi cộm khi nhắc đến dự án khồng lồ này Như trên chúng ta đã nói, vốn đầu tư của công trình này ban đầu được thông qua là 3.733 tỉ đồng, tuy nhiên, khi đi vào thi công, với nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan mà vốn đầu tư ngày càng tăng dần và lên tới con số là 7.5277 tỉ đồng
- Về tiến độ, như chúng ta đã nói, đây là công trình khổng lồ nên nó không tránh khỏi những sai sót, trong đó không thể không nhắc tới vấn đề tiến độ công trình Khởi công ngày 20/3/2005, dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc kéo dài hơn 3 năm
mà khối lượng hoàn thành mới chỉ được 40%8 Tổng thời gian thi công dự tính là 30 tháng
mà thực tế là kéo dài hơn 5 năm
III Đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về chi ngân sách nhà nước và phương hướng hoàn thiện pháp luật
1 Những thành tựu đã đạt được
Việc các đơn vị sử dụng ngân sách có tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động chi ngân sách nhà nước hay không ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chi ngân sách nhà nước Nhìn chung hoạt động chi ngân sách nhà nước tương đối bảo đảm các điều kiện
cơ bản của chi ngân sách nhà nước, trong thời gian gần đây nền kinh tế Việt Nam có nhiều vấn đề nổi cộm: chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát ở mức cao; lãi suất, tỉ giá biến động mạnh; thị trường vàng, ngoại tệ diễn biến phức tạp, làm tăng nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, tác động không tốt đến tâm lí xã hội Quán triệt tinh thần chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền trong việc tuân thủ các quy định về chi ngân sách nhà nước , công tác điều hành chi ngân sách nhà nước năm qua đã đảm bảo theo đúng chủ trương thắt chặt chi tiêu để kiềm
6 http://taisancong.mof.gov.vn/portal/pls/portal/SHARED_APP.UTILS.print_preview?p_page_url=http%3A%2F
%2Ftaisancong.mof.gov.vn%2Fportal%2Fpage%2Fportal%2Fcqlcs
%2F3227578&p_itemid=4482994&p_siteid=33&p_persid=3326059&p_language=vi
7 http://thethaovanhoa.vn/132N20091030065224355T0/thong-xe-cao-toc-trai-tuyen-duong-langhoa-lac.htm
8 http://land.cafef.vn/20090113100325351CA35/sau-3-nam-du-an-lang hoa-lac-hoan-thanh-chua-duoc-mot-nua.chn
8
Trang 9chế lạm phát, tập trung nguồn lực ngân sách để chủ động phong chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo thực hiện các chính sách hỗ trợ người nghèo, đối tượng trợ cấp xã hội, khắc phục một phần khó khăn do ảnh hưởng của tăng giá Chi ngân sách nhà nước đã từng bước được cơ cấu lại theo xu hướng xóa bỏ bao cấp, thực hiện cơ chế tự chủ,
tự chịu trách nhiệm, tăng cho đầu tư phát triển xã hội và cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và nông thôn, bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực quản lí, đảm bảo chi ngân sách nhà nước ngày càng tiết kiệm và đạt hiệu quả, chi thường xuyên của ngân sách được cân đối từ tổng số thu thuế, phí và lệ phí Bên cạnh đó chúng ta cũng đang từng bước hoàn thiện chế độ chi ngân sách nhà nước, đổi mới quản lý tài chính trong các đơn vị sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước…
Ủy ban tổ chức ngân sách nhất trí với chính phủ về việc tái cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng: ưu tiên đầu tư cho con người và thực hiện chính sách an sinh xã hội; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, năng cao hiệu quả và chất lượng của chi đầu tư phát triển; tiếp tục thực hiện giảm chi tiêu công ở mức hợp lí để góp phần kiềm chế lạm phát; phấn đấu đưa lạm phát về mực một con số như mục tiêu đã đề ra
Đa số các ý kiến trong ủy ban ngân sách tài chính đều tán thành với chính phủ mức bội chi ngân sách nhà nước là 140.200 tỷ đồng, bằng 4,8 GDP điều này sẽ góp phần kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế
2 Những điểm bất cập và nguyên nhân:
Dù đã có rất nhiều nỗ lực của các cơ quan có thẩm quyền trong việc đôn đốc các đơn
vị sử dụng ngân sách chấp hành các quy định pháp luật trong quá trình chi ngân sách nhà nước nhưng trên thực tế vẫn còn nững bất cập theo Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính
- Ngân sách Quốc hội về kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2011 do Chủ nhiệm
Ủy ban Phùng Quốc Hiển trình bày trước Quốc hội cho thấy công tác ngân sách năm 2011
đã bộc lộ khá nhiều những bất cập:
Một là, về việc thực hiện dự toán chi ngân sách nhà nước, Ủy ban Tài chính - Ngân
sách nhìn nhận, mặc dù nghị quyết 11 của Chính phủ tập trung vào việc cắt giảm chi tiêu công, tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên, nhưng tổng số chi ngân sách vẫn vượt dự toán 9,7% Đây là mức tăng khá lớn Nhiều ý kiến trong Ủy ban Tài chính cho rằng, mức tăng chi trên chưa thể hiện vai trò tích cực của chính sách tài khóa trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô Chi đầu tư phát triển vẫn vượt dự toán và tăng 15,1% (23.000 tỷ đồng) là mức tăng khá cao, nếu đặt trong bối cảnh đang thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, giảm đầu tư công thì việc tăng chi nói trên là chưa hợp lý Khái quát chung về chính sách chi ngân sách nhà nước năm 2011, Ủy ban đúc kết: chưa thay đổi tích cực về cơ cấu, chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ cho tái cơ cấu nền kinh tế; tình trạng bình quân, dàn trải, chia cắt và thiếu tập trung vẫn chưa được cải thiện; công tác xã hội hóa còn hạn chế, gánh nặng ngân sách ngày một gia tăng
Mặt khác, việc thực hiện chính sách chi chưa chặt chẽ, chi ngân sách tăng khá cao so với dự toán chưa góp phần vào mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô Việc chấp hành kỉ luật ngân sách không nghiêm, thất thu, gian lận, nợ đọng thuế, kể cả thuế nội địa và thuế xuất nhập khẩu còn lớn Số nợ thuế chờ xử lí (chiếm 20% tổng số nợ thuế) tăng khá nhiều Bội chi ngân sách vẫn còn cao và là một trong những nhân tố góp phần làm gia tăng lạm phát Điều này cũng cảnh báo độ an toàn của ngân sách trong các năm tiếp theo
9
Trang 10nếu như không chủ động có các biện pháp cải cách để tạo nền tảng tăng nguồn thu cũng như tăng cường kỷ luật cho ngân sách
Hai là, Qua thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban cũng nhận thấy, việc rà soát, cắt
giảm, đình hoãn các dự án khởi công mới chưa được thực hiện nghiêm túc, chưa khắc phục được tình trạng phân bổ dàn trải Các công trình trọng điểm, dự án chuyển tiếp chưa thực
sự được ưu tiên bố trí vốn để sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả, trong khi nhiều dự án mới chưa thật sự cấp bách vẫn được khởi công, thể hiện chưa thực hiện nghiêm Nghị quyết số 11 của Chính phủ Các dự án cắt giảm chủ yếu là các dự án chuẩn bị đầu tư hoặc mới khởi công; các dự án chưa thực sự cấp bách, hoặc hiệu quả kinh tế thấp chưa được cắt giảm nhiều
Ba là, công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về chi
ngân sách còn chưa thực sự đạt hiệu quả Tình trạng “khép kín” trong quá trình thực hiện đầu tư dự án trong cùng một bộ, ngành như hiện nay đã cản trở công tác thanh tra, kiểm tra của Nhà nước và các cơ quan chức năng dẫn đến khó phát hiện các biểu hiện lãng phí, thất thoát, khi phát hiện thì khó xử lý Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm định chưa được tiến hành thường xuyên nhằm phát hiện và ngăn chặn lãng phí, thất thoát từ khi còn là những biểu hiện tiềm ẩn Khi phát hiện có sai sót không xử lý nghiêm, dứt điểm
Bốn là, năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sử dụng ngân sách còn chưa
được đảm bảo Đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, năng lực của các chủ thể tham gia như Ban quản lý dự án, tư vấn, nhà thầu chưa tương xứng với nhiệm vụ công việc thực hiện, có trường hợp thầy giáo, bác sĩ không có chuyên môn quản lý cũng làm trưởng ban quản lý dự
án Tổ chức tư vấn không có năng 1ực vẫn tham gia các dự án có quy mô lớn ý thức chấp hành kỉ cương, kỉ luật, thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng ở các khâu bố trí kế hoạch vốn, lập, thẩm định, phê duyệt dự án; thiết kế kĩ thuật - tổng dự toán; đấu thầu; thi công xây dựng, nghiệm thu, thanh toán, quyết toán còn bị buông lỏng
Theo đó, Chính phủ cần điều hành chủ động, phản ứng linh hoạt, kiểm soát chặt chẽ chi tiêu công để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tránh tình trạng lạm phát hai con số như năm 2010 làm ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân
Những bất cập trên xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, tính tuân thủ pháp luật của các đơn vị sử dụng ngân sách là yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động chi ngân sách nhà nước Các đơn vị sử dụng ngân sách khi nhận được nguồn kinh phí thường không quan tâm đúng mức đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao và luôn tìm mọi cách để nâng cao dự toán chỉ để có thể sử dụng ngân sách một cách thoải mái
Thứ hai, nguyên tắc lập dự toán từ dưới lên không được bảo đảm Điều kiện thứ nhất
của chi ngân sách ngân sách nhà nước là phải có trong dự toán ngân sách đã được giao do quốc hội quyết định Tuy nhiên, để có một bản dự toán trình lên quốc hội, quá trình lập dự toán phải đi từ dưới lên, từ đơn vị lập dự toán nhỏ nhất Nhưng nhiều khi trong bản dự toán chi ngân sách trên địa bàn là do sở tài chính lập thay Điều đó dẫn đến tình trạng lập dự toán không chính xác, không sát vơi nhu cầu thực tiến trên địa bàn
Thứ ba, việc phê chuẩn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thường mang tính
hình thức và thiếu chi tiết, hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi còn lạc hậu và không thống nhất, gây khó khăn cho việc tuân thủ các điều kiện chi ngân sách ngân sách nhà nước đã được pháp luật quy định
10