1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG KINH PHÍ TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ

19 570 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 61,8 KB

Nội dung

LUẬN CHUNG VỀ QUẢN SỬ DỤNG KINH PHÍ TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ. 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ. 1.1.1. Khái niệm về đơn vị sự nghiệp y tế. Công việc khám chữa bệnh đã có từ khi xã hội loài người xuất hiện, ban đầu chỉ là những thầy lang, thầy phù thuỷ, với những phương thức chữa bệnh rất đơn sơ và mang nặng tính chất mê tín. Bệnh viện chỉ thực sự phát triển từ cuối thế kỷ XIX do có sự trợ giúp của các ngành khoa học khác, nó có tổ chức và hệ thống hoàn chỉnh. Đến ngày nay thì bệnh viện chở thành một đơn vị không thể thiếu và vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Theo quan điểm hiện đại bây giờ cho rằng: “Đơn vị y tế là một cơ sở y tế trong khu trong khu vực dân cư, là một bộ phận không thể tách rời của một tổ chức xã hội và y tế, chức năng của nó là chăm sóc sức khoẻ toàn diện cho nhân dân, cả phòng bệnh và chữa bệnh, là trung tâm đào tạo cán bộ y tế và nghiên cứu sinh xã hội học”. Như vậy theo cách hiểu trên thì đơn vị sự nghiệp y tế là một hệ thống, một phức hợp và một tổ chức động. - Đơn vị y tế là một hệ thống lớn bao gồm: ban giam đốc, các phòng nghiệp vụ, các khoa lâm sàng, cận lâm sàng. - Đơn vị y tế là một phức hợp bao gồm rất nhiều yếu tố có liên quan chằng chịt từ khám bệnh, chuẩn đoán, điều trị, chăm sóc…. - Là một tổ chức động bao gồm đầu vào là người bệnh, cán bộ y tế, trang thiết bị, thuốc cần để chuẩn đoán điều trị. Đầu ra là người bệnh khỏi bệnh ra viện hoặc hồi phục sức khoẻ hoặc người bệnh tử vong. Đơn vị y tế có 3 loại: + Đơn vị y tế công hay còn gọi là đơn vị sự nghiệp y tế. Đây là đơn vị y tế do Nhà nước quản lý, mọi sự hoạt động của nó phụ thuộc vào đường lối phát triển của Nhà nước. + Đơn vị y tế tư là đơn vị y tế do tư nhân đứng ra tổ chức thành lập như: Các phòng khám tư, bệnh viện tư, . Hoạt động của nó một phần phải nằm trong khuôn khổ chung của mọi bệnh viện và một phần năm dưới sự chỉ đạo của tư nhân. + Đơn vị y tế công, tư đây là loại hình Bệnh viện do có sự kết hợp cả hai loại trên. Trong khuôn khổ đề tài này em chỉ đề cập đến đơn vị sự nghiệp y tế, mà đại diện là Bệnh viện nhi trung ương, nơi em có điều kiện được tiếp cận và học tập. 1.1.2. Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp y tế. - Là đơn vị sự nghiệp có thu của nhà nước nên chịu chỉ đạo của cácquan nhà nước có thẩm quyền. - Thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Nhà nước đảm bảo mọi người đều được chăm sóc sức khoẻ cơ bản có chất lượng phù hợp với khả năng kinh tế xã hội của đất nước. Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế không mục tiêu lợi nhuận mà lợi ích cộng đồng. - Là bộ mặt của ngành y tế, kỹ thuật của Bệnh viện phản ánh sự phát triển y học của một quốc gia. Cả nước ta có 823 bệnh viện với gần 116.000 giường bệnh. Bình quân 1,5 giường bệnh/1000 dân.(Theo số liệu thông kê năm 2002). - Đơn vị sự nghiệp y tế là trung tâm chẩn đoán và điều trị với kỹ thuật cao, giữ vai trò quan trọng trong hệ thống y tế quốc gia về lĩnh vực khám chữa bệnh, làm giảm đi sự thiếu hụt lao động ốm đau, giúp phục hồi sức khỏe và chữa bệnh cho mọi người. 1.1.3. Vai trò của đơn vị sự nghiệp y tế. 1.1.3.1. Vai trò của y tế đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Bất cứ quốc gia nào muốn phát triển đi lên trước hết phải nhờ vào nhân tố con người. Bởi vậy, chiến lược con người sẽ là trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế xã hội, vừa thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đồng thời cũng là đối tượng tác động của các mục tiêu đó. Song quả thực sẽ không có tính thuyết phục khi nói về một chiến lược mà trong đó không có mục tiêu cụ thể nào cho sự phát triển của con người, hơn thế nữa chỉ xem con người là công cụ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo một ý nghĩa trừu tượng về các tiêu chuẩn của xã hội ấy. Nền kinh tế nước ta đang từng bước đổi mới theo cơ chế thị trường có sự điều tiết mô của nhà nước. Trong quá trình đó yếu tố con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Con người được coi là nguồn lực năng động nhất trong mọi nguồn lực nên việc chăm lo đầy đủ đến con người phải thông qua việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bằng cách nuôi dưỡng bảo toàn, phát triển sức lực thông qua việc giáo dục và đào tạo. Có như vậy mới đảm bảo được nền tảng vững chắc về sự phồn vinh, thịnh vượng, thực hiện được chiến lược phát triển con người: “Nâng cao dân trí đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Mặt khác trong hai mục tiêu lớn của chiến lược con người là khai thác và phát huy cao độ năng lực lao động, chất sám, tạo môi trường phát triển có trọng dụng nhiều nhân tài. Nhưng để đạt được điều đó đòi hỏi phải có sức khỏe, sức khoẻ là tiền đề để tạo ra trí thức cho con người. Thật vậy, ngành y tế với chức năng chăm sóc, bảo vệ và nâng cao thể lực của nhân dân nên có một vị trí hết sức quan trọng trong việc phát triển nguồn lực để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Chiến lược chăm sóc sức khoẻ của tổ chức y tế Thế giới đến năm 2000 là: “Không có một công dân nào lại không được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe”. Đầy cũng là một nội dung cơ bản của chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân ta. Như vậy, sự nghiệp y tế có vai trò hết sức quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân ta. Trong giai đoạn hiện nay Đảng và Nhà nước ta coi việc quan tâm đến sự nghiệp y tếsự nghiệp của toàn xã hội, của toàn dân và tư tưởng chỉ đạo trong công cuộc thực hiện chiến lược con người cũng là chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Để nâng cao chất lượng ngành y tế cần phải có sự đầu tư mà trước hết là sự đầu tư vốn bằng tiền. Vốn đầu tư cho y tế có thể được khai thác dưới nhiều hình thức khác nhau, song hiện nay ở nước ta chủ yếu vẫn là do nguồn NSNN đài thọ và nó hình thành nên khoản chi NSNN cho sự nghiệp y tế. Thông qua chi NSNN sẽ có tác động quan trọng đến việc tổ chức mạng lưới cũng như cơ cấu của ngành y tế, từ đó sắp xếp cho phù hợp, hướng dẫn quản các hoạt động y tế một cách có hiệu quả. Trong cơ chế thị trường yêu cầu cơ bản của việc thực hiện cơ chế mới là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành y tế có khả năng chủ động điều hoà, cân đối sử dụng lực lượng cán bộ, cơ sở vật chất, kinh phí một cách hợp có hiệu quả phục vụ cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Muốn làm tốt công tác này phải có sự chuẩn bị từ những khâu đầu, từ lúc lập dự toán chi cho hoạt động y tế đến khi quyết toán chi cho hoạt động y tế. 1.1.3.2. Vai trò của quản sử dụng kinh phícác đơn vị sự nghiệp y tế. Quản sử dụng kinh phícác đơn vị sự nghiệp y tế có vai trò rất quan trọng đến sự hoạt động và phát triển của các đơn vị y tế nói riêng và đến toàn ngành y tế nói chung. Vai trò này được bắt nguồn từ vai trò của hoạt động y tế với con người, là một trong nhiều yếu tố quyết định đến sự phát triển của ngành cũng như sự phát triển của toàn xã hội. Chất lượng, hiệu quả của hoạt động ở các đơn vị sự nghiệp y tế có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Mà sức khoẻ là tiền đề cần thiết để tạo ra trí tuệ, là tài sản quý giá nhất trong mọi tài sản. Thực tế cho thấy quá trình phát triển kinh tế xã hội không diễn ra một cách thụ động mà nó phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của con người. Người lao động không nắm vững khoa học và công nghệ tiên tiến, không có những phẩm chất nhân cách phù hợp với yêu cầu của công việc thì không thể đầy mạnh phát triển kinh tế là một điều tất yếu. Điều đó nói lên rằng y tế không phải là một phạm trù phúc lợi đơn thuần mà nó có tác động đến sự nghiệp kinh tế. Song chất lượng hiệu quả của hoạt động y tế phụ thuộc rất nhiều vào việc đầu tư vốn cũng như việc quản nguồn vốn đầu tư này. Quản sử dụng kinh phícác đơn vị sự nghiệp y tế góp phần đảm bảo sự công bằng xã hội. Nhất là trong điều kiện nước ta ngày nay, mặc dù đã có sự điều tiết của nhà nước nhưng cơ chế thị trường vẫn có những quy luật tất yếu của nó đó là sự phân hoá người giàu và người nghèo, khoảng cách này ngày càng lớn. Mặt khác người nghèo có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn người giàu rất nhiều, việc họ không có đủ khả năng chi trả cho việc khám chữa bệnh là điều tất yếu. Quản kinh phí sao cho phù hợp với từng đối tượng là một vấn đề rất khó đồng thời vẫn đảm bảo công bằng cho mọi người lại còn khó hơn. Điêu này thể hiện ở việc nhà nước đảm bảo cho mọi người đều được chăm sóc sức khoẻ ở mức độ cơ bản theo khả năng tối đa của NSNN dành cho khám chữa bệnh. Đối tượng ưu tiên và người nghèo không đủ khả năng chi trả thì được nhà nước hỗ trợ thông qua các chính sách xã hội. Các đối tượng khác có nhu cầu phục vụ cao hơn được các cơ sở y tế, bệnh viện tạo điều kiện thuận lợi phù hợp với khả năng thanh toán của họ. Quản sử dụng kinh phícác đơn vị sự nghiệp y tế là một trong những công cụ điều tiết mô của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế của xã hội. Thông qua việc xác định cơ cấu tỷ trọng các khoản chi ở các đơn vị mà Nhà nước tham gia điều chỉnh hướng dẫn đảm bảo các hoạt động y tếcác đơn vị sự nghiệp y tế đi đúng hướng theo đường lối của Đảng và Nhà nước. Trên đây là một số vai trò chủ yếu của việc quản sử dụng kinh phícác đơn vị sự nghiệp y tế. Song các vai trò này phát huy được hay không phụ thuộc rất lớn vào công tác quản chi NSNN cho sự nghiệp y tế cũng như hệ thống quản các đơn vị sự nghiệp này. 1.2. CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO SỰ NGHIỆP Y TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. Có 3 nguồn vốn cơ bản: - Ngân sách do Nhà nước cấp hàng năm. - Thu viện phí và bảo hiểm y tế do cơ quan Bảo hiểm Y tế thanh toán cho bệnh viện. - Thu viện trợ và các khoản khuyên góp. Đối với các đơn vị sự nghiệp y tế, các nguồn tài chính được lập kế hoạch cho từng năm trên cơ sở định mức của Bộ Tài chính qui định, định mức do bệnh viện tự xây dựng đã được cơ quan chủ quản duyệt, và dự báo về khả năng thu. 1.2.1. Nguồn ngân sách do Nhà nước cấp hàng năm. Hàng năm bệnh viện công nhận được một khoản kinh phí được cấp từ ngân sách của Nhà nước, căn cứ tính theo định mức tính cho một đầu giường bệnh/ năm nhân (x) với số giường bệnh kế hoạch của bệnh viện. Số kinh phí này thường đáp ứng được từ 30 đến 50% nhu cầu chi tiêu tối thiểu của Bệnh viện. 1.2.2. Nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế. Nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế được Bộ Tài chính qui định là một phần ngân sách sự nghiệp y tế của Nhà nước giao cho ngành y tế quản sử dụng. Các nguồn ngân sách này được quản tập trung thống nhất tại phòng Tài chính – Kế toán của bệnh viện theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp do Chính phủ Việt Nam qui định. Các bệnh viện thường tổ chức các điểm thu viện phí tại nhiều nơi trong bệnh viện, đảm bảo thu nhanh chóng, thuận tiện, tránh phiền hà cho người bệnh. Giá viện phí do Chính quyền cấp tỉnh của từng địa phương quy định dưa trên một khung giá tối đa-tối thiểu đã được Bộ Y tế và Bộ Tài chính duyệt. Đối với khám chữa bệnh theo yêu cầu mức thu được tính trên cơ sở mức đầu tư của bệnh viện và cũng đã được giới chức có thẩm quyền ở địa phương duyệt. Đối với người bệnh có thẻ Bảo hiểm Y tế thì cơ quan Bảo hiểm Y tế thanh toán viện phí của bệnh nhân cho bệnh viện. Tuy nhiên, ở Việt Nam mới chỉ phổ biến loại hình BHYT bắt buộc áp dụng cho các đối tượng CNVC làm công ăn lương cho cácquan Nhà nước và các doanh nghiệp. Các loại hình khác chưa được triển khai một cách phổ biến. Nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế thường đảm bảo được từ 20-30% nhu cầu chi tối thiểu của các bệnh viện công. Hiện nay, thực hiện chủ trương xã hội hoá các hoạt động chăm sóc sức khoẻ của Đảng và Nhà nước, các loại hình bệnh viện và cơ sở y tế bán công, ngoài công lập đã ra đời, với cơ chế tài chính chủ yếu dựa vào nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế. 1.2.3. Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác. Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác cũng được Chính phủ Việt Nam qui định là một phần ngân sách của Nhà nước giao cho bệnh viện quản sử dụng. Tuy nhiên bệnh viện thường phải chi tiêu theo những nội dung đã định từ phía tổ chức viện trợ. Nguồn này đáp ứng khoảng 20-30% chi tối thiểu của bệnh viện. Trong tổng ngân sách sự nghiệp y tế, phần ngân sách trung ương chiếm khoảng 30%, trong đó ngân sách dành cho 30 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế chiếm khoảng từ 28-32%. Ngấn sách y tế địa phương có kết cấu khác: 72-75% dành cho bệnh viện, kinh phí phòng bệnh chỉ chiếm khoảng 25-28%. Tính chung, NSNN Việt Nam dành 40% chi cho hoạt động khám chữa bệnh của các bệnh viện công. 1.3. NỘI DUNG QUẢN SỬ DỤNG KINH PHÍCÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ. Quản sử dụng kinh phí trong bệnh viện là một nội dung của chính sách kinh tế-tài chính Y tế do Bộ Y tế chủ chương, với trọng tâm là sử dụng các nguồn lực đầu tư cho ngành y tế để cung cấp các dịch vụ y tế nhân dân một cách hiệu quả và công bằng. Tính hiệu quả chú trọng đến trình độ trang bị kỹ thuật, phương pháp phân phối nguồn lực, hiệu lực quản hành chính và chất lượng dịch vụ y tế cung cấp cho nhân dân. Tính công bằng đòi hỏi cung cấp dịch vụ y tế bằng nhau cho những người có cùng mức bệnh tật như nhau. Nói cách khác là ai có nhu cầu cần được chăm sóc y tế nhiểu hơn thì được đáp ứng nhiều hơn. Công bằng còn có nghĩa phải tính đến sự ưu tiên, sự quan tâm hơn trong chăm sóc một số đối tượng xã hội, ai chịu sự thiệt thòi về điều kiện hưởng thụ các phúc lợi xã hội thì phải được quan tâm nhiều hơn, thoả mãn nhu cầu khám chữa bệnh của mọi người khi ốm đau theo một mặt bằng chi phí nhất định mà không đòi hỏi khả năng chi trả của người bệnh là điều kiện tiên quyết. Định nghĩa: Quản sử dụng kinh phí trong bệnh viện ở Việt Nam được hiểu là việc quản toàn bộ các nguồn vốn (Vốn do NSNN cấp, vốn viện trợ, vốn vay và các nguồn vốn khác), tài sản, vật tư của bệnh viện để phục vụ nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Quản sử dụng kinh phícác đơn vị sự nghiệp y tế phải đảm bảo các yếu cầu sau: - Nâng cao chất lượng kế hoạch hoá hoạt động của bệnh viện, kế hoạch hoạt động chuyên môn phải gắn với kế hoạch đảm bảo vật chất, hậu cần, với dự toán tài chính của bệnh viện, xác lập chính xác các ưu tiên trong điều kiện các nguồn lực đầu tư luôn bị hạn chế. - Đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên về chuyên môn của bệnh viện, đồng thời tập trung kinh phí để từng bước giải quyết được những hoạt động ưu tiên đã được xác lập trong kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của bệnh viện. - Quản chặt chẽ thu chi tài chính; thực hành tốt công tác kế toán, phân tích hoạt động kinh tế; xác lập vai trò của công tác tài chính-kế toán là công cụ đắc lực để quản kinh tế bệnh viện. Nội dụng của quản sử dụng kinh phícác đơn vị sự nghiệp y tế Căn cứ vào thông tư số 103/1998/TT - BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán NSNN thì nội dung của quản sử dụng kinh phí tại các đơn vị sự nghiệp y tế gồm 3 khâu: - Lập dự toán chi cho năm kế hoạch. - Chấp hành dự toán chi. - Quyết toán chi cho năm báo cáo. 1.3.1. Khầu lập dự toán chi. Dự toán chi cho năm kế hoạch ở các đơn vị sự nghiệp y tế là một bộ phận rất quan trọng trong chu trình quản sử dụng kinh phí ở bệnh viện và khi lập dự toán chi phải dựa trên những căn cứ sau: - Nhiệm vụ phát triển ở các đơn vị sự nghiệp y tế cụ thể của năm kế hoạch và những chỉ tiêu phản ánh nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động của viện. Căn cứ này giúp cho công tác xây dựng kế hoạch chi có một cách nhìn tổng quát về những mục tiêu nhiệm vụ phải thực hiện trong năm kế hoạch. Đồng thời nó giúp cho việc khai thác các nguồn thu cũng như việc sử dụng ngân sách một cách đúng đắn hợp cho năm kế hoặch. - Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN cho các đơn vị y tế do các cấp có thẩm quyền quy định và khả năng nguồn kinh phí đáp ứng. Đây là căn cứ theo quy định của luật ngân sách. Lập dự toán chi chỉ sát đúng với dự toán của cơ quan cấp trên khi đặc biệt tuân thủ theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu chi tài chính Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật. Từ đó đảm bảo tính hợp pháp cho việc lập dự toán chi của bệnh viện. - Những chỉ thị của cấp trên về việc xây dựng kế hoạch phát triển y tế và dự toán chi cho năm sau. Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về lập dự toán chi ngân sách; văn bản hướng dẫn của Bộ; ngành; cơ quan liên quan. Căn cứ này đảm bảo cho khâu lập dự toán được thực hiện chính xác có cơ sở khoa học, hợp thời gian, . - Số kiểm tra về dự toán chi cho các đơn vị sự nghiệp y tế do cơ quan có thẩm quyền thông báo. Căn cứ này đảm bảo cho việc lập dự toán được đúng kế hoạch. - Tình hình thực hiện dự toán các năm trước, đặc biệt là năm báo cáo. Hoạt động ngân sách thường diễn ra theo các quy luật nhất định trong từng thời kỳ tương đối dài. Do vậy, các tài liệu phản ánh tình hình thực hiện ngân sách các năm trước cho phép dự báo, dự kiến tình hình chi ngân sách của năm kế hoạch theo các quy luật vận động của những năm trước, do đó dự toán có tính thực tiễn cao. Các công việc chủ yếu trong lập dự toán chi: Công tác chuẩn bị: Theo luật NSNN, công tác chuẩn bị lập dự toán hàng năm được tiến hành vào cuối quý II và đầu quý III của năm báo cáo với các công việc chủ yếu sau: - Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi cho đơn vị sự nghiệp y tế 6 tháng đầu năm và ước thực hiện 6 tháng cuối năm. Kết quả này là căn cứ thiết thực để xây dựng dự toán chi sự nghiệp y tế năm kế hoạch. - Soạn thảo phổ biến các thông tư, chỉ thị hướng dẫn về phương hướng nhiệm vụ công tác chi ngân sách năm kế hoạch, các biện pháp nghiệp vụ chủ yếu, cách thức và thời gian hoàn thành công tác lập dự toán chi. - In ấn, phát hành hệ thống mẫu biểu phục vụ cho công tác lập dự toán chi cho sự nghiệp y tế. - Giao số kiểm tra cho các cấp, các ngành, các đơn vị tham khảo. Cách lập: [...]... CƯỜNG QUẢN SỬ DỤNG KINH PHÍCÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ Quản sự dụng kinh phícác đơn vị sự nghiệp y tế là quá trình phân phối lại các nguồn vốn từ quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu và duy trì sự hoạt động bình thường của bộ m y quản lý, thực hiện các chức năng quản kinh tế - xã hội mà đơn vị đó đảm nhận V y tại sao cần phải quản sử dụng kinh phí ở bệnh... sự nghiệp y tế không chỉ được xem xét trên giác độ, mức độ, phạm vi, cơ cấu, nội dung chi mà còn xem xét đến cả quy trình quản chi Một quy trình quản chi hợp lý, có khoa học sẽ góp phần tăng cường quản chi cho sự nghiệp y tế 1.4 NGUYÊN TẮC QUẢN SỬ DỤNG KINH PHÍ TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ Hàng năm các đơn vị sự nghiệp y tế được Nhà nước cấp và cho phép sử dụng một khoản kinh phí nhất định... v y mới quản tốt được nguồn vốn của bệnh viện Trong quá trình sử dụng kinh phí, kho bạc nhà nước phối hợp với Bộ Y tếcác đơn vị có liên quan để tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành chế độ chính sách chi tiêu tại Bệnh viện, giúp cho quá trình quản sử dụng kinh phí tại các đơn vị đạt hiệu quả cao 1.3.3 Công tác quyết toán chi năm báo cáo Sau khâu chấp hành sử dụng kinh phí, cuối năm tại. .. kinh phí quý cho các đơn vị sử dụng ngân sách, kiểm tra việc sử dụng kinh phí, xét duyệt quyết toán chi của các đơn vị và tổng hợp quyết toán chi Thứ tư, KBNN có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi và cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi theo đúng quy định, tham gia với cácquan tài chính, cơ quan quản Nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí. .. lặp lại thì xếp chi phí cho hoạt động đó vào chi thường xuyên Thứ ba: Có quản theo dự toán mới đảm bảo được y u cầu cân đối của NSNN, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng ngân sách ở các đơn vị sự nghiệp y tế, hạn chế được tính tuỳ tiện về nguyên tắc ở các đơn vị thụ hưởng Sự tôn trọng nguyên tắc quản theo dự toán đối với các khoản chi thường xuyên được nhìn nhận trên các giác độ sau: Mọi... dự toán kinh phí đã được duyệt, phân bổ và sử dụng cho các khoản, các mục đó, phải hạch toán theo đúng mục lục NSNN đã quy định Định kỳ theo chế độ quyết toán kinh phí đã quy định các đơn vị sự nghiệp y tế khi phân tích đánh giá kết quả thực hiện của kỳ báo cáo phải l y dự toán làm căn cứ đối chiếu so sánh Muốn v y, dự toán chi đã được xác lập theo các chỉ tiêu nào, theo khoản, mục nào thì quyết toán... quyết toán kinh phí đã sử dụng- Mẫu B02 H + Chi tiết kinh phí chi hoạt động đề nghị quyết toán - phụ biểu F02 - 1H + Bảng đối chiếu hạn mức kinh phí - phụ biểu F02 - 3H + Báo cáo tình hình tăng, giảm tài sản cố định - Mẫu B03 - H + Báo cáo kết quả hoạt động sự nghiệp có thu - Mẫu B04 - H + Thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu B05 - H Chính v y, hiệu quả của việc quản sử dụng kinh phí cho sự nghiệp. .. quyền quy định đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng kinh phí chuẩn chi Thư hai, tất cả các cơ quan, đơn vị, các chủ dự án, Sử dụng kinh phí phải mở tài khoản tại KBNN, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính, KBNN trong quá trình lập dự toán, phân bổ hạn mức, cấp phát, thanh toán, hạch toán và quyết toán Thứ ba, cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm thẩm định dự toán và thông báo hạn mức kinh. .. tác quyết toán chi cho y tế mới được tiến hành thuận lợi Đồng thời, các y u cầu n y mới tạo cơ sở vững chắc cho việc phân tích đánh giá quá trình chấp hành dự toán một cách chính xác, trung thực và khách quan Các loại báo cáo năm ở đơn vị sự nghiệp y tế: Cuối mỗi kỳ báo cáo, các đơn vị dự toán phải lập các loại báo cáo quyết toán sau: + Bảng cân đối tài khoản - Mẫu B01- H + Tổng hợp tình hình kinh phí. .. trong khi khả năng huy động nguồn thu có hạn Nên càng phải tôn trọng nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả trong quản chi thường xuyên của NSNN Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả chỉ có thể được tôn trọng khi quá trình quản sử dụng kinh phícác đơn vị y tế làm tốt và làm đồng bộ một số nội dụng sau: - Phải x y dựng được các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp với từng đối tượng hay tính chất công việc, . của quản lý sử dụng kinh phí ở các đơn vị sự nghiệp y tế. Quản lý sử dụng kinh phí ở các đơn vị sự nghiệp y tế có vai trò rất quan trọng đến sự hoạt động. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG KINH PHÍ TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ. 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ. 1.1.1.

Ngày đăng: 05/11/2013, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w