Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 32 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
32
Dung lượng
915,98 KB
Nội dung
CƠSỞLÝLUẬNCƠBẢNVỀNGHIỆPVỤGIAONHẬNHÀNGHOÁXUẤTNHẬPKHẨU 1.1 Tổng Quan VềNghiệpVụGiaoNhậnHàngHoáXuấtNhậpKhẩu Trên Thế Giới 1.1.1 Khái niệm về dịch vụgiaonhậnhànghoáxuấtnhậpkhẩu Trong buôn bán quốc tế, sau khi hợp đồng được ký kết thì người bán thực hiện trách nhiệm giaohàng cho người mua. Tuỳ theo thoả thuận giữa hai bên mà nghĩa vụ tổ chức vận chuyển hàng được giới hạn mức độ khác nhau. Để thực hiện được trọn vẹn việc vận chuyển hàng từ tay người bán đến tay người mua phải trãi qua hàng loạt công việc như : bao bì, đóng gói, làm thủ tục hải quan, bốc hàng, vận chuyển, chuyển tải, dỡ hàng, giao cho người nhận,…thì những công việc đó gọi là dịch vụgiao nhận. Nhưng để có một khái niệm thống nhất về dịch vụ này, thì hầu như cho đến hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau. Theo Liên Đoàn Hiệp Hội GiaoNhận Quốc Tế FIATA “dịch vụgiaonhận là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến việc vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hànghoá cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả vấn đề hải quan tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu nhập chứng từ liên quan đến hànghoá ”. Còn theo điều luật 163 Luật Thương Mại Việt Nam 1997 thì dịch vụgiaonhậnhànghoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụgiaonhậnhànghoánhậnhàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giaohàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giaonhận khác (gọi chung là khách hàng). 1.1.2 Sự hình thành và phát triển của nghiệpvụgiaonhậnhànghoáxuấtnhậpkhẩu Dịch vụgiaonhậnhànghoá đã có từ lâu đời trên thế giới và theo thời gian nó cũng phát triển tương xứng với vai trò và vị trí của nó đối với nền kinh tế thế giới nói chung và từng quốc gia nói riêng. Sự hình thành và phát triển của dịch vụgiaonhận trên thế giới gắn liền với sự ra đời và phát triển của quá trình phân công quốc tế. Cách đây gần 500 năm, năm 1552 hãnggiaonhận đầu tiên trên thế giới đã xuất hiện ở Baliday, Thuỵ Sỹ với tên gọi là E.VANSAI. Hãng này kinh doanh cả vận tải, giaonhận và thu phí giaonhận rất cao khoảng 1/3 giá trị hàng hoá. Như vậy, giai đoạn đầu dịch vụgiaonhận nằm trong thể thống nhất chưa hình thành nên một đặc trưng chuyên biệt, cũng như chưa trở thành một ngành nghề chuyên nghiệp. Sau đó với sự phát triển của ngành vận tải quốc tế và thương mại thế giới, ngành giaonhận đã tách rời khỏi vận tải và bán buôn trở thành một ngành kinh doanh độc lập. Vì vậy, sự ra đời của dịch vụgiaonhận là một yêu cầu tất yếu khách quan, chính là sản phẩm của quá trình chuyên môn hoá và phân công lao động. Điều đó được chứng minh qua thực tiễn, nhà sản xuất hay nhà nhậpkhẩu họ tập trung vào lĩnh vực kinh doanh của chính mình là tổ chức việc sản xuất tạo ra sản phẩm và tìm đầu ra cho sản phẩm, cho nên đa phần họ ít chú trọng đảm nhiệm tổ chức cho quá trình lưu thông hàng hoá. Chính vì vậy, họ phải thông qua một người đảm nhiệm công việc tổ chức vận chuyển đưa hànghoá vào quá trình lưu thông, đưa hànghoá từ tay người người bán ở nước xuấtkhẩu đến tay người mua ở nước nhập khẩu. Song bản chất của nhu cầu về dịch vụgiaonhận còn có sự tác động mạnh mẽ của ngành vận tải hànghoá ngoại thương, đặc biệt là vận tải biển. Ngành vận tải biển ra đời sớm nhất, nó thúc đẩy mạnh mẽ đến sự phát triển của nền thương mại trên thế giới và nó đòi hỏi phải có một lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ nó phát triển trên mạng lưới toàn cầu mà bản thân các hãng vận tải không có khả năng về nguồn lực để phục vụ trọn gói quá trình lưu thông hàng hoá. Đồng thời các hãng vận tải cũng phải chịu những quy định giới hạn phạm vi kinh doanh của luật pháp từng quốc gia khác nhau trên thế giới. Trong mối quan hệ biện chứng gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng và phức tạp của mậu dịch trên thế giới và của sự tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mà dịch vụ ngoại thương không ngừng phong phú về nội dung lẫn hình thức. Lúc ban đầu ra đời, ngành giaonhận chỉ làm một số công việc như : xếp dỡ, lưu kho hàng hoá, làm thủ tục giấy tờ, lo liệu vận chuyển nội địa, thủ tục thanh toán tiền hàng,… Và ngày nay, dịch vụgiaonhận quốc tế còn tổ chức trọn gói cả quá trình lưu thông hàng hoá, cung cấp và đảm bảo đầy đủ các dịch vụ làm gia tăng giá trị hànghoá như : tư vấn về vận tải, tư vấn về thị trường, cung cấp các dịch vụ hậu mãi,… Đặc biệt trong cuộc cách mạng vận tải đường biển – Container hoá đã mở ra một bước ngoặc mới không chỉ cho ngành vận tải mà còn cho cả lĩnh vực giaonhậnhànghoá quốc tế. Đó chính là sự ra đời của vận tải đa phương thức (Multimodal Trasports Operation) mà ngành giaonhận đã có bước đi đột phá trong lĩnh vực mới - người kinh doanh vận tải đa phương thức đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao cho lĩnh vực giaonhận quốc tế nói riêng và nền kinh tế nói chung. Bên cạnh đó ngành giaonhận quốc tế còn phát triển về hình thức tổ chức và đi đến thống nhất, dần dần hình thành tiếng nói chung cho ngành này trên phạm vi toàn cầu. Việc ra đời Hiệp hội giaonhận như Bỉ, Hà Lan, Mỹ,…Đặc biệt là Liên Đoàn Quốc Tế Các Hiệp Hội GiaoNhận năm 1962, gọi tắt là FIATA đã đánh dấu vị trí và tầm cở, đồng thời đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh của nó. 1.1.3 Phân loại hoạt động giaonhậnhànghoáxuấtnhậpkhẩu Tuỳ theo từng cách tiếp cận mà ta có các hình thức giaonhận như : Căn cứ vào phạm vi hoạt động giaonhận ta có : Giaonhận nội địa (giao nhận truyền thống) - Chủ yếu là các khâunghiệpvụ do chủ hàng trực tiếp thực hiện theo nhiệm vụ của mình được chỉ định trong hợp đồng. - Tổ chức chuyên chở hànghoá từ nơi này đến nơi khác, từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, các điểm đầu mối và ngược lại. - Tổ chức xếp dỡ hànghoá lên xuống các phương tiện vận tải tại các đầu mối vận tải. - Lập các chứng từ có liên quan đến giaonhậnhànghoá vận chuyển nhằm bảo vệhànghoá của chủ hàng. - Theo dõi và giải quyết những khiếu nại vềhànghoá trong quá trình giaonhận vận tải đồng thời thanh toán các chi phí có liên quan đến giaonhậnhàng hoá. Giaonhận quốc tế : Trừ khi bản thân người giaohàng (Shipper) hoặc người nhậnhàng (Consigner) muốn tự mình thực hiện bất cứ thủ tục và chứng từ nào đó. Còn thông thường thì người giaonhận thay mặt chủ hàng lo liệu quá trình vận tải qua các công đoạn. Người giaonhậncó thể trực tiếp thực hiện các dịch vụ hay thông qua đại lý của họ hoặc thông qua những người ký hợp đồng phụ. Căn cứ vào nghiệpvụ kinh doanh ta có : Giaonhận thuần tuý là hoạt động thuần tuý chỉ bao gồm việc gởi hàng đi hoặc nhậnhàng đến. Giaonhận tổng hợp là hoạt động giaonhận bao gồm tất cả các hoạt động như : xếp dỡ, bảo quản, chuyển chở… Căn cứ vào phương thức vận tải : Giaonhậnhànghoá bằng đường biển. Giaonhậnhànghoá bằng đường hàng không. Giaonhậnhànghoá bằng đường thuỷ. Giaonhậnhànghoá bằng đường sắt. Giaonhậnhànghoá bằng đường ôtô. Giaonhậnhànghoá bằng đường bưu điện. Giaonhậnhànghoá bằng đường ống. Giaonhậnhànghoá bằng đường liên hợp vận tải. Căn cứ vào tính chất giaohàng : Giaonhậnhàng riêng là hoạt động của người kinh doanh xuấtnhậpkhẩu tự tổ chức, không sử dụng lao động của dịch vụgiaonhận (giao nhậnhànghoá truyền thống). Giaonhận chuyên nghiệp là hoạt động giaonhận của các tổ chức, công ty chuyên kinh doanh dịch vụgiaonhận theo sự uỷ thác của khách hàng (dịch vụgiao nhận). 1.1.4 Vai trò của dịch vụgiaonhậnhànghoáxuấtnhậpkhẩu đối với nền kinh tế thế giới 1.1.4.1 Thúc đẩy mậu dịch thế giới phát triển Quá trình phân công lao động diễn ra ngày càng sâu sắc thì sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong nền kinh tế thế giới ngày càng tăng. Thúc đẩy quan hệ mậu dịch quốc tế tăng trưởng và phát triển. Trong đó vai trò của giaonhận vận tải không những làm cầu nối cho mậu dịch quốc tế diễn ra, mà còn kích thích thương mại thế giới tăng trưởng và phát triển. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong hoạt động giaonhận vận tải đã tạo ra chiều hướng mậu dịch quốc tế ngày càng thuận lợi hơn. Đó là khoảng cách vận chuyển cũng như chi phí sẽ không còn làm trở ngại cho quá trình lưu thông hàng hoá. Đặc biệt với sự ra đời của vận tải đa phương thức, trong đó các tổ chức giaonhận là người điều hành hoạt động này đã mang lại hiệu quả to lớn cho hoạt động thương mại trên thế giới. Đơn giản hoá thủ tục hải quan cũng như thủ tục hành chính khác, không những làm giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh cho hànghoá ngoại thương mà còn rút ngắn thời gian, đảm bảo an toàn trong vận chuyển hànghoáxuấtnhập khẩu. Với tác động tích cực trên, khẳng định sự phát triển của nghiệpvụgiaonhận sẽ trở thành động lực quan trọng thúc đẩy mậu dịch thế giới phát triển ngày càng đa dạng, phong phú hơn, đồng thời tạo lập môi trường thuận lợi cho tự do thương mại toàn cầu diễn ra nhanh chóng. 1.1.4.2 Góp phần rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển của các quốc gia trong nền kinh tế thế giới Giaonhận vận tải đã tạo lập môi trường thuận lợi và động lực phát triển mậu dịch toàn cầu. Giúp các nước có điều kiện khai thác, tận dụng được lợi thế so sánh của mình, cũng như tiếp nhận được nhiều nguồn lực từ bên ngoài. Từ đó, làm cơsở phát triển lực lượng sản xuất trong nước. Do đó, giaonhận vận tải đã tác động gián tiếp đến trình độ phát triển của quốc gia. Khi lĩnh vực dịch vụ này phát triển đến trình độ cao thì lượng thời gian cần thiết trong lưu thông hànghoá diễn ra nhanh chống hơn, tận dụng được thời cơ kinh doanh quốc tế. Đồng thời các quốc gia trong nền kinh tế thế giới có điều kiện thuận lợi tiếp thu, trao đổi kịp thời những tinh hoa của nhân loại phục vụ cho nền sản xuất trong nước phát triển. 1.2 Tổng Quan VềNghiệpVụGiaoNhậnHàngHoáXuấtKhẩu Ở Việt Nam 1.2.1 Sự hình thành và phát triển của nghiệpvụgiaonhậnhànghoáxuấtnhậpkhẩu ở Việt Nam Nghiệpvụgiaonhậnhànghoáxuấtnhập ở nước ta được hình thành chậm hơn nhiều so với các nưóc trên thế giới, bởi do những điều kiện kinh tế của nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, nền sản xuất nhỏ mang tính tự cung tự cấp và còn do ảnh hưởng bởi chiến tranh kéo dài. Ngoài ra, do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, ngành ngoại thương do Nhà nước độc quyền cho nên kìm hãm quan hệ trao đổi mua bán với bên ngoài. Vì vậy, kéo theo sự chậm phát triển của ngành giaonhận vận tải nước ta. Với những lý do trên, nghiệpvụgiaonhậnhànghoáxuấtnhậpkhẩu chỉ được hình thành trong những thập niên gần đây. Ban đầu hình thành, nó mang tính phân tán và hầu như hoạt động đều do chính bản thân các doanh nghiệp tự lo liệu, tự tổ chức vận chuyển chưa hình thành một ngành nghề hay một cơ quan, tổ chức chuyên nghiệp. Để tổ chức vận chuyển lưu thông hànghoáxuấtnhập khẩu, các công ty tự hình thành nên các phòng kho vận, các chi nhánh xuấtnhậpkhẩu hay trạm giaonhận ở các các cảng hay các ga liên vận đường sắt. Khi lực lượng sản xuất trong nước phát triển, hoạt động kinh tế đối ngoại ngày càng tăng thì đòi hỏi Nhà nước phải tổ chức lại cơ cấu quản lý trong lĩnh vực giaonhận vận tải nhằm ngày một đáp ứng tốt hơn cho nền kinh tế nói chung và ngoại thương nói riêng. Với mục tiêu phát huy vai trò và tập trung lại một đầu mối dễ dàng cho việc quản lý, ngành giaonhận đã có sự chuyển biến tích cực, đó là có sự chuyên môn hoá trong lĩnh vực này. Năm 1970, bộ ngoại thương (nay là bộ Công thương) đã thành lập lập hai tổ chức giaonhận : - Cục kho vận kiêm tổng công ty giaonhận ngoại thương. - Công ty giaonhận đường bộ. Sau đó năm 1976 thì hai tổ chức này sáp nhập lại thành một, đó là Công ty Kho vận Ngoại thương (Vietrans). Với cơ chế tập trung bao cấp, đây là đơn vị duy nhất đảm nhận dịch vụgiaonhậnhànghoá ngoại thương từ sự uỷ thác của nhà xuấtnhập khẩu. Vì vậy khẳng định ngành giaonhận chưa phát huy vai trò kích thích ngoại thương trong nước phát triển và còn mang tính độc quyền. Bước sang cơ chế thị trường dưới sự điều tiết của Nhà nước, ngành giaonhậncó điều kiện phát triển về quy mô và số lượng. Tính độc quyền đối với ngành nghề này không còn nữa nhiều công ty, tổ chức ra đời hoặc tự bản thân chủ hàng đứng ra hoạt động giaonhậnhànghoáxuấtnhập khẩu. Tổ chức kinh doanh dịch vụgiaonhậnhànghoá ngoại thương hiện nay tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh liên kết,… Cho nên ngành giaonhận đã phát triển mạnh vềsố lượng lẫn chất lượng dịch vụ. Đó chính là quy luật của cạnh tranh mang lại. Ngoài ra, sự ra đời của Hiệp hội giaonhận Việt Nam (1994) (VIFAS) đã tạo điều kiện cho ngành này phát triển ổn định, hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty, đồng thời mở ra thời cơ mới cho các doanh nghiệp Việt Nam khi VIFAS hội nhập Hiệp hội giaonhận thế giới (FITAS). 1.2.2 Vai trò của dịch vụgiaonhậnhànghoáxuấtnhậpkhẩu đối với nền kinh tế Việt Nam 1.2.2.1 Thúc đẩy ngoại thương Việt Nam phát triển : Trong xu thế từng nước hội nhập vào mậu dịch tự do khu vực AFTA, APEC và mậu dịch thế giới WTO, vai trò của nền kinh tế đối ngoại hết sức quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế nước ta. Hướng tới đẩy mạnh xuấtkhẩu tạo nguồn thu ngoại tệ để nhậpkhẩu máy móc thiết bị phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy để mậu dịch thương mại nước ta phát triển, thì đòi hỏi ngành giaonhận vận tải đủ lớn mạnh để phục vụ cho hoạt động thương mại. Bên cạnh vai trò của ngành giaonhận vận tải là điều kiện cần cho hoạt động thương mại xảy ra mà ngành này còn tạo động lực và thời cơ cho hoạt động thương mại Việt Nam phát triển. Nó không những có chức năng làm di chuyển hànghoá ngoại thương làm tăng thêm giá trị hànghoá mà còn thiết lập mở rộng mối quan hệ trao đổi buôn bán ngoại thương. Vai trò của nghiệpvụgiaonhận không chỉ giới hạn trong khuôn khổ như người ta nói “kiến trúc sư vận tải” mà còn đóng vai trò khai thác tìm kiếm thị trường, mở rộng thị phần cho hànghoá Việt Nam gia tăng xuất khẩu. Ngày nay, việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào hoạt động giaonhận ở nước ta đã mang lại hiệu quả thiết thực cho hoạt động kinh doanh xuấtnhập khẩu. Như hànghoá được chuyên chở bằng container đường biển, nhất là phương thức kinh doanh vận tải đa phương thức, thực hiện việc giaonhận từ “cửa đến cửa” (Door to Door) đã cắt giảm đi một phần chi phí không cần thiết cho hànghoáxuấtnhập khẩu. Vì vậy với sự ra đời của nhiều phương thức giaonhận mới đã trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển hoạt động ngoại thương nói riêng và kinh tế đối ngoại nước ta nói chung. 1.2.2.2 Thúc đẩy nền sản xuất trong nước phát triển : Ngành giaonhận vận tải quốc tế tác động rất lớn đến nền sản xuất trong nước. Kích thích năng lực sản xuất trong nước phát triển trong vai trò người thực hiện phân phối hànghoá đến các thị trường tiêu dùng rộng lớn trên thế giới. Đồng thời là người thực hiện việc cung ứng các nguồn lực cho hoạt động sản xuất trong điều kiện phân công lao động quốc tế như hiện nay. Nó là nhân tố góp phần đảm bảo tính ổn định và tăng trưởng cho nền sản xuất trong nước, đó chính là bàn tay tiếp sức cho việc nắm bắt cơ hội buôn bán quốc tế. Thông qua đó nền kinh tế nước ta mới có thể giữ vững được tốc độ tăng trưởng và đảm bảo được tính ổn định và bền vững. Tạo được thuận lợi trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu. Bên cạnh đó tính ổn định phát triển nhịp nhàng của nền sản xuất trong nước là điều kiện cho ngành giaonhận vận tải phát triển. 1.2.2.3 Phát triển cơsở hạ tầng : Ngành giaonhận vận tải phát triển tất yếu kéo theo sự phát triển của cơsở hạ tầng và khoa học kỹ thuật, nhất là cơsở hạ tầng phục vụ cho vận tải như : hệ thống cầu cảng, sân bay, đường xá… từng bước nâng cấp và xây dựng. Đồng thời phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc chuyên chở, bốc dỡ như : tàu biển, xe cẩu, xe nâng, xe chuyên dụng cũng được cơ giới hoá hiện đại hoá. Vì vậy đòi hỏi phải đẩy mạnh đầu tư phát triển cơsở hạ tầng mới có thể đáp ứng tốc độ ngày càng tăng của sản lượng giaonhậnhànghoáxuấtnhập khẩu. Nếu không thì nó sẽ tác động ngược lại kìm hãm sự phát triển của hoạt động giao nhận, cũng như gây khó khăn không ít đối với hoạt động thương mại nước ta. 1.2.3 Tình hình giaonhậnhànghoáxuấtnhậpkhẩu thị trường trong nước và xu hướng trong tương lai 1.2.3.1 Đánh giá chung ngành giaonhậnhànghoáxuấtnhậpkhẩu – logistics ở nước ta Về quy mô : Số lượng các công ty giaonhận Việt Nam đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Từ một vài doanh nghiệpgiaonhận quốc doanh đầu thập niên 1990, nay đã có hơn 2.000 công ty giaonhận hoạt động từ Bắc, Trung, Nam. Theo sở Kế hoạch và đầu tư, hiện nay cứ trung bình mỗi tuần có một công ty giaonhận được cấp phép hoạt động. Phát triển ồ ạt vềsố lượng như thế nhưng quy mô phần lớn các công ty giaonhận Việt Nam nhỏ và manh mún. Vốn nhỏ, trang thiết bị lạc hậu và nhân lực thì đa số chỉ có 10 – 20 người/công ty. Nghiệpvụ chủ yếu của các công ty trong nước chỉ là mua bán cước đường biển, hàng không, khai thuế hải quan, dịch vụ xe tải. Không nhiều công ty đủ năng lực đảm nhận toàn bộ chuỗi cung ứng bao gồm vận chuyển đường bộ, kho bãi, đóng gói, thuê tàu . Trong khi đó các công ty Việt Nam chưa có hệ thống đại lý ở nước ngoài nên thường gặp khó khăn khi khách hàng cần dịch vụ tích hợp từ đường biển, hàng không cho tới đường bộ ở nước ngoài. Các doanh nghiệp trong nước cho biết, phương thức “bán FOB, mua CIF” của doanh nghiệp xuất, nhậpkhẩu trong nước khiến cho phần lớn hợp đồng vận chuyển giaonhận rơi vào tay các tập đoàn nước ngoài. Bên cạnh đó, hànghoáxuấtnhậpkhẩu phục vụ khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng khá, và các công ty này thường sử dụng công ty giaonhận của nước họ. Các công ty Nhật sử dụng Yusen Logistic, Nippon Express… Các công ty Đức trung thành với Kuehne Nagel, Schenker… Doanh nghiệp Việt yếu về áp dụng công nghệ thông tin, trình độ quản lý, tiềm lực về vốn. Vấn đề chia sẻ thông tin giữa doanh nghiệp với nhau thông qua một hiệp hội đủ mạnh. Các công ty logistics của Nhật hoặc Hàn Quốc khi có ý định hoạt động ở Việt Nam đều được các tổ chức như Jetro, Kotra hỗ trợ thông tin thương mại, tiềm năng thị trường… Nếu với Việt Nam, logistics còn là ngành mới mẻ thì đối với nước ngoài, đây đã là ngành dịch vụcó lịch sử lâu đời với nhiều tập đoàn quy mô có bề dày hơn 100 năm. Với chiến lược phát triển dựa vào xuấtkhẩu như Việt Nam, đa số các công ty logistics lớn của thế giới có mặt tại Việt Nam từ đầu thập niên 1990. Bắt đầu bằng văn phòng đại diện, các công ty này chuyển sang góp vốn liên doanh rồi là 100% vốn nước ngoài. Một vài công ty logistics lớn trên danh nghĩa vẫn nhờ một công ty Việt Nam làm đại lý. Tuy nhiên mọi hoạt động đều do phía nước ngoài quản lý, các doanh nghiệp Việt Nam thường không can thiệp được nhiều ngoài việc ăn phí đại lý trên mỗi hợp đồng dịch vụ. Các hợp đồng vận chuyển hoặc cung cấp dịch vụ chuỗi cung ứng tại Việt Nam của các công ty lớn như Nike, Adidas, Nortel, Carrefour… thường về tay các công ty logistics toàn cầu như Kuehne Nagel, Schenker, Panalpina, DHL… Các công ty Việt Nam khó chen chân phần vì chưa có tên tuổi trên thị trường logistics quốc tế, phần vì [...]... với hàng 1.4 Phương Thức Và Nguyên Tắc GiaoNhận 1.4.1 Phương thức giaonhận Là giaonhậnhànghoá giữa người vận chuyển với người nhậnhàng Lúc này người nhậnhàngcó thể là chủ hàng hay một đại lýgiaonhậnhàng nào đó Các phương thức giaonhậnhànghoá là : Giaonhận nguyên bao, nguyên kiện, nguyên bó Giaonhận nguyên hầm, giaonhận còn cặp chì Giaonhận theo số lượng, trọng lượng hoặc thể tích Giao. .. cao, hàng mau hỏng và có nhu cầu vận chuyển gấp 1.6 Trình Tự Giao NhậnHàngHoáXuấtNhậpKhẩu Tại Cảng 1.6.1 Trình tự giao nhậnhànghoáxuấtkhẩu tại cảng 1.6.1.1 Giao hàngxuấtkhẩuhàng rời Đối với hàngxuấtkhẩu cho tàu chợ - hàng rời không nguyên container phải lưu kho bãi tại cảng : có 2 công đoạn chính Người xuấtkhẩugiaohàng cho cảng bao gồm các công đoạn sau : - Người xuấtkhẩugiao Bảng... cước phí dỡ hàng và cấp lệnh giao thẳng để chủ hàng trình cán bộ giaonhận tại tàu để nhậnhàng Sau khi nhận hàng, người nhậpkhẩu và người giaonhận ở cảng cùng ký bản tổng kết giaonhận và xác nhậnsố lượng hànghóa đã giaonhận bằng phiếu giaohàng trên phiếu xuất kho Đối với tàu người nhậpkhẩu vẫn phải lập Tally sheet và ROROC (Bản kết toán nhậnhàng với tàu) như trên Đối với hàngnhập bằng container... dịch vụ trọn gói về toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hànghoá Mặc dù với nhiều tên gọi khác nhau (Đại lý hải quan, Đại lý thanh toán, Đại lý gởi hàng và giaonhận hàng, Người chuyên chở,…) nhưng người giaonhận vẫn là người bán dịch vụ Người giaonhận uỷ thác giaonhận vận tải trong và ngoài nước bằng các phương tiện vận tải khác nhau với các loại hànghoáxuấtnhậpkhẩu khác nhau như : hàng. .. report) nếu hàng bị hư hỏng - Xác nhậnhàng thiếu (CSC – Certificate of shortlanded cargo) nếu tàu giao thiếu Cảng giaohàng cho người nhậpkhẩu : Khi nhận được thông báo tàu đến, người nhậpkhẩu phải mang vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để nhận lệnh giaohàng (D/O – Delivery order) Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 3 bản D/O cho người nhậpkhẩu - Người nhậpkhẩu đóng... năm 2009 Việc dịch chuyển cơsở sản xuất của nhiều DN nước ngoài từ nơi khác đến VN đã tạo ra cơ hội rất lớn trong việc xây dựng một mạng lưới giaonhận kho vận hoạt động hiệu quả 1.3 Khái Niệm Người GiaoNhận - Quyền, Nghĩa Vụ, Trách Nhiệm Và Vai Trò Của Người GiaoNhận 1.3.1 Khái niệm người giaonhận Người giaonhận là người kinh doanh dịch vụgiaonhận Trước đây, người giaonhận (A Frieght Forwarder)... quan xác nhận “Hoàn thành thủ tục hải quan” người nhậpkhẩucó thể mang hàng ra khỏi cảng và chở hàngvề kho riêng Đối với hàng không lưu kho, bãi tại cảng Khi người nhậpkhẩucó khối lượng hàng lớn chiếm toàn bộ hầm tàu hoặc hàng rời, thì người nhậpkhẩucó thể đứng ra giaonhận trực tiếp với tàu Trước khi nhận hàng, trước khi nhậnhàng người nhậpkhẩu phải hoàn tất các thủ tục hải quan và trao cho... hoặc đại lý của hãng tàu, cung cấp cho họ những thông tin cần thiết vềhàngxuấtkhẩu Sau khi Booking note được chấp nhận, chủ hàng sẽ thỏa thuận với hãng tàu về ngày giờ giaonhậnhàng Người xuấtkhẩu mang hàng đến giao cho người chuyên chở hoặc đại lý của họ tại trạm CFS (Container frieght station – tram đóng hàng lẻ) của hãng tàu hoặc của người gom hàng (Consolidator/Forwarder) Người xuấtkhẩu mời... vốn ODA nhằm phát triển cơsở hạ tầng và các nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ cho VN ngày càng tăng Cơsở hạ tầng phục vụ cho hoạt động giaonhận – vận tải hànghóaxuấtnhậpkhẩu ngày càng được cải thiện tốt hơn, tạo hiệu quả cho sự phát triển ngành logistics trong tương lai Lĩnh vực dịch vụ đang được quan tâm phát triển, hoạt động giao nhậnhànghoáxuấtnhậpkhẩu cũng như logistics... Giaonhận theo mớn nước Giaonhận nguyên container 1.4.2 Nguyên tắc giaonhận Người nhậnhàngcó thể là chủ hàng hay đại diện, đại lýgiaonhận Ở phương thức này có 4 nguyên tắc xảy ra : - Có chứng từ hợp lệ để nhận hàng, thanh toán mọi chi phí cho cảng - Phải nhậnhàng liên tục trong một thời gian ấn định (do thoả thuận giữa cảng và người nhận hàng) - Hàng phải có ký mã hiệu, trừ trường hợp hàng trần, . CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU 1.1 Tổng Quan Về Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hoá Xuất Nhập Khẩu Trên Thế. Giao nhận hàng hoá bằng đường hàng không. Giao nhận hàng hoá bằng đường thuỷ. Giao nhận hàng hoá bằng đường sắt. Giao nhận hàng hoá bằng đường ôtô. Giao nhận