Khái niệm và vai trò của xuất khẩu hàng hóa * Khái niệm về xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động ngoại thương của một quốc gia, trong đó có sự di chuyển hàng hóa và dịch vụ san
Trang 1CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀ
SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG THUỶ SẢN
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
1.1 Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa
1.1.1 Khái niệm và vai trò của xuất khẩu hàng hóa
* Khái niệm về xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động ngoại thương của một quốc gia, trong đó có sự di chuyển hàng hóa và dịch vụ sang quốc gia khác để bán
* Vai trò của xuất khẩu hàng hóa
- Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu
và tích lũy phát triển sản xuất
Hoạt động xuất khẩu kích thích cho các ngành kinh tế phát triển, góp phần tăng tích lũy vốn, mở rộng sản xuất,tăng thu nhập cho nền kinh tế Ngoại tệ thu được từ xuất khẩu sẽ là nguồn vốn quan trọng để mua máy móc, thiết bị, công nghệ phục vụ cho sản xuất, cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Đồng thời đây cũng là nguồn dự trữ ngoại tệ quan trọng, là điều kiện cần thiết để giúp cho quá trình ổn định nội tệ và chống lạm phát
- Xuất khẩu góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Xuất khẩu tạo ra khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế nhằm cải tạo nâng cao năng lực sản xuất, từ đó sản xuất thêm nhiều sản phẩm chất lượng cao hơn góp phần cho tăng trưởng kinh tế của quốc gia Ngoài ra, để hàng xuất khẩu cạnh tranh được với thị trường về giá cả và chất lượng đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích ứng được với thay đổi của thị trường Do đó xuất khẩu giúp cho các doanh nghiệp ngày càng phát triển kéo theo sự phát triển nền kinh tế của đất nước
Trang 2- Xuất khẩu đóng vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghiệp sản xuất
- Xuất khẩu có vai trò chủ yếu cho nhập khẩu công nghệ, máy móc và những nguyên vật liệu cần thiết phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước
- Xuất khẩu được đẩy mạnh sẽ tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh của đất nước
Theo lý thuyết thương mại thì các quốc gia nên tập trung chuyên môn hóa sản xuất những sản phẩm mình có lợi thế sau đó trao đổi với quốc gia khác Sau
đó xuất khẩu lại có vai trò tác động trở lại làm sức cạnh tranh của hàng hóa được nâng lên, tăng trưởng kinh tế trở nên ổn định và bền vững và hơn nhờ các nguồn lực được phân bổ một cách hiệu quả hơn
- Xuất khẩu làm cho sản phẩm sản xuất của một quốc gia sẽ tăng thông qua việc mở rộng thị trường tiêu thụ ra thị trường thế giới
Hoạt động sản xuất của quốc gia phát triển không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài các mặt hàng mà quốc gia đó có lợi thế Ngoài ra, các ngành sản xuất hàng xuất khẩu tạo điều kiện cho ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi như là các ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào, ngành công nghiệp chế tạo thiết bị, ngành công nghiệp phụ trợ hàng xuất khẩu Như vậy, các sản phẩm sản xuất của quốc gia sẽ tăng lên nhờ hoạt động xuất khẩu
- Đẩy mạnh xuất khẩu sẽ có tác động tích cực đến việc nâng cao mức sống của nhân dân, giải quyết vấn đề việc làm
Khi sản xuất phát triển, nhiều sản phẩm được xuất khẩu, quy mô sản xuất tăng lên, thu hút nhiều yếu tố đầu vào hơn trong đó có yếu tố lao động Người lao động có việc làm nên có thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống
Trang 3và đáp ứng ngày càng phong phú nhu cầu của người dân Họ có cơ hội để lựa chọn đa dạng sản phẩm, tiếp cận những sản phẩm tốt, chất lượng cao Đồng thời, xuất khẩu còn tác động tích cực đến trình độ tay nghề của người sản xuất
và thay đổi thói quen tiêu dùng
- Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nhà nước, nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế
Quan hệ ngoại giao là cơ sở cho các hoạt động thương mại phát triển trong
đó có xuất khẩu Khi các quan hệ thương mại phát triển thì việc xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế gắn liền với nó là xuất xứ của sản phẩm Sản phẩm xuất khẩu ngày càng phát triển thì vị trí của quốc gia đó trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao Mỗi bước phát triển của sản phẩm xuất khẩu là một bước tăng cường địa vị kinh tế của quốc gia đó
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa
* Yếu tố về vốn
Vốn là yếu tố vô cùng quan trọng mà bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có Vốn dùng để xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng cho sản xuất, mua nguyên liệu đầu vào, thuê nhân công Vốn có thể là từ nguồn vốn chủ sở hữu, vốn góp của các cổ đông, vốn vay từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng, từ các nguồn khác
* Yếu tố lao động
Lao động là yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động sản xuất Lao động phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu thủy sản đòi hỏi trình độ không quá cao trong đánh bắt thủy sản Trong nuôi trồng, chế biến, kiểm tra chất lượng hàng thủy sản đòi hỏi trình độ cao hơn Nguồn nhân lực nước ta dồi dào, đa số các ngư dân có tay nghề trên ngư trường
Trang 4* Yếu tố nguyên liệu
Nguyên liệu cũng là một trong những yếu tố đầu vào vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu nói chung và hoạt động sản xuất hàng thủy sản xuất khẩu nói riêng Nguyên liệu cho hàng thủy sản phải tươi, đảm bảo
về chất lượng cao vì nhiều thị trường rất khắt khe trong vấn đề kiểm tra Nguồn nguyên liệu có thể đánh bắt ngoài biển hoặc do ngư dân nuôi trồng
* Yếu tố kinh tế
Muốn xuất khẩu được thì phải có người tiêu dùng hay còn gọi là sức mua Sức mua lại này lại ảnh hưởng bởi các thông số kinh tế như thu nhập, chi phí sinh hoạt, lãi suất và kết cấu tiết kiệm của một quốc gia Một yếu tố cơ bản được phản ánh kích thước của thị trường tiềm năng đó là dân số, quan trọng hơn
là so sánh tốc độ tăng GNP với tốc độ tăng dân số để dự đoán khả năng mở rộng thị trường của quốc gia đó Đồng thời các nhà nghiên cứu thị trường nước ngoài còn phải chú ý đến mức phân phối theo tuổi, mật độ, sự phân bố, đặc tính phân phối thu nhập
Tùy vào trình độ phát triển của quốc gia mà hoạt động xuất khẩu phát triển mạnh hay không Những quốc gia mà nền kinh tế chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân để tồn tại thì cơ hội cho hoạt động xuất khẩu của các công ty ít Còn các quốc gia thường xuất khẩu nguyên liệu thô, có nền kinh tế đang công nghiệp hóa hay đang công nghiệp sẽ tạo điều kiện triển vọng, mở ra nhiều thời cơ cho các công ty kinh doanh quốc tế Do vậy, những nhà xuất khẩu này có thể dự đoán tình hình thị trường quốc tế sẽ giúp họ giảm được những chi phí không đáng có và vượt qua được những biến động kinh tế
* Môi trường văn hóa- xã hội
Đây là môi trường hình thành các niềm tin cơ bản, các giá trị và những tiêu chuẩn, đồng thời đây cũng là nơi xác định mối quan hệ giữa người với người Các đặc tính văn hóa ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh quốc tế ở những khía cạnh sau:
Trang 5- Tính bền vững của những giá trị văn hóa cốt lõi: Người dân trong bất cứ một xã hội nào cũng lưu giữ một số giá trị và niềm tin, chúng mang tính bất di bất dịch khá cao Do đó các nhà xuất khẩu khi xuất khẩu phải lựa chọn các mặt hàng phù hợp với họ, phải thích nghi hóa Còn để tiêu chuẩn hóa thì đòi hỏi rất cao về mặt sản phẩm cũng như tài chính của công ty để thay đổi họ
- Các tiểu văn hóa và sự biến chuyển trong các giá trị văn hóa thứ cấp: Tùy từng nơi mà có thể theo tôn giáo, phật giáo Những ngôn ngữ khác nhau trong cùng một quốc gia sẽ dẫn tới những bản sắc văn hóa của từng dân tộc và những phong tục tập quán khác nhau Mặc dù các giá trị văn hóa khá bền vững, những biến đổi văn hóa cũng có thể xảy ra do đó nhà xuất khẩu phải phán đoán những thay đổi sẽ xảy ra để chọn những tiểu văn hóa làm thị trường trọng điểm của mình
* Môi trường chính trị - pháp luật
Môi trường này có ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn mặt hàng và thị trường xuất khẩu Nếu nhà xuất khẩu sang một thị trường mà chính trị đầy biến động thì nhà xuất khẩu sẽ gặp rất nhiều rủi ro về vận chuyển, thanh toán Vì vậy các nhà xuất khẩu thường chọn thị trường có môi trường chính trị ổn định Môi trường pháp lý cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu nên nhà xuất khẩu quan tâm không chỉ là pháp luật ở nước mình mà còn pháp luật ở nước xuất khẩu đến Có pháp luật nước nhập khẩu quy định những mặt hàng nào được và không được xuất khẩu (nước đến là nước nhập khẩu) và có những quy định gì về vệ sinh an toàn hay không, những mặt hàng nào phải xin phép, môi trường pháp lý có ổn định không, thuận lợi không,
Đặc biệt là định hướng xuất khẩu và các công cụ quản lý xuất khẩu của nhà nước Nhà xuất khẩu cần phải nghiên cứu yếu tố này, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích nhà xuất khẩu Nhà xuất khẩu sẽ biết được mặt hàng nào được
ưu tiên hay không được ưu tiên Những mặt hàng nào nằm trong định hướng xuất khẩu sẽ được chính phủ tạo điều kiện thuận lợi hơn, hay những thị trường
Trang 6mà chính phủ đang coi là cần phát triển, mở rộng thì có những ưu đãi đặc biệt thông qua những công cụ quản lý xuất khẩu của nhà nước Các công cụ biện pháp mà các nước thường sử dụng là:
- Thuế xuất khẩu là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu của mỗi quốc gia Do vậy loại thuế này có tác động rất lớn đến giá cả hàng hóa xuất khẩu và ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Vì thế mà các doanh nghiệp quan tâm đến loại thuế này Thuế quan
là một loại công cụ quan trọng mà chính phủ dùng để khuyến khích hay hạn chế nhập khẩu
- Công cụ phi thuế quan
Cũng giống như công cụ thuế, công cụ phi thuế quan là một trong những công cụ quan trọng mà chính phủ dùng để khuyến khích hay hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu
+ Hạn nghạch
Là những quy định của nhà nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất khẩu hay nhập khẩu từ một thị trường trong một thời gian nhất định thông qua hình thức giấy phép
Công cụ này gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của nhà xuất khẩu Vì khi nước xuất khẩu đưa ra số lượng hàng hóa đươc xuất khẩu hay nước nhập khẩu đưa ra hạn nghạch nhập khẩu thì đều làm hạn chế hàng hóa xuất khẩu
+ Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
Là biện pháp hạn chế xuất khẩu mà theo đó một quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu sang nước mình một cách tự nguyện, nếu không sẽ bị trả đũa
Trang 7+ Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật
Đây là những quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, đo lường, an toàn lao động, bao bì đóng gói, đặc biệt là các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường sinh thái Trong giai đoạn hiện nay khi các rào cản thương mại đang dần được xóa bỏ thì công
cụ đang được nhiều quốc gia khai thác để bảo vệ cho nền sản xuất của nước mình Vì vậy các nhà xuất khẩu cần phải có thông tin đầy đủ về các quy định này, đảm bảo chất lượng
+ Ngoài ra, nhà nước còn sử dụng các công cụ khác như: xúc tiến thương mại, tỷ giá hối đoái, áp dụng các biện pháp chống phá giá
Tất cả những điều này đòi hỏi nhà xuất khẩu quan tâm để hạn chế hay tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra Đây là một trong những yếu tố mà nhà xuất khẩu cần quan tâm đặc biệt quan tâm ngay từ khi lựa chọn mặt hàng, thị trường xuất khẩu
* Yếu tố cạnh tranh
Trong giai đoạn hiện nay, các quốc gia đều tiến hành mở cửa để hội nhập kinh tế quốc tế Thương mại tự do ngày càng phát triển, các rào cản thương mại ngày càng giảm Các hiệp định song phương, đa phương tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa nước ngoài tràn vào Vì vậy nhà xuất khẩu sang một nước sẽ gặp không ít các đối thủ cạnh tranh, các đối thủ có thể là các tập đoàn kinh tế lớn đa quốc gia, xuyên quốc gia có khả năng cạnh tranh rất cao Các nhà xuất khẩu nếu không xem xét đến yếu tố cạnh tranh, các đối thủ cạnh tranh và khả năng của mình có thì rất khó có thể xâm nhập thị trường đó một cách suôn sẻ
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
* Nuôi trồng thủy sản
- Con giống
Trang 8+ Phần lớn giống các loài nuôi như tôm hùm, sò và nghêu đều khai thác từ
tự nhiên
+ Trái lại, trai lấy ngọc có nguồn giống nhân tạo là chủ yếu, nhờ công nghệ tiên tiến của Nhật Bản chuyển giao cho một số liên doanh với Việt Nam
Sinh sản nhân tạo tuy đã thành công nhưng đang trong giai đoạn sản xuất thử nghiệm và từng bước chuyển giao công nghệ nên chưa thực sự đáp ứng đủ giống cho nuôi đại trà
Các loài cá nuôi biển cũng chủ yếu khai thác giống từ tự nhiên hoặc nhập khẩu từ nước ngoài Do thiếu nguồn giống các loài nên việc nhập khẩu con giống là tất yếu Tuy nhiên, việc kiểm dịch con giống còn rất hạn chế, gần như chưa kiểm soát và loại trừ hết con giống mang mầm bệnh
- Hình thức nuôi:
+ Nuôi biển đang là một hướng mở mới cho Ngành Thuỷ sản Các hình thức nuôi lồng, bè trên biển với các đối tượng nuôi như tôm hùm, cá giò, cá mú,
cá tráp, trai ngọc là tiền đề ban đầu để đẩy mạnh nghề nuôi biển trong thời gian tới
+ Nuôi thuỷ sản nước ngọt đang phát triển rất mạnh Từ sản xuất nhỏ tự túc, nuôi nước ngọt đã chuyển sang sản xuất hàng hoá, đặc biệt trong nhiều năm gần đây, nghề nuôi cá tra, cá basa đã trở thành một lĩnh vực sản xuất đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, giá trị xuất khẩu lớn
+ Nuôi thuỷ sản cũng đã phát triển tới tận các vùng sâu, vùng xa, không chỉ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng, đảm bảo an ninh thực phẩm, mà còn góp phần xoá đói giảm nghèo
- Diện tích nuôi
Diện tích nuôi trồng thủy sản mặn lợ vẫn tiếp tục tăng, nhưng đã chậm lại, diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt có xu hướng giảm do nhiều ao, hồ nhỏ
bị san lấp cho mục đích xây dựng
Trang 9- Thức ăn
Hiện nay, thức ăn công nghiệp chủ yếu phục vụ cho nuôi tôm Về cơ bản, các nhà máy hiện đại, có công suất lớn như Cargill của Mỹ, Pronconco-Pháp, CP-Thái Lan, Công ty phát triển nguồn lợi thuỷ sản Đà Nẵng… đã đáp ứng đủ lượng thức ăn nuôi tôm
Nuôi cá biển và tôm hùm hầu như không dùng thức ăn công nghiệp mà phần lớn là thức ăn tự chế từ cá tạp
- Môi trường và dịch bệnh
Tại các vùng nuôi phát triển, môi trường và dịch bệnh là vấn đề khó khăn nhất mà các nhà quản lý cũng như các chủ cơ sở, hộ nuôi rất khó kiểm soát và hoàn toàn bị động khi đối phó Có những thời điểm đã gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi, trong đó nghề nuôi tôm sú và tôm hùm bị ảnh hưởng khá lớn
- Công nghệ nuôi
Công nghệ nuôi nhìn chung đang ở trình độ thấp Thiết bị lồng bè chủ yếu
là tự tạo, lắp ghép bằng vật liệu sẵn có, chưa có thiết bị chuyên dụng Các hệ thống lồng bè quy mô công nghiệp mới chỉ đưa vào thí nghiệm, chưa có sức thuyết phục để phát triển đại trà Chưa hình thành các yếu tố công nghiệp phụ trợ như phương tiện vận chuyển, hệ thống sản xuất thức ăn, thiết bị phân tích môi trường, kiểm soát dịch bệnh tại chỗ
- Thị trường
Thị trường cho hải sản nuôi biển còn rất bấp bênh, phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Hồng Kông, Bắc Đài Loan và Nam Xingapo Thị trường nội địa trở thành nguồn thu hút chính các sản phẩm nuôi biển, gắn với việc đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch
- Các yếu tố khác
Trang 10Môi trường, khí hậu và thời tiết là những yếu tố tác động mạnh đến nghề nuôi biển, vì có thể gây sốc mạnh cho các đối tượng nuôi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nuôi
* Khai thác thủy sản
- Tàu thuyền đánh cá
Tàu thuyền khai thác phần lớn là loại vỏ gỗ Các loại tàu vỏ thép, xi măng lưới thép, composite chiếm tỷ lệ không đáng kể Những năm gần đây, số lượng tàu thuyền máy tăng nhanh, trong khi đó, thuyền thủ công giảm dần
- Lao động trong khai thác hải sản
Phần lớn lao động đều có kinh nghiệm đi biển, thành thạo nghề, chịu được
sóng gió Tuy nhiên, thanh niên vùng ven biển đang có xu hướng không muốn theo nghề khai thác, vì cường độ lao động cao, năng suất đánh bắt thấp và thu nhập giảm Việc đẩy mạnh khai thác xa bờ đang gặp khó khăn về nguồn nhân lực Đội ngũ thuyền trưởng, thuỷ thủ giỏi, có trình độ và kỹ thuật khai thác xa
bờ rất thiếu, nhất là các tỉnh Bắc Bộ và Nam Bộ, dẫn tới nhiều nơi tàu đã đóng
xong nhưng không tuyển được người có đủ trình độ ra khơi
-Khu vực khai thác
+ Ở hồ
Việt Nam có trên 200.000 ha mặt nước hồ, trong đó diện tích hồ tự nhiên
trên 20.000 ha, còn lại là hồ chứa
+ Ở vùng trũng ngập nước
Các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ không có vùng trũng ngập nước lớn Vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều vùng ngập nước theo mùa rất lớn