1.3.SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG MAY MẶC THẾ GIỚI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY MẶC VIỆT NAM

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG MAY MẶC THẾ GIỚI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY MẶC VIỆT NAM (Trang 30 - 33)

THẾ GIỚI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY MẶC VIỆT NAM 1.3.1.Thị trường may mặc của Việt Nam trên thế giới còn hẹp

Theo Tạp chí dệt may và thời trang số tháng 11 năm 2007 thì hiện nay ngành thương mại dệt may toàn cầu đạt gần 500 tỉ đô la Mỹ và được dự đoán là sẽ đạt 800 tỉ đô la Mỹ vào năm 2010. Trong khi đó thì năm 2006 Việt Nam xuất khẩu 5,834 tỷ USD, năm 2007 là 7,75 tỷ USD, một con số rất nhỏ so với nhu cầu hàng may mặc của thế giới. So với nước láng giềng Trung Quốc xuất khẩu trên 50 tỷ thì con số của Việt Nam còn rất khiêm tốn.

Mỹ là nước tiêu thụ lớn nhất thế giới về hàng dệt may với tổng giá trị tiêu thụ lên đến 190 tỷ USD, trong đó nhu cầu nhập khẩu khoảng 85 tỷ. Mỹ cũng đang là thị trường nhập khẩu nhiều nhất mặt hàng dệt may của Việt Nam hiện nay (chiếm khoảng 56% kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam). Tuy nhiên theo Bộ Công Thương và Tổng Cục Hải Quan Việt Nam thì giá trị xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam vào Mỹ chỉ đạt 3,26% tổng hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ. Tương tự như vậy ở thị trường Châu Âu và Nhật, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào các thị trường này cũng rất thấp chưa vượt qua con số 3%. Cụ thể là ở thị trường EU Việt Nam chỉ chiếm có 0,95% thị phần còn ở Nhật là 2.58 %.

1.3.2.Hình thức thâm nhập thị trường may mặc thế giới của các doanh nghiệp Việt Nam còn đơn điệu, thấp.

Tuy dệt may là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong thời gian qua, trị giá xuất khẩu lớn nhưng lợi nhuận của mặt hàng này lại thấp. Một trong những nguyên nhân chính là do hình thức thâm nhập của các doanh nghiệp Việt

Nam vào thị trường hàng may mặc thế giới còn thấp mới chỉ tiến hành xuất khẩu. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đa phần là gia công xuất khẩu cho nước ngoài. Theo Tạp chí Kinh Tế Phát Triển thì hiện nay hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước là làm gia công cho nước ngoài. Hình thức thâm nhập vào thị trường thế giới bằng hình thức FOB (xuất khẩu trực tiếp) cũng có nhưng chủ yếu theo 2 dạng là: khách hàng nước ngoài chỉ định nhà sản xuất vải, từ đó doanh nghiệp may mua vải, sản xuất và xuất khẩu theo đơn đặt hàng hoặc là khách hàng đưa ra mẫu hàng hóa để doanh nghiệp may làm báo giá và nhận đơn đặt hàng. Còn xuất khẩu FOB theo dạng doanh nghiệp tự thiết kế mẫu mã hàng hóa, tìm mua nguyên phụ liệu và xuất khẩu với nhãn hiệu riêng của mình thì hầu như là không có.

1.3.3.Thâm nhập thị trường may mặc thế giới là một yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, nó tác động mạnh mẽ đến từng quốc gia, từng doanh nghiệp. Hoạt động buôn bán, thương mại giữa các nước diễn ra sôi động. Các doanh nghiệp của các quốc gia nhanh chóng vươn ra chiếm lĩnh thị trường thế giới nếu không sẽ bị các doanh nghiệp khác chiếm mất. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng cũng cần phải chủ động hội nhập, chủ động thâm nhập thị trường chen chân vào thị trường thế giới, xây dựng cho mình một thị trường vững chắc. Nếu không các doanh nghiệp Việt Nam không những mất thị trường quốc tế mà ngay cả thị trường nội địa cũng có thể rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài.

1.3.4.Lợi thế của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam trong việc thâm nhập thị trường thế giới khi Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO)

May mặc là một trong những ngành sử dụng nhiều nhân công lao động, đây là một trong những lợi thế của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp may mặc nói riêng. Do chi phí nhân công rẻ hơn so với các quốc gia khác trên

thế giới cho nên các doanh nghiệp may mặc Việt Nam có thể giảm giá thành sản xuất, đưa ra thị trường thế giới những sản phẩm có giá cả cạnh tranh. Hơn nữa, người Việt Nam lại cần cù chịu khó học hỏi nên giúp các doanh nghiệp Việt Nam đưa ra thị trường những sản phẩm độc đáo.

Sau khi Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới, hàng may mặc của Việt Nam được đối xử bình đẳng hơn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp may mặc Việt Nam thâm nhập vào thị trường thế giới. Các doanh nghiệp của Việt Nam nói chung và doanh nghiệp may mặc nói riêng sẽ được hưởng nhiều ưu đãi hơn như thuế quan, hạn ngạch khi tiến hành hoạt động kinh doanh ở trên các quốc gia thành viên. Việt Nam sẽ được bãi bỏ hạn ngạch trên tất cả các quốc gia thành viên khi cơ chế hạn ngạch toàn cầu buôn bán hàng dệt may và may mặc hết hiệu lực từ đầu năm 2006.

Tóm lại trong chương 1 đã trình bày những vấn đề lý thuyết về thị trường từ khái niệm đến các cách phân loại, vai trò chức năng của thị trường và các qui luật kinh tế hoạt động trên thị trường. Từ việc tìm hiểu lý thuyết về thị trường, chương 1 tiếp tục trình bày những lý thuyết về thâm nhập thị trường bao gồm khái niệm thâm nhập thị trường, các hình thức thâm nhập thị trường, nội dung của hoạt động thâm nhập thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thâm nhập thị trường, các quyết định cơ bản khi thâm nhập thị trường và các chỉ tiêu đánh giá hoạt động thâm nhập thị trường. Việc nghiên cứu kĩ phương pháp luận để có cơ sở phân tích và đánh giá hoạt động thâm nhập thị trường của công ty cổ phần may Đức Giang ở chương 2.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG MAY MẶC THẾ GIỚI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY MẶC VIỆT NAM (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w