1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương pháp luận khoa học - PTIT

11 108 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 591,84 KB

Nội dung

Báo cáo cuối kì Phương pháp luận khoa học Câu 1: Nêu các bước trong trình tự logic của NCKH, Phân tích các bước trong trình tự đó bằng ví dụ đề tài nghiên cứu mà em đề xuất Câu 2: Anh/Chị hãy tìm kiếm 1 bài báo khoa học về chủ đề nghiên cứu mà anh/chị đang quan tâm trong chuyên ngành học của mình Câu 3: Anh/ chị hãy xây dựng đề xuất nghiên cứu về 1 vấn đề nghiên cứu trong chuyên ngành của anh/chị mà anh/chị quan tâm theo mẫu

Trang 1

Câu 1:

- Nêu các bước trong trình tự logic của NCKH

Nghiên cứu khoa học, bất kể trong nghiên cứu khoa học tự nhiên, khoa học xã hội hoặc khoa học công nghệ đều tuân theo một trật tự logic xác định, bao gồm các bước:

1. Phát hiện vấn đề để lựa chọn chủ đề nghiên cứu

Đây là giai đoạn tìm kiếm câu hỏi cần được giải đáp trong quá trình nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu được phát hiện nhờ các sự kiện thông thường, trong đó chứa đựng những mâu thuẫn giữa lý thuyết vốn tồn tại và thực tế

2 Xác định mục tiêu nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu là một chủ đề trong vấn đề nghiên cứu

mà người nghiên cứu (hoặc nhóm nghiên cứu) thực hiện

Việc lựa chọn đề tài có thể dựa trên những căn cứ được xem xét theo các cấp độ sau:

1 Đề tài có ý nghĩa khoa học hay không?

2 Đề tài có mang một ý nghĩa thực tiễn nào không?

3 Đề tài có cấp thiết phải nghiên cứu hay không?

4 Có đủ điều kiện đảm bảo cho việc hoàn thành đề tài

không?

5 Và đề tài có phù hợp sở thích không?

3. Nhận dạng câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi được đặt ra khi người nghiên cứu đứng trước mâu thuẫn giữa tính hạn chê của tri thức khoa học hiện có với yêu cầu phát triển tri thức đó ở trình độ cao hơn Phát hiện được vấn đề

nghiên cứu là giai đoạn quan trọng trên bước đường phát triển nhận thức

4. Đưa luận điểm, giả thuyết nghiên cứu

Đây là những nhận định sơ bộ về bản chất sự vật, do người nghiên cứu đưa ra, là hướng, theo đó người nghiên cứu sẽ thực hiện các quan sát hoặc thực nghiệm

Trang 2

Người nghiên cứu cần căn cứ vào phân loại nghiên cứu để đưa

ra những giả thuyết phù hợp với bản chất của nghiên cứu khoa học

Theo chức năng của nghiên cứu khoa học, giả thuyết được phân chia thành giả thuyết mô tả, giả thuyết giải thích, giả thuyết dự báo, giả thuyết giải pháp

5. Lựa chọn các phương pháp chứng minh giả thuyết

Muốn chứng minh một luận điểm khoa học, người nghiên cứu phải có đầy đủ luận cứ khoa học

Muốn tìm được các luận cứ và làm cho luận cứ có sức thuyết phục người nghiên cứu phải sử dụng những phương pháp nhất định Phương pháp ở đây bao gồm hai loại: phương pháp tìm kiếm luận cứ và phương pháp sắp xếp các luận cứ để chứng minh luận điểm khoa học

6 Tìm kiếm các luận cứ để chứng minh luận điểm

Để chứng minh luận điểm khoa học, người nghiên cứu cần có hai loại luận cứ:

Luận cứ lý thuyêt là các luận điểm khoa học đã được chứng

minh, bao gồm các khái niệm, các tiên đề, định lý, định luật, quy luật, tức các mối liên hệ, đã được khoa học chứng minh là đúng Luận cứ lý thuyết được khai thác từ các tài liệu, công trình khoa học của các đồng nghiệp đi trước Việc sử dụng luận cứ lý thuyết

sẽ giúp người nghiên cứu tiết kiệm thời gian, không tốn kém thời gian để chứng minh lại những gì mà đồng nghiệp đã chứng minh

Luận cứ thực tế được thu thập từ trong thực tế bằng cách quan sát, thực nghiệm, phỏng vấn, điều tra hoặc khai thác từ các công trình nghiên cứu của các đồng nghiệp Về mặt logic, luận cứ thực tiễn là các sự kiện thu thập được từ quan sát hoặc thực nghiệm khoa học Toàn bộ quá trình nghiên cứu khoa học, sau khi hình thành luận điểm, là quá trình tìm kiếm và chứng minh luận cứ

Nhiệm vụ của người nghiên cứu phải làm 3 việc: tìm kiêm luận

cứ, chứng minh độ đúng đắn của bản thân luận cứ và sắp xêp luận

cứ để chứng minh giả thuyết

Trang 3

Muốn có luận cứ, người nghiên cứu phải biết lựa chọn các hướng tiếp cận để thu thập thông tin Những loại thông tin trên đây

có thể được thu thập qua các tác phẩm khoa học, sách giáo khoa, tạp chí chuyên ngành, báo chí và các phương tiện truyền thông, hiện vật, phỏng vấn chuyên gia trong và ngoài ngành

Trong tiếp cận lý thuyết, người nghiên cứu tìm kiếm các lý thuyết để hình thành luận cứ

Có thể có 3 hướng tiếp cận thực tiễn:

Khảo sát trực tiêp bằng các hoạt động quan sát hiện trường,

chẳng hạn: điều tra địa chất, điều tra rừng, thâm nhập thị trường, v.v

Phương pháp chuyên gia thông qua các cuộc phỏng vấn, điều

tra bằng bảng hỏi, mở hội thảo để nghe ý kiến chuyên gia

Phương pháp thực nghiệm bằng cách tiến hành các thí nghiệm

- Phân tích các bước trong trình tự đó bằng ví dụ đề tài nghiên cứu mà

em đề xuất

• Phát hiện vấn đề: HDH Android ra đời năm 2008, đến nay số lượng thiết bị sử dụng HDH này rất lớn, đến nay đã phát triển tới Android Q ( hay Android 10)

• Xác định mục tiêu nghiên cứu: Phát triển ứng dụng trên Android 10 cho các thiết bị SmartPhone đời mới

• Nhận dạng câu hỏi nghiên cứu

 Làm sao để lập trình được ứng dụng bằng ngôn ngữ Java

 Sử dụng Android Studio cho việc lập trình ứng dụng

 Hệ thống framework, API Android 10

 Làm sao để ứng dụng tương thích trên nhiều thiết bị, không có hiện tượng giật lag

• Đưa ra luận điểm, giả thuyết nghiên cứu

 Tham khảo nhiều nguồn trên Internet, bạn bè, thầy cô

 Áp dụng lí thuyết được học xây dựng trên Android Studio

• Lựa chọn phương pháp chứng minh giả thuyết

 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

 Phương pháp định lượng sơ bộ bằng bảng hỏi đánh giá mức độ hài lòng trong việc sử dụng ứng dụng

Trang 4

• Tìm kiếm các luận cứ để chứng minh: sử dụng kết quả trong quá trình nguyên cứu để chứng minh

Câu 2: Anh/Chị hãy tìm kiếm 1 bài báo khoa học về chủ đề nghiên cứu mà anh/chị đang quan tâm trong chuyên ngành học của mình

Tên đề tài: An ninh trong IoT

Mục tiêu nghiên cứu: Các hình thức tấn công ,giải pháp và yêu cầu bảo mật

trong IoT

Đối tượng nghiên cứu: Các thiết bị IoT

Phạm vi nghiên cứu: An toàn thông tin đối với thiết bị IoT

Câu hỏi nghiên cứu:

Có bao nhiêu hình thức tấn công?

Với từng lớp trong IoT có cách tấn công như nào?

Giải pháp được đưa ra là gì?

Yêu cầu đối với giải pháp ra sao?

Giả thuyết nghiên cứu:

Mạng vạn vật (Internet of Things - IoT) là một công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích cho người dùng.Tuy nhiên, vấn đề bảo mật và riêng tư là một thách thức lớn đối với IoT Một hệ thống IoT nói chung được chia làm 3 lớp chính là: nhận thức, vận chuyển và ứng dụng; mỗi lớp có những thách thức an ninh riêng Bài báo phân tích những mối đe dọa an ninh chính của IoT trên cả 3 lớp, các hình thức tấn công phổ biến trên các lớp, mô hình bảo mật CIA và những yêu cầu đối với các giải pháp an ninh trên IoT

Lớp Đe dọa an ninh chính Lớp ứng dụng

Rò rỉ dữ liệu Tấn công DoS Chèn mã độc Lớp vận chuyển Tấn công định tuyến

Tấn công DoS

Trang 5

Tấn công chuyển dữ liệu

Lớp nhận thức

Tấn công vật lý Mạo danh Tấn công DoS Tấn công định tuyến Tấn công chuyển dữ liệu

CIA là một mô hình đặc biệt cho sự phát triển của các cơ chế an ninh, thực hiện bảo mật trên 3 lĩnh vực chính là: bảo mật dữ liệu, tính toàn vẹn và tính khả dụng

Bảo mật dữ liệu là khả năng cung cấp sự tin tưởng cho người dùng

về sự riêng tư của các thông tin nhạy cảm bằng cách sử dụng các cơ chế khác nhau khiến cho việc rò rỉ bị ngăn chặn và chỉ có thể được truy cập bởi người dùng

Tính toàn vẹn dữ liệu đề cập đến việc bảo vệ thông tin trước tội phạm mạng hoặc sự can thiệp từ bên ngoài trong quá trình truyền dữ liệu thông

Tính khả dụng của dữ liệu đảm bảo việc truy cập thông tin không chỉ trong các điều kiện bình thường mà còn trong những điều kiện đặc biệt

Chính sách bảo mật trong mỗi lớp của IoT phải xem xét các vấn đề( yêu cầu ) cơ bản sau:

 Bảo mật phần cứng

 Hệ thống điều khiển truy cập và

xác thực

 Cơ chế mã hóa dữ liệu

 Định tuyến an toàn

 Đánh giá rủi ro

 Hệ thống phát hiện xâm nhập IDS

 Giải pháp chống phần mềm độc hại

 Tường lửa

 Hệ thống quản lý độ tin cậy

Phương pháp nghiên cứu chính: Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu

Trang 6

Đóng góp của đề tài: Bài báo khoa học nghiên cứu với mục tiêu tìm hiểu

các hình thức tấn công cũng như giải pháp để bảo vệ hệ thống IoT

Hạn chế của đề tài: Bài báo chỉ liệt kê một phần không phải tất cả, hiện nay

có nhiều cách khác để tấn công hệ thống IoT, bài viết giải quyết một phần trong bảo mật, an toàn thông tin hiện nay

Bài báo được lấy từ Tạp chí Thông tin và Truyền thông trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền Thông kì 1 tháng 3 năm 2018 tại trang số 31-33, có thể tìm tại địa chỉ http://ictvietnam.vn/

Trang 9

Câu 3: Anh/ chị hãy xây dựng đề xuất nghiên cứu về 1 vấn đề nghiên cứu trong chuyên ngành của anh/chị mà anh/chị quan tâm theo mẫu

Trang 10

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN

THÔNG

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BCVT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà nội, ngày 20 tháng 11 năm 2019

ĐỀ CƯƠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

1. Tên đề tài: Phát triển ứng dụng trên Android 10 bằng Android Studio

2. Mục tiêu nghiên cứu: Phát triển ứng dụng trên Android 10 cho các thiết bị SmartPhone đời mới

3. Đối tượng nghiên cứu: Android 10 trên SmartPhone đời mới và phần mềm Android Studio

4. Phạm vi nghiên cứu: Hệ điều hành Android 10

5. Dự kiến kết quả: Xây dựng một ứng dụng trên Android 10 bằng Android Studio

6. Lí do thực hiện đề tài: HDH Android đã phát triển đến Android 10, tương lai gần các thiết bị SmartPhone sẽ đều được trang bị Android 10, và việc sử dụng các ứng dụng trên đó sẽ cần sự tương thích cũng như ổn định

7. Sơ lược tình hình nghiên cứu:

Hoàn thành sơ bộ nghiên cứu: xây dựng 1 ứng dụng phát nhạc, tuy nhiên về

sự ổn định và tương thích còn kém

8. Dự kiến phương pháp nghiên cứu:

• Phương pháp nghiên cứu tài liệu

• Phương pháp định lượng sơ bộ bằng bảng hỏi đánh giá mức độ hài lòng trong việc sử dụng ứng dụng

9. Kế hoạch thực hiện:

• Tìm hiểu về API của Android 10

• Tìm hiểu việc lập trình ứng dụng trên Android Studio

• Sử dụng ngôn ngữ Java để tạo 1 ứng dụng đơn giản

Ngày đăng: 03/11/2020, 23:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w