1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học

21 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 179,5 KB

Nội dung

Thực trạng của việc học tập và giảng dạy phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học” ...7 2.. Vai trò của việc vận dụng văn học dân gian tron

Trang 1

SƠ YẾU LÝ LỊCH KHOA HỌC

I.THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:

1 Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Vân

2 Sinh ngày 18 tháng 01 năm 1982

3 Giới tính: Nữ

4 Địa chỉ: 7/57- KP3 - Biên Hoà – Đồng Nai

5 Điện thoại: 0977250460

6 Chức vụ: Giáo viên

7 Đơn vị công tác : Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO :

- Trình độ chuyên môn: Cử nhân

- Năm nhận bằng: 2005

- Chuyên nghành đào tạo: GDCD

III: KINH NGHIỆM KHOA HỌC :

- Tám năm kinh nghiệm

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

A MỞ ĐẦU 3

B NỘI DUNG 6

Chương I NHỮNG ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA ĐỀ TÀI 6

1 Ưu điểm 6

2 Nhược điểm 6

Chương II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG………7

1 Thực trạng của việc học tập và giảng dạy phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học” 7

2 Vai trò của việc vận dụng văn học dân gian trong dạy phần: “Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học” 8

Chương III VẬN DỤNG MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG DẠY PHẦN “CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC” MÔN GDCD 10 NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH 11

1 Nguyên tắc vận dụng một số thể loại văn học dân gian phục vụ cho giảng dạy môn GDCD 10 11

2 Các cách vận dụng văn học dân gian vào dạy một số nội dung cụ thể 11

C KẾT LUẬN……… 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO ………….21

Trang 3

PHẦN A: MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Luật Giáo dục năm 2005 đã xác định: "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các

kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân " (Điều 23 - Luật Giáo dục năm 2005).

Đáp ứng mục tiêu trên, môn GDCD ở trường THPT có ý nghĩa và tầm quantrọng trong việc giáo dục, đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước Mộttrong những đặc thù tri thức môn học là trang bị TGQ, PPL khoa học, tư duy biệnchứng duy vật cho học sinh Đây là việc làm quan trọng và cần thiết nhằm nângcao chất lượng học tập, góp phần đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho xã hội,đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn và xu thế hội nhập quốc tế của nước ta hiệnnay

Tuy nhiên thực tế cho thấy, để giảng dạy hiệu quả tri thức triết học cho họcsinh, mà đặc biệt là học sinh lớp 10 phổ thông hiện nay không phải là một việc làmđơn giản Đối với các em, kiến thức về triết học là mới mẻ, việc tiếp thu, lĩnh hộitri thức là rất trừu tượng, khó hiểu Ngay cả sinh viên các trường đại học, cao đẳngvẫn sợ triết học Vì vậy dẫn đến tình trạng học sinh không có hứng thú học tập Đa

số chỉ học vẹt, học qua loa mà không hiểu cái hay của triết học, cái giá trị cải tạothực tiễn, cải tạo bản thân của triết học nên không thích học bộ môn này

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, bản thân tôi trực tiếp giảng dạy mônGDCD luôn trăn trở làm sao để học sinh tiếp nhận tri thức bộ môn một cách nhẹnhàng, dễ hiểu Qua thực tế dạy học, tôi nhận thấy một trong các biện pháp giảngdạy hiệu quả tri thức triết học trong chương trình GDCD 10 là vận dụng các trithức liên môn trong đó có văn học Vì vậy, tôi mạnh dạn vận dụng một số thể loạivăn học vào bài dạy sao cho phù hợp nhằm gây sự hứng thú cho học sinh; gópphần nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy - học môn Giáo dục công dân lớp 10

phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học”

II LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

Vận dụng các thể loại văn học dân gian trong dạy học là vấn đề được nhiều tácgiả của các bộ môn khác nghiên cứu Đối với môn GDCD, cho đến nay chưa cómột đề tài nào nghiên cứu về vấn đề vận dụng các thể loại văn học dân gian trongdạy phần Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoahọc Tuy nhiên liên quan đến đề tài này có một số công trình nghiên cứu mặc dù ởphạm vi hẹp như:

Trang 4

-“Sẽ hiệu quả hơn nếu sử dụng ca dao, tục ngữ Việt Nam trong dạy và học bài

“Công dân với tình yêu, hôn nhân, gia đình””của tác giả Nguyễn Thị Vân, đăngtrên Bản tin Giáo dục công dân số 2– Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

- Bài báo: “Vận dụng ca dao tục ngữ Việt Nam nhằm khơi dậy niềm say mêhọc tập của học sinh trong dạy học môn GDCD – Phần Công dân với đạo đức, củatác giả Đào Thị Ngọc Minh, đăng trên tạp chí khoa học

- Vận dụng thi ca trong giảng dạy GDCD lớp 10 của tác giả Hồ Thanh NgânNhìn chung tất cả các bài viết trên chưa vận dụng phong phú nhiều thể loại vănhọc vào dạy môn GDCD mà chỉ chú trọng tới thể loại tục ngữ, ca dao Vì vậy, tácgiả mạnh dạn nghiên cứu đề tài trên vận dụng vào dạy phần triết học của mônGDCD lóp 10

III MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

1 Mục đích nghiên cứu

Đánh giá thực trạng của việc học tập môn GDCD ở trường THPT Thông qua

đó nâng cao hiệu quả giảng dạy bằng cách vận dụng các thể loại văn học nhưtruyện ngụ ngôn, tục ngữ, ca dao…vào một số phần, nội dung bài học

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Sưu tầm, chọn lọc những thể loại văn học, đồng thời nghiên cứu nội dungchương trình Giáo dục công dân lớp 10 và việc học tập của học sinh đối với mônhọc Từ đó, sử dụng những câu chuyện dân gian, tuc ngữ, ca dao…phù hợp trongtừng tiết học để nâng cao hiệu quả dạy học và hứng thú cho học sinh

IV ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu

Học sinh các lớp 10 mà tôi trực tiếp được phân công giảng dạy năm học 2013 –2014: 10A1, 10 Văn, 10Anh1, 10A2, 10Toán – Trường THPT Chuyên Lương ThếVinh

2 Phạm vi nghiên cứu

Chương trình sách giáo khoa GDCD 10

V THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 1 năm 2014

VI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh

- Phương pháp thực nghiệm, điều tra, khảo sát

VII KẾT CẤU CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Phần A: Mở đầu.

Phần B: Nội dung

Chương I: Những ưu nhược điểm của đề tài

Trang 5

Chương II: Một số vấn đề chung

Chương III: Vận dụng một số thể loại văn học trong dạy phần Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học môn GDCD lớp 10

nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh

Phần C: Kết luận

Trang 6

PHẦN B: NỘI DUNG

Chương I NHỮNG ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA ĐỀ TÀI

- Vận dụng các thể loại văn học dân gian trong dạy môn GDCD cụ thể là triếthọc sẽ bổ sung nguồn tư liệu, học sinh thấy được cái hay và ý nghĩa của môn học

từ đó bồi đắp niềm hứng thú, tình yêu và sự say mê môn học Đồng thời giúp các

em củng cố, mở rộng và khắc sâu kiến thức trọng tâm bài học một cách có hiệuquả

2 NHƯỢC ĐIỂM

- Mặc dù thể loại văn học dân gian phong phú, đa dạng nhưng đòi hỏi GVphải bỏ nhiều thời gian trong việc sưu tầm và chọn lọc những thể loại văn học phùhợp, có hiệu quả với từng nội dung kiến thức

- Thời gian tiết học chỉ có 45 phút, nếu giáo viên ôm đồm quá nhiều ví dụminh họa hay những câu chuyện dài thì sẽ không đảm bảo thực hiện đầy đủ tiếntrình lên lớp Mặt khác sự quá tải trong việc vận dụng có thể làm loãng kiến thức

- Nếu GV chỉ đơn thuần vận dụng các thể loại văn học bằng phương phápthuyết trình thì bài dạy sẽ không đạt hiệu quả cao Dễ gây sự nhàm chán cho họcsinh

- Khi đưa ví dụ vào bài giảng, nếu GV không biết gắn với lợi ích của ngườihọc, không định hướng học sinh rút ra bài học, ý nghĩa thực tiễn thì HS sẽ khônghiểu cái hay của triết học Vì vậy sẽ không có hứng thú học tập

Trang 7

Chương II MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

1 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC HỌC TẬP VÀ GIẢNG DẠY PHẦN

“CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC”

Môn GDCD như chúng ta biết nó có vai trò giáo dục và giáo dưỡng, nó baogồm một hệ thống các tri thức khoa học phù hợp với từng đối tượng nhận thức củahọc sinh Nó góp phần hình thành thế giới quan khoa học và phương pháp tư duybiện chứng cho học sinh Nếu như kiến thức của các môn khoa học cơ bản kháccung cấp cho học sinh những nguyên liệu để xây dựng lên lâu đài của tương lai thìkiến thức môn GDCD sẽ là một kiến trúc sư thiết kế toàn bộ lâu đài đó, nó chỉ chochúng ta thấy cần phải làm gì và phải hành động như thế nào để đạt được mụcđích Nhưng trên thực tế học sinh có tâm lý coi môn GDCD là môn phụ thậm chíkhông thích học môn GDCD Đối với học sinh trường chuyên có lẽ do học quánhiều môn học, cộng với tâm lý thi cử nên các em dành nhiều thời gian cho việchọc các môn chuyên, các môn mà nhà trường tổ chức thi tập trung nên thiếu sựquan tâm và đầu tư cho môn học này; bên cạnh đó, kiến thức môn học liên quanđến triết học cho nên rất “khô khan”, trừu tượng, khó hiểu, do đó, học sinh không

có hứng thú học Kết quả điều tra cho thấy:

64% số học sinh không thích học môn GDCD

20% số học sinh thích học môn GDCD

16% không tỏ rõ ý kiến

Trong thời gian tôi giảng dạy, tôi thấy tình trạng học sinh không học bài cũ,không xem bài mới còn phổ biến, khi đưa ra yêu cầu phải về nhà soạn bài bằng sơđồ tư duy thì học sinh cũng có làm nhưng miễn cưỡng, bắt buộc, hiệu quả mang lạikhông cao

Học sinh ham học, thích tìm hiểu khám phá những cái chưa biết, nhưng lạikhông thấy rằng môn GDCD, đặc biệt phần triết học rất sát với đời sống, cung cấpphương tiện khám phá thế giới vô cùng vô tận và từ đó có thể cải tạo thế giới mộtcách có hiệu quả Nhìn chung học sinh chưa thấy được ý nghĩa môn học và chưabiết vận dụng tri thức đã học vào cuộc sống Đây là một điều đáng suy nghĩ

Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân Trước hết, xuất phát từ nộidung chương trình môn GDCD lớp 10; đây là loại kiến thức mới mẻ mà trước đó ởphổ thông cơ sở học sinh chưa từng được làm quen nên rất bỡ ngỡ khi chưa cóphương pháp học tập, nghiên cứu bộ môn vì vậy ảnh hưởng đến việc tiếp thu cóhiệu quả tri thức mới này Mặt khác, nhiều bài, nhiều mục, nội dung kiến thức cònquá cao, quá rộng đối với nhận thức của học sinh lớp 10 Điều này tạo ra cái quákhó đối với việc tự đọc SGK, cũng như nghe giảng của học sinh Một khi không đủtrình độ tiếp nhận kiến thức ở mức độ cao nên sinh ra tâm trạng chán nản, khôngthích học môn GDCD

Trang 8

Có thể nói học sinh yêu thích môn học về cơ bản là phụ thuộc vào người dạy.

Để dạy tốt GDCD 10 đòi hỏi giáo viên phải vững vàng về trình độ chuyên môn,biết đổi mới phương pháp dạy học để biến cái khó, phức tạp thành cái đơn giản,khơi dậy niềm hứng thú ham học và nắm bắt kiến thức của học sinh Thế nhưng, đa

số giáo viên chưa đầu tư xứng đáng cho môn học, không ít giáo viên trình độ cònhạn chế, khi dạy chỉ nhắc lại kiến thức quá cao trong SGK, vẫn còn chú trọngtruyền thụ kiến thức theo kiểu thuyết trình, giảng giải, ít phát huy tích cưc và pháttriển tư duy cho học sinh Nguyên nhân này một phần xuất phát từ việc bồi dưỡngchuyên môn cho đội ngũ giáo viên Trước đây, sở GD- ĐT thường tổ chức bồidưỡng nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy nhưng hiệu quả của việc bồi dưỡngvẫn chưa cao, cái mà giáo viên cần là phải đưa ra thảo luận một số vấn đề khótrong chương trình và vận dụng phương pháp thích hợp để dạy học có hiệu quả caonhất nhưng các chuyên viên lại chưa làm được điều đó nên chưa góp phần nângcao trình độ cho đội ngũ giáo viên dạy môn học này

Một nguyên nhân mang tính khách quan ảnh hưởng đến chất lượng dạy và họclà sự tồn tại của niềm tin tôn giáo Tri thức triết học mà các em được học trong nhàtrường luôn trái ngược với những điều mà kinh sách đã dạy các em; cho nên các

em đã giảm lòng tin vào tri thức khoa học Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tri thứckhoa học thắng được niềm tin tôn giáo, điều đó đòi hỏi sự nỗ lực trong công tácgiảng dạy của giáo viên

Nói về nguyên nhân dẫn đến thực trạng dạy và học môn GDCD trong nhàtrường thì có rất nhiều Nhưng trên đây tôi chỉ nêu một số nguyên nhân cơ bản Từnhững lý do trên, đòi hỏi giáo viên khi giảng dạy cần đầu tư thời gian, công sứccho môn học; lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với trình độ nhận thức củahọc sinh; mặt khác, chú trọng đến lợi ích của học sinh khi học các kiến thứcGDCD bằng minh họa những ví dụ dễ hiểu để các em thấy rằng học các kiến thức

đó là cần thiết đối với mình thì mới tạo cho học sinh nhu cầu và hứng thú học tập.Vì vậy, với kinh nghiệm còn ít ỏi của mình nhưng tôi vẫn mạnh dạn vận dụngtri thức khoa học khác - cụ thể là các thể loại văn học dân gian làm ví dụ minh họanhằm góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn GDCD 10

phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học”.

2 VAI TRÒ CỦA VIỆC VẬN DỤNG VĂN HỌC DÂN GIAN VÀO DẠY

PHẦN “CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC”

2.1 Văn học dân gian

Văn học dân gian là các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩmcủa quá trình sáng tác tập thể nhằm mục đích phục vụ trực tiếp các sinh hoạt khácnhau trong đời sống cộng đồng Văn học dân gian ra đời trong lao động và là bứctranh toàn diện về cuộc sống lao động và đời sống tinh thần của con người

Hệ thống thể loại văn học dân gian bao gồm: thần thoại, truyền thuyết, sử thi,ngụ ngôn, truyện cổ tích, truyện cười, tục ngữ, ca dao…

Trang 9

2.2 Vai trò của việc vận dụng một số thể loại văn học dân gian trong dạy

học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học”

Sở dĩ có thể vận dụng các thể loại văn học dân gian trong dạy học môn GDCD

10 phần triết học bởi những lý do sau:

Thứ nhất, triết học và các thể loại văn học dân gian mặc dù là hai lĩnh vực khácnhau nhưng lại có liên quan đến nhau Triết học là những nhận thức khái quát vềthế giới khách quan, về con người với những quan hệ có tính bản chất, tính quyluật; triết học thể hiện trong văn hóa, văn hóa đời sống, văn hóa dân gian mà hạtnhân là văn học dân gian, văn học truyền miệng với nhiều thể loại như: thần thoại,truyền thuyết, cổ tích, ca dao, tục ngữ Ngược lại nội dung của các thể loại vănhọc có chứa đựng các yếu tố của tư tưởng triết học Ví dụ, kho tàng tục ngữ ViệtNam ta rất rộng lớn và phong phú đều mang ý nghĩa triết học Vì vậy, GV có thểsử dụng các thể loại văn học để minh họa cho một số nội dung giảng dạy

Thứ hai, người ta thường nói học văn là học làm người, đặc biệt trong văn họcdân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lý làm người Trước hết văn học dângian giáo dục con người tinh thần nhân đạo và lạc quan, đó là tình yêu thươngđồng loại, tinh thần đấu tranh giải phóng con người và niềm tin vào chiến thắngcủa chính nghĩa và cái thiện Văn học dân gian còn góp phần hình thành nhữngphẩm chất tốt đẹp của con người: lòng yêu nước, tinh thần bất khuất, đức kiêntrung và vị tha

Ý nghĩa giáo dục con người trong văn học nói chung, văn học dân gian nóiriêng không khác biệt với mục tiêu môn giáo dục công dân Mặc dù đặc trưng mônhọc mang tính lý luận cao nhưng ẩn sâu trong mỗi nội dung bài học là giá trị giáodục đạo đức sâu sắc; bằng nghệ thuật dạy học của GV, học sinh không chỉ hiểukiến thức mà còn biết vận dụng vào cuộc sống, nhìn nhận và hoàn thiện bản thânmình Thông qua việc tiếp cận với các thể loại văn học dân gian một mặt học sinhhiểu được ý nghĩa của các tri thức triết học, mặt khác việc rút ra bài học từ các thểloại này sẽ giúp mục tiêu giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh đượcthực hiện có hiệu quả

Thứ ba, không thể phủ nhận kiến thức môn học rất trừu tượng và “khô khan”,việc vận dụng truyện cổ tích, ngụ ngôn hay ca dao, tục ngữ vào từng nội dung kiếnthức phù hợp sẽ làm “mềm hóa” kiến thức, học sinh tiếp nhận dễ dàng vì ở lứa tuổilớp 10, các em vẫn còn yêu thích các thể loại này đặc biệt là truyện cổ tích, truyệnngụ ngôn…vì nó không xa lạ mà rất gần gũi với các em từ thuở còn nhỏ Chắcchắn trong các em không ai chưa từng nghe chuyện ngày xửa ngày xưa hay nhữnglời hát ru nhẹ nhàng, sâu lắng; những câu tục ngữ, ca dao dễ đi vào lòng người, dễnhớ và dễ thuộc Đây là những điều mà kiến thức môn GDCD cần để giờ học cóthể cuốn hút sự chú ý, quan tâm của học sinh

Thứ tư, vận dụng tư liệu này trong giảng dạy cũng là một cách để học sinh bổsung thêm vốn hiểu biết của mình trong lĩnh vực văn học Mặt khác, thông qua các

Trang 10

câu tục ngữ, ca dao, truyền thuyết học sinh nhớ về nguồn cội, thêm yêu quý vàtrân trọng những giá trị truyền thống của dân tộc

Ngày đăng: 27/02/2015, 15:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo dục công dân 10, (sách giáo khoa), NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục công dân 10
Nhà XB: NXB Giáo dục
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo dục công dân 10, (sách giáo viên), NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục công dân 10
Nhà XB: NXB Giáo dục
4. Nhà xuất bản giáo dục, Tục ngữ ca dao Việt Nam về Giáo dục đạo đức, 2006 5. Nguyễn Văn Cư – Nguyễn Duy Nhiên, Dạy và học môn GDCD ở trường trunghọc phổ thông những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học sư phạm, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ ca dao Việt Nam về Giáo dục đạo đức", 20065. Nguyễn Văn Cư – Nguyễn Duy Nhiên, "Dạy và học môn GDCD ở trường trung "học phổ thông những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
6. Trọng Phụng, 100 câu chuyện bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh, sinh viên, NXB Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 100 câu chuyện bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh, sinh viên
Nhà XB: NXB Lao động – Xã hội
7. Vũ Hồng Tiến, Phùng Văn Bộ, Bồi dưỡng nội dung và phương pháp giảng dạy giáo dục công dân 10, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi dưỡng nội dung và phương pháp giảng dạy giáo dục công dân 10
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
8. Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, Bài tập giáo dục công dân 10, NXB giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập giáo dục công dân 10
Nhà XB: NXB giáo dục
1. Diễn đàn của khoa giáo dục chính trị - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Bản tin Giáo dục công dân số 2 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w