1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn GIÁO dục GIÁ TRỊ đạo đức TRUYỀN THỐNG CHO học SINH THPT TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY(qua khảo sát tại trường THPT chuyên lương thế vinh)

32 451 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 89,61 KB

Nội dung

Hiện nay nền kinh tế thị trường đã đem lại những điều "kỳ diệu" trong sựphát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên nó cũng là mảnh đất màu mỡ nảy sinh lối sốngích kỷ, vụ lợi, những thói hư t

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

Đơn vị: TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH

Mã số:

(Do HĐTĐSK Sở GD&ĐT ghi)

GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO HỌC SINH

THPT TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY(qua khảo sát tại trường

THPT chuyên Lương Thế Vinh)

Người thực hiện: Nguyễn Thị Bích Hồng

Lĩnh vực nghiên cứu:

Phương pháp dạy học bộ môn: Giáo Dục Công Dân

Năm học: 2016-2017

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

4 Địa chỉ:Tân hiệp – Biên Hòa – Đồng Nai

5 Điện thoại: 01635626581;E-mail:Nguyenbichhong82@yahoo.com

6 Chức vụ: Tổ Trưởng Chuyên môn

7 Nhiệm vụ được giao: Tổ trưởng chuyên môn; giảng dạy môn GDCD lớp 12

8 Đơn vị công tác: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ

- Năm nhận bằng: 2012

- Chuyên ngành đào tạo: phương pháp dạy học môn giáo dục chính trị

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy môn GDCD

Số năm có kinh nghiệm: 9 năm

- Các sáng kiến đã có trong 5 năm gần đây:

1 Sử dụng có hiệu quả các tình huống pháp luật thực tế vào giảng dạy môn GDCD 12

2 Nâng cao năng lực tự học cho HS thông qua dạy học môn GDCD lớp 12

3 Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho HS THPT thông qua dạy học môn GDCD lớp 12

4 Giáo dục đạo đức với việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinhTHPT

Trang 3

ĐỀ TÀI: GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO HỌC

SINH THPT TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY(qua khảo sát tại trường THPT

chuyên Lương Thế Vinh)

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ngay từ thời xa xưa, ông cha ta luôn coi trọng đạo đức, gìn giữ và phát huycác giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc Đó là truyền thống yêu quê hương đất nước,gắn bó với thiên nhiên, với cộng đồng, đoàn kết thủy chung, quý trọng nghĩa tình;cần cù, yêu lao động; hiếu học, sáng tạo, dũng cảm, kiên cường Đó là lòng yêunước thương nòi, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì sự nghiệp độc lập tự do của tổquốc, vì chủ nghĩa xã hội, sống có tình, có nghĩa, có đạo đức, có lý tưởng, vì nước,

vì dân; có ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết nhân ái

Hiện nay nền kinh tế thị trường đã đem lại những điều "kỳ diệu" trong sựphát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên nó cũng là mảnh đất màu mỡ nảy sinh lối sốngích kỷ, vụ lợi, những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội đã và đang từng ngày,từng giờ làm băng hoại những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, phá vỡnhiều nét đẹp của văn hóa truyền thống Đặc biệt dưới sự tác động của quá trình đôthị hoá, bên cạnh một số HS sống có hoài bão, có ý thức trách nhiệm công dân, cótrí tuệ, tài năng, dám nghĩ dám làm Còn một bộ phận không nhỏ học sinh suythoái về đạo đức, sống buông thả, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xãhội Trong bối cảnh đó vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc choHSTHPT hiện nay trở nên hết sức bức thiết

Trong những năm qua, công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dântộc cho HS tại Đồng Nai nói chung và trường chuyên Lương Thế Vinh nói riêng đã

có sự chuyển biến tích cực với nhiều hình thức đa dạng và phong phú phù hợp với

HS Tuy nhiên, những thay đổi về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Đồng Naitrong những năm qua, nhất là quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường mở cửahội nhập quốc tế, đã tạo nên những biến động mạnh mẽ trong đời sống tinh thầncủa thế hệ trẻ Những mặt trái của nền kinh tế thị trường đã có ảnh hưởng tiêu cực

và làm thay đổi các quan điểm về giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, ảnhhưởng không tốt đến lối sống của một bộ phận HS Để nâng cao chất lượng và gópphần tạo ra những chuyển biến tích cực trong công tác giáo dục giá trị đạo đức

Trang 4

truyền thống dân tộc cho HS tôi chọn đề tài: “Giáo dục giá trị đạo đức truyền

thống cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài SKKN của mình.

II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm “Truyền thống”

Khi đề cập đến vấn đề truyền thống, GS TS Nguyễn Trọng Chuẩn đã có rấtnhiều bài viết về vấn đề này Ông cho rằng: “Nói đến truyền thống là nói đến phứchợp những tư tưởng, tình cảm, những tập quán, thói quen, những phong tục, lốisống, cách ứng xử, ý chí của một cộng đồng người đã hình thành trong lịch sử,

đã trở nên ổn định và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” [2; 17]

Truyền thống là một điều kiện cần thiết của quá trình duy trì và phát triển đờisống xã hội Con người ta ngay từ buổi sơ khai trong quan hệ với thiên nhiên và xãhội đã dần dần tích luỹ được những kinh nghiệm trong sản xuất, chiến đấu và sinhhoạt hằng ngày nhằm phục vụ đời sống của mình Những kinh nghiệm quý báuđược giữ lại và đã dần dần ăn sâu vào tâm lý của con người và truyền từ đời nàyqua đời khác, trở thành truyền thống Với truyền thống, con người xã hội tiếp thuđược những giá trị, kinh nghiệm sống của thế hệ trước, rút ngắn được thời gian

GS Trần Quốc Vượng Khi nghiên cứu "về truyền thống dân tộc", viết:

“Truyền thống như là một hệ thống các tính cách, các thế ứng xử của mộttập thể (một cộng đồng) được hình thành trong lịch sử, trong một môi trường tựnhiên và nhân văn nhất định, trở nên ổn định, có thể được định chế hóa bằng luậthay bằng lệ, và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, để đảm bảo tínhđồng nhất của một cộng đồng” [13; 28-29]

Như vậy, truyền thống có tính cộng đồng, tính ổn định và tính lưu truyền.Những đặc trưng đó của truyền thống có tính độc lập tương đối, khi những cơ sở,điều kiện hình thành nên truyền thống đã thay đổi thì sớm muộn những nội dungcủa truyền thống cũng dần dần biến đổi theo cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnhmới hoặc những truyền thống mới được hình thành, phát triển Cho nên truyềnthống sẽ có tính hai mặt đối lập nhau đó là mặt tích cực và tiêu cực Mặt tích cựccủa truyền thống có tác dụng hình thành nên những phẩm chất tốt ở con người vàhành động của con người góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, góp phần tạo nên

Trang 5

sức mạnh, là chỗ dựa không thể thiếu của dân tộc trên đường đi tới tương lai, vàngược lại mặt tiêu cực của truyền thống sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội, “kìmhãm, níu kéo, làm chậm sự phát triển của một quốc gia, dân tộc nào đó, nhất là khiquốc gia, dân tộc này hạn chế giao lưu hoặc thi hành chính sách đóng cửa với thếgiới bên ngoài vì các lý do khác nhau” [3; 10] Hai mặt này của truyền thống luônluôn tồn tại, mâu thuẫn biện chứng với nhau trong quá trình lịch sử Mỗi dân tộc cómột truyền thống của mình, có truyền thống tốt, có truyền thống xấu Đó là nhữngphong tục, tập quán, thói quen, những đức tính, lối ứng xử tồn tại lâu dài, được truyền

từ thế hệ trước cho thế hệ sau và có tác dụng tích cực hoặc tiêu cực Truyền thốngbiểu hiện bản sắc của mỗi dân tộc như truyền thống tín ngưỡng tôn giáo ở Ấn Độ,truyền thống nghệ thuật kiến trúc ở Ý, truyền thống trồng lúa nước ở Việt Nam,truyền thống du canh du cư của đồng bào dân tộc thiểu số v.v Cũng có truyền thốngtốt như yêu nước, hiếu học cũng có truyền thống xấu như mê tín dị đoan, học đểlàm quan

Truyền thống là mối liên hệ lịch sử giữa quá khứ và hiện tại của các hiệntượng trong đời sống xã hội như tính cách, phẩm chất, tâm lý, phong cách suy nghĩ

và hoạt động, lối ứng xử, phong tục tập quán , mối liên hệ này mang tính chất ổnđịnh trường tồn trong sự thay đổi, được số đông thừa nhận và tuân theo, được truyềnlại từ đời này qua đời khác

1.1.2 Giá trị đạo đức truyền thống

Giá trị đạo đức truyền thống là một thành tố cấu thành của hệ giá trị tinh

thần của dân tộc Việt Nam, nó là nhân lõi, là sức sống bên trong của dân tộc Giátrị đạo đức truyền thống dân tộc là sự kết tinh toàn bộ tinh hoa của dân tộc đượcxác định là những chuẩn mực, những khuôn mẫu lý tưởng, những quy tắc ứng xửgiữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên (mà ngày nay ta gọi làgiá trị đạo đức sinh thái) Đặc điểm cơ bản của truyền thống nói chung, giá trị đạođức truyền thống nói riêng là sự kế thừa Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữnước, dân tộc Việt Nam đã rèn luyện và tạo nên những thế hệ người Việt Nam giàulòng yêu nước, yêu thương con người, cần cù, thông minh, sáng tạo, chịu thương,chịu khó Những đức tính đó đã trở thành những giá trị đạo đức tốt đẹp của dântộc Việt Nam, mà hàng ngàn đời nay chúng ta vẫn nâng niu quý trọng Theo Giáo

Trang 6

sư, Tiến sĩ Nguyễn Tài Thư “những giá trị truyền thống như: tinh thần yêu nước,tính cộng đồng, lòng nhân ái, lối sống thanh bạch, cần cù, giản dị,…đã trở thànhnhững giá trị trường tồn, tồn tại qua nhiều thời đại cho đến tận ngày nay, không thể

vì những giá trị mới vào mà mất đi Trái lại, nó có sức mạnh hòa tan và uốn nắncác giá trị từ bên ngoài vào” [3; 181] Nói đến giá trị truyền thống của một cộngđồng dân tộc, chính là nói đến truyền thống tốt đẹp của cộng đồng dân tộc đó Nóchính là những giá trị bình ổn, tốt đẹp, có thể lưu truyền từ đời này qua đời khác, lànhững cái cần được giữ gìn phát huy phát triển cho phù hợp với xã hội hiện tại Trong hệ giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam, giá trị đạo đức truyền thống làmột bộ phận thiết yếu, nổi lên hàng đầu, tạo nên cốt lõi của hệ giá trị tinh thần đó.Chính vì vậy, khi nói đến những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc ta, là nói đếnnhững phẩm chất tốt đẹp, quý báu đã được hình thành và bảo lưu trong suốt chiềudài lịch sử của dân tộc Việt Nam Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta được

cô đúc, được thử thách và tái tạo qua nhiều thế hệ khác nhau, theo những bướcthăng trầm của lịch sử, nó chứa đựng một tiềm năng hết sức to lớn và bền vững, nóchính là sức mạnh vốn có của dân tộc Việt Nam, giúp cho dân tộc Việt Nam tồn tại

và phát triển Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta do chính cộng đồng ngườiViệt Nam tạo lập trong quá trình dựng nước và giữ nước, với tất cả những điềukiện lịch sử đặc thù riêng vốn có, đã tạo nên một bản sắc hết sức độc đáo

1.1.3 Nội dung cơ bản của các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cần giáo dục cho HS hiện nay

1.1.3.1 Truyền thống yêu quê hương, đất nước

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam ngay từ đầu đã gắn bócon người với thiên nhiên, với quê hương xứ sở của mình Chính vì vậy truyềnthống yêu nước của dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ tình yêu đối với quê hươnglàng xóm, yêu cây đa, bến nước, sân đình, nơi có ông bà, cha mẹ, vợ chồng, anhchị em, con cái, bạn bè, bà con hàng xóm, nơi có mồ mả tổ tiên, nơi con ngườihàng ngày vất vả chiến đấu với thiên nhiên để duy trì và xây dựng cuộc sống

Lòng yêu nước đó được lưu truyền từ Thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc, thời kỳ

đó không để lại một nền văn học chữ viết, nhưng bằng những trang truyền thuyếtgửi gắm lại đời sau, biết bao những tấm gương anh hùng trẻ tuổi thắm đượm tinh

Trang 7

thần yêu nước Điều đó được thể hiện trong kho tàng truyện thần thoại Việt Nam

về lòng yêu nước như: truyện Hồng Bàng, truyện Sơn Tinh, truyện Thánh Gióng,truyện Thần Rựa Vàng

Nghiên cứu các truyền thuyết đó ta thấy nổi bật là tinh thần dũng cảm, bấtkhuất chống ngoại xâm, chống lũ lụt thiên tai, tinh thần đoàn kết giữa những conngười trong cộng đồng Đó là cốt lõi của tinh thần yêu nước được phát triển thànhchủ nghĩa yêu nước trong những thời kỳ sau

Lịch sử của dân tộc Việt Nam gắn liền với lịch sử chống giặc ngoại xâm Vìvậy, yêu nước trước hết là tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc.Cho dù ở hoàn cảnh nào, nhân dân Việt Nam vẫn luôn kiên cường bất khuất, "thà

hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ",già trẻ gái trai nhất tề đứng lên đánh giặc, và như Chị Út Tịch nói: "còn cái laiquần cũng đánh" Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân Củ Chi(Thành phố Hồ Chí Minh) bỏ công sức đào địa đạo hàng trăm km dưới lòng đất đểchống giặc Chính vì vậy mà trải qua hơn một ngàn năm Bắc thuộc, ông cha ta vẫnbám trụ đến cùng, giữ đất, giữ làng, gắn bó với mồ mả tổ tiên, giữ vững nơi chônrau, cắt rốn của mình Kiên quyết chống lại chính sách đô hộ của ngoại bang, giữgìn bản sắc văn hóa dân tộc Trong bất kỳ hoàn cảnh nào tinh thần yêu nước củadân tộc Việt Nam không hề giảm sút mà nó luôn luôn được hun đúc, âm ỉ cháytrong lòng mỗi người dân nước Việt Mỗi lần Tổ quốc bị xâm lăng thì luôn đặt lợiích Tổ quốc lên trên hết, sẵn sàng gạt bỏ lợi ích riêng chấp nhận mọi gian lao, thửthách, hy sinh vì độc lập dân tộc

Ngày nay, truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam thể hiện trong xâydựng đất nước, trước hết là chăm lo xây dựng đất nước về mọi mặt kinh tế, chínhtrị, văn hóa Thể hiện ở sự nhất trí, tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng,vào khả năng, sức mạnh tự lực tự cường của mình trong sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Có thể nói rằng,dưới thời đại Hồ Chí Minh, truyền thống yêu nước được phát huy lên tầm cao mớithành lý tưởng: sống, chiến đấu, lao động, học tập vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa

xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân Yêu nước không phải là một khái niệm chungchung mà đó là tình yêu quê hương, đất nước, đoàn kết, là Trung với Đảng, hiếu

Trang 8

với dân, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm

vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng

Truyền thống yêu nước ngày nay còn được thể hiện ở tinh thần đấu tranhchống lại những tệ nạn xã hội, tích cực tham gia thực hiện bảo vệ pháp luật, đức hysinh, chịu đựng mọi gian khổ, kiên trì khắc phục khó khăn, ra sức học tập, lao độngchống lại đói nghèo, lạc hậu… đó là những nội dung mới của truyền thống yêunước của dân tộc ta Mỗi một chúng ta thấm sâu chủ nghĩa yêu nước chân chínhkhông rơi vào chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, ích kỷ phải coi giúp bạn là giúp mình,góp phần giữ gìn độc lập dân tộc

1.1.3.2 Truyền thống lòng nhân ái, nhân nghĩa, yêu thương con người

Từ trong sâu lắng của lịch sử, dân tộc Việt Nam luôn luôn gắn tình yêu quêhương đất nước với lòng nhân ái - yêu thương con người Do vậy, người Việt Namluôn xả thân vì đất nước, con người yêu nước và con người yêu dân gắn bó chặtchẽ với nhau Trong suốt trường kỳ lịch sử, dân tộc ta luôn luôn đứng trước nguy

cơ bị xâm lược và bị đồng hóa, hơn ai hết, chúng ta hiểu rất rõ quyền sống củamình gắn với vận mệnh của Tổ quốc và dân tộc

Lòng nhân ái nhân nghĩa của người Việt Nam còn thể hiện ở lòng vị tha caothượng, không cố chấp đối với những người lầm đường lạc lối nhưng biết lập côngchuộc tội, trở về với chính nghĩa Chính tư tưởng "lấy nhân nghĩa để thắng hungtàn, lấy chí nhân để thay cường bạo" trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là sựthể hiện đỉnh cao của lòng nhân ái đó Người Việt Nam lấy tình yêu thương làmcách xử thế ở đời, đối với kẻ thù thậm chí còn mở đường hiếu sinh khi thua trận,Vua Quang Trung sau khi đánh bại quân Thanh còn cấp lương thảo và phương tiệncho đám tàn quân về nước

Giáo dục lòng nhân ái cho HS vì lòng thương người là đạo lý của cuộc sống,

là đạo lý làm người "Thương người như thể thương thân" là nét đẹp truyền thốngcủa dân tộc Ngày nay, nền kinh tế thị trường đang nuôi dưỡng chủ nghĩa cá nhân

và lối sống thực dụng, lấy đồng tiền làm giá trị cao nhất; quan hệ giữa người vớingười theo lối "trả tiền ngay không cần tình nghĩa" đang gặm nhấm dần những giátrị tốt đẹp của dân tộc, làm khô héo lòng nhân ái trong con người Trong tình hình

ấy thì việc khơi dậy tình người, lòng yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau rõ ràng là có

Trang 9

ý nghĩa nhất định góp phần đẩy lùi những ô nhiễm của xã hội, làm cân bằng trạngthái tinh thần của môi trường sống.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của lòng nhân ái, nhân nghĩa Xuất phát

từ lòng thương yêu con người - người lao động, yêu quê hương đất nước, Bác đãbôn ba tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc Cả cuộc đời mình, Bác hy sinhcho độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân Đúng như nhà thơ Tố Hữu viết:

"Bác ơi tim Bác mênh mông thế, ôm cả non sông mọi kiếp người"

Lòng nhân ái của Người đã trở thành sức mạnh, nó đã thấm sâu vào chủ trươngđường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta, có tác dụng cảm hóa hàng vạn conngười lầm đường lạc lối, theo kẻ thù chống lại nhân dân Bác xem họ như là nhữngđứa con "lạc bầy" cần được cưu mang

Trong đường lối đối nội, Đảng ta đã khơi dậy các phong trào "uống nướcnhớ nguồn", "đền ơn đáp nghĩa", chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đìnhthương binh liệt sĩ, giúp đỡ những người già cả neo đơn không nơi nương tựa Phátđộng phong trào xóa đói giảm nghèo, trợ giúp các dân tộc vùng sâu vùng xa, rútngắn khoảng cách thành thị - nông thôn miền xuôi - miền ngược

Ngày nay, truyền thống đó được thể hiện trong đường lối đối ngoại củaĐảng: "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấnđấu vì hòa bình, độc lập và phát triển" Lòng nhân ái của người Việt Nam cũng làlòng yêu chuộng hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc Trong quan hệ vớicác nước láng giềng, nhân dân ta bao giờ cũng trọng tình hòa hiếu, cố gắng tránhxảy ra những xung đột

1.1.3.3 Truyền thống lao động cần cù, tiết kiệm, thông minh, sáng tạo

Truyền thống cần cù, tiết kiệm, thông minh, sáng tạo là một giá trị đạo đức

có từ bao đời của dân tộc Việt Nam Nó được hình thành và phát triển trong điềukiện, hoàn cảnh tự nhiên xã hội không ít những khó khăn khắc nghiệt ngay từnhững buổi đầu dựng nước và giữ nước

Đức tính cần cù được đúc kết bằng câu tục ngữ ngắn gọn, trải mấy ngàn nămvẫn còn giá trị với thời gian “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” ! Bốn yếu tốnày luôn đi liền với nhau thì mùa màng sẽ bội thu, no ấm… “Ai ơi chớ bỏ ruộnghoang, Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu” Bên cạnh đó là đức tính tiết kiệm

Trang 10

của người lao động ngày xưa Bởi làm ra hạt gạo không phải là một điều đơn giản

mà trong từng hạt gạo luôn thấm đẫm những giọt mồ hôi “Cày đồng đang buổi bantrưa, Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” Vì thế, người xưa quan niệm sốngphải tiết kiệm, phòng khi mùa màng thất bát, bão lụt, thiên tai “Trong cuộc sốnghàng ngày, họ không bao giờ “ăn xổi ở thì” hoặc” vung tay quá trán” mà luôn tâmniệm phải cẩn thận “Liệu cơm gắp mắm” Trong sinh hoạt hàng ngày, họ dè xẻnkhông có nghĩa là hà tiện mà là tiêu xài vừa đủ để được bền lâu “Buôn tàu buôn bèkhông bằng ăn dè hà tiện” Ngày nay, tinh thần tiết kiệm đó cho đến nay vẫn cònnguyên giá trị Đó là hình ảnh “ kiến tha lâu cũng đầy tổ” Mặt khác, người xưacũng phê phán những kẻ chỉ biết hưởng thụ thành quả do người khác tạo ra “Củađời ông, ăn không cũng hết” hoặc “Miệng ăn núi lở” Học tập đức tính cần cù, tiếtkiệm là học cách sống của cha ông ta xưa Những phẩm chất đó đã tạo nên hìnhảnh con người Việt Nam cần cù, yêu lao động và sống tiết kiệm trong khả năng,điều kiện của mình

Lối sống thực dụng, sống xa hoa, lãng phí hoàn toàn xa lạ với cách sốnggiản dị của con người Việt Nam Đọc những dòng tục ngữ, ca dao của người xưa;chúng ta càng trân trọng cha ông xưa đã để lại cho đời sau nhiều bài học quý giá.Sống giản dị, tiết kiệm; sống lao động cần cù; sống bằng sức lao động của chínhbản thân là cách sống đẹp, sống có nhân cách cao cả Hồ Chủ tịch đã nêu rõ: conngười phải có bốn đức tính: Cần, kiệm, liêm, chính, so sánh với bốn mùa của trời,bốn phương của đất, nếu thiếu một đức thì không thành người

Ngày nay, cần cù sáng tạo được biểu hiện càng rõ nét trong lao động sảnxuất, trong khoa học- kỹ thuật, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Các phong tràothi đua rộng rãi và thường xuyên trên mọi lĩnh vực: ở biên cương, nơi đồng ruộng,trong nhà máy xí nghiệp, trong nhà trường

Đặc biệt trong quá trình đổi mới đất nước, với mục tiêu "dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", hơn bao giờ hết truyền thống cần cùsáng tạo càng được phát huy cao độ

1.1.3.4 Truyền thống đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trang 11

Đoàn kết là sức mạnh tổng hợp của cả cộng đồng dân tộc trong việc xâydựng và bảo vệ tổ quốc, đoàn kết là điều kiện tất yếu để bảo tồn dân tộc, nhất làkhi đất nước có giặc ngoại xâm Từ cách lý giải sự ra đời của dân tộc Việt Namtrong truyền thuyết "Trăm trứng nở trăm con" Đây chính là sự khẳng định truyềnthống đoàn kết anh em giữa các dân tộc

Ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết đã trở thành điểm tựa tinh thần vữngchắc, một động lực mạnh mẽ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong sựnghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Xưa Nguyễn Trãi nói: "Chèo thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân" để chỉsức mạnh đoàn kết của nhân dân Dân là gốc, là nền tảng của sự tồn tại và pháttriển Lúc sinh thời Bác Hồ từng nói: Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trămlần dân liệu cũng xong Và: "Việc gì khó cho mấy, quyết tâm làm thì làm chắcđược, ít người làm không nổi, nhiều người đồng tâm hiệp lực mà làm thì phải nổi"[11; 258] Người còn khẳng định: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công,thành công, đại thành công Trước lúc đi xa, Người còn căn dặn các cán bộ, đảngviên: Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta Cácđồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí củaĐảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình

Tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống của Mặt trận Việt Minh trong sựnghiệp đổi mới Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay, huy động tinh thần tươngthân, tương ái, phát động nhiều cuộc vận động "lá lành đùm lá rách", "ngày vìngười nghèo", "xây dựng ngôi nhà tình nghĩa", đền ơn đáp nghĩa những người cócông với cách mạng", "trái tim cho em", "giúp đỡ đồng bào bị hoạn nạn do thiêntai gây ra " làm ấm lòng tình nghĩa đồng bào, quê hương, góp phần đưa đất nước

ta vượt qua mọi khó khăn thử thách do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vànhững tổn thất nặng nề do thiên tai liên tiếp xảy ra, đưa đất nước ta vững vàngbước tiếp dành những thành tựu to lớn trong quá trình hội nhập và phát triển

1.1.3.5 Truyền thống giáo dục, hiếu học, tôn sư trọng đạo, trọng hiền tài

Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục, với truyền thống hiếuhọc, tôn trọng hiền tài, nên ngay từ xưa, ông cha ta đã biết chăm sóc, bồi dưỡngnhân tài cho đất nước Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) là kiểu trường đại học

Trang 12

quốc lập đầu tiên ở Việt Nam được thành lập, để đào tạo nhân tài Trong bia tiến sĩkhoa Nhâm Tuất, hiệu Đại Bảo thứ ba năm 1442 ở Văn Miếu (Hà Nội) còn ghi:Hiền tài là nguyên khí của Nhà nước, nguyên khí vững thì thế nước mạnh và thịnh,nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy, cho nên các đấng thánh đế minh vươngkhông ai không chăm lo việc gây dựng nhân tài, bồi đắp nguyên khí.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thếgiới - luôn luôn quan tâm và coi trọng giáo dục Cả cuộc đời và sự nghiệp củaNgười cũng chỉ phấn đấu cho một mục đích tối cao là làm sao để "ai cũng có cơm

ăn áo mặc, ai cũng được học hành" Bác đã đặt hy vọng vào lớp trẻ mai sau, trongthư gửi học sinh cả nước, tháng 9/1945 Bác nói: Non sông ta có trở nên tươi đẹphay không, dân tộc ta có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc,năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta ý thức một cách đầy đủ chủtrương "giáo dục là quốc sách hàng đầu", là một trong những động lực quan trọngthúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để pháthuy nguồn lực con người Việc phát huy truyền thống hiếu học, tôn trọng ngườihiền tài càng trở nên có ý nghĩa, tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài, tôn trọngsáng tạo trên cơ sở, nền tảng đạo đức trong sáng Trong những năm qua, chúng ta đãxây dựng được đội ngũ giáo viên và các cán bộ quản lý giáo dục ngày càng đông đảo,phần lớn có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụngày càng cao Đội ngũ này về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu nâng cao dân trí, đàotạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạngcủa đất nước Cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước Tỉnh Đồng Nai của chúng

ta cũng luôn coi trọng đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh Công tác đàotạo bồi dưỡng cán bộ luôn được coi trọng, hàng năm Sở Khoa Học Công NghệĐồng Nai có những suất học bổng hoặc những nguồn vốn lớn cho cán bộ, côngchức và sinh viên vay để tha gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn Ủy BanNhân dân Tỉnh đã đầu tư xây dựng nhiều cơ sở giáo dục hiện đại như trường THPTchuyên Lương Thế Vinh, trường Đại Học Đồng Nai …và đặc biệt sở Giáo cũng rấtqua tâm và chú trọng trong việc giáo dục đạo đức truyền thống cho HS ngày nay

Trang 13

1.1.3.6 Truyền thống lạc quan, yêu đời, giữ gìn phẩm giá và tâm hồn của người Việt Nam

Truyền thống lạc quan, yêu đời được kết tinh qua hàng ngàn năm nhân dân

ta vượt qua muôn ngàn khó khăn, lạc quan tin tưởng vào tiền đồ của dân tộc, tintưởng vào chính mình Chủ Tịch Hồ Chí Minh là điểm kết tinh rực rỡ của truyềnthống lạc quan yêu đời của dân tộc, đã tạo cho mình một sức mạnh phi thườngvượt qua mọi khó khăn thử thách đi đến chiến thắng

Tinh thần lạc quan, yêu đời và hoài bão lớn của tuổi trẻ Việt Nam không chỉđược lưu truyền trong truyền thuyết mà còn thể hiện rõ trong lịch sử đấu tranhchống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam bằng những người thật việc thật được sửsách ghi nhận

Bà Triệu Thị Trinh giỏi võ nghệ, có chí lớn Năm 19 tuổi đáp lời người hỏi

Bà về việc chồng con, Bà nói: Ta muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ,

chém cá kình ở biển Đông đánh đuổi quân Ngô cởi ách nô lệ há chịu khom lưnglàm tỳ thiếp người ta ư đã thể hiện khí phách, tinh thần lạc quan yêu đời, khát vọng

tự do và gìn giữ phẩm giá tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam từ xa xưa của lịch

sử Với ngọn cờ thêu 6 chữ vàng “Phá cường địch, báo Hoàng ân” Trần Quốc

Toản cùng những binh sĩ trẻ tuổi của mình hiên ngang tung hoành nơi trận mạc đãthể hiện ý chí quật cường của tuổi trẻ Việt Nam

Tinh thần lạc quan yêu đời của tuổi trẻ Việt Nam còn thể hiện ở lòng trungthành với Tổ quốc, không chịu khuất phục bất cứ kẻ thù nào dù chúng ác độc đến

đâu Trần Bình Trọng - vị tướng trẻ đã khẳng khái trả lời: “Ta thà làm quỷ nước

Nam chứ không thèm làm Vương đất Bắc” Nguyễn Trung Trực khẳng khái trả lời

bọn thực dân Pháp “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người

Nam đánh Tây” và anh dũng hy sinh không chịu đầu hàng giặc đã chứng minh

hùng hồn cho tinh thần lạc quan yêu đời và hoài bão lớn của tuổi trẻ, giữ gìn phẩmgiá và tâm hồn Việt Nam

Qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, tuổi trẻ Việt Nam từ thế hệ nàyđến thế hệ khác đã sinh ra, lớn lên và gắn bó cuộc đời mình, sức trẻ của mình vớivận mệnh dân tộc Chính họ đã cùng với nhân dân ta, dân tộc ta làm nên những kỳ

Trang 14

tích lịch sử chiến thắng giặc ngoại xâm và chinh phục sự khắc nghiệt của thiênnhiên, mở mang bờ cõi, xây dựng một dãy giang sơn gấm vóc

1.2 Tính tất yếu, sự cần thiết phải giáo dục đạo đức cho HS trong giai đọan hiện nay

Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, sức cạnhtranh giữa các nước ngày càng mãnh liệt, để có thể tiếp cận được với tương lai,thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hơn baogiờ hết, người HS hiện nay phải tìm mọi cách vươn lên nắm lấy tri thức của thờiđại, phải thực sự trở thành những con người nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ,những người có đủ tài, nhưng đây mới chỉ là điều kiện cần mà chưa đủ, người HSđồng thời phải là người có đạo đức trong sáng, bởi lẽ nếu có tài mà thiếu tình cảmđạo đức trong sáng thì cái tài đó sẽ mất phương hướng hoạt động, hoặc thậm chícòn làm nguy hại đến lợi ích của cộng đồng

Hơn nữa, nhân cách HS là loại hình nhân cách "chưa hoàn chỉnh", chưa hoàn thiện mà còn ở dạng "định hình", do đó, các yếu tố hợp thành nhân cách cần

phải được xây dựng, củng cố, phát triển để đạt đến mẫu hình nhân cách mà xã hộiyêu cầu Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI khẳng định: “Chú trọng xâydựng nhân cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thểchất, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất làtrong thế hệ trẻ” [4; 126]

Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống để hoàn thiện nhân cách HS là mộtquá trình đấu tranh giữa cái tiến bộ với cái lạc hậu; cái tích cực với cái tiêu cựctrong mỗi chủ thể đạo đức HS Theo số liệu thống kê của một số tổ chức, cơ quanhay các đề tài nghiên cứu khoa học, cũng như những đánh giá của Đảng ta về côngtác HS, hiện lên trước mắt chúng ta một bức tranh đa màu sắc mà ở đó sự đan xen,lẫn lộn giữa cái tốt với cái xấu, cái tiến bộ với cái lạc hậu đòi hỏi chúng ta phảikhẩn trương hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, cụ thể hơn nữa trong công tác giáo dụcđạo đức truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường

HS là những chủ nhân của tương lai, là người kế tục sự nghiệp xây dựng đấtnước, chính vì vậy, họ trở thành mục tiêu tấn công của các thế lực phản động, đang

cản trở con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Với chiến lược “Diễn biến

Trang 15

hoà bình”, chúng đang từng giờ, từng ngày tác động vào HS trên các mặt tư tưởng,

chính trị, lối sống, đặc biệt là đạo đức nhằm làm xói mòn niềm tin đối với Đảng, làmbăng hoại về mặt đạo đức với mục đích biến họ thành những con người ích kỷ, chỉbiết có mình, quay lưng với sự nghiệp xây dựng đất nước mà cha ông đã mất baonhiêu mồ hôi, xương máu, hy sinh phấn đấu để xây dựng, bồi đắp nên…Chính vìvậy, bên cạnh việc học chữ, thì việc xây dựng đạo đức mới cho HS càng trở nên cấpthiết hơn

Giáo dục đạo đức truyền thống sẽ giúp cho HS có niềm tin khoa học vào chủnghĩa xã hội, vào sự nghiệp cách mạng, từ đó sẽ xây dựng cho mình có quan điểmđúng đắn, biến lý tưởng cao đẹp của Đảng thành hiện thực cuộc sống Đạo đứctruyền thống giúp HS trở thành những con người có ý chí, học tập sáng tạo, chămchỉ, có tinh thần đoàn kết, biết phấn đấu vì lợi ích chung, có lối sống lành mạnh,tôn trọng kỷ cương, phép nước, quy ước cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải thiệnmôi trường sinh thái

Đặc biệt với sự tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường làm cho nhữngthói hư tật xấu, tâm lý đòi hỏi sự hưởng thụ, ích kỷ, chỉ muốn thoả mãn nhu cầu

của bản thân bằng mọi giá “bất chấp lương tâm, danh dự cũng như lòng tự trọng

đạo đức” dễ trỗi dậy, chính lúc này, đạo đức phải trở thành cán cân cơ bản điều

chỉnh từ sự nhận thức đến hành vi ứng xử của mỗi con người, đặc biệt là HS – đốitượng nhạy cảm, dễ tiếp thu cái tốt, nhưng cũng rất dễ ngộ nhận dẫn đến việc nhậnthức sai lệch, đưa họ tới những hành vi lệch lạc, ảnh hưởng đến chính nhân cách củamình

Việc xây dựng cho họ những quan điểm, phẩm chất đạo đức truyền thống, lốisống lành mạnh sẽ giúp cho HS nhận diện được những việc làm phi đạo đức, dám đấutranh chống lại hiện tượng tiêu cực, phản văn hoá trong xã hội, hướng HS phát triểntheo hướng lành mạnh, tích cực, tự tạo ra khả năng phòng chống sự băng hoại về đạođức của bản thân, tin tưởng vào cuộc sống, từ đó, giúp họ xác định đúng đắn động cơ,thái độ học tập của mình, có hướng phấn đấu, rèn luyện để thành tài, giúp ích chobản thân và cho xã hội

Trang 16

III NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO HỌC SINH THPT

3.1 Nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho HS trong nhà trường

Để nâng cao nhận thức về công tác Giáo dục đạo đức truyền thống cho HStrong giai đoạn hiện nay trường chuyên Lương Thế Vinh cần phải thực hiện cácgiải pháp sau:

Một là, xác định rõ trách nhiệm của BGH nhà trường, Đoàn trường, giáo

viên chủ nhiệm và tất cả các giáo viên Bộ môn trong việc Giáo dục đạo đức truyềnthống cho HS Xem việc quán triệt và thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đứctruyền thống cho HS là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng của nhà trường Đưanhiệm vụ Giáo dục đạo đức truyền thống vào vào kế hoạch giáo dục, vào chươngtrình hành động của Đoàn trường, các chi đoàn…Cụ thể hoá nhiệm vụ, chươngtrình Giáo dục đạo đức truyền thống gắn với việc thực hiện chương trình giáo dục

để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Hai là, nâng cao nhận thức của cán bộ lãnh đạo Đảng, cán bộ lãnh đạo

Đoàn, về vị trí, vai trò, yêu cầu của việc giáo dục đạo đức truyền thống cho HStrước yêu cầu của việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, trước sự phát triển

và tác động của nền kinh tế thị trường, sự bùng nổ của thông tin, trước nhữngthách thức của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế Trên cơ sở phân tích tình hìnhthực tiễn của xã hội, của trường chuyên Lương Thế Vinh, đặc biệt là những hiệntượng tiêu cực, mặt trái của cơ chế thị trường, của mở cửa, hội nhập để làm rõ tầmquan trọng, vị trí của công tác giáo dục đạo đức truyền thống cho HS, xem đây làkhâu mở đường là phương tiện trọng yếu để tạo ta một sự chuyển biến lớn về nhậnthức và thói quen

Ba là, khẳng định giáo dục đạo đức truyền thống là một trong những nội

dung cơ bản của công tác giáo dục của HS nhằm tiếp tục xây dựng thế hệ thanhniên giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc vàchủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có vănhóa, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, trithức, kỹ năng và tác phong công nghiệp trong lao động tập thể, trở thành những

Ngày đăng: 05/09/2017, 15:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Lương Bằng (2001), Kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết hợp truyền thống và hiện đại trong quátrình đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Nguyễn Lương Bằng
Năm: 2001
2. Nguyễn Trọng Chuẩn - Nguyễn Văn Huyên (2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị truyền thống trước"những thách thức của toàn cầu hóa
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn - Nguyễn Văn Huyên
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
3. GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, PGS.TS Nguyễn Văn Phúc, đồng chủ biên (2003), Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Tác giả: GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, PGS.TS Nguyễn Văn Phúc, đồng chủ biên
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
5. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục con người phục vụ phát triển xã hội - kinh tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 8; 305-306 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển giáo dục con người phục vụ phát triển xãhội - kinh tế
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1996
6. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Khoa Triết học (2000), Giáo trình đạo đức học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáotrình đạo đức học
Tác giả: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Khoa Triết học
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
7. GS. Phan Huy Lê (1995), Truyền thống dân tộc trong công cuộc đổi mới và hiện đại hóa Đất nước, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thống dân tộc trong công cuộc đổi mới vàhiện đại hóa Đất nước
Tác giả: GS. Phan Huy Lê
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 1995
9. Hồ Chí Minh (1970), Đạo đức là gốc của người cách mạng, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức là gốc của người cách mạng
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Quân độinhân dân
Năm: 1970
11. Nguyễn Chí Mỳ (chủ biên) (1998), Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay, (Sách tham khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự biến đổi của thang giá trị đạo đứctrong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ởnước ta hiện nay
Tác giả: Nguyễn Chí Mỳ (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
12. Văn Quân (1995), Về các giá trị dân tộc, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Trường THPT ChuyênLương Thế Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về các giá trị dân tộc
Tác giả: Văn Quân
Nhà XB: Nxb Văn hoá dân tộc
Năm: 1995
8. Lịch sử Việt Nam (1971), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.353 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w