Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 61 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
61
Dung lượng
389,5 KB
Nội dung
MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Văn hoá là một trong những hình thái ý thức xã hội, xuất hiện cùng với sự xuất hiệncủa xã hội loài người. Nói cách khác, văn hóa phát triển cùng với tiến trình phát triển của xã hội loài ngườivà ngày càng được bổ sung thêm những nội dung mới. Văn hoá là biểu hiện trí tuệ nhân loại, nó được bồi đắp theo quy trình từ thấp lên cao, theo tính quy luật đi từ chưa nhiều đến nhiều hơn, từ chưa phong phú đến phong phú hơn, ít sâu sắc đến sâu sắc hơn, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Văn hoá là nền tảng sinh hoạt tinh thần của con ngườitrong xã hội, phản ánh trình độ phát triển của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc. Đất nước ta bên cạnh những đổi mới, chuyển biến về kinh tế, xã hội, cơ cấu quản lý thì những vấn đề văn hoá mới nảy sinh từ quá trình đô thị hoá, trình độ dân trí nâng cao cũng làm cho nhu cầu hưởng thụ văn hoá gia tăng về quy mô chất lượng. Nam Đông là một huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế những đặc điểm về địa lí tạo cho huyện sự khác biệt so với những nơi khác. Toàn bộ các xã đồng bào dân tộc trước đây đều nằm trên vùng núi cao hiểm trở bị thắt chặt theo hai vùng Đông-Tây Trường Sơn. Sốngtrong vùng khí hậu khắc nghiệt đã tạo cho dân tộc Nam Đông đức tính cần cù, chịu khó, chịu thương và ý thức cộng đồng gắn bó với nhau rất mật thiết. Hình thức cư trú phân tán và biệt lập là nét đặc thù của các dân tộc miền tây Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Nam Đông nói riêng. Những biến động đã làm mất đi nét cổ truyền văn hóa dân tộc lâu đờicủa đồng bào như ngôi làng Cơ-tu truyền thống . Kinh tế chủ yếu là nương rẫy và săn bắt. Ngày nay, cuộc sống đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng ổn định. Chính sách định canh định cư mang lại hiệu quả đáng kể trongđờisống vật chất tinh thần, chính sách phát triển kinh tế mới ở Nam Đông từ 1976 đến nay có tác dụng tích cực trong việc giao lưu, phát triển kinh tế, văn hóa, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Một cuộc sống mới đang hồi sinh và phát triển trên vùng đất Nam Đông. 2 Xây dựng đờisống văn hoá mới ở huyện Nam Đông Thừa Thiên Huế bên cạnh tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, bảo tồn phát huy giá trị văn hoá của mình, vừa sử dụng những thành quả kinh tế, chính trị giáo dục và đặc biệt là những thành quả của khoa học - công nghệ hiện đại cho đẩy mạnh sáng tạo các giá trị văn hoá truyền thống và xây dựng đờisống văn hoá mới phải tiến hành songsongvới nhau, để phát triển bền vững bước những ảnhhưởng bới những mặt hai của nền kinh tế thị trường, những hạn chế của việc thực hiện chính sách định cư, quy hoạch phát triển kinh tế… Vì vậy việc xây dựng đờisống văn hoá mới ở huyện Nam Đông Thừa Thiên Huế là nhiệm vụ cấp thiết nhằm góp phần giữ gìn phát huy văn hoá dân tộc tronggiaiđoạnhiện nay. Trên cơ sở lí luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, và sự chỉ đạo bởi đường lối văn hoá của Đảng Cộng sản Việt Nam, việc xây dựng đờisống văn hoá mới đang được các tổ chức đảng, chính quyền và nhân dân huyện Nam Đông hết sức quan tâm thực hiện. Với nhận thức tầm quan trọngcủa việc xây dựng đờisống văn hoá mới đốivới sự phát triển của một địa phương, nên tôi chọn "Những khía cạnh triết học của việc xây dựng đờisống văn hoá mới ở huyện Nam Đông- tỉnh Thừa Thiên Huếhiện nay" làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Cùng với chủ trương bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá do UNESCO (tổ chức văn hoá thế giới) phát động. Đảng ta xác định: “Văn hoá là nền tảng văn hoá tinh thần xã hội, văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội’’. Trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh các quan niệm mới về văn hoá của phương Tây mà cốt lõi là đề cao nhân tố văn hoá trong phát triển, phát huy những giá trị văn hoá, đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hoá trong đó có những công trình tiêu biểu sau: Trong cuốn sách Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa do Phạm Duy Đức chủ biên (NXB chính trị Quốc Gia, Hà Nội, năm 2008) các tác giả đã bàn luận quan điểm của các nhà triết học Maxit về xây dựng 3 nền văn hoá xã hội chủ nghĩa. Và một số lĩnh vực cơ bản như văn hoá chính trị, vấn đề xây dựng con người đạo đức, lối sống, tín ngưỡng… Trong cuốn Giá trị truyền thống trước những thử thách của toàn cầu hoá (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2002) các tác giả nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Huyên đã phân tích về vật chất của toàn cầu hoá của góc độ triết học, giá trị học, quan hệ của toàn cầu hoá với việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, những giải pháp và dự báo về vị trí vai trò, khả năng củagiáo dục truyền thống trong sự phát triển nền văn hoá nước ta hiện nay. Tiến sĩ Vũ Thị Kim Dung, đại học sư phạm Hà Nội, trong tạp chí Triết học số 1 (101) tháng 2 năm 1998, Cách tiếp cận vấn đề văn hóa theo quan điểm triết học Mác-Lênin, xuất phát từ quan điểm về bản chất của con người về phương thức xác định bản chất của sự “tồn tại người’’ của triết học Mac, chúng ta có thể kết luận rằng nếu tự nhiên là cái nôi đầu tiên của sự hình thành phát triển con người thì văn hoá là cái nôi thứ hai. Nếu tự nhiên là cái quy định sự tồn tại của con ngườivới tư cách là một thực thể sinh vật, thì văn hóa là phương thức bộc lộ, phát huy những năng lực bản chất người gắn liền với những hoạt động sốngcủa con người. Nói cách khác, văn hoá là sự kết tinh năng lực bản chất ngườitrong thế giới các sản phẩm do chính hoạt động con người tạo ra, là cái quy định bản chất con người. Với tư cách là một “sinh vật có tính loài” là “một thực thể xã hội”. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm trong cuốn Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc (NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội năm 2001) đã tiếp cận những yếu tố cấu thành nền văn hoá, những tiền đề lí luận và thực tiễn hoạt động văn hoá do Đảng ta lãnh đạo để nêu những nét chính về tính tiên tiến của nền văn hoá mà nhân dân ta xây dựng, về bản sắc văn hóa dân tộc, qua đó đề xuất một số biện pháp cơ bản và kiến nghị xây dựng phát triển văn hoá. Tác giả Nguyễn Huy Hoàng trong cuốn Mấy vấn đề triết học văn hoá (NXB văn hoá thông tin, Hà Nội, năm 2002) đã xem xét văn hoá trong sự phát triển của tri thức triết học từ góc độ lịch sử đến góc độ phương pháp luận để trên cơ sở đó suy ngẫm một số vấn đề cấp bách đốivới thực tiễn và văn hoá hiện nay. 4 Trong cuốn Cơ sở triết học của văn hoá nghệ thuật Việt Nam do Đỗ Huy chủ biên (NXB văn hóa thông tin, Hà Nội, năm 2002) các tác giả đề cập đến những khía cạnh phương pháp cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh liên quan mật thiết đến nền tảng và tư duy triết học cả sự phát triển văn hoá nghệ thuật nói chung, sự phát triển của các mê thức văn hoá nghệ thuật Việt Nam nói riêng. Có thể khẳng định rằng, cho đến nay chưa có công trình nào xuất bản và công bố trùng vớihướng tiếp cận vàđối tượng nghiên cứu của đề tài. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích: Từ quan điểm của triết học Mác-Lênin về văn hoá và vai trò của văn hoá, làm rõ những giá trị và đề xuất các giải pháp xây dựng đờisống văn hoá mới ở huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế. Nhiệm vụ: - Phân tích quan điểm triết học Mác - Lênin về khái niệm bản chất, cấu trúc, chức năng và giá trị của văn hoá. - Làm rõ giá trị văn hoá ở huyện Nam Đông và đề xuất giải pháp xây dựng đờisống văn hoá mới ở huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài Cơ sở lý luận là quan điểm triết học Mác - Lênin, đường lốicủa Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hoá và vai trò của văn hoá. Đề tài kết hợp vận dụng những nguyên tắc của phép biện chứng duy vật với các phương pháp nghiên cứu cụ thể như logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, trừu tượng hoá và khái quát hoá, so sánh, điều tra xã hội học. 5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Phạm vi nghiên cứu của đề tài là đờisống văn hoá ở huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huếhiện nay. 6. Đóng góp của đề tài Đề tài góp phần làm rõ những giá trị văn hoá của huyện Nam Đông và đề xuất giải pháp phát huy những giá trị đó giaiđoạnhiện nay. Đề tài này có thể làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội - nhân văn, nhất là trong nghiên cứu về văn hóa góp 5 phần tích cực cho việc tìm kiếm các giải pháp phát huy bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống ở huyện Nam Đông. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 2 chương (5 tiết). 6 CHƯƠNG 1 QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ VĂN HOÁ 1.1. Khái lược về phạm trù "văn hóa" Văn hóa là một trong những hình thái ý thức xã hội, xuất hiện từ rất sớm. Nói cách khác, văn hóa tồn tại phát triển gắn liền với xã hội loài ngườivà ngày càng được bổ sung thêm những nội dung mới, nhân lên ở tầm cao cùng với sự thăng tiến về tri thức của nhân loại. Nhưng trí tuệ đó không bỗng dưng mà thành, nó phải đươc bồi đắp theo quy trình từ thấp lên cao, theo tính quy luật đi từ chưa nhiều đến nhiều hơn, từ chưa phong phú đến phong phú hơn, từ chưa sâu sắc đến sâu sắc hơn, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cho đến nay loài người đã và đang trải qua năm hình thái kinh tế xã hội và mỗi một hình thái như vậy biểu hiện những đặc trưng khác nhau của mỗi phương thức sản xuất. Đây là những bước tiến dài nhưng cũng rất đa dạng và phong phú, bởi vì đó là một quá trình tồn tại trong vận động. Chính sự vận động của phương thức sản xuất là nhân tố căn bản nhất tạo ra đờisống vật chất và tinh thần của con ngườitrong mỗi giaiđoạn lịch sử nhất định, trong đó văn hóa là một lĩnh vực thuộc đờisống tinh thần, là kết quả trực tiếp từ quá trình hoạt động vật chất, biểu hiện sinh động đờisốngcủa con người. Vào buổi bình minh của xã hội loài người, với sự tồn tại của cách thức sản xuất săn bắt, hái lượm, con ngườisống thành bầy đàn, làm chung, ăn chung, ở chung, quần tụ trong một xã hội không có ‘‘dải phân cách”, cho nên văn hóa của xã hội này là ‘‘văn hóa đại đồng”. Chính phương thức sinh tồn cộng đồng này là cơ sở của sức mạnh tập thể, đó là dấu hiệu gắn kết những con người riêng biệt thành xã hội. Tuy nhiên trong cộng đồng này, ‘‘lượng thì mạnh nhưng chất thì yếu” nên con người trở nên thụ động. Mặc dù trình độ vật chất và sinh hoạt tinh thần còn thấp kém, nhưng vẫn chứa đựng những chân giá trị. Con người đã biết giao tiếp, tương trợ lẫn nhau trong tiến trình tìm kiếm sự sinh tồn và chống chọi với thách thức của thiên nhiên. Bên cạnh đó, con người đã biết sử dụng lực lượng tự nhiên để chinh phục tự nhiên, biết chế tạo công cụ mà ban đầu rất thô sơ để đáp ứng 7 nhu cầu vật chất tinh thần của con người. Đó là buổi đầu con người thực hành văn hóa trongđời sống. Lúc bấy giờ, dù chưa có ngôn ngữ, chữ viết, tri thức về thế giới còn rất sơ khai nhưng con người đã biết thực hành văn hóa trongđời sống. Dù là những cử chỉ, những hành động, những ký hiệu và những công cụ thô sơ nhưng đã chứa đựng ý tưởng, những giá trị mang màu sắc văn hóa của con người. Tuy nhiên tư duy triết học phải thừa nhận rằng, sự tồn tại của chế độ chiếm hữu nô lệ tuy mang đậm màu sắc của một nền văn hóa kém nhân văn, nhưng chính sự bạo ngược về quyền con người đã tạo thành một cơ sở lịch sử để nhân loại ý thức được về một giá trị đối kháng giàu tính nhân bản. Nhìn một cách toàn diện, đây là hai mặt của một vấn đề, đan xen tạo nên mâu thuẫn. Chính mâu thuẫn này là động lực để xã hội loài người đấu tranh, khắc phục sự yếu kém để tiến bộ hơn. Văn hóa phong kiến đã đưa con người vào vòng luân lý, ràng buộc con ngườitrong tính chặt chẽ của thể lệ, củagiáo lý tôn giáo. Với sự thống trị của tầng lớp quý tộc (ở Phương Tây), địa chủ (ở Phương Đông), hình thái kinh tế xã hội thứ ba này không khác hơn hình thái trước về tính chất bóc lột vì nó dựa trên cơ sở quân chủ chuyên chế, độc quyền. Vì vậy văn hóa vẫn là ý thứ củagiai cấp thống trị, chi phối đờisống tinh thần của đại thể cần lao. Song nhìn nhận một cách khách quan rằng, văn hóa phong kiến nếu loại trừ tính chất bạo ngược củagiai cấp thống trị thì có nhiều giá trị quý báu cần phải được ghi nhận. Chính những chân giá trị về đạo đức, lốisống được xây dựng từ chế độ phong kiến đã làm nên nhân cách con người, và góp phần không nhỏ vào chuẩn giá trị xã hội. Từ những khuôn tắc trong quan hệ ứng xử mà chế độ phong kiến tạo ra đã giúp cho con người phần nào nhìn nhận được chính mình, ý thức được chính mình, và vì vậy, lương tâm giàu tính trắc ẩn hơn, sống có hậu hơn. Tuy nhiên trên tinh thần phát triển cũng phải thấy rằng, luân lý phong kiến không thể trở thành giá trị bất biến, cho nên đằng sau ánh sáng là khoảng tối, khoảng tối này là bức tranh ảm đạm về quyền dân chủ và bình đẳng của con người. Đây là khiếm khuyết không chỉ của riêng đốivới hình thái kinh tế - xã hội Phong kiến mà 8 là khuyết tật chung của cơ chế có giai cấp bóc lột. Vậy nên, nó phải được thay thế một phát triển mới tiến bộ hơn. Chủ nghĩa tư bản xuất hiện được xem là ánh sáng xua tan đi đêm trường trung cổ. Sức mạnh khoa học đã đẩy những mặc khải của Kinh Thánh chìm sâu vào tâm khảm của con người. Ở thế tục thần học phải nhường ngôi vinh quang cho khoa học. Những giá trị nhân văn của thời kỳ cổ đại được khôi phục một cách kỷ càng và những chân giá trị mới ngày càng được bổ sung, đặc biệt là cái đẹp. Con người đã tự ý thức được giá trị đích thực của mình. Đặc trưng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là dựa trên quan hệ người bóc lột người. Từ khi ra đời, chủ nghĩa tư bản đã cướp của nông dân, biến thành đồn điền nhà máy, xí nghiệp, biến họ thành công nhân để dễ bề bóc lột, thu nhập của công nhân được tính bằng những đồng lương rẻ mạt. Được coi là chế độ ‘‘cừu ăn thịt người”. Với những đặc trưng như vậy, văn hóa chủ nghĩa tư bản, dưới sự thống trị củagiai cấp tư sản là một nền văn hóa phản nhân văn, chà đạp lên nhân phẩm của con người… trong xã hội tư bản, sự bất công, sự bất bình đẳng, mất dân chủ luôn diễn ra, đờisống vật chất phân bố không đều, đờisong tinh thần luôn căng thẳng, con người phải sốngtrong nổi lo sợ. Một xã hội văn minh không có nghĩa là quên đi vấn đề văn hóa, một góc độ nào đó xã hội tư bản chủ nghĩa có phần văn minh về đờisông vật chất nhưng nhũng chuẩn mực giá tri văn hóa còn kém nhân văn, trong khi đó xã hội phát triển phải là một xã hội đảm bảo được cả hai yếu tố: vật chất đầy đủ và tinh thần thoải mái. Ra đời đã khắc phục những hạn chế của các chế độ trước đó. Với tư cách là hình thức phát triển cao nhất của nhân loại, văn hóa cộng sản chủ nghĩa đã kế thừa một cách có chon lọc những giá trị văn hóa tích cực trong truyền thống, đồng thời vượt qua những giới hạn của thời đại trước đó, nhân lên, phát triển ở tầm cao nhưng tri thức mới đầy tính nhân văn, cao cả V. I. Lênin viết: ‘‘văn hóa giai cấp vô sản không phải bỗng nhiên mà có, nó không phải do những người tự cho mình là chuyên gia về văn hóa vô sản phát minh ra. Đó hoàn toàn là điều ngu ngốc. Văn hóa phải là sự phát triển hợp quy luật của tổng số kiến thức mà loài người đã tích lũy được dưới ách thống trị của xã hội tư bản, xã hội của bọn địa chủ của bọn quan liêu” 9 Ở chế độ xã hội chủ nghĩa không còn quan hệ người bóc lột người, mọi ngườisốngvới nhau bình đẳng, tương trợ lẫn nhau, cùng nhau xây dựng một xã hội đầy tình nhân ái. Vì vậy, văn hóa xã hội chủ nghĩa mang tính hiện thực, nẩy sinh từ hoạt động thực tiễn và trường tồn cùng với sự phát triển của lịch sử nhân loại. Nhìn chung nhân loại đã bước qua những bước dài về văn hóa. Những bước đó ghi lại dấu ấn tư tưởng của một lớp người, một giai cấp, một nhóm xã hội nhất định, thích hợp với yêu cầu của thời đại. Hành trình văn hóa của nhân loại là một sự phát triển khách quan, có tính quy luật, là những nấc thang từ thấp đến cao. Chính trong hành trình này, văn hóa không chỉ là kết quả của sự vận động vật chất và tinh thần mà còn trở thành một khách thể nhận thức. Vì là khách thể nhận thức nên đã có nhiều quan niệm khác nhau về văn hóa: Thời cổ đại ở Trung Quốc, chuẩn mực xã hội dựa trên cơ sở Tam cương, Ngũ thường vói những giá trị đạo đức và trí tuệ như ‘‘nhân”, ‘‘lễ” ,‘‘nghĩa”,‘‘trí”, ‘‘tín”… theo đó, con người phải thực hành ‘‘đức nhân”, ‘‘đức lễ” và ‘‘chính danh, định phận” trong quan hệ cộng đồng. Ở góc độ này ‘‘văn” được xem là cái hay, vẻ đẹp và “hóa” được hiểu là sự cải biến, biến đổi. Vì vậy khái niệm văn hóa thời cổ đại Trung Quốc được hiểu là sự cải biến, biến đổi, bồi đắp cho đẹp ra. Trong quẻ sơn hóa bí của sách Chu dịch, khái niệm văn hóa như một qua trình gồm hai giaiđoạn đã được diễn đạt như sau: giaiđoạn một xuất phát từ hai nguồn là kinh nghiệm sốngvà quy luật tự nhiên để trở thành cái Văn của con người (gọi là nhân văn). Giaiđoạn hai là đem cái nhân văn ấy hóa thành cuộc sống (nhân văn hóa thành thiên hạ). [6, 23]. Trong xã hội Phương Tây từ thời Phục Hưng và cận đại, khái niệm văn hóa dung để nói đến lĩnh vực củahiện thực, lĩnh vực hoat động của con người như một chủ thể tự do và sáng tạo. Các nhà triết học thời kỳ này tiếp cận văn hóa bằng nhiều cách khác nhau trên quan điểm chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa duy lý, quan điểm lịch sử hoặc chủ nghĩa tự nhiên. Song, đều nhìn nhận văn hóa như sự tồn tại chân chính của con người phù hợp với bản chất của chính mình. 10