1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu chỉ số Doppler động mạch rốn và động mạch não giữa ở thai nhi bình thường đủ tháng ở khoa Sản Bệnh viện Trung ương Huế

5 105 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 326,41 KB

Nội dung

Bài viết trình bày xác định các chỉ số của Doppler động mạch rốn, động mạch não giữa và tỷ lệ chỉ số trở kháng của động mạch não giữa/ chỉ số trở kháng của động mạch rốn ở thai nhi bình thường, đủ tháng.

Trang 1

Trần Thị Hoàn, Hoàng Thị Liên Châu, Hoàng Ngọc Tú, Lê Thị Như Ý, Phan Lê Vy Phương

Bệnh viện Trung ương Huế

NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ DOPPLER ĐỘNG MẠCH RỐN

VÀ ĐỘNG MẠCH NÃO GIỮA

Ở THAI NHI BÌNH THƯỜNG ĐỦ THÁNG

Ở KHOA SẢN BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

Tác giả liên hệ (Corresponding author):

Trần Thị Hoàn,

email: hunghoan65@gmail.com

Ngày nhận bài (received): 03/05/2019

Ngày phản biện đánh giá bài báo (revised):

20/05/2019

Ngày bài báo được chấp nhận đăng

(accepted): 20/05/2019

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định các chỉ số của Doppler động mạch rốn, động mạch não giữa và tỷ lệ chỉ số trở kháng của động mạch não giữa/ chỉ số trở kháng của động mạch rốn ở thai nhi bình thường, đủ tháng

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên

635 trẻ sơ sinh, đủ tháng, có trọng lượng từ 2500 gram trở lên và có chỉ

số APGAR bình thường được sinh thường hoặc mổ lấy thai tại khoa Phụ sản bệnh viện Trung ương Huế trong 3 tháng đầu năm 2019

Kết quả: Chỉ số trở kháng (RI) của Doppler động mạch rốn từ 38 tuần đến 41 tuần giảm từ 0,61±0,03 xuống còn 0,57±0,02; chỉ số xung (PI) của Doppler động mạch rốn từ 38 tuần đến 41 tuần giảm từ 0,98±0,11xuống còn 0,85 ±0,08; tỷ lệ S/D của Doppler động mạch rốn

từ 38 tuần đến 41 tuần giảm từ 2,58±0,20 xuống còn 2,27±0,18 Chỉ

số trở kháng (RI), chỉ số xung (PI) và tỷ số S/D của động mạch rốn thai nhi giảm dần về cuối thai kỳ Các chỉ số Doppler của động mạch não giữa cũng giảm dần về cuối thai kỳ Các chỉ số Doppler của động mach não cao hơn động mạch rốn Tỷ lệ chỉ số trở kháng của động mạch não/ chỉ số trở kháng của động mạch rốn luôn luôn lớn hơn 1 ở bất kỳ tuổi thai nào

Kết luận: Các chỉ số Doppler (RI,PI,S/D) của động mạch rốn và động mạch não giữa ở thai nhi bình thường, đủ tháng giảm dần theo tuổi thai Tỷ lệ chỉ số trở kháng của não/ rốn luôn luôn lớn hơn 1 ở bất

kỳ tuổi thai nào.

Abstract

RESEARCH THE DOPPLER UMBILICAL AND CELEBRAL ARTERIES WAVEFORMS INDICES AT NORMAL FULL MONTH FETUS

Objective: To estimate the Doppler umbilical and celebral arteries waveforms indices in normal values at full month fetus

Materials and Methods: A cross-sectional descriptive study on 635

Trang 2

1 Đặt vấn đề

Sự phát triển của thai nhi trong tử cung hoàn

toàn phụ thuộc vào hệ thống tuần hoàn tử cung-

rau- thai nhi Mọi sự trao đổi giữa mẹ và thai nhi

đều thông qua bánh nhau và dây rốn Vì vậy, bất

kỳ tổn thương nào của tuần hoàn thai-rau làm độ

trở kháng tăng đều ảnh hưởng đến sự phát triển

của thai, là nguyên nhân của thai kém phát triển

hoặc chết lưu trong tử cung, và cũng là một yếu

tố góp phần làm tăng tỷ lệ bệnh tật, tỷ lệ các di

chứng thần kinh, vận động và trí tuệ cho trẻ sơ sinh

Trong trượng hợp thai thiếu oxy (cấp hoặc mạn),

thai khỏe mạnh có thể chịu đựng thiếu oxy tạm thời

nhờ khả năng đáp ứng và bù trừ của thai, ưu tiên

cung cấp oxy cho các cơ quan quan trọng như não

gan, thận bằng cách giãn mạch dẫn đến giảm sức

cản của mạch máu của các cơ quan này, làm tăng

tốc độ dòng tâm trương nên chỉ số trở kháng và chỉ

số xung của động mạch não giảm xuống Nhiều

phương pháp thăm dò thai nhi được áp dụng để

phát hiện sớm tình trạng thiểu oxy này, trong đó

có phương pháp siêu âm Doppler động mạch rốn

kết hợp với Doppler động mạch não để đánh giá

khả năng bù của thai khi thai thiếu oxy mạn tính

gây nên thai kém phát triển trong tử cung để có

thể can thiệp được kịp thời [1] Siêu âm Doppler

đóng vai trò quan trọng không chỉ để tiên đoán

tình trạng thai mà còn đưa ra những quyết định

thái độ xử trí đối với thai Vì vậy chúng tôi tiến

hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chỉ số siêu

âm Doppler động mạch rốn và động mạch não ở thai nhi bình thường, đủ tháng” tại khoa Phụ Sản bệnh viên Trung Ương Huế với 2 mục tiêu:

1 Xác định các chỉ số của Doppler động mạch rốn, động mạch não giữa ở thai nhi bình thường,

đủ tháng

2 Xác định tỷ lệ chỉ số trở kháng của động mạch não giữa/ chỉ số trở kháng của động mạch rốn ở thai nhi bình thường, đủ tháng

2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

1 Đối tượng nghiên cứu

Gồm 635 thai phụ sinh thường hoặc mổ lấy thai tại khoa Phụ sản Bệnh viện Trung Ương Huế

- Không mắc các bệnh mãn tính và các bệnh do thai nghén gây ra

- Chỉ có một thai, thai sống

- Không có tiền sử thai chết lưu hoặc thai dị dạng

2 Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt

ngang

3 Xử lý số liệu: theo phương pháp thống

kê y học

3 Kết quả 3.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu

full month newborns with their weigh from 2500 gram and normal Apgar score, who was delivered vaginally or by Cesarian section, from Jannuary toMarrch 2019

Results: There was a decrease of Doppler Umbilical artery waveform indices during gestation age: RI decrease from 0,61±0,03 to 0,57±0,02 at 38 and 41 week respectively PI decrease from 0,98±0,11to 0,85±0,08 at 38 and 41 week respectively, S/D ratio decrease from 2,58±0,20

to 2,27±0,18 at 38 and 41 week respectively The Doppler celebral artery waveform indices also decrease during gestation age Celebral-umbilical resistant ratio is always larger 1

Conclusion: The Doppler umbilical and celebral arteries waveforms indices (RI, PI, S/D ratio) in normal values at full month fetus decrease during gestation ages Celebral-umbilical resistant ratio

is always higher 1.

Trang 3

3.1.1 Đặc điểm nhóm tuổi của người mẹ

Độ tuổi trung bình tuổi mẹ là 30,41±6,70

Nhóm tuổi mẹ từ 20-35 chiếm tỷ lệ cao nhất 64,7%

3.1.2 Số lần sinh

Các trường hợp sinh con so chiếm tỷ lệ cao nhất

52,8%, tỷ lệ con rạ lần hai trở lên chiếm 12,9%

3.1.3 Phương pháp sinh

Tỷ lệ mổ lấy thai cao hơn sinh đường âm đạo

53,7% so với 46,3%

3.1.4 Trọng lượng trẻ sơ sinh

Trọng lượng trung bình của trẻ trong nhóm

nghiên cứu là 3426,14±610,65 gram

3.1.5 Chỉ số APGAR

Toàn bộ 635 trẻ sơ sinh được sinh thường hay

mổ lấy thai đều có chỉ số Apgar ở phút thứ nhất

trên 8 điểm và phút thứ hai trên 9 điểm, không có

trường hợp nào bị ngạt (chỉ số Apgar phút thứ nhất

dưới 7 điểm)

± SD 30,4 ± 6,70

Bảng 3.1 Phân bố theo nhóm tuổi của người mẹ

Con rạ đẻ 1 lần 218 34,3

Con rạ đẻ 2 lần trở lên 82 12,9

Bảng 3.2 Phân bố theo số lần sinh

Sinh đường âm đạo 294 46,3

Bảng 3.3.Phân bố theo phương pháp sinh

Phút thứ 1 ≥ 8 điểm 635 100

Phút thứ 2 ≥ 9 điểm 635 100

Bảng 3.5 Phân bố theo chỉ số APGAR của trẻ sơ sinh sau sinh

2500-2900 122 19,2

3000-3700 397 62,5

>3700 116 18,3

± SD 3426,14 ± 610,65

Bảng 3.4 Phân bố trọng lượng trẻ sơ sinh

3.2 Kết quả Doppler động mạch rốn thai nhi

3.2.1 Tỷ số S/D của động mạch rốn thai nhi

Tỷ số S/D của động mạch rốn thai nhi giảm dần về cuối thai kỳ

3.2.2 Chỉ số trở kháng (RI) và chỉ số xung (PI) của động mạch rốn thai nhi

Chỉ số trở kháng (RI) và chỉ số xung (PI) động mạch rốn đều giảm dần về cuối thai kỳ

3.3 Kết quả Doppler động mạch não giữa thai nhi

3.3.1.Tỷ số S/D của động mạch não giữa

Tỷ số S/D của động mạch não giữa thai nhi giảm dần về cuối thai kỳ

3.3.2 Chỉ số trở kháng (RI) và chỉ số xung (PI) của động mạch não giữa thai nhi

Chỉ số trở kháng (RI) và chỉ số xung (PI) của động mạch não giữa đều giảm dần về cuối thai kỳ

3.4 Chỉ số trở kháng não rốn

Trị số trung bình của trở kháng não rốn luôn > 1

Bảng 3.6 Trị số trung bình của tỷ số S/D của động mạch rốn thai nhi

Bảng 3.8 Trị số trung bình của tỷ số S/D của động mạch não giữa thai nhi

38 153 0,61 0,03 153 0,98 0,11

39 161 0,60 0,02 161 0,91 0,12

40 172 0,59 0,05 172 0,88 0,11

41 149 0,57 0,02 149 0,85 0,08 Bảng 3.7.Chỉ số trở kháng (RI) và chỉ số xung (PI) động mạch rốn thai nhi

38 153 0,79 0,04 153 1,73 0,29

39 161 0,77 0,05 161 1,68 0,22

40 172 0,76 0,05 172 1,63 0,20

41 149 0,74 0,04 149 1,56 0,16 Bảng 3.9 Chỉ số trở kháng (RI) và chỉ số xung (PI) của động mạch não giữa

Trang 4

SẢN KHOA – SƠ SINH 4 Bàn luận4.1.Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu

Tuổi mẹ trung bình trong nghiên cứu của

chúng tôi là 30,41±6,70 Kết quả nầy phù hợp

với nghiên cứu của Trần Nguyên Tuấn (2017) là

28,34±5,16 [6], của Trần Trung Hoành (2016)

là 27,6±4,9 [3] và của Võ Xuân Phúc (2009) là

29,4±6,8 [5] Trong nghiên cứu của chúng tôi

đa phần các bà mẹ sinh con lần đầu chiếm tỷ lệ

52,8%, tỷ lệ bà mẹ sinh con lần 2 là 34,3% và tỷ

lệ sinh con lần 3 trở lên là 12,9% Kết quả nghiên

cứu của chúng tôi phù hớp với kết quả nghiên

cứu của Trần Danh Cường (2007) sinh con so

58%, con rạ lần 2 chiếm 32% và lần 3 trở lên

là 10% [2] Điều này cho thấy rằng ở những bà

mẹ mang thai lần đầu luôn có sự chăm sóc thai

nghén tốt hơn Ở những trường hợp mang thai

lần 2 trở lên tỷ lệ càng giảm dần vì sinh càng

nhiều lần thì nguy cơ cho mẹ càng cao trong quá

trình theo dõi thai, và khi có các nguy cơ xảy ra

chúng tôi đã loại ra khỏi nghiên cứu

Ở bảng 3 tỷ lệ mổ lấy thai trong nghiên cứu

của chúng tôi là 53,7% phù hợp với kết quả

của Trần Nguyên Tuấn (2017) là 52,1%, nhưng

cao hơn của Trần Danh Cường (2007) là 26%

[6], [2] Tỷ lệ mổ lấy thai trong nghiên cứu của

chúng tôi chủ yếu là do vết mổ cũ, do thai to, hay

chuyển dạ đình trệ Điều này cũng phù hợp

với kết quả ở bảng 4 Ở bảng 4 cho thấy trọng

lượng trung bình của thai nhi trong nghiên cứu

của chúng tôi là 3426,14±610,65 gram, thấp

nhất là 2500 gram và cao nhất là 5200 gram,

không có trường hợp nào suy dinh dưỡng Kết

quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết

quả nghiên cứu của Trần Danh Cường (2007) là

3332±274 gram [2]

Một số các nghiên cứu khác về thăm dò

Doppler đều cho rằng trọng lượng của trẻ sau sinh

là một chỉ tiêu để khẳng định nhóm nghiên cứu là

Bảng 3.10 Trị số trung bình của chỉ số trở kháng động mạch não giữa/ chỉ số trở kháng rốn thai nghén bình thường, và trọng lượng của trẻ

sơ sinh phải trên 2500 gram, vì nhỏ hơn 2500 gram trẻ sơ sinh được xem là nhẹ cân, suy dưỡng Bảng 5 cho thấy tất cả các trẻ sơ sinh trong nghiên cứu của chúng tôi đều có hình thái bình thường, được đánh giá và thăm khám ngay sau sinh hoặc mổ lấy thai Chỉ số Apgar ở phút thứ nhất đều trên 8 điểm và ở phút thứ 5 đều trên 9 điểm, không có trẻ nào bị ngạt ( chỉ số Apgar dưới 7 điểm) Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả của Trần Nguyên Tuấn ( 2017) và Trần Danh Cường (2007), cả hai nghiên cứu không có trẻ nào bị ngạt [6], [2] Trọng lượng thai nhi và chỉ số Apgar được xem

là những chỉ tiêu quan trọng nhằm khẳng định giá trị của kết quả nghiên cứu tuần hoàn động mạch rốn và động mạch não giữa của thai nhi

4.2 Các chỉ số Doppler động mach rốn

và động mạch não giữa ở thai bình thường

Việc sử dụng siêu âm Doppler trong thai nghén nguy cơ cao làm giảm tỷ lệ tử vong chu sinh và ngăn chặn hậu quả chăm sóc sản khoa [7]

Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện ở 635 trường hợp thai nghén bình thường có tuổi thai

từ 38 tuần đến 41 tuần Kết quả ở các bảng 6

và 7 cho thấy chỉ số trở kháng (RI) của Doppler động mạch rốn từ 38 tuần đến 41 tuần giảm từ 0,61±0,03 xuống còn 0,57±0,02, chỉ số xung (PI) của Doppler động mạch rốn từ 38 tuần đến 41 tuần giảm từ 0,98±0,11 xuống còn 0,85 ±0,08 tỷ

lệ S/D của Doppler động mạch rốn từ 38 tuần đến

41 tuần giảm từ 2,58±0,20 xuống còn 2,27±0,18 Chỉ số RI, PI và tỷ số S/D của động mạch rốn thai nhi giảm dần về cuối thai kỳ

Kết quả này tương tự kết quả của một số tác giả trong nước và trên thế giới [2], [4], [6], [9] Các tác giả này đều cho thấy rằng giá trị của các chỉ số Doppler động mạch rốn ( RI, PI, tỷ số S/D) giảm một cách đều đặn về cuối của thai kỳ trong thai nghén bình thường Điều đó phản ảnh trở kháng tuần hoàn trong bánh nhau giảm chứng tỏ tuần hoàn trong các gai nhau thuận lợi, dẫn đến sự trao đổi chất giữa mẹ-con trở nên dễ dàng tạo điều kiện cho thai nhi phát triển bình thường

Trong nghiên cứu của chúng tôi, các chỉ số Doppler của động mạch não giữa cũng giảm dần về cuối thai kỳ như ở động mạch rốn Các

Trang 5

chỉ số Doppler của động mach não cao hơn

động mạch rốn

Ở bảng 10 cho thấy tỷ lệ chỉ số trở kháng của

não/ rốn luôn luôn lớn hơn 1 ở bất kỳ tuổi thai nào

Chỉ số trở kháng ở động mạch não cao, còn chỉ số

trở kháng của động mạch rốn bình thường, thai nhi

không có biểu hiện tình trạng thiếu oxy Theo một

số tác giả như Tạ Xuân Lan (2004), Gramellini,Folli

(1992) nghiên cứu thấy rằng 10 tuần cuối tỷ lệ chỉ

số trở kháng não/ rốn ở thai bình thường luôn luôn

trên 1, ở thai kém phát triển và thai suy nặng thì tỷ

lệ này dưới 1[4], [8]

5 Kết luận

Các chỉ số Doppler của động mạch rốn cũng như động mạch não giữa ( chỉ số trở kháng RI, chỉ số xung PI, tỷ lệ S/D) thay đổi giảm theo tuổi thai

Tỷ lệ chỉ số trở kháng não/ rốn luôn luôn trên 1

Tài liệu tham khảo

1 Phan Trường Duyệt, Ứng dụng phương pháp Doppler trong thăm

dò sản khoa, Kỹ thuật siêu âm và ứng dụng trong Sản Phu khoa 2009,

pp261-315.

2 Trần Danh Cường, Xác định một số thông số Doppler của động mạch

tử cung người mẹ, động mạch rốn,động mạch não thai nhi bình thường

28-42 tuần, Luận văn Tiến Sỹ Học trường Đại học Y Dược Hà nội 2007.

3 Trần Trung Hoành , Nghiên cứu giá trị của siêu âm Doppler động

mạch rốn và động mạch não giữa trong đánh giá thai chậm phát triển ở

quý 3 thai kỳ, Luận văn Thạc sỹ Học 2016, Trường Đại học Y Dược Huế.

4 Tạ Xuân Lan, Phan Trường Duyệt , Chỉ số Doppler động mạch rốn

và động mạch não giữa ở thai nhi bình thường, Tạp chí nghiên cứu Y

học 2004, 28 (2)29-33.

5 Võ Xuân Phúc, Nghiên cứu tình hình trẻ sơ sinh đủ tháng nhẹ cân

tại khoa Phụ sản bệnh viện Trung Ương Huế, Luận văn Thạc Sỹ Học

2009 Trường Đại học Y Dược Huế

6 Trần Nguyên Tuấn , Nghiên cứu trị số siêu âm Doppler động mạch

rốn và động mạch não giữa thai nhi bình thường từ 38 đến 41 tuần, Luận văn Thạc sỹ học 2017, trường Đại học Y Dược Huế

7 Alfirevic Z., Stampalija T., Medley N., Fetal and umbilical Doppler

ultrasound in normal pregnancy, In The Cochrane Collaboration, ed., Cochrane Database of Systematic Review 2015 John Wiley & Sons,Ltd, Chichester, UK

8 Gramellini.D.MD, Folli.M.C.MD et al., Celebral-Umbilical Doppler ratio

as a predictor of a dverse perinatal outcome, Obstet Gynecol 1992, 79,

pp 416-420.

9 Hendricks S.K et al, Doppler umbilical artery waveform

indices-normal values from fourteen to forty-two weeks, Am J Obstet.Gynecol 1989,161(3), 761-765.

Ngày đăng: 02/11/2020, 22:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w