1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG MAY MẶC THẾ GIỚI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY MẶC VIỆT NAM

33 908 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 47,84 KB

Nội dung

SỞ LUẬN CHUNG VỀ THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG MAY MẶC THẾ GIỚI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY MẶC VIỆT NAM 1.1.KHÁI LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG 1.1.1.Khái niệm thị trường Cùng với sự phát triển của thị trường, người ta đã đưa ra rất nhiều quan điểm khác nhau về thị trường, tùy thuộc vào góc độ nhìn nhận, đánh giá, giác độ nghiên cứu của mỗi người. Theo C.Mác thì sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra nhằm để trao đổi hoặc bán trên thị trường. Khái niệm thị trường hoàn toàn không tách rời với kiểu tổ chức kinh tế sản xuất hàng hóa, chỉ khi sự phân công lao động xã hội, sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất thì mới sự mua bán hàng hóa hình thành nên thị trường. Theo kinh tế học vi mô thì thị trườngsự kết hợp giữa cung cầu, sự tương tác giữa cung cầu hình thành giá lượng cân bằng. Từ khái niệm này ta thấy muốn hình thành thị trường thì cần phải 3 điều kiện: đối tượng trao đổi là sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; đối tượng tham gia trao đổi là người mua người bán; sự thỏa thuận giữa người bán người mua. Số lượng người mua người bán nhiều hay ít phản ánh qui mô của thị trường lớn hay nhỏ. Theo kinh tế học vĩ mô thì thị trường là tổng hợp các quan hệ kinh tế hình thành trong hoạt động mua bán. Hoạt động mua bán diễn ra đồng thời các quan hệ kinh tế nảy sinh, đó là quan hệ về cung cầu, giá cả, số lượng hàng hóa. Sự dịch chuyển của cung cầu sẽ làm cho giá cả số lượng hàng hóa thay đổi theo. Theo Marketing quốc tế, đứng trên giác độ doanh nghiệp thì “Thị trường là tập hợp những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp đó, tức là khách hàng đang mua hoặc thể sẽ mua sản phẩm của doanh nghiệp đó”. Tuy nhiều quan niệm khác nhau về thị trường nhưng tựu chung lại thì thị trường là một phạm trù của kinh tế hàng hóa, nó ra đời gắn liền với sản xuất hàng hóa. Thị trường luôn diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi các quan hệ tiền tệ thông qua thị trường các doanh nghiệp phải tìm cách trả lời được các câu hỏi: Doanh nghiệp sẽ sản xuất mặt hàng nào? Ai là khách hàng của doanh nghiệp? doanh nghiệp sẽ tiến hành sản xuất như thế nào? 1.1.2.Vai trò của thị trường Thị trường một vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, nó là môi trường cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, nó còn vừa là điều kiện vừa là động lực của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường là nơi doanh nghiệp đưa các sản phẩm dịch vụ của mình ra tiêu thụ, bởi vậy nó là cái môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải nhanh chóng làm quen nắm bắt được môi trường kinh doanh này. Không những thế, khi doanh nghiệp muốn tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải tiến hành mua các yếu tố đầu vào cho mình trên thị trường bởi vậy nó là điều kiện cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp luôn cố gắng để bán được càng nhiều sản phẩm trên thị trường các tốt, sản phẩm càng được thị trường chấp nhận nghĩa là doanh nghiệp đó đang hoạt động hiệu quả, chính thị trường là động lực cho doanh nghiệp phát triển hơn nữa, là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Mất thị trường nghĩa là doanh nghiệp phá sản. 1.1.3.Phân loại thị trường rất nhiều tiêu chí để phân loại thị trường, trong thực tế người ta thường phân chia thị trường theo các tiêu chí sau: 1.1.3.1.Căn cứ vào vị trí địa lý: -Thị trường Châu lục: Mỗi một châu lục là một thị trường rộng lớn đối với mỗi doanh nghiệp, nó thểthị trường Châu Á, thị trường Châu Âu, thị trường Châu Phi, Châu Mỹ, châu Úc. - Thị trường khu vực: Các quốc gia trong một khu vực địa hợp tác với nhau nhằm giảm bớt hay xóa bỏ các trở ngại các trở ngại đối với dòng vận động của hàng hóa, dịch vụ, lao động vốn giữa các quốc gia đó hình thành nên các liên kết kinh tế khu vực từ đó hình thành nên các thị trường khu vực như thị trường EU, Đông Nam Á, Bắc Mỹ - Thị trường nước vùng lãnh thổ Mỗi một quốc gia hay một vùng lãnh thổ cũng là một thị trường đối với doanh nghiệp như thị trường Trung Quốc, thị trường Hoa Kỳ, thị trường Hồng Kông, Đài Loan… 1.1.3.2.Căn cứ vào lịch sử quan hệ ngoại thương - Thị trường truyền thống Đây là thị trườngdoanh nghiệp quan hệ từ trước đây rất lâu đã nhiều hiểu biết cũng như kinh nghiệm kinh doanh trên những thị trường này. - Thị trường hiện tại Đây là những thị trườngdoanh nghiệp tập trung những nỗ lực của mình vào thị trường này nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh. Thông thường đây là thị trường tiêu thụ chủ yếu những sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra - Thị trường mới Đây là những thị trường mà công ty mới tiến hành khai thác, sản phẩm tiêu thụ với số lượng nhỏ tương lai sẽ trở thành thị trường hiện tại của công ty. - Thị trường tiềm năng Đây là thị trường mà công ty chưa tiến hành khai thác hoặc đang chuẩn bị khai thác. Doanh nghiệp cần phải quan tâm đến thị trường này nhanh chóng biến nó thành thị trường của mình nếu không sẽ bị đối thủ giành giật mất. 1.1.3.3.Căn cứ vào phương thức xuất khẩu - Thị trường xuất khẩu trực tiếp Là thị trường mà tại đây doanh nghiệp sẽ thông qua dịch vụ của các tổ chức độc lập đặt tại nước xuất khẩu để tiến hành xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước ngoài. - Thị trường xuất khẩu gián tiếp Là thị trường mà tại đây nhà sản xuất giao dịch trực tiếp với khách hàng nước ngoài ở khu vực nước ngoài thông qua tổ chức của mình. 1.1.3.4.Căn cứ vào thỏa thuận thương mại - Thị trường xuất khẩu theo hạn ngạch Là những thị trường của các quốc gia muốn bảo hộ cho các nhà sản xuất trong nước nên đưa ra hạn ngạch cho mỗi mặt hàng của các quốc gia khác khi muốn xuất khẩu vào thị trường này. Mặt hàng này lại là mặt hàng mà doanh nghiệp sản xuất. - Thị trường xuất khẩu không theo hạn ngạch Là thị trường của các quốc gia không áp hạn ngạch đối với mặt hàng mà doanh nghiệp sản xuất. Doanh nghiệp thể xuất khẩu bao nhiêu tùy thuộc vào khả năng của mình cũng như sức cạnh tranh của sản phẩm. 1.1.3.5.Căn cứ vào mức độ quan tâm tính ưu tiên - Thị trường xuất khẩu trọng điểm Doanh nghiệp tập trung mọi nguồn lực của mình vào phục vụ cho thị trường này mọi yêu cầu từ thị trường này sẽ được doanh nghiệp ưu tiên. - Thị trường xuất khẩu phụ Là thị trườngdoanh nghiệp không mấy chú trọng đến, hoạt động xuất khẩu sang thị trường này còn ít. 1.1.4.Chức năng của thị trường chế thị trường là “bàn tay vô hình” điều khiển nền kinh tế, trong đó lợi ích của mỗi cá nhân chỉ đạt được thông qua lợi ích của toàn xã hội. Các doanh nghiệp phải thông qua thị trường để giải quyết 3 vấn đề của mình: sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Qua đó, thị trường thực hiện đầy đủ các chức năng của nó trong quá trình vận động của sản phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng. 1.1.4.1. Chức năng thừa nhận Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, các sản phẩm sản xuất ra được đưa ra bán trên thị trường. Thông qua thị trường, doanh nghiệp sẽ biết sản phẩm của mình được người tiêu dùng đón nhận hay không. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp bán được tức là đã được thị trường chấp nhận ngược lại nếu sản phẩm của doanh nghiệp không bán được nghĩa là nó không được thị trường chấp nhận. Chính nhờ cái chức năng này của thị trườngdoanh nghiệp sẽ biết mình nên sản xuất loại hàng hóa dịch vụ nào. 1.1.4.2.Chức năng thực hiện Gắn liền với chức năng thừa nhận là chức năng thực hiện của thị trường. Trên thị trường, hoạt động mua bán, trao đổi là hoạt động bao trùm thực hiện hoạt động này là sở cho việc thực hiện các hoạt động khác diễn ra trên thị trường. Thị trường thực hiện hành vi mua bán hàng hóa thông qua đó thực hiện quy luật giá trị, trao đổi giá trị, điều chỉnh tổng cung tổng cầu của thị trường, điều chỉnh cách thức cạnh tranh của các chủ thể tham gia vào thị trường… 1.1.4.3.Điều tiết kích thích cung cầu Căn cứ vào nhu cầu của thị trườngcác doanh nghiệp lập ra kế hoạch sản xuất cho mình làm sao để đạt lợi nhuận tối đa. Chính vì vậy, thị trường là mục tiêu cho các doanh nghiệp, kích thích các doanh nghiệp tích cực sản xuất khi nhu cầu của thị trường lớn người tiêu dùng lại nhu cầu nhiều hơn nữa khi hàng hóa ngày cang đa dạng phong phú. Ngược lại, thị trường điều tiết hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, một khi thị trường bão hòa thì các doanh nghiệp phải hướng đi khác cho mình nếu không doanh nghiệp sẽ thất bại thể dẫn đến khủng hoảng thị trường. 1.1.4.4.Cung cấp thông tin cho các chủ thể nền kinh tế Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, thông tin cực kì quan trọng bởi vậy các doanh nghiệp nếu như trước đây không mấy quan tâm thì đã thành lập hẳn một bộ phận để thu thập, xử thông tin về văn hóa, chính trị, luật pháp, dung lượng thị trường…. Thông tin phải chính xác thì các quyết định của doanh nghiệp mới chính xác. Các thông tin này được doanh nghiệp lấy từ thị trường từ đó đưa ra các quyết định về sản xuất, kinh doanh cho phù hợp với thị trường. Mỗi một hoạt động kinh tế diễn ra trên thị trường đều thể hiện bốn chức năng của thị trường, chúng quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó khi chức năng thừa nhận của thị trường được thực hiện thì các chức năng khác mới được thực hiện. Do bản chất vốn của thị trường, thị trường bốn chức năng quan trọng như đã trình bày ở trên. 1.1.5.Các qui luật kinh tế hoạt động trên thị trường Qui luật là những mối liên hệ tất nhiên, phổ biến, bản chất của sự vật hiện tượng trong những điều kiện nhất định. Các qui luật tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào con người, chúng đan xen vào nhau tạo thành một hệ thống thống nhất. Qui luật cung cầu, qui luật giá trị, qui luật cạnh tranh là ba quy luật kinh tế phổ biến của thị trường hoạt động đan xen nhau mà khi tham gia vào thị trường các chủ thể cần phải nhận thức được. 1.1.5.1.Qui luật giá trị Qui luật này yêu cầu sản phẩm trao đổi hàng hóa được tiến hành phù hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết tạo ra hàng hóa. Qui luật giá trị được thể hiện qua giá cả của thị trường làm cho những người bán hàng hóa thu hẹp bớt qui mô sản xuất loại hàng hóa giá cả thấp hơn giá trị mở rộng qui mô sản xuất đối với những loại hàng hóa giá cả cao hơn giá trị. 1.1.5.2.Qui luật cung cầu Đây là một qui luật kinh tế của nền kinh tế hàng hóa, nó được xây dựng dựa vào lượng cung, lượng cầu giá cả của thị trường. Cung là một đại lượng tỉ lệ thuận với giá, còn cầu là một đại lượng tỉ lệ nghịch với giá. Khi cung lớn hơn cầu tức là giá cả nhỏ hơn giá trị ngược lại khi cầu lớn hơn cung thì giá cả lớn hơn giá trị. Lúc giá trị bằng giá cả của hàng hóa là lúc cung bằng cầu, thị trường cân bằng. 1.1.5.3.Qui luật cạnh tranh Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể tham gia cạnh tranh phải dùng mọi biện pháp để độc chiếm hoặc chiếm hữu ưu thế thị trường về sản phẩm cạnh tranh, nhờ đó thu được lợi nhuận kinh tế cao nhất trong phạm vi cho phép. Cạnh tranh không chỉ giữa những người bán với nhau, cạnh tranh còn diễn ra giữa những người bán với người mua, giữa những người mua với nhau. Đó chính là nội dung của quy luật cạnh tranh, nó sẽ giúp sắp xếp lại trật tự của thị trường, hàng loạt những sản phẩm mới ra đời, sản xuất của các doanh nghiệp ưu thế trên thị trường phát triển bên cạnh việc phá sản của các doanh nghiệp làm ăn thua kém… Bên cạnh những lợi ích mà quy luật mang lại, đôi khi nó cũng thể đưa các yếu tố xấu, phi đạo đức vào sản xuất xã hội mà các nhà làm chính sách cần phải quan tâm biện pháp can thiệp kịp thời. Do sự hoạt động của 3 qui luật kinh tế bao trùm lên toàn bộ thị trường cho nên mỗi một nhà sản xuất kinh doanh đều phải nhận biết vận dụng qui luật vào trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. 1.2.KHÁI LUẬN CHUNG VỀ THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG 1.2.1.Khái niệm thâm nhập thị trường Xu hướng quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ lôi cuốn tất cả các quốc gia. Điều đó cũng nghĩa là mức độ cạnh tranh quốc tế giữa các doanh nghiệp cao hơn. Bên cạnh việc nhận thức về sự ảnh hưởng của các đối thủ cạnh tranh quốc tế thiết lập các giao dịch với các doanh nghiệp nước ngoài ở thị trường nội địa, các doanh nghiệp còn thể tiến hành giao dịch với thị trường nước ngoài. Thâm nhập thị trường thế giới là một hoạt động không thể thiếu đối với các doanh nghiệp trong quá trình quốc tế hóa hiện nay. Thâm nhập thị trường được hiểu là quá trình doanh nghiệp tìm mọi cách đưa chuyển giao các nguồn lực của mình ra thị trường thế giới để khai thác các hội kinh doanh trên thị trường thế giới. Các nguồn lực đó thể là sản phẩm, công nghệ, kỹ năng quản lý… Bản chất của thâm nhập thị trường chính là việc doanh nghiệp mở rộng thị trường ra một hoặc nhiều thị trường bên ngoài biên giới quốc gia của doanh nghiệp đó. Trong quá trình thâm nhập thị trường thế giới, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những môi trường khác nhau về kinh tế, chính trị cũng như văn hóa. Sự khác nhau này đôi khi rất lớn nó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại thị trường nước ngoài. 1.2.2.Các hình thức thâm nhâm nhập thị trường nhiều hình thức để doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường thế giới, tùy vào từng thị trường, từng doanh nghiệp, từng thời điểm mà doanh nghiệp đó quyết định thâm nhập vào mỗi thị trường bằng hình thức nào. 1.2.2.1.Thâm nhập thị trường thông qua xuất khẩu 1.2.2.1.1.Khái niệm Xuất khẩu là hình thức thâm nhập thị trường thế giới đơn giản nhất trong tất cả các hình thức thâm. Xuất khẩu được hiểu là hoạt động đưa các hàng hóa dịch vụ từ quốc gia này sản quốc gia khác. Dưới giác độ kinh doanh, xuất khẩu là việc bán hàng hóa dịch vụ ra thị trường nước ngoài. Hoạt động xuất khẩu diễn ra dưới hai hình thức là xuất khẩu trực tiếp xuất khẩu gián tiếp Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng trực tiếp của một công ty cho các khách hàng của mình ở thị trường nước ngoài thông qua đại diện bán hàng hoặc đại phân phối. Các công ty kinh nghiệm quốc tế thường trực tiếp bán các sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài. ` Xuất khẩu gián tiếp là hình thức bán hàng hóa dịch vụ của công ty ra nước ngoài thông qua người thứ ba là các trung gian mua bán, đó thể là đại lý, công ty quản xuất khẩu, công ty kinh doanh xuất khẩu hoặc các đại vận tải. Các trung gian mua bán này không chiếm hữu hàng hóa của công ty nhưng trợ giúp công ty xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài. 1.2.2.1.2.Ưu điểm Thâm nhập thị trường thế giới thông qua hình thức xuất khẩu một số ưu điểm nhất định như sau: - Giúp công ty tăng doanh số bán hàng, tăng lợi nhuận cho công ty tăng thu ngoại tệ cho đất nước. - Thông qua hoạt động xuất khẩu, công ty tiếp thu được kinh doanh kinh doanh quốc tế - Việc xuất khẩu giúp công ty tận dụng được những năng lực dư thừa khi mà không tiêu thụ hết trên thị trường trong nước - Hình thức thâm nhập thị trường thế giới này ít rủi ro, không tốn nhiều chi phí cho doanh nghiệp, phù hợp với những doanh nghiệp mới thâm nhập vào thị trường thế giới. 1.2.2.1.3.Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm, thì hình thức xuất khẩu cũng những nhược điểm của nó mà các doanh nghiệp muốn thâm nhập vào thị trường thế giới cần quan tâm khi áp dụng hình thức này. Công ty chỉ xuất khẩu sang thị trường nước ngoài nên không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng cho nên không các biện pháp mạnh để cạnh tranh. Công ty áp dụng hình thức xuất khẩu thường không am hiểu sâu sắc về phong tục tập quán, luật pháp của thị trường nơi công ty thâm nhập nên thị trường rất dễ bị rơi vào tay đối thủ. 1.2.2.2.Thâm nhập thị trường thông qua hợp đồng Sự phát triển nhanh chóng của hoạt động kinh doanh quốc tế đòi hỏi những hình thức thâm nhập thị trường thế giới phù hợp hơn. Ngày nay, hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài thông qua hợp đồng đang ngày càng trở nên quan trọng được các công ty áp dụng phổ biến. Trên thực tế, các doanh nghiệp thường sử dụng các loại hợp đồng sau: 1.2.2.2.1.Hợp đồng sử dụng giấy phép - Khái niệm Hợp đồng sử dụng giấy phép là hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài, trong đó một công ty sẽ trao cho một công ty khác quyền được sử dụng các tài sản vô hình mà họ đang sở hữu trong một thời gian xác định bên mua giấy phép sẽ phải trả tiền bản quyền cho bên bán giấy phép. - Ưu điểm Giúp cho doanh nghiệp bán giấy phép thể tiếp cận được với các nguồn lực của bên mua giấy phép mà không phải tốn thời gian xây dựng khởi công các sở mới của mình. Hơn nữa bên bán giấy phép sẽ được doanh thu sớm hơn bình thường. [...]... các doanh nghiệp khác Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp thâm nhập thị trường với qui mô lớn thì chi phí ban đầu của công ty sẽ rất lớn, rủi ro cao đối với công ty Do đầu tư lớn nên công ty sẽ mất hội được nhiều thị trường để các thị trường khác rơi vào tay đối thủ 1.3.SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG MAY MẶC THẾ GIỚI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY MẶC VIỆT NAM 1.3.1 .Thị trường may mặc của Việt Nam. .. không sẽ bị các doanh nghiệp khác chiếm mất Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung doanh nghiệp dệt may nói riêng cũng cần phải chủ động hội nhập, chủ động thâm nhập thị trường chen chân vào thị trường thế giới, xây dựng cho mình một thị trường vững chắc Nếu không các doanh nghiệp Việt Nam không những mất thị trường quốc tế mà ngay cả thị trường nội địa cũng thể rơi vào tay các doanh nghiệp nước... 1.3.4.Lợi thế của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam trong việc thâm nhập thị trường thế giới khi Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) May mặc là một trong những ngành sử dụng nhiều nhân công lao động, đây là một trong những lợi thế của Việt Nam nói chung các doanh nghiệp may mặc nói riêng Do chi phí nhân công rẻ hơn so với các quốc gia khác trên thế giới cho nên các doanh nghiệp may. .. trường thâm nhập thực mới hàng năm tn: là số thị trường thâm nhập mới hàng năm tm: là số thị trường mất đi hàng năm Nếu t < 0, t = 0 : Hoạt động thâm nhập thị trường của doanh nghiệp không hiệu quả, số thị trường doanh nghiệp mới thâm nhập ít hơn hoặc bằng số thị trường doanh nghiệp đánh mất Nếu t > 0: Hoạt động thâm nhập thị trường của doanh nghiệp hiệu quả, số thị trường doanh nghiệp mới thâm nhập. .. những vấn đề thuyết về thị trường từ khái niệm đến các cách phân loại, vai trò chức năng của thị trường các qui luật kinh tế hoạt động trên thị trường Từ việc tìm hiểu thuyết về thị trường, chương 1 tiếp tục trình bày những thuyết về thâm nhập thị trường bao gồm khái niệm thâm nhập thị trường, các hình thức thâm nhập thị trường, nội dung của hoạt động thâm nhập thị trường, các yếu tố ảnh... mặt hàng này của Việt Nam vào Mỹ chỉ đạt 3,26% tổng hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ Tương tự như vậy ở thị trường Châu Âu Nhật, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào các thị trường này cũng rất thấp chưa vượt qua con số 3% Cụ thể là ở thị trường EU Việt Nam chỉ chiếm 0,95% thị phần còn ở Nhật là 2.58 % 1.3.2.Hình thức thâm nhập thị trường may mặc thế giới của các doanh nghiệp Việt Nam còn đơn... là doanh nghiệp đó đang tích cực thâm nhập vào thị trường ngược lại 1.2.7 .Các quyết định bản khi lựa chọn hình thức thâm nhập thị trường 1.2.7.1 .Thị trường thâm nhập Quyết định thị trườngdoanh nghiệp sẽ tiến hành thâm nhập là một quyết định quan trọng Doanh nghiệp phải tìm cho mình những thị trườngdoanh nghiệp thể tiếp cận, tìm những đoạn thị trường mà ở đó sản phẩm của doanh nghiệp. .. mặc Việt Nam thể giảm giá thành sản xuất, đưa ra thị trường thế giới những sản phẩm giá cả cạnh tranh Hơn nữa, người Việt Nam lại cần cù chịu khó học hỏi nên giúp các doanh nghiệp Việt Nam đưa ra thị trường những sản phẩm độc đáo Sau khi Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới, hàng may mặc của Việt Nam được đối xử bình đẳng hơn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. .. hành thâm nhập, mở rộng hoạt động kinh doanh của mình thì doanh nghiệp phải chọn cho mình hình thức thâm nhập phù hợp nhất vào thị trường đó ba cách lựa chọn hình thức thâm nhập trên thực tế các công ty thường sử dụng Thứ nhất là doanh nghiệp chỉ chọn một hình thức duy nhất để thâm nhập vào nhiều thị trường nước ngoài Đây là cách thâm nhập thị trường thế giới đơn giản nhất thể không thâm nhập. .. lên Doanh thu những năm sau đều tăng so với năm trước một cách ổn định, thể hiện hoạt động thâm nhập thị trường của doanh nghiệp là tốt ngược lại 1.2.6.4 .Thị phần hàng năm của doanh nghiệp trên thị trường thâm nhập Công thức: S = Qi ∑ Qi x 100% Trong đó S: Thị phần hàng năm của doanh nghiệp trên thị trường thâm nhập Q i : Trị giá sản phẩm mà doanh nghiệp tiêu thụ hàng năm trên thị trường thâm nhập . CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG MAY MẶC THẾ GIỚI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY MẶC VIỆT NAM 1.1.KHÁI LUẬN. thị trường Có nhiều hình thức để doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường thế giới, tùy vào từng thị trường, từng doanh nghiệp, từng thời điểm mà doanh nghiệp

Ngày đăng: 23/10/2013, 05:20

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w