1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục đạo đức cho học sinh người dân tộc thiểu số qua dạy học phần công dân với đạo đức chương trình giáo dục công

127 341 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Theo từ điển triết học: “Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, một chế định xã hội thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã h

Trang 1

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn chính trị

Mã số: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Lương Bằng

Tp Hồ Chí Minh - năm 2012

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi gửi lời cảm ơn:

Trường đại học Vinh, khoa sau đại học, khoa Giáo dục chính trị đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội học tập

Các giảng viên đã tận tình giảng dạy Đặc biệt là PGS TS Nguyễn Lương Bằng đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, tận tình chỉ bảo, định hướng, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Ban Giám Hiệu và quý thầy cô trường PT DTNT tỉnh Bình Thuận, đặc biệt là thầy cô Tổ bộ môn Sử - Địa - GDCD đã hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện, động viên, khuyến khích tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu khoa học

Anh chị em tập thể lớp cao học khóa 18 đã chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian qua

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong sự thông cảm, góp ý chân thành của các nhà khoa học, quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp

Xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2012

Tác giả

LÊ THỊ BÍCH THỦY

Trang 4

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

B NỘI DUNG 9

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH BÌNH THUẬN 9

1.1 Cơ sở lý luận của giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bình Thuận 9

1.2 Thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học phần “Công dân với đạo đức” trong giai đoạn hiện nay (Qua khảo sát tại trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bình Thuận) 29

CHƯƠNG 2 THỰC NGHIỆM VẬN DỤNG CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ QUA DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 51

2.1 Chuẩn bị thực nghiệm 51

2.2 Nội dung thực nghiệm 52

2.3 Kết quả thực nghiệm 65

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ QUA DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH BÌNH THUẬN 69

3.1 Phương hướng giáo dục đạo đức cho học sinh người dân tộc thiểu số qua dạy học phần “Công dân với đạo đức” chương trình giáo dục công dân lớp 10 tại trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bình Thuận 69

Trang 5

3.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh người dân tộc thiểu số qua dạy học phần “Công dân với đạo đức” chương trình giáo dục công

dân lớp 10 tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bình Thuận 80

C PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 106

D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

E PHẦN PHỤ LỤC 112

Trang 6

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chúng ta đã giành được những thắng lợi oanh liệt và đầy tự hào Sau hai mươi lăm năm đổi mới, nước ta bước vào giai đoạn hội nhập Bên cạnh việc phát triển nền kinh tế, bảo

vệ đất nước là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng Sự quan tâm của Đảng, nhà nước đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS cũng góp phần đắc lực vào nhiệm vụ xây dựng vào bảo vệ Tổ Quốc

Những năm gần đây, đời sống của vùng đồng bào DTTS ngày càng được nhà nước quan tâm qua chương trình 135 - chương trình phát triển kinh tế, xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng DTTS và miền núi nhằm tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS một cách bền vững Nhiều chương trình, dự án lớn được triển khai thực hiện ở vùng đồng bào DTTS với mục tiêu đầu tư cho giáo dục và đào tạo, y tế, giao thông, thủy lợi Trong đó, công tác giáo dục ngày càng được chú trọng Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành TW khóa IX đã khẳng định:

“Thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số” Văn kiện Đại hội lần XI của Đảng

đã đánh giá: “Phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm”

Đạo đức là cái gốc, là nền tảng để phát triển nhân cách con người Trong Di chúc, nói về Đoàn viên và thanh niên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những

người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa” Đây cũng là nhiệm vụ của giáo dục dân tộc trong giai đoạn hiện nay

Trang 7

Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc đòi hỏi thế hệ trẻ phải luôn rèn đức luyện tài, đáp ứng yêu cầu của đất nước, phát triển kinh tế địa phương, chống lại

âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch Đó không chỉ là nghĩa

vụ, trách nhiệm mà còn là quyền lợi của thanh niên Việt Nam nói chung và những người con đồng bào DTTS nói riêng

Trong giai đoạn hiện nay, sự tác động sâu sắc từ nền kinh tế nhiều thành phần đến tất cả các vùng miền trong cả nước là nguyên nhân làm cho đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên, HS đang bị suy thoái Nghị quyết TW 2 khóa VIII nhấn mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp” HS người DTTS tỉnh Bình Thuận - lực lượng có trình độ văn hóa ở vùng sâu, vùng xa của Tỉnh được Đảng và Nhà nước quan tâm, đầu tư cho việc học tập cũng có những biểu hiện trên Đặc biệt

là HS lớp 10 Bên cạnh đó, việc GDĐĐ cho HS người DTTS chưa được quan tâm đúng mức, gây mâu thuẫn giữa việc đầu tư cho giáo dục dân tộc và thực trạng đạo đức của HS người DTTS

HS người DTTS là “rường cột”, lực lượng kế thừa công cuộc xây dựng những vùng xa xôi của tỉnh Bình Thuận, góp phần thay đổi đời sống ở địa phương Nhưng hiện nay, một bộ phận HS người DTTS chưa xác định được mục tiêu và không có động cơ học tập đúng đắn; vi phạm nội quy học tập, phá hoại tài sản của nhà trường…Thực trạng vi phạm đạo đức của HS người DTTS lớp 10 ở trường phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Bình Thuận là điều đáng lo ngại Nếu không được khắc phục kịp thời, nhiệm vụ giáo dục dân tộc do Bộ giáo dục

và đào tạo đề ra trong giai đoạn 2008 - 2020 rất khó thực hiện được, gây ra sự lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước vào việc đầu tư cho giáo dục dân tộc

ở tỉnh Bình Thuận Đây là sự cản trở rất lớn trong quá trình xây dựng nông thôn mới, là nguyên nhân kéo dài thêm sự nghèo nàn, lạc hậu ở vùng đồng bào DTTS

Trang 8

lực phản động thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ”, tiếp tay cho kẻ xấu hủy hoại môi sinh nơi vùng xa xôi của Tổ Quốc

GDĐĐ để HS người DTTS không ỷ lại vào chính sách của Đảng và Nhà nước, có động cơ học tập đúng đắn, có lý tưởng sống đáp ứng yêu cầu, mục tiêu

mà Đảng, Nhà nước đã đặt ra là vấn đề quan trọng và hết sức cấp thiết

Góp phần vào thực hiện công việc này, tác giả đã chọn vấn đề: Giáo dục

đạo đức cho học sinh người dân tộc thiểu số qua dạy học phần “Công dân với đạo đức” chương trình giáo dục công dân lớp 10 trong giai đoạn hiện nay

(Qua khảo sát tại trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bình Thuận) làm đề

tài luận văn Thạc sĩ cho ngành Lý luận và phương pháp giảng dạy bộ môn chính trị của mình

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Cho đến nay, vấn đề đạo đức, GDĐĐ và dân tộc thiểu số được nghiên cứu khá sâu sắc Liên quan đến nội dung của đề tài nghiên cứu, có thể chia thành nhóm các vấn đề sau:

Thứ nhất: Nhóm vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay

PGS TS Nguyễn Lương Bằng với bài viết “Tiêu chí giáo dục và đào tạo cho học sinh phổ thông - Một số vấn đề đặt ra” để đánh giá, xếp loại đạo đức HS phổ thông

Bài viết “Giáo dục đạo đức cho học sinh” của Nguyễn Thị Minh Chiến đã nêu được tầm quan trọng trong phối hợp GDĐĐ cho HS của gia đình, nhà trường và xã hội

Giáo viên Trần Quang Đại viết về “Giáo dục đạo đức cho học sinh - những ngộ nhận” vào tháng 9 năm 2008 Tác giả đã nêu thực trạng đạo đức của HS và cách GDĐĐ cho HS trong giai đoạn hiện nay

Trang 9

Vấn đề GDĐĐ ngày càng được xã hội quan tâm và đưa ra nhiều giải pháp

để nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS, sinh viên, nhiều học viên cao học đã chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ của mình

Võ Thế Anh với đề tài “Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường” Vũ Thị Hoa với đề tài “Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức cho sinh viên trường Cao đẳng nghề Du lịch - Thương mại Nghệ An hiện nay” Hồ Thị Thu Hà chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên Nghệ An hiện nay” Hoàng Thị Nga “Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học phổ thông ở Nghệ An hiện nay” Vấn đề “Giáo dục đạo đức cho HS THPT ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” của tác giả Phạm Thị Thanh Ngoan

Thứ hai: Nhóm nghiên cứu vấn đề dân tộc và giáo dục dân tộc

* Sách

“Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi” của

tác giả Bế Viết Đẳng (chủ biên) năm 1996, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Văn hóa dân tộc, Hà Nội phát hành

Tác giả Trịnh Quang Cảnh với vấn đề “Phát huy vai trò đội ngũ trí thức các dân tộc thiểu số nước ta trong sự nghiệp cách mạng hiện nay” do Nhà xuất bản

chính trị quốc gia Hà Nội phát hành năm 2005

“Phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay” của tác giả Lô Quốc Toản được Nhà xuất bản chính trị quốc

gia Hà Nội phát hành năm 2010

*Tạp chí, báo

Tác giả Lê Như Hoa với vấn đề “Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thế kỷ

XX”, Tạp chí Văn hóa Thông tin, năm 2002

“Thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm phát triển toàn

Trang 10

K’ Sor Phước được đăng trên tạp chí cộng sản số 797, tháng 3 năm 2009 Bài viết khẳng định vai trò quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong quá trình phát triển của các DTTS, nhằm đẩy lùi nguy cơ tụt hậu

Bài viết của Phó chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Sơn Phước Hoan “Thực hiện một số chính sách xã hội ở vùng dân tộc thiểu số trong hội nhập và phát triển”

được đăng trên Tạp chí Cộng sản số 805, tháng 11 năm 2009

Bài viết của Vân Hạnh: “Internet với học sinh dân tộc nội trú tỉnh Bình Thuận” được đăng trên báo Bình Thuận năm 2010

Chiến lược phát triển giáo dục được đề ra ở các trường dân tộc nội trú với

mục tiêu xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học có bài viết: “Chiến lược phát triển giáo dục trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Lâm Đồng, giai

đoạn 2010- 2015” của tác giả Võ Tấn Hụê

* Các bài luận văn

Trịnh Quang Cảnh đã chọn vấn đề “Trí thức người dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới” (chủ yếu ở vùng dân tộc thiểu số phía Bắc), làm

luận án tiến sĩ năm 2002

Năm 2011, Vũ Minh Thanh đã chọn vấn đề: “Vấn đề phát triển giáo dục ở

đồng bào dân tộc thiểu số” làm đề tài Thạc sĩ của mình Luận văn đã đưa ra

những giải pháp nhằm phát triển giáo dục, nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay

Từng bước nâng cao chất lượng dạy học cho HS người DTTS có tác giả

Nguyễn Vinh Quang với đề tài luận văn thạc sĩ “Sử dụng phương pháp nêu vấn

đề trong dạy học phần “Công dân với kinh tế” chương trình Giáo dục công dân

lớp 11 THPT (Qua khảo sát trường trung học phổ thông dân tộc nội trú Tân Kỳ -

Nghệ An)

Các vấn đề nêu trên đã được các tác giả đề cập đến khá sâu sắc dưới nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào tìm hiểu, khảo

Trang 11

sát về thực trạng đạo đức và GDĐĐ HS người DTTS ở trường phổ thông Dân tộc nội trú nhằm đưa ra phương hướng và giải pháp cho vấn đề này

Với tư cách là giáo viên dạy môn giáo dục công dân, đang nghiên cứu về lý

luận và phương pháp dạy học bộ môn chính trị, tôi chọn vấn đề: Giáo dục đạo

đức cho học sinh người dân tộc thiểu số qua dạy học phần “Công dân với đạo đức” chương trình giáo dục công dân lớp 10 trong giai đoạn hiện nay (Qua

khảo sát tại trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bình Thuận) làm đề tài

luận văn Thạc sĩ cho mình

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1 Mục đích

Nghiên cứu thực trạng đạo đức của HS người DTTS, qua đó đề ra một số giải pháp nhằm GDĐĐ cho HS người DTTS ở trường PT DTNT tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn hiện nay

- Tiến hành thực nghiệm GDĐĐ cho HS người DTTS qua dạy học phần

“Công dân với đạo đức” chương trình GDCD lớp 10

- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm GDĐĐ cho HS người DTTS qua dạy học phần “Công dân với đạo đức” chương trình GDCD lớp 10

4 ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng nghiên cứu

HS người DTTS lớp 10 trường PT DTNT tỉnh Bình Thuận

Trang 12

4.2 Khách thể nghiên cứu

Việc giáo dục đạo đức cho HS người DTTS lớp 10

4.3 Phạm vi nghiên cứu

Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bình Thuận

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1 Nghiên cứu lý luận

Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh về GDĐĐ cho thanh niên

Phương pháp lôgíc - lịch sử, phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu để xây dựng cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài

Nghiên cứu tiêu chí xếp loại đánh giá hạnh kiểm của HS THPT

Nghiên cứu một số bài học phần “Công dân với đạo đức” trong chương trình GDCD lớp 10

5.2 Nghiên cứu thực tiễn

Thống kê chất lượng rèn luyện đạo đức của HS lớp 10 trường PT DTNT tỉnh Bình Thuận

Thống kê kết quả về nhận thức của GDĐĐ qua dạy học phần “Công dân với đạo đức” ở trường PT DTNT tỉnh Bình Thuận

Thống kê kết quả thực nghiệm dạy học qua phần “Công dân với đạo đức”

5.3 Các phương pháp xử lý thông tin

Dùng phương pháp toán học để xử lý kết quả thống kê, khảo sát

6 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu việc GDĐĐ được chú trọng và quan tâm đúng mức, kịp thời và đúng

hướng sẽ góp phần nâng cao ý thức học tập và rèn luyện đạo đức của HS người DTTS, nâng trình độ dân trí cho thanh niên vùng đồng bào DTTS tại địa

Trang 13

phương, tạo đội ngũ cán bộ nguồn, phát triển kinh tế, ổn định chính trị, thực hiện mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam XHCN

7 Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN 7.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn góp phần làm rõ quan niệm đạo đức trong giai đoạn hiện nay và tầm quan trọng của GDĐĐ đối với sự phát triển của HS người DTTS tỉnh Bình Thuận

7.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm GDĐĐ cho HS người DTTS khối lớp 10 của tỉnh Bình Thuận, đáp ứng mục tiêu giáo dục cho vùng đồng bào DTTS của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng để sử dụng nghiên cứu về đặc điểm, thực trạng đạo đức của HS vùng DTTS tỉnh Bình Thuận làm cơ sở đề ra các biện pháp giáo dục nhằm thực hiện giáo dục dân tộc một cách toàn diện, hài hòa giữa “dạy chữ và dạy người”

Kết quả của luận văn cũng có thể được sử dụng làm tài liệu cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về tính đặc thù của HS người DTTS nói chung và GDĐĐ cho

HS người DTTS nói riêng

8 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 7 tiết

Trang 14

B NỘI DUNG

1.1 Cơ sở lý luận của giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bình Thuận

1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.1.1.1 Khái niệm đạo đức

Ngay từ khi mới ra đời, con người đã gắn mình với cộng đồng, xã hội như một điều tất yếu để tồn tại, lao động và phát triển Giữa những cá nhân ấy hình thành mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau Đó là mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội Để dung hòa lợi ích bản thân mình với lợi ích của tập thể, mỗi cá nhân phải tuân theo những “lề thói”, những “tập tục” Lề thói, tập tục được hiểu là đạo đức

Danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng Latinh là mos (moris) - lề thói (moralis nghĩa là có liên quan đến lề thói, đạo nghĩa) Đạo đức còn đồng nghĩa với “luân lý” có nguồn gốc từ tiếng Hylạp là ethicos - lề thói, tập tục

Ở phương Đông, đạo đức được đề cập trong xã hội Trung Quốc thời cổ đại Trong đó, quan niệm về “đạo” và “đức” được biểu hiện khá rõ nét trong đời sống xã hội Đạo là con đường, đường đi, đường sống của con người Đức là đức tính, tính cách của mỗi người Đạo đức theo quan niệm của người Trung Quốc cổ đại là những yêu cầu, nguyên tắc mà mỗi cá nhân phải tuân theo cho phù hợp với yêu cầu, lợi ích của xã hội

Ở phương Tây, đạo đức được đề cập đến trong triết học của Xôcrat

(469-399 TCN) Ông xem trí tuệ như đạo đức của con người Còn Arixtôt quan niệm rằng người có đạo đức, có đức hạnh là người biết định hướng để làm việc Đạo đức được xem như là phẩm hạnh, hướng con người đến sự tự do

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRƯỜNG

PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH BÌNH THUẬN

Trang 15

Quan niệm đạo đức được hình thành khi nhận thức của con người đạt đến một trình độ nhất định Ý thức đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh

tồn tại xã hội Ph.Ăngghen cho rằng: “Chúng ta khẳng định rằng, xét cho đến

cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của

tình hình kinh tế xã hội lúc bấy giờ” [5; 137] Nó biến đổi cùng với sự biến đổi

của tồn tại xã hội và có tính độc lập tương đối

Con người khi bị tách khỏi cộng đồng, xã hội thì không thể bàn đến đạo đức của họ Đạo đức được sinh ra khi con người giao tiếp với người khác thông qua các hoạt động xã hội, trong quan hệ xã hội

Có nhiều cách tiếp cận để đi đến khái niệm đạo đức Theo từ điển triết học:

“Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, một chế định xã hội thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội…Trong đạo đức, sự cần thiết xã hội, những nhu cầu lợi ích của xã hội, hoặc của các giai cấp biểu hiện dưới những hình thức, những quy định và những sự đánh giá đã được mọi người thừa nhận và đã thành hình một cách tự phát, được củng cố bằng sức mạnh của tấm gương của quần chúng, của thói quen, phong tục, dư luận xã hội…” [38; 156, 157]

Theo Trần Đăng Sinh, đạo đức được khái quát là “Một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của xã hội” [33; 6]

Trần Hậu Kiêm đưa ra khái niệm đạo đức là “một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, bao gồm một hệ thống những quan điểm, quan niệm, những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội Nó ra đời, tồn tại và biến đổi từ nhu cầu của xã hội Nhờ đó, con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và sự tiến bộ xã hội trong mối quan hệ giữa con

Trang 16

Trong từng giai đoạn của lịch sử, quan niệm về đạo đức vận động, biến đổi, phát triển cùng với sự biến đổi của những nấc thang chuẩn mực xã hội theo hướng ngày càng phát triển nhưng không hề tách rời và bỏ quên những giá trị

truyền thống dân tộc Qua đó, đạo đức được hiểu là một hình thái ý thức xã hội,

là hệ thống các quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó, con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng,

xã hội trong quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội

1.1.1.2 Khái niệm giáo dục đạo đức

Giáo dục “là sự truyền thụ kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài

người nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người” [15; 5] Đó là hoạt

động có ý thức, có mục đích của chủ thể nhằm điều chỉnh, định hướng, tác động đến quá trình hình thành nhân cách của đối tượng giáo dục

Con người không thể tự hoàn thiện và phát triển nhân cách, có hành vi ứng

xử tự nguyện, tự giác phù hợp với chuẩn mực đạo đức khi không có quá trình giáo dục GDĐĐ là quá trình tác động có mục đích, nội dung và phương pháp khoa học nhằm giúp con người hình thành và phát triển nhân cách, hướng hành

vi ứng xử theo đúng chuẩn mực xã hội

Giáo dục đạo đức là “quá trình chuyển văn hóa đạo đức xã hội thành văn hóa đạo đức cá nhân Đó là quá trình chuyển những tri thức, những kinh nghiệm, những chuẩn mực và lý tưởng đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức cá nhân, làm phát triển ý thức cũng như năng lực đánh giá và thực hiện hành vi đạo

đức, năng lực tham gia vào các quan hệ đạo đức” [33; 164]

“Giáo dục đạo đức là lĩnh vực kỳ diệu bậc nhất của xây dựng tâm hồn và tư tưởng cho con người” [1; 61] Nhân cách con người được hình thành, hoàn thiện trong quá trình giáo dục Hệ thống kinh nghiệm xã hội, chuẩn mực, đánh giá đạo đức đã được hình thành trong lịch sử cộng đồng biến thành kinh nghiệm của cá nhân Qua hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của mỗi cá nhân, quá

Trang 17

trình giáo dục trở thành tự giáo dục GDĐĐ là một quá trình thống nhất biện chứng giữa giáo dục và tự giáo dục

Như vậy, giáo dục đạo đức là quá trình truyền thụ kinh nghiệm một cách có mục đích của con người nhằm chuyển văn hóa đạo đức xã hội thành văn hóa

đạo đức cá nhân giúp hình thành, phát triển ý thức đạo đức và năng lực thực

hiện hành vi đạo đức của con người

GDĐĐ có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người

Nó cung cấp cho con người nhân sinh quan phù hợp với chuẩn mực xã hội, làm cho các chuẩn mực đạo đức lành mạnh trở thành nhu cầu, tình cảm đạo đức, ý thức tự nguyện, tự giác giúp bản thân tự củng cố, xem xét, đánh giá hành vi của mình, trau dồi đạo đức Nói cách khác, đó là quá trình tự GDĐĐ

1.1.1.3 Đặc trưng của giáo dục đạo đức

Đặc trưng thứ nhất: Giáo dục đạo đức là giáo dục ý thức đạo đức nhằm điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội

Ý thức đạo đức và hành vi đạo đức có mối quan hệ biện chứng với nhau Ý thức đạo đức là “hình thái ý thức xã hội” [33; 51], bao gồm toàn bộ những quan niệm về cái thiện, ác, nghĩa vụ, danh dự, nhân phẩm, lương tâm, hạnh phúc, công bằng và những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử của con người

Ý thức đạo đức là sản phẩm của quá trình nhận thức đạo đức, phản ánh hiện thực đạo đức một cách phong phú và nhiều cấp độ Qua hoạt động thực tiễn, ý thức đạo đức tác động tích cực, chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng hành vi đạo đức, giúp hành vi thể hiện đúng với yêu cầu, chuẩn mực xã hội

Hành vi đạo đức là “hoạt động của con người chịu ảnh hưởng của niềm tin,

ý thức đạo đức, là quá trình hiện thực hóa ý thức đạo đức” [33; 165], được chi phối bởi ý thức đạo đức Ý thức đạo đức phù hợp với hệ thống các nguyên tắc, chuẩn mực xã hội sẽ điều chỉnh hành vi con người phù hợp với lợi ích chung của

xã hội Ngược lại, ý thức đạo đức không hình thành được hệ thống các nguyên

Trang 18

tắc, chuẩn mực xã hội, con người không thể thực hiện hành vi đạo đức và tự điều chỉnh bản thân Khi đó, hành vi của con người mang tính ích kỷ, tính đố kỵ, hẹp hòi, vụ lợi và là nơi nảy sinh những điều ác

Giáo dục đạo đức phải tác động cả chiều rộng lẫn chiều sâu, đồng bộ đến

lý tưởng, chuẩn mực, tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen đạo đức cũng như khả năng đánh giá hành vi đạo đức giúp tri thức đạo đức sâu sắc và bền vững Bao gồm:

Thứ nhất, giáo dục ý thức đạo đức là quá trình giáo dục tri thức đạo đức

Tri thức đạo đức “là sự phản ánh đời sống đạo đức của xã hội và con người” [33; 167]; là sự hiểu biết về hệ thống những quy tắc, chuẩn mực, hành vi phù hợp với những quan hệ đạo đức đã và đang tồn tại Đây là nhân tố cơ bản, cốt lõi trong quá trình hình thành nhân cách, chỉ đạo hành vi đạo đức

Giáo dục tri thức đạo đức là giáo dục cách ứng xử cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức đã quy định Đây là giáo dục ở mức độ “thông thường” [33; 34], giáo dục “những giá trị đạo đức đơn lẻ được hình thành trực tiếp trong đời sống hằng ngày” [33; 34] “Chẳng hạn như những nguyên tắc trong đối nhân xử thế như: “Trên kính dưới nhường”, “Đói cho sạch, rách cho thơm”…[33; 34] Giáo dục ý thức “đạo đức ở trình độ lý luận” [33; 35] là giáo dục một cách

có hệ thống những nguyên tắc đạo đức XHCN trong mối quan hệ với truyền thống đạo đức dân tộc trên cơ sở những phạm trù cơ bản của đạo đức học Tri thức đạo đức lý luận khái quát đạo đức xã hội ở trình độ sâu sắc, bao quát hơn

Tri thức đạo đức từ trình độ thông thường được nâng lên trình độ lý luận

biểu hiện bằng sự phát triển của ý thức cá nhân, đáp ứng yêu cầu đạo đức của xã hội thông qua quá trình giáo dục Quá trình ấy phải được tiến hành từng bước, từng giai đoạn, phù hợp với từng độ tuổi và năng lực nhận thức của cá nhân

Thứ hai, giáo dục ý thức đạo đức là giáo dục tình cảm đạo đức

Giáo dục tri thức đạo đức tạo tiền đề cho sự hình thành ý thức đạo đức Giáo dục tri thức đạo đức phải gắn liền với bồi dưỡng tình cảm đạo đức

Trang 19

“Tình cảm đạo đức là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh tồn tại xã hội” [33; 169], “là những thái độ rung cảm của cá nhân đối với hành vi của người khác và hành vi của chính mình” [14; 165] Tình cảm là động lực quan trọng thúc đẩy con người hành động, nó khơi dậy “những nhu cầu đạo đức” [1; 57] Các chuẩn mực đạo đức được thể hiện qua hành vi của chủ thể một cách hài hòa,

tự nguyện Thái độ và tình cảm đạo đức giúp con người “nhạy cảm trước cái thiện, cái ác” [33; 169] Thiếu tình cảm đạo đức, con người trở nên thờ ơ, vô cảm trước các hiện tượng xã hội, không định hướng được thái độ, dần mất đi năng lực đánh giá và thực hiện hành vi đạo đức

Tình cảm đạo đức được hình thành từ tâm hồn của mỗi người, từ trái tim yêu cái thiện và căm ghét cái ác Qua đó, hành vi đạo đức khi được thể hiện sẽ mang tính nhân văn sâu sắc Tình cảm đạo đức hình thành khi con người chưa tiếp nhận được tri thức một cách hệ thống chuẩn mực đạo đức Nó hình thành khi cá nhân được giáo dục cách biết cảm thương những mảnh đời bất hạnh, khâm phục những hành động quả cảm, yêu thương con người, căm ghét những hành vi xấu làm hại đến người khác, đến xã hội

Tình cảm đạo đức được nhen nhóm và bùng cháy khi kết hợp với tri thức,

lý tưởng đạo đức Từ đây, ý thức đạo đức được hình thành tạo nên năng lực thực hiện hành vi đạo đức và đánh giá hành vi đạo đức

Thứ ba, giáo dục ý thức đạo đức là giáo dục lý tưởng đạo đức

Lý tưởng là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành ý thức đạo đức cá nhân Lý tưởng đạo đức là sự “định hướng các giá trị đạo đức Giá trị đạo đức bao gồm: giá trị truyền thống của dân tộc, giá trị đạo đức cách mạng và tinh hoa văn hóa nhân loại” [33; 171]

Giáo dục lý tưởng tạo ra khát vọng và động cơ thúc đẩy con người thực hiện hành vi đạo đức “Ngày nay, hoài bão, ước mơ, niềm tin không thiên về tính sử thi mà thiên về tính nhân văn… Tuy nhiên không phải vì thế mà người ta

Trang 20

cù, xây dựng đất nước” [42; 221] Lý tưởng đạo đức là sự lựa chọn các giá trị đạo đức, giữ gìn các giá trị truyền thống của dân tộc, khát khao vươn lên chinh phục những gì tốt đẹp nhất trong cuộc sống

GDĐĐ không thể tách rời giáo dục lý tưởng đạo đức Lý tưởng đạo đức giúp tình cảm đạo đức không chệch hướng, tác động mãnh liệt đến tri thức đạo đức chỉ đạo hành vi đạo đức của cá nhân, phù hợp với lý tưởng của dân tộc Đó

là sự hòa quyện tinh tế, là dòng chảy hài hòa nhưng mãnh liệt trong mỗi cá nhân

Thứ tư, giáo dục hành vi và thói quen đạo đức

Ý thức khi được phát triển thành năng lực thực hiện hành vi đạo đức, nó giúp con người tự soi rọi mình trong hành vi đạo đức

Giáo dục hành vi đạo đức thành thói quen đạo đức, như phản xạ có điều kiện trong ứng xử “Thói quen đạo đức là những hành vi đạo đức ổn định của con người” [14; 167] Hành vi đạo đức được thực hiện một cách tự giác, tự nguyện, thường xuyên và liên tục Xét ở góc độ khác, nó còn là nhu cầu của con người mà khi không thực hiện nó, con người cảm thấy khó chịu và cắn rứt lương tâm Macarencô khẳng định: “Dù anh có xây được bao nhiêu quan niệm đúng đắn về điều phải làm, tôi có quyền nói với anh rằng, anh chẳng giáo dục được gì hết nếu anh không giáo dục thói quen cho các em” (Trích lại [14;167])

Hành vi của con người được thực hiện dưới sự tác động, chi phối của ý thức đạo đức Hành vi đạo đức được thể hiện một cách tích cực tác động trở lại ý thức đạo đức, làm cho ý thức đạo đức xã hội chuyển hóa thành ý thức đạo đức cá nhân Quá trình giáo dục trở thành quá trình tự giáo dục khi nhận thức về tri thức đạo đức được kiểm nghiệm qua thực tiễn hành vi đạo đức Hành vi đạo đức của cá nhân ngày càng hoàn thiện trở thành “văn hóa đạo đức” [1; 57]

Đặc trưng thứ hai: Giáo dục đạo đức qua việc làm rõ giá trị thiện - ác

Trong bất kỳ thời đại nào, thiện và ác luôn là cặp phạm trù đối lập nhau Quan niệm về thiện - ác luôn vận động, biến đổi theo sự vận động của lịch sử,

Trang 21

tùy thuộc vào đặc điểm hình thành và phát triển của từng quốc gia, dân tộc

“Quan niệm thiện - ác có tính lịch sử - xã hội” [16; 123]

Trước Mác, quan niệm về thiện - ác là cái sẵn có, là bản chất của con người hoặc do một lực lượng siêu nhiên nào đó ban tặng Nhưng quan niệm đạo đức học Mác - Lênin mang tính hiện thực và biện chứng, lý giải đúng đắn quan niệm thiện - ác Quan niệm Macxít về thiện và ác được hiểu rằng “ý thức của con người về thiện - ác không phải là sản phẩm của sự trừu tượng thuần túy” [30; 88], đó là kết quả của sự phản ánh vào trong bộ óc của con người từ những điều kiện kinh tế - xã hội của một thời đại nhất định, của một giai cấp nhất định Ph Ăngghen nêu rõ: “Con người dù tự giác hay không tự giác, rút cuộc đều rút ra những quan niệm đạo đức của mình từ những quan hệ thực tiễn đang làm cơ sở cho vị trí giai cấp của mình, tức là từ những quan hệ kinh tế” [5; 136] Quan niệm này không phải là cái bất biến, chung chung, nó mang tính xã hội - lịch sử Thiện là tất cả những gì tốt đẹp, mang đến lợi ích, hạnh phúc cho con người phù hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ Cái thiện được biểu hiện bằng lòng chân thành, sự ngay thẳng, sự trong sáng trong tâm hồn mỗi con người “Thiện

là một giá trị đạo đức tổng hợp những giá trị đạo đức tốt đẹp khác ở mỗi thời đại hướng tới sự phát triển” [30; 90] Đối lập với cái thiện là cái ác, là tất cả những

gì gây trở ngại, đi ngược lại với lợi ích chung của cộng đồng, xã hội Cái ác biểu hiện bằng những hành vi giả dối, hủy hoại nhân cách con người Thiện và ác tồn tại đan xen lẫn nhau, làm điều kiện và tiền đề tồn tại cho nhau Đôi khi cái ác ẩn mình dưới vỏ bọc là cái thiện để thực hiện những hành vi đen tối Ngược lại, một kẻ độc ác, trong cuộc đời họ cũng có thể làm những việc tốt đẹp “Sự đối lập giữa thiện và ác chỉ mang tính tương đối trong đời sống hiện thực” [30; 91]

Vì thế, GDĐĐ với chức năng làm rõ giá trị thiện - ác như một sự định hướng cho nhận thức và hành động, mang lại nhân sinh quan cho con người để phân biệt thiện, ác; phân biệt điều hay, lẽ phải với sự sai trái làm cơ sở cho quá trình

Trang 22

xuyên suốt trong suốt quá trình giáo dục Nó cung cấp những tri thức cơ bản của quá trình nhận thức hệ thống các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, được ví như xương sống cho sự hoàn thiện nhân cách

“Giữa các thời đại lịch sử khác nhau cũng có những điểm tương đồng về thiện,…nghĩa là sự đem lại lợi ích và hạnh phúc cho mọi người” [16; 124] Quan niệm về thiện - ác cũng có sự thay đổi, nhưng giữa thời đại trước với thời đại

sau, nó luôn có sự tương đồng mà tâm điểm là lợi ích chung của xã hội, được

xác định từ lợi ích chung của quảng đại quần chúng nhân dân

Làm rõ các giá trị thiện - ác nhằm khích lệ, tuyên dương những việc làm tốt; lên án, ngăn ngừa những hành động sai trái Đặc trưng của GDĐĐ không phải là sự trừng phạt, xử lý những hành vi sai phạm khi con người đã nhúng tay vào điều ác Giá trị của cái thiện ở chỗ nó luôn soi sáng để dẫn đường cho con người, chinh phục những người có hành vi không lương thiện GDĐĐ giúp con người nắm vững giá trị của cái thiện, lựa chọn nó trong mỗi hành vi ứng xử của mình với người khác và với cộng đồng

1.1.2 Quan niệm đạo đức và giáo dục đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

Kế thừa tính khoa học và khắc phục những hạn chế các quan niệm trước đó, quan niệm về đạo đức và GDĐĐ của triết học Mác - Lênin đi từ sự luận giải về bản chất con người

Lao động là tiền đề đầu tiên làm cho các cá nhân gắn kết lại với nhau Như một sự tất yếu khách quan, mối quan hệ giữa những con người được hình thành

Đó là quan hệ xã hội Vì vậy, con người không phải là con người chung chung, phi hiện thực mà là con người trong hiện thực, gắn liền với những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ, do điều kiện kinh tế - xã hội quy định C Mác khẳng định:

“Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng

Trang 23

biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ

xã hội”[4; 11]

Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, C Mác và Ph Ăngghen đã viết: “Sự phát triển của một cá nhân được quyết định bởi sự phát triển của tất cả những cá nhân khác mà cá nhân ấy đang trực tiếp hoặc gián tiếp giao tiếp, rằng các thế hệ của những cá nhân quan hệ với nhau, bị ràng buộc với nhau…, điều đó quyết định những mối quan hệ qua lại của chính thế hệ ấy Tóm lại, chúng ta thấy rằng

sự phát triển đang diễn ra và lịch sử của một cá nhân riêng lẻ tuyệt nhiên không thể tách rời với lịch sử của những cá nhân trước kia hoặc cùng thời với mình, mà

là do lịch sử ấy quyết định” [4; 642] Con người không thể tồn tại như những cá nhân riêng lẻ, mà tồn tại trong cộng đồng, cùng với những cá nhân khác, kế thừa

từ những thế hệ trước làm nên sự phát triển của xã hội Trong quá trình ấy, chế

độ tư hữu xuất hiện Mối quan hệ giữa người với người là mối quan hệ bóc lột giữa giai cấp thống trị và bị trị Bản chất của con người bị biến dạng và đạo đức theo quan điểm của C Mác và Ph Ăngghen là đạo đức gắn liền với nền sản xuất

tư bản chủ nghĩa, gắn với sự bóc lột: “Con người với sự quy định của hàng hóa;

nó sản xuất ra con người theo quy định ấy, như là một thực thể mất tính chất người cả về mặt tinh thần lẫn thể xác - Tính vô đạo đức, sự biến chất, sự đần

độn của cả công nhân lẫn nhà tư bản” [6; 269]

Trong xã hội tư bản, đạo đức bị chi phối và bóp méo bởi quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Chỉ có xóa bỏ tình trạng bóc lột thì mới giải phóng giai cấp công nhân và giải phóng con người Đạo đức theo quan điểm Mác - Lênin là đạo đức gắn liền với sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại, vì sự phát triển toàn diện của con người Đạo đức ấy mang ý nghĩa nhân đạo, nhân

văn sâu sắc Nó có được khi “Chủ nghĩa cộng sản với tính cách là sự xóa bỏ một cách tích cực chế độ tư hữu - sự tự tha hóa ấy của con người…; do đó với tính

cách là việc con người hoàn toàn quay trở lại chính mình với tính cách là con

Trang 24

người xã hội, nghĩa là có tính chất người - sự quay trở lại này diễn ra một cách

có ý thức và có giữ lại tất cả sự phong phú của sự phát triển trước đó” [6; 287].V.I.Lênin khẳng định: “Đạo đức đó là những gì góp phần phá hủy xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những người lao động chung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới của những người cộng sản… là đạo đức phục vụ cuộc đấu tranh ấy, là đạo đức nhằm đoàn kết những người lao động chống mọi sự bóc lột” [19; 369] Hành vi đạo đức được thể hiện như nhiệm vụ của mỗi cá nhân, góp phần vào công cuộc chống lại sự bóc lột Đạo đức cộng sản gắn liền với lợi ích của giai cấp vô sản Cuộc đấu tranh của giai cấp ấy vì sự phát triển của con người “Cuộc đấu tranh giai cấp còn tiếp tục…Và đạo đức cộng sản của chúng ta cũng phải phục tùng nhiệm vụ này” [19; 369]

V.I.Lênin chú trọng vào giáo dục lý tưởng, lập trường của giai cấp vô sản, giáo dục niềm tin, giáo dục tinh thần lao động, đoàn kết, giáo dục tri thức để thanh niên trở thành những người thấm nhuần đạo đức cộng sản, biến mục tiêu của xã hội thành hiện thực vì “Đạo đức giúp xã hội loài người tiến lên cao hơn, thoát khỏi ách bóc lột lao động” [19; 371] “Giáo dục thanh niên cộng sản không phải là nói cho họ nghe những bài diễn văn êm dịu hay là những phép tắc đạo đức Không phải cái đó là giáo dục Khi người ta thấy được cha mẹ mình sống dưới ách của bọn địa chủ và bọn tư bản thế nào, khi chính người ta chịu chung nỗi đau khổ với những người mở đầu cuộc chiến đấu chống bọn bóc lột…,- thì khi đó, người ta tự rèn luyện mình trong hoàn cảnh này để trở thành những người cộng sản Cơ sở của đạo đức cộng sản là cuộc đấu tranh để củng cố và hoàn thành công cuộc xây dựng chủ nghĩa cộng sản Đó cũng là cơ sở của việc rèn luyện, học tập và giáo dục cộng sản… Chúng ta không tin vào việc rèn luyện, giáo dục và học tập nếu những việc đó chỉ đóng khung trong nhà trường

và tách rời cuộc sống sôi nổi” [19; 371, 372] Giáo dục những tri thức đạo đức

phải gắn liền giữa lý luận và thực tiễn, cuộc sống sôi nổi sẽ dạy cho thanh niên

Trang 25

nhiều điều mà ở sách vở không có Từ đó, đạo đức được hình thành đi đôi với nhận thức, trưởng thành và trải nghiệm, hoàn thiện nhân cách con người

Kế thừa quan niệm về đạo đức Phương Đông và Chủ nghĩa Mác - Lênin, theo quan niệm của Hồ Chí Minh đạo đức là đạo đức cách mạng, là “trung với nước, hiếu với dân”

“Trung với nước” là vì lợi ích của Tổ Quốc, quyền lợi và sự sinh tồn của dân tộc, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân Hồ Chí Minh khẳng định “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm

nô lệ” [22; 480] Ngày nay, trung với nước là chấp hành chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, xây dựng đất nước “Hiếu với dân” là vì nhân dân mà phục vụ “Được phục vụ nhân dân là rất vẻ vang” [25; 463] Cán

bộ cũng từ dân mà ra Cán bộ làm cách mạng cũng để phục vụ nhân dân, chứ không phải để đè đầu cưỡi cổ nhân dân

Con người cần phải có tính cách của một người cách mạng “Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính Thiếu một đức thì không thành người” [23; 321] Thiếu một đức không thể trung với nước, hiếu với dân

Trong mối quan hệ giữa mình với người, theo Hồ Chí Minh: “chữ Người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn Nghĩa rộng là đồng bào cả nước Rộng nữa là cả loài người… ta phải yêu quý, kính trọng giúp đỡ… Việc gì

dù có lợi cho mình,… mà có hại cho nước thì quyết không làm” [23; 326] Quan niệm về đạo đức của Hồ Chí Minh không dừng lại ở việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức bản thân mà còn được biểu hiện trong mối quan hệ của bản thân với gia đình, mọi người, với Tổ Quốc

Ngoài những đức tính: cần; kiệm; liên; chính, con người cần phải có nhân; nghĩa; trí; dũng; liêm “Đạo đức cách mạng tức là khiêm tốn, đoàn kết, thực hành chủ nghĩa tập thể, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, nghiêm khắc chống chủ nghĩa cá nhân như tự tư, tự lợi, tự kiêu, tự mãn” [28; 99]

Trang 26

Kế thừa quan niệm về đạo đức của V.I.Lênin, theo Hồ Chí Minh đạo đức còn thể hiện ở tinh thần lao động tự giác, sáng tạo, lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, là hạnh phúc Đạo đức ấy là đạo đức mới góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc XHCN Nhân cách con người không phải là cái sẵn có

mà phần lớn do vai trò của giáo dục quyết định “Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” [22; 383] Khắc phục chủ nghĩa duy tâm, quan niệm Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức mang tính duy vật triệt

để, góp phần thay đổi xã hội theo hướng tiến bộ GDĐĐ làm cho con người trở nên người hơn, sống có ý nghĩa và có ích cho xã hội

1.1.3 Vai trò của giáo dục đạo đức cho học sinh người dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay

“Đạo đức là nhu cầu, là cội nguồn của hạnh phúc Một xã hội hạnh phúc chính là ở chỗ cần tạo ra những con người có ý thức và năng lực thực tiễn, có hành động vì người khác”[16; 23] Khổng Tử đã đề cập đến GDĐĐ như một sự cần thiết và ưu tiên trong quá trình giáo dục “Tiên học lễ, hậu học văn”, trước hết phải học “lễ”, tức là phải học cách đối nhân xử thế trong mối quan hệ với mọi người theo lẽ phải Hồ Chí Minh đã xem GDĐĐ là khâu đầu tiên trong quá trình giáo dục thế hệ trẻ, “Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa”[28; 180]

GDĐĐ là cái cốt lõi, nền tảng trong quá trình giáo dục Nếu không có đạo đức, tri thức và năng lực của con người dễ gieo mầm cho chủ nghĩa cá nhân phát triển, hủy hoại xã hội Theo quan điểm Macxít, đạo đức luôn gắn liền với một giai cấp nhất định GDĐĐ cho HS là GDĐĐ cách mạng, đạo đức cộng sản để làm chủ tương lai của đất nước

Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc Ngoài dân tộc Kinh chiếm đại

đa số, các DTTS chiếm 13% tổng dân số cả nước, cư trú đan xen nhau trên các vùng miền của Tổ Quốc, đặc biệt là ở vùng sâu, xa, miền núi Hiện nay, khoảng

Trang 27

cách về kinh tế, trình độ văn hóa cũng như các mặt khác của đời sống xã hội giữa miền ngược và miền xuôi, giữa đồng bằng và miền núi còn khá lớn Đảng

và Nhà nước đã ban hành các chính sách, từng bước hỗ trợ đồng bào DTTS nhằm tạo sự phát triển đồng bộ giữa các vùng miền trong cả nước

HS người DTTS - thế hệ thanh niên đảm nhận trách nhiệm to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Theo nhận định của Bộ chính trị:

“Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có diễn biến phức tạp Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”,

“nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta” [12; 29] Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, Đảng ta cũng cho rằng một bộ phận HS, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt lý tưởng, theo lối sống thực dụng Trong ấy, có không ít HS người DTTS - lực lượng kế thừa và thực hiện mục tiêu nâng cao trình độ dân trí; một bộ phận HS được đào tạo để trở thành cán bộ nguồn phục vụ địa phương cũng có những biểu hiện trên

Bên cạnh dạy chữ cho HS người DTTS còn phải dạy làm người, phải giáo dục toàn diện cả “đức” và “trí”, thái độ học tập đúng đắn và nghiêm túc Bồi dưỡng tình cảm đối với bản làng, quê hương rộng hơn nữa là đất nước Việt Nam; khơi dậy lòng yêu thương con người; khơi dậy trách nhiệm bản thân và ý thức tập thể khi hòa nhập vào cộng đồng trường học, xã hội…Đó là những phẩm chất đạo đức mới của lực lượng kế cận sự nghiệp xây dựng CNXH của đất nước Cần phải giáo dục ý thức và năng lực thực hiện hành vi đạo đức khi HS người DTTS hòa nhập với cộng đồng dân tộc Việt Nam Bác Hồ đã dạy: “không

những dạy đọc, dạy viết, mà còn phải chú trọng dạy đạo đức công dân” [26; 65].

Trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2020, 2 trong 9 giải pháp thực hiện

nhiệm vụ giáo dục dân tộc do Bộ giáo dục và đào tạo đề ra là nâng cao hiệu quả

đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho vùng dân tộc đáp ứng nhu cầu phát

Trang 28

giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Điều này không thể thực hiện nếu

tác động một chiều từ sự chỉ đạo, thực hiện của các cấp lãnh đạo và ngành giáo dục, phải có sự biểu hiện tích cực của HS người DTTS

GDĐĐ cho HS người DTTS là vô cùng quan trọng, là một trong những nhiệm vụ cấp bách Nó không những ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của một vài địa phương trong một thời gian ngắn mà còn tác động lâu dài đến sự phát triển bền vững của đất nước trong quá trình hội nhập

dân với đạo đức”

“Công dân với đạo đức” - học phần thứ hai trong chương trình GDCD lớp

10 cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản của đạo đức học Đây là bước hệ thống lại những kiến thức đạo đức mà HS đã học ở bậc tiểu học và trung học cơ

sở, đồng thời với những tri thức đạo đức được khái quát ở trình độ lý luận giúp định hướng nhận thức và hành động, giáo dục ý thức và thái độ đúng đắn trong mối các quan hệ xã hội

Học phần “Công dân với đạo đức” gồm 7 bài được khái quát thành hai nhóm nội dung:

Thứ nhất: Giáo dục những tri thức đạo đức cơ bản để hoàn thiện nhân cách

và bản thân HS, bao gồm: Bài “Quan niệm về đạo đức”; “Những phạm trù cơ bản của đạo đức học” ; “Tự hoàn thiện bản thân”

Nhóm bài học trên cung cấp cho HS quan niệm về đạo đức tiến bộ, phạm trù về nhân phẩm, nghĩa vụ, lương tâm, danh dự và hạnh phúc giúp điều chỉnh hành vi của con người phù hợp với yêu cầu chung của xã hội Đạo đức điều chỉnh hành vi con người một cách tự nguyện, tự giác, làm cho cá nhân có nhu cầu và động cơ thực hiện hành vi đạo đức Khác với phương pháp điều chỉnh hành vi của pháp luật, con người phải thực hiện những yêu cầu, lợi ích chung của xã hội một cách bắt buộc, cưỡng chế Giáo dục các phạm trù đạo đức, giúp

Trang 29

con người vượt qua khó khăn thử thách, những cám dỗ trong cuộc sống, giữ gìn nhân phẩm và lương tâm trong sáng, tiến đến hoàn thiện bản thân, tạo nên giá trị đạo đức riêng mình dựa trên những chuẩn mực đạo đức của xã hội

Thứ hai: Giáo dục những giá trị đạo đức của con người cần đạt được trong

các mối quan hệ từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng, bao gồm: Quan hệ với người khác: Bài “Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình”; Quan hệ với cộng đồng: Bài “Công dân với cộng đồng”; Quan hệ với quê hương, đất nước: Bài

“Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”; Quan hệ với nhân loại: Bài “Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại”

Nội dung bài học giáo dục thái độ, cách ứng xử theo lẽ phải, những hành động nên và không nên làm trong tình yêu, hôn nhân, gia đình Trách nhiệm của bản thân đối với các mối quan hệ từ những thành viên trong gia đình: ông bà, cha mẹ, anh chị em đến những người trong cộng đồng, xã hội và nhân loại

Đây là những kiến thức cơ bản, trọng tâm và cốt lõi để hình thành nên nhân cách của HS THPT, lứa tuổi đang bắt đầu dần hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cho cả quãng đời sau này của con người Việc giáo dục qua dạy học phần “Công dân với đạo đức” có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành ý thức đạo đức, định hướng thái độ và hành vi đạo đức của HS Đó là đạo đức XHCN Không giáo dục những tri thức đạo đức cho lứa tuổi nhạy cảm này, với những tác động của nhiều yếu tố trong giai đoạn hiện nay, HS khó định hướng cho bản thân trong thực hiện hành vi đạo đức Các tri thức đạo đức đã được lĩnh hội ở các bậc học dần bị mai một, nhường chỗ cho biểu hiện của sự lười nhác, thờ ơ, vô cảm, thiếu văn hóa, những hành vi mang tính ác và tệ hại hơn là những tấm bi kịch của bản thân HS, gia đình và xã hội Giáo dục tri thức đạo đức cho HS THPT qua dạy học phần “Công dân với đạo đức” không chỉ là

sự can thiệp kịp thời, định hướng sự hình thành nhân cách trước những tác động tất yếu của thời đại mà còn là sự cần thiết mang tính lâu dài vì lợi ích “trăm năm

Trang 30

Tuy nhiên, chương trình GDCD ở bậc THPT là khung chương trình chung cho HS trong cả nước Xét về mức độ nhận thức, năng lực lĩnh hội của HS ở những vùng miền khác nhau không đồng đều Do vậy, giảng dạy để vừa đảm bảo kiến thức chung, vừa phù hợp với trình độ, năng lực nhận thức của HS là điều không dễ dàng Kết quả của việc truyền thụ tri thức được đo bằng những hành vi đạo đức của HS trong quan hệ với thầy cô, bạn bè, cộng đồng, xã hội và đất nước Đó mới là yêu cầu, mục đích cuối cùng của GDĐĐ

Phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng HS, dễ tiếp thu kiến thức, đảm bảo kiến thức trọng tâm, gắn lý luận với thực tiễn nhằm mang lại hiệu quả cao trong GDĐĐ đối với HS người DTTS, đáp ứng yêu cầu của xã hội là trách nhiệm của GV giảng dạy bộ môn GDCD

1.1.5 Những yếu tố cơ bản tác động đến đạo đức của học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay

1.1.5.1 Về đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học phổ thông

Với lứa tuổi từ 16 đến 18 tuổi, HS THPT có những thay đổi lớn về khả

năng thể lực như: tăng chiều cao, sức mạnh, thể chất, sức bền Cơ thể đang trong

giai đoạn phát triển hoàn chỉnh như người trưởng thành

Về mặt trí tuệ, ở lứa tuổi này, HS có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng, phân tích, tổng hợp vấn đề, sáng tạo, xuất hiện tư duy phê phán và sự ham hiểu biết là cơ sở hình thành thế giới quan Đó là hệ thống những quan điểm về tự nhiên, xã hội, các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực của xã hội

Cùng với sự phát triển về thể chất và trí tuệ, sự biến đổi cảm xúc cũng là một trong những đặc trưng của HS THPT Những rung động cảm xúc trở nên phức tạp, nhạy cảm, tò mò và thích khám phá bản thân và các hiện tượng xã hội Phát triển sự tự ý thức là một đặc điểm của lứa tuổi thanh niên Quá trình này tồn tại lâu dài và đang trong giai đoạn hoàn thiện tư duy Sự tò mò, ham học hỏi, khám phá cùng với những bỡ ngỡ, va vấp trước cuộc sống là điều khó tránh

Trang 31

khỏi, nhưng chính điều này tạo nên sự định hướng cho bản thân về giá trị đạo đức, mục đích, những hoài bão và lý tưởng sống

Những thay đổi nói trên cùng với sự tự nhận thức được vị trí của mình trong mối quan hệ với gia đình, cộng đồng là nguyên nhân xuất hiện ở HS THPT sự mâu thuẫn Mâu thuẫn muốn trở thành người lớn song HS ý thức được rằng mình chưa đủ khả năng Tuy nhiên, những cảm nhận của lứa tuổi này cũng mang tính chất của người trưởng thành

Được giáo dục một cách khoa học, đúng cách cùng với những yếu tố tích cực của lứa tuổi này, HS THPT sẽ phát triển về năng lực tư duy khoa học và năng lực hoàn thiện nhân cách của mình

1.1.5.2 Sự tác động của gia đình đến việc hình thành đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

Gia đình là “hình thức tổ chức quan trọng nhất của sinh hoạt cá nhân” [34; 204], là “chiếc nôi tình cảm, là cội nguồn của giá trị đạo lý, nhân cách, văn hóa con người, là trường học đầu tiên” [11; 13] thực hiện chức năng giáo dục - nơi tính cách, đạo đức của con người

Giáo dục con cái là một trong những chức năng của gia đình Nếu trong nôi gia đình ru tuổi thơ bằng những khúc hát của tình yêu thương vô bờ bến, răng dạy bằng lời hay lẽ phải, chắc rằng tâm hồn trẻ sẽ tinh khôi, trong sáng Những chuẩn mực đạo đức hình thành trong nhân cách Ngược lại, sự giáo dục của gia đình không đến nơi đến chốn thì tính cách của con người như những mảnh ghép

vỡ vụn khi soi mình vào chuẩn mực đạo đức xã hội Tính cách và đạo đức cá nhân là sự phản ánh truyền thống, văn hóa của gia đình Hành động của thành viên trong gia đình trái ngược với bài học về lòng tự trọng, danh dự, lương tâm, nghĩa vụ…làm cho sự tác động của nhà trường bị vô hiệu hóa

Mặt khác, “đời sống kinh tế quá khó khăn; trình độ học vấn, năng lực giáo dục con cái của bố mẹ còn thấp gây hạn chế trong việc giáo dục con cái; từ lối

Trang 32

sống, sinh hoạt, sự mất ổn định của gia đình; bố mẹ dành thời gian cho con cái quá ít” [11; 46] là nguyên nhân tác động trực tiếp đến sự hình thành đạo đức HS THPT Trong giai đoạn này, bản thân HS đã nhận thức khá đầy đủ, nhạy cảm và

có năng lực đánh giá với những gì diễn ra xung quanh mình

“Giáo dục của gia đình có ảnh hưởng sâu sắc, lâu dài và toàn diện đối với thế hệ trẻ suốt cuộc đời” [11; 38] Đạo đức gia đình tốt hay bị phá vỡ đều ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân của từng cá nhân Con người đón nhận những tác động đó như một tất yếu không thể thay đổi

1.1.5.3 Sự tác động của nhà trường đến việc hình thành đạo đức học sinh trung học phổ thông

Nhà trường là môi trường giáo dục thứ hai giúp con người hình thành các giá trị đạo đức tiến bộ, tạo điều kiện để HS THPT tiếp thu kiến thức, rèn luyện đạo đức, định hướng nghề nghiệp Với hệ thống chương trình khoa học, các phương tiện dạy học và hỗ trợ dạy học, đội ngũ nhà giáo với trình độ ngày càng được chuẩn hóa, đủ năng lực hướng dẫn HS tiếp thu tri thức, rèn đức luyện tài Năng lực lãnh đạo quản lý, giảng dạy cũng như các mối quan hệ của những người làm công tác giáo dục; việc đánh giá kết quả học tập hay thái độ trong giảng dạy, cư xử cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm, tâm hồn nhạy cảm và hình thành đạo đức của HS Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Những thầy giáo, những cán bộ giáo dục đều phải luôn luôn cố gắng học thêm, học chính trị, học chuyên môn” [26; 126] Tư cách người thầy là minh chứng mang tính giáo dục cao

“Học trò tốt hay xấu là do thầy giáo, cô giáo tốt hay xấu” [26; 492] Kết quả của GDĐĐ đọng lại trong tâm hồn HS như một sự phản cảm đáng tiếc, phá vỡ hoàn toàn mục tiêu giáo dục nhân cách con người nếu nhà giáo dục không tự giáo dục cho bản thân mình

“Nhà trường phải gắn liền với thực tế của nhà nước, với đời sống của nhân dân” [25; 80] Đạo đức mà HS lĩnh hội phải là đạo đức mang hơi thở cuộc sống,

Trang 33

là sự chắc lọc những điều tốt đẹp nhằm hình thành thế giới quan giúp HS lựa chọn, chọn lọc cái cần tiếp thu cho quá trình hoàn thiện nhân cách GDĐĐ cho

HS không phải chỉ dừng lại ở việc giáo dục hình thành nhân cách, mà phải giáo dục trí tuệ để biểu hiện nhân cách

Vai trò của nhà trường trong việc tác động đến đạo đức của HS THPT là vô cùng to lớn Dưới lăng kính trí tuệ và sự nhạy cảm của tuổi sắp trưởng thành,

HS như một cây non cần được uốn nắn khéo léo để xanh lá với đời Giáo dục của nhà trường đúng cách sẽ mang lại hiệu quả đó

1.1.5.4 Môi trường xã hội tác động đến việc hình thành đạo đức học sinh trung học phổ thông

Việt Nam bước vào thời kỳ mở cửa với sự bùng nổ công nghệ thông tin, phát triển kinh tế trở nên năng động, sự giao lưu hội nhập của các trào lưu văn hóa đang tác động một cách trực tiếp đến đạo đức thế hệ trẻ tương lai Trong đó,

có HS THPT - những thanh thiếu niên ở tuổi năng động, thích nghi nhanh, hiếu

kỳ, tò mò luôn muốn phám phá và chinh phục cái mới

Sự thay đổi ấy có ảnh hưởng tích cực đến đạo đức, thúc giục con người không ngừng lao động và sáng tạo, hình thành nên ở thế hệ tương lai những phẩm chất đạo đức mới: đó là tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ, ý chí thép vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống Bên cạnh đó, những ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức con người là không nhỏ Đó là cuộc chạy theo lợi ích cá nhân, lương tâm của con người bị che mờ, sống thực dụng bằng những thủ đoạn bất chính… làm phá vỡ các giá trị truyền thống của dân tộc Sự tha hóa về lối sống dẫm đạp lên các chuẩn mực, giá trị đạo đức xã hội

Xã hội như biển lớn mà HS luôn tìm cách khám phá, thể hiện mình, tồn tại trong nó những mặt tích cực và hạn chế tác động đến đạo đức của HS Nước nhà thịnh hay suy tùy thuộc vào trí tuệ, bản lĩnh của thế hệ thanh niên Sẽ là bi kịch

Trang 34

cho gia đình, đất nước khi thế hệ tương lai không có đạo đức của con người ở thời đại mới

1.2 Thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học phần “Công dân với đạo đức” trong giai đoạn hiện nay (Qua khảo sát tại trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bình Thuận)

1.2.1 Đặc điểm chung về học sinh người dân tộc thiểu số trường phổ

thông Dân tộc nội trú tỉnh Bình Thuận

1.2.1.1 Vài nét về trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bình Thuận

Nằm trên quốc lộ 1A - mạch máu giao thông của cả nước, cách Thành Phố Phan Thiết 7 km về phía Nam, giáp với thị trấn Phú Long, Trường PT DTNT tỉnh Bình Thuận thuộc địa bàn xã Hàm Thắng của huyện Hàm Thuận Bắc được thành lập vào ngày 13 tháng 08 năm 1992 theo quyết định số 299/QĐ-UB-BT của Uỷ Ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận Trường thuộc hệ THPT chuyên biệt đảm nhận hai nhiệm vụ nuôi và dạy HS người DTTS

Những ngày đầu mới thành lập, trường đào tạo 3 cấp học Đến năm 2001, Trường đào tạo HS THPT và nhận dạy HS người Kinh ở các địa bàn lân cận Từ năm 2005 đến nay, Trường chỉ đào tạo HS người DTTS của Tỉnh

Năm học 2011- 2012, cơ sở vật chất của trường ngày càng hoàn thiện, phục

vụ tốt hơn theo yêu cầu đặc thù của trường chuyên biệt, làm cùng lúc hai nhiệm

vụ nuôi dưỡng và giáo dục 1.027 HS (03 khối lớp), gồm 14 DTTS trong toàn Tỉnh Trường xây dựng 27 phòng học cho 27 lớp, mỗi phòng đều trang bị máy chiếu, máy tính xách tay, mạng internet; 02 phòng tin học; 04 phòng thực hành nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động giảng dạy và học tập; 03 khu kí túc xá gồm 90 phòng ở, có nhà tắm và nhà vệ sinh riêng ở mỗi phòng; 01 khu nhà ăn

có sức chứa 1.000 chỗ; 01 nhà đa năng luyện tập thể dục thể thao

Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên gồm 76 người, trong đó Ban Giám Hiệu: 03 người, (01/3 là người DTTS) 73 GV có trình độ cử nhân khoa học, 02

Trang 35

GV có trình độ thạc sĩ và 02 đang theo học chương trình sau đại học (05/73 GV

là người DTTS) Cán bộ công nhân viên gồm 39 người làm nhiệm vụ giám thị, giáo vụ, kế toán, hành chính, quản lý khu kí túc xá và nuôi dạy HS

20 năm trưởng thành và phát triển, Trường đã góp phần to lớn vào việc đào tạo HS người DTTS có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học nhằm nâng cao trình độ dân trí cho vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người của Tỉnh Đội ngũ giáo viên, công nhân viên của Trường yêu nghề, tận tụy, chịu khó và kiên trì, thực hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong nhiệm vụ giáo dục dân tộc

1.2.1.2 Đặc điểm chung về học sinh người dân tộc thiểu số lớp 10 trường

phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bình Thuận

Tính đặc thù của học sinh người dân tộc thiểu số lớp 10

Năm học 2011 - 2012, khối 10 trường PT DTNT tỉnh Bình Thuận có 14 lớp với 565 HS, chiếm tỉ lệ 55% HS toàn trường, gồm các dân tộc Chăm, Rắc lây, K’Ho, Tày, Nùng, Chơro, Rai, Thái, Hơrê Chiếm đa số HS khối 10 bao gồm HS người K’Ho, Rắclây, Chăm sống ở các Huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Tánh Linh, Đức Linh

Ý thức và hành vi đạo đức của một con người bị chi phối và quy định bởi nơi họ sinh ra, bởi phương thức sản xuất mà nhờ đó họ lớn lên, cộng đồng dân

cư quanh họ HS người DTTS nơi đây sống đan xen trong các thành phần dân cư mỗi vùng hoặc rải rác ở các vùng giáp ranh trên toàn Tỉnh Bình Thuận - Tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ với nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế Tuy nhiên, HS người DTTS sống ở các vùng xa xôi, hẻo lánh của Tỉnh, điều kiện tự nhiên ở mỗi vùng khác nhau Kinh tế của đồng bào DTTS người Chăm ở Phan Điền - huyện Bắc Bình dựa vào chăn nuôi trâu, bò, dê và các loại gia cầm do địa hình ở đây không có núi và rừng, thiếu nước trầm trọng; kinh tế của đồng bào DTTS người Rắc Lây (xã Phan Lâm) và K’Ho (xã Phan Sơn), xen kẽ cùng đồng bào DTTS người Tày, Nùng thuộc Huyện Bắc Bình dựa vào trồng bông và các

Trang 36

loại cây lương thực ngắn ngày; các xã Đông Giang, Đông Tiến và La Dạ của Huyện Hàm Thuận Bắc; Gia Huynh, La Ngâu, Măng Tố, Bắc Ruộng của Huyện Tánh Linh; Sùng Nhơn, Mê Pu của Huyện Đức Linh; Tân Thắng, Sông Phan của Huyện Hàm Tân tập trung chủ yếu đồng bào dân tộc người Chăm, Rắc - lây, K’Ho với tập quán sản xuất phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên, dân cư sống chủ yếu dựa vào rừng, làm nương rẫy, một bộ phận nhỏ trồng lúa nước với phương thức sản xuất tự phát, nhỏ lẻ, thủ công, lạc hậu Kinh tế chậm phát triển, đời sống còn nghèo nàn, lạc hậu, trình độ dân trí thấp Những mùa nương rẫy bấp bênh do phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên làm cho con người nơi đây thụ động Từ khi có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước để phát triển kinh tế, xây dựng đường giao thông, trạm y tế, chăm lo cho giáo dục, đời sống của đồng bào DTTS ngày càng được ổn định Đa số, đồng bào DTTS biết ơn Đảng, Nhà nước Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ người DTTS trông chờ, ỷ lại vào sự quan tâm và ưu tiên của cả nước, dẫn đến thái độ tự mãn, xem thường, không tôn trọng luật pháp và cán bộ, viên chức nhà nước Đa phần, đồng bào DTTS sống tập trung ở những vùng giáp ranh, hẻo lánh, họ quan tâm đến nương ngô, nương sắn hơn việc học hành và GDĐĐ cho con em mình

Mỗi dân tộc gắn liền với những phong tục tập quán, lễ hội rất đa dạng và phong phú Đồng bào Dân tộc Chăm có nhiều lễ hội trong năm: Lễ hội cầu mưa, Roya Phik Trok, lễ hội Tháp bà Po Nar Ga, lễ hội Ramưwan, kinh hội của người Chăm đạo Bàni, lễ hội Pô Dam (PôTằm) của đồng bào dân tộc Chăm đạo Bàlamôn, Tết Katê Đồng bào dân tộc Rắc lây, K'ho có lễ hội Nhôvrêhê, còn gọi

là tết đầu lúa; Riêng dân tộc Rắc lây có lễ hội đâm trâu; Lễ Tả Tài Phán; Lễ hội Nghinh Ông của người Nùng…Lễ hội được tổ chức trong nhiều ngày, người dân trong làng mời rượu nhau, múa, hát, thể hiện sự tín ngưỡng của dân tộc mình Rượu là thứ không thể thiếu trong các lễ hội

Trang 37

Sinh ra và lớn lên trong điều kiện trên, HS người DTTS có lối sống tự do nhưng thụ động, một bộ phận HS ỷ lại nên không có mục tiêu phấn đấu trong học tập, nghiện rượu và trở nên thô lỗ trong ứng xử

Ngôn ngữ, cách ứng xử, tâm lý, đạo đức của HS người DTTS không giống nhau do điều kiện hình thành văn hóa các dân tộc khác nhau Điều này là thách thức lớn đối với những người làm công tác nuôi dưỡng và giáo dục ở Trường Vào đầu năm học, phải sống xa gia đình, quan hệ bạn bè trở gần gũi, HS khối 10 chịu nhiều tác động, ảnh hưởng từ bạn bè, môi trường xã hội HS người DTTS chưa có những hiểu biết cơ bản để sinh hoạt trong kí túc xá, kỹ năng sinh hoạt, kỹ năng giao tiếp chưa được hình thành

Vùng đồng bào DTTS có nền kinh tế kém phát triển Do đó, yếu tố dinh dưỡng không được đảm bảo, HS khối 10 phát triển về trí tuệ và thể lực chậm hơn HS ở các trường THPT khác trong Tỉnh Sự tự ti khi chưa thích nghi được với môi trường mới, vì sức học yếu, giọng nói không rõ ràng khiến đa số HS thu mình trong hoạt động học tập và sinh hoạt nhưng lại có những phản ứng mạnh

mẽ khi gặp sự tác động từ bên ngoài

Theo chỉ đạo của Uỷ Ban Nhân dân Tỉnh và Sở Giáo dục - Đào tạo Bình Thuận, Trường không tổ chức thi tuyển mà thực hiện xét tuyển HS khối 10 Nhà

trường không được chủ động lựa chọn trình độ văn hóa thực của HS Do nguyên

nhân khách quan và chủ quan, sau khi nhập học, nhiều HS viết tiếng Việt chưa thành thạo, khả năng diễn đạt kém, mất kiến thức căn bản, tự ti trong hoạt động giao tiếp và không đủ khả năng lĩnh hội tri thức Sự thụ động được hình thành trong đời sống cộng đồng DTTS được thể hiện trong học tập và sinh hoạt tại Trường Những hủ tục: mê tín dị đoan, uống rượu đã ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, sức khỏe, đạo đức HS, gây trở ngại lớn đến quá trình nuôi dưỡng và giáo dục của cán bộ, GV - công nhân viên Sau một thời gian tham gia học tập và sinh hoạt, HS khối 10 thường bỏ học do không theo kịp chương trình Từ 565

Trang 38

giảm còn 511 HS ở cuối học kỳ một, đến đầu học kỳ hai còn 491 HS, giảm 74

HS chiếm tỉ lệ 13,09 % tổng số HS lớp 10 và 7,2 % so với HS toàn Trường

Về đạo đức, HS khối 10 cũng có những nét đặc thù Nhiều HS chưa có thói quen giao tiếp với người lớn tuổi hơn, với thầy cô hay cán bộ công nhân viên Những quy tắc trong giao tiếp ứng xử đáng lẽ đã trở thành thói quen, thì với HS

- nó vẫn còn ngượng ngùng, khập khiễng Qua khảo sát 4 lớp khối 10, trung bình có khoảng 30% HS chưa có thói quen cơ bản trong ứng xử khi mới bước chân vào trường PT DTNT tỉnh Bình Thuận

Nắm được những đặc điểm này, người làm công tác GDĐĐ cần tìm cách khắc phục những khó khăn, đề ra phương hướng và biện pháp giáo dục phù hợp

để mang lại hiệu quả trong giáo dục

Những nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành đạo đức của học sinh người

dân tộc thiểu số lớp 10 trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bình Thuận

Nhân cách con người được hình thành không phải một sớm một chiều Nó được định hướng từ khi con người sinh ra, lớn lên trong môi trường gia đình, tiếp đó là nhà trường và xã hội

Bên cạnh những đặc điểm chung của lứa tuổi THPT, HS người DTTS còn mang “tính đặc thù” riêng Khi đến trường PT DTNT, lần đầu tiên HS tiếp xúc với công nghệ thông tin, bao điều mới lạ được khám phá từ cuộc sống nhưng thiếu vắng sự bảo ban, quan tâm sâu sát của cha mẹ Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành đạo đức của HS người DTTS nơi đây

Nguyên nhân khách quan

Nền kinh tế của đất nước đang dần chuyển sang cơ chế thị trường với những mặt tiêu cực của nó, ảnh hưởng sâu sắc tới lối sống của HS người DTTS Theo sự hợp tác và hội nhập quốc tế, các nền văn hóa khác nhau trên thế giới du nhập vào Việt Nam như một sự thách thức lớn trong việc tiếp thu có chọn lọc và giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc

Trang 39

Các thế lực thù địch, phản động lợi dụng quá trình toàn cầu hóa thực hiện

âm mưu lật đổ chế độ XHCN qua hoạt động “diễn biến hòa bình”, làm cho thế

hệ trẻ phai nhạt lý tưởng, mục tiêu của CNXH, “tự chuyển hoá”, “tự diễn biến” qua các chiêu bài dân chủ, nhân quyền và các chính sách dân tộc, tôn giáo

Nguyên nhân chủ quan

Sự chi phối của những tập quán đã không còn phù hợp, HS người DTTS chưa đủ khả năng thực hiện hành vi đạo đức Tri thức khoa học chưa kịp thấm nhuần cho sự hình thành kiến thức phổ thông một cách vững chắc để HS có đủ

sự hiểu biết nhất định

Hầu hết HS được sinh ra từ các gia đình đông con, trình độ dân trí thấp, thiếu hiểu biết và thiếu sự quan tâm của cha mẹ, phó mặc việc nuôi dạy con cái cho nhà trường dẫn đến đạo đức của HS người DTTS không hình thành theo đúng chuẩn mực đạo đức của xã hội

Do kinh tế khó khăn, chế độ dinh dưỡng chưa đầy đủ, chăm sóc sức khỏe chưa hợp lý, năng lực nhận thức của HS người DTTS phát triển chậm Sự tò mò khi lần đầu tiếp xúc với những điều mới lạ khiến HS không làm chủ được bản thân, dễ sa vào những cám dỗ

Đặc điểm tự khẳng định bản thân ở lứa tuổi này cũng khiến HS có những hành vi không phù hợp với các chuẩn mực xã hội Sự chủ quan và ỷ lại vào chế

độ chính sách của Đảng và Nhà nước dành cho người DTTS Đây là nguyên nhân chính khiến suy nghĩ của HS méo mó, lệch lạc dẫn đến hành vi dần xa rời các chuẩn mực đạo đức, là cơ hội cho chủ nghĩa cá nhân hình thành và trỗi dậy như bản năng đáng sợ của con người

Quá trình GDĐĐ cho HS người DTTS ở Trường cũng vướng phải những khó khăn nhất định, chưa có sự thống nhất giữa trường học và quản lý khu kí túc

xá, giữa thầy cô các bộ môn, chưa có một biện pháp nào mang tính chiến lược tạo hiệu quả lâu dài từ sự giáo dục để tác động, khơi dậy ý thức của những tâm

Trang 40

trò, nỗi buồn nhớ nhà mong được quây quần bên bữa cơm gia đình HS cần tình thương yêu, sự thức tỉnh từ những người nuôi dưỡng và giáo dục

Việc hình thành đạo đức của HS người DTTS bị chi phối bởi nhiều nguyên nhân khác nhau Trong đó, các nguyên nhân mang tính chủ quan gần như đóng vai trò quyết định

1.2.2 Thực trạng đạo đức của học sinh người dân tộc thiểu số khối 10 trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn hiện nay

Nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, HS trường PT DTNT cũng không ngừng vươn lên, chủ động, sáng tạo tiếp thu tri thức mới Nhưng sự phát triển của đất nước cũng chịu nhiều tác động, dẫn đến đạo đức của một bộ phận thanh niên, HS đang bị suy thoái Những biểu hiện như: nghiện games, lai căng khi xã hội xuất hiện những luồng văn hóa mới lạ, lối sống thực dụng, không lý tưởng, không có ý chí phấn đấu vươn lên, dựa dẫm, ỷ lại, chạy theo đồng tiền và trở thành tội phạm Điều này là mối nguy hại cho nước nhà khi rường cột đang lung lay trước những “cơn gió” lớn thổi vào trong quá trình hội nhập quốc tế Trong điều kiện đó, một bộ phận HS người DTTS trường PT DTNT tỉnh Bình Thuận đang hòa mình vào nhịp sống mới với những biểu hiện tích cực trong học tập và rèn luyện, nhưng nhiều HS có biểu hiện thiếu ý thức học tập, ý chí vươn lên, chây lười và có lối sống hưởng thụ

Xét theo những nấc thang đạo đức nêu trong điều 3, quy chế 40 và quy chế sửa đổi số 51/BGD-ĐT về đánh giá, xếp loại đạo đức HS THPT “biểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, với bạn bè và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trường …” và bản báo cáo

sơ kết học kỳ 1, năm học 2011- 2012, Hiệu trưởng Trường - Ông Lâm Hùng Chiến nhận định: “Nhìn chung, đa số học sinh có tinh thần, thái độ và động cơ học tập khá tốt, thực hiện nghiêm túc nội quy trường lớp, có quan hệ đúng mực

Ngày đăng: 15/12/2015, 13:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w