BTN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trườngBVMT Bảo vệ môi trường CBA Phương pháp phân tích lợi ích- chi phí CP Chính phủ CPI Chỉ số giá tiêu dùng CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia CTNH Chất
Trang 1ĐẠ HỌC THÁ NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN HẢI HƯỜNG
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ
SỰ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG TẠI TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2014
I I
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://w w w.lrc - tn u edu vn/
Trang 2ĐẠ HỌC THÁ NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN HẢI HƯỜNG
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ
SỰ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG TẠI TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS Bùi Thị Minh Hằng
THÁI NGUYÊN - 2014
I I
Trang 3http://w w w.lrc - tn u edu vn/
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản Luận văn này là công trình nghiên cứu khoahọc, độc lập của tôi Số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này
là trung thực, chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Tôi cũngxin cam đoan rằng mọi sự tham khảo cho việc thực hiện Luận văn đãđược chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả Luận văn
Nguyễn Hải Hường
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế và quản trịkinh doanh; Khoa Quản lý đào tạo sau đại học - Trường Đại học Kinh tế và quản trịkinh doanh; Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh; Chi cục Bảo vệ Môitrường Quảng Ninh, Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh; Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnhQuảng Ninh; Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh, Uỷ ban Nhân dân thành phố HạLong; Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập,nghiên cứu và hoàn thành Luận văn Qua thời gian học tập, nghiên cứu và thựchiện Luận văn, em đã trang bị thêm được nhiều kiến thức về mặt lý luận cũng nhưthực tiễn liên quan đến nội dung nghiên cứu, đáp ứng cho nhu cầu công tác củabản thân
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc sự chỉ bảo, giúp đỡ, hướng dẫn
tận tình của cô giáo TS Bùi Thị Minh Hằng - Trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh
doanh cùng toàn thể các thầy, cô giáo đã giúp đỡ em hoàn thành Luận văn./
Tác giả Luận văn
Nguyễn Hải Hường
Trang 5http://w w w.lrc - tn u edu vn/
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN vi DANH MỤC BẢNG viii DANH MỤC CÁC HÌNH x MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu của đề tài 2
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
4 Đóng góp của đề tài 3
5 Kết cấu luận văn 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG 4
1.1 Tổng quan về chi ngân sách nhà nước cho bảo vệ môi trường 4
1.1.1 Tính tất yếu khách quan về chi NSNN cho BVMT 5
1.1.2 Một số khái niệm về sự nghiệp môi trường, KPSNMT 6
1.1.3 Quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường 7
1.1.4 Vai trò của kinh phí sự nghiệp môi trường 13
1.2 Hiệu quả quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường và các nhân tố ảnh hưởng đến hiểu quả quản lý, sử dụng KPSNMT 15
1.2.1 Hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường 15
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường 16
1.3 Kinh nghiệm về chi NSNN cho BVMT của quốc tế và ở Việt Nam 18
1.3.1 Kinh nghiệm về chi NSNN cho BVMT của quốc tế 18
1.3.2 Kinh nghiệm về chi KPSNMT ở Việt Nam 20
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1 Câu hỏi nghiên cứu 23
Trang 62.2 Phương pháp thu thập số liệu 23
Trang 7http://w w w.lrc - tn u edu vn/
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 5 2.3 Phương pháp phân tích số liệu 23
2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
23 2.3.2 Phương pháp so sánh 23
2.3.3 Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích 24
2.3.4 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia 25
2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 26
Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ SỰ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG TẠI TỈNH QUẢNG NINH 29
3.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh 29
3.1.1 Đặc điểm, khái quát về điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Ninh 29
3.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008- 2013 31
3.2 Thực trạng công tác bảo vệ môi trường của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008- 2013 33
3.2.1 Tóm tắt hiện trạng môi trường 33
3.2.2 Công tác quản lý môi trường 34
3.2.3 Đánh giá chung 36
3.3 Thực trạng quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường của Việt Nam giai đoạn 2008- 2013 37
3.3.1 Chi ngân sách nhà nước cho hoạt động sự nghiệp môi trường 37
3.3.2 Mức phân bổ KPSNMT ở Bộ, ngành Trung ương và địa phương 40
3.3.3 Nội dung chi KPSNMT ở các Bộ, ngành Trung ương và Địa phương 44
3.3.4 Đánh giá chung tình hình chi sự nghiệp môi trường ở Việt Nam giai đoạn 2008- 2013 45
3.4 Thực trạng công tác quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường của Quảng Ninh giai đoạn 2008- 2013 45
3.4.1 Nguồn tài chính cho công tác bảo vệ môi trường của tỉnh Quảng Ninh
45 3.4.2 Mức chi kinh phí sự nghiệp môi trường 47
Trang 93.5.3 Nguyên nhân tồn tại, khó khăn 82
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ SỰ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG TẠI TỈNH QUẢNG NINH
83
4.1 Định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 vàyêu cầu đối với bảo vệ môi trường 83
4.1.1 Quan điểm phát triển 83
4.1.2 Mục tiêu phát triển 844.1.3 Định hướng phát triển về lĩnh vực bảo vệ môi trường 844.2 Định hướng công tác quản lý môi trường của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 86
4.2.1 Mục tiêu tổng quát 864.2.2 Nhiệm vụ trọng tâm 864.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường của Quảng Ninh 87
4.3.1 Tăng tỷ lệ chi sự nghiệp môi trường 874.3.2 Tăng cường huy động các nguồn tài chính từ cộng đồng, doanh nghiệp(huy động nguồn xã hội hoá) 884.3.3 Ban hành các văn bản quy định về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường cụ thể tại địa phương 88
4.3.4 Phân bổ mức chi 89
Trang 104.3.5 Xây dựng quy trình quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường 92
4.3.6 Bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường cho cơ quan quản lý Tài nguyên và Môi trường địa phương 94
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC 101
Trang 11BTN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường
BVMT Bảo vệ môi trường
CBA Phương pháp phân tích lợi ích- chi phí
CP Chính phủ
CPI Chỉ số giá tiêu dùng
CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia
CTNH Chất thải nguy hại
ĐMC Đánh giá môi trường chiến lược
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
ĐTPT Đầu tư phát triển
GDP Tổng sản phẩm nội địa
KCN Khu công nghiệp
KPSNMT Kinh phí sự nghiệp môi trường
QLNN về MT Quản lý Nhà nước về Môi trường
SNMT Sự nghiệp môi trường
Trang 12STC Sở Tài chính
Trang 13http://w w w.lrc - tn u edu vn/
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu
STN&MT Sở Tài Nguyên và Môi trường
TN&MT Tài Nguyên và Môi trường
TP Thành phố
TTLT Thông tư liên tịch
TW Trung ương UBND
Ủy ban Nhân dân
Vinacomin Tập đoàn Công nghiệp than- Khoáng sản Việt Nam
XDCB Xây dựng cơ bản
Trang 14DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, tổng sản phẩm nội địa (GDP), chỉ số giá
tiêu dùng (CPI) của Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013 32Bảng 3.2: Tình hình thu, chi ngân sách tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013 33Bảng 3.3: Tình hình phân bổ và thực hiện ngân sách sự nghiệp môi trường của
Việt Nam giai đoạn 2006-2011 38Bảng 3.4: Dự toán chi ngân sách SNMT Trung ương giai đoạn 2007 - 2010 40Bảng 3.5: Tình hình phân bổ và thực hiện KPSNMT ở cấp địa phương giai đoạn
2007 - 2011 42Bảng 3.6: Tổng hợp tỷ lệ kinh phí SNMT so với tổng chi ngân sách năm 2011
của một số tỉnh, thành phố 42
Bảng 3.7: Tổng hợp một số nguồn kinh phí chi cho bảo vệ môi trường ở Quảng
Ninh giai đoạn 2008-2013 46Bảng 3.8: Phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường của tỉnh Quảng Ninh giai
đoạn 2008-2013 48Bảng 3.9: Tỷ lệ phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường cho cấp tỉnh, huyện năm
2012, 2013 (từ nguồn KPSNMT do cấp tỉnh quản lý) 48Bảng 3.10: So sánh mức chi kinh phí sự nghiệp môi trường với chi NSNN của
tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008 -2013 49Bảng 3.11: Tổng thu, chi nguồn thu phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động
khoáng sản của tỉnh Quảng Ninh từ năm 2008-2012 52
Bảng 3.12: Tổng thu, chi phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
tỉnh Quảng Ninh từ năm 2008 - 2013 53Bảng 3.13: Tổng thu, chi phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp
tỉnh Quảng Ninh từ năm 2008 - 2013 54Bảng 3.14: Quyết toán thu phí vệ sinh môi trường của Quảng Ninh năm 2010,
2011, 2012 55
Trang 16Bảng 3.16: Tỷ lệ phân bổ kinh phí SNMT do khối tỉnh quản lý cho cấp tỉnh, cấp
huyện năm 2012, 2013 58
Bảng 3.17: Tỷ lệ phân bổ KPSNMT cho các huyện, thị xã, thành phố trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008 - 2013 58Bảng 3.18: Tỷ lệ phân bổ kinh phí SNMT do khối tỉnh quản lý cho cấp huyện
(từ nguồn 300 tỷ được cấp năm 2012) 59Bảng 3.19: Nhiệm vụ chi kinh phí sự nghiệp môi trường cho các cơ quan cấp
tỉnh thực hiện giai đoạn 2008- 2013 61Bảng 3.20: Sử dụng nguồn chi sự nghiệp môi trường ở Quảng Ninh cho các
mục chi theo quy định tại TTLT 45 62Bảng 3.21: Báo cáo chi tiết kinh phí sự nghiệp môi trường và đô thị của thành
phố Hạ Long năm 2011, 2012 64Bảng 3.22: Phân bổ KPSNMT từ nguồn không tự chủ do khối tỉnh quản lý năm
2012, 2013 cho các nhiệm vụ chi 64Bảng 3.23: Xây dựng Kế hoạch BVMT và dự toán ngân sách hàng năm của tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2008- 2012 67Bảng 3.24: Tình hình triển khai các nhiệm vụ, dự án được phân bổ KPSMT, dự
toán ngân tỉnh năm 2012 của tỉnh Quảng Ninh 68
Bảng 3.25: Mục tiêu, chỉ tiêu môi trường của Quảng Ninh đến năm 2011 - 2015 76Bảng 3.26: Chỉ tiêu môi trường của Quảng Ninh đến năm 2015 76Bảng 3.27: Chỉ tiêu môi trường của tỉnh Quảng Ninh thực hiện Chương trình
nông thôn mới 77
Bảng 3.28: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu môi trường so với Nghị quyết về
phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2009- 2012 78Bảng 4.1: Dự kiến tỷ lệ phân bổ KPSNMT cho cấp huyện của Quảng Ninh 90
Trang 17đoạn 2008 -2013 49
Trang 18MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tỉnh Quảng Ninh nằm trong địa bàn động lực của Vùng Kinh tế trọng điểmBắc Bộ, cùng với Hà Nội và Hải Phòng, Quảng Ninh đóng vai trò là một trong nhữngđầu tàu về phát triển kinh tế - xã hội và tạo ra sức lan tỏa trong quá trình phát triểncủa cả vùng Là cửa ngõ giao thông quan trọng với nhiều cửa khẩu biên giới, hệthống cảng biển thuận tiện, nhất là cửa khẩu quốc tế Móng Cái, cảng nước sâuCái Lân, Quảng Ninh có điều kiện giao thương thuận lợi với các nước Đông Bắc Á vàcác nước thuộc khu vực Tiểu vùng Mê Kông mở rộng, điểm kết nối quan trọng củaKhu vực mậu dịch tự do khối các nước Đông nam Á (ASEAN) - Trung Quốc Tầmnhìn chiến lược của Quảng Ninh là tạo bước phát triển đột phá, đưa Quảng Ninhtrở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại vào năm 2020, giữ vai trò là một trongnhững đầu tàu kinh tế của miền Bắc, là địa phương đi đầu trong cả nước đổi mới
mô hình tăng trưởng, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, đẩymạnh phát triển kinh tế biển, tạo nền tảng vững chắc để Quảng Ninh phát triểnnhảy vọt, toàn diện sau năm 2020
Quảng Ninh có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên như tài nguyên đất,tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên du lịch, đặc biệt tài nguyên khoángsản rất phong phú như than, vật liệu xây dựng (như đá vôi xi măng, sét xi măng,sét gạch ngói, sét chịu lửa, cao lanh, cát thuỷ tinh, cát sỏi xây dựng, đát ốp lát, )
và nước khoáng với trữ lượng cao Trong đó, tài nguyên than chủ yếu là than
mỡ (anthraxit) với hàm lượng cacbon cao được khai thác chiếm trên 90% tổngsản lượng than cả nước Những tiềm năng và lợi thế về thiên nhiên và con ngườigiúp cho Quảng Ninh trở thành một trong các tỉnh phát triển kinh tế mạnh của cảnước, tuy nhiên song song với sự đột phá về phát triển kinh tế - xã hội, QuảngNinh đang phải đối mặt với nhiều thách thức về phát triển bền vững (PTBV) do có
sự đối lập trong phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn với bảo vệ môi trường
Báo cáo môi trường quốc gia 2010 của Việt Nam được Bộ Tài nguyên vàMôi trường (BTN&MT) công bố tháng 9/2011, đã nêu 5 vấn đề môi trường bức xúc
Trang 20đáp ứng được yêu cầu: Chi cho sự nghiệp môi trường ở Việt Nam mới đạt 1% tổngchi ngân sách từ năm 2006, thấp hơn so với các nước trong khu vực Do tính chất lànguồn chi thường xuyên nên kinh phí từ nguồn này không thể bố trí để đầu tư giảiquyết triệt để các vấn đề môi trường bức xúc đang ngày càng gia tăng" Nguồn kinhphí sự nghiệp môi trường của Trung ương, địa phương hàng năm đều tăng, nhưngvẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế Ở một số nơi, kinh phí được phân bổ còndàn trải, sử dụng không đúng mục đích và chưa hiệu quả
Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 01/12/2011 của Tỉnh uỷ Quảng
Ninh "Về phương hướng nhiệm vụ năm 2012" với quan điểm mục tiêu: …" Phát
triển nhanh và bền vững gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng từ tăng trưởng nóng sang tăng trưởng xanh và tái cấu trúc nền kinh tế… giải quyết những vấn
đề cấp bách về môi trường…" Quảng Ninh đã và đang triển khai đồng bộ nhiều
giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường hướng tới pháttriển nhanh và bền vững Đối với công tác quản lý và bảo vệ môi trường QuảngNinh đã và đang tích cực thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp đa dạnghoá các nguồn vốn đầu tư, chú trọng đầu tư và từng bước nâng cao hiệu quảquản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường
Với thực tiễn nêu trên, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Hiệu quả quản lý
và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tại tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài luận
Trang 22- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụngKPSNMT của tỉnh Quảng Ninh
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý và sử dụng KPSNMT
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung: thực trạng quản lý và sử dụng KPSNMTcủa tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: tỉnh Quảng Ninh
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Số liệu được thu thập cho giai đoạn từnăm 2008-2013
4 Đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho công tác quản lý và sử dụngKPSNMT của tỉnh Quảng Ninh đạt hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vàbảo vệ môi trường hướng tới phát triển nhanh và bền vững
Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý và sử dụngKPSNMT của tỉnh Quảng Ninh thông qua các chỉ tiêu đánh giá Đây là các đánh giáhết sức khách quan và đảm bảo độ tin cậy cao
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụngKPSNMT cho nên việc nghiên cứu đề tài này sẽ là những đóng góp thiết thực dần
bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng KPSNMT của tỉnhQuảng Ninh
5 Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận văn gồm cácphần chính sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý và sử dụng nguồn kinh phí
sự nghiệp môi trường
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng công tác quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môitrường tại tỉnh Quảng Ninh
Trang 23http://w w w.lrc - tn u edu vn/
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu
6
Chương 4: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí
sự nghiệp môi trường tại tỉnh Quảng Ninh
Trang 24Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN
KINH PHÍ SỰ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG
1.1 Tổng quan về chi ngân sách nhà nước cho bảo vệ môi trường
- Ngân sách nhà nước (NSNN) cho bảo vệ môi trường (BVMT) được sửdụng vào các mục đích: Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường côngcộng; Chi thường xuyên cho sự nghiệp môi trường (SNMT)
- Chi NSNN cho BVMT được đầu tư từ các nguồn kinh phí sau đây:
(1) Chi sự nghiệp môi trường: Được bố trí thành một khoản riêng trong
NSNN từ năm 2006; các dự án, nhiệm vụ được bố trí theo nhiệm vụ chi quy định tạiThông tư liên tịch (TTLT) 114/2006/TTLT - BTC - BTNMT ngày 29/12/2006 và đãđược thay thế bằng TTLT 45/2010/TTLT - BTC - BTNMT ngày 30/3/2010 của Bộ Tàichính - Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn việc quản lý kinh phí sựnghiệp môi trường
(2) Chi sự nghiệp khoa học: Được bố trí để triển khai thực hiện các đề tài
nghiên cứu nhằm đề xuất các công nghệ xử lý môi trường (MT) của Việt Nam, côngnghệ thân thiện môi trường, nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ chocông việc xây dựng cơ chế, chính sách BVMT
(3) Chi sự nghiệp kinh tế: Được bố trí để thực hiện các dự án, nhiệm vụ có
nội dung, tính chất điều tra cơ bản về MT
(4) Chi đầu tư xây dựng cơ bản: Được bố trí để đầu tư xây dựng các công
trình xử lý chất thải công ích (hệ thống xử lý chất thải bệnh viện, nước thải sinhhoạt tập trung, lò đốt chất thải bệnh viện,…), hệ thống quan trắc và phân tích môitrường (thiết bị và nhà trạm) Tuy nhiên, đầu tư từ nguồn này còn rất hạn chế
và chưa được tách thành một nguồn riêng tương tự như chi SNMT
(5) Chi từ vốn viện trợ quốc tế: Nguồn hỗ trợ quốc tế đã đóng góp một phần
cho đầu tư các công trình xử lý MT tập trung ở các địa phương (bãi chôn lấp chấtthải rắn tập trung, trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, lò đốt chất thải y tế,…);
Trang 251.1.1 Tính tất yếu khách quan về chi NSNN cho BVMT
BVMT là một nội dung của quản lý nhà nước đối với nền kinh tế thị trường,bởi lẽ sự tăng trưởng kinh tế phải dựa vào khai thác môi trường (nguyên vậtliệu, năng lượng, …) cũng như thải các chất thải thải vào môi trường (chất thải rắn,nước
thải, khí thải) Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường được khái quát ở hình 1
Trang 26Hình 1.1 Mối quan hệ kinh tế - môi trường
Hình 1.1 Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường cho thấy tất yếu phải quản
lý mối quan hệ này, ít ra bởi 2 lý do: một là, nếu không được quản lý thì môi trường
sẽ bị cạn kiệt về tài nguyên do bị khai thác quá mức và bị suy thoái, suy giảm chấtlượng môi trường do bị ô nhiễm bởi chất thải thải ra vượt quá khả năng hấp thụ hay
năng lực tải của môi trường; hai là, sự tăng trưởng kinh tế sẽ suy giảm, trở nên
không bền vững bởi giá cả tài nguyên và năng lượng sẽ gia tăng do khan hiếm,thậm chí còn bị triệt tiêu (mất đi) kéo theo nhiều hệ lụy về xã hội, chính trị Trênthế giới và ở Việt Nam có nhiều minh chứng cho mối quan hệ này một khi nókhông được quản lý tốt
Trong quản lý nhà nước đối với phát triển, BVMT (hiểu theo nghĩa rộng baogồm cả tài nguyên thiên nhiên) thuộc loại hoạt động công cộng cần Nhà nước quantâm đầu tư tài chính, bởi cả lý do vai trò quan trọng của môi trường như là 1 trong 3trụ cột của PTBV và bởi cả lý do bảo vệ môi trường chưa phải là lĩnh vực đem lạimức lợi nhuận đủ sức hấp dẫn đầu tư tư nhân Nhà nước cần đầu tư tài chínhcho
Trang 27lĩnh vực BVMT và quy mô, phạm vi của đầu tư này phụ thuộc vào quy mô, phạm vicủa nhu cầu, yêu cầu BVMT và sự tham gia của khu vực tư nhân, của các cộngđồng khác trong xã hội Điều này có nghĩa rằng, khi sự tham gia của khu vực tưnhân, của các cộng đồng khác trong xã hội cho BVMT càng lớn thì đầu tư của Nhànước sẽ càng ít; và ngược lại, Nhà nước sẽ phải đầu tư cho BVMT nhiều hơn khikhu vực tư nhân và các cộng đồng khác ít quan tâm đầu tư Về nguyên lý và tất yếu,phần đầu tư của Nhà nước cho BVMT cần phải ít hơn phần đầu tư của khu vực tưnhân và cộng đồng trong xã hội bởi nguyên tắc quản lý trong BVMT là người khaithác, sử dụng, gây ô nhiễm hay hưởng thụ từ môi trường đều phải trả tiền (nguyêntắc PPP) Về xu hướng, phần đầu tư của Nhà nước cho BVMT luôn giảm đi và phầnđầu tư của khu vực tư nhân và cộng đồng trong xã hội cho BVMT luôn tăng lên.
Trong thực tế, mọi quốc gia đều phải dành một phần NSNN nhất định chocông tác quản lý môi trường, tùy thuộc vào bối cảnh cụ thể của đất nước
1.1.2 Một số khái niệm về sự nghiệp môi trường, KPSNMT
1.1.2.1 Khái niệm sự nghiệp môi trường
Theo khoản 2 Điều 111 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Sự nghiệp môitrường bao gồm các hoạt động sau: Quản lý hệ thống quan trắc và phân tích MT;xây dựng năng lực cảnh báo, dự báo thiên tai và phòng ngừa, ứng phó sự cố MT;Điều tra cơ bản về MT; thực hiện các chương trình quan trắc hiện trạng MT, các tácđộng đối với MT; Điều tra, thống kê chất thải, đánh giá tình hình ô nhiễm, suy thoái
và sự cố MT; xây dựng năng lực tái chế chất thải, xử lý chất thải nguy hại, hỗ trợhoạt động tái chế, xử lý, chôn lấp chất thải; Hỗ trợ xử lý các cơ sở gây ô nhiễm MTnghiêm trọng; Quản lý các công trình vệ sinh công cộng; trang bị thiết bị, phươngtiện thu gom rác thải sinh hoạt, vệ sinh MT ở khu dân cư, nơi công cộng; Kiện toàn
và nâng cao năng lực của hệ thống QLNN về BVMT; xây dựng và phát triển hệthống tổ chức sự nghiệp BVMT; Điều tra, nghiên cứu, xây dựng, thử nghiệm, ápdụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ về BVMT; chiến lược, quy hoạch,
Trang 28kế hoạch, cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật, mô hình quản lý vềBVMT; Phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BVMT;
Trang 291.1.2.2 Khái niệm kinh phí sự nghiệp môi trường
Khái niệm KPSNMT không phải là thông dụng trong lĩnh vực quản lý tài chínhcông trên thế giới (và do vậy không có thuật ngữ tiếng Anh chính thức trong cáctài liệu liên quan) Ở nước ta, KPSNMT được thống nhất quy định là kinh phí cho
"thực hiện các nhiệm vụ BVMT do ngân sách nhà nước (NSNN) bảo đảm" (theoThông tư liên tịch Bộ Tài chính - Bộ TN&MT số 45/2010/TTLT-BTC- BTNMT ngày30/3/2010 hướng dẫn thực hiện việc quản lý KPSNMT) Như vậy, KPSNMT là mộtnguồn lực tài chính cho BVMT và theo Luật Ngân sách nhà nước (2002), KPSNMTthuộc mục nhiệm vụ chi thường xuyên [27]
1.1.3 Quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường
Quản lý KPSNMT là quản lý thực hiện các nhiệm vụ BVMT do NSNN bảođảm, cụ thể như sau: Phân cấp nhiệm vụ chi SNMT; Mức chi KPSNMT; Lập, chấphành và quyết toán NSNN kinh phí sự nghiệp môi trường
1.1.3.1 Phân cấp nhiệm vụ chi sự nghiệp môi trường
Nhiệm vụ bảo vệ môi trường do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ và các cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi tắt là các Bộ, cơ quantrung ương) thực hiện do ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí
Nhiệm vụ bảo vệ môi trường do các cơ quan, đơn vị ở địa phương thực hiện
do ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí
Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên vàMôi trường, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình cấp
có thẩm quyền bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường không thấp hơn 1% tổng chicân đối của ngân sách nhà nước trong dự toán ngân sách hàng năm
Trang 30Đối với các đề án, dự án về bảo vệ môi trường phải được cấp có thẩm quyền
phê duyệt mới đủ điều kiện để bố trí kinh phí và triển khai thực hiện [27]
Trang 31http://w w w.lrc - tn u edu vn/
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu
a) Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương, gồm:
- Đảm bảo hoạt động của hệ thống quan trắc và phân tích môi trườngquốc gia theo Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 của Thủ tướngChính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên
và môi trường quốc gia đến năm 2020 do các cơ quan, đơn vị trung ương quản lý(bao gồm cả mạng lưới trạm quan trắc và phân tích môi trường); thực hiện cácchương trình quan trắc hiện trạng môi trường, các tác động đối với môi trường
- Hỗ trợ các nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo dự án được cấp có thẩmquyền phê duyệt, bao gồm các nội dung: xây dựng dự án, điều tra khảo sát, phântích đánh giá tình hình ô nhiễm, thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường, mua bảnquyền công nghệ xử lý chất thải (nếu có), kiểm tra, nghiệm thu dự án:
+ Dự án xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộckhu vực công ích do trung ương quản lý (đối với dự án có tính chất chi sự nghiệp bốtrí từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường), thuộc danh mục dự án theo Quyếtđịnh số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phêduyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc
hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ônhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho một số đối tượng thuộc khu vựccông ích
+ Thu gom, vận chuyển, xử lý giảm thiểu, tái chế, xử lý, chôn lấp chất thảitồn lưu, kiểm soát các nguồn thải và các điểm ô nhiễm môi trường tồn lưu do trungương quản lý
+ Dự án xử lý chất thải cho một số bệnh viện, cơ sở y tế, trường học, các cơ
sở giam giữ của nhà nước do trung ương quản lý không có nguồn thu hoặc nguồnthu thấp
+ Các dự án, đề án về bảo vệ môi trường bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệpmôi trường theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Trang 32- Thực hiện phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường quốc gia; bao gồm hỗ trợtrang thiết bị và hoạt động về ứng cứu các sự cố môi trường; xử lý ô nhiễm môitrường do thiên tai.
Trang 33- Xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi
trường quốc gia (bao gồm thu thập, xử lý và trao đổi thông tin); hệ thống thông tincảnh báo môi trường cộng đồng
- Báo cáo môi trường định kỳ và đột xuất; thẩm định báo cáo đánh giá môitrường chiến lược
- Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình kỹthuật về bảo vệ môi trường; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệmôi trường
- Hoạt động nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệmôi trường
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường; tập huấnchuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ môi trường đến cấp tỉnh
- Chi giải thưởng, khen thưởng cấp quốc gia về bảo vệ môi trường cho các tổchức, cá nhân có thành tích đóng góp trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường được cấp
có thẩm quyền quyết định;
- Hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban điều hành, Văn phòng thường trực về bảo
vệ môi trường được cấp có thẩm quyền quyết định; vốn đối ứng các dự án hợp tácquốc tế về bảo vệ môi trường (nếu có)
- Hỗ trợ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
- Hỗ trợ cho các địa phương theo các dự án được cấp có thẩm quyền quyết định
- Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (sau khi cơ quan nhànước có thẩm quyền ban hành văn bản quy định về phí thẩm định báo cáo đánhgiá tác động môi trường, sẽ bố trí chi từ nguồn thu phí được để lại để thực hiện)
- Các hoạt động khác có liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ môi trường
b) Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương, gồm:
Trang 34- Đảm bảo hoạt động của hệ thống quan trắc và phân tích môi trường theoQuyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việcphê duyệt Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trườngquốc
Trang 35- Hỗ trợ các nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo dự án được cấp có thẩmquyền phê duyệt, bao gồm các nội dung: xây dựng dự án, điều tra khảo sát, đánhgiá tình hình ô nhiễm, thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường, mua bản quyền côngnghệ xử lý chất thải (nếu có), kiểm tra, nghiệm thu dự án:
+ Dự án xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộckhu vực công ích do địa phương quản lý (đối với dự án có tính chất chi sự nghiệp
bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường) thuộc danh mục dự án theoQuyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trườngnghiêm trọng; Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008 của Thủ tướngChính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách nhà nước nhằm xử lý triệt để,khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho một số đối tượng thuộckhu vực công ích
+ Thu gom, vận chuyển, xử lý giảm thiểu, tái chế, xử lý, chôn lấp chất thải ởđịa bàn địa phương quản lý Vận hành hoạt động các bãi chôn lấp chất thải hợp vệsinh
+ Dự án xử lý chất thải cho một số bệnh viện, cơ sở y tế, trường học, các cơ
sở giam giữ của nhà nước do địa phương quản lý không có nguồn thu hoặc nguồnthu thấp
+ Các dự án, đề án về bảo vệ môi trường bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệpmôi trường theo quyết định của cấp có thẩm quyền
- Quản lý các công trình vệ sinh công cộng; hỗ trợ trang bị thiết bị, phươngtiện thu gom rác thải sinh hoạt, vệ sinh môi trường ở khu dân cư, nơi công cộng
- Thực hiện phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường địa phương; bao gồm hỗtrợ trang thiết bị và hoạt động về ứng cứu các sự cố môi trường; hỗ trợ xử lýmôi trường sau sự cố môi trường
Trang 36- Quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên của Nhà nước; quản lý cơ sở chăm sóc,nuôi dưỡng, nhân giống một số loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng dođịa phương quản lý.
Trang 37http://w w w.lrc - tn u edu vn/
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu
- Xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi
trường địa phương (bao gồm thu thập, xử lý và trao đổi thông tin); hệ thốngthông tin cảnh báo môi trường cộng đồng
- Báo cáo môi trường định kỳ và đột xuất; thẩm định báo cáo đánh giá môitrường chiến lược của địa phương
- Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹthuật, quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường ở địa phương; xây dựng chiến lược,quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường
- Hoạt động nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệmôi trường tại địa phương
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường; tập huấnchuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ môi trường
- Chi giải thưởng, khen thưởng về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cánhân có thành tích đóng góp trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường được cấp cóthẩm quyền quyết định
- Hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban điều hành, Văn phòng thường trực về bảo
vệ môi trường được cấp có thẩm quyền quyết định; vốn đối ứng các dự án hợp tácquốc tế về bảo vệ môi trường (nếu có)
- Hỗ trợ Quỹ Bảo vệ môi trường của địa phương (nếu có)
- Xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường
- Các hoạt động khác có liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ môi trường
Việc phân định cụ thể các nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trường nêu trên củangân sách địa phương cho các cấp ngân sách ở địa phương do Uỷ ban nhân dân cấptỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định
1.1.3.2 Mức chi KPSNMT
- Chi công tác phí, hội nghị, tập huấn theo quy định tại Thông tư của Bộ Tàichính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các
cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập
- Chi xây dựng cơ sở dữ liệu thực hiện theo quy định tại Thông tư số
Trang 38137/2007/TT-BTC ngày 28/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử; Thông tư liên tịch số 43/2008/TTLT-BTC-BTTTT ngày
Trang 39http://w w w.lrc - tn u edu vn/
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu
26/5/2008 của Bộ Tài chính - Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn việc quản
lý và sử dụng kinh phí chi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơquan nhà nước
- Chi phân tích mẫu thực hiện theo Thông tư số 83/2002/TT-BTC ngày25/9/2002 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí
về tiêu chuẩn đo lường chất lượng và các văn bản quy định hiện hành khác
- Mức hỗ trợ xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọngthuộc khu vực công ích thực hiện theo Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày29/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sáchnhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môitrường cho một số đối tượng thuộc khu vực công ích
1.1.3.3 Lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà
nước
- Căn cứ lập dự toán:
Căn cứ nhiệm vụ bảo vệ môi trường đã được cấp có thẩm quyền phêduyệt, dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường được lập theo quyđịnh tại Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-BTNMT-BTC ngày 29/4/2008 của BộTài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán công tác bảo vệmôi trường thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường
- Quy trình lập, phân bổ dự toán:
Hàng năm căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau, Thông tư hướngdẫn xây dựng dự toán ngân sách năm sau của Bộ Tài chính; Bộ Tài nguyên và Môitrường hướng dẫn về chuyên môn, nhiệm vụ trọng tâm hoạt động bảo vệ môitrường cho các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trungương, làm căn cứ xây dựng dự toán chi sự nghiệp môi trường
+ Ở trung ương:
Các Bộ, cơ quan trung ương hướng dẫn về chuyên môn, nhiệm vụ trọng tâmhoạt động bảo vệ môi trường cho các đơn vị trực thuộc
Trang 40Bộ Tài chính chủ động phân bổ và thông báo số kiểm tra chi sự nghiệp môitrường năm sau cho từng Bộ, cơ quan trung ương.