1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn thạc sĩ giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay (qua khảo sát tại một số trường trung học phổ thông ở

88 177 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 1,88 MB

Nội dung

cũng có nhiều đề tài nghiên cứu, nhưng chưa có đề tài nghiên cứu về thực trạng và đề xuấtnhững giải pháp để giáo dục ý thức chấp hành Luật GTĐB cho hoc sinh THPT tronggiai đoạn hiện nay,

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

››@›?››

NGUYỄN THỊ THANH THẢO

GIÁO DỤC Ý THỨC CHẤP HÀNH LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHO

HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG GIAI ĐOẠN

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

››@›?››

NGUYỄN THỊ THANH THẢO

GIÁO DỤC Ý THỨC CHẤP HÀNH LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHO

HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG GIAI ĐOẠN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hướng dẫn khoa học: PGS TS Đoàn Minh Duệ

Thành phố Hồ Chí Minh năm 2012

Trang 3

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 5

B NỘI DUNG 15

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC CHẤP HÀNH LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 15 1.1 Khái quát Luật giao thông đường bộ 15

1.2 Vai trò của giáo dục Luật giao thông đường bộ đối với ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ của học sinh trung học phổ thông 16

1.3 Những yếu tố tác động đến ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ đối với học sinh trung học phổ thông giai đoạn hiện nay 34

1.4 Những vi phạm phổ biến của học sinh trung học phổ thông về trật tự an toàn giao thông 45

Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO GIÁO DỤC Ý THỨC CHẤP HÀNH LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 46

2.1 Đặc điểm Kinh tế- xã hội Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 46

2.2 Thực trạng ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ của học sinh trung học phổ thông ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 55

2.3 Đánh giá chung về công tác giáo dục ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ của học sinh THPT Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh…………70

2.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao việc giáo dục ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay 76

C KẾT LUẬN 84

D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

E PHỤ LỤC 89

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện đề tài: “Giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ

cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay” (Qua khảo sát tại một số trường THPT ở Quận 7, TP.HCM ), tôi đã nhận được sự đóng góp, hướng dẫn tận tình

của các thầy cô trong khoa Giáo dục Chính trị; khoa Sau đại học – Trường Đại

Trang 5

học Vinh; Ban giám hiệu Trường THPT Ngô Quyền; Trường THPT Lê Thánh

Tôn; Trường THPT Tân Phong Đặc biệt xin cảm ơn thầy giáo PGS TS Đoàn

Minh Duệ, người trực tiếp hướng dẫn khoa học giúp tôi thực hiện thành công đề

tài này Tôi mong muốn tiếp tục nhận được sự giúp đỡ và dìu dắt của quý thầy cô trong tương lai

Xin chân thành cám ơn!

TP HCM, tháng 7 năm 2012

Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Thảo

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

-ATGT : An toàn giao thông

BGD ĐT : Bộ Giáo dục - Đào tạoCSGT : Cảnh sát giao thông

GDCD : Giáo dục công dân

GTĐB : Giao thông đường bộ

Trang 7

A MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đồng chí Đỗ Mười - nguyên Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương (TW)Đảng Cộng sản Việt Nam tại phiên khai mạc kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa X đã chỉ

rõ: “Việc ban hành pháp luật là quan trọng, song điều quan trọng hơn nữa là phải

giải thích, hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và thực thi pháp luật” [12; 3].

Như vậy, trong đời sống xã hội, pháp luật giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, phápluật là phương tiện không thể thiếu để bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển của xã hội.Việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật là điều vô cùng quan trọng, mang tính chấtsống còn đến sự tồn tại và phát triển của xã hội Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật

về an toàn giao thông (ATGT) chính là một phần của việc giáo dục ý thức tráchnhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội của mỗi người

Việc hình thành ý thức chấp hành pháp luật nói chung và ý thức chấp hành phápLuật ATGT nói riêng đối với mỗi người đều bắt đầu từ những nhận thức ban đầu doquan sát, tiếp xúc, cùng với sự giáo dục dần dần hình thành Mục tiêu của giáo dụcATGT cho học sinh nói chung và học sinh trung học phổ thông (THPT) nói riêng

nhằm đạt được 2 yêu cầu cơ bản là: Có được các hiểu biết cơ bản để phòng, tránh tai

nạn và có ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông

Giáo dục Luật GTĐB cho học sinh trong đó có học sinh THPT đã từng bướctriển khai theo các văn bản pháp luật Khoản 3 Điều 6 Luật GTĐB quy định đưa phápLuật GTĐB vào giảng dạy trong nhà trường Điều 12 Nghị định số 36/2001/NĐ-CP

nêu rõ: “Bộ Giáo dục Đào tạo (BGD ĐT) xử lý nghiêm khắc những học sinh cố tình

vi phạm các quy định về trật tự ATGT”[21; 4] Nhưng thực tế, giáo dục pháp luật nói

chung và giáo dục Luật GTĐB nói riêng đối với học sinh vẫn còn nhiều bất cập, hiệuquả của những tác động giáo dục chưa cao Nhận thức của học sinh về những quyđịnh của Luật GTĐB còn hạn chế, chưa hình thành thái độ tích cực và thói quen chấphành đúng Luật GTĐB ở các em [19; 290-291] Để đảm bảo ATGT một cách bềnvững, trước hết luật giao thông và vấn đề ATGT phải được tuyên truyền, giáo dục sâurộng, có hệ thống ngay từ trong trường học Nếu kiên trì giáo dục pháp luật, chúng ta

Trang 8

sẽ có một thế hệ, những công dân có thói quen tôn trọng pháp luật nói chung và LuậtGTĐB nói riêng, cần tập trung vào những đối tượng thiếu niên, thanh niên Đặc biệt

là học sinh THPT.[19; 290-291]

Tai nạn giao thông (TNGT) là vấn đề quan tâm mang tính toàn cầu Nhận thứcđược điều này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu giáo dục ý thức chấp hành Luật GTĐBcho học sinh THPT khi tham gia giao thông Học sinh THPT ý thức chấp hành luậtchưa tốt, điều này liên quan tới nhận thức, thái độ và cả hành vi, thói quen, của chủthể khi tham gia giao thông và thực tế hiệu quả giáo dục Luật GTĐB cho học sinh nóichung và học sinh THPT nói riêng còn nhiều bất cập

Ý thức chấp hành các quy định về ATGT của học sinh có chuyển biến nhưngtính tự giác chưa cao và chưa bền vững Vẫn còn một bộ phận học sinh chưa tự giácchấp hành quy tắc giao thông Một số trường còn chưa thật quan tâm đúng mức trongcông tác này, việc kiểm tra còn chưa được thường xuyên, chưa có sự phối hợp chặtchẽ với các cấp, các ngành trong địa bàn Việc phối hợp với phụ huynh học sinhtrong công tác này chưa được quan tâm thường xuyên, nhiều nơi còn mang tính hìnhthức Việc tập trung nghiên cứu giáo dục ý thức chấp hành Luật GTĐB cho học sinhTHPT sẽ có lợi ích nhiều mặt

Như vậy, thực tiễn ATGT đường bộ và ý thức chấp hành luật khi tham giaGTĐB của học sinh THPT đã đặt ra những vấn đề cần phải nghiên cứu Hiện nay, córất nhiều thông tin từ báo chí, phương tiện truyền thông, các bậc phụ huynh, cũng

có nhiều đề tài nghiên cứu, nhưng chưa có đề tài nghiên cứu về thực trạng và đề xuấtnhững giải pháp để giáo dục ý thức chấp hành Luật GTĐB cho hoc sinh THPT tronggiai đoạn hiện nay, nhằm giúp cho học sinh THPT nhận thức về tầm quan trọng, ýnghĩa của việc chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông khi tham gia giao thông Vìvậy, chúng tôi chọn vấn đề: “Giáo dục ý thức chấp hành Luật GTĐB cho học sinh

THPT trong giai đoạn hiện nay” (Qua khảo sát tại một số trường THPT ở Quận 7,

TP HCM) làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học thạc sỹ.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài

Trang 9

Xác định bảo đảm ATGT cho học sinh là hết sức quan trọng trong mỗi nămhọc Bởi vậy, ngay từ đầu công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật về GTĐB chohọc sinh, sinh viên được chú ý ngay từ các trường mẫu giáo, tiểu học Việc giáo dụcATGT cho học sinh được nhà trường tổ chức thường xuyên qua nhiều hình thức Bởiđây không những là hoạt động được thực hiện theo sự chỉ đạo của ngành dọc cấptrên, mà cần xác định đó là một việc làm hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe, tínhmạng của học sinh mỗi khi đến lớp Chính sự thiếu ý thức, chưa được hiểu biết vềpháp luật giao thông mà dẫn đến nhiều hậu quả rất đáng tiếc cho gia đình và xã hội.Nếu các em được trang bị tốt về kiến thức, về văn hóa, những kiến thức về pháp luậtngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường sẽ là một điều kiện mang tính chiến lược chothế hệ trẻ bước tiếp chặng đường lịch sử của đất nước Vì lẽ đó, ngay từ rất sớmĐảng, Nhà nước và ngành Công an đã xác định vai trò của việc tuyên truyền giáodục pháp luật về GTĐB cho học sinh THPT là rất quan trọng và cần thiết Giáo dục ýthức chấp hành Luật GTĐB cho mọi người nói chung và học sinh, sinh viên nóiriêng đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước cũng nhưcác ban ngành, tổ chức, cá nhân

Thời gian qua, có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều chủ trương, nghị quyết,chính sách, kế hoạch về công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức chấp hành phápluật

Điều 6 Luật GTĐB, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong việc đảm bảo trật

tự ATGT đường bộ “Các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo có tráchnhiệm đưa pháp Luật GTĐB vào chương trình giảng dạy trong nhà trường và các cơ

sở giáo dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học”

Ngày 11/01/1968, Hội đồng Chính phủ đã ra chỉ thị 141/CP về việc tăng cườngbiện pháp bảo đảm giao thông vận tải và trật tự ATGT trong thời chiến Chính phủ

đã giao trách nhiệm cho từng bộ, ngành trong công tác bảo đảm an ninh trật tự, trong

đó giao cho “Ngành giáo dục cần đưa việc giáo dục những điều cơ bản về giữ gìn

trật tự an toàn giao thông công cộng vào chương trình giảng dạy thường xuyên vào các trường phổ thông cho học sinh”.

Trang 10

Chỉ thị 601/TTg ngày 23/9/1995 của Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: “BộGiáo dục và Đào tạo triển khai ngay trong năm học 1995- 1996 việc giảng dạy luật lệgiao thông trong các trường phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, các trường đạihọc phối hợp với Bộ giao thông vận tải biên soạn giáo trình đào tạo lái xe cơ giớiđường bộ để áp dụng thống nhất trong cả nước”.

Chỉ thị 22/CT-TW chỉ rõ: “Đưa chương trình giảng dạy về an toàn giao thôngthành chương trình chính thức của các cấp học từ mầm non đến đại học"

Tại khoản 7 điều 20 Nghị định 14/2003/NĐ-CP ngày 19/2/2003 quy định “Lựclượng Cảnh sát giao thông có trách nhiệm với các lực lượng, các ngành có liên quantrong việc tuyên truyền giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong đó cóhọc sinh phổ thông”

Nghị quyết 32/2007/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế

TNGT và UTGT Bộ GD-ĐT có trách nhiệm: “Ban hành chương trình giáo dục trật

tự an toàn giao thông phù hợp trong nhà trường, tăng thời lượng giảng dạy chính khóa, các hoạt động ngoại khóa về trật tự an toàn giao thông Thực hiện chương trình giảng dạy trật tự an toàn gio thông mới từ niên học 2008-2009 ở tấc cả các cấp học”;

“Chỉ đạo hiệu trưởng các trường phổ thông, các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp quản lý chặt chẽ học sinh, sinh viên về chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông; thường xuyên nhắc nhở, đưa thông tin liên quan đến trật

tự an toàn giao thông vào nội dung sinh hoạt đầu tuần, lễ chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn, Đội; quy định việc đánh giá đạo đức đối với học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông Từ ngày 01 tháng 09 năm 2007 kiên quyết xử lý nghiêm đối với học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái

xe điều khiển mô tô, xe gắn máy; Bộ GD-ĐT quy định trách nhiệm của hiệu trưởng các trường không tổ chức thực hiện nghiêm túc những quy định trên”.

Chỉ thị 52/2007/CT-BGDĐT ban hành ngày 31/08/2007 về việc tăng cườngcông tác giáo dục an toàn giao thông trong các sở giáo dục

Trang 11

Ngày 4 tháng 9 năm 2007 giữa BGD ĐT, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an,

TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đài Truyền hình Việt Nam ký kế hoạch liên tịch

số 9337/KHLT/BGDĐT-BCA-BGTVT-TWĐTN-ĐTHVN về tăng cường công táctuyên truyền, giáo dục, xử lý các vi phạm pháp luật về trật tự ATGT cho học sinh,sinh viên Ngày 12 tháng 5 năm 2009 BGD- ĐT cũng ban hành đề cương tuyêntruyền, phổ biến luật GTĐB cho học sinh, sinh viên theo chủ đề năm học (QĐ 3442/QĐ-BGDĐT)

Quyết định 3442/QĐ-BGDĐT ngày 15/05/2009 Đề cương tuyên truyền, phổbiến Luật giao thông đường bộ cho học sinh, sinh viên theo chủ đề năm 2009

Công văn số 5902/BGDĐT-CTTHSSV về việc chấn chỉnh việc học sinh viphạm quy định về ATGT CTHSSV ngày 18/8/2010 của BGD-ĐT triển khai một số

nội dung: “Chỉ đạo các trường trung học phổ thong yêu cầu học sinh ký cam kết

không điều khiển mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi quy định và chưa có giấy phép lái xe; đề nghị phụ huynh cùng lý cam kết với nhà trường để bảo đảm thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật và bảo đảm an toàn tính mạng cho học sinh”.

Công văn số 345/BGDĐT-CTHSSV về việc tăng cường đảm bảo trật tự ATGTcho học sinh, sinh viên Nhắc nhở học sinh, sinh viên chấp hành nghiêm túc các quy

định của Luật giao thông

“Đẩy mạnh công tác giáo dục ATGT trong trường học, nâng cao ý thức tự

giác chấp hành pháp luật cho học sinh, sinh viên trong năm học 2011-2012”, (BGD

ĐT) ban hành, gửi cho các sở giáo dục và đào tạo, các trường đại học, cao đẳng,

trung cấp chuyên nghiệp ngày 29 tháng 8 năm 2011 nhằm: Thực hiện chỉ thị số 718/TTg ngày 1 tháng 9 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ quy định tháng 9 hằng năm

là tháng ATGT Kế hoạch số 304/KH-UBATGTQG ngày 3 tháng 8 năm 2011 của

Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia về tháng ATGT năm 2011 với chủ đề “Phòng

chống uống rượu, bia đối với người điều khiển phương tiện giao thông”.

Chuyên đề: “Phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên trong các

trường học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân” nhằm nâng cao ý thức pháp luật, văn

hóa pháp lý cho mọi thành viên trong xã hội, trong đó có học sinh, sinh viên: “Góp

Trang 12

phần giáo dục đạo đức, lối sống, hình thành nhân cách, rèn luyện hành vi ứng xử cho thế hệ trẻ ngay từ khi trên ghế nhà trường tạo nếp sống, hành động: Sống và làm việc theo pháp luật”, Thạc sỹ Phạm Thị Kim Dung, Đặc san tuyên truyền pháp

luật, số 3/2011, Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ tư pháp [12; 7]

Mặc dù đã có nhiều công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành luật giaothông nhưng vẫn chưa tạo điều kiện đầy đủ và phát huy mạnh mẽ cho học sinh trong

việc chấp hành tốt luật: “Để đảm bảo ATGT một cách bền vững, trước hết Luật giao

thông và vấn đề ATGT phải được tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, có hệ thống ngay trong trường học Nên đưa môn Luật GTĐB vào giảng dạy ngay từ cấp tiểu học” [9;

2] nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng cần phải giáo dục ý thức chấp hành Luật GTĐB

cho học sinh.“Nghiên cứu hành vi chấp hành Luật GTĐB của học sinh THCS khi

tham gia giao thông”, luận án tiến sỹ của Nguyễn Như Chiến, 2008

Để giáo dục ý thức chấp hành Luật GTĐB cho học sinh THPT, ngày 20 tháng 4

năm 2011 tác giả Ngô Xuân Thắng có bài viết: “Đối với học sinh THPT phải củng

cố kiến thức ở cấp học dưới và phát triển phù hợp với yêu cầu của cấp học, học sinh hiểu được nguyên nhân xảy TNGT và biết cách phòng tránh tai nạn, hiểu được trách nhiệm công dân của bản thân, tôn trọng mọi người và quy định của pháp luật, thể hiện được hành vi văn hóa khi tham gia giao thông”, trong bài viết “Giáo dục ATGT đường bộ cho học sinh, sinh viên - Thực trạng và giải pháp”, http://ww1.mt.gov.vn,

Bộ Giao thông Vận tải, Ủy ban ATGT Quốc gia.[32]

Các giải pháp cụ thể nâng cao ý thức cho mọi người trong việc chấp hành Luật

GTĐB: Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật vể bảo đảm trật tự ATGT đường bộ;đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, hướng dẫn pháp luật về trật tựATGT; nâng cao hiệu quả an toàn của kết cấu hạ tầng GTĐB, phương tiện GTĐB;

…“ATGT đường bộ: Thực trạng và giải pháp” Nguyễn Văn Chính, Trần Văn Luyện,

Trần Sơn, Nxb chính trị quốc gia, 2003

Các tài liệu nghiên cứu đã cung cấp cho tôi những hiểu biết về lý luận và thựctiễn ATGT cũng như giáo dục ý thức cho học sinh, sinh viên chấp hành luật khi thamgia GTĐB Về cơ bản các công trình đã nêu nhiều giá trị khoa học bổ ích, tuy nhiên

Trang 13

các công trình này vẫn còn đề cập những nét chung, bình diện rộng, có thể giúp chotôi những hiểu biết căn bản về lý luận, còn trong thực tiễn cần thiết phải có nhữngcông trình được tiếp tục nghiên cứu Do vậy, chúng tôi cho rằng đề tài mà chúng tôiđang nghiên cứu đáp ứng mục tiêu đề ra Đề tài: “Giáo dục ý thức chấp hành luật

GTĐB cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay” (Qua khảo sát tại một số

trường THPT ở Quận 7, TP HCM) là sự đòi hỏi tất yếu khách quan

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu

Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận vàthực tiễn về giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh THPT về ATGT đường bộ trênđịa bàn TP HCM nhằm đưa ra các giải pháp kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quảcủa công tác giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh, sinh viên trên địa bàn TP HCMnói riêng và cả nước nói chung

4 Phương pháp nghiên cứu

Nhằm đạt hiểu quả cao trong nghiên cứu, ngoài sử dụng phương pháp luận khoa

học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, quan điểm,đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, trong đề tài tôi còn vận dụng cácphương pháp mang tính đặc thù sau đây: phương pháp phân tích, tổng hợp, khảo sát,đánh giá thực tế, so sánh, thống kê, điều tra xã hội học và một số phương pháp khác

5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

5.1 Phạm vi nghiên cứu

Trang 14

Ý thức chấp hành Luật GTĐB của hoc sinh THPT khi tham gia giao thông vàcác yếu tố ảnh hưởng đến ý thức đó.

5.2 Đối tượng nghiên cứu

- Học sinh khối 12 (3 lớp), Trường THPT Lê Thánh Tôn, Q7, TP HCM

- Học sinh khối 11 (3 lớp), Trường THPT Tân Phong, Q7, TP HCM

- Học sinh khối 10 (3 lớp ), Trường THPT Ngô Quyền, Q7, TP HCM

6 Giả thuyết khoa học

Chúng tôi giả thuyết rằng: Nếu ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộđược nâng cao thì kết quả về an toàn giao thông sẽ ngày càng tốt hơn

7 Ý nghĩa của đề tài

Trình bày một cách có hệ thống cơ sở lý luận về ý thức chấp hành Luật GTĐB

cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay Làm rõ thực trạng ở khu vực khảo sát

và đưa ra các giải pháp cơ bản tăng cường giáo dục ý thức chấp hành Luật GTĐB chohọc sinh THPT

Đề tài khoa học sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho giáo viên, sinh viên của chuyênngành cao học chính trị, sẽ là tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy của giáoviên cấp THPT, THCS trong giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông cho học sinhthông qua giảng dạy bộ môn GDCD

8 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục, nội dung đượckết cấu làm 2 chương

Chương 1 Cơ sở lý luận của việc giáo dục ý thức chấp hành Luật giao thôngđường bộ cho học sinh trung học phổ thông

Chương 2 Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao giáo dục ý thức chấp hànhLuật giao thông cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn Quận 7, Thành phố HồChí Minh trong giai đoạn hiện nay

Trang 15

B NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC CHẤP HÀNH LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Khái quát Luật giao thông đường bộ

Luật GTĐB là một loại chuẩn mực pháp luật thuộc phạm trù cách mạng xã hội,

là văn bản pháp luật có giá trị cao, tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho công tác đảmbào ATGT đường bộ ở nước ta

Những năm gần đây, lĩnh vực GTĐB mới có các nghị định của Chính phủ, chỉthị của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản quy phạm pháp luật của các ngành, việctriển khai chưa đồng bộ, nhiều khi mang tính của giải pháp tình thế… Ngày nay với

xu thế hội nhập, toàn cầu hóa thì hoạt động GTĐB ở nước ta cũng không ngoài quyluật đó và đang có sự phát triển hết sức mạnh mẽ

Từ thực tiễn trên nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, đề cao ý thứctrách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân để đảm bảo GTĐB thông suốt, trật tự, antoàn, thuận lợi, phục vụ cho nhu cầu đi lại của nhân dân và sự nghiệp xây dựng, bảo

vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới, Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 9 ngày 29 tháng 06năm 2001 đã thông qua “Luật giao thông đường bộ”, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01năm 2002

Cấu trúc của luật GTĐB: Luật GTĐB ngoài phần nói đầu, Luật có 09 chươngvới 77 điều: Chương I từ Điều 1 đến Điều 8, đề cập tới “Những quy định chung”;Chương II từ Điều 9 đến Điều 36, nêu “Quy tắc giao thông đường bộ”; Chương III từĐiều 37 tới Điều 47, quy định “Kết cấu hạ tầng Giao thông đường bộ”; Chương IV

từ Điều 48 đến Điều 52, đề cập tới “Phương tiện tham gia giao thông đường bộ”;Chương V từ Điều 53 tới Điều 58, quy định “Người điều khiển phương tiện tham giagiao thông đường bộ”; Chương VI từ Điều 59 tới Điều 67, quy định “Vận tải đườngbộ”; Chương VII từ Điều 68 đến Điều 73, đề cập tới “Quản lý nhà nước về giaothông đường bộ”; Chương VIII từ Điều 74 đến Điều 75, quy định “Khen thưởng, xử

lý vi phạm” và Chương IX từ Điều 76 đến Điều 77 nêu “Điều khoản thi hành”.[18]

Trang 16

Đối tượng áp dụng Luật GTĐB: Luật GTĐB áp dụng đối với cơ quan, tổ chức,

cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Trong trường hợp Điều ước Quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Luật này thì áp dụng quy định của Điềuước quốc tế đó

Và như vậy, Luật GTĐB cũng áp dụng đối với học sinh THPT, trong đó có họcsinh của ba trường THPT-khách thể nghiên cứu đề tài luận án

1.2 Vai trò của giáo dục Luật giao thông đường bộ đối với ý thức chấp hành Luật giao thông của học sinh trung học phổ thông

1.2.1 Ý thức pháp luật và vai trò của ý thức pháp luật đối với đời sống xã hội

1.2.1.1 Ý thức pháp luật

Ý thức pháp luật là tổng hợp những quan điểm, tư tưởng, học thuyết thể hiệnthái độ của con người, các nhóm xã hội, giai cấp,… đối với pháp luật, pháp chế cũngnhư những quan điểm của họ về sự hợp pháp và không hợp pháp Ý thức pháp luậtđược xem như là một hình thái ý thức xã hội, là hệ tư tưởng pháp luật, dựa trênnhững lập trường khoa học và xã hội nhất định Ý thức pháp luật bao gồm: Sự hiểubiết về pháp luật, thái độ đối với pháp luật, khả năng thực hiện và áp dụng pháp luật

Ý thức pháp luật gắn bó mật thiết với văn hóa pháp luật và văn hóa nói chung Nângcao ý thức pháp luật của mọi thành viên trong xã hội, biến việc tuân thủ nghiêmchỉnh pháp luật thành niềm tin nội tâm ở mỗi người, là bộ phận cấu thành của giáodục Cộng sản chủ nghĩa đối với nhân dân lao động ở Việt Nam hiện nay Cùng với sựphát triển của xã hội Việt Nam, ý thức pháp luật của giai cấp công nhân và nhân dânlao động sẽ trở thành một hệ thống tư tưởng và quan điểm pháp luật chung thống nhấtcủa toàn xã hội [8; 421]

Ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội được phát sinh và hình thànhcùng với ý thức chính trị của các giai cấp trong xã hội Cũng như bất cứ một hình thái

ý thức nào khác, ý thức pháp luật do tồn tại xã hội quyết định Việc bồi dưỡng, giáodục ý thức pháp luật cần được tiến hành trên cơ sở giải quyết mối quan hệ này Đó làtổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm thịnh hành trong xã hội,

Trang 17

thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua vàpháp luật hiện có, thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp tronghành vi xử sự của con người, cũng như trong tổ chức và hoạt động của các cơ quannhà nước và các tổ chức xã hội Trong xã hội tồn tại nhiều học thuyết, tư tưởng, vàcác quan điểm khác nhau về pháp luật Sở dĩ như vậy vì điều kiện sinh hoạt về vậtchất và đời sống tinh thần của mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp xã hội không hoàn toàngiống nhau dẫn đến sự nhận thức pháp luật cũng có những khác biệt nhất định [8;421-422]

Ý thức pháp luật mang tính chính trị sâu sắc Nội dung của ý thức pháp luậtluôn phản ánh những nhu cầu về chính trị, thể hiện mối quan hệ của các giai cấp đốivới các quy định của pháp luật do nhà nước ban hành có liên quan trực tiếp đến đờisống chính trị xã hội Chẳng hạn những quy định về hình thức nhà nước, chế độ bầu

cử và quyền bầu cử, nguyên tắc làm việc của bộ máy nhà nước… Ý thức pháp luậtcũng thể hiện những nhu cầu về kinh tế, đạo đức văn hóa của xã hội Ví dụ: Nhữngquan điểm, tư tưởng, quan niệm về những phương pháp và điều kiện để thỏa mãn cácnhu cầu sinh hoạt vật chất của công dân, về quan hệ hôn nhân và gia đình, về hìnhthức và phương pháp giáo dục thanh niên, thiếu niên… Tuy nhiên những quan điểm

tư tưởng này trở thành ý thức pháp luật khi chúng được đặt trong mối quan hệ vớinhà nước và pháp luật

Ý thức pháp luật còn đồng thời bao gồm cả những yếu tố tâm lý xã hội như cảmgiác, tình cảm, quan niệm, thể hiện những mối quan hệ cụ thể của con người đối vớicác quy phạm pháp luật, đối với quyền và nghĩa vụ… Ví dụ: Cảm giác của nhân dân

về tính nhân đạo của pháp luật và sự tôn trọng đối với pháp luật, cảm giác lo lắng vàthái độ căm phẫn trước những hành vi phạm pháp, mong muốn đấu tranh chống tộiphạm bảo vệ nền pháp chế… Vì vậy, việc giáo dục ý thức pháp luật, giáo dục tìnhcảm và quan niệm đúng đắn sẽ có ý nghĩa lớn trong việc làm cho nhân dân quan tâmđến pháp luật, xây dựng động cơ độc lập tương đối của ý thức pháp luật và hạn chếtới mức thấp nhất mặt tiêu cực của những biểu hiện đó

1.2.1.2 Vai trò của ý thức pháp luật đối với đời sống xã hội

Trang 18

Ý thức pháp luật là một hình thái của ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội.

Đó là việc nó phản ánh những điều kiện, những nhu cầu điều chỉnh bằng phápluật đối với các quan hệ xã hội Ý thức pháp luật ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xãhội, tùy thuộc vào ý thức pháp luật tiến bộ hay lạc hậu mà sự tác động của nó sẽ cóvai trò tích cực hay tiêu cực đối với các mặt khác nhau của đời sống xã hội Trước hết

ý thức pháp luật liên quan đến việc xác định nhu cầu xuất hiện, tồn tại của pháp luật,

sự điều chỉnh bằng pháp luật đối với các quan hệ xã hội Chẳng hạn, quan hệ xã hộinào cần điều chỉnh bằng pháp luật? Những tư tưởng, quan điểm pháp luật có tínhvượt trội còn có thể định hướng, soi đường, dự báo và lên kế hoạch cho sự phát triểncủa chúng trong tương lai

Ý thức pháp luật ảnh hưởng rất lớn tới các hình thái ý thức xã hội khác nhau:Chính trị, đạo đức, tôn giáo

Là một bộ phận quan trọng của ý thức xã hội, ý thức pháp luật có ảnh hưởng rấtlớn tới các hình thái ý thức xã hội khác nhau, ý thức chính trị, ý thức đạo đức, ý thứctôn giáo… Tư tưởng, quan điểm pháp luật góp phần củng cố, phát huy những nhân tốtích cực của hình thái ý thức xã hội khác đồng thời khắc phục những tư tưởng quanniệm không khoa học, không phù hợp, có ảnh hưởng xấu đến lợi ích giai cấp thốngtrị, đến đời sống cộng đồng và tiến bộ xã hội, xâm phạm quyền tự do dân chủ củanhân dân

Ý thức pháp luật có vai trò to lớn trong quá trình phản ánh nhận thức đời sống

xã hội

Để củng cố, hoàn thiện các quy phạm pháp luật hiện hành, xây dựng, bổ sung,các quy phạm pháp luật mới đòi hỏi các chủ thể tham gia xây dựng pháp luật phảiphân tích hiện thực khách quan, nhận thức đời sống xã hội về tất cả các mặt chính trị,kinh tế, văn hóa, xã hội…dưới góc độ pháp lý Thông qua đó mà con người có đượcnhững tri thức pháp lý cần thiết cho cuộc sống của mình, giúp cho họ có những hành

vi đúng đắn, phù hợp với quy định pháp luật khi tham gia vào các quan hệ xã hộiđược pháp luật điều chỉnh, ngoài ra còn giúp cho ta khả năng nhận thức, đánh giá vềđời sống pháp luật

Trang 19

Các tri thức thu được trong quá trình phản ánh tồn tại xã hội ngày càng phongphú, con người được hiểu biết đầy đủ hơn về khách thể, trình độ ý thức được nângcao và khi ý thức pháp luật của chủ thể được nâng cao thì sự phản ánh đời sống phápluật càng cụ thể, chính xác hơn Chính sự phản ánh sáng tạo của ý thức pháp luật giúp

ta hiểu biết, hình dung ra được tình trạng của đời sống pháp luật, đời sống xã hội,giúp chủ thể dễ dàng nhận thức một cách chính xác các quy định pháp luật hiện hànhđồng thời giúp chủ thẻ có khả năng nhận thức được những công việc phải làm tronghiện tại cũng như trong tương lai

Ý thức pháp luật tác động, điều chỉnh hành vi con người thông qua yếu tố tưtưởng, tâm lý

Phạm vi điều chỉnh của ý thức pháp luật rất rộng, vì không có hành vi pháp lýnào của con người lại không cần đến tư duy, nhận thức, kể cả việc xây dựng phápluật Trong thực tế khi gặp những vụ việc cần giải quyết nhưng lại chưa có pháp luậtđiều chỉnh thì những chủ thể có liên quan có thể dựa vào ý thức pháp luật để điềuchỉnh hành vi của mình và của người khác sao cho phù hợp với những nguyên tắc vàtinh thần của pháp luật Đó là một trong những nhân tố giúp chủ thể tự điều chỉnhhành vi một cách hợp lý và hợp pháp, trở thành nhân tố quan trọng trong việc hợpthành và quyết định nhân cách, phẩm giá, năng lực, trình độ con người Với tập thể, ýthức pháp luật trở thành chất xúc tác mạnh, tạo nên sự gắn bó, đoàn kết để từ đó pháthuy sức mạnh và năng lực sáng tạo tối đa mọi thành viên Với quốc gia, ý thức phápluật cao của nhân dân trở thành một trong những vốn quý, động lực mạnh mẽ thúcđẩy tiến bộ xã hội, là cơ sở cho việc hình thành, duy trì và phát triển nền pháp chế,tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở cửa, hội nhập với cộng đồng quốc tế, bảo vệ vàphát triển đất nước

Ý thức pháp luật là điều kiện, tiền đề tư tưởng trực tiếp cho việc xây dựng pháttriển và hoàn thiện hệ thống pháp luật [29; 18]

Bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào tham gia vào quá trình xây dựng pháp luậtcũng cần phải có trình độ nhận thức pháp luật nhất định Đời sống pháp luật có phạm

vi rộng, phức tạp và luôn biến động không ngừng, chúng được ý thức con người phản

Trang 20

ánh Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh khi ý thức được đầy đủ hiện thực khách quancủa đời sống pháp luật, mức độ hoàn thiện pháp luật cao hay thấp và tính ổn định íthay nhiều phụ thuộc vào các hoạt động nhận thức, đánh giá, tổng kết, hệ thống hóa vàsáng tạo pháp luật trong từng thời điểm lịch sử cụ thể Nó cũng là một trong nhữngđiều kiện giúp cho việc soạn thảo và ban hành pháp luật được tiến hành nhanh chóng

và thuận lợi Nếu có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về tình hình kinh tế - xã hội, xácđịnh đúng những quan hệ xã hội cơ bản cần có sự điều chỉnh của pháp luật co quytrình và kỹ thuật lập pháp khoa học phù hợp thì hệ thống pháp luật của đất nước sẽđạt mức độ hoàn thiện cao

Ý thức pháp luật thể hiện sự nhận thức của chủ thể và thái độ của họ đối với cácquy định của pháp luật, từ đó chủ thể xác định động cơ, mục đích, lực chọn phương

án xử sự thực hiện hành vi pháp luật, do vậy ý thức pháp luật càng cao thì tinh thầntôn trọng và thực hiện pháp luật càng được bảo đảm và chính xác Khi chủ thể cónhững nhận thức pháp luật cần thiết họ sẽ có niềm tin vào pháp luật, vào những hoạtđộng hợp pháp của mình thấy được giá trị của việc tôn trọng và thực hiện chính xácđầy đủ các quy định pháp luật từ đó tự giác thực hiện chính xác, đầy đủ các quy địnhpháp luật, vận động những người khác cùng sống, làm việc theo pháp luật, lên án đấutranh không khoan nhượng đối với mọi hành vi vi phạm pháp luật

Ý thức pháp luật có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động áp dụng pháp luật, đối vớingười áp dụng pháp luật, cũng như đối với người bị áp dụng pháp luật

Chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật cũng như chủ thể bị áp dụng phápluật, đều cần có ý thức pháp luật để điều chỉnh hành vi của mình và hành vi của cácchủ thể khác phù hợp với mục đích, yêu cầu của pháp luật và có đủ khả năng bảo vệlợi ích của mình, lợi ích cho các chủ thể khác cũng như lợi ích của toàn xã hội Ápdụng pháp luật là quá trình sử dụng cái chung (quy phạm pháp luật) để giải quyết cáiriêng cái cụ thể Thực tế cho thấy để giải quyết tốt một vụ việc cụ thể nào đó, đòi hỏi

cơ quan có thẩm quyền hay nhà chức trách phải nhanh chóng thu thập, phân tíchchính xác các tình tiết vụ việc, xác định rõ đặc trưng pháp lý của nó, lựa chọn quyphạm pháp luật thích ứng để giải quyết vụ việc, làm sáng tỏ nội dung, tư tưởng của

Trang 21

quy phạm pháp luật được lựa chọn, ra quyết định áp dụng pháp luật tổ chức thi hànhquyết định đó trên thực tế

Do vậy, ý thức pháp luật của chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật càng caothì hoạt động áp dụng pháp luật của họ càng đúng đắn và hiệu quả Chủ thể áp dụngpháp luật nhân danh quyền lực nhà nước tiến hành áp dụng pháp luật có tính chất bắtbuộc với chủ thể bị áp dụng, vì thế hoạt động này không chỉ thể hiện ý chí pháp luật

mà còn đóng vai trò rất lớn trong việc hình thành, thay đổi thái độ tình cảm pháp luậtcủa người bị áp dụng pháp luật Vì vậy, trong bất cứ trường hợp nào, chủ thể áp dụngpháp luật cũng không được tùy tiện giải thích, áp dụng pháp luật, không được làm tráipháp luật

Ý thức pháp luật là một trong những điều kiện quan trọng để có thái độ đúngđắn đối với pháp luật, với quá trình tích cực, tự giác thực hiện pháp luật, đặc biệt làđối với đội ngũ cán bộ công chức Đối với cán bộ công chức tư pháp thì ý thức phápluật lại càng phải được chú trọng, bởi một trong những thẩm quyền quan trọng của họ

là có thể ban hành những quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyềnhạn hay nghĩa vụ pháp lí, có thể đưa lại lợi ích hoặc thiệt hại về vật chất tinh thần chocác tổ chức và cá nhân khác có liên quan Ngoài ra nó có thể làm phát sinh, ảnhhưởng đến tư tưởng tình cảm và các hành vi pháp luật của rất nhiều đối tượng kháctrong xã hội Việc thực hiện các giá trị trong các văn bản pháp luật phụ thuộc rất lớnvào những người có quyền “cầm cân, nẩy mực” này Việc vận dụng pháp luật vàotừng trường hợp cá biệt phải thông qua lăng kính ý thức pháp luật và trình độ chuyênmôn cũng như đạo đức nghề nghiệp của người tiến hành hoạt động tư pháp Vì vậy,việc cập nhật kiến thức pháp luật một cách thường xuyên cho cán bộ, công chức làmột trong những yêu cầu bắt buộc và trách nhiệm của mỗi cán bộ công chức để giúp

họ tự tin, thực hiện đúng nghiêm túc nhiệm vụ quyền hạn của mình

Ý thức pháp luật còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong trường hợp các quyphạm pháp luật hiện hành lạc hậu, không thích ứng đầy đủ, chính xác những đòi hỏicủa sự phát triển xã hội hoặc trường hợp giải quyết những vụ việc không có pháp luậttrực tiếp điều chỉnh thì áp dụng pháp luật theo nguyên tắc tương tự Trong trường hợp

Trang 22

đó người trực tiếp giải quyết sẽ căn cứ vào ý thức pháp luật, các nguyên tắc của phápluật để giải quyết vụ việc theo những nguyên tắc tốt nhất, phù hợp nhất.

Việc tạo dựng ý thức pháp luật trong nhân dân là một quá trình nâng cao sựhiểu biết pháp luật của mỗi người dân, khuyến khích thói quen sống và làm việc theopháp luật tạo năng lực đánh giá đúng đắn và thực hiện các hành vi trong xã hội Khi

có đủ tri thức pháp luật cần thiết sẽ hình thành ở chủ thể tình cảm và lòng tin đối vớichuẩn mực của pháp luật, tạo điều kiện cho chủ thể chủ động xác lập và chịu tráchnhiệm về hành vi của mình Nếu chủ thể nhận thức được sự cần thiết của pháp luật,của quá trình điều chỉnh pháp luật, tin tưởng vào sự công bằng, lẽ phải thì họ sẽ tựgiác thực hiện những yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật một cách nhanh chóng chính xácvới một tình cảm tin tưởng, phấn khởi Ngược lại chủ thể cũng có thể miễn cưỡngchấp hành hoặc do sợ hãi mà chấp hành các quy định của pháp luật Khi đã có kiếnthức pháp luật đầy đủ, tâm lý pháp luật đúng đắn sẽ hình thành ở chủ thể động cơ vàhành vi hợp pháp, sự tuân thủ nghiêm minh Hành vi của chủ thể vừa là hệ quả, vừa

là thước đo đối với ý thức pháp luật đồng thời nó cũng thể hiện ý thức pháp luật vàtrình độ văn hóa pháp luật của chủ thể một cách cụ thể

Tóm lại, trình độ cao của ý thức pháp luật có liên quan chặt chẽ tới việc hoànthiện pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật Bởi lẽ, nếu không hoàn thiện pháp luậtthì không thể tạo lập được ý thức pháp luật cao trong nhân dân và cũng không thểhoạt động thực hiện áp dụng pháp luật được Ngược lại, nếu ý thức pháp luật kém thìkhó có thể xây dựng và hoàn thiện được một hệ thống pháp luật khoa học, đồng thờicác chủ thể cũng khó có thể nhận thức, thực hiện và áp dụng pháp luật chính xác, đạthiệu quả cao được

1.2.2 Giáo dục ý thức pháp luật giao thông đường bộ đối với học sinh trung học phổ thông

1.2.2.1 Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật hiện nay

Trong đời sống xã hội, pháp luật giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, là phươngtiện không thể thiếu để đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của xã hội hiện nay Giớitrẻ lại là lực lượng đông đảo trong dân số Việt Nam, là những người khả năng xây

Trang 23

dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh trong tương lai Chính vì vậy nếu các em đượchọc tập và có hiểu biết thì sẽ cống hiến nhiều cho đất nước, nhưng ngược lại nếukhông được giáo dục, đặc biệt là không được giáo dục ý thức pháp luật sẽ dẫn đếnhành vi vi phạm pháp luật, gây tổn thất, mất đi lực lượng lớn những người có thể giúpphát triển đất nước.

Tuy được sống trong môi trường văn minh hơn, được giáo dục tốt hơn ngày xưanhiều nhưng tỉ lệ vi phạm pháp luật của lứa trẻ vẫn rất cao Hiện tượng thanh thiếuniên vi phạp pháp luật diễn ra thường xuyên luôn trong tình trạng báo động

Những hành vi vi phạm pháp luật của giới trẻ dường như diễn ra hàng ngày màđôi khi chúng ta coi như đó là chuyện nhỏ và bỏ qua như vượt đèn đỏ, không đội mũbảo hiểm, học sinh chưa đến tuổi nhưng đi xe máy, hút thuốc là nơi công cộng, vứtrác bừa bãi… Vi phạm pháp luật từ những việc nhỏ sẽ dẫn đến những hành vi phạmtội lớn sau này Như vậy, tất cả đều đặt ra một vấn đề về việc giáo dục, nâng cao ýthức pháp luật cho bộ phận quần chúng nhân dân, đặc biệt là giới trẻ Vậy giáo dục ýthức pháp luật là gì, và giáo dục như thế nào là một vấn đề quan trọng

Việc giáo dục, trong đó có giáo dục ý thức trách nhiệm đối với bản thân, giađình, xã hội, thế giới tự nhiên hay ý thức pháp luật là điều vô cùng quan trọng, mangtính chất sống còn đến sự tồn tại và phát triển của xã hội Con người từ khi sinh racho đến lúc trưởng thành đều chịu sự tác động của giáo dục, đó chính là giáo dục từgia đình, nhà trường và xã hội Bằng những nhận thức ban đầu do quan sát, tiếp xúccùng với sự giáo dục, dần dần ý thức mới hình thành trong con người Do đó, chúng

ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng, hình thành ý thức pháp luậttrong học sinh, là một việc làm vô cùng khó khăn, nó đòi hỏi chúng ta phải có sự đầu

tư, chuẩn bị thật kỹ càng và thật nghiêm túc ngay từ ban đầu

Như vậy, “giáo dục ý thức pháp luật” cho học sinh, chính là đào tạo, bồi dưỡngnâng cao giá trị đạo đức, ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật trong nhà trường và đượchình thành trong suốt quá trình học tập để từ đó có những nhận thức đúng đắn vềpháp luật, tôn trọng và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật

Trang 24

Giáo dục pháp luật là một bộ phận của giáo dục nói chung, được hiểu là mộtdạng hoạt động có tổ chức, có mục đích, có tính định hướng tác động lên các đốitượng giáo dục nhằm hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm pháp luật và hành

vi xử xự phù hợp với pháp luật hiện hành Với ý nghĩa đó, giáo dục pháp luật hướngtới những mục tiêu cơ bản như: Trang bị tri thức ở cấp độ khác nhau cho đối tượnggiáo dục, hình thành lòng tin, tình cảm đối với pháp luật, định hướng hành vi cách xử

sự theo tri thức và tình cảm của đối tượng giáo dục với pháp luật Ngày nay đời sốngcủa các tầng lớp nhân dân đang được nâng cao, đi cùng với nó là sự nâng lên củatrình độ tri thức, nhận thức nói chung và nhận thức pháp luật nói riêng Nhân dânngày càng quan tâm hơn đến pháp luật, ý thức chấp hành, thực hiện pháp luật cónhững tiến bộ rõ rệt

Tuy nhiên, bên cạnh đó ý thức pháp luật trong nhân dân vẫn còn nhiều hạn chế,công tác giáo dục ý thức pháp luật chưa có hiệu quả cao Một bộ phận không nhỏnhân dân trình độ nhận thức pháp luật kém, kiến thức pháp luật của nhân dân, đặcbiệt những vùng nông thôn, miền núi còn rất thấp Rất nhiều người tham gia phápluật mà không biết những quy định của pháp luật mặc dù nó rất gần gũi, phổ biếntrong cuộc sống Hiện nay trên địa bàn cả nước, số lượng phương tiện giao thôngđang tăng nhanh, số người tham gia GTĐB rất nhiều, nhưng điều đáng buồn là rấtnhiều trong số đó không biết Luật GTĐB quy định bao nhiêu tuổi được phép điềukhiển xe máy, khi tham gia giao thông bằng xe máy phải cần những giấy tờ gì

Điều đáng cảnh báo là số người vi phạm pháp luật ở nước ta ngày càng tăng.Các hành vi vi phạm pháp luật của nhân dân đa dạng: Hình sự, dân sự, hành chính,…với các mức độ nặng nhẹ khác nhau, như các vụ tranh chấp đất đai, kiện tụng, buônlậu, trốn thuế, giết người… Đặc biệt, hàng ngày, hàng giờ xung quanh chúng ta là các

vụ vi phạm luật giao thông Hiện nay, ở nước ta một bộ phận thanh thiếu niên trình

độ văn hóa nói chung, trình độ nhận thức pháp luật cũng như ý thức pháp luật rấtthấp Số vụ vi phạm pháp luật ở tuổi thanh thiếu niên ngày càng tăng và phức tạphơn… trởi thành nỗi lo ngại cho gia đình và xã hội Tất cả những điều đó đã và đang

Trang 25

gióng một tiếng chuông cảnh báo về tình trạng vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay.Những vi phạm đó phải chăng xuất phát rất nhiều vấn đề về ý thức pháp luật.

Những hạn chế về ý thức pháp luật xuất phát từ nhiều nguyên nhân Trước hết

là do công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân chưa hoàn thiện, chưasâu rộng, chưa hiệu quả Những hành vi vi phạm pháp luật của người dân có thể dokhông nhận thức được hành động của mình, có thể nhận thức được nhưng vẫn cố tình

vi phạm vì mục đích cá nhân Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác như những ảnhhưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường, sự tác động của tư tưởng tâm lý xã hộitiêu cực, lạc hậu,…

1.2.2.2 Giáo dục ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ đối với học sinh THPT

Ý thức chấp hành Luật GTĐB của học sinh THPT khi tham gia giao thông là ýthức của học sinh THPT phải thực hiện các quy định của Luật GTĐB trong thời giantham gia GTĐB

Ý thức chấp hành Luật GTĐB của học sinh THPT khi tham gia giao thông baogồm:

- Căn cứ vào tiêu chí chấp hành đúng hay không đúng quy định của LuậtGTĐB; ý thức chấp hành Luật GTĐB của học sinh THPT khi tham gia giao thôngnhư ý thức chấp hành đúng Luật GTĐB khi tham gia giao thông và hành vi vi phạmLuật GTĐB khi tham gia giao thông

- Căn cứ vào việc sử dụng loại phương tiện giao thông thì ý thức chấp hànhLuật GTĐB của học sinh THPT khi tham gia giao thông bao gồm: Những nhận thứcchấp hành quy định của Luật GTĐB đối với hành vi đi bộ trên đường; hành vi điềukhiển xe đạp; hành vi khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp hay việc tụ tập đôngngười trái phép trên đường bộ; nô đùa trên đường bộ,…

Luật GTĐB không có điều, khoản điều chỉnh riêng hành vi tham gia GTĐB củahọc sinh THPT, nhưng khi tham gia GTĐB, học sinh THPT phải chấp hành nhữngquy định của Luật GTĐB đối với các hành vi trên Cụ thể là khi tham gia GTĐB, học

Trang 26

sinh THPT phải chấp hành đúng các quy định của Luật GTĐB đối với hành vi thamgia giao thông như sau:

Thực hiện đúng Quy tắc chung khi tham gia GTĐB (Điều 9 Quy tắc chung.

Khoản 1 Luật GTĐB): Đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường quy

định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ [3;46]

Thực hiện đúng quy định đối với người đi bộ (Điều 30 Khoản 1):

Người đi bộ phải đi trên hè phố; trường hợp không có hè phố, lề đường thìngười đi bộ phải đi sát mép đường

Nơi không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ phảiquan sát các xe đang đi tới để qua đường an toàn, nhường đường cho các phương tiệngiao thông đang đi trên đường và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi

bộ thì người đi bộ phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn và qua đường đúng các vị trí đó Trên đường có dải phân cách, người đi bộ không được vượt qua dải phân cách.[3; 49]

Thực hiện đúng quy định đối với người điều khiển và người ngồi trên xe đạp

(Điều 29): Người điều khiển xe đạp chỉ được chở tối đa một người lớn và một trẻ em,

trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu được chở hai người lớn

Cấm người điều khiển xe đạp đi xe dàn ngang

Cấm người điều khiển xe đạp đi xe đánh võng

Cấm người điều khiển xe đạp đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ vàphương tiện khác

Cấm người điều khiển xe đạp sử dụng ô, điện thoại di động

Cấm người điều khiển xe đạp sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mangvác và chở vật cồng kềnh

Cấm người điều khiển xe đạp đi xe buông hai tay hoặc đi xe bằng một bánh Cấm người điều khiển xe đạp có hành vi khác gây mất trật tự an toàn giaothông [3; 48-49]

Chấp hành đúng Hệ thống báo hiệu đường bộ (Điều 10):

Trang 27

Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tínhiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, hàng rào chắn,…

Học sinh THPT phải chấp hành đúng Hiệu lệnh của cảnh sát điều khiển giao

thộng: Khi giơ tay thẳng đứng, báo hiệu cho người tham gia giao thông phải dừng lại.

Hai tay hoặc một tay giang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ởphía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại, người tham giagiao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi thẳng và rẽ phải Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phíasau và bên phải người điều khiển phải dừng lại, người tham gia giao thông ở phíatrước người điều khiển được rẽ phải, người tham gia giao thông ở phía bên trái ngườiđiều khiển được đi tất cả các hướng, người đi bộ qua đường phải đi sau lưng ngườiđiều khiển giao thông

Học sinh THPT phải chấp hành Ý nghĩa điều khiển giao thông khi tín hiệu đèn

giao thông bật sáng:

Tín hiệu đèn đỏ bật sáng là cấm đi

Tín hiệu đèn xanh bật sáng là được đi

Tín hiệu đèn vàng bật sáng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu

Tín hiệu đèn vàng bật sáng nhấp nháy là được đi, nhưng cần chú ý

Học sinh THPT phải chấp hành các Biển báo hiệu đường bộ:

Học sinh THPT phải chấp hành biển báo hiệu đường bộ điều chỉnh hành vitham gia giao thông của các em Trong các biển báo hiệu đường bộ thuộc các nhómbiển báo cấm, nhóm biển báo nguy hiểm, nhóm biển hiệu lệnh, nhóm biển chỉ dẫn.Khi tham gia giao thông các em học sinh THPT thường phải chấp hành một số biểnbáo hiệu đường bộ như:

Nhóm biển báo cấm thường gặp là biển báo cấm đi ngược chiều, biển cấm rẽphải, biển cấm rẽ trái, biển cấm xe đạp, biển cấm người đi bộ

Nhóm biển báo nguy hiểm: Biển giao nhau với đường ưu tiên, biển giao nhauvới đường sắt…

Trang 28

Nhóm biển hiệu lệnh: Biển đường dành riêng cho người đi bộ, biển đường dànhriêng cho xe thô sơ, các biển thể hiện hướng đi phải theo.

Nhóm biển chỉ dẫn: Đường người đi bộ sang…

Thực hiện đúng quy định khi vượt xe, chuyển hướng xe đi trên đoạn đường bộ

giao cắt đường sắt (Điều 14 Điều 15 và Điều 23):

Khi vượt, các xe vượt về bên trái, trừ một số trường hợp vượt về bên phải Chỉđược vượt khi phái trước không vướng

Muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và phải cótín hiệu báo hướng rẽ Chỉ được chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngạihoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác

Tại nơi đường bộ giao cắt đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu.Khi đèn tín hiệu màu đỏ bật sáng hoặc chuông báo hiệu, người tham gia giao thôngphải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5m tính từ đường ray gần nhất, khi đèn tínhiệu đã tắt hoặc chuông tín hiệu ngừng mới được đi qua [3; 47]

Thực hiện quy định của Luật GTĐB về sử dụng làn đường: Trên đường một

chiều có vạch kẻ phân đường, xe đạp phải đi trên làn đường bên phải trong cùng Cácphương tiện tham gia giao thông có tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải

Thực hiện quy định khác của Luật GTĐB khi tham gia giao thông: Không tụ tập

đông người trên đường, vừa đi vừa tham gia trò chơi trên đường gây mất trật tựATGT…[3; 49]

Đây là việc mà các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường và cả xã hội đã làmthường xuyên Nhưng đó là bài toán đòi hỏi tiếp tục phải có thêm những lời giải mới

vì những hiện tượng đang diễn ra ngay trên đường phố hiện nay - đó là việc chấphành luật giao thông của giới trẻ, nhất là học sinh THPT

Những quy định đối với người tham gia giao thông các em hầu như đều biết cả.Biết vì được tuyên truyền giáo dục, được gia đình nhắc nhở, được học tập cam kết ởnhà trường,… Nhưng việc thực hiện ra sao lại là câu chuyện ít người trả lời được.Đơn giản là việc đi xe đạp hàng ba, hàng tư trên đường Ai bảo các em không biếtnhư thế là vi phạm? Ai cho rằng nhà trường không nhắc nhở? Các em còn ký vào

Trang 29

cam kết với nhà trường để chấp hành “nghiêm” ấy chứ! Nhưng đó là việc trongtrường, hết giờ học là chuyện ngoài đường, ai là người sẽ nhắc nhở các em? Câu trảlời dường như bỏ ngỏ!

Thế gia đình thì như thế nào? Đó là câu chuyện ở nhà Nhưng mỗi nhà một vẻ,

có phải bậc phụ huynh nào cũng quan tâm đến chuyện đó Họ chỉ cần biết con mìnhhọc lớp nào, lên lớp không, học thêm ở đâu, được mấy phẩy,… Cùng lắm nhắc vớitheo khi con đến lớp được một câu: “Đi đứng cẩn thận nhé!” Chung chung như thếthì chẳng nhắc các em cũng biết, vì đã ở cái tuổi lớn rồi Thế nên người ta vẫn thấynhiều cái hàng ba, hàng tư giăng ngang đường mỗi khi tan trường Gần đây là nhữngchiếc xe đạp điện, xe máy điện, trong số đó có một bộ phận không đội mũ bảo hiểm.Lại có gia đình tạo điều kiện cho các em cả mô tô, gắn máy đến trường…

Không thể cho rằng trách nhiệm thuộc về các gia đình vì họ đã nhắc con em:

“Đi đứng cẩn thận” Nhưng chắc người ta cũng ngầm hiểu đó là sự thiếu cụ thể vàchưa nghiêm túc của các bậc phụ huynh khi giáo dục ý thức chấp hành pháp luật giaothông cho con em mình Cá biệt có người là “tấm gương” cho tuổi trẻ về việc khôngchấp hành các quy định khi tham gia giao thông Dễ dãi thế và các em cứ thế vô tư rađường và vi phạm Các cơ quan chức năng lấy đâu ra người mà nhắc nhở thườngxuyên được, thầy cô càng không thể đi theo các em từng bước trên đường Rồi lại có

ý kiến cho rằng, đó là tình trạng chung, ở đâu học sinh cũng thế… Và từ việc khôngchấp hành luật ATGT liệu có hình thành trong các em “ý thức” không chấp hànhpháp luật, nói nặng hơn là “nhờn luật”, là coi thường pháp luật hay không?

Để các em có được ý thức trong khi tham gia giao thông thì ngay từ khi cònngồi trên ghế nhà trường các em phải hiểu và nhận thức được hành vi của mình Để

có được những đức tính này, giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật và kỹ năng sống cótầm quan trọng đặc biệt, nhất là đối với tuổi trẻ Các hành vi lạng lách, đánh võng,tranh giành nhau và gây gổ, đánh nhau trong khi tham gia giao thông, trên thực tế chủyếu là xảy ra ở các đối tượng trẻ tuổi Đây cũng là một trong những điểm quan trọngcần tính đến trong việc áp dụng các biện pháp xây dựng, nâng cao ý thức chấp hành

Trang 30

Luật GTĐB Cần ưu tiên hơn trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự ATGTđối với những đối tượng này.

Trước hết giáo dục ý thức pháp luật ATGT phải hướng vào việc hình thành,củng cố lòng tin của con người vào pháp luật (vào các quy định pháp luật, vào thựctiễn áp dụng pháp luật…), tạo cho họ có ý thức rõ ràng khi tham gia vào các quan hệ

xã hội Điều này đặc biệt quan trọng, góp phần hình thành động cơ và hành vi tíchcực pháp luật, đây là mục đích có ý nghĩa đặc biệt trong hệ thống các mục đích giáodục pháp luật ATGT cho cá nhân nói chung và thanh thiếu niên nói riêng Hành vi đóvừa là hệ quả, vừa là thước đo đối với ý thức pháp luật, thể hiện ý thức pháp luật,trình độ văn hóa pháp luật của các chủ thể một cách cụ thể

Phổ biến, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật về giao thông không chỉ nhằmtrang bị các kiến thức pháp luật mà quan trọng hơn là sự truyền đạt ý nghĩa xã hội, sựcần thiết, lợi ích, từ đó tạo ra ý thức tốt đẹp cho mỗi cá nhân khi thực hiện các quyđịnh về ATGT Người ta có thể không nhớ hết, biết hết các quy định pháp luật vềgiao thông, song nếu hiểu được sự cần thiết của chúng cùng với lối sống đạo đức phùhợp, có ý thức trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng, họ sẽ tự kiềm chế gây ranhững hành vi vi phạm Điều quan trọng trong giáo dục, phổ biến ý thức pháp luật vềATGT là việc làm sao nâng cao được khả năng nhận thức pháp lý và gây dựng đượctình cảm, niềm tin pháp lý cho mỗi cá nhân Hình thành sự tự giác, thể hiện sự tôntrọng ý thức pháp luật, thấy được ý nghĩa và sự cần thiết lợi ích chính đáng của mọingười trong đó có lợi ích của chính mình khi thực hiện pháp luật

Giáo dục ý thức pháp luật về giao thông phải kết hợp giáo dục đạo đức có mụcđích và yêu cầu hình thành tính hướng thiện trong hành vi của các cá nhân Sự hiểubiết và tôn trọng pháp luật là cơ sở để mỗi cá nhân hình thành ý thức tôn trọng và lốisống tuân theo pháp luật Con người có lòng tin thì luôn luôn trở nên hướng thiện,hình thành tính kiềm chế trong hành vi của các thanh thiếu niên Thực tế cho thấy các

cá nhân có trình độ văn hóa thấp, ít hiểu biết, không có ý thức pháp luật, thiếu sự giáodục thường có hành vi bộc phát, mất bình tĩnh khi tham gia giao thông nói riêng,trong các giao tiếp quan hệ xã hội nói chung Như vậy, sự hiểu biết pháp luật, giáo

Trang 31

dục lối sống đạo đức là cơ sở hình thành, xây dựng tính bền vững cho phong cáchsống điềm tĩnh, chủ động trong những tình huống xung đột của các cá nhân trước sựtác động phức tạp và đa chiều trong khi tham gia giao thông.

Trong lĩnh vực giao thông, bên cạnh sự hiểu biết của các quy định pháp luật và

ý thức chấp hành các quy định đó thì các yếu tố thái độ, tình cảm, đạo đức, ý thứctrách nhiệm và hành vi của bản thân, nếp sống và tính cách của con người có ảnhhưởng vô cùng quan trọng Các phẩm chất này nếu được xây dựng, điều chỉnhthường xuyên bằng các biện pháp phù hợp chắn chắc sẽ góp phần tích cực trong việcgiảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) và đặc biệt là sự vi phạm các quy định phápluật gây hậu quả xấu cho sức khỏe, tính mạng và tài sản Suy cho cùng các hiệntượng coi thường pháp luật, lạng lách, đánh võng, phóng nhanh, vượt ẩu chủ yếukhông phải do các chủ thể vi phạm không biết đến những quy tắc pháp luật cơ bản,tối thiểu về trật tự ATGT mà còn do những nguyên nhân khác thuộc phạm trù tâm lýpháp luật Do vậy, nên đầu tư nghiên cứu nhiều hơn để tìm kiếm và áp dụng các biệnpháp thiết thực, phù hợp để hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo trật tự,

kỷ cương trong lĩnh vực hoạt động xã hội đặc biệt quan trọng này

1.3 Những yếu tố tác động đến ý thức chấp hành Luật giao thông đường

bộ đối với học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay

1.3.1 Nhận thức của học sinh trung học phổ thông khi tham gia giao thông đường bộ

Học sinh THPT là những em thông thường ở độ tuổi 15-18 tuổi, đây là lứa tuổibắt đầu tiếp cận với những kiến thức khoa học, văn hóa và trong đó có kiến thức vềpháp luật Vì vậy, nhận thức của các em về pháp luật còn nhiều hạn chế, các em chỉnhận thức được những quy định cụ thể của pháp luật về trật tự ATGT như các quytắc: Không vượt đèn đỏ, không đi vào đường cấm, đường ngược chiều Lứa tuổi các

em khi tham gia giao thông thường sử dụng các phương tiện thô sơ như đi xe đạphoặc đi bộ, do đó phần nào cũng bị động, thiếu linh hoạt trong việc vận dụng kiếnthức pháp luật khi tham gia giao thông trong thực tế cuộc sống, nên các em không

Trang 32

đánh giá được hết tính nguy hiểm khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về trật tựATGT.

Tuy nhiên, không phải tất cả các em học sinh THPT vi phạm pháp luật về trật tựATGT đều do không nhận thức được những quy định của pháp luật Nhiều trườnghợp nhận thức được nhưng vẫn cố tình vi phạm, thấy bạn bè vi phạm nhưng chưa thật

sự đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự ATGT của bạn bè các em, thậmchí còn ủng hộ, đồng tình với những hành vi vi phạm đó

Bên cạnh đó, cũng xuất phát từ tâm lý chủ quan nên khi tham gia giao thông các

em học sinh THPT thường tự do đi lại Đi xe đạp hàng 2-3, có không ít học sinh chưa

đủ điều kiện điều khiển xe máy nhưng vẫn ung dung trên đường bằng những chiếc xephân khối lớn, chở 3-4 người, đùa nghịch, lạng lách trên đường, vì các em cho rằngmọi người khác khi tham gia giao thông đều phải nhường các em Mặc khác, các emcòn cho rằng: Mình còn là học sinh, nếu có vi phạm cơ quan pháp luật cũng khôngphạt nặng hoặc bố mẹ các em sẽ đứng ra bảo lãnh

Từ những đặc điểm trên, đặt ra các yêu cầu phải nhanh chóng có biện pháp giảiquyết kịp thời

1.3.2 Đặc điểm tâm lý của học sinh trung học phổ thông khi tham gia giao thông đường bộ

Do ở lứa tuổi học sinh đang trong quá trình hình thành nhân cách nên tâm lýcủa các em không ổn định, rất dễ bị kích động, hoặc các em xem thường quy định củapháp luật Mặc dù các em nhận thức được các quy định của pháp luật về trật tựATGT nhưng vẫn cố tình vi phạm, đây là vấn đề bức xúc hiện nay đối với công tácđảm bảo trật tự ATGT Nguyên nhân chủ quan thuộc về các em học sinh coi thườngcác quy định của pháp luật, tâm lý cho rằng mình ít tuổi nên không bị xử lý, trẻ conkhông phải chấp hành Nguyên nhân khách quan là các cơ quan chức năng chưatuyên truyền và xử lý triệt để các hành vi vi phạm, công tác giáo dục ý thức pháp luậtcòn hạn chế

Một đặc điểm nữa là hầu hết các trường học đều tập trung ở khu vực trung tâmThành phố, do đó lượng học sinh tham gia giao thông vào giờ cao điểm rất lớn lỗi

Trang 33

phần lớn của các em là đi sai phần đường quy định, tụ tập đông người nên dẫn đếnUTGT và các vi phạm khác Đây là lứa tuổi khi tham gia giao thông thường sử dụngphương tiện như đi xe đạp hoặc đi bộ, nên việc vận dụng những kiến thức về phápluật khi tham gia giao thông của các em thiếu linh hoạt Các em không nhìn thấyđược tính nguy hiểm bất cập khi vi phạm pháp luật về trật tự ATGT, không có ý thức

so sánh đối chiếu giữa hành vi vi phạm của mình với các quy định pháp luật

Thực tế cho thấy rằng, trong tâm lý của học sinh THPT còn tồn tại những thóiquen rất xấu như tùy tiện, thích thể hiện bản thân, dễ bị lôi kéo bởi những hành vi viphạm pháp luật về trật tự ATGT Nhiều trường hợp nhận thức được hành vi của mình

là trái quy định của pháp luật nhưng vẫn cố tình vi phạm Chẳng hạn như: Các embiết điều khiển xe mô tô không có giấy phép lái xe là trái quy định của pháp luậtnhưng vẫn cố tình thực hiện, thậm chí còn lạng lách đánh võng trên đường, biết lànguy hiểm nhưng vẫn cố tình vượt đèn đỏ,… Nhận thức được nguy hiểm nhưng vẫn

cố tình thực hiện nhiều khi các em còn ủng hộ bạn bè thực hiện những hành vi viphạm đó Do vậy, để thay đổi được nhận thức của các em học sinh THPT là việc làm

có tính liên tục, lâu dài và cần sự tham gia của rất nhiều cơ quan

Mỗi lần vi phạm, các em điều hứa hẹn nghiêm chỉnh lần sau sẽ chấp hành luậtgiao thông Tuy nhiên, nếu không xử lý nghiêm minh thì lần sau các em vẫn vi phạm,điều đó bắt nguồn từ chính đặc điểm tâm lý lứa tuổi các em

Từ những đặc điểm về tâm lý, nhận thức của học sinh THPT đã nêu ở trênchúng ta thấy rằng đây là lứa tuổi bắt đầu hình thành nhân cách và ý thức pháp luật,

là chủ nhân tương lai của đất nước Do đó công tác giáo dục ý thức pháp luật nóichung và pháp luật về trật tự ATGT nói riêng là việc hết sức quan trọng, hình thànhnên thế giới quan và nhân sinh quan mới, loại bỏ những tâm lý, thói quen xấu khitham gia giao thông của các em Điều đó đặt ra những yêu cầu mới cho các cơ quanchức năng cần nghiên cứu đưa ra các giải pháp tối ưu nhất để làm giảm tới mức thấpnhất tình hình vi phạm pháp luật về trật tự ATGT của học sinh THPT

1.3.3 Tác động của nhà trường đến ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ đối với học sinh trung học phổ thông

Trang 34

Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thựchiện tốt mục tiêu nguyên lý giáo dục Nhà trường, ngoài việc truyền bá kiến thức, cònlàm nhiệm vụ giáo dục những phẩm chất nhân cách của học sinh Nhà trường có biệnpháp tổ chức quản lý học sinh, thu hút các em vào những hoạt động có định hướnggiáo dục Thông qua những hoạt động này, nhà trường xây dựng ý thức tổ chức kỷluật cho học sinh Khi ý thức tổ chức kỷ luật đã trở thành ý thức tự giác, thói quen thì

đó là điều kiện quan trọng để các em tiếp thu nội dung giáo dục, các tri thức và đócũng là các biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa các em vi phạm pháp luật và vi phạmđạo đức

Thầy cô giáo ảnh hưởng rất lớn đến hình thành nhân cách, sắc thái tâm lý vàđạo đức của cá nhân Tình thương, tinh thần trách nhiệm, hành vi nói chung và hành

vi tham gia GTĐB của giáo viên là tấm gương để học sinh soi vào, học tập và làmtheo Luật giáo dục do Quốc hội nước ta khóa IX kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14tháng 6 năm 2005 tại Điều 15 quy định vai trò và trách nhiệm của nhà giáo: Nhà giáogiữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, nhà giáo phải khôngngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học

Nhà trường còn giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật trong đó có Luật GTĐBcho học sinh qua các môn học và các hoạt động của nhà trường, nhất là môn giáo dụccông dân (GDCD), cùng với hoạt động Đoàn và một số hoạt động ngoại khóa Giáodục pháp luật trong nhà trường đã góp phần hình thành ý thức pháp luật cho các em Tuy nhiên, chất lượng giáo dục ở nước ta còn thấp, nhiều vấn đề hạn chế, yếukém chậm khắc phục Chương trình, phương pháp dạy học còn nặng nề, chưa thậtphù hợp, tồn tại những hiện tượng tiêu cực như bệnh thành tích, đánh giá kết quả giáodục thiếu trung thực,… Chính những hạn chế này là một trong những nguyên nhânlàm giáo dục Luật GTĐB cho học sinh THPT chưa hiệu quả

1.3.4 Tác động của gia đình đến ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ đối với học sinh trung học phổ thông

Có nhiều định nghĩa về gia đình: Gia đình là một thiết chế xã hội dựa trên cơ sởkết hợp những thành viên khác giới, thông qua hôn nhân để thực hiện chức năng sinh

Trang 35

học, kinh tế, văn hóa, xã hội Khi gia đình đã có con cái, các thành viên gia đình liênkết với nhau vừa bằng quan hệ hôn nhân vừa bằng quan hệ huyết thống Gia đình là

tế bào xã hội mà các thành viên của nó liên kết với nhau bằng quan hệ hôn nhân,huyết thống, bằng các sinh hoạt chung và trách nhiệm với nhau theo đạo lý và phápluật Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọnghình thành, nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách con người Trong quá trình chung sốngcùng nhau, sự ảnh hưởng lẫn nhau là điều không tránh khỏi Trong lòng của gia đìnhluôn tồn tại những giá trị xã hội mà khi những thành viên mới chào đời, quá trình xãhội hóa sẽ được thực hiện Những chuẩn mực đơn giản nhất về làm người sẽ đượctrang bị và huấn luyện ngay từ khi đứa trẻ sinh ra Đến khi lớn lên, những thành viêntrẻ của gia đình sẽ được tiếp tục “xã hội hóa” bởi những quy ước, những chuẩn mực,những giá trị mà chính nó sẽ trở thành những yếu tố căn bản nhất để các thành viên

ấy sẽ được xã hội chấp nhận và tôn trọng Quá trình này không chỉ đơn thuần là sựlĩnh hội hay tiếp thu những kinh nghiệm xã hội mà còn bao gồm những kiến thức và

kỹ năng sống-kỹ năng làm người [24; 113]

Từ những quan niệm trên về gia đình, có thể thấy vấn đề chung: Gia đình là mộtthiết chế xã hội, chủ yếu dựa trên quan hệ hôn nhân và huyết thống Thông qua mốiquan hệ trong gia đình mà gia đình thực hiện các chức năng của mình Gia đình là nơidiễn ra quá trình xã hội hóa đầu tiên của con người Nhờ gia đình mà con cái lĩnh hộiđược những thói quen đầu tiên, lĩnh hội vai trò xã hội, thấu hiểu những chuẩn mực xãhội và giá trị xã hội đầu tiên Con cái có mối quan hệ gần gũi với cha mẹ thì có số đolường cao về tự khẳng định, tính có trách nhiệm, ngược lại thì điểm số đo lường trênthấp và có liên quan tới những vấn đề xã hội, kể cả những hành vi phạm pháp Việcgiải quyết mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ để đạt được sự “gắn bó” không phải là

sự dễ dàng, vì nó động chạm tới những đặc điểm tâm sinh lý đặc trưng của lứa tuổicác em Cha mẹ có liên quan tới những hành vi xã hội khác nhau của con cái Cha mẹ

và con cái ở lứa tuổi THPT thường xuất hiện xung đột và cách thức giải quyết xungđột có ảnh hưởng tới sự phát triển của các em

Trang 36

Có ý kiến cho rằng: “Hội chứng vắng mẹ” là nguyên nhân gây nên những hụthẫng, rối nhiễu tâm lý và hành vi của con cái Nếu thực hiện tốt chức năng và tráchnhiệm của cha mẹ, uy quyền của cha mẹ sẽ giảm đi những hành vi có vấn đề Nguyênnhân con cái phạm pháp cũng một phần do cha mẹ thờ ơ, không quan tâm, vùi dập,chà đạp đã phá hủy tất cả những tình cảm tích cực của con cái Những rối nhiễu hành

vi của con cái thường là những phản ứng đối với những rối nhiễu nhân cách của cha

mẹ và ông bà trong gia đình Gia đình với nếp sống, phép tắc trong ứng xử, các mốiquan hệ của nó ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của các con Như vậy, gia đình ảnhhưởng rất lớn tới sự phát triển, trong đó có hành vi của con cái

Những hoạt động đa dạng của gia đình đã tác động thường xuyên liên tục lêncác em, trực tiếp hoặc gián tiếp Tại gia đình, các em không chỉ lĩnh hội bằng lời nói

mà cả bằng thái độ, tình cảm, nêu gương, việc làm cụ thể của các thành viên trong giađình, nhất là cha mẹ Ý thức của lứa tuổi học sinh thường xuyên chịu sự tác động bởi

ý thức pháp luật của mỗi thành viên khác nhau trong gia đình Thực tế đời sống xãhội cho thấy, ý thức pháp luật của lớp người này chịu ảnh hưởng rất lớn vào trình độnhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của những người than trong gia đình.Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ở lứa tuổi THPT thường có xung đột và chúngảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của con cái ở lứa tuổi THPT Tính chất của cácmối quan hệ và giáo dục trong gia đình ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các

em Những rối nhiễu về hành vi đều có nguyên nhân từ gia đình Như vậy hành vichấp hành Luật GTĐB của học sinh THPT khi tham gia giao thông cũng không nằmngoài quy luật này, tức là nó cũng chịu sự chi phối của gia đình Chính những xungđột giữa cha mẹ và con cái ở lứa tuổi THPT, có thể là nguyên nhân khiến cho việcgiáo dục của cha mẹ và sự tiếp thu của các em lứa tuổi THPT về việc chấp hành luậtGTĐB có những hạn chế

Vì vậy, việc gia đình quan tâm, tạo điều kiện để con cái phát triển lành mạnh làmột đòi hỏi tất yếu, là nền tảng cho xã hội phát triển tốt đẹp

1.3.5 Tác động của môi trường xã hội đến ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ đối với học sinh trung học phổ thông

Trang 37

Khi tham gia GTĐB, hành vi chấp hành Luật GTĐB của học sinh THPT còn bịảnh hưởng bởi nhiều yếu tố xã hội khác:

- Điều 72 Luật GTĐB quy định cảnh sát GTĐB thực hiện việc tuần tra, kiểmsoát để kiểm soát người và phương tiện tham gia GTĐB, xử lý các vi phạm luậtGTĐB đối với người và phương tiện tham gia GTĐB [19; 404-405] Với quy địnhnày, thì sự tuần tra, kiểm soát và xử lý của cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông(CSGT) như thế nào sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hành vi chấp hành luật GTĐB của mọingười tham gia GTĐB, đặc biệt là học sinh THPT Ở lứa tuổi các em việc học có thểdiễn ra nhờ quan sát hậu quả có các hành vi do được thưởng hoặc được phạt, cho đếnnay khi xảy ra tai nạn thì người điều khiển phương tiện giao thông loại lớn, xe cơ giớithường phải bồi thường cho người điều khiển phương tiện loại nhỏ, hoặc người đi bộ,

mà chưa có căn cứ vào lỗi của những người tham gia giao thông, nên dễ nảy sinh tìnhtrạng người đi bộ, người điều khiển xe thô sơ vi phạm Luật GTĐB, nhất là vi phạmphần đường, làn đường mà không sợ bị xử lý

Các em THPT tham gia GTĐB chủ yếu sử dụng phương tiện xe đạp và đi bộ.Nếu CSGT ít áp dụng các biện pháp nhắc nhở, xử phạt các hành vi vi phạm luậtGTĐB của học sinh THPT do nhiều động cơ khác nhau, nhất là vì sự cảm thông vớilỗi vi phạm của các em thì dễ làm giảm nhẹ trách nhiệm về đạo đức, pháp luật, làmsuy yếu sự tự kiềm chế tâm lý, làm lung lay những giá trị và tạo nên những điều kiệncho hành vi vi phạm luật GTĐB Không phải ngẫu nhiên mà nhiều cá nhân coi tìnhhuống “dễ dàng” là yếu tố biện hộ cho việc vi phạm Luật GTĐB của họ Trong thực

tế có nhiều người lên án gay gắt các vụ vi phạm trật tự ATGT, nhũng nhiễu của một

số CSGT,… Nhưng có khi vẫn những người ấy lại đi qua đường không đúng chỗ quyđịnh, tìm cách hối lộ tiền cho CSGT khi bị giữ lại vì hành vi vi phạm Luật GTĐB.Trong khi họ biết rằng những hành động như thế là đi ngược những chuẩn mực xãhội, nhưng vì họ cho rằng chúng không gây thiệt hại gì lắm cho xã hội, đôi bên cùng

có lợi Cách đánh giá chuẩn mực và tình huống kiểu như thế này thoạt nhìn tưởngkhông có vấn đề gì lớn Tuy nhiên, vấn đề trên lại khá nghiêm trọng, bởi vì nó thểhiện những tiêu chuẩn đánh giá của xã hội có tính chất tùy tiện Vì thế, con người,

Trang 38

nhất là các em lứa tuổi THPT đang trong quá trình phát triển nhân cách lại càng khóđịnh hướng, điều khiển, điều chỉnh hành vi như thế nào cho hợp lý khi đứng giữa cácngã đường trên Như vậy, một số người, trong đó có học sinh THPT thì “cái khôngđáng kể” sẽ được hiểu như là cái có thể thực hiện được Vì thế, với hoàn cảnh, tìnhhuống dễ dàng như vậy, rất dễ nảy sinh những quan niệm suy nghĩ kiểu “bình thườnghóa” hành vi vi phạm dễ dẫn tới chỗ chủ thể có hành vi vi phạm Luật GTĐB.

- Người lớn tham gia GTĐB cũng là một tấm gương để các em học sinh bắtchước và học theo Hành vi tham gia GTĐB của học sinh THPT cũng là một dạngcủa hành vi xã hội, cho nên chúng ta có thể thấy rằng hành vi chấp hành luật GTĐBcủa người lớn, nhất là hành vi vi phạm Luật GTĐB của người lớn có ảnh hưởng lớntới hành vi nói chung và hành vi tham gia GTĐB nói riêng của các em học sinhTHPT

- Việc tổ chức vui chơi, giải trí và xây dựng các công trình văn hóa, thể thaocho lứa tuổi các em còn ít và chật hẹp Không có nơi vui chơi giải trí trong nhữngngày nghỉ, lúc rảnh rỗi, hoặc do đua đòi theo bạn bè rủ rê, các em tụ tập ngoài đườngchơi bời, tán gẫu và tìm cách tiêu phí thời gian trong đó có các trò chơi nguy hiểmnhư đua xe,…

- Phương tiện thông tin đại chúng có ảnh hưởng rất lớn đến các hành vi xã hội.Cho nên việc tuyên truyền, giáo dục Luật GTĐB của báo hình, báo viết và báo nói cóảnh hưởng tới hành vi chấp hành Luật GTĐB của học sinh THPT khi tham gia giaothông Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin đều ghi nhận vai trò to lớn của

dư luận xã hội đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội Những phán xét, đánh giácủa dư luận xã hội đối với hành vi của cá nhân, ở mức độ nào đó, đều tham gia vàoviệc điều chỉnh hành vi pháp luật của cá nhân Và vì vậy, dư luận xã hội cũng có tácđộng đến lĩnh vực trật tự ATGT, tham gia vào việc điều chỉnh hành vi chấp hànhLuật GTĐB của người tham gia giao thông, trong đó có học sinh THPT…

Nhiều khó khăn trong lĩnh vực GTĐB không được giải quyết kịp thời, đã gópphần phát sinh, gia tăng hành vi vi phạm luật GTĐB: Hệ thống đường bộ chưa đảmbảo kỹ thuật nhất là đường dành cho xe thô sơ (hư hỏng, mất vệ sinh, bị lấn chiếm,

Trang 39

…); đèn tín hiệu, biển báo giao thông không hợp lý, hạn chế sự tri giác của chủ thểtham gia giao thông…

Tóm lại:

Các yếu tố của môi trường xã hội có ảnh hưởng tới hành vi chấp hành LuậtGTĐB của học sinh THPT khi tham gia giao thông: Sự tác động của bạn bè, nhất lànhóm bạn bè tự phát ngoài nhà trường theo các cơ chế bắt chước, đồng nhất, lây lan,

… đến chủ thể hành vi tham gia giao thông Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ởlứa tuổi dậy thì, tính chất của các mối quan hệ gia đình, sự nêu gương bằng nhữngviệc làm của các thành viên trong gia đình ảnh hưởng tới sự tiếp thu và chấp hànhchuẩn mực xã hội nói chung và pháp Luật về GTĐB nói riêng

Nhà trường ngoài việc truyền thụ kiến thức, còn làm nhiệm vụ giáo dục nhữngphẩm chất nhân cách của học sinh, tiến hành giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luậttrong đó có Luật GTĐB… Sự tác động tuyên truyền giáo dục Luật GTĐB, xử lý hành

vi vi phạm Luật GTĐB của CSGT, hành vi tham gia GTĐB của người lớn, tuyêntruyền, giáo dục Luật GTĐB của báo hình, báo viết và báo nói; tác động của dư luận

xã hội… đều ảnh hưởng tới hành vi chấp hành Luật GTĐB khi tham gia giao thôngcủa học sinh THPT

Các ảnh hưởng trên đến hành vi chấp hành Luật GTĐB khi tham gia giao thôngcủa học sinh THPT không theo kiểu kích thích-phản ứng mà thông qua tâm lý củachủ thể Ngay cả hành vi của cá nhân diễn ra trong tình huống xung đột chớp nhoángtưởng như kích thích-phản ứng, nhưng vẫn có sự tham gia của tâm lý

Khi tham gia GTĐB, những kích thích của môi trường trong sự tương tác với cánhân, làm nảy sinh trong đầu cá nhân hình ảnh-tâm lý Chính sự tương tác giữa hìnhảnh tâm lý này với những hiện tượng tâm lý đã hình thành ở chủ thể sẽ chi phối hành

vi tham gia GTĐB của các em hoc sinh THPT

1.4 Những vi phạm phổ biến của học sinh trung học phổ thông về trật tự

an toàn giao thông

Qua nghiên cứu, khảo sát từ thực tiễn có thể rút ra một số vi phạm phổ biến củahọc sinh THPT khi tham gia giao thông là :

Trang 40

- Học sinh THPT chưa đủ tuổi điều khiển xe mô tô.

- Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông

- Chạy xe quá tốc độ quy định, đi xe hàng 3-4 đùa nghịch nhau gây cản trởgiao thông

- Chở quá số người quy định

- Không đội mũ bảo hiểm

- Không đi đúng phần đường quy định

Từ thực tế trên đặt ra yêu cầu bức thiết phải nâng cao ý thức giáo dục pháp luậtcủa học sinh THPT khi tham gia giao thông đồng thời tăng cường sự phối hợp chặtchẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội

Kết luận chương 1

Vấn đề nghiên cứu lý luận về ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật làvấn đề quan trọng trong đời sống xã hội của con người Hiện nay, trên thực tế, tìnhhình vi phạm pháp luật diễn ra rất phổ biến, đặc biệt là lứa tuổi học sinh gây ra vấn đềbức xúc cho toàn xã hội Nguyên nhân là do ý thức pháp luật của các em còn kém,công tác giáo dục ý thức pháp luật còn hạn chế, thiếu tính đồng bộ

Vì thế mà đòi hỏi phải đặt ra những yêu cầu mới cho các cơ quan chức năng cầnnghiên cứu đưa ra các giải pháp tối ưu nhất để nâng cao công tác giáo dục ý thứcpháp luật cho các em, từ đó củng cố lòng tin, tạo cho các em ý thức tốt trong khi thamgia vào các quan hệ pháp luật xã hội, làm giảm tới mức thấp nhất tình hình vi phạmpháp luật về trật tự ATGT của học sinh THPT nhất là khi tham gia giao thông

Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO GIÁO DỤC Ý THỨC CHẤP HÀNH LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.1 Đặc điểm Kinh tế- xã hội Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1 Khái quát đặc điểm địa lý và tình hình dân cư

Ngày đăng: 19/11/2020, 07:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w