CƠ SỞLÝLUẬNCHUNGVỀTÍNDỤNGNGÂNHÀNG VÀ TÍNDỤNGĐỐIVỚIHỘGIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍNDỤNGNGÂNHÀNG 1.1.1. Khái niệm Tín dụng: Theo quan điểm của Mark: Tíndụng là sự chuyển nhượng một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một khoảng thời gian nhất định phải thu về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Khái niệm về tíndụngngân hàng: TíndụngNgânhàng là quan hệ tíndụng giữa một bên chủ thể là Ngânhàngvà một bên chủ thể là doanh nghiệp và dân cư. 1.1.2. Đặc điểm của tíndụngngân hàng: Tíndụngngânhàngcó 3 đặc điểm sau: - Huy động vốn và cho vay đều được thực hiện dưới hình thức tiền tệ. Nguồn vốn tíndụng mà ngânhàng cho vay được hình thành từ những khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội mà ngânhàng huy động được. - Các ngânhàng đóng vai trò trung gian trong quá trình huy động vốn và cho vay. Khi huy động vốn của xã hội, ngânhàng là người đi vay. Khi cấp tíndụng cho các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế ngânhàng là người cho vay. - Quá trình vận động và phát triển của tíndụngngânhàng không hoàn toàn phù hợp với qui mô phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá. 1.1.3. Nguyên tắc cơ bản của tín dụng: - Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đầy đủ vàđúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc này đề ra nhằm đảm bảo cho các ngânhàng tồn tại và hoạt động một cách bình thường bởi vì nguồn vốn cho vay của ngânhàng chủ yếu là nguồn vốn huy động từ công chúng nên phải đảm bảo việc thu hồi đúng hạn để còn thanh toán nợ. - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Tíndụng cung ứng cho nền kinh tế phải huớng đến mục tiêu và yêu cầu về phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn. Đốivới đơn vị kinh tế, tíndụng phải đáp ứng các mục đích cụ thể trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh để thúc đẩy các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình. Như vậy đơn vị mới làm ăn có hiệu quả vàcó thể trả nợ cho ngân hàng. - Vốn vay phải có đảm bảo bằng tài sản hoặc có người bảo lãnh khi người vay không trả được hoặc phải có bản cam kết trả nợ vay từ tiền lương hàng tháng. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho ngânhàng khi rủi ro xảy ra 1.1.4. Chức năng của tíndụngNgân hàng: - Tập trung và phân phối nguồn tiền nhàn rỗi của nền kinh tế. - Chức năng sinh lợi. - Chức năng tạo tiền. 1.1.5. Phân loại tíndụngngân hàng: 1.1.5.1 Phân loại theo thời hạn tín dụng: - Tíndụngngắn hạn: Là loại hình tíndụngcó thời hạn từ 1 năm trở lại. Mục đích của khoản tíndụng này là bổ sung nhu cầu vốn lưu động phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân. - Tíndụng trung hạn: Là tíndụngcó thời hạn lớn hơn 1 năm đến 5 năm - Tíndụng dài hạn: Là tíndụngcó thời hạn lớn hơn 5 năm. Mục đích của tíndụng trung và dài hạn là để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng, khôi phục, thay thế tài sản cố định, cải tiến kỷ thuật, hợp lý hoá sản xuất. 1.1.5.2 Phân loại theo mục đích tín dụng: - Tíndụng đầu tư: Đó là loại tíndụng phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với mục đích nhằm tăng thêm sản lượng, tăng thu nhập cho nền kinh tế và tìm kiếm khả năng sinh lời của đồng vốn. - Tíndụng tiêu dùng: Là loại tíndụng nhằm tài trợ cho nhu cầu đời sống sinh hoạt của người tiêu dùng bao gồm cả cá nhân vàgia đình. - Tíndụng đầu cơ: Là khoản tíndụng tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá thông qua hoạt động dự trữ. 1.1.5.3. Phân loại theo hình thức đảm bảo: - Tíndụng đảm bảo đối nhân: Là loại tíndụng trong đó người đi vay chỉ lấy uy tín của mình hay tổ chức nào đó có thẩm quyền làm đảm bảo. - Tíndụng đảm bảo bằng tài sản: Là khoản tíndụng trong đó người vay phải lấy tài sản của mình ra để thế chấp, cầm cố cho ngân hàng. 1.2. HỘGIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ ĐẶC ĐIỂM CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐIVỚIHỘGIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SẢN XUẤT KINH DOANH. 1.2.1. Khái niệm hộgia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh 1.2.1.1. Hộgia đình: Theo điều 116 bộ luật dân sự Hộgiađình là những hộ mà các thành viên có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong hoạt động sản xuất, nông lâm, ngư nghiệp, và một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật qui định, là chủ thể trong các quan hệ dân sự đó. 1.2.1.2. Cá nhân sản xuất kinh doanh: Là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có vốn, có sức khỏe, có kỷ thuật chuyên môn, có địa điểm kinh doanh, không bị pháp luật cấm kinh doanh . 1.2.2. Đặc điểm cho vay ngắn hạn đốivớihộgia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh. 1.2.2.1. Điều kiện vay vốn: Tổ chức tíndụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàngcó đầy đủ các điều kiện sau: - Có năng lực pháp lývà năng lực hành vi dân sự: + Cá nhân, hộgiađình cư trú tại địa bàn nơi mà NH cho vay đóng trụ sở. + Đại diện cho hộgiađình (chủ hộ hoặc người đại diện chủ hộ) giao dịch vớingânhàng phải có năng lực pháp lývà năng lực dân sự. - Mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp. - Có khả năng tài chính để đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Có dự án, phương án kinh doanh khả thi phù hợp với qui định của pháp luật. - Thực hiện các qui địnhvề đảm bảo tiền vay theo qui định của pháp luật. 1.2.2.2. Đối tượng cho vay: - Là các vật tư hàng hóa, máy móc, thiết bị bao gồm cả thuế giá trị gia tăng nằm trong tổng giá trị lô hàngvà các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh. 1.2.2.3. Nguồn trả nợ: - Là thu nhập của hộgia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đó. 1.2.2.4. Thời hạn cho vay: - Không quá 1 năm, thời hạn cụ thể thì do ngânhàngvà khách hàng thỏa thuận, về thời hạn cho vay được căn cứ vào điều kiện sau: + Chu kỳ sản xuất kinh doanh + Thời hạn thu hồi vốn đầu tư + Khả năng trả nợ của khách hàng 1.2.2.5. Mức cho vay: - Tổ chức tíndụng căn cứ vào nhu cầu vay vốn và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của mình để quyết định mức cho vay. - Căn cứ vào vốn tự có tính cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của khách hàng: + Đốivới cho vay ngắn hạn khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% trong tổng nhu cầu vốn. + Trường hợp khách hàngcótín nhiệm, khách hàng không phải đảm bảo bằng tài sản, nếu vốn tự có thấp hơn qui định trên, giao cho giám đốc NH nơi cho vay quyết định. 1.2.2.6. Lãi suất cho vay: - Mức lãi suất cho vay do ngânhàngvà khách hàng thỏa thuận phù hợp với qui định của NHNo Việt Nam. - Mức lãi suất áp dụngđốivới các khoản nợ gốc quá hạn là không quá 150% lãi suất trên hợp đồng. 1.2.2.7. Phương thức cho vay: - Dựa vào đặc điểm sử dụng vốn và đặc điểm nguồn trả nợ của khách hàng mà có các phương thức cho vay sau: Cho vay từng lần: Áp dụngđốivới khách hàngcó nhu cầu vay vốn từng lần. Mỗi lần vay khách hàngvàngânhàng lập thủ tục vay vốn theo qui định pháp luật và ký kết hợp đồng tín dụng. Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tíndụngvà khách hàng xác định thỏa thuận một hạn mức tíndụng duy trì trong một khoản thời gian nhất định. Phương thức này áp dụngđốivới khách hàng vay ngắn hạn có nhu cầu vay vốn thường xuyên, kinh doanh ổn định được xếp loại khách hàngcótín nhiệm vớingân hàng. Cho vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tíndụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. ngânhàng thỏa thuận mức vốn đầu tư duy trì cho cả thời gian đầu tư của dự án. Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tíndụngvà khách hàng xác địnhvà thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng vớisố nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tíndụng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền trên tài khoản kế toán của khách hàng phù hợp với qui định của Chính phủ và NHNo Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Cho vay ưu đãi: NH thực hiện cho vay đốivớiđối tượng được hưởng chính sách ưu đãi theo qui định của Chính phủ, hướng dẫn NHNo Việt Nam. Các phương thức cho vay khác: Các phương thức mà pháp luật không cấm phù hợp với qui định của pháp luật và điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tíndụngvà đặc điểm của khách hàng cho vay. 1.2.2.8. Cách thức trả nợ gốc và lãi vốn vay: + Tổ chức tíndụngvà khách hàng thỏa thuận về việc trả nợ gốc và lãi vốn vay như sau: - Các kỳ hạn trả nợ gốc. - Các kỳ hạn trả lãi vốn vay cùng với kỳ hạn trả nợ gốc hoặc theo kỳ hạn riêng. - Đồng tiền trả nợ và việc bảo toàn giá trị nợ gốc bằng các hình thức thích hợp, phù hợp với qui định của pháp luật. + Khi đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn, và không được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi, hoặc không được gia hạn nợ hoặc lãi thì tổ chức tíndụng chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn. + Tổ chức tíndụngvà khách hàngcó thể thỏa thuận về điều kiện số lãi vốn vay, phí phải trả, trong trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn, số lãi phải trả chỉ tính từ ngày vay đến ngày trả nợ. + Trả nợ vay bằng ngoại tệ: Khoản cho vay bằng ngoại tệ nào thì phải trả nợ gốc và lãi vốn vay bằng ngoại tệ đó. Trường hợp trả nợ bằng ngoại tệ khác thì thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tíndụngvà khách hàng phù hợp với qui định quản lý ngoại hối của Chính phủ và hướng dẫn của NHNo Việt Nam. 1.2.2.9. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và lãi, gia hạn nợ gốc và lãi: Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc vàgia hạn nợ gốc: - Trường hợp khách hàng không trả được nợ gốc đúng kỳ hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tíndụngvàcó văn bản đề nghị thì tổ chức tíndụng xem xét cho điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. - Trường hợp khách hàng không trả nợ hết nợ gốc trong thời hạn cho vay vàcó văn bản đề nghị gia hạn nợ, thì tổ chức tíndụng xem xét cho gia hạn nợ. Thời hạn gia hạn nợ đốivới cho vay ngắn hạn tối đa là 12 tháng. Nếu khách hàng đề nghị gia hạn nợ quá thời hạn này do nguyên nhân khách quan và tạo điều kiện cho khách hàngcó khả năng trả nợ thì Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị hoặc Tổng Giám Đốc tổ chức tíndụng xem xét quyết địnhvà báo ngay cho NHNo Việt Nam sau khi thục hiện. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi vagia hạn nợ lãi: - Trường hợp khách hàng không trả nợ lãi đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tíndụngvàcó văn bản đề nghị gia hạn nợ lãi thì tổ chức tíndụng xem xét quyết định điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi. - Trường hợp khách hàng không trả hết nợ lãi trong thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tíndụngvàcó văn bản đề nghị gia hạn nợ lãi, thì tổ chức tíndụng xem xét quyết định thời hạn gia hạn nợ lãi. 1.2.2.10 Miễn giảm lãi: Tổ chức tíndụng căn cứ vào các điều kiện sau: - Khách hàng bị tổn thất về tài sản có liên quan đến vốn vay đã dẫn đến khó khăn về tài chính. - Mức độ miễn giảm lãi vốn vay phù hợp với khả năng tài chính của tổ chức tín dụng. 1.2.2.11 Chuyển nợ quá hạn: - Đến thời điểm cuối cùng của thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng không trả hết số nợ gốc hoặc lãi đúng hạn và không được NH nơi cho vay chấp thuận gia hạn nợ gốc hoặc lãi, NH nơi cho vay chuyển toàn bộ số dư nợ gốc của hợp đồng tíndụng đó sang nợ quá hạn. - Các trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, bị chấm dứt cho vay, NH nơi cho vay phải thực hiện thu hồi nợ trước hạn đã cam kết hoặc chuyển ngay sang nợ quá hạn toàn bộ số dư nợ gốc. - Lãi suất nợ quá hạn được áp dụng là: 1,5 x lãi suất trên hợp đồng. * Ví dụ: Giả sử khách hàng vay số tiền 10.000.000đ lãi suất 1% x 1 tháng thì số lãi hàng tháng khách hàng phải nộp ở ngânhàng là: 10.000.000 x 1% x 1 tháng = 100.000 đ Nhưng khi khách hàng để nợ quá hạn thì số lãi khách hàng phải nộp ở ngânhànghàng tháng là: 10.000.000đ x 1,5 % x 1 tháng =150.000đ. 1.3. VAI TRÒ CỦA TÍNDỤNGNGẮN HẠN ĐỐIVỚI VIỆC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁ NHÂN, HỘGIA ĐÌNH. 1.3.1. Đốivới nền kinh tế nói chung: - Thông qua tíndụngngắn hạn đốivớihộgia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh làm cho sản phẩm xã hội tăng lên, vốn đầu tư được mở rộng, từ đó góp phần đáng kể vào việc phân công lại lao động, tạo việc làm mới, tăng thu nhập cho hộgia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh, điều chỉnh chuyển đổicơ cấu ngành. - Thích ứng với thị trường, sử dụng hiệu quả lao động, tiền vốn, ứng dụng được khoa học kỷ thuật vào sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. 1.3.2. ĐốivớiNgân hàng: - Tạo điều kiện cho ngânhàng mở rộng và tăng trưởng tíndụngcó hiệu quả, phát triển mối quan hệ giữa khách hàngvàngân hàng, thông qua đó đem lại thu nhập cho ngân hàng. - Tíndụngngắn hạn ít rủi ro hơn cho nên đây cũng là điều kiện để ngânhàng tiếp tục mở rộng và phát triển hoạt động cho vay, đa dạng hóa các dịch vụ kinh doanh của ngân hàng. . CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG. về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Khái niệm về tín dụng ngân hàng: Tín dụng Ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên chủ thể là Ngân