Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
34,43 KB
Nội dung
CƠ SỞLÝLUẬNCHUNGVỀ CÔNG TYLỮHÀNHVÀNĂNGLỰCCẠNHTRANHCỦACÔNGTYLỮHÀNH 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀCÔNGTYLỮ HÀNH. 1.1.1. Khách du lịch. Khách du lịch có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau. Theo Tổ chức Du Lịch Thế Giới(WTO) định nghĩa khách du lịch như sau: Khách du lịch là một người từ quốc gia này đi tới một quốc gia khác với một lý do nào đó có thể là kinh doanh, thăm viếng hoặc làm việc gì khác ngoại trừ hành nghề hay lãnh lương. Định nghĩa này có thể áp dụng cho cả khách trong nước. Theo cách tiếp cận này thì khách du lịch được chia làm 2 loại: du khách và khách thăm quan. - Du khách ( Tourist ) Du khách là khách du lịch, lưu trú tại một quốc gia trên 24 giờ và không ở lại qua đêm với lý do kinh doanh, thăm viếng hay làm việc gì khác. - Khách thăm quan ( Excursionst ) Khách thăm quan là khách du lịch đến viếng thăm ở một nơi nào đó dưới 24 giờ và không ở lại qua đêm với lý do kinh doanh, thăm viếng hay làm việc gì khác. Chúng ta có thể đưa ra một định nghĩa về khách du lịch như sau: Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến một nơi nào đó, quay trở lại với mục đích khác nhau, loại trừ mục đích làm côngvà nhận thù lao nơi đến, có thời gian lưu trú ở nơi đến từ 24 giờ trở lên(hoặc có sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm) và không quá một khoảng thời gian quy định tuỳ từng quốc gia. Khách du lịch có thể chia làm các loại sau: 1.1.1.1. Khách du lịch quốc tế ( Internation Tourist ) Khách du lịch quốc tế là khách du lịch mà có điểm xuất phát và điểm đến thuộc phạm vi lãnh thổ của 2 quốc gia khác nhau. Khách du lịch quốc tế bao gồm 2 loại: - Khách du lịch quốc tế đi vào ( Inbound Tourist ) Khách du lịch quốc tế đi vào là khách du lịch là người nước ngoài và người của một quốc gia nào đó định cư ở nước ngoài vào quốc gia nào đó đi du lịch. - Khách du lịch quốc tế đi ra (Outbound Tourist). Khách du lịch quốc tế đi ra bao gồm những khách du lịch là công dân của một quốc gia và những người nước ngoài đang cư trú tại quốc gia đó đi ra nước ngoài du lịch. 1.1.1.2. Khách du lịch trong nước (Domestic Tourist). Khách du lịch trong nước là tất cả những người đang đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia. 1.1.1.3. Khách du lịch nội địa (Internal Tourist). Khách du lịch nội địa là những công dân của một quốc gia và những người nước ngoài đang định cư của quốc gia đó đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó. 1.1.1.4. Khách du lịch quốc gia (National Tourist). Khách du lịch quốc gia là tất cả các công dân của một quốc gia nào đó đi du lịch(kể cả đi du lịch trong nước và nước ngoài) Ngoài ra người ta còn phân khách du lịch ra thành các loại như khách du lịch công vụ, khách du lịch thương gia… 1.1.2. Kinh doanh lữhành . Để hiểu được kinh doanh lữhành là gì chúng ta có thể tiếp cận theo hai cách sau đây dựa trên những nội dung của hoạt động kinh doanh du lịch. Thứ nhất: Hiểu theo nghĩa rộng thì lữhành bao gồm tất cả những hoạt động di chuyển của con người cũng như tất cả các hoạt động liên quan đến hoạt động di chuyển đó. Theo cách tiếp cận này thì kinh doanh lữhành là việc tổ chức các hoạt động nhằm cung cấp các dịch vụ được xắp đặt từ trước nhằm thoả mãn đúng các nhu cầu của con người trong sự di chuyển đó để thu lợi nhuận. Thứ hai: Đề cập phạm vi hẹp hơn nhiều. Để phân biệt hoạt động kinh doanh du lịch trọn gói với các hoạt động kinh doanh du lịch khác như khách sạn, vui chơi giải trí, người ta giới hạn hoạt động lữhành chỉ bao gồm những hoạt động tổ chức các chương trình du lịch trọn gói. Theo cách tiế cận này thì có hai định nghĩa sau đây của Tổng cục Du Lịch Việt Nam (TCDL- quy chế quản lýlữhành ngày 29/4/1995). - Định nghĩa về kinh doanh lữ hành. Kinh doanh lữhành (Tour Operators Business) là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch chọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện các chương trình và hướng dẫn du lịch nhằm mục đích thu lợi nhuận. - Định nghĩa về kinh doanh đại lýlữhành Kinh doanh đại lýlữ hành(Travel-Agency-Business) là việc thực hiện các dịch vụ đưa đón, đăng ký nơi lưu chú, vận chuyển, hướng dẫn tham quan, bán các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp các thông tin du lịch và tư vấn du lịch nhằm hưởng hoa hồng. 1.1.3. Côngtylữ hành. Đã tồn tại rất nhiều khái niệm vềcôngtylữhành xuất phát từ nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau vềcôngtylữ hành. Mặt khác bản thân hoạt du lịch nói chungvà hoạt động lữhành nói riêng có nhiều biến đổi theo thời gian. Ở mỗi một giai đoạn phát triển của hoạt động này luôn có những nội dung và hình thức mới. Trong thời kỳ đầu tiên, các côngtylữhành tập chung vào các hoạt động trung gian, làm đại lý bán cho các nhà cung cấp như khách sạn, hãng hàng không …khi đó các côngtylữhành được định nghĩa như một pháp nhân kinh doanh chủ yếu dưới hình thức là người đại diện, đại lý cho các nhà sản xuất( khách sạn, nhà hàng, hãng ôtô tầu biển…) bán các sản phẩm đến tay người tiêu dùng với mục đích thu tiền hoa hồng. Khi đã phát triển ở mức độ cao hơn so với việc làm trung gian thuần thuý, các côngtylữhành đã tạo ra các sản phẩm bằng cách tập hợp các sản phẩm riêng lẻ như dịch vụ khách sạn, vé máy bay, ôtô, tầu thuỷ, các phương tiện khác và các chuyến tham quan thành một chương trình du lịch hoàn chỉnh và bán cho khách với mức giá gộp. Ở đây, côngtylữhành không chỉ dừng lại ở người bán mà còn trở thành người mua sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Ở Việt Nam theo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị Định 09/CP của chính phủ về tổ chức và quản lý Doanh nghiệp du lịch TCDL-số715/TCDL ngày 9/7/1994 đã định nghĩa côngtylữhành như sau: “Doanh nghiệp lữhành là một đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, được thành lập với mục đích sinh lời bằng việc giao dịch, ký kết hợp đồng du lịch và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch” Theo cách phân loại của Tổng Cục du lịch Việt Nam thì các côngtylữhành được phân ra thành hai loại: Côngtylữhành quốc tế vàcôngtylữhành nội địa (Theo quy chế quản lýlữhành TCDL ngày 29/4/1995). ♦ Côngtylữhành quốc tế: Có trách nhiệm xây dựng và bán các chương trình du lịch chọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút khách đến Việt Nam và đưa công dân là người Việt Nam đi du lịch nước ngoài, thực hiện các chương trình du lịch đã bán hoặc ký hợp đồng uỷ thác từng phần, trọn gói cho các côngtylữhành nội địa. ♦ Côngtylữhành nội địa. Là một doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nội địa, nhận uỷ thác để thực hiện dịch vụ chương trình du lịch cho khách nước ngoài đã được các doanh nghiệp quốc tế đưa vào Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay nhiều côngtylữhànhcó phạm vi hoạt động rộng lớn mang tính toàn cầu và trong hầu hết các lĩnh vực của hoạt động du lịch. Các côngtylữhành đồng thời sở hữu các tập đoàn khách sạn, các hãng hàng không, tầu biển, ngân hàng phục vụ chủ yếu cho khách du lịch củacôngtylữ hành. Kiểu tổ chức nói trên rất phổ biến ở các nước Châu Âu, Châu á và trở thành những tập đoàn du lịch có khả năng chi phối mạnh mẽ thị trường du lịch quốc tế.Trong giai đoạn này, côngtylữhành không chỉ là người bán, người mua mà còn trở thành người sản xuất trực tiếp ra các sản phẩm dịch vụ du lịch. Từ đó có thể định nghĩa vềcôngtylữhành như sau: Côngtylữhành là một loại doanh nghiệp du lịch đặc biệt kinh doanh chủ yếu trong việc tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho khách du lịch. Ngoài ra côngtylữhành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm dịch vụ của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo thực hiện phục vụ các nhu cầu của khách du lịch từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. 1.1.4. Hệ thống sản phẩm củacôngtylữ hành. Sự đa dạng trong hoạt động kinh doanh du lịch là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự phong phú và đa dạng của các sản phẩm mà côngtylữhành tiến hành cung ứng cho khách du lịch. Ngoài ra nhu cầu của con người khi đi du lịch là một nhu cầu mang tính tổng hợp, ngày càng cao cấp hơn cũng làm cho sản phẩm củacôngtylữhành ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Căn cứ vào tính chất và nội dung có thể chia các sản phẩm củacôngtylữhành ra thành ba nhóm cơ bản sau: 1.1.4.1. Các dịch vụ trung gian. Sản phẩm dịch vụ trung gian chủ yếu do các đại lý du lịch cung ứng. Các đại lýlữhành không trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ trung gian mà các đại lýlữhành chỉ hoạt động như là một đại lý bán hoặc một điểm bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch. Các dịch vụ trung gian chủ yếu bao gồm: - Đăng ký đặt chỗ và bán vé máy bay. - Đăng ký đặt chỗ và bán vé trên các phương tiện giao thông khác như: tầu thuỷ, ôtô… - Mối giới cho thuê xe ôtô. - Môi giới và bán bảo hiểm. - Đăng ký đặt chỗ và bán các chương trình du lịch. - Đăng ký đặt chỗ trong khách sạn. - Các dịch vụ môi giới,8 dịch vụ trung gian khác. 1.1.4.2. Các chương trình du lịch trọn gói. Kinh doanh các chương trình du lịch trọn gói là hoạt động cơ bản củacôngtylữ hành. Các Côngtylữhành liên kết các sản phẩm của các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với mức giá gộp. Khi tổ chức các chương trình du lịch trọn gói các côngtylữhànhcó trách nhiệm đối với khách du lịch và với nhà cung cấp sản phẩm ở mức độ cao hơn nhiều so với các dịch vụ trung gian. 1.1.4.3. Các hoạt động kinh doanh du lịch lữhành tổng hợp. Ngày nay các côngtylữhành hoặc tập đoàn lớn thường hoạt động rất nhiều lĩnh vực có liên quan đến du lịch. Họ không những là người bán, người mua các sản phẩm dịch vụ của nhà cung cấp du lịch mà họ còn là người trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm du lịch. Các hoạt động kinh doanh lữhành tổng hợp trong du lịch bao gồm: - Kinh doanh khách sạn nhà hàng. - Kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí. - Kinh doanh vận chuyển du lịch. - Các dịch vụ ngân hàng phục vụ khách du lịch. Như vậy, hệ thống sản phẩm củacôngtylữhành rất phong phú và đa dạng. Trong tương lai nó còn phong phú và đa dạng hơn do sự phát triển mạnh mẽ của nhu cầu du lịch khi đời sống kinh tế xã hội ngày càng cao hơn. 1.2. CẠNHTRANHVÀNĂNGLỰCCẠNHTRANHCỦACÔNGTYLỮ HÀNH. 1.2.1. Khái niệm vềcạnh tranh. Tại sao một số nước lại có sức cạnhtranh cao, còn số khác lại thất bại trong cạnhtranhvà tại sao một số doanh nghiệp thành công còn một số doanh nghiệp khác lại không? Đây là câu hỏi mà nhiều nhà lãnh đạo đất nước và doanh nghiệp thườnh đặt ra trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Cạnhtranh đã và đang trở thành vấn đề được quan tâm nhiều nhất của các cấp lãnh đạo quốc gia và doanh nghiệp. Khái niệm vềcạnhtranh được định nghĩa như thế nào cho phù hợp và chính xác nhất trong nền kinh tế hiện nay? Cho đến nay chưa có một khái niệm vềcạnhtranhcủa tổ chức hay cá nhân nào đưa ra mà được nhiều người chấp nhận rộng rãi. Nguyên nhân chủ yếu là do thuật ngữ này được dùng để đánh giá cho tất cả các doanh nghiệp hay quốc gia. Nhưng mục tiêu cơ bản lại đặt ra khác nhau phụ thuộc vào sự xem xét trên góc độ của từng doanh nghiệp hay từng quốc gia. Trong khi đối với doanh nghiệp mục tiêu chủ yếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận trên cơsởcạnhtranh trên quốc gia hay quốc tế, thì đối với quốc gia mục tiêu này là nâng cao mức sống và phúc lợi cho nhân dân. Theo từ điển kinh tế của Nhà Xuất Bản Sự Thật Hà Nội năm 1979 trang 48 thì “Cạnh tranh chính là cuộc đấu tranh giữa người sản xuất hàng hoá tư nhân nhằm giành điều kiện sản xuất và tiêu thụ có lợi hơn.” Hoặc “Cạnh tranh là cuộc đấu tranh diễn ra nhằm giành thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu, khu vực đầu tư có lợi nhằm giành địa vị thống trị trong một ngành sản xuất nào đó, trong nền kinh tế đất nước hoặc trong hệ thống kinh tế thế giới.” Theo diễn đàn cao cấp vềcạnhtranhcông nghiệp của tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) thì định nghĩa vềcạnhtranh như sau “Cạnh tranh là khả năngcủa các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và vùng trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnhtranh quốc tế.” Từ những định nghĩa trên vềcạnhtranh ta có thể đưa ra một định nghĩa vềcạnhtranhcủa các côngtylữhành như sau: Cạnhtranhcủa các côngtylữhành là cuộc đấu tranh giữa các côngtylữhành nhằm mục đích tranh dành thị trường mục tiêu, khách hàng, để tăng doanh thu, lợi nhuận cao hơn. 1.2.2. Phân loại cạnh tranh. Như trên đã nói việc phân loại cạnhtranh quốc gia vàcạnhtranh doanh nghiệp là rất khó. Việc phân loại chỉ mang tính chất tương đối, nhiều khi cạnhtranh doanh nghiệp lại đồng nghĩa với cạnhtranh quốc gia. 1.2.2.1. Cạnhtranh quốc gia. Theo Uỷ Ban canhtranhcông nghiệp của Tổng Thống Mỹ sử dụng định nghĩa cạnhtranh cho một quốc gia như sau: “Cạnh tranhcủa một quốc gia là mức độ mà ở đó dưới những điều kiện thị trường tự do vàcông bằng, có thể sản xuất các hàng hoá dịch vụ đáp ứng được đòi hỏi của thị trường quốc tế đồng thời duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế nước đó” Theo báo cáo vềcạnhtranh toàn cầu định nghĩa vềcạnhtranhcủa một quốc gia như sau :” Cạnhtranhcủa một quốc gia là khả năngcủa nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống. Nghĩa là đạt được tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng cách thay đổi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người theo thời gian. 1.2.2.2. Cạnhtranh doanh nghiệp. Cũng giống như quốc gia các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế cũng chịu sự cạnhtranh gay gắt giữa các doanh nghiệp với nhau. Cạnhtranhcủa một doanh nghiệp có thể được định nghĩa như sau: Cạnhtranhcủa một doanh nghiệp là khả năngcủa doanh nghiệp đó trong việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận cao hơn trong điều kiên cạnhtranh quốc gia vàcạnhtranh quốc tế. 1.2.2.3. Cạnhtranh sản phẩm. Hiện nay, do nền kinh tế phát triển ngày càng nhiều sản phẩm mới được tung ra thị trường và rất nhiều sản phẩm có thể thay thế nhau. Chính vì vậy, trên thị trường còn xuất hiện sự cạnhtranh giữa các sản phẩm. Ta có thể định nghĩa cạnhtranh sản phẩm như sau: Cạnhtranh sản phẩm là việc các doanh nghiệp đưa ra thị trường các sản phẩm cùng loại, có khả năng thay thế nhau. Ở Việt Nam hiện nay, do điều kiện kinh tế chưa phát triển, các doanh nghiệp chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ chưa có nhiều tập đoàn xuyên quốc gia. Chính vì vậy, ở nước ta cạnhtranh doanh nghiệp đồng nghĩa với cạnhtranh quốc gia. Nghĩa là khi quốc gia nâng cao được sức cạnhtranhcủa mình so với các quốc gia khác thì doanh nghiệp mới có thể tạo ra những lợi thế cạnhtranhcủa mình. 1.2.3. Khái niệm vềnănglựccạnhtranh Bất kỳ một côngtylữhành nào khi tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình đều muốn tìm mọi phương pháp để tăng cường nănglựccạnhtranhcủacôngty mình so với các côngty khác. Một côngtylữhành được coi là cónănglựccạnhtranh nếu nó được đánh giá là đứng vững với các doanh nghiệp khác bằng cách đưa ra các sản phẩm du lịch thay thế hoặc bằng cách đưa ra các sản phẩm du lịch tương tự với mức giá thấp hơn cho các sản phẩm du lịch cùng loại hoặc bằng cách cung cấp các sản phẩm du lịch tương tự với các đặc tính và chất lượng ngang bằng hay cao hơn. Ta có thể đưa ra một khái niệm vềnănglựccạnhtranhcủacôngtylữhành như sau: Nănglựccạnhtranhcủacôngtylữhành là sức mạnh bên trong củacông ty, khả năng tận dụng những thuận lợi, hạn chế những khó khăn mà môi trường bên ngoài đưa đến cho côngtyso với đối thủ cạnhtranhcủa mình. 1.2.4. Đối thủ cạnhtranhcủacôngtylữhành Nghiên cứu đối thủ cạnhtranhcủacôngtylữhànhcó ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó xác định cho các côngtylữhành đâu là các côngtycó khả năngcạnhtranh với mình ở hiện tại cũng như trong tương lai. Đối thủ cạnhtranhcủacôngtylữhành là các doanh nghiệp cùng loại có những đặc điểm giống nhau hoặc gần giống nhau về vị trí địa lý, nguồn lực, thị trường mục tiêu và cùng kinh doanh một loại sản phẩm du lịch chính. Dựa vào thị trường mục tiêu và sản phẩm củacôngtylữhànhcó thể phân loại đối thủ cạnhtranhcủacôngtylữhành ra thành 2 loại: ♦ Đối thủ cạnhtranh trực tiếp. Là tất cả các doanh nghiệp lữhànhcó cùng thị trường mục tiêu, cùng nằm trong một khu vực, có quy mô nguồn lực tương tự nhau, có cùng hình thức sở hữu và cung cấp các sản phẩm dịch vụ là các chương trình du lịch trọn gói hoặc không trọn gói với các điểm du lịch trong chương trình giống nhau. [...]... được củacôngtylữhành Kết quả đạt được củacôngtylữhành bao gồm: - Thị phần củacôngtylữhànhChúng ta có thể có hai cách xác định: + Xác định thị phần dựa vào doanh thu củacôngtylữ hành: Thị phần củacôngtylữhành = Doanh thu củacôngty / Tổng doanh thu của ngành + Xác định thị phần dựa vào số lượt khách củaCôngtyLữhành Thị phần củaCôngtyLữhành = Số lượt khách củaCông ty/ Tổng... doanh du lịch 1.3 CĂN CỨ ĐỂ ĐÁNH GIÁ NĂNGLỰCCẠNHTRANHCỦACÔNGTYLỮHÀNH Để đánh giá được nănglựccạnhtranhcủacôngtylữhànhchúng ta có thể dựa vào một số căn cứ sau: 1.3.1 Căn cứ vào sức mạnh bên trong củacôngtylữhành Sức mạnh bên trong củacôngtylữhành phụ thuộc vào một số yếu tố sau: - Nănglực tài chính hiện tại củacôngtylữhành Nó có đủ khả năng để thực hiện những mục tiêu đề...♦ Đối thủ cạnhtranh gián tiếp Là tất cả các doanh nghiệp lữhành không có những đặc điểm giống như đối thủ cạnhtranh trực tiếp nhưng lại góp phần làm giảm thị phần, doanh thu và lợi nhuận củacôngtylữhành 1.2.5 Những nhân tố tác động đến nănglựccạnhtranhcủacôngtylữhành Những nhân tố ảnh hưởng đến nănglựccạnhtranhcủacôngtylữhành bao gồm tổng thể các nhân tố khách quan và chủ quan,... yếu và không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh củacôngtylữhành Các nhân tố tác động đến nănglựccạnhtranhcủacôngtylữhành bao gồm nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài: 1.2.5.1 Nhân tố bên trong Nhân tố bên trong củacôngtylữhành được hiểu là các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh trong phạm vi củacôngty Các yếu tố này bao gồm uy tín củacông ty, vị thế củacông ty, thực... chính củacông ty, thực trạng nguồn nhân lựccủacông ty, thực trạng cơ cấu tổ chức củacôngty Nhân tố bên trong côngtylữhànhcó mối liên hệ chặt chẽ với quá trình phát triển và đồng thời phản ánh sức mạnh tiềm lực hiện tại củacôngty Tất cả những khía cạnh đó tạo nên một sức mạnh tinh thần len lỏi và tác động đến từng thành viên và tập thể củacôngty Nếu môi trường bên trong mà thuận lợi thì công. .. theo giới tính và độ tuổi… + Các nguồn tài trợ và các điều kiện cho đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lựccủacôngtylữhành - Cơ cấu tổ chức hiện tại củacôngtylữhành + Cơ cấu tổ chức hiện tại củacôngtylữhànhcó phù hợp không? những vấn đề cần tiếp tục sửa đổi cho hợp lí + Khả năng linh hoạt củacơ cấu tổ chức trước những biến động nhanh tróng của môi trường kinh doanh - Hiệu quả của chiến lược... vàcơ cấu vốn sản xuất kinh doanh hiện cócủacôngtylữhành + Khả năng huy động từ các nguồn khác nhau + Hiệu quả tài chính từ các hoạt động kinh doanh - Thực trạng nguồn nhân lựccủacôngtylữhànhcó hợp lí và đủ nănglực để thực hiện tốt công việc hay không Chúng ta cần quan tâm đến một số vấn đề sau: + Số lượng lao động hiện tại và trình độ bình quân của từng lao động củacôngtylữhành + Cơ. .. tại và phát triển của doanh nghiệp nói chungvàcôngtylữhành nói riêng Côngtylữhành chịu tác động của môi trường kinh doanh do vậy côngtylữhành phải hiểu tác động này xem xem trong những tác động đó cái nào là tích cực cái nào là tiêu cực, mạnh, yếu và thời gian tác động cũng như tính quy luật của tác động đó đến côngtylữhành như thế nào? Khi chưa hiểu hết, hiểu sâu những tác động đó thì công. .. hoá hay dịch vụ củacôngtylữ hành, khách hàng thực hiện việc trao đổi, họ trả tiền cho côngtylữhành để lấy hàng hoá hay dịch vụ Do vậy, khách hàng chính là thị trường tiêu thụ củacôngtylữhành Qua thị trường khách hàng mà côngtylữhànhcó thể đạt được những mục tiêu của mình là doanh thu và lợi nhuận Tuy nhiên mối quan hệ tốt đẹp này chỉ có thể tồn tại và phát triển khi và chỉ khi đảm bảo... thể dựa vào một sốlý do sau để ép giá, giảm khối lượng mua, hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn: - Mức độ tập trung hoá cao hơn mức độ tập trung hoá của các côngtylữhành - Mua với khối lượng lớn - Sản phẩm củacôngtylữhành không có sự phân biệt hoá - Người mua có khả năng liên kết với nhà cung cấp ở giai đoạn tiền sản xuất củacôngtylữhành - Khách hàng có đủ thông tin vềcơ cấu giá thành của các . CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TY LỮ HÀNH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY LỮ HÀNH 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TY LỮ HÀNH. 1.1.1. Khách. nghĩa về cạnh tranh của các công ty lữ hành như sau: Cạnh tranh của các công ty lữ hành là cuộc đấu tranh giữa các công ty lữ hành nhằm mục đích tranh