1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Một số đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Du của Nguyễn Thế Quang

13 122 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 508,16 KB

Nội dung

Với phạm vi bài viết này, chúng tôi tập trung tìm hiểu và làm sáng tỏ một số đặc điểm nghệ thuật trong cuốn tiểu thuyết Nguyễn Du của Nguyễn Thế Quang, cụ thể là: Đặc điểm hư cấu từ sự kiện và nhân vật lịch sử, độc thoại và đối thoại lịch sử, điểm nhìn trần thuật và sự tích hợp thể loại

SỐ (2) 2020 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NGUYỄN DU CỦA NGUYỄN THẾ QUANG Nguyễn Thị Thẩm Mỹ Trường Đại học Đà Lạt myntt@dlu.edu.vn Ngày nhận bài: 12/02/2020; Ngày duyệt đăng: 20/5/2020 Tóm tắt Với phạm vi viết này, chúng tơi tập trung tìm hiểu làm sáng tỏ số đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Du Nguyễn Thế Quang, cụ thể là: đặc điểm hư cấu từ kiện nhân vật lịch sử, độc thoại đối thoại lịch sử, điểm nhìn trần thuật tích hợp thể loại Qua đó, làm bật lên nội dung, tư tưởng, chủ đề tác phẩm cách tân tác giả tiến trình vận động tiểu loại tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại Từ khóa: đặc điểm nghệ thuật, điểm nhìn trần thuật, cách tân, tích hợp thể loại, tiểu thuyết lịch sử Some artistic characteristics in historical novel Nguyen Du of Nguyen The Quang Abstract This article was focused on understanding and clarifying some of the artistic features in history “Nguyen Du” of Nguyen The Quang, including fictional features from events and historical figures, monologues and historical dialogues, narrative views and genre integration The content, ideology, themes of the work and the author’s innovation in the advocacy process of the contemporary Vietnamese historical fiction subcategory are highlighted Keywords: artistic characteristics, narrative viewpoint, innovation, integrated category, historical novel Đặt vấn đề Trong tiến trình vận động phát triển văn học đại Việt Nam lên xu hướng tiểu thuyết hóa lịch sử, tức lấy lịch sử làm cảm hứng sáng tác, lấy kiện, biến cố người lịch sử làm đối tượng phản ánh, qua đó, bộc lộ tư tưởng, quan điểm nhà văn để đối thoại với khứ, tại, dự báo tương lai Trên thực tế, tiểu thuyết lịch sử xuất 12 giai đoạn văn học trung đại tiếp tục phát triển giai đoạn văn học đại từ đầu kỷ XX Tuy nhiên, sản phẩm lịch sử, văn học nói chung thể loại nói riêng, thời kỳ lại mang nét đặc trưng riêng tác giả có cách khai thác, cảm nhận riêng góp phần làm nên đa dạng cho thể loại văn học Trong phạm vi viết, tập trung làm bật số đặc điểm nghệ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN thuật tiểu thuyết Nguyễn Du Nguyễn Thế Quang nhằm góp phần vào việc nghiên cứu thi pháp tiểu thuyết lịch sử văn học đương đại Việt Nam Tác giả Nguyễn Thế Quang dù gia nhập vào làng văn khoảng thời gian mười năm trở lại cho mắt bạn đọc 04 tiểu thuyết lịch sử với số lượng trang dày dặn: Nguyễn Du (2010), Khúc hát dịng sơng (2013), Thơng reo ngàn hống (2015) Đường Thăng Long (2019) Nguyễn Du dù tiểu thuyết lịch sử đầu tay tác giả Nguyễn Thế Quang song gặt hái số thành công với giải A – Giải thưởng Hồ Xuân Hương Hội Văn học nghệ thuật Nghệ An Vì thế, từ đời, tiểu thuyết thu hút ý bạn đọc giới nghiên cứu Khi tiểu thuyết Nguyễn Du tái lần thứ (2012) tác giả Nguyễn Thế Quang tập hợp cho in với nghiên cứu, phê bình tác giả Hồng Nhu, Hà Quảng, Nguyễn Khắc Phê, Lê Thái Phong… Điểm chung viết chỗ thừa nhận tiểu thuyết dài viết nhân vật Nguyễn Du lịch sử văn học dân tộc Khơng dừng lại đó, nhà văn, nhà nghiên cứu đưa lời giới thiệu tiểu thuyết thuyết phục, đánh giá công lao nhà văn Nguyễn Thế Quang trình sưu tầm, nghiên cứu, xử lý tài liệu để viết nên tiểu thuyết Trong sách Thanh Chương xưa nay, Nhà xuất Khoa học xã hội có viết: “Người viết tiểu thuyết Nguyễn Du” viết: “Cuốn sách không sa vào minh họa cho chi tiết tiểu sử Nguyễn Du Tác giả sách cố gửi vào tác phẩm SỐ (2) 2020 suy tư nhiều vấn đề, có mối quan hệ quyền lực thống trị kẻ sĩ Chính thế, tác giả sử dụng quyền hư cấu Tuy có hư cấu, tác phẩm khiến độc giả chấp nhận được, phù hợp với mạch văn triển khai ý tưởng nói mà tác giả theo đuổi” (Kim Anh cộng sự, 2010: 638) Hay viết tác giả Bùi Công Thuấn “Nguyễn Du lịch sử tiểu thuyết” ghi nhận thành công mặt sáng tạo nghệ thuật, ký thác mà tác giả Nguyễn Thế Quang muốn gửi gắm tới độc giả thông qua tiểu thuyết Nguyễn Du Bên cạnh đó, tác giả Bùi Cơng Thuấn có nhìn khách quan thẳng thắn nói lên băn khoăn số chi tiết tác phẩm, mặt chưa tiểu thuyết Nguyễn Du Bùi Nguyễn Sao Mai (2019) cho mắt viết: “Lịch sử phận người tiểu thuyết Nguyễn Thế Quang” Thông qua hệ thống nhân vật tác phẩm, lịch sử nhìn nhà văn trở nên nhân giàu chất suy tư: “ Từ thân phận khác vương giả, kẻ sĩ người dân lao động, gắn liền với hạnh phúc, bi kịch, khổ đau Lịch sử tiểu thuyết Nguyễn Thế Quang ngưng tụ chiều sâu nội tâm số phận người dòng chảy nó…” Bên cạnh viết, nghiên cứu kể trên, Lê Thị Hương Giang (2014) luận văn thạc sĩ lựa chọn tiểu thuyết Nguyễn Du làm đối tượng nghiên cứu với đề tài: “Hình tượng Nguyễn Du tiểu thuyết Nguyễn Du Nguyễn Thế Quang” Đây xem cơng trình nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Du cách tương đối toàn diện, hệ thống nhằm làm sáng tỏ số đặc điểm nội 13 SỐ (2) 2020 dung đóng góp tác giả Nguyễn Thế Quang việc xây dựng hình tượng Nguyễn Du Tác giả luận văn sâu vào phân tích, đánh giá để làm bật hình tượng Nguyễn Du với tư cách nhân vật văn học, số điểm đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật Nguyễn Du Nguyễn Thế Quang Tuy nhiên, luận văn chưa làm sáng tỏ nội dung tư tưởng mà nhà văn Nguyễn Thế Quang muốn gửi gắm vào tác phẩm, khơng thấy đóng góp có tính chất sáng tạo, mẻ nhà văn vào dòng chảy chung thi pháp tiểu thuyết đại nói chung thi pháp tiểu thuyết lịch sử nói riêng Ngồi viết, cơng trình nghiên cứu liệt kê cịn có số viết khác tác giả tác phẩm Nguyễn Du đăng số tờ báo, tạp chí, trang internet… Tuy nhiên, chúng tơi nhận thấy chưa có viết, cơng trình sâu nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Du Nguyễn Thế Quang Vì thế, chúng tơi chọn đề tài “Thi pháp tiểu thuyết Nguyễn Du Nguyễn Thế Quang” làm luận văn thạc sĩ Bài viết: Một số đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Du Nguyễn Thế Quang nội dung liên quan đến luận văn với mong muốn khẳng định biện pháp nghệ thuật nhằm thể nội dung tư tưởng mà tác giả Nguyễn Thế Quang muốn gửi gắm đến bạn đọc thông qua tác phẩm Từ đó, thấy điểm đặc sắc bật thi pháp tiểu thuyết Nguyễn Du đóng góp tác giả tiến trình đại tiểu loại tiểu thuyết lịch sử 14 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN Hư cấu từ kiện nhân vật lịch sử Tiểu thuyết Nguyễn Du Nguyễn Thế Quang xuất lần vào năm 2010, từ tiêu đề tiểu thuyết cho thấy dụng ý tác giả tập trung khắc họa nhân vật Nguyễn Du – nhân vật lịch sử văn hóa dân tộc Tác giả kế thừa lối viết truyền thống tôn trọng lịch sử, sở kiện, chi tiết, nhân vật kết hợp với vốn văn hóa, vốn sống để hư cấu tái dựng chân dung Nguyễn Du – đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa giới, tác giả Truyện Kiều bất hủ Khi lựa chọn lịch sử làm chất liệu sáng tác, Nguyễn Thế Quang chịu nhiều áp lực lịch sử có thật diễn khoảng thời gian định khứ nhiều người biết đến Với dân tộc coi trọng khứ lịch sử ăn sâu bám rễ tâm trí người dân, khó để thay đổi Việc đưa nhìn mới, khác lịch sử dễ dẫn đến hiểu nhầm, xúc phạm đến niềm tin nhiều người nên khó chấp nhận Thực tế địi hỏi Nguyễn Thế Quang phải có hướng cho riêng mình, vừa nằm dịng chảy chung đồng thời phải có nét riêng sáng tạo, tránh lặp lại hạn chế đồng nghiệp Trong tiểu thuyết Nguyễn Du Nguyễn Thế Quang có sử dụng nhiều tài liệu lịch sử Nguyễn Du, Gia Long, Đặng Trần Thường, Nguyễn Văn Thành,… song khơng mà bị chi phối, lệ thuộc nhiều vào mà có nhào nặn, tái tạo lịch sử theo nhìn đại Nhà văn đặt cho nguyên tắc sáng tạo: “Bám vào thực đương thời, việc lớn không thay đổi, lựa chọn thời điểm, hoàn cảnh bật tính cách nhân vật TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN thể rõ ý đồ tác giả” (Nguyễn Khắc Phê, 2015: 52) Trên tinh thần đó, tiểu thuyết Nguyễn Du, tác giả dù dừng lại vài trang sơ lược phần đầu tác phẩm, người đọc hiểu hình dung thành bại triều Lê - Trịnh, Tây Sơn; công gây dựng đồ thăng trầm đời Nguyễn Ánh (Gia Long) Mặt khác, Nguyễn Thế Quang trung thành với kiện lịch sử, đưa vào tác phẩm nhiều liệu ngày, tháng, năm cách cụ thể nhằm thuyết phục người đọc tin tác phẩm bám sát việc có thật Chẳng hạn: “Hơn hai trăm năm trước chúa Tiên Nguyễn Hoàng đặt chân vào nơi năm Canh Thân (1600)” (Nguyễn Thế Quang, 2012: 11);“Thế Nguyễn Ánh thức lên ngơi Hồng đế điện Thái Hịa – năm Bính Dần, mùa hạ, ngày Kỷ Mùi (28/6/1806)…” (Nguyễn Thế Quang, 2012: 87) Đặc biệt, tiểu thuyết đặt nhân vật Nguyễn Du khoảng thời gian: Thời gian quê làm Cai bạ Quảng Bình, thời gian làm quan triều đình, thời gian sứ Trung Hoa, thời gian viết Truyện Kiều,… Đúng nhà văn Hà Quảng nhận xét: “Lịch sử tác phẩm Nguyễn Thế Quang lịch sử tái tạo kiện lẫn người” (Nguyễn Thế Quang, 2012: 438) Nhờ đó, người đọc khơng thấy đơn nhân vật lịch sử khô khan, định sẵn mà họ với vô số mảng sáng tối đời thực, bổ sung cho “khoảng trống lịch sử” nhân vật Nguyễn Thế Quang xây dựng nên người, đời, số phận riêng Đó người túc kế đa mưu Hoàng đế Gia Long; quỷ quyệt, tráo trở, tàn bạo để SỐ (2) 2020 đạt quyền lực danh vọng nhân vật Đặng Trần Thường, Lê Chất, Lê Văn Duyệt… Đó cịn người có đức, có tài, lịng dân nước lại phải gánh chịu kết cục oan ức, bi thảm như: Ngơ Thì Nhậm, Ngơ Nhân Tĩnh, Vũ Trinh, Nguyễn Du,…Tất nhân vật gắn kết với tạo nên tranh sinh động đầy biến cố năm đầu triều Nguyễn Bên cạnh chi tiết có thật lịch sử, người đọc khơng khó nhận chi tiết, kiện có tính chất hư cấu Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì: “Hư cấu nghệ thuật đặc điểm tư nghệ thuật” (Lê Bá Hán cộng sự, 2007: 153) với mục đích làm cho đối tượng trở nên sinh động hơn, điển hình hơn, khái quát chân thực Chính hư cấu thể rõ vai trò sáng tạo nhà văn, lẽ tài liệu sử lưu lại kiện yếu với vài dịng ngắn gọn, nghệ thuật xa phần không gian, thời gian, nội tâm nhân vật Nhờ đó: “…Chỗ dừng lại lịch sử bước sáng tạo văn chương nghệ thuật” (Lê Thị Hương Giang, 2014: 21) Trong tác phẩm, khơng lần bạn đọc bắt gặp cảnh hư cấu như: Nguyễn Du đối thoại với Nguyễn Văn Thành ngục, Nguyễn Du gặp lại Hồ Xuân Hương sau nhiều năm xa cách, Nguyễn Du đối thoại với vua Gia Long văn chương nghệ thuật, cảnh lập đàn tế Khuất Nguyên sông Mịch La,… Những cảnh tác giả dày cơng sáng tạo đầy tính thẩm mỹ Những hư cấu nghệ thuật nhằm bịa đặt, phóng đại hay gán ghép nhà văn cho nhân vật lịch sử mình, ngược lại hư cấu làm tăng tính logic nghệ 15 SỐ (2) 2020 thuật góp phần sáng tỏ lịch sử Dấu ấn thực tiểu thuyết Nguyễn Du sử liệu nhà văn khai thác dạng chất liệu để xây dựng nhân vật Lịch sử tác phẩm thực, thứ thực nhà văn xử lý, nhào nặn, tái tạo để đưa vào tác phẩm văn học Độc thoại đối thoại lịch sử Ngôn ngữ hoạt động giao tiếp quan trọng người chia thành hai hình thức đối thoại độc thoại Nếu đối thoại hình thức giao tiếp sử dụng lối nói trực tiếp người với người khác độc thoại là: “lời phát ngơn nhân vật nói với mình, thể trực tiếp q trình tâm lý nội tâm, mơ hoạt động cảm xúc, suy nghĩ người dòng chảy trực tiếp nó” (Lê Bá Hán cộng sự, 2007: 122) Độc thoại trực tiếp phản ánh đời sống tâm lý bên trong, thể qua lời tự nhủ, nói thầm qua dịng suy nghĩ nhân vật Đây thủ pháp nghệ thuật sử dụng rộng rãi văn học, với thể loại tiểu thuyết đại hôm Kế thừa thành tựu tiền bối, tác phẩm Nguyễn Thế Quang thường sử dụng thủ pháp độc thoại để khai thác khía cạnh nội tâm nhân vật Với Nguyễn Du – người chất chứa tâm trạng bày tỏ, chia sẻ có độc thoại giúp nhân vật giải tỏa nỗi niềm sâu kín Thơng qua độc thoại mà người đọc có hội hiểu diễn biến tâm lý thái độ nhân vật trước kiện hay biến cố Đặc biệt, Nguyễn Thế Quang sử dụng hình thức đối – độc thoại để nói lên tâm trạng Nguyễn Du, tức tác giả sử dụng hình thức đối thoại với người cố thực để 16 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN cho nhân vật tự độc thoại với Đó đoạn: “Đứng trước bàn thờ Nguyễn Nghiễm, Nguyễn thắp hương thưa: Phụ thân ơi! Con không muốn làm quan, dù triều đại Lòng nguội lạnh hai chữ công danh…” (Nguyễn Thế Quang, 2012: 16), hay lời “tâm sự” với mẫu thân: “… Kính thưa hương hồn mẫu thân… Ba năm qua phải vào chốn quan trường nhà vua nâng đỡ… Nhưng vào giới quan trường, vào giới quyền lực buổi thấy sợ, thấy không làm được…” (Nguyễn Thế Quang, 2012: 41) Nhà văn Nguyễn Thế Quang tạo tình nghệ thuật nhân vật có hội giãi bày tâm tư, suy nghĩ thân với người khác, mong nhận cảm thông sẻ chia Tuy nhiên, vấn đề đặt không độc thoại nhân vật mà qua lời “tâm sự” ấy, tác giả muốn có đối thoại nhân vật với lịch sử Bởi lẽ, lựa chọn chủ đề tiểu thuyết Nguyễn Du vấn đề quyền lực trị, tác giả Nguyễn Thế Quang ý thức tầm quan trọng vấn đề không hệ Thực tế cho thấy, người sinh ln có ý chí tiến thủ, sống, học tập làm việc khơng khác ngồi việc tạo lập cho thành cơng đường cơng danh, nghiệp Dưới thời đại Nguyễn Du nói riêng, thời kỳ phong kiến nói chung, bậc nam nhi thể “chí” thơng qua đường khoa bảng Lẽ thường họ thi cử để làm quan, trước để làm rạng danh cho thân, gia đình, dịng tộc sau để phục vụ cho triều đình, đất nước, để hưởng sống vinh hoa phú quý, nên nuôi hy vọng có ngày làm quan, chức quan to quyền lực TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN lớn, niềm vui nhân lên Thế với Nguyễn Du ngược lại, làm quan với ơng đến tiếng nói tiếng cười khơng mình, phải sống giả tạo, gị bó, luồn cúi đặc biệt phải có tiền để đút lót quan đường lập thân không ý nghĩa Từ quan điểm ấy, Nguyễn Thế Quang mượn lời nhân vật Nguyễn Du để đối thoại với người đương thời chí hướng lập thân bậc quân tử lúc giờ, đường quan lộ có phải lựa chọn đắn hay không? Từ số phận nhân vật Nguyễn Du nói riêng số nhân vật khác Ngơ Thì Nhậm, Nguyễn Nễ, Ngơ Nhân Tĩnh,… cho thấy lựa chọn sai lầm Bởi lẽ, họ người tài cao, chí lớn, song khơng gặp thời vận, dù có lúc làm đến bậc quan lớn triều phải gánh chịu kết cục bi thảm Dẫu thế, họ phải làm quan, phải giúp sức với triều đình gánh vác trọng trách cho dân cho nước Với người trí thức chân chính, làm quan khơng phải để hưởng bổng lộc vua mà để chăm lo cho dân khỏi đói nghèo thống trị bọn quan tham Một nhìn mang tính chất thời đại, khơng có người tâm huyết dân nước làm có sống no ấm cho nhân dân Khơng dừng lại đó, Nguyễn Thế Quang viết tiểu thuyết Nguyễn Du bối cảnh hậu đại, tác giả khát vọng khám phá, giải mã lịch sử mà gắn kết lịch sử với đời thường, với luận giải sinh động mang chiều sâu triết lý Người đọc có hội đồng cảm, đồng sáng tạo đối thoại với nhân vật, với nhà văn vấn đề đặt tác phẩm, khơng SỐ (2) 2020 có giá trị khứ mà thời đại, từ khơi dậy vùng khuất lấp lịch sử, nhìn vào khứ để kết nối với thực tại, lấy làm học cho sống Đây điều quan trọng tạo nên giá trị cho tiểu thuyết Nguyễn Du Nguyễn Thế Quang tạo nhiều luận đề nhân vật bàn luận, bày tỏ ý kiến Đó vấn đề quyền lực kẻ sĩ, vấn đề giá trị văn chương nghệ thuật Đây hai luận đề bản, xuyên suốt tác phẩm, không thấy Nguyễn Thế Quang nhân vật tự luận bàn với mà cịn quan điểm, thái độ tác giả vấn đề lớn Vì thế, khơng có nhân vật Nguyễn Du với nhân vật khác bàn luận vấn đề quyền lực mà cịn thấy thấp thống suy tư tác giả: “Ơi! Cung đình, nơi tập trung vị tai to mặt lớn tự cho người tài giỏi đức độ nhất, tinh hoa đất nước lại nơi diễn mưu mô thâm độc, thủ đoạn bất nhân bẩn thỉu nhất, người cắn xé danh lợi thân, hùa với ác mặc cho dân sinh khốn khổ” (Nguyễn Thế Quang, 2012: 335) Đó thực tế diễn triều đại phong kiến Việt Nam, vấn đề tranh giành quyền lực diễn ra, mạnh mẽ liệt, lại âm thầm, sâu kín Dù vấn đề quyền lực song nhân vật góp tiếng nói chủ thể độc lập bình đẳng với tác giả Sự đối thoại mà Nguyễn Thế Quang tạo tác phẩm không đối thoại thông thường mà đối thoại tư tưởng Qua tác phẩm, thấy chất vấn, đối thoại, tranh luận nhân vật với nhân vật, nhân vật với tác giả nhân vật với bạn đọc Nhờ đối thoại mà vấn đề tác 17 SỐ (2) 2020 phẩm đặt xem xét nhiều điểm nhìn khác tạo nên tính đa cho tác phẩm, khơng ngơn ngữ mà cịn đa dạng tư tưởng Ngoài ra, vấn đề lớn tác giả Nguyễn Thế Quang đặt để đối thoại, bàn luận bạn đọc, giá trị văn chương nghệ thuật Theo quan niệm xã hội phong kiến Việt Nam “lập thân tối hạ thị văn chương”, xã hội lúc khơng coi trọng văn chương nghệ thuật, coi thứ vặt vãnh đời thường, công cụ để giãi bày tâm sự, trang nam nhi không nên lấy đường văn chương để lập thân đường “hèn hạ” Nguyễn Du, người tài cao, chí lớn, đỗ đạt cao đường mà ơng ln khát khao tìm kiếm lại đường lập thư Tác giả tạo đối lập hoài bão Nguyễn Du thực sống: “Mẫu thân ơi… Bao năm qua, bao đau đớn, bao lựa chọn, muốn lập thư, muốn viết trang sách hay cho người sống nhân từ hơn, yêu thương hơn” (Nguyễn Thế Quang, 2012: 42) Và ơng nhân bàn luận thêm giá trị văn chương: “Văn chương làm cho cỏ thành bất tử… Nguyễn thiết tha Thôi Hiệu – dù thơ mà làm cho muôn người vui hơn, yêu đạo nghĩa hơn, thích cỏ hơn” (Nguyễn Thế Quang, 2012: 183) Chính thấy giá trị to lớn văn chương nhân vật Nguyễn Du có thêm lịng tin vào đường chọn Việc Nguyễn Thế Quang nhân vật lựa chọn đường lập thư chống lại tư tưởng hẹp hòi văn chương nghệ thuật Văn chương không thú vui tiêu khiển, tác phẩm viết không đơn nhà nho đàm đạo, 18 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN luận bàn, để nói chí tải đạo Giờ đây, trở thành lựa chọn cho có niềm đam mê u thích văn chương dùng làm đường lập thân cao quý Đặt vấn đề tự sáng tạo nghệ thuật, tác giả nhân vật Nguyễn Du luận bàn với vua Gia Long văn chương đích thực tự sáng tạo người nghệ sĩ Gia Long nêu lên quan điểm mang tính khái qt: “… nhà thơ đích thực khơng xu nịnh kể quyền lực mỹ nữ” (Nguyễn Thế Quang, 2012: 354) và: “… Hãy viết cho người yêu thương kích động dậy chống triều đình khơng đâu Lúc dù q đến tài khanh ta phải lấy đầu khanh để trị yên thiên hạ…” (Nguyễn Thế Quang, 2012: 357) Tác giả nhân vật nói lên tiếng nói độc lập (dù tương đối) văn chương nghệ thuật, không bị lệ thuộc chi phối nhiều quyền lực Thông qua tiểu thuyết Nguyễn Du, Nguyễn Thế Quang đặt lại vấn đề tự sáng tạo nghệ thuật, tất nhiên tự phải khuôn khổ định tác phẩm văn chương có giá trị tác phẩm tốt lên lòng yêu thương người, làm cho người gần hơn, trân quý sống Không dừng lại việc xây dựng nhân vật Nguyễn Du để đối thoại với lịch sử mà cịn thơng qua nhân vật Nguyễn Văn Thành, Đặng Trần Thường, tác giả nêu lên thực trạng khác Đó tha hóa, biến chất người bị đồng tiền làm cho mờ mắt, họ đánh đổi tất từ địa vị, danh dự tính mạng để có tiền bạc quyền lực Họ người từ ban TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN đầu có chất tốt đẹp bước chân vào chốn quan trường, tiếp xúc với nhiều cám dỗ dần bị tha hóa dẫn đến đường tội lỗi Phải Nguyễn Thế Quang muốn lấy làm học cảnh tỉnh cho đã, bước chân vào chốn quan trường đầy cám dỗ? Điểm nhìn trần thuật tiểu thuyết “Nguyễn Du” Điểm nhìn trần thuật phương thức quan trọng tác phẩm tự nhằm tái sống cách sinh động, chân thực khách quan Điểm nhìn thể vị trí quan sát, góc nhìn, tầm nhận thức để khám phá kiện, việc người người kể chuyện Trong tác phẩm tự sự, điểm nhìn trần thuật trở thành sở để phân biệt người kể chuyện tác giả Theo lý thuyết tự học: “…Có ba kiểu nhìn phổ biến người kể chuyện: người kể chuyện nhìn từ đằng sau (gắn với nhìn tồn tri), lúc người kể chuyện có vai trị tồn với nhìn thơng suốt tất cả; người kể chuyện nhìn từ bên trong, người kể chuyện nhân vật, tức nhìn theo tri thức, tình cảm, tư tưởng hay nhiều nhân vật để trần thuật kiện hay tồn câu chuyện thường thể thơng qua độc thoại nội tâm nhân vật; người kể chuyện nhìn từ bên ngồi, điểm nhìn khơng phải nhân vật truyện, kể tả lại câu chuyện mà không hiểu rõ tâm lý nhân vật Dù nhà văn với tư cách người kể chuyện hàm ẩn hay trao quyền cho nhân vật, dù từ điểm nhìn nhân vật hay điểm nhìn thân tác giả thể (trực tiếp hay gián tiếp) quan niệm tư tưởng, thái độ chủ thể sáng tạo” (Nguyễn Thị Thẩm Mỹ, 2017: 67) SỐ (2) 2020 Với xu hướng vận động văn học đại coi trọng việc sử dụng lối trần thuật khách quan, tức kiện đưa lên hàng đầu có khuynh hướng giảm tối đa diện người kể chuyện Lúc này, người kể chuyện đồng thời người quan sát nằm bên câu chuyện kể Tuy nhiên, nhà văn thường di chuyển điểm nhìn từ người trần thuật sang nhân vật, tức người hàm ẩn mượn lời nhân vật để kể Chính dịch chuyển khéo léo giúp người trần thuật xâm nhập vào giới nội tâm nhân vật mà không cần phải có bước chuyển tiếp hay lời giới thiệu rườm rà khác Mượn điểm nhìn nhân vật, người kể hịa vào nhân vật khó phân biệt giọng kể người trần thuật với giọng nhân vật Sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật tạo nhìn đa chiều, sinh động, chân thực hơn, làm gia tăng tính đối thoại cho tác phẩm, người đọc dễ tiếp nhận nội dung, chiều sâu tư tưởng nhà văn 4.1 Điểm nhìn nhà văn Trong Tự học số vấn đề lý luận lịch sử, Trần Đình Sử (2008) viết: “Lý thuyết tự học đại lần cho người ta thấy phức tạp cấu trúc tự Tác giả không diện tiểu thuyết người kể, người phát ngôn, mà xuất tác giả hàm ẩn, Tôi thứ hai nhà văn, với tư cách người mang hệ thống quan niệm giá trị tác phẩm Tác giả thực xuất người ghi, người lục lại lời kể người nghe trộm người kể” (Trần Đình Sử, 2008: 17) Theo đó, tiểu thuyết Nguyễn Du Nguyễn Thế Quang thấy xuất phát từ nhu cầu phản ánh thực cách chân thực, khách quan nên điểm nhìn nhà văn 19 SỐ (2) 2020 nằm thứ ba (điểm nhìn bên ngồi) ngơi thứ (điểm nhìn bên trong) Nghĩa nhà văn vừa tác giả hàm ẩn vừa hóa thân vào nhân vật để bộc lộ tâm tư, tình cảm, trăn trở, suy nghĩ nhân vật cách chân thực Điểm nhìn tác giả vừa đóng vai trị trần thuật, vừa tham dự vào câu chuyện để đặt điểm nhìn nhiều góc độ khác Có lúc trang viết Nguyễn Thế Quang chuyển điểm nhìn cách linh hoạt để vang lên nhiều tiếng nói khác nhau, có tác giả, có lại nhân vật khác Chẳng hạn, trang tiểu thuyết, điểm nhìn tác giả đặt góc độ khác nhau, người trần thuật nằm ngơi thứ ba nói lên tiếng nói khách quan: “Đã hết oi ngày mùa hạ… Sau phân định công việc, cho cận thần lui nghỉ, Hồng đế Gia Long dạo bước điện Kính Thiên… Ngài nhớ bao đêm hãi hùng đời mình: mười ba tuổi theo Đức Duệ Tơng bỏ Thuận Hóa, chạy vào Quảng Nam, mười sáu tuổi Duệ Tơng tử nạn có thân tứ cố vơ thân” (Nguyễn Thế Quang, 2012: 11), đóng vai trị người trần thuật ngơi thứ nhất, hóa thân vào nhân vật Gia Long để nói lên gian nan vất vả phải trải qua để có thành cơng hơm nay: “Chao ơi! Có qn đêm sơng Khoa (Long Xun) ta phải vượt biển lánh giặc chạy trốn… Được hồng thiên lịng người trợ thuận ta bao tướng sĩ gội tên đạn mà xơng tới để có hơm nay” (Nguyễn Thế Quang, 2012: 11) Hay đoạn miêu tả cảnh Nguyễn Du bị triệu làm quan, tác giả Nguyễn Thế Quang thuật lại: “Kết thúc mười năm ăn nhờ đậu nơi 20 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN quê vợ, năm năm theo phường săn Ngàn Hống khơng ràng buộc vào danh lợi, lại bị triệu để làm quan” (Nguyễn Thế Quang, 2012: 15) Nhưng sau tác giả lại hóa thân vào nhân vật Nguyễn Du để biện minh: “Tất thằng xảo quyệt Đặng Trần Thường Khi Quang Trung Nguyễn Huệ Bắc phế bỏ nhà Lê ta bảo ta chiêu mộ lực lượng đánh lại Tây Sơn khơng nghe, gặp Ngơ Thì Nhậm để mong kiếm chỗ vinh thân Bị Ngơ Thì Nhậm khinh ghét ta khắp vùng Hải Dương, Thăng Long tìm người nghĩa khí…” (Nguyễn Thế Quang, 2012: 15) Nếu Nguyễn Thế Quang dừng lại trần thuật thứ ba với nhìn khách quan quan điểm tác giả lịch sử bị trùng khít với quan điểm chung cộng đồng Như vậy, tác phẩm khơng có điểm mới, làm sinh động lịch sử cách thêm thắt, hư cấu số chi tiết mà Ở đây, Nguyễn Thế Quang có dịch chuyển điểm nhìn, đứng ngồi để miêu tả, thuật lại kiện có hóa thân vào nhân vật để bày tỏ suy nghĩ, trăn trở họ Dù nhân vật trung tâm hay nhân vật phụ lên cách cụ thể, nhân vật mang câu chuyện, tâm trạng, hoài bão khác Các nhân vật dù nằm tuyến nhân vật diện hay phản diện có cách đánh giá, nhìn nhận riêng vấn đề quyền lực trị phẩm giá tri thức Nhờ đó, người đọc dường nhìn thấy băn khoăn, trăn trở nhân vật vấn đề quan trọng mang tính thời đại Dù đứng điểm nhìn tác giả ln thể thái độ khách quan, không yêu ghét hay khen chê nhân vật TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN Mặt khác, với điểm nhìn tác giả tiềm ẩn, Nguyễn Thế Quang có nhìn thơng suốt tồn vẹn tính cách, hồn cảnh, hành trạng nhân vật để từ có lý giải, cắt nghĩa nguyên nhân bi kịch mà nhân vật phải gánh chịu như: đường gian nan, trắc trở xây dựng đồ vua Gia Long đường trị dân, trị nước độc đoán, hà khắc vị vua đầu triều Nguyễn này; đời đầy sóng gió, ưu tư, hồi bão Nguyễn Du đường quan lộ trình tìm kiếm đường lập thân nhân vật; đường công danh thành bại Đặng Trần Thường, Nguyễn Văn Thành; đời chí lớn tài cao bất đắc chí nhân vật Vũ Trinh, Ngơ Nhân Tĩnh, Nguyễn Nễ… Tác giả thấy cảm nhận đời sống nội tâm nhân vật nên bộc lộ cách xác thực sắc thái nhân vật cảnh cách cụ thể 4.2 Điểm nhìn nhân vật Văn học truyền thống với nhìn bên ngồi (ngơi thứ ba) nắm giữ, chi phối điểm nhìn tác giả nhìn tối thượng, điểm nhìn nhân vật bị giới hạn chí cịn bị xem nhẹ Tiểu thuyết đại với gia tăng tính đối thoại làm thay đổi quan trọng cho thể loại Giờ vai trị nhân vật bình đẳng với tác giả, phát ngơn nhân vật có giá trị ngang với lời nói tác giả Do đó, điểm nhìn trần thuật tác giả điểm nhìn trần thuật nhân vật song song tồn để hướng đến chủ đề chung cho tác phẩm Điểm nhìn trần thuật nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Du Nguyễn Thế Quang di chuyển, thay đổi cách linh hoạt từ nhân vật sang nhân vật khác, tồn bên cạnh điểm nhìn SỐ (2) 2020 người trần thuật Đặc biệt, tác giả tập trung vào điểm nhìn nhân vật trung tâm Nguyễn Du – người đề cao đạo đức kẻ sĩ nên hành xử khơng nằm ngồi mục đích gìn giữ phẩm chất, tâm hồn sáng, dù có lúc nguy hiểm đến tính mạng Cái nhìn Nguyễn Du làm quan là: “Làm quan, tiếng nói tiếng cười khơng cịn Dân tình khốn khổ điêu linh, muốn làm tốt không làm được, cường hào, ác bá, quan trên, quan xâu xé Mình làm họ khơng muốn làm, khơng làm theo chết” (Nguyễn Thế Quang, 2012: 45), thực sống: “Ôi! Phụ mẫu chi dân, dân chúng tiếp tục khốn khổ thiệt thòi xiết bao!” (Nguyễn Thế Quang, 2012: 334) Ngoài ra, Nguyễn Thế Quang cịn trao điểm nhìn cho nhân vật khác để từ hỗ trợ cho nhân vật trung tâm nêu bật tư tưởng, chủ đề tác phẩm Đó nhân vật vua Gia Long, đồ, quyền lực phải nếm mật nằm gai, trải qua bao gian nguy hiểm trở để gây dựng nghiệp Khi thành công, Gia Long trở thành vị vua túc trí đa mưu, chun quyền độc đốn phải lên: “Ôi! Quyền lực! Quyền lực! Thằng tìm quyền lực, tìm cách giành quyền lực” (Nguyễn Thế Quang, 2012: 275), hay lời tâm Lê Quang Định: “Cầm kỳ thi họa có ích chi, kinh bang tế mà làm gì, sức lay thành nhổ núi có nghĩa gì, lắc đầu Quân vương mà mi bị thúc thủ” (Nguyễn Thế Quang, 2012: 148) Đó cịn điểm nhìn Khuất Nguyên nói lên thực tế: “Con người sinh không lựa chọn cha mẹ, cha mẹ sinh làm người mà bỏ mặc cha mẹ lầm lỗi bất hiếu, mặc đồng bào điêu linh bất nhân, lấy công danh để sung sướng riêng 21 SỐ (2) 2020 tầm thường” (Nguyễn Thế Quang, 2012: 205) Bằng việc xây dựng tác phẩm với cấu trúc mở, liên tục thay đổi điểm nhìn trần thuật tác giả làm cho tác phẩm giàu tính đối thoại, nói q khứ chất chứa suy ngẫm sâu sắc thời đại Ở đó, khơng vang lên giọng điệu tác giả, nhân vật trung tâm mà cịn nhiều tiếng nói nhân vật phụ khác tạo nên tính đa cho tiểu thuyết Mặt khác, với nhìn toàn cục, khả bao quát biến cố, hành vi câu chuyện, chuyển đổi bất ngờ, liên tục tượng trần thuật từ thứ sang thứ ba ngược lại làm cho tiểu thuyết Nguyễn Du phim quay chậm với cảnh quay sinh động Từ đó, tạo khoảng lặng bất ngờ, người đọc tự thẩm định, suy ngẫm liên tưởng Đây kiểu trần thuật độc đáo, khó tìm thấy thể loại tiểu thuyết truyền thống Sự tích hợp thể loại qua tiểu thuyết “Nguyễn Du” Trong Lý luận thi pháp tiểu thuyết Bakhtin có đoạn viết: “Tiểu thuyết thể loại văn chương ln ln biến đổi, phản ánh sâu sắc hơn, hơn, nhạy bén biến chuyển thân thực” (Bakhtin, 1992: 27) Tiểu thuyết đời tất yếu, thể loại đặc thù thời đại, gánh vác sứ mệnh văn học nhân loại Mặt khác, tiểu thuyết thể loại biến chuyển cịn chưa định hình tiếp xúc với mơi trường đại chưa hồn thành, tiểu thuyết đặt thực lên mặt sống hơm nay, mà sống thực cịn dang dở, chưa hoàn thành Trong tiềm thể loại, tiểu thuyết thể loại tự do, có khả 22 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN tổng hợp, dung nạp phong cách nghệ thuật văn khác, vừa lấn át thể loại khác đồng thời vừa thu hút thể loại vào cấu trúc mình, biện giải lại xếp lại trọng tâm chúng Đây sở liên văn thể loại hay liên thể loại Trong Nguyễn Du, Nguyễn Thế Quang sử dụng thành công khả dung nạp, tích hợp thể loại tiểu thuyết, tạo nên tính liên văn thể loại đặc sắc cho tác phẩm Do đó, dù tác phẩm viết hình thức thể loại tiểu thuyết, song lại dung chứa nhiều thể loại nhỏ hơn, thể loại lại nắm giữ vai trị riêng góp phần làm nên thành công chung cho tác phẩm Thông qua tiểu thuyết, tác giả đặt bao vấn đề nóng bỏng, bao mâu thuẫn, xung đột cần phải giải quyết, mà đỉnh điểm xung đột quyền lực trị phẩm giá người trí thức, tác động, chi phối đến hầu hết nhân vật, với Nguyễn Du Với việc tạo tình huống, tập trung khơng gian, thời gian, nhân vật, vấn đề, tư tưởng,… biểu sinh động cho tình kịch tính tiểu thuyết Tác giả vận dụng cách khéo léo để giải vấn đề lớn thời đại 400 trang viết Khơng dừng lại đó, tác phẩm độc giả tiếp cận với thủ thuật lắp ghép, đồng mà trước dùng điện ảnh lại sử dụng rộng rãi phổ biến văn học, Nguyễn Thế Quang tiếp nhận vận dụng Nhờ đó, dù tác phẩm tác giả chia thành năm phần với nhiều chương nhỏ, phần lại câu chuyện, lát cắt, phân cảnh khác nhau, nhờ lắp ghép tạo cho TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN tác phẩm thống chủ đề, tư tưởng để biểu đạt giới lớn hơn, bao quát Cùng với việc tạo nên đồng khơng gian, thời gian, tác giả xóa nhịa ngăn cách khứ - - tương lai, tạo nên nhìn đa chiều chất sống người Người đọc nắm bắt kịp mạch vận động câu chuyện, hiểu đúng, hiểu hết kịp thời diễn biến tâm lý, xung đột bên trong, đổi thay đời nhân vật Vì thế, có đoạn tác giả nhân vật lúc đối mặt với khứ, với tại, với tương lai cảnh vua Gia Long lên điện Kính Thiên, cảnh Nguyễn gặp lại Thắng nơi vùng đất Tiên Sơn, cảnh Nguyễn với Hồ Xuân Hương nơi Cổ Nguyệt đường, cảnh Nguyễn lập đàn tế Khuất Nguyên sông Mịch La… Khi đọc đến đoạn này, người đọc dường với nhân vật trải qua thời khắc tâm trạng khác nhau, đặt vào với nhân vật để thấu hiểu tâm trạng Cùng với đó, tiểu thuyết gia sử dụng nhiều chất trữ tình vào tác phẩm, khơng phải việc sử dụng câu văn vần, đoạn văn xi trữ tình thơng thường mà việc tiếp thu, vận dụng thơ Hán – Nôm nhiều tác giả vào tác phẩm cách khéo léo phù hợp Vì thế, tiểu thuyết Nguyễn Du bắt gặp nhiều thơ tác giả: Ngơ Thì Nhậm, Nguyễn Công Trứ, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tĩnh, Hồ Xuân Hương,… Việt Nam Thôi Hiệu, Bạch Cư Dị, Đỗ Phủ, Lý Bạch,… Trung Hoa Đặc biệt, Nguyễn Thế Quang trọng đến thơ chữ Hán Nguyễn Du, sử dụng chúng phương tiện để thể tài năng, chuyển tải SỐ (2) 2020 tâm sự, nỗi niềm, băn khoăn trăn trở nhân vật đời, người nhân tình thái Vì thế, vừa tạo nên tính hấp dẫn vừa có độ chân thực cho tác phẩm Ngoài ra, Nguyễn Thế Quang sử dụng câu ca dao “Bao Ngàn Hống hết cây, sông Rum họ hết quan” (Nguyễn Thế Quang, 2012: 70) để khái quát vùng đất nghiệp làm quan họ Nguyễn Tiên Điền, hay vè mà tác giả sưu tầm thực tế tìm kiếm tài liệu đất Quảng Bình: Lẳng lặng mà nghe/ Nghe vè hương kiểm/ Đầu hơm nói thiểm (nói ác)/ Sáng lại nói vui… (Nguyễn Thế Quang, 2012: 123) tác giả vận dụng đưa vào tác phẩm cách khéo léo, có chủ đích, phù hợp với hồn cảnh đối tượng Nhờ đó, kiện, nội dung, tư tưởng, biến cố tác phẩm Nguyễn Thế Quang chuyển tải đến người đọc cách nhẹ nhàng, có chiều sâu Đó vừa kết khả tự sự, đồng thời vận dụng linh hoạt yếu tố trữ tình tác giả Nguyễn Thế Quang Với tương tác loại kịch, điện ảnh, thơ trữ tình, ca dao, vè… tác phẩm, tiểu thuyết Nguyễn Du Nguyễn Thế Quang khẳng định khả tích hợp thể loại đặc trưng tiểu thuyết đại mà ghi nhận nỗ lực nhà văn việc làm kết cấu tiểu thuyết Bằng mẫn cảm tinh tế người nghệ sĩ, Nguyễn Thế Quang khẳng định: dù phải trải qua bao sóng gió, đổi thay dâu bể người ln hướng phía trước với hy vọng tương lai tốt đẹp, họ vừa lắng nghe thân mình, vừa kết nối với nhân loại sức mạnh cội nguồn lịch sử, văn hóa Việt, góp phần làm 23 SỐ (2) 2020 nên thành công nhà văn nói riêng, tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nói chung Kết luận Như vậy, từ việc nghiên cứu trường hợp tiểu thuyết Nguyễn Du khẳng định tiểu thuyết lịch sử tiểu loại tự lấy đề tài lịch sử làm nội dung phản ánh, biến lịch sử thành nội dung sinh động văn học Không dừng lại kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, biến cố lịch sử cách đơn mà có hư cấu, nhào nặn lịch sử tinh thần tôn trọng khứ chiêm nghiệm khứ, qua bộc lộ tư tưởng, quan điểm tác giả Tiểu loại kết kế thừa, cách tân thể loại khác văn học mà trực tiếp tiểu thuyết chương hồi nhằm phù hợp với xu chung thời đại tồn cầu hóa Chúng ta không phủ nhận đa diện, đa chiều sống ngày giúp nhà tiểu thuyết sâu khám phá mạch ngầm đời sống, vận dụng sáng tạo nhiều lĩnh vực vào sáng tác để có kiến giải hợp lý thỏa đáng nhân vật, kiện lịch sử Từ đó, thể tư tưởng nghệ thuật định hướng người vào tốt đẹp, cao nhiệm vụ tối quan trọng mà nhà văn hướng tới Tài liệu tham khảo Kim Anh, Thảo Nguyên (2010) Thanh Chương xưa Hà Nội, Nxb Khoa học xã hội, 638 Bakhtin, M (1992) Lý luận thi pháp tiểu 24 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN thuyết Hà Nội, Nxb Hội Nhà văn, 27 Lê Thị Hương Giang (2014) Hình tượng Nguyễn Du tiểu thuyết Nguyễn Du Nguyễn Thế Quang Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh, 21 Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên) (2007) Từ điển thuật ngữ văn học Hà Nội, Nxb Giáo dục Bùi Nguyễn Sao Mai (2019) Lịch sử phận người tiểu thuyết Nguyễn Thế Quang Văn nghệ quân đội, http://vannghequandoi.com.vn/ binh-luanvan-nghe/lich-su-va-phan-nguoi-trongtieu-thuyet-cua-nguyen-thequang_9927.html Nguyễn Thị Thẩm Mỹ (2017) Thi pháp tiểu thuyết Nguyễn Du Nguyễn Thế Quang Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Đà Lạt Nguyễn Khắc Phê (2015) Nguyễn Thế Quang ba tiểu thuyết lịch sử vừa xuất Tạp chí Nhà văn tác phẩm, số 10, 52 Nguyễn Thế Quang (2012) Nguyễn Du Hà Nội, Nxb Hội Nhà văn Trần Đình Sử (2008) Tự học - Một số vấn đề lý luận lịch sử Hà Nội, Nxb Đại học Sư phạm, 17 Bùi Công Thuấn (2015) Nguyễn Du – lịch sử tiểu thuyết Chút tình tri âm https://buicongthuan.wordpress.com/2015 /04/09/nguyen-du-lich-su-va-tieu-thuyet/ ... cứu đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Du Nguyễn Thế Quang Vì thế, chúng tơi chọn đề tài “Thi pháp tiểu thuyết Nguyễn Du Nguyễn Thế Quang? ?? làm luận văn thạc sĩ Bài viết: Một số đặc điểm nghệ. .. nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Du Nguyễn Thế Quang nội dung liên quan đến luận văn với mong muốn khẳng định biện pháp nghệ thuật nhằm thể nội dung tư tưởng mà tác giả Nguyễn Thế Quang. .. Du khẳng định tiểu thuyết lịch sử tiểu loại tự lấy đề tài lịch sử làm nội dung phản ánh, biến lịch sử thành nội dung sinh động văn học Không dừng lại kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, biến cố lịch

Ngày đăng: 06/11/2020, 01:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w