1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý sử dụng kinh phí bảo trì đường bộ tại sở giao thông vận tải tỉnh yên bái

130 16 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 2

NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH

QUẢN LÝ SỬ DỤNG KINH PHÍ BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘTẠI SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH YÊN BÁI

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾMã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN ĐÌNH TUẤN

THÁI NGUYÊN - 202

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệusử dụng trong luận văn là trung thực Những kết quả nêu trong luận văn chưatừng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020

Tác giả

Nguyễn Thị Hồng Ánh

Trang 4

Tôi xin tỏ lòng biết ơn những người thân trong gia đình đã chia sẻvà động viên tôi những lúc khó khăn nhất để tôi vượt qua và hoàn thànhluận văn.

Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới lãnh đạo Sở Giaothông vận tải Tỉnh Yên Bái, bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đìnhđã thường xuyên hỗ trợ để tôi hoàn thành bản luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ trên!

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020

Tác giả

Nguyễn Thị Hồng Ánh

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 3

5 Bố cục của luận văn 3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ SỬDỤNG KINH PHÍ BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 5

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý sử dụng kinh phí Bảo trì đường bộ 5

1.1.1 Cơ sở lý luận về kinh phí Bảo trì đường bộ 5

1.1.2 Quản lý sử dụng kinh phí Bảo trì đường bộ 13

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng kinh phí Bảo trìđường bộ 22

1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý sử dụng kinh phí Bảo trì đường bộ

251.2.1 Kinh nghiệm quản lý sử dụng kinh phí Bảo trì đường bộ của một sốđịa phương trong nước 25

1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Yên Bái 29

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 31

2.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 31

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 31

2.2.2 Phương pháp phân tích 33

Trang 6

2.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 35

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG KINH PHÍ BẢOTRÌ ĐƯỜNG BỘ TẠI SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH YÊN BÁI 37

3.1 Đặc điểm chung về địa bàn nghiên cứu 37

3.1.1 Giới thiệu chung về tỉnh Yên Bái 37

3.1.2 Giới thiệu về Ban quản lý bảo trì đường bộ tỉnh Yên Bái 42

3.1.3 Bộ máy quản lý kinh phí bảo trì đường bộ tỉnh Yên Bái 46

3.2 Tình hình phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàntỉnh Yên Bái 47

3.2.1 Đường cao tốc và quốc lộ 47

3.2.2 Hiện trạng giao thông đường tỉnh 49

3.2.3 Hiện trạng giao thông đường đô thị 54

3.2.4 Hiện trạng giao thông đường chuyên dùng 55

3.2.5 Hiện trạng đường giao thông nông thôn 55

3.3 Thực trạng quản lý sử dụng kinh phí Bảo trì đường bộ tại Sở Giao thông Vận tải tỉnh Yên Bái 57

3.3.1 Xây dựng kế hoạch dự toán sử dụng kinh phí Bảo trì đường bộ 57

3.3.3 Thanh toán và quyết toán kinh phí Bảo trì đường bộ 71

3.3.4 Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí Bảo trì đường bộ 78

3.4 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng kinh phí Bảo trì đường bộ tỉnh Yên Bái 79

3.5.2 Hạn chế, tồn tại trong quản lý sử dụng kinh phí Bảo trì đường bộ 88

3.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại 89

Trang 7

Chương 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG KINH PHÍ BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ TẠI SỞ GIAO THÔNG - VẬN TẢI

4.2.3 Đẩy mạnh áp dụng hợp đồng dựa trên chất lượng thực hiện 98

4.2.4 Tăng cường nguồn vốn và phân bổ nguồn vốn Quản lý duy tu, sửa chữa đường bộ 99

4.2.5 Phân cấp quản lý vốn 101

4.2.6 Nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lývốn Bảo trì đường bộ 102

4.3 Một số kiến nghị 103

4.3.1 Đối với Bộ Giao thông vận tải 103

4.3.2 Đối với UBND tỉnh Yên Bái 104

KẾT LUẬN 106

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

PHỤ LỤC 112

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

6 CN & XD, DVTM Tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Thang đo Likert 33Bảng 3.1 Thực trạng đường Cao tốc và Quốc lộ theo cấp kỹ thuật 48Bảng 3.2 Thực trạng đường Cao tốc và Quốc lộ theo kết cấu mặt đường 48Bảng 3.3 Thực trạng các tuyến đường tỉnh theo kết cấu mặt đường 50Bảng 3.4: Thực trạng đường giao thông nông thôn theo kết cấu mặt đường 56

Bảng 3.5: Kết quả lập kế hoạch và giao dự toán chi kinh phí Bảo trì đường bộ Sở GTVT tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017 - 2019 60Bảng 3.6: Dự toán kinh phí Bảo trì đường bộ thường xuyên tại Sở GTVT

tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017-2019 65Bảng 3.7: Dự toán Kinh phí Bảo trì đường bộ sửa chữa định kỳ Sở

GTVT Yên Bái giai đoạn 2017 - 2019 66Bảng 3.8: Đánh giá của cán bộ quản lý về công tác lập dự toán chi kinh

phí Bảo trì đường bộ tại Sở GTVT tỉnh Yên Bái 67Bảng 3.9: Kết quả sử dụng kinh phí Bảo trì đường bộ Sở GTVT tỉnh Yên

Bái giai đoạn 2017-2019 68Bảng 3.10: Kết quả sử dụng kinh phí Trung ương cho Bảo trì đường bộ

tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017 - 2019 68Bảng 3.11: Kết quả sử dụng kinh phí địa phương cho Bảo trì đường bộ

tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017 - 2019 69Bảng 3.12: Đánh giá của các chủ đầu tư về công tác sử dụng kinh phí

BTĐB tại Sở GTV Yên Bái giai đoạn 2017 - 2019 70Bảng 3.13: Kết quả công tác giải ngân kinh phí Bảo trì đường bộ tại Sở

GTVT tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017-2019 72Bảng 3.14: Tình hình quyết toán kinh phí Bảo trì đường bộ từ nguồn vốn

Trung ương giai đoạn 2017-2019 74Bảng 3.15: Tình hình quyết toán kinh phí Bảo trì đường nguồn vốn địa

phương giai đoạn 2017-2019 75

Trang 10

Bảng 3.16: Đánh giá của cán bộ quản lý về công tác quyết toán kinh phíbảo trì đường bộ tỉnh Yên Bái 77Bảng 3.17: Đánh giá của chủ doanh nghiệp về công tác quyết toán kinh

phí bảo trì đường bộ tỉnh Yên Bái 77Bảng 3.18: Tình hình thanh tra, kiểm tra công tác quản lý kinh phí

BTĐB tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017-2019 78Bảng 3.19: Đánh giá của cán bộ quản lý về công tác kiểm tra nguồn vốn

BTĐB tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017-2019 79

Trang 11

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1 Bộ máy quản lý kinh phí Bảo trì đường bộ tỉnh Yên Bái 46Sơ đồ 3.2: Sử dụng kinh phí bảo trì đường bộ tỉnh Yên Bái 62Sơ đồ 3.3: Sử dụng kinh phí Bảo trì đường bộ tại Sở GTVT tỉnh Yên Bái 63Sơ đồ 3.4 Lưu đồ quy trình thanh toán kinh phí BTĐB tỉnh Yên Bái 71Sơ đồ 3.5: Quy trình quyết toán kinh phí BTĐB tỉnh Yên Bái 73

Trang 12

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Đường bộ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảođảm quốc phòng, an ninh, mở rộng giao lưu quốc tế Đường bộ đã được quantâm đầu tư, phát triển bởi vì nó là một trong những hệ thống huyết mạch quantrọng của đất nước, nhưng chưa được cấp đủ vốn cho bảo trì vì ngân sách nhànước có hạn Việc hình thành và sử dụng kinh phí riêng cho Bảo trì đường bộlà một trong những lối ra theo hướng đa dạng hoá, xã hội hoá nguồn vốn đểgiải quyết vấn đề thiếu vốn nghiêm trọng và tương lai phát triển tiếp dướidạng thương mại hoá.

Yên Bái là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, hạ tầng giao thông chưađồng bộ, đặc biệt những năm gần đây, tình trạng xe quá tải diễn biến phứctạp, thiên tai, mưa lũ khiến nhiều tuyến đường, cầu cống bị hư hỏng, xuốngcấp nghiêm trọng, gây mất an toàn cho người, phương tiện khi tham gia giaothông Trước tình hình trên, ngành giao thông vận tải (GTVT) được UBNDtỉnh giao quản lý kinh phí Bảo trì đường bộ (BTĐB) để kịp thời sửa chữa,nâng cấp các tuyến đường bộ đảm bảo cho giao thông được thông suốt.

Theo thống kê của ngành GTVT, trong 3 năm (2017 - 2019), từ nguồnkinh phí BTĐB, ngành đã thực hiện sửa chữa, kiểm tra, kiểm định 25 cầu; sửachữa cục bộ 32.225 m2 mặt đường, sửa chữa toàn mặt 134,428km mặt đườngtại các Quốc lộ 37, 32, 32C Ngoài ra, ngành đã thực hiện sửa chữa, duy tu,bảo dưỡng hàng trăm km tại các tuyến tỉnh lộ, đường huyện và hệ thốngđường giao thông nông thôn Tuy nhiên với đặc thù của ngành giao thôngmiền núi có rất nhiều khó khăn, hạn chế làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ đượcgiao nói chung và đặc biệt là quản lý kinh phí Bảo trì đường bộ nói riêng Vớisố vốn được giao quản lý hàng năm khoảng 200 tỷ đồng, khối lượng côngviệc lớn, nhân lực hạn chế, phạm vi quản lý rộng, công việc lại có nhiều phátsinh đột xuất trong điều kiện thiên tai thường xuyên xẩy ra làm ảnh hưởngđến hệ thống giao thông đường bộ,… Điều đó dẫn đến việc sử dụng kinh phí

Trang 13

BTĐB nhiều khi không chủ động, phải điều chỉnh thường xuyên, … trongquản lý cũng rất dễ xẩy ra hiện tượng lãng phí và thất thoát nguồn vốn Vìvậy, cần phải nghiên cứu và đánh giá từ đó đưa ra những giải pháp tăngcường quản lý việc sử dụng kinh phí Bảo trì đường bộ của tỉnh Yên Bái đạthiệu quả và đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ được giao Việc thực hiện đề tài

luận văn “Quản lý sử dụng kinh phí Bảo trì đường bộ tại Sở Giao thông vậntải tỉnh Yên Bái” nhằm giải quyết vấn đề có tính cấp thiết đặt ra ở trên.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng công tác quản lý sử dụng kinh phí Bảo trì đườngbộ tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăngcường công tác quản lý sử dụng kinh phí Bảo trì đường bộ của tỉnh Yên Bái,góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn vốn được giao, chống lãng phí và thấtthoát nguồn kinh phí của Nhà nước.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng kinh phí Bảo trìđường bộ tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái.

- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý sử dụng kinh phíBảo trì đường bộ tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Là công tác quản lý sử dụng kinh phí Bảo trì đường bộ tại Sở Giaothông vận tải tỉnh Yên Bái.

Trang 14

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Trên địa bàn tỉnh Yên Bái

- Phạm vi thời gian: Đánh giá thực trạng công tác quản lý sử dụng kinhphí Bảo trì đường bộ tại Sở Giao thông vận tải giai đoạn 2017 - 2019, giảipháp đến năm 2025.

- Phạm vi nội dung: Đánh giá thực trạng các nội dung quản lý sử dụngnguồn kinh phí và giám sát việc sử dụng kinh phí bảo trì đường bộ tại SởGiao thông vận tải tỉnh Yên Bái.

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

4.1 Về mặt lý luận

Luận văn làm rõ các khái niệm, vai trò, sự cần thiết khách quan, nộidung sử dụng kinh phí Bảo trì đường bộ, các yếu tố ảnh hưởng đến việc quảnlý sử dụng kinh phí Bảo trì đường bộ Luận văn cũng đưa ra một số kinhnghiệm về quản lý sử dụng kinh phí Bảo trì đường bộ của một số địa phươngtrong nước để làm rõ thêm tính thực tiễn của cơ sở lý luận, đồng thời lấy đólàm bài học kinh nghiệm cho tỉnh Yên Bái Luận văn cũng đặt nền tảng cơ sởlý luận cho các nghiên cứu về sau có cùng lĩnh vực.

4.2 Về mặt thực tiễn

Trên cơ sở đánh giá thực tiễn công tác quản lý sử dụng kinh phí Bảo trìđường bộ tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái, chỉ ra những kết quả đạtđược, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong việc sử dụng nguồnkinh phí Bảo trì đường bộ Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường côngtác quản lý sử dụng kinh phí Bảo trì đường bộ tại Sở Giao thông vận tải tỉnhYên Bái Các giải pháp của tỉnh cũng có ý nghĩa làm bài học kinh nghiệm chocác địa phương trong nước có điều kiện tương tự.

5 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính củaluận văn được chia làm 4 chương:

Trang 15

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý sử dụng kinh phí Bảo

trì đường bộ.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Thực trạng quản lý sử dụng kinh phí Bảo trì đường bộ tại Sở

Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái.

Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý sử dụng kinh phí Bảo trì

đường bộ tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái.

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNGKINH PHÍ BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý sử dụng kinh phí Bảo trì đường bộ

1.1.1 Cơ sở lý luận về kinh phí Bảo trì đường bộ

1.1.1.1 Khái niệm kinh phí Bảo trì đường bộ

Kinh phí Bảo trì đường bộ là nguồn tài chính một phần ngoài ngân sáchđược trích từ các khoản lệ phí trích từ xăng dầu, đường bộ và một phần dongân sách nhà nước cấp phát Đây là một bước tiến mới trong tiến trình xã hộihóa các nguồn lực phục vụ công tác quản lý, bảo trì đường bộ Mục đích củakinh phí Bảo trì đường bộ nhằm huy động các nguồn tài chính có liên quanđến sử dụng đường bộ để cùng với ngân sách nhà nước dần từng bước đápứng nhu cầu vốn công tác quản lý, bảo trì đường bộ; đúng theo nguyên tắcngười sử dụng các dịch vụ phải trả tiền để nhận được dịch vụ ngày càng tốthơn Kinh phí Bảo trì đường bộ Trung ương được sử dụng cho công tác quảnlý, bảo trì hệ thống quốc lộ; Kinh phí Bảo trì đường bộ địa phương được sửdụng cho công tác quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ địa phương Sử dụngkinh phí Bảo trì đường bộ gồm các khoản chi: Chi bảo trì công trình đườngbộ; Chi quản lý công trình đường bộ; Chi hoạt động của Hội đồng quản lýnguồn vốn bảo trì đường bộ và Các khoản chi khác có liên quan đến bảo trì,quản lý công trình đường bộ.

Trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008, khái niệm “Kinh phí bảotrì đường bộ” chưa được đề cập tới, mà mới chỉ dừng lại ở việc quy định

“nguồn tài chính bảo đảm cho việc quản lý, bảo trì đường bộ bao gồm ngânsách nhà nước cấp, các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật” (Điều

44), cụ thể như sau (Luật giao thông đường bộ):

“1 Nguồn tài chính để quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ và đường địaphương được bảo đảm từ quỹ Bảo trì đường bộ.

Trang 17

Nguồn tài chính để quản lý, bảo trì đường chuyên dùng, đường khôngdo Nhà nước quản lý khai thác, đường được đầu tư xây dựng không bằngnguồn vốn từ ngân sách nhà nước do tổ chức, cá nhân quản lý khai thác chịutrách nhiệm.

2 Kinh phí Bảo trì đường bộ được hình thành từ các nguồn sau đây:a) Ngân sách nhà nước phân bổ hàng năm;

b) Các nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ và các nguồn thukhác theo quy định của pháp luật.

3 Chính phủ quy định cụ thể việc lập, quản lý và sử dụng nguồn kinhphí Bảo trì đường bộ ở trung ương và địa phương.”

Bên cạnh đó, bảo trì đường bộ là toàn bộ công tác quản lý, bảo dưỡngthường xuyên, sửa chữa đột xuất khi cần (do thiên tai, sự cố công trình, doquá tải trọng,…) và sửa chữa định kỳ (bao gồm sửa chữa vừa, sửa chữa lớn)theo yêu cầu kỹ thuật đối với từng loại công trình.

Như vậy có thể đưa ra khái niệm về kinh phí Bảo trì đường bộ như sau:

Nguồn kinh phí Bảo trì đường bộ là quỹ tiền tệ tập trung do Nhà nước thànhlập, quản lý và sử dụng dựa trên sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân sửdụng đường bộ và được hình thành hàng năm, hỗ trợ cho ngân sách Nhànước nhằm cung cấp nguồn lực tài chính cho việc quản lý, bảo dưỡng thườngxuyên, sửa chữa đột xuất và sửa chữa định kỳ theo yêu cầu kỹ thuật đối vớitừng loại công trình giao thông đường bộ, góp phần phát triển kết cấu hạtầng giao thông đường bộ (Nghị định số 18/2012/NĐ-CP, Nghị định số56/2014/NĐ-CP, Nghị định số 28/2016/NĐ-CP)

1.1.1.2 Đặc điểm kinh phí Bảo trì đường bộ (Nghị định số 18/2012/NĐ-CP,Nghị định số 56/2014/NĐ-CP, Nghị định số 28/2016/NĐ-CP)

- Thứ nhất, chủ thể thành lập và quản lý kinh phí Bảo trì đường bộ làNhà nước: Kinh phí Bảo trì đường bộ là kinh phí của Nhà nước, có tư cáchpháp nhân, có con dấu và tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước Thủ tướng

Trang 18

Chính phủ quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Quỹ Sau khi thành lập,kinh phí Bảo trì đường bộ được giao cho Hội đồng quản lý kinh phí Bảo trìđường bộ thực hiện các hoạt động quản lý và sử dụng quỹ Đây là đặc điểmđặc trưng của kinh phí Bảo trì đường bộ.

- Thứ hai, nguồn tài chính hình thành Kinh phí Bảo trì đường bộ là từsự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong xã hội và sự hỗ trợ từ Ngân sáchnhà nước: Kinh phí Bảo trì đường bộ được hình thành từ nguồn ngân sách nhànước phân bổ hàng năm và các nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ,các nguồn thu khác Cụ thể là phí sử dụng đường bộ thu trực tiếp trên đầuphương tiện giao thông cơ giới đường bộ Trong giai đoạn đầu khi mới thànhlập, Quỹ phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn ngân sách nhà nước phân bổ hàngnăm, các nguồn thu ngoài ngân sách bảo đảm khoảng 30% - 50% nhu cầuhàng năm, tỷ lệ này đã tăng dần hàng năm, mức độ phụ thuộc của Quỹ vàonguồn ngân sách nhà nước đã giảm.

- Thứ ba, mục tiêu của kinh phí Bảo trì đường bộ là nhằm hỗ trợ thêmcho ngân sách nhà nước trong việc thực hiện các chức năng của nhà nước:Kinh phí Bảo trì đường bộ thành lập nhằm huy động nguồn lực của xã hội liênquan đến sử dụng đường bộ để cùng với ngân sách nhà nước đáp ứng đủ, bềnvững với nhu cầu vốn ngày càng lớn cho công tác quản lý, bảo trì đường bộ.Đồng thời, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người sử dụng đường bộđối với công tác quản lý, bảo trì đường bộ Điều này góp phần nâng cao hiệuquả quản lý của Nhà nước trong công tá bảo trì đường bộ; nâng cao hiệu quảkhai thác, sử dụng đường bộ, đảm bảo giao thông luôn an toàn, thông suốt.

- Thứ tư, cơ chế hoạt động của kinh phí Bảo trì đường bộ mang tínhlinh hoạt cao: Cơ chế huy động và sử dụng vốn của kinh phí Bảo trì đường bộđược điều chỉnh bởi các văn bản dưới luật Đặc tính này khiến cho kinh phíBảo trì đường bộ mang tính linh hoạt cao trong quá trình quản lý và sử dụng,chủ động trong việc sử dụng nguồn lực tài chính để phát triển kết cấu hạ tầng

Trang 19

giao thông đường bộ Đặc điểm này thể hiện sự khác biệt giữa kinh phí Bảotrì đường bộ và Quỹ ngân sách nhà nước Mặc dù đều có nguồn hình thành từsự đóng góp của các tổ chức cá nhân trong xã hội nhưng Quỹ ngân sách nhànước được quy định chặt chẽ hơn, việc quản lý và sử dụng phải tuân thủ theonhững quy định tại Luật Ngân sách nhà nước.

1.1.1.3 Vai trò của kinh phí Bảo trì đường bộ

- Thứ nhất, kinh phí Bảo trì đường bộ hỗ trợ NSNN thực hiện mục tiêuphát triển kinh tế - xã hội:

+ Đường bộ có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, bảođảm quốc phòng an ninh của đất nước và mở rộng giao lưu quốc tế Kết cấuhạ tầng giao thông đường bộ là bộ phận thiết yếu của kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội, cần phải đầu tư phát triển trước một bước để tạo tiền đề làm động lựcphát triển, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tếquốc tế của đất nước Cùng với sự đầu tư, xây dựng các công trình đường bộ,quá trình khai thác và sử dụng các công trình đường bộ cần phải được bảo trìtheo yêu cầu kỹ thuật mới bảo đảm thời gian sử dụng, an toàn, hiệu quả.

+ Cùng với sự đa dạng nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình đườngbộ, kinh phí Bảo trì đường bộ góp phần ngăn chặn tình trạng xuống cấp củacầu đường Việc huy động nguồn tài chính của kinh phí Bảo trì đường bộ đểtập trung giải quyết một số công việc như bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữađịnh kỳ đường bộ Như vậy sẽ phát huy được hiệu quả vốn đầu tư xây dựngkết cấu hạ tầng giai thông đường bộ, phát triển kinh tế - xã hội thúc đẩy sựphát triển kinh tế quốc gia.

- Thứ hai, kinh phí Bảo trì đường bộ giúp việc phân bổ nguồn lực Ngânsách nhà nước và trong xã hội hiệu quả hơn:

+ Có thể nói việc phân bổ nguồn NSNN ít nhiều bị tác động bởi lợiích đặc biệt dẫn tới nguồn lực NSNN phân bổ không đồng đều Trongnhững năm qua.

Trang 20

+ Chính phủ tập trung nhiều nguồn lực vào phát triển và xây dựng cácdự án mới, vốn đầu tư cho việc cải tạo, nâng cấp hệ thống đường bộ ngàycàng tăng đáng kể Tuy nhiên vẫn còn nhiều tuyến đường chưa được cải tạo,nâng cấp, đường chưa vào cấp kỹ thuật, cầu yếu còn nhiều Nguồn vốn ngânsách chi cho các hoạt động này cũng ít hơn so với việc chi các dự án đầu tưmở rộng, xây dựng mới đường bộ Sở dĩ như vậy là do hiệu quả và lợi ích từviệc xây dựng mới hệ thống đường bộ có thể nhìn thấy rõ khi con đường đượchoàn thành, trong khi đó lợi ích của việc bảo trì đường bộ không thể thấy rõngày một ngày hai.

- Thứ ba, kinh phí BTĐB sẽ từng bước góp phần tạo công bằng trongxã hội.

+ Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và ngườibán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và sốlượng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường Nền kinh tế thị trường luôn tạo cơhội cho mọi người sáng tạo, luôn tìm cách để cải tiến lối làm việc và rút ranhững bài học kinh nghiệm về thành công hay thất bại để phát triển Nền kinhtế thị trường cũng tạo ra cơ chế đào tạo, tuyển chọn.

+ Việc hình thành kinh phí Bảo trì đường bộ sẽ làm thay đổi một cáchcăn bản nhận thức của người sử dụng đường bộ, từ chỗ coi sử dụng đường bộlà miễn phí chuyển sang coi việc sử dụng đường bộ cũng phải trả phí như đốivới sử dụng các dịch vụ công cộng khác như điện, nước sạch,… Điều đó làmcho người nộp phí luôn quan tâm, giám sát công tác quản lý, bảo trì đường bộcủa các cơ quan, đơn vị quản lý đường bộ Công trình đường bộ sẽ có “ngườichủ” thực sự thông qua điều đó Khi kinh phí Bảo trì đường bộ chưa rađời, kinh phí cấp cho công tác quản lý, bảo trì đường bộ được sử dụng từnguồn vốn ngân sách nhà nước; thực chất đó là tiền thuế của nhân dân, ngườisử dụng đường bộ chưa phải trả chi phí tương xứng với mức sử dụng; trongkhi người không sử dụng đường bộ vẫn phải chịu vì kinh phí quản lý và bảotrì đường bộ thông qua thuế Điều đó dẫn đến việc không công bằng trong xãhội.

Trang 21

+ Bên cạnh đó, kinh phí bảo trì đường bộ cũng góp phần bảo đảm sựcông bằng trong vận tải quốc tế Hiện nay, Việt Nam đã và đang phát triểnhoạt động vận tải quốc tế với các quốc gia láng giềng như Lào, Campuchia,Trung Quốc và các nước Tiểu vùng sông Mê Kông Theo Hiệp định vận tảiđường bộ ký kết với các quốc gia mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làthành viên thì các phương tiện đường bộ của các nước được vào Việt Nam vàngược lại Nhiều quốc gia đã thu phí đường bộ như Lào, Trung Quốc vàphương tiện đường bộ của Việt Nam vào các nước đều phải nộp phí Nhưvậy, nếu không có kinh phí Bảo trì đường bộ thì phương tiện vận tải đường bộcủa các nước vào Việt Nam không phải trả phí là không công bằng.

1.1.1.4 Nội dung hoạt động của kinh phí Bảo trì đường bộ.

Theo Thông tư số 60/2017/TT-BTC và Thông tư số BXD, nội dung hoạt động của kinh phí Bảo trì đường bộ như sau:

293/2016/TT-a) Thu quỹ (Nguồn vốn)

+ Nguồn kinh phí Bảo trì đường bộ bao gồm nguồn kinh phí của quỹTrung ương và nguồn kinh phí của quỹ địa phương; Trong đó, quỹ Trungương gồm: Ngân sách Trung ương cấp từ nguồn thu phí sử dụng đường bộnộp ngân sách Trung ương (65% tổng số dự toán thu phí sử dụng đường bộ cảnước); ngân sách Trung ương cấp bổ sung cho quỹ trung ương; các nguồnthu liên quan đến sử dụng đường bộ và các nguồn khác heo quy định của phápluật.

+ Nguồn kinh phí của quỹ địa phương, gồm ngân sách Trung ương cấpbổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương từ nguồn thu phí sử dụngđường bộ nộp ngân sách Trung ương (35% tổng số dự toán thu phí sử dụngđường bộ cả nước); Ngân sách địa phương cấp bổ sung cho quỹ địa phương;Các nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ và các nguồn khác theo quyđịnh của pháp luật Kinh phí quản lý, bảo trì quốc lộ do quỹ Trung ương bảođảm; kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ địa phương do quỹ địa phương bảođảm.

- Quy định về cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước cho quỹ Trung ươngtrong quý đầu năm kế hoạch thì căn cứ vào dự toán chi thực hiện công tác bảo

Trang 22

trì, quản lý công trình quốc lộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Hội đồngquản lý quỹ Trung ương có văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải để Bộ nàyđề nghị Bộ Tài chính cấp kinh phí vào tài khoản của quỹ trung ương, tối đa25% dự toán chi năm.

Trong các quý tiếp theo, căn cứ tiến độ triển khai công việc và giảingân kinh phí, mức cấp quý II tối đa là 35% và quý III tối đa là 20% dự toánchi năm, quý IV tối đa là số dự toán chi còn lại của năm.

Trường hợp cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước cho quỹ địa phương,đối với phần bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho quỹ địaphương: Hàng năm, căn cứ vào dự toán chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sáchTrung ương cho ngân sách địa phương thực hiện công tác quản lý, bảo trìđường bộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được Bộ Tài chính thông báocho từng địa phương, Sở Tài chính thực hiện cấp phát kinh phí cho quỹ địaphương theo kế hoạch được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

Đối với phần bổ sung từ ngân sách địa phương cho quỹ địa phương thìSở Giao thông vận tải thống nhất với Sở Tài chính trình Uỷ ban nhân dân cấptỉnh quy định mức cấp cụ thể từ nguồn ngân sách địa phương bổ sung cho quỹđịa phương.

Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hình thức cấpphát, tiến độ cấp phát kinh phí hàng quý cho quỹ địa phương phù hợp với yêucầu của địa phương.

b) Sử dụng quỹ (chi quỹ)

Theo Thông tư số: 60/2017/TT-BTC của Bộ Tài Chính về chế độ quản

lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ nộidung chi kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ bao gồm:

1 Chi bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ.2 Chi sửa chữa định kỳ công trình đường bộ.

3 Chi sửa chữa đột xuất: Khắc phục hậu quả thiên tai, lụt bão, xử lýđiểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông hoặc các nguyên nhân bất thường

Trang 23

khác, chi giải phóng mặt bằng (nếu có) để đảm bảo giao thông và an toàn giaothông đường bộ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và quyđịnh của pháp luật về đất đai.

4 Chi hoạt động các Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định và lưu động,gồm: Chi phí hoạt động thường xuyên, chi không thường xuyên (mua sắm,sửa chữa, kiểm định thiết bị; sửa chữa, nâng cấp nhà trạm).

5 Hỗ trợ chi phí dịch vụ sử dụng phà (phần chi phí chưa kết cấu vàogiá) theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

6 Chi kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng công trình đường bộtheo quy định của pháp luật về bảo trì công trình xây dựng; chi lập quy trìnhvà định mức quản lý, khai thác bảo trì các công trình đường bộ đang khai tháccó yêu cầu đặc thù.

7 Chi mua sắm, sửa chữa phương tiện, thiết bị phục vụ trực tiếp côngtác quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo trì đường bộ.

8 Chi mua trang phục tuần kiểm.9 Chi sửa chữa cải tạo nhà hạt.

10 Chi hoạt động của bộ máy quản lý kinh phí Bảo trì đường bộ: Ápdụng theo định mức của cơ quan nhà nước (đối với biên chế được giao thựchiện nhiệm vụ chuyên trách) và các khoản chi khác theo chế độ quy định đảmbảo hoạt động của Hội đồng quản lý kinh phí Bảo trì đường bộ và bộ máygiúp việc Hội đồng quản lý kinh phí Bảo trì đường bộ.

11 Chi hoạt động thanh tra, kiểm tra kết cấu hạ tầng giao thông đườngbộ: Bao gồm chi hỗ trợ thanh tra giao thông địa phương thực hiện nhiệm vụtrên các tuyến quốc lộ uỷ quyền (nếu có).

12 Chi hỗ trợ công tác kiểm tra tải trọng xe của Tổng cục Đường bộViệt Nam.

13 Chi ứng dụng công nghệ và thuê mua sản phẩm, dịch vụ công nghệphục vụ nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý và bảo trì công trình đường bộ.

Trang 24

14 Chi hoạt động trông coi, bảo quản công trình đường bộ trong mộtsố trường hợp đặc thù theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải(đối với đường quốc lộ), Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương (đối với đường địa phương).

15 Chi làm gờ giảm tốc và cắm biển cảnh báo nguy hiểm tại các điểmgiao cắt đường bộ với đường sắt.

16 Chi mua sắm, sửa chữa phương tiện, thiết bị phục vụ công tác vượtsông (phà tự hành, phà thép và ca nô lai dắt) để đảm bảo giao thông thôngsuốt trên hệ thống đường bộ theo quy định của Bộ trưởng Bộ giao thông vậntải, sau khi được Hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ xem xét, quyết định.

17 Chi khác liên quan trực tiếp đến công tác quản lý, bảo trì công trìnhđường bộ do Hội đồng quản lý kinh phí bảo trì đường bộ quyết định.

1.1.2 Quản lý sử dụng kinh phí Bảo trì đường bộ

1.1.2.1 Khái niệm quản lý sử dụng kinh phí Bảo trì đường bộ

Nhìn nhận vấn đề một cách khái quát, có thể hiểu rằng: Quản lý kinhphí BTĐB là tổng thể các biện pháp, công cụ, cách thức mà Nhà nước tácđộng vào quá trình hình thành (thu), phân phối (cấp phát) và sử dụng vốn từ(chi) từ kinh phí Bảo trì đường bộ để đạt các mục tiêu KT-XH đề ra trongtừng giai đoạn.

Tuy nhiên như đã đề cập, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu công tácquản lý sử dụng kinh phí BTĐB của Sở GTVT Do đó, khái niệm này được

xác định như sau: Quản lý kinh phí Bảo trì đường bộ của Sở GTVT là việc

Sở GTVT sử dụng tổng thể các biện pháp, công cụ tác động vào quá trìnhphân bổ và sử dụng vốn BTĐB cho đầu tư các dự án duy trì hoạt động bình

thường của công trình đường bộ trên địa bàn tỉnh (Nghị định số CP, Nghị định số 18/2012/NĐ-CP)

28/2016/NĐ Chủ thể quản lý kinh phí BTĐB ngoài Sở GTVT còn có các cơ quan

chính quyền, các cơ quan chức năng được phân cấp quản lý vốn đầu tư từ

Trang 25

NSNN Mỗi cơ quan chức năng thực hiện quản lý ở từng khâu trong quy trìnhquản lý vốn Cụ thể:

+ Cơ quan kế hoạch và đầu tư (ở cấp tỉnh là Sở Kế hoạch và Đầu tư)chịu trách nhiệm quản lý khâu phân bổ kế hoạch vốn.

+ KBNN quản lý kiểm soát thanh toán, hạch toán kế toán, tất toán tàikhoản vốn BTĐB.

+ Cơ quan tài chính (ở cấp tỉnh là Sở Tài chính) chịu trách nhiệm quảnlý điều hành nguồn vốn và quyết toán vốn đầu tư.

+ Chủ đầu tư có chức năng quản lý sử dụng vốn đúng nguyên tắc, đúngmục đích sử dụng vốn và đúng định mức.

Quản lý quỹ Bảo trì đường bộ là quản lý trên cả 2 phương diện, thu quỹvà chi sử dụng quỹ.

1.1.2.2 Mục tiêu của quản lý sử dụng kinh phí Bảo trì đường bộ

Mục tiêu của quản lý kinh phí BTĐB bao gồm: (Theo Nghị định số28/2016-CP, Nghị định số 18/2012-CP, Luật GTĐB)

- Đảm bảo sử dụng có hiệu quả vốn BTĐB nhằm thỏa mãn được cácmục tiêu trên của công tác bảo trì, bằng cách đáp ứng đầy đủ, kịp thời vốn, sửdụng đúng mục đích, quản lý chặt chẽ, tránh thất thoát lãng phí.

- Góp phần cải thiện và nâng cao đời sống mọi mặt (vật chất, tinhthần) của người dân, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và vận chuyểnhành khách.

- Góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất bằng việc thực hiện tốt chứcnăng đưa thành phẩm từ nơi sản xuất đến với thị trường, phục vụ cho tiêudùng, cho sản xuất và đời sống.

- Tạo được lòng tin của nhân dân đối với ngành GTVT Việc đảm bảochất lượng công trình giao thông, đảm bảo sự tiện lợi, an toàn cho người thamgia giao thông là một nhân tố rất quan trọng trong việc tạo lòng tin của nhândân đối với ngành.

Trang 26

1.1.2.3 Nguyên tắc của quản lý sử dụng kinh phí Bảo trì đường bộ.

Theo Thông tư số 60/2017/TT-BTC và Nghị định số 56/2014/NĐ-CP:

a) Nguyên tắc chung

1 Kinh phí Bảo trì đường bộ chịu sự kiểm tra, thanh tra, kiểm toán củacác cơ quan Nhà nước theo quy định; hàng năm việc lập dự toán, phân bổ,giao dự toán và quản lý, thanh toán, quyết toán thu - chi Quỹ thực hiện theoquy định hiện hành; công khai tình hình quản lý, sử dụng kinh phí Bảo trìđường bộ và báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính theo quy định.

c) Nguyên tắc quản lý sử dụng kinh phí Bảo trì đường bộ của tỉnh

1 Nguồn kinh phí của kinh phí Bảo trì đường bộ:

- Nguồn thu phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô trên địa bàn tỉnh.- Nguồn thu phí sử dụng đường bộ đối với xe ô tô được Quỹ Trungương phân chia cho tỉnh.

- Ngân sách tỉnh bổ sung cho kinh phí BTĐB.

- Các nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ và các nguồn kháctheo quy định của pháp luật.

Trang 27

- UBND các xã, phường, thị trấn (sau đây goi chung là cấp xã) mở tàikhoản tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để tiếp nhận và sử dụng nguồnkinh phí được phân chia từ Kinh phí BTĐB (thông qua cấp huyện).

3 Quỹ chịu sự kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của các cơ quan Nhà nướctheo quy định; hàng năm việc lập kế hoạch, phân bổ, giao kế hoạch và quảnlý, thanh toán, quyết toán thu - chi Kinh phí BTĐB thực hiện theo quy địnhhiện hành.

4 Kinh phí BTĐB phải công khai tình hình quản lý, sử dụng nguồnkinh phí và báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính theo quy định tạiQuyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủvề việc ban hành Quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhànước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗtrợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước hỗtrợ, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước vàcác quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân và các văn bản hướngdẫn của Bộ Tài chính.

1.1.2.4 Bộ máy quản lý kinh phí Bảo trì đường bộ.

Thực hiện theo Nghị định số 28/2016-CP và Nghị định số 18/2012-CP:1 Sở Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc lậpdự toán, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí hàng năm của kinh phí BTĐBtheo quy định.

2 Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm tổng hợp dự toán, thông báo dựtoán, xét duyệt báo cáo quyết toán thu, chi kinh phí BTĐB theo quy định;đồng thời phối hợp với Sở Tài chính thực hiện kiểm tra định kỳ, đột xuất tìnhhình quản lý, sử dụng, thanh toán kinh phí BTĐB Trong quá trình quản lý,kiểm tra phát hiện các khoản chi không đúng chế độ, chi sai nội dung quyđịnh đều phải xuất toán thu hồi nộp vào kinh phí BTĐB; cá nhân ra quyếtđịnh chi sai phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Trang 28

3 Kinh phí Bảo trì đường bộ tỉnh có trách nhiệm lập dự toán; tiếp nhận,quản lý và sử dụng nguồn kinh phí BTĐB theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, địnhmức quy định; kết thúc quý, năm lập, phê duyệt và gửi báo cáo quyết toánthu, chi kinh phí BTĐB cho Sở Giao thông vận tải theo quy định hiện hành vàQuyết định này.

4 Kho bạc Nhà nước tỉnh có trách nhiệm kiểm soát các khoản chi từnguồn kinh phí BTĐB trước khi tạm ứng, thanh toán theo đề nghị của nguôngkinh phí BTĐB theo các quy định hiện hành của Bộ Tài chính; rà soát, xácnhận các khoản kinh phí BTĐB còn dư được chuyển nguồn sang năm sau.

1.1.2.5 Nội dung quản lý sử dụng kinh phí Bảo trì đường bộ

Căn cứ vào Thông tư số 60/2017/TT-BTC (2017), Hướng dẫn chế độquản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán kinh phí quản lý, bảo trì đường bộvà dựa vào nội dung quản lý nhà nước về Kinh tế, nội dung quản lý sử dụngKinh phí Bảo trì đường bộ bao gồm:

a) Quản lý xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí Bảo trì đường bộ

Căn cứ nguyên tắc phân chia kinh phí cho từng Quỹ địa phương quyđịnh tại Khoản 3, Điều 6 Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm2012 của Chính phủ về kinh phí bảo trì đường bộ (chiều dài đường bộ của địaphương, số xe ô tô quy tiêu chuẩn đăng ký tại địa phương và hệ số khó khănvề nguồn thu ngân sách của từng địa phương), Hội đồng quản lý nguồn kinhphí BTĐB trung ương xây dựng phương án phân chia nguồn thu phí sử dụngđường bộ nộp ngân sách trung ương (phần địa phương được hưởng) cho cảthời kỳ ổn định ngân sách và xây dựng phương án phân bổ dự toán chi từnguồn phí sử dụng đường bộ hàng năm (35% tổng số dự toán thu phí sử dụngđường bộ cả nước) cho từng địa phương cùng thời điểm xây dựng dự toánngân sách gửi Bộ Giao thông vận tải để gửi Bộ Tài chính tổng hợp vào dựtoán ngân sách hàng năm, trình các cấp có thẩm quyền quyết định theo quyđịnh của Luật Ngân sách nhà nước.

Trang 29

Năm 2017, Hội đồng quản lý nguồn kinh phí BTĐB Trung ương xâydựng phương án phân chia nguồn 35% tổng số thu phí sử dụng đường bộ cảnước theo mức dự toán đã được giao, cho từng Quỹ địa phương gửi Bộ Giaothông vận tải, gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyếtđịnh bổ sung có mục tiêu cho địa phương.

Căn cứ vào dự toán chi từ nguồn thu phí sử dụng đường bộ bổ sung chocác địa phương (35% tổng số dự toán thu phí sử dụng đường bộ cả nước)được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Bộ Tài chính giao dự toán chi bổ sung cómục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để cấp kinh phícho Quỹ địa phương.

Căn cứ dự toán chi quản lý, bảo trì đường bộ được ngân sáchTtrungương bổ sung có mục tiêu cho kinh phí BTĐB địa phương và nhu cầu chi quảnlý, bảo trì đường bộ do địa phương quản lý, Sở Giao thông vận tải, thống nhấtvới Sở Tài chính trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTtrung ương(sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) dự toán chi từ ngân sách địaphương cho nguồn kinh phí BTĐB địa phương và quy định việc lập, giao dựtoán chi của nguồn kinh phí BTĐB địa phương theo phân cấp của Hội đồngnhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phù hợp.

Đối với nhiệm vụ chi có tính chất đầu tư (sửa chữa định kỳ; sửa chữađột xuất (trừ công trình khắc phục hậu quả lụt, bão, bảo đảm giao thông bước1); sửa chữa lớn trạm kiểm tra tải trọng xe, nhà hạt quản lý đường bộ và cácnhiệm vụ chi khác có tính chất đầu tư): Thực hiện theo quy định của pháp luậtvề việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên của các cơ quan hànhchính, đơn vị sự nghiệp cho sửa chữa, cải tạo mở rộng, nâng cấp các cơ sở vậtchất hiện có; bảo trì trụ sở.

Các nội dung chi kinh phí Bảo trì đường bộ bao gồm:

Theo Nghị định số18/2012/NĐ-CP và Nghị định số 56/2014/NĐ-CP,các nội dung chi kinh phí Bảo trì đường bộ như sau:

Trang 30

* Chi cho bảo trì công trình đường bộ:

Công tác bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa đường bộ:+ Xử lý cầu yếu:

+ Xử lý điểm đen, điểm mất an toàn giao thông:+ Bổ sung, thay thế biển báo hiệu đường bộ:+ Xây dựng, sửa chữa hộ lan, tường chắn:+ Sửa chữa cải tạo hệ thống thoát nước:+ Sửa chữa mặt đường:

* Chi cho các nhiệm vụ quản lý công trình đường bộ:

+ Chi hoạt động các Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định và lưu động,gồm: Chi phí hoạt động thường xuyên, chi không thường xuyên (mua sắm,sửa chữa, kiểm định thiết bị; sửa chữa, nâng cấp nhà trạm).

+ Chi mua sắm, sửa chữa phương tiện, thiết bị phục vụ trực tiếp côngtác quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo trì đường bộ.

+ Chi mua trang phục tuần kiểm.

+ Chi hoạt động thanh tra, kiểm tra kết cấu hạ tầng giao thông đườngbộ (bao gồm chi hỗ trợ thanh tra giao thông địa phương thực hiện nhiệm vụtrên các tuyến quốc lộ uỷ quyền (nếu có)).

+ Chi ứng dụng công nghệ và thuê mua sản phẩm, dịch vụ công nghệphục vụ nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý và bảo trì công trình đường bộ.+ Chi hoạt động trông coi, bảo quản công trình đường bộ trong một sốtrường hợp đặc thù theo quy định.

+ Chi làm gờ giảm tốc và cắm biển cảnh báo nguy hiểm tại các điểmgiao cắt đường bộ với đường sắt.

+ Chi mua sắm, sửa chữa phương tiện, thiết bị phục vụ công tác vượtsông (phà tự hành, phà thép và ca nô lai dắt) để đảm bảo giao thông thôngsuốt trên hệ thống đường bộ theo quy định.

* Chi hoạt động của bộ máy quản lý Ban BTĐB: Áp dụng theo định

mức của cơ quan nhà nước đối với biên chế được giao thực hiện nhiệm vụ

Trang 31

chuyên trách (1,2% số phí thực thu dành cho hoạt động thu phí) và các khoảnchi khác theo chế độ quy định đảm bảo hoạt động của Hội đồng quản lý Banbảo trì đường bộ và bộ máy giúp việc Hội đồng quản lý Ban bảo trì đường bộ.

* Chi khác liên quan đến công tác quản lý, bảo trì công trình đường bộ

do Hội đồng Quản lý Ban quyết định.

b) Quản lý sử dụng kinh phí Bảo trì đường bộ

Chi kinh phí Bảo trì đường bộ bao gồm các nội dung sau:1 Chi bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ.2 Chi sửa chữa định kỳ công trình đường bộ.

3 Chi sửa chữa đột xuất: Khắc phục hậu quả thiên tai, lụt bão, xử lýđiểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông hoặc các nguyên nhân bất thườngkhác, chi giải phóng mặt bằng (nếu có) để đảm bảo giao thông và an toàn giaothông đường bộ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và quyđịnh của pháp luật về đất đai.

4 Chi hoạt động các Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định và lưu động,gồm: Chi phí hoạt động thường xuyên, chi không thường xuyên (mua sắm,sửa chữa, kiểm định thiết bị; sửa chữa, nâng cấp nhà trạm).

5 Hỗ trợ chi phí dịch vụ sử dụng phà (phần chi phí chưa kết cấu vàogiá) theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

6 Chi kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng công trình đường bộtheo quy định của pháp luật về bảo trì công trình xây dựng; chi lập quy trìnhvà định mức quản lý, khai thác bảo trì các công trình đường bộ đang khai tháccó yêu cầu đặc thù.

7 Chi mua sắm, sửa chữa phương tiện, thiết bị phục vụ trực tiếp côngtác quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo trì đường bộ.

8 Chi mua trang phục tuần kiểm.9 Chi sửa chữa cải tạo nhà hạt.

10 Chi hoạt động của bộ máy quản lý nguồn kinh phí bảo trì đường bộ:Áp dụng theo định mức của cơ quan nhà nước (đối với biên chế được giao

Trang 32

thực hiện nhiệm vụ chuyên trách) và các khoản chi khác theo chế độ quy địnhđảm bảo hoạt động của Hội đồng quản lý kinh phí bảo trì đường bộ và bộ máygiúp việc Hội đồng quản lý kinh phí bảo trì đường bộ.

11 Chi hoạt động thanh tra, kiểm tra kết cấu hạ tầng giao thông đườngbộ (bao gồm chi hỗ trợ thanh tra giao thông địa phương thực hiện nhiệm vụtrên các tuyến quốc lộ uỷ quyền (nếu có).

12 Chi hỗ trợ công tác kiểm tra tải trọng xe của Tổng cục Đường bộViệt Nam.

13 Chi ứng dụng công nghệ và thuê mua sản phẩm, dịch vụ công nghệphục vụ nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý và bảo trì công trình đường bộ.

14 Chi hoạt động trông coi, bảo quản công trình đường bộ trong mộtsố trường hợp đặc thù theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải(đối với đường quốc lộ), Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương (đối với đường địa phương).

15 Chi làm gờ giảm tốc và cắm biển cảnh báo nguy hiểm tại các điểmgiao cắt đường bộ với đường sắt.

16 Chi mua sắm, sửa chữa phương tiện, thiết bị phục vụ công tácvượt sông (phà tự hành, phà thép và ca nô lai dắt) để đảm bảo giao thôngthông suốt trên hệ thống đường bộ theo quy định của Bộ trưởng Bộ giao thôngvận tải, sau khi được Hội đồng quản lý kinh phí bảo trì đường bộ xem xét,quyết định.

17 Chi khác liên quan trực tiếp đến công tác quản lý, bảo trì công trìnhđường bộ do Hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ quyết định.

c) Thanh toán và quyết toán kinh phí Bảo trì đường bộ.

Theo Thông tư số 60/TT-BTC và Thông tư số 293/TT-BTC quy địnhvề thanh toán và quyết toán kinh phí Bảo trì đường bộ như sau:

+ Sở Tài chính chủ trì thống nhất với Sở Giao thông vận tải trình Uỷban nhân dân cấp tỉnh quy định về lập, xét duyệt, thẩm định, thông báo quyếttoán năm đối với nguồn kinh phí BTĐB địa phương cho phù hợp (bao gồm cả

Trang 33

phần ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương đểcấp cho Quỹ địa phương) và tổng hợp chung vào báo cáo quyết toán ngânsách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bảnhướng dẫn.

+ Cuối năm, nguồn kinh phí của Quỹ địa phương còn dư, việc chuyểnkinh phí sang năm sau thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nướcvà các văn bản hướng dẫn.

+ Đối với nhiệm vụ chi có tính chất đầu tư phải thực hiện quyết toántheo quy định của Bộ Tài chính đối với việc quyết toán kinh phí sửa chữa, bảotrì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ nguồn chi thường xuyên theoquy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

d) Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí Bảo trìđường bộ.

Để đảm bảo việc sử dụng kinh phí bảo trì đường bộ đúng mục đích, cóhiệu quả; Bộ Giao thông vận tải, Hội đồng quản lý kinh phí bảo trì đường bộ,Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấpthực hiện kiểm tra định kỳ, đột xuất tình hình quản lý, sử dụng, thanh toánkinh phí bảo trì đường bộ Trong quá trình quản lý, kiểm tra phát hiện cáckhoản chi không đúng chế độ, chi sai nội dung quy định tại Thông tư này vàcác văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đều phải xuất toán thu hồi vàokinh phí bảo trì đường bộ (trung ương và địa phương) theo phân cấp; đồngthời cá nhân ra quyết định chi sai phải chịu trách nhiệm theo quy định củapháp luật.

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng kinh phí Bảo trìđường bộ

1.1.3.1 Các yếu tố khách quan [17], [21]

a) Môi trường pháp lý

Quá trình đầu tư vào lĩnh vực BTĐB bao gồm nhiều hoạt động khácnhau, sử dụng nguồn lực lớn, thời gian tiến hành các hoạt động lâu dài, không

Trang 34

gian rộng trên toàn lãnh thổ, nên môi trường pháp luật ổn định và có hiệu lựclà một yếu tố quan trọng để quản lý sử dụng vốn đầu tư hiệu quả Môi trườngpháp luật đối với hoạt động đầu tư bao gồm toàn bộ các văn bản quy phạmpháp luật có liên quan đến hoạt động đầu tư, từ hiến pháp cơ bản đến các hoạtđộng cụ thể Hệ thống luật pháp đồng bộ, hoàn chỉnh, tính pháp lý của cácquy chế quản lý đầu tư, quy chế đấu thầu, quy chế quản lý sử dụng vốn đượcnâng cao, cơ chế phân bổ nguồn lực và giám sát đầu tư được thực hiện chặtchẽ, hoạt động đầu tư được minh bạch, giúp cho việc quản lý vốn không bịthất thoát, lãng phí Vốn đầu tư được sử dụng càng hiệu quả thì khả năng thuhút nó càng lớn.

Hoạt động BTĐB diễn ra trên phạm vi rộng, khả năng thất thoát vốnlớn, vì thế các chính sách quản lý sử dụng vốn cần phải đồng bộ, chặt chẽ, cósự kiểm tra, giám sát thường xuyên của các cơ quan có thẩm quyền Một đặcđiểm khác của vốn đó là việc bố trí vốn phải kịp thời, đồng bộ, do đó để sửdụng hiệu quả vốn cần có các chính sách riêng biệt, đảm bảo tính chủ động,linh hoạt trong công tác bảo trì.

b) Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Môi trường kinh tế vĩ mô ảnh hưởng tới chi phí, rủi ro, rào cản cạnhtranh của hoạt động đầu tư, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, trong đó cóhiệu quả sử dụng kinh phí BTĐB.

c) Điều kiện tự nhiên.

Điều kiện tự nhiên cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống giaothông, đặc biệt là ở khu vực miền núi Thiên tai luôn gây ra những thiệt hạikhông nhỏ cho hệ thống giao thông Đặc biệt lại thường xuyên là những thiệthại bất thường không dự tính trước được trong tương lai Điều đó gây ảnhhưởng không nhỏ đến việc quản lý nguồn kinh phí BTĐB của các địaphương Dẫn đến việc thiếu hụt nguồn tài chính, không có nguồn tài chính đểthực hiện kịp thời các khoản chi tiêu theo nội dung đã được dự toán trướctheo kế hoạch.

Trang 35

d) Năng lực của các đối tượng sử dụng kinh phí BTĐB

Các đối tượng sử dụng vốn ở đây là các chủ đầu tư và các nhà thầu Họchính là những nhân tố trực tiếp sử dụng nguồn vốn BTĐB để triển khai cáckế hoạch và những mục tiêu đề sẵn Có thể khái quát một số năng lực cơ bảncủa chủ đầu tư, nhà thầu ảnh hưởng đến quản lý kinh phí BTĐB như sau:

+ Năng lực tài chính.

Năng lực tài chính là một trong những yếu tố cơ bản, quan trọng trongviệc đánh giá năng lực của một nhà đầu tư, nhà thầu Yếu tố này phản ánhmột cách trực tiếp khả năng quản lý các nguồn lực của doanh nghiệp, trong đócó nguồn vốn sử dụng trong các dự án Tức là, doanh nghiệp có năng lực tàichính mạnh thì phần nào chứng tỏ rằng doanh nghiệp thực hiện quản lý dự án,quản lý vốn của dự án tốt Do đó, năng lực tài chính lành mạnh là một trongnhững căn cứ để Sở GTVT xem xét quyết định phê duyệt chủ đầu tư dự ánBTĐB Đối với nhà thầu, năng lực tài chính mạnh sẽ là cơ sở để họ thi côngdự án một cách suôn sẻ, liên tục và đảm bảo chất lượng công trình.

+ Chất lượng nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp bao gồm: Nhân lực quản lý và độingũ nhân viên Nhà đầu tư, nhà thầu có đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực sẽđảm bảo việc quản lý kinh phí đầu tư dự án BTĐB được tốt hơn, bài bản vàhiệu quả hơn Nhà đầu tư, nhà thầu có đội ngũ nhân viên (nhân viên phòng,ban, lao động phổ thông) có năng lực sẽ đảm bảo việc triển khai BTĐB đúngtiến độ, đảm bảo chất lượng công trình Qua đó, đảm bảo hiệu quả công tácquản lý sử dụng kinh phí BTĐB của địa phương.

+ Năng lực máy móc, thiết bị, khoa học, công nghệ.

Nhóm yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng triển khai thicông dự án BTĐB, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng của các công trình Dođó, trong quá trình lựa chọn chủ đầu tư (đối với Sở GTVT) và lựa chọn nhàthầu (đối với chủ đầu tư), yếu tố năng lực máy móc, thiết bị, khoa học, côngnghệ luôn là một trong những yếu tố hàng đầu cần xem xét.

Trang 36

1.1.3.2 Các yếu tố chủ quan [17], [21]

a) Năng lực quản lý của người lãnh đạo trong quản lý kinh phí BTĐB Người lãnh đạo quyết định từ việc hoạch định chính sách, lựa chọn dựán đầu tư, đưa ra được các kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng;tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng tráchnhiệm và quyền hạn giữa các nhân viên, cũng như giữa các khâu, các bộ phậncủa bộ máy hoạt động Do đó, năng lực của người lãnh đạo có ý nghĩa vô cùngquan trọng trong việc đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý kinh phí BTĐB.

b) Năng lực chuyên môn của các cán bộ trực tiếp thực hiện.

Nếu cán bộ quản lý có năng lực chuyên môn cao sẽ giảm thiểu được sailệch trong các khâu thực hiện đầu tư BTĐB, các cán bộ thực hiện ở các khâuthực hiện đúng trình tự sẽ kiểm soát được việc thực hiện theo đúng quy địnhcủa pháp luật Ví dụ như thẩm định tốt sẽ tránh được thất thoát, lãng phí, ápdụng sai định mức , quản lý dự án tốt sẽ tiết kiệm được chi phí, thời gian chodự án, đưa dự án hoàn thành theo đúng tiến độ góp phần đảm bảo tránh lãngphí vốn bảo trì.

1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý sử dụng kinh phí Bảo trì đường bộ

1.2.1 Kinh nghiệm quản lý sử dụng kinh phí Bảo trì đường bộ của một sốđịa phương trong nước

1.2.1.1 Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc.

Với mục đích, huy động được các nguồn tài chính có liên quan đến sửdụng đường bộ để cùng với ngân sách Nhà nước dần từng bước đáp ứng nhucầu vốn cho công tác quản lý, bảo trì đường bộ; tạo nguồn thu hợp pháp, lâudài, từng bước giải quyết tình trạng thiếu vốn cho công tác bảo trì, năm 2013,thực hiện Nghị định số 18/2012/NĐ- CP của Chính phủ, UBND tỉnh ban hànhQuyết định thành lập Quỹ Bảo trì đường bộ (BTĐB) Sau 5 năm (2013-2017), với tổng nguồn vốn hơn 330 tỷ đồng, Quỹ BTĐB đã đi vào hoạt độnghiệu quả, ổn định và tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội.

Trang 37

Nhìn lại chặng đường 5 năm hình thành Quỹ BTĐB, nguồn vốn từ QuỹBTĐB bố trí cho công tác quản lý bảo trì hệ thống đường bộ ngày càng đượccải thiện, giải quyết nguồn vốn hạn hẹp do Ngân sách nhà nước cấp trước đây.

Công tác bảo trì đường bộ cơ bản đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, tập trunggiải quyết đoạn đường hư hỏng, tình trạng xuống cấp của đường sá được xửlý kịp thời, nâng cao hiệu quả khai thác, đảm bảo an toàn cho người vàphương tiện khi tham gia giao thông.

Bên cạnh đó, các tuyến đường giao thông trọng điểm, huyết mạch đượcưu tiên tập trung giải quyết hàng năm, phục vụ tốt cho sự nghiệp xây dựng vàphát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng an ninh của tỉnh Tính đến 30/7/2017,Hội đồng Quản lý Quỹ đã giao chi hơn 300 tỷ đồng.

Trong 5 năm, từ nguồn vốn Quỹ BTĐB do Sở GTVT thực hiện trên hệthống tỉnh lộ quản lý đã xử lý 10 cầu yếu; sửa chữa, bảo trì thường xuyên 30tuyến đường với tổng số gần 400km; sửa chữa định kỳ 39 tuyến với tổng sốgần 120 km.

Công tác bảo trì đường bộ địa phương có sự thay đổi đáng kể 5 nămqua, Quỹ BTĐTB tỉnh chuyển về UBND cấp huyện hơn 65 tỷ đồng để thựchiện các dự án sửa chữa công trình đường địa phương, như: thành phố VĩnhYên duy tu sửa chữa đường Nguyễn Thị Minh Khai (đoạn ngã tư QuánTiên đến đoạn đường sắt Hà Nội- Lào Cai); thị xã Phúc Yên duy tu, sửa chữatuyến phố Thành Đỏ, tuyến đường Trần Hưng Đạo và một số vị trí khác trênđịa bàn thị xã; Tam Đảo duy tu định kỳ và sửa chữa tuyến đường Bồ Lý- YênDương… Đã sửa chữa được 69 công trình đường địa phương với tổng số gần480km.

Đáng chú ý, trong những năm gần đây, tình hình thời tiết diễn biếnngày càng phức tạp, những đợt nắng nóng, mưa bão xảy ra liên tục và kéo dàiđã gây thiệt hại rất lớn cho các công trình giao thông đường bộ hàng năm.

Trong khi đó, số lượng phương tiện, lưu lượng lưu thông tăng mạnh,đồng nghĩa với việc cầu đường sẽ hư hỏng lớn hơn, kinh phí đầu tư cao hơn,

Trang 38

đòi hỏi nguồn vốn Qũy BTĐB luôn sẵn sàng, kịp thời ứng phó với mọi diễnbiến bất thường xảy ra.

Ngoài công tác bố trí vốn cho sửa chữa định kỳ hàng năm, các nhiệmvụ đột xuất như xử lý điểm đen, khắc phục hậu quả lụt bão luôn chủ động, kịpthời, vì vậy, tình hình tai nạn giao thông giảm sâu cả 3 tiêu chí.

Kết quả này chính là điểm nổi bật của Quỹ BTĐB trong việc xử lýđiểm đen, tăng cường an toàn hệ thống giao thông đường bộ, sửa chữa mặtđường bằng phẳng, đảm bảo nhu cầu đi lại cho người dân.

Để làm tốt công tác BTĐB, một trong những nhiệm vụ trọng tâm đượclãnh đạo ngành GTVT- Hội đồng quản lý quỹ xác định đó là, đẩy mạnh ứngdụng khoa học công nghệ mới trong bảo trì đường bộ.

Trong bảo dưỡng, sửa chữa mặt đường, đã áp dụng rộng rãi cào bóc táisinh nguội tại chỗ với công nghệ của Wirtgen (Đức), Hall-Brother (Mỹ);SaKai (Nhật Bản); với gần 5 năm thực hiện, công nghệ cào bóc tái chế nguộinay đã được đánh giá có nhiều ưu điểm và đã áp dụng rộng rãi trên các tuyếnđường bộ.

Sử dụng vật liệu Carboncore, nhũ tương nhựa đường axit sử dụng trongsửa chữa đảm bảo giao thông, phù hợp thời tiết ẩm ướt Một số công nghệmới, vật liệu mới cho hệ thống báo hiệu đường bộ và an toàn giao thông đượcsử dụng: Các trang thiết bị an toàn giao thông hiện đại theo công nghệ và vậtliệu của Nhật Bản (tiêu phản quang; đệm chống va dạng trống hình tròn bằngnhựa, lắp đặt trước các điểm phân luồng, chân cầu chui, cầu vượt nơi xe chạyvới tốc độ cao); áp dụng thử nghiệm sơn nhiệt dẻo hiệu năng cao có khả năngphản quang ngay cả khi mặt đường bị ướt.

Có thể nói, sau khi Quỹ BTĐB tỉnh được thành lập và đi vào hoạtđộng, công tác BTĐB trên địa bàn tỉnh được quan tâm, chú trọng, bộ mặt giaothông chung trong tỉnh có sự thay đổi đáng kể Hiệu quả của công tác bảo trìđã tiết kiệm chi phí xã hội rất lớn: nâng cao tốc độ, rút ngắn thời gian hành

Trang 39

trình, giảm giá thành vận tải và chi phí đi lại, nâng cao chất lượng của hệthống giao thông đường bộ, nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, các dịchvụ xã hội, tăng khả năng an toàn, giảm bớt ách tắc và tai nạn giao thông, tạođộng lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Đặc biệt, qua kiểm toán và thanh tra hoạt động thu, chi Quỹ BTĐB trênđịa bàn tỉnh của Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Bộ Tài chính cho thấy,Quỹ hoạt động có hiệu quả, đúng quy định hiện hành [28]

1.2.1.2 Kinh nghiệm của tỉnh Lạng Sơn

Xác định công tác quản lý, bảo trì đường bộ là một trong các nhiệm vụtrọng tâm, Sở GTVT Lạng Sơn đã giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý bảo trìđường bộ thuộc Sở thường xuyên thực hiện công tác tuần kiểm đường bộ, quađó đã kịp thời đôn đốc các Nhà thầu thực hiện tốt công tác san gạt, bù phụ lềđường, đào vét khơi thông rãnh thoát nước, kịp thời xử lý những ổ gà phátsinh trên mặt đường, phát hiện và phối hợp xử lý những vi phạm hành lang antoàn giao thông đường bộ, ứng trực và khắc phục kịp thời những ảnh hưởngcủa các đợt mưa bão, đảm bảo an toàn giao thông thông suốt trên các tuyếnđường bộ được giao quản lý.

Hàng năm, ngoài việc quản lý duy tu, bảo dưỡng thường xuyên trên cáctuyến, Sở Giao thông vận tải còn kiến nghị Tổng cục Đường bộ Việt Namquan tâm cho phép sử dụng nguồn vốn Quỹ bảo trì đường bộ để nhựa hóa mộtsố tuyến Quốc lộ mà trước năm 2016 vẫn là đường đất như: Quốc lộ 31 (dài61km) ra cửa khẩu Bản Chắt, huyện Đình Lập và Quốc lộ 3B (dài 62km) racửa khẩu Nà Nưa, huyện Tràng Định Các công trình sửa chữa đường bộ đãmang lại hiệu quả to lớn, góp phần thúc đẩy thông quan hàng hóa, thu hútdoanh nghiệp xuất nhập khẩu qua địa bàn, tăng thu ngân sách nhà nước, tạothêm việc làm cho người lao động, đem lại niềm phấn khởi cho nhân dân, gópphần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Thực hiện Nghị quyết số 62-NQ/TU, ngày 29-5-2013 của Ban Thườngvụ Tỉnh ủy Lạng Sơn về tiếp tục xây dựng và phát triển thành phố Lạng Sơnđến năm 2020; Từ năm 2016 đến nay, Sở Giao thông vận tải đã tham mưu

Trang 40

cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn vốn từ Quỹ bảo trì đường bộ địaphương để sửa chữa nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố Lạng Sơn như:Sửa chữa mặt đường Hùng Vương (đoạn từ phía Nam cầu Kỳ Lừa đến ngã 3giao đường Cửa Nam), đường Lý Tự Trọng, đường Đèo Giang, đường TrầnHưng Đạo, Lê Hồng Phong, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Văn Miếu(đoạn Cổng thành-Viện 50), Chùa Tiên, Tam Thanh (đoạn từ đường TrầnĐăng Ninh), Nhị Thanh (đoạn từ ngã sáu - Bệnh viện đa khoa tỉnh), Lý TháiTổ (đoạn từ cầu Đông Kinh - đường Bà Triệu), Trần Quang Khải, Tông Đản,Minh Khai, Bắc Sơn, đường Chu Văn An (đoạn từ đường Lê Lợi - đườngPhai Vệ), đường Nguyễn Phi Khanh, Phai Vệ, Nguyễn Tri Phương, đoạnđường dân sinh chạy giữa 02 Khu nhà Bệnh viện đa khoa tỉnh, đường TrầnĐăng Ninh (đoạn từ đường Tông Đản đến đường Bông Lau); Lê Đại Hành(đoạn từ đường Lê Lợi đến đường Ngô Quyền); sửa chữa, cải tạo 05 tuyếnđường khu vực Cửa Nam (đường Tuệ Tĩnh, đường Hoàng Hoa Thám, đườngPhan Bội Châu, đường Ngô Sỹ Liên, đường Phan Huy Chú) Các tuyến đườngsau khi được đầu tư sửa chữa đã góp phần đảm bảo an toàn giao thông chongười dân đi lại, đáp ứng mỹ quan và vệ sinh môi trường và góp phần thayđổi diện mạo đô thị cho thành phố Lạng Sơn [20]

1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Yên Bái

Từ những kinh nghiệm trên cho thấy, bài học cho tỉnh Yên Bái cầnđược đúc rút kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất, Cần chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt việc quản lý và sử dụng

nguồn kinh phí bảo trì đường bộ để khai thác hệ thống đường bộ đảm bảo antoàn giao thông, hiệu quả trên các tuyến đường bộ;

Hai là: Chỉ đạo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam khẩn trương xây

dựng và ban hành quy chế quản lý quỹ bảo trì đường bộ trung ương ủy quyềncho các Sở Giao thông vận tải thực hiện (đối với quốc lộ được ủy quyền quảnlý) để xác định rõ trách nhiệm từ khâu lập, giao kế hoạch chi, tổ chức triểnkhai thanh quyết toán nguồn kinh phí bảo trì đường bộ đạt hiệu quả;

Ngày đăng: 02/11/2020, 23:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w