1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển tư duy và rèn luyện kiến thức kĩ năng thực hành hóa học cho học sinh thông qua chương trình sách giáo khoa hóa học lớp 12 nâng cao theo hướng dạy học tích cực

223 44 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 223
Dung lượng 867,08 KB

Nội dung

ĐẠI HOC QUỐC GIA HÀ NỘIKHOA SƯ PHẠM LÊ THANH HÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY VÀ RÈN LUYỆN KIẾN THỨC KỸ NĂNG THỰC HÀNH HÓA HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC LỚP 12 NÂNG

Trang 1

ĐẠI HOC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA SƯ PHẠM

LÊ THANH HÀ

PHÁT TRIỂN TƯ DUY VÀ RÈN LUYỆN KIẾN THỨC KỸ NĂNG THỰC HÀNH HÓA HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC LỚP 12 NÂNG CAO THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH

CỰC

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌC

Trang 2

ĐẠI HOC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA SƯ PHẠM

LÊ THANH HÀ

PHÁT TRIỂN TƯ DUY VÀ RÈN LUYỆN KIẾN THỨC KỸ NĂNG THỰC

HÀNH HÓA HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH SÁCH

GIÁO KHOA HÓA HỌC LỚP 12 NÂNG CAO THEO HƯỚNG DẠY HỌC

TÍCH CỰC

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học

( Bộ môn Hóa học)

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS ĐẶNG THỊ OANH

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích của đề tài 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Nhiệm vụ của đề tài 2

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Giả thuyết khoa học 3

7 Những đóng góp mới của đề tài 3

NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 1.1 Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học hoá học ở trường THPT hiện nay Error! Bookmark not defined. 1.1.1 Phương hướng đổi mới phương pháp dạy hoạ hoá học ở trường THPT Error! Bookmark not defined. 1.1.2 Phương pháp dạy học hoá học theo hướng dạy học tích cực

Error!

Bookmark not defined.

1.1.3 Tư duy và phát triển tư duy trong dạy học hoá học.Error! Bookmark

not defined.

1.2 Thí nghiệm hoá học trong dạy học hoá học ở trường phổ thông Error! Bookmark not defined.

1.2.1 Vai trò, ý nghĩa của TNHH trong dạy học hoá họcError! Bookmark

not defined.

1.2.2 Phân loại, yêu cầu sư phạm của việc sử dụng TN trong dạy học

hoá học Error! Bookmark not defined 1.2.3 Rèn luyện kĩ năng thực hành hoá học trong dạy học ở các trường THPT Error! Bookmark not defined 1.2.4 Thực trạng sử dụng TN hoá học ở trường phổ thôngError! Bookmark

not defined.

Trang 4

1.2.6 Sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy học hóa học theo hướng dạy

học tích cực Error! Bookmark not defined Chương 2: Một số biện pháp rèn luyện kiến thức - kĩ năng thí nghiệm cho

học sinh THPT theo hướng dạy học tích cực 2.1 Xác định hệ thống kiến

thức về kĩ năng thí nghiệm hóa học cho học sinh lớp 12- Nâng cao Error! Bookmark not defined.

2.1.1 Kiến thức về kĩ năng sử dụng hóa chất Error! Bookmark not defined.

2.1.2 Kiến thức về kĩ năng sử dụng dụng cụ TNError! Bookmark not defined.

2.1.3 Kiến thức về kĩ năng tiến hành TN Error! Bookmark not defined 2.1.4 Kiến thức về kĩ năng sử dụng TN Error! Bookmark not defined.

2.1.5 Kiến thức về kĩ năng quan sát, mô tả TNError! Bookmark not defined.

2.1.6 Kiến thức về kĩ năng vận dụng kiến thức hóa học trong giải thích

hiện tượng Error! Bookmark not defined 2.2 Hệ thống các thí nghiệm hóa học trong chương trình SGK Hoá học

12- Nâng cao Error! Bookmark not defined 2.3.Phát triển tư duy và rèn luyện kiến thức kĩ năng thực hành hoá học cho học sinh thông qua chương trình SGK 12 - Nâng cao theo hướng dạy

học tích cực Error! Bookmark not defined 2.3.1. Tăng cường sử dụng TN trong dạy học hoá học

theo hướng dạy học tích cực Error! Bookmark not defined.

2.3.2 Tăng cường sử dụng các bài tập thực nghiệm nhằm

củng cố lí thuyết, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thực hành cho HS Error!

Bookmark not defined.

2.3.3 Tăng cường sử dụng TN và các bài tập thực nghiệm

trong kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS.Error! Bookmark not

defined.

2.3.4 Một số giáo án minh họa Error! Bookmark not defined.

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

3.1 Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạmError! Bookmark not

defined.

Trang 5

3.1.2 Nhiệm vụ Error! Bookmark not defined.

3.2 Phương pháp thực nghiệm Error! Bookmark not defined.

3.2.1 Chọn đối tượng và địa bàn thực nghiệm Error! Bookmark not defined.

3.2.2 Chọn lớp thực nghiệm và GV dạy Error! Bookmark not defined.

3.2.3 Cách tiến hành Error! Bookmark not defined 3.3 Nội dung thực nghiệm sư phạm Error! Bookmark not defined.

3.4 Kết quả thực nghiệm sư phạm Error! Bookmark not defined.

3.5 Xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm Error! Bookmark not defined.

3.5.1 Lập bảng phân phối : tần suất, tần suất luỹ tíchError! Bookmark

not

defined.

3.5.2 Vẽ đồ thị đường luỹ tích theo bảng phân phối tần suất luỹ tích Error!

Bookmark not defined.

3.5.3 Tính các tham số đặc trưng thống kê Error! Bookmark not defined.

3.6 Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 132 TÀI LIỆU THAM KHẢO 134

PHỤ LỤC

Trang 6

CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạođức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành tư cách củacon người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân,chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động tham gia xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Hoá học là một trong các môn khoa học tự nhiên đượcđưa vào giảng dạy trong chương trình giáo dục phổ thông Hoá học là môn khoahọc vừa lý thuyết, vừa thực nghiệm cung cấp cho học sinh những tri thức khoa họcphổ thông cơ bản về các chất, sự biến đổi các chất, mối liên hệ qua lại giữa côngnghệ hoá học, môi trường và con người Những tri thức này rất cần thiết , giúp họcsinh có nhận thức khoa học về thế giới vật chất, góp phần phát triển tiềm lực trí tuệ,năng lực hành động cho học sinh Đặc biệt thí nghiệm hoá học giữ vai trò quantrọng trong phát triển năng lực nhận thức, phát triển tư duy và có tính giáo dục lớntrong quá trình dạy học Một trong những mục tiêu của dạy học hoá học ở nhàtrường là ngoài việc cung cấp lý thuyết bộ môn còn phải tạo điều kiện cho học sinhphát triển tư duy và kĩ năng thực hành hoá học để từ đó có khả năng vận dụngnhững kiến thức khoa học vào thực tế sản xuất, đáp ứng yêu cầu giáo dục kĩ thuậttổng hợp hướng nghiệp cho học sinh phổ thông khi ra trường cũng như tiếp tục tựhọc hoặc theo học ở các cấp học cao hơn

Điều 28 Luật giáo dục (2005) nước ta đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổthông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợpvới đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹnăng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,hứng thú học tập cho học sinh” Theo hướng này các thí nghiệm hoá học được sửdụng chủ yếu như là nguồn kiến thức để học sinh tìm tòi, phát hiện và thu nhận kiếnthức Dạy học theo hướng dạy học tích cực chú ý nhiều hơn đến việc hình thànhnhững năng lực hành động của học sinh Do đó, các thí nghiệm hoá học cần phảiđược sử dụng nhiều hơn trong dạy học hoá học theo hướng dạy học tích cực Một

Trang 8

vấn đề đặt ra là làm thế nào để sử dụng các thí nghiệm hoá học có hiệu quả qua đóphát triển được năng lực nhận thức, năng lực tư duy, rèn luyện kiến thức, kĩ năngcho học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học hoá học ở trường THPT Để góp

phần giải quyết vấn đề trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “ Phát triển tư duy và rèn luyện kiến thức kĩ năng thực hành hoá học cho học sinh thông qua chương trình hoá học 12- Nâng cao theo hướng dạy học tích cực”

2 Mục tiêu của đề tài

Việc nghiên cứu của đề tài nhằm mục đích: Nghiên cứu và sử dụng hệ thốngcác thí nghiệm, các bài tập thực nghiệm trong chương trình hoá học 12 - Nâng caovào việc phát triển tư duy và rèn luyện kiến thức kĩ năng thực hành hoá học cho họcsinh theo hướng dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn hoáhọc

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học môn Hóa học ở trường THPT lớp 12 – Nâng cao

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Hệ thống các kiến thức và kỹ năng thí nghiệm hoá học (chương trình Hoá học

12 - Nâng cao)

4 Nhiệm vụ của đề tài

+ Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài:

- Sự đổi mới phương pháp dạy học hóa học theo hướng dạy học tích cực

- Vai trò, ý nghĩa của thí nghiệm hoá học trong dạy học hóa học và phương pháp

sử dụng thí nghiệm hoá học theo hướng dạy học tích cực

- Thực trạng về việc sử dụng thí nghiệm hoá học ở các trường THPT ở thành phốHải Phòng (chương trình Hoá học 12 – Nâng cao) làm cơ sở thực tiễn cho nhiệm vụnghiên cứu

+ Xác định hệ thống các kiến thức về kỹ năng thí nghiệm hoá học của học sinh lớp 12 – Nâng cao

Trang 9

+ Đề xuất cách sử dụng hệ thống các thí nghiệm, các bài tập thực nghiệm trongchương trình hoá học 12-ban nâng cao vào việc phát triển tư duy và rèn luyện kiến thức

kĩ năng thực hành hoá học cho học sinh

+ Thực nghiệm sư phạm: Nhằm kiểm tra, đánh giá hiệu quả các đề xuất trong đềtài

5 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng kết hợp các nhóm phương pháp

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu, phân tích các tài liệu có liên quan đến đề tài

- Nhóm các phương pháp thực tiễn: Quan sát, thăm lớp, dự giờ, trao đổi với GV,

- Nhóm phương pháp thực nghiệm sư phạm: Nhằm kiểm chứng các kết quả nghiên cứu và khả năng thực hiện trong thực tế

Áp dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm

6 Giả thiết khoa học

Nếu giáo viên hệ thống, phân loại và tăng cường sử dụng thí nghiệm cùngvới bài tập thực nghiệm trong dạy học Hoá học và trong kiểm tra đánh giá theohướng dạy học tích cực thì sẽ phát triển được tư duy và rèn luyện được kiến thức

kĩ năng thực hành Hoá học cho học sinh

7 Những đóng góp mới của đề tài

- Lựa chọn hệ thống các kiến thức về kỹ năng thí nghiệm và đề xuất cách sửdụng có hiệu quả hệ thống các thí nghiệm trong chương trình Hoá học 12 – Nâng

cao theo hướng dạy học tích cực

- Lựa chọn, xây dựng hệ thống bài tập thực nghiệm và đề xuất phương pháp sửdụng chúng nhằm rèn luyện kiến thức - kĩ năng thí nghiệm cho học sinh lớp 12 –

Nâng cao

8 Cấu trúc luận văn

Lời cảm ơn

Mục lục

Trang 10

Kí hiệu và viết tắt

Phần 1: MỞ ĐẦU

Phần 2: NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2: Phát triển tư duy và rèn luyện kiến thức kĩ năng thực hành Hoá học chohọc sinh thông qua chương trình Hoá học 12 - Nâng cao theo hướng dạy học tíchcực

Trang 11

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học Hoá học ở trường THPT hiện nay

1.1.1 Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT

1.1.1.1 Đổi mới phương pháp dạy học là một nhu cầu tất yếu của xã hội học

tập

Để đáp ứng công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển nềnkinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập với các nướctrong khu vực và trên thế giới, ngành giáo dục nước nhà cần phải đào tạo nênnhững sản phẩm giáo dục có uy tín và chất lượng, đó là những người lao động cótính sáng tạo, tích cực, chủ động và thích ứng nhanh với sự phát triển phong phú và

đa dạng của xã hội Vì vậy, thế hệ lao động mới ngoài những yêu cầu trước đây còncần phải có các phẩm chất sau: Chủ động, năng động và sáng tạo trong công việc,dám nghĩ, dám làm Sẵn sàng tiếp nhận thông tin và xử lí thông tin Biết phê phán,tiếp thu, biết tự khẳng định mình Có năng lực tự học, tự tìm hiểu thực tiễn, biết đúckết và tự rút kinh nghiệm Có khả năng giao tiếp, ứng xử, tham gia các hoạt động xãhội Có khả năng hợp tác, tính kỉ luật cao, hiểu biết pháp luật

Các phương pháp dạy học truyền thống tuy đã khẳng định được những thànhcông nhất định nhưng vẫn còn nhiều hạn chế Phổ biến nhất là thuyết trình, thiên vềtruyền thụ kiến thức một chiều, áp đặt không dáp ứng được các yêu cầu đã đưa ra ởtrên Bên cạnh đó, kiến thức cần trang bị cho học sinh tăng nhanh do thành tựu cáccuộc cánh mạng công nghệ, trong khi đó thời lượng dạy học có giới hạn và luôn có sức

ép giảm tải vì nhu cầu của cuộc sống hiện đại Do đó, cần có sự đổi mới phương phápdạy học theo hướng dạy cách học, dạy cách suy nghĩ, dạy phương pháp tư duy theohướng: Phát huy tính chủ động sáng tạo trong quá trình nhận thức, vận dụng Tạo điềukiện cho học sinh tự lực phát hiện, tìm hiểu, đặt và giải quyết vấn đề Tăng cường traođổi, đối thoại để tìm ra chân lí Tạo điều kiện hoạt động hợp tác trong

Trang 12

nhóm Tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau Tận dụng tri thứcthực tế của học sinh để xây dựng kiến thức mới.

Tóm lại, đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương phápdạy học hoá học nói riêng là một yêu cầu khách quan và là nhu cầu tất yếu của xãhội vì hoá học là một môn khoa học thực nghiệm gắn liền với sự phát triển khoahọc kĩ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ cuộc sống

1.1.1.2 Những xu hướng dạy học hoá học hiện nay

a Khai thác đặc thù môn hoá học tạo ra các hình thức hoạt động đa dạng,phong phú giúp học sinh chủ động tự chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng trong giờ học

Do hoá học là một môn khoa học thực nghiệm nên trong dạy học hoá học cầnphải tăng cường sử dụng các phương tiện trực quan ( đặc biệt là thí nghiệm hoáhọc, phương tiện kĩ thuật dạy học) Sử dụng phối hợp nhiều hình thức hoạt độngcủa học sinh, nhiều phương pháp dạy học của giáo viên, trong đó chú trọng phươngpháp dạy học trực quan, sử dụng thướng xuyên tổ hợp phương pháp dạy học phứchợp-dạy học đặt và giải quyết vấn đề, nhằm giúp học sinh được hoạt động chủđộng, tích cực, sáng tạo

Khi sử dụng thí nghiệm hoá học và phương tiện trực quan khác cần đảm bảocác yêu cầu sau đây:

- Học sinh tự quan sát, nhận xét hiện tượng thí nghiệm và tính chất các chất khi quan sát trực tiếp thí nghiệm, mẫu vật, mô hình, tranh ảnh, băng hình,

- Học sinh được tự làm thí nghiệm khi học bài mới và khi ôn tập củng cố, tự lắp ráp mô hình, các thiết bị thí nghiệm,

- Tăng cường việc sử dụng phương pháp nghiên cứu trong khi tiến hành thí nghiệm hoá học nói riêng và trong dạy học hoá học nói chung

Khi lựa chọn và sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học của giáo viên và

các hình thức hoạt động của học sinh, cần chú ý ưu tiên các hình thức hoạt động và cácphương pháp dạy học thể hiện được phương pháp nhận thức đặc trưng của bộ mônhoá học Cần đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên phục vụ cho việc đổi mớiphương pháp học tập của học sinh, làm cho học sinh được tự học, tự khám phá

Trang 13

tri thức hoá học một cách chủ động tích cực, tự phát hiện và giải quyết vấn đề.Muốn như vậy thì:

- Hoạt động của giáo viên trên lớp không phải là quá trình truyền thụ mộtchiều mà giáo viên phải là người tổ chức, điều khiển các hoạt động của học sinh.Trước hết giáo viên phải tổ chức làm xuất hiện vấn đề gây hứng thú nhận biết vềnội dung hoá học mới Tiếp đó giáo viên định hướng, điều khiển, hỗ trợ để học sinhhoạt động trí não, xây dựng dự đoán, làm thí nghiệm, quan sát, thu thập số liệu vàtranh luận, từ đó tìm ra các kiến thức hoá học mới Giảm bớt thí nghiệm biểudiễn, tăng cường thí nghiệm học sinh trực tiếp làm, tự quan sát các mô hình, mẫuvật trực tiếp rút ra các nhận xét, đồng thời qua đó hình thành các khái niệm về hoáhọc Để thực hiện tốt chức năng định hướng, điều khiển, giáo viên phải xây dựngtình huống, phải thiết kế các hoạt động, xây dựng hệ thống câu hỏi định hướng phùhợp với nội dung, với logic phát triển vấn đề và phù hợp với trình độ học sinh

- Học sinh không phải chỉ thụ động ngồi nghe thuyết giảng, xem giáo viênbiểu diễn thí nghiệm mà phải chủ động trực tiếp tham gia hoạt động tìm tòi, phát hiện,giải quyết vấn đề Bên cạnh hình thức hoạt động đồng loạt cả lớp, cần phải đưa vàonhiều hơn hoạt động theo nhóm, hoạt động tự lực cá nhân với sự nỗ lực cao để tìm hiểu,giải quyết các vấn đề đặt ra Học sinh tranh luận, đối thoại với các bạn trong nhóm, giữacác nhóm với nhau, tự tranh luận với bản thân Giáo viên là trọng tài, hoàn chỉnh các kếtluận Tăng cường khâu tự học, tự ôn tập, hệ thống hoá kiền thức Học sinh được thamgia nhận xét, đánh giá kết quả của bạn bè và tự đánh giá bản thân

b Khai thác triệt để các nội dung hoá học trong bài dạy theo hướng liên hệ vớithực tế

Sẽ hấp dẫn và thiết thực hơn khi giáo viên biết khai thác các nội dung hoá họctrong bài dạy theo hướng liên hệ với thực tế đời sống Đây cũng là một yêu cầuquan trọng trong việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học hoá học nhằm tăngtính thực tiễn của môn học Một số nội dung cần khai thác khi liên hệ với thực tiễnlà: Hoá học với ứng dụng trong đời sống Hoá học với sự phát triển kinh tế, du

Trang 14

lịch, quốc phòng Hoá học với ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp Hoá học với việc bảo vệ môi trường Hoá học với sức khoẻ.

c Tăng cường sử dụng các loại bài tập có tác dụng phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng thực hành hoá học

Để phát huy mặt mạnh của bài tập trong dạy học hoá học, đòi hỏi giáo viên phải biếtthiết kế và sử dụng các loại bài tập hoá học có tác dụng phát triển tư duy và rènluyện các kĩ năng thực hành hoá học, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của môn học d Sử

dụng các phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại và áp dụng các thành tựucủa công nghệ thông tin trong dạy học hoá học

Trước sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóngcủa khoa học công nghệ thông tin đã làm xuất hiện những phương tiện kĩ thuật hiệnđại, đa chức năng ( máy tính điện tử, máy chiếu dữ liệu, mạng internet), dẫn đếnhình thành những phương tiện dạy học mới so với trước đây như: Phòng học đachức năng, thư viện, SGK, giáo trình điện tử Giáo án, bài giảng điện tử, bài giảngtrực tuyến Phần mềm nghiên cứu dạy học hoá học Phần mềm thí nghiệm ảo, thínghiệm mô phỏng Phần mềm kiểm tra trắc nghiệm và quản lí giáo dục

Khai thác và sử dụng có hiệu quả các phương tiện kĩ thuật và dạy học nêu trên

sẽ góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạyhọc hoá học nói riêng theo hướng hiện đại

1.1.1.3 Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT

Trong thời gian gần đây, một số chiến lược đổi mới PPDH được thử nghiệm

đó là "dạy học hướng vào người học", "hoạt động hoá người học"

a Dạy học hướng vào người học

Đây là quan điểm được đánh giá là tích cực vì việc dạy học chú trọng đếnngười học để tìm ra PPDH có hiệu quả Có thể nhấn mạnh những điểm quan trọngcủa việc dạy học hướng vào người học như sau:

- Về mục tiêu dạy học: Chuẩn bị cho HS thích nghi với đời sống XH Tôn

trọng nhu cầu, hứng thú, khả năng và lợi ích của HS

Trang 15

- Về nội dung: Chú trọng bồi dưỡng, rèn luyện kĩ năng thực hành, vận dụng

kiến thức, năng lực giải quyết vấn đề học tập và thực tiễn, hướng vào sự chuẩn bị thiếtthực cho HS hoà nhập với XH

- Về phương pháp: Coi trọng rèn luyện cho HS PP tự học, tự khám phá và giải

quyết vấn đề, phát huy sự tìm tòi tư duy độc lập sáng tạo của HS thông qua hoạt độnghọc tập HS chủ động tham gia các hoạt động học tập GV là người tổ chức, điều khiểnđộng viên, huy động tối đa vốn hiểu biết, kinh nghiệm của từng HS trong việc tiếp thukiến thức và xây dựng bài học

- Về hình thức tổ chức: Không khí lớp học thân mật tự chủ, bố trí lớp học linh

hoạt phù hợp với hoạt động học tập và đặc điểm của từng tiết học Giáo án bài dạy cấutrúc linh hoạt và có sự phân hoá, tạo điều kiện cho sự phát triển năng khiếu của từng cánhân

- Về kiểm tra đánh giá: GV đánh giá khách quan, HS tham gia vào quá trình

nhận xét đánh giá kết quả học tập của mình (tự đánh giá), đánh giá nhận xét lẫn nhau.Nội dung kiểm tra chú ý đến các mức độ: tái hiện, vận dụng, suy luận, sáng tạo

- Kết quả đạt được: Tri thức thu được vững chắc bằng con đường tự tìm tòi,

HS được phát triển cao hơn về nhận thức, tình cảm, hành vi,tự tin trong cuộc sống

Như vậy việc dạy học hướng vào người học đặt vị trí người học vừa là chủthể vừa là mục đích cuối cùng của quá trình dạy học, phát huy tối đa tiềm năng củatừng người học Do đó vai trò tích cực, chủ động, độc lập sáng tạo của người họcđược phát huy Người GV đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, động viên cáchoạt động độc lập của HS, đánh thức các tiềm năng của mỗi HS giúp họ chuẩn bịcác hành trang bước vào cuộc sống Tuy nhiên lí thuyết coi HS là trung tâm chịu sựchi phối của ý thức hệ tư sản nên đã đi sâu vào việc tuyệt đối hoá hứng thú, nhucầu, hành vi biệt lập của cá nhân HS nên khi áp dụng cần đề phòng khuynh hướngtuyệt đối hoá nhu cầu nguyện vọng của HS

b Dạy học theo hướng “Hoạt động hoá người học”

+ Bản chất của việc đổi mới PPDH theo hướng hoạt động hoá người học

Trang 16

Nét đặc trưng cơ bản của định hướng hoạt động hoá người học là sự học tập

tự giác và sáng tạo của HS Theo định hướng đó, các nhà nghiên cứu đã đề xuất:

- HS phải được hoạt động nhiều hơn và trở thành chủ thể hoạt động, đặc biệt

là hoạt động tư duy

- Các PPDH phải thể hiện được PP nhận thức khoa học bộ môn và tận dụngkhai thác đặc thù của bộ môn để tạo ra các hình thức họat động đa dạng, phong phú của

HS trong giờ học

- Chú trọng dạy HS PP tự học, PP tự nghiên cứu trong quá trình học tập

+ Học tập và sáng tạo Vai trò mới của người GV

Để hình thành và phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo của HS,cách tốt nhất là đặt họ vào vị trí chủ thể hoạt động tự lực, tự giác, tích cực của bảnthân mà chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực sáng tạo, hình thành quan điểmđạo đức Vì vậy cần phải coi xây dựng phong cách “học tập sáng tạo” là cốt lõi củaviệc đổi mới PPDH

Ngày nay việc học tập của HS mang nhiều ý nghĩa tự học, còn người GVcần chú ý đến dạy cách học thông qua quá trình dạy học Trong khi khẳng định vaitrò của người GV không hề suy giảm, cần phải thấy rằng tính chất của vai trò này

đã thay đổi: người GV không phải là nguồn phát thông tin duy nhất, không chỉ lotruyền thụ kiến thức, không phải là người làm mọi việc cụ thể trên lớp Trách nhiệmchủ yếu của GV là làm các công việc sau:

- Thiết kế: Lập kế hoạch, chuẩn bị kế hoạch dạy học, bao gồm: mục đích, nội

dung, PP, phương tiện và hình thức tổ chức (tức là soạn giáo án theo những yêu cầu mới,

có chỉ rõ mục tiêu, nội dung, cách tổ chức và điều khiển họat động của HS, chỉ rõ hệthống họat động của HS )

- Ủy thác, tạo động cơ: Biến ý đồ của dạy học của GV thành nhiệm vụ học tập

tự nguyện, tự giác của HS

- Điều khiển: Điều khiển và tổ chức hoạt động của HS theo cá nhân hay nhóm,

kể cả điều khiển về mặt tâm lý, bao gồm sự động viên, trợ giúp, đánh giá

Trang 17

- Thể chế hoá: Biến những kiến thức riêng của từng HS thành tri thức khoa

học của XH mà HS cần tiếp thu, tạo điều kiện cho HS vận dụng tri thức thu được để giảiquyết một số vấn đề liên quan trong đời sống và sản xuất

+ Các biện pháp hoạt động hoá người học

Trong dạy học hoá học cần sử dụng các biện pháp hoạt động hoá người họcnhư:

- Khai thác nét đặc thù môn hoá học tạo ra các hình thức hoạt động đa dạng phong phú giúp HS chủ động tự chiếm lĩnh kiến thức kĩ năng trong giờ học như: +

Tăng cường sử dụng TN hoá học, các phương tiện trực quan

Trong giờ học cần sử dụng phối hợp nhiều hình thức hoạt động của HS:

TN, dự đoán lí thuyết, mô hình hoá, giải thích, thảo luận nhóm

- Đổi mới hoạt động học tập của HS và tăng thời gian dành cho HS hoạt động trong giờ học Hoạt động của GV chú trọng đến việc thiết kế, hướng dẫn,điều khiển các

hoạt động và tư duy của HS khi giải quyết các vấn đề học tập thông qua các hoạt động cánhân và hoạt động nhóm GV cần động viên HS hoạt động nhiều hơn trong giờ học, giảmtối đa các hoạt động nhận thức thụ động.Việc tăng thời gian hoạt động của HS có thểthực hiện bằng nhiều cách như:

Giảm thuyết trình của GV xuống dưới 40-50% thời gian của một tiết học,tăng đàm thoại giữa thầy và trò, trong đó ưu tiên sử dụng PP đàm thoại nêu vấn đề.Tập luyện cho HS được thảo luận, tranh luận

Khi HS nghiên cứu sách giáo khoa tại lớp, GV cần đặt ra những câu hỏi tổnghợp đòi hỏi HS phải so sánh, khái quát hóa, suy luận nhằm khắc sâu và vận dụngsáng tạo kiến thức Cần yêu cầu HS phát biểu nội dung theo ý hiểu của các em màkhông phụ thuộc vào từng từ trong sách

Dành thời gian thích đáng để chỉ dẫn, uốn nắn PP học tập của HS trên cơ sởluyện tập cho HS được trình bày về PP tiếp cận vấn đề và vận dụng tổng hợp, sángtạo kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong học tập hay trong thực tiễn

- Tăng mức độ hoạt động trí lực chủ động tích cực sáng tạo của HS.

Có thể thực hiện biện pháp này bằng nhiều cách như:

Trang 18

Thường xuyên sử dụng tổ hợp PPDH phức hợp-dạy học nêu vấn đề và dạycho HS giải quyết các vấn đề học tập(bài toán nhận thức) và các vấn đề có liênquan đến thực tiễn từ thấp đến cao.

Tăng cường sử dụng các câu hỏi, bài tập đòi hỏi HS phải suy luận, sángtạo, trong đó có các bài tập sử dụng hình vẽ

Từng bước đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá nhằm đánh giá cao(và ngàycàng cao) những biểu hiện chủ động sáng tạo của HS và đánh giá cao kiến thức về

TN hoá học, kĩ năng thực hành cũng như kĩ năng biết vận dụng sáng tạo kiến thức

để giải quyết các vấn đề có liên quan đến thực tiễn

- Sử dụng phương tiện kĩ thụât dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin trong dạy học hoá học Các phương tiện kĩ thuật dạy học bao gồm: đèn chiếu, máy chiếu phim,

rađio, catsset, tivi, camera, máy vi tính ,cùng các giá mang thông tin như: bản trong(sửdụng cho máy chiếu hắt ), phim, đĩa và băng từ (sử dụng cho camera, máy vi tính, đầu kĩthuật số )

1.1.2 Phương pháp dạy học theo hướng dạy học theo hướng dạy học tích cực

1.1.2.2 Tính tích cực học tập

Tính tích cực hoạt động của con người được biểu hiện trong hoạt động chủđộng của chủ thể Tính tích cực học tập là tính chủ động nhận thức, đặc trưng ở khátvọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức Quátrình nhận thức trong học tập không nhằm phát hiện ra những điều mà loài người chưabiết mà nhằm lĩnh hội những điều loài người đã tích luỹ được Tuy

Trang 19

nhiên, học sinh phải khám phá những hiểu biết mới đối với bản thân Học sinh sẽhiểu và ghi nhớ những gì nắm được qua hoạt động chủ động của chính mình Khitới một trình độ nhất định sự học tập tích cực sẽ mang tính chất nghiên cứu khoahọc.

Các dấu hiệu của tính tích cực học tập là:

- Hăng hái trả lời câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước những vấn đề được nêu ra

- Hay thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ

- Chủ động vận dụng kiến thức, kỹ năng để nhận thức những vấn đề mới

- Tập trung chú ý vào những vấn đề đang học

- Kiên trì hoàn thành công việc, không nản chí trước khó khăn.vv

Tính tích cực học tập được các nhà lí luận đánh giá theo cấp độ từ thấp đến cao như sau:

- Bắt chước: gắng sức làm theo những mẫu hành động của thầy, của bạn

- Tìm tòi: Độc lập giải quyết những vấn đề được nêu ra, tìm kiếm những cách giải quyết khác nhau về một vấn đề

- Sáng tạo: tìm ra những cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu

- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh

- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, đây cũng là mục tiêu dạy học

- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác

- Kết hợp sự đánh giá của thầy và sự đánh giá của trò

Trang 20

Phương hướng đổi mới PPDH hoá học đã thể hiện rõ được các nét đăc trưng của các PPDH tích cực.

1.1.2.4 Dạy và học tích cực – Một số phương pháp dạy học tích cực

a Dạy và học tích cực

“Học” là một quá trình chủ động Chỉ có những thông tin nào được ngườihọc “sắp xếp, cấu trúc và tổ chức” mới có thể chuyển thành trí nhớ lâu dài Quátrình “ sắp xếp, cấu trúc và tổ chức” này được thực hiện bởi việc người học “làm”hơn là người học nghe Thông tin chỉ tồn tại trong trí nhớ lâu dài nếu nó được sửdụng hoặc nhắc lại thường xuyên Học hiệu quả hơn nêú động cơ của nó là hammuốn được thành công hơn là lo sợ thất bại HS cần có trách nhiệm tối đa đối vớiviệc học tập, đánh giá và đạt tiến bộ

Do đó, bản chất của quá trình dạy và học tích cực là:

- Khai thác động lực tích cực của người học để phát triển chính họ

- Cần coi trọng nhu cầu của cá nhân người học, đảm bảo cho họ thích ứng với đời sống xã hội

Trong dạy và học tích cực, người GV cần:

- Thiết kế và tạo môi trường cho phương pháp học tích cực

- Khuyến khích, ủng hộ, hướng dẫn hoạt động của HS

- Thử thách và tạo động cơ cho HS

- Khuyến khích đặt câu hỏi và đặt ra những vấn đề cần giải quyết

- Chủ động trao đổi, xây dựng kiến thức

- Khai thác tư duy, liên hệ

- Kết hợp kiến thức mới với kiến thức đã có từ trước

Do đó, không có một phương pháp dạy học nào phù hợp với mọi HS Điều

GV cần là sử dụng những phương pháp dạy học khác nhau, vận dụng sáng tạo trongtừng điều kiện cụ thể để có thể kích thích được nhiều mặt khác nhau trong trí thôngminh của học sinh

b Một số phương pháp dạy học tích cực

Trang 21

Trên thế giới hiện nay có một số PPDH, ví dụ: Dạy học theo mục tiêu; Dạy họcphân hoá; Dạy học theo dự án; Dạy học giải quyết vấn đề; Dạy học tương tác; Dạyhọc khám phá; Dạy học tình huống.

Theo định hướng đổi mới đặt ra mục tiêu của việc đổi mới PPDH nhằm:

- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh

- Bồi dưỡng phương pháp tự học

- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống

- Tác động đến tình cảm, mang lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS

Nói tóm lại là đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới việc học tập chủ động,chống lại thói quen học tập thụ động Do đó để đáp ứng với yêu cầu thực tế, phùhợp với hoàn cảnh cụ thể của nước ta việc đổi mới phương pháp dạy học tích cựccần:

- Sử dụng yếu tố tích cực của các PPDH nêu vấn đề, đàm thoại tìm tòi, TN nghiên cứu…

- Sử dụng các phương pháp trực quan, phương pháp thuyết trình… theo hướng tích cực

- Vận dụng một cách sáng tạo có chọn lọc một số quan điểm dạy học trên thế giới, ví dụ: dạy học hợp tác, dạy học kiến tạo, dạy học theo dự án…

- Sử dụng phối hợp các PPDH đã có với thiết bị dạy học hiện đại một cáchlinh hoạt, sáng tạo giúp HS tự học theo cá nhân và nhóm để thu thập và xử lý thôngtin

c Sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học

- Khai thác yếu tố tích cực trong từng phương pháp dạy học và các phươngpháp dạy học đặc thù của hóa học để tạo điều kiện cho học sinh được hoạt động nhiềuhơn

- GV cần tăng cường sử dụng các PPDH nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại

tìm tòi nghiên cứu

- Kết hợp với TN, phương tiện nghe nhìn hiện đại

- Các TN chủ yếu do HS thực hiện theo hướng nghiên cứu

- Hoạt động đàm thoại tìm tòi được thực hiện bằng phiếu học tập

Trang 22

1.1.3 Tư duy và phát triển tư duy trong dạy học Hoá học

1.1.3.1 Tư duy và tư duy hoá học

a Tư duy

Theo tâm lí học và giáo dục học, khái niệm tư duy được hiểu: Tư duy là quá trìnhtâm lí phản ánh các thuộc tính bản chất , những mối quan hệ và liên hệ mang tínhquy luật của sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan

Theo logic học: Tư duy là quá trình phản ánh hiện thực một cách gián tiếp và khái quát Sự phản ánh thế giới xung quanh bằng tư duy là giai đoạn nhận thức lí tính

Dù xét khái niệm tư duy ở góc độ nào thì vẫn thống nhất với nhau ở những nhận định về bản chất: Tư duy là hoạt động trí tuệ giúp con người tạo ra hoặc giải quyết một vấn đề , đưa ra một quyết định hoặc có thêm một sự hiểu biết Đó là một cuộc tìm kiếm cái mới (ý nghĩa mới, giải pháp mới, tri thức mới,…) từ những kiến thức, kinh nghiệm đã có Phần lõi của tư duy là một hành động được diễn ra trong sự phối hợp của nhiều hoạt động trí tuệ khác nhau mà nhờ đó chủ thể của tư duy tiến hành việc kiểm tra, điều khiển năng lực của các giác quan, hồi tưởng lại tri giác để tạo nên ý nghĩa rồi tổng hợp và phán xét nó Ở đây lấy tư duy ngôn ngữ làm

phương tiện và công cụ để tiến hành

b Tư duy hoá học

Từ cách hiểu như trên, dựa vào đặc thù môn học, chúng tôi cho rằng:

(Tư duy hoá học là quá trình tâm lí phản ánh các thuộc tính bản chất, những mốiquan hệ và liên hệ mang tính quy luật của các chất và các hiện tượng hoá học xảy ratrong tự nhiên, phản ánh thông qua các khái niệm hoá học, các quá trình hoá học vàcác định luật hoá học”

Tư duy hoá học giúp con người vận dụng các quy luật hoá học để cải tạo thế giớiphục vụ cuộc sống con người

Trong logic học, thường có 3 phương pháp để hình thành những phán đoán mới: quynạp, suy diễn và loại suy Ba phương pháp này có quan hệ chặt chẽ với các thao táccủa tư duy như: so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá,…

1.1.3.2 Hình thành và phát triển tư duy hoá học cho học sinh trung học phổ thông.

Trang 23

Ngày nay, chúng ta vinh dự được sống và làm việc trong một xã hội tri thức vàthông tin Sự đổi mới với tốc độ rất nhanh trong các lĩnh vực khoa học và công nghệtác động đến thông tin ở ba khía cạnh:

- Thông tin có giá trị không lâu dài

- Khối lượng thông tin tăng nhanh

- Nội dung thông tin ngày càng chuyên môn hoá và phức tạp

Như vậy, cách dạy chỉ hướng tới cung cấp kiến thức (thông tin) sẽ luôn luôn lạchậu với thời đại Xã hội chi thức thông tin đòi hỏi một nền giáo dục suốt đời chomọi người

Đáp ứng yêu cầu đó thì ở giáo dục phổ thông, ngoài việc cung cấp kiến thức cơbản một cách đúng đắn, cần phải chú trọng phương pháp hình thành và phát triển tưduy khoa học cho học sinh với mục đích tiến tới bồi dướng cho học sinh “ một nănglực mới hết sức quý báu, đó là năng lực tự học, tự đào tạo, không những học đểthành công trong nhà trường, mà còn để tự học trong suốt cuộc đời sau khi ratrường”

PTTD cho học sinh không chỉ gắn với việc khơi dậy ở các em những xúc cảm,tình cảm trí tuệ đặc biệt đối với quá trình và sản phẩm tư duy mà còn liên quan tới

sự hình thành những thái độ tư duy đúng đắn như mong muốn sự thật, khao kháttìm kiếm cái mới, sẵn sàng đón nhận thách thức, sẵn sàng lí giải, tranh luận … cũngnhư sự tạo lập ở các em một niềm tin vào khả năng của mình Bởi “dạy cho trẻ TDkhông chỉ kích thích quá trình học tập có hiệu quả, mà còn cung cấp một nền tảngthống nhất cho tất cả các lĩnh vực khác nhau của việc học hành, cho việc chuyểndịch các kiến thức ra ngoài lớp học, ra ngoài cuốn SGK để đến với cuộc sống hàngngày”

Một khó khăn đặt ra đối với giáo viên hoá học là: Làm thế nào để hình thành và phát triển tư duy hoá học cho học sinh? Để tra lời cho câu hỏi này, chúng ta phải tìm được điểm “ Xuất phát” cho một hoạt động của tư duy, nói cách khác là tiếp tục trả lời câu hỏi: Khi nào là học sinh bắt đầu tư duy? Và câu tra lời, đúng như X.L.Rubinstien đã viết: “ Người ta bắt đầu tư duy khi có nhu cầu hiểu biết về một cái gì Tư duy thường xuất phát từ một vấn đề hay một câu hỏi, từ một sự ngạc

Trang 24

nhiên hay một điều trăn trở” Cũng như vậy “ Con người chỉ bắt đầu tư duy tích

cực khi nảy sinh nhu cầu tư duy tức là khi đứng trước một khó khăn và nhận thứccần khắc phục, một tình huống có vấn đề”

1.1.4 Một số định hướng đổi mới PPDHHH theo hướng tích cực

1 Sử dụng thiết bị thí nghiệm hóa học theo định hướng là nguồn để học sinhnghiên cứu, khai thác tìm tòi kiến thức hóa học

2 Sử dụng câu hỏi và bài tập hóa học như là nguồn để học sinh tích cực thu nhận kiến thức

3 Nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học hóa học giúp học sinh phát triển tưduy sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề

4 Sử dụng SGK hóa học như là nguồn tư liệu để học sinh tự đọc, tự nghiên cứu, tích cực nhận thức, thu thập và xử lý thông tin có hiệu quả

5 Tự học kết hợp với hợp tác theo nhóm nhỏ tăng cường khả năng cùng hợptác…

6 Chú ý ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học

1.2 Thí nghiệm Hoá học trong dạy học Hoá học ở trường phổ thông

Hóa học là môn khoa học thực nghiệm - vì vậy TNHH đóng một vai trò quantrọng và có ý nghĩa to lớn trong dạy học hóa học phổ thông TNHH có vai trò và ýnghĩa như thế nào trong dạy học hóa học?

1.2.1 Vai trò, ý nghĩa của TNHH trong dạy học hoá học

TN hoá học có ý nghĩa to lớn trong dạy học hoá học, nó giữ vai trò cơ bảntrong việc thực hiện những nhiệm vụ của việc dạy học hoá học ở trường phổ thông

vì những lí do sau đây:

- TN giúp HS dễ hiểu bài và hiểu bài sâu sắc TN là cơ sở, điểm xuất phát choquá trình học tập - nhận thức của HS Từ đây xuất phát quá trình nhận thức cảm tính của

HS, để sau đó diễn ra sự trừu tượng hóa và tiến lên đến cụ thể trong tư duy

- TN giúp nâng cao lòng tin của HS vào khoa học và phát triển tư duy của HS

TN là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn, là tiêu chuẩn đánh giá tính chân thực của kiếnthức, hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo Nó là phương tiện duy nhất giúp hình thành ở

HS kĩ năng kĩ xảo thực hành và tư duy kĩ thuật

Trang 25

- TN do tự tay GV làm sẽ là khuôn mẫu về thao tác cho học trò học tập và bắtchước, để rồi sau khi HS làm TN, các em sẽ học được cả cách thức làm TN Do đó cóthể nói TN do GV trình bày sẽ giúp cho việc hình thành những kĩ năng TN đầu tiên ở HSmột cách chính xác.

- Thông qua TNHH, HS nắm kiến thức một các hứng thú, vững chắc TNHHđược sử dụng với tư cách là nguồn gốc, là xuất xứ của kiến thức để dẫn đến lí thuyếthoặc với tư cách kiểm tra lí thuyết

- TN có thể được sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học TN biểudiễn của GV được dùng trong nghiên cứu tài liệu mới, trong khâu hoàn thiện kiến thức,

kĩ năng, kĩ xảo TN của HS cũng được sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạyhọc nói trên

Như vậy, TNHH là dạng phương tiện trực quan chủ yếu, có vai trò quyết địnhtrong quá trình dạy học hoá học

1.2.2 Phân loại, yêu cầu sư phạm của việc sử dụng TN trong dạy học hoá học

1.2.2.1 Phân loại TNHH

Trong trường phổ thông hiện nay sử dụng các hình thức TN sau đây:

a TN biểu diễn của GV: Là TN do GV tự tay trình bày trước HS.

b TNHS: Là TN do HS tự làm Tùy theo mục đích của việc sử dụng trong quá

trình học tập (để nghiên cứu tài liệu mới, để củng cố, hoàn thiện kiến thức hay kiểmtra kiến thức kĩ năng kĩ xảo) mà TNHS chia thành 3 dạng:

- TN đồng loạt của HS khi học bài mới ở trên lớp để nghiên cứu sâu một vài

nội dung của bài học.TN được làm với tất cả các HS trong lớp hoặc theo nhóm hoặc chỉmột vài HS do GV chỉ định, điều này tuỳ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất và nội dungbài học

- TNTH ở PTN nhằm củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo và kĩ thuật

tiến hành TN, thường được tổ chức sau một số bài hoặc cuối học kì

- TN ngoại khoá thường được tiến hành như:

+ TN vui trong các buổi hội vui về hoá học TNHH vui hết sức phong phú,làm cho các buổi sinh hoạt ngoại khóa, chuyên đề HH thêm sinh động hấp dẫn, cótác dụng tạo hứng thú học tập và gây tò mò khoa học cho HS

Trang 26

+ TN ở nhà: ở dạng TN này, HS tự kiếm dụng cụ, nguyên vật liệu, hóa chấtcần thiết, GV hướng dẫn đề tài TN này có tác dụng tăng cường hứng thú học tập, nângcao vai trò GD kĩ thuật tổng hợp, gắn liền kiến thức với đời sống thực tế.

1.2.2.2 Những yêu cầu sư phạm của việc sử dụng TN trong dạy học hoá học a Những yêu cầu sư phạm về kĩ thuật biểu diễn TN

Trong khi biểu diễn TNHH, người GV nhất thiết phải tuân theo những yêu cầu sau đây:

- Đảm bảo an toàn cho GV và HS

GV phải chịu trách nhiệm trước nhân dân và pháp luật về mọi điều khôngmay xảy ra có ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của HS Do đó GV nhất thiếtphải tuân theo tất cả những qui định về bảo hiểm Luôn giữ hoá chất, dụng cụ sạch

sẽ và tốt, làm đúng kĩ thuật, bình tĩnh khi làm TN sẽ đảm bảo được an toàn Sự nắmvững kĩ thuật, kĩ năng thành thạo khi làm TN, sự am hiểu nguyên nhân của những

sự không may có thể xảy ra, ý thức trách nhiệm, tính cẩn thận là những điều kiệnchủ yếu để đảm bảo an toàn của các TN.Tuy nhiên GV không nên quá cường điệu

sự nguy hiểm của các TN và tính độc của các hoá chất làm cho HS sợ hãi

- Đảm bảo thành công của TN:

Muốn TN có kết quả tốt, GV phải nắm vững kĩ thuật TN, phải tuân theo đầy

đủ và chính xác chỉ dẫn về kĩ thuật khi lắp dụng cụ và khi tiến hành TN

GV phải chuẩn bị chu đáo, làm thử nhiều lần trước khi biểu diễn trên lớp

Để đảm bảo TN được thành công GV cần lưu ý những điểm sau:

+ Lượng hoá chất, nồng độ, nhiệt độ là những yếu tố quyết định khi làm TN.+ Phải kiểm tra số lượng và chất lượng của các hoá chất, dụng cụ

Khi TN thất bại, GV cần bình tĩnh suy nghĩ để tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết

- TN phải rõ, HS phải được quan sát đầy đủ:

GV không được che lấp TN Kích thước dụng cụ và lượng hoá chất phải đủlớn Bàn để biểu diễn TN cao vừa phải Bố trí thiết bị, ánh sáng, phông nền thíchhợp để cả lớp quan sát được rõ hiện tượng xảy ra của TN

Trang 27

- TN phải đơn giản, dụng cụ TN gọn gàng mĩ thuật, đồng thời phải đảm bảo tính khoa học:

Những TN quá phức tạp có thể biểu diễn vào giờ thực hành Nhiều GV đã pháthuy sáng kiến cải tiến dụng cụ TN cho đơn giản, dùng những hoá chất dễ kiếm và rẻtiền để thay thế cho phù hợp với điều kiện thiết bị còn thiếu thốn của nước ta Đó làviệc làm rất đáng khuyến khích, nhưng đồng thời cũng phải chú ý đảm bảo cho cácdụng cụ TN được mĩ thuật, đảm bảo tính khoa học

- Số lượng TN trong một bài là vừa phải, hợp lí:

Cần tính toán hợp lí số lượng TN cần biểu diễn trong một bài lên lớp và thờigian dành cho mỗi TN Chỉ nên chọn làm một số TN phục vụ trọng tâm bài học.Không nên tham lam và chạy theo những hiện tượng gây ra tiếng nổ, sự cháy sáng

lạ mắt thích thú với HS

- TN phải kết hợp chặt chẽ với bài giảng:

Nội dung của TN phải phù hợp với chủ đề của bài học, giúp HS nắm vững bảnchất của vấn đề và tạo thành một thể thống nhất với nội dung bài học GV phải đặtvấn đề rõ ràng, giải thích mục đích của TN và tác dụng của từng dụng cụ Cần tậpluyện cho HS quan sát các hiện tượng xảy ra trong TN, giải thích hiện tượng và rút

ra những kết luận khoa học hướng vào những điểm cơ bản nhất của bài học

Phối hợp lời giảng của GV với việc biểu diễn TN: Điều này có ý nghĩa rất lớn

trong PP TN biểu diễn bởi GV, TN làm nguồn thông tin đối với HS, còn lời nói của

GV giữ vai trò chỉ đạo, hướng dẫn Lời nói của GV hướng dẫn sự quan sát và chỉđạo sự suy nghĩ của trò để đi tới kết luận đúng đắn, hợp lí, qua đó mà lính hội đượckiến thức GV căn cứ vào tính chất nội dung nghiên cứu, trình độ lĩnh hội của HS đểphối hợp sử dụng các biện pháp dùng lời và TN sao cho đạt hiệu quả cao nhất

b Những yêu cầu sư phạm đối với TNTH:

Để TNTH đạt được nhiệm vụ và mục đích đề ra, cần đảm bảo những yêu cầusau đây:

- Cần chuẩn bị thật tốt cho giờ thực hành:

GV tổ chức cho HS nghiên cứu trước bản hướng dẫn làm TNTH GV cần làm trước các TN để hướng dẫn HS viết bản tường trình được cụ thể, chính xác, phù hợp

Trang 28

với thực tế, điều kiện thiết bị của PTN Cần cố gắng chuẩn bị những phòng dành riêng cho các giờ TN.

Tất cả hoá chất, dụng cụ cần dùng phải được xếp đặt trước trên bàn để các emkhông phải đi lại tìm kiếm trong quá trình làm TN

Đối với những lớp lần đầu vào PTN, GV cần giới thiệu những điểm chính của nội quy PTN như:

+ HS phải chuẩn bị trước ở nhà

+ Phải thực hiện đúng các qui tắc phòng độc, phòng cháy nổ

+ Không được để đồ dùng riêng trên bàn làmTN như: cặp, mũ, sách vở + Không được nói chuyện riêng, đi lại lấy hoá chất và dụng cụ ở bàn khác.+ Phải tiết kiệm hoá chất khi làm TN

+ Khi làm xong TN, phải rửa sạch dụng cụ TN và xếp vào đúng nơi đã lấy

- Phải đảm bảo an toàn:

Những TN với các chất độc, dễ nổ, gây bỏng thì không nên cho HS làm; nếu cho làm thì GV phải chú ý theo dõi, nhắc nhở để đảm bảo an toàn tuyệt đối

- TN và dụng cụ phải đơn giản nhưng phải rõ ràng, chính xác và đảm bảo mĩ thuật:

Cần cố gắng dùng một lượng nhỏ hoá chất sẽ GD được HS tính cẩn thận,chính xác trong công việc và tinh thần tiết kiệm của công Ngoài ra nếu dùng lượnghoá chất nhỏ sẽ an toàn hơn

- Khi chọn các TNTH thì GV phải tính đến tác dụng của các TN đó tới việc hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho HS.

- Đảm bảo và duy trì được trật tự của lớp trong quá trình làm TN:

Giờ TN sẽ không có kết quả tốt nếu HS mất tập trung, gây ồn, không nghethấy những chỉ dẫn, nhận xét của GV Các nguyên nhân gây mất trật tự là do không

đủ hoá chất, dụng cụ, lớp đông

- GV cần theo dõi và hướng dẫn kĩ thuật cho HS:

Không nên để HS làm TN một cách tự do, cũng không nên hỏi các em nhữngcâu hỏi không cần thiết hoặc làm thay các em GV nên chỉ dẫn cho các em nhữngsai lầm hay thiếu sót

Trang 29

1.2.3 Rèn luyện kiến thức kĩ năng thực hành Hoá Học trong dạy học Hoá học ở trường THPT.

1.2.3.1 Kĩ năng

Theo M.A Đanhilop: “ Kĩ năng là khả năng con người biết sử dụng có mụcđích và sáng tạo những kiến thức của mình trong hoạt động lý thuyết cũng nhưthực tiễn Kĩ năng bao giờ cũng xuất phát từ kiến thức và dựa trên kiến thức, kĩnăng chính là kiến thức trong hành dộng”[29, tr.26-27]

Như vậy, kĩ năng là khả năng thực hiện một cách hợp lí những hành động trí tuệ

và hành động chân tay trong những tình huống đã được thay đổi Dấu hiệu đặctrưng của kĩ năng là nhận thức đầy đủ về mục đích của hoạt động và biết lựa chọncon đường đúng nhất, ngắn nhất để thực hiện

1.2.3.2 Kĩ năng thực hành Hoá học

Kiến thức là cơ sở và nền tảng để hình thành kĩ năng, nhưng ngược lại việc nắmvững các kĩ năng sẽ có tác dụng trở lại giúp kiến thức linh hoạt, sống động hơn.Trong lí luận dạy học đã khẳng định rằng: “ Không có tri thức sẽ không có kĩnăng, không có việc áp dụng tri thức sẽ không đạt được sự phát triển của kĩ năng.Ngược lại nếu chỉ có tri thức mà không có kĩ năng , không biết áp dụng tri thứcthì những kiến thức đó sẽ trở thành vô dụng

Kĩ năng thực hành hoá học bao gồm các kĩ năng thực nghiệm và kĩ năng ứngdụng hoá học trong thực tiễn Hiện nay chưa có một tài liệu nào nêu rõ và thống

kê một cách đầy đủ có hệ thống các kĩ năng thực hành hoá học cần rèn luyện chohọc sinh ở các trường THPT, điều mà lâu nay trong thực tế dạy học hoá học phổthông đang còn bỏ trống Dựa vào mục đích, nhiệm vụ và nội dung chương trìnhhoá học ở trường THPT [10] Tiến sĩ Cao Cự Giác đã đề xuất một số kĩ năng thựchành hoá học cơ bản mà học sinh ở các trường THPT cần đạt được bao gồm:

1 Kĩ năng thực hiện an toàn và khoa học các nội quy và quy tắc thí nghiệm:Làm việc với các dụng cụ thủy tinh dễ vỡ, làm việc với các hoá chất độc hại, dễ cháy nổ ,phát nhiệt,

Trang 30

2 Kĩ năng sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm đơn giản : đèn cồn, kẹp gỗ, giásắt, ống nghiệm, ống đong, bình tam giác, bình cầu, phễu chiết, bình kíp, khí kế, chậuthuỷ tinh, các loại cân,

3 Kĩ năng lắp đặt các dụng cụ riêng lẻ, đơn giản thành một bộ dụng cụ thínghiệm phức tạp hơn đáp ứng yêu cầu của một thí nghiệm như: chứng minh tính chất líhoá của một chất, thu khí và làm khô khí, điều chế các chất, nhận biết và phân biệt cácchất, tách và tinh chế các chất,

4 Kĩ năng làm việc với một số hoá chất thường gặp: chất lỏng, rắn, khí, axit, bazơ, muối, hợp chất hữu cơ, chất chỉ thị,

5 Kĩ năng thực hiện một số thao tác cơ bản trong thực hành hoá học: cách lấyhoá chất, pha chế hoá chất; nghiền, trộn, hoà tan chất rắn; đun nóng các chất trong ốngnghiệm, bình cầu; lọc, chiết, chưng cất, kết tinh, chuẩn độ,

6 Kĩ năng xác định các đại lượng vật lí: cân khối lượng chất rắn, chất lỏng; đothể tích chất khí, chất lỏng; đo nhiệt độ và xác định khối lượng riêng của các chất; xácđịnh nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của một chất; xác định độ tan của chất rắn, lỏng,khí trong dung môi; xác định nồng độ của một dung dịch; xác định trạng thái của mộtchất,

7 Kĩ năng quan sát thí nghiệm , nhận biết các hiện tượng chứng tỏ có sự hìnhthành sản phẩm (phản ứng hoá học xảy ra): sự thay đổi nồng độ, màu sắc, mùi vị, âmthanh, phát sáng, toả nhiệt, thu nhiệt, tạo chất kết tủa, chất dễ bay hơi, chất

khí,

8 Kĩ năng giải thích các hiện tượng thí nghiệm dựa vào kiến thức lí thuyết: mô

tả các hiện tượng và thứ tự xảy ra, chứng minh bằng phản ứng hoá học nếu có, giải thích

sự thành công hoặc không thành công của thí nghiệm, tím nguyên nhân và giải pháp khắcphục,

9 Kĩ năng vận dụng kiến thức và thực hành hoá học vào thực tiễn: đời sống, sảnxuất, nông nghiệp, công nghiệp, sức khoẻ, môi trường,

10 Kĩ năng chế tạo một số dụng cụ thí nghiệm đơn giản và thiết kế, sử dụng cácthí nghiệm mô phỏng trên máy tính có ứng dụng trong học tập và trong cuộc sống,

Trang 31

1.2.4 Thực trạng sử dụng TN hoá học ở trường phổ thông

Để tìm hiểu thực trạng về vấn đề sử dụng TN trong dạy học hoá học hiện nay,chúng tôi đã tiến hành quan sát, điều tra, phỏng vấn GV, HS một số trường THPTtại thành phố Hải Phòng Cụ thể:

- Khảo sát cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học hoá học

- Phỏng vấn trực tiếp HS

- Phỏng vấn GV bằng phiếu với nội dung sau:

PHIẾU ĐIỀU TRA

Xin các thầy cô giáo vui lòng cho biết các thông tin và đánh dấu vào bảng sau:

1 Trong các bài dạy Hoá học có thí nghiệm, mức độ sử dụng các thí nghiệm của thầy cô là:

2 Nếu các thầy cô có sử dụng thí nghiệm trong các giờ lên lớp, thầy cô thường sử dụng ở dạng nào?

Dạng sử dụng TN

Thí nghiệm Thí nghiệm biểu

diễn của GV Thí nghiệm HS thực hành

Mức độ sử dụng

Rất thường xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

3. Khi sử dụng thí nghiệm trong các giờ lên lớp, thông thường các thầy cô sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nào dưới đây và với mức độ sử dụng như thế nào?

Trang 32

Không bao giờ

Chúng tôi đã gửi đi 50 phiếu cho GV 10 trường THPT thuộc quận Kiến An vàhuyện Thuỷ Nguyên thành phố Hải Phòng Sau khi thu thập và tổng hợp ý kiếnchúng tôi nhận thấy:

- GV đã sử dụng TN trong dạy học, hình thức sử dụng chủ yếu là để minh họacho kiến thức mà GV đã thông báo TNHS ít được thực hiện TNTH có được thực hiệnsong không thường xuyên và không đạt yêu cầu đặt ra

Sau khi đi khảo sát phòng thí nghiệm của 10 trường THPT thuộc quận Kiến

An và huyện Thuỷ Nguyên thành phố Hải Phòng, chúng tôi nhận thấy các nguyênnhân chủ yếu là :

- Hoá chất, dụng cụ không được bảo quản tốt nên nhanh hỏng và thiếu nhiều

- Hầu hết các bài thực hành đều không thực hiện được theo đúng yêu cầu donhiều trường chưa có PTN đạt chuẩn, đồng thời kĩ năng sử dụng dụng cụ, hóa chất của

HS rất kém (vì ít được làm trực tiếp) nên khi tiến hành TN các em rất lúng túng, vụng về

Do đó thường không đủ thời gian để hoàn thành bài thực hành

- Ngay bản thân giáo viên tham gia giảng dạy cũng chưa chú tâm và đầu tưthời gian vào các thí nghiệm khi dạy bài mới và các giờ thí nghiệm thực hành để pháthuy và sử dụng triệt để các thế mạnh của thí nghiệm hoá học Chủ yếu các giáo viên khitiến hành thí nghiệm mới chỉ đặt ra các câu hỏi: hiện tượng thí nghiệm xảy

ra như thế nào? Giải thích, nhận xét

1.2.5 Sử dụng TN hoá học theo hướng dạy học tích cực

Trang 33

TN trong dạy học hoá học sẽ được coi là tích cực khi TNHH được dùng làmnguồn kiến thức để HS khai thác,tìm kiếm kiến thức hoặc được dùng để kiểmchứng, kiểm tra những dự đoán, suy luận lí thuyết, hình thành khái niệm Các TNdùng trong giờ dạy học hoá học chủ yếu do HS thực hiện nhằm nghiên cứu kiếnthức, kiểm tra giả thuyết, dự đoán Các TN phức tạp được GV biểu diễn và cũngđược thực hiện theo hướng nghiên cứu Các dạng sử dụng TN hoá học nhằm mụcđích minh họa, chứng minh cho lời giảng được hạn chế dần và được đánh giá là íttích cực TNHH được tiến hành theo PP nghiên cứu do GV biểu diễn hay do HS,nhóm HS tiến hành đều được đánh giá là có mức độ tích cực cao.

1.2.4.1 Sử dụng TN theo PP nghiên cứu

Trong dạy học hoá học, PP nghiên cứu được đánh giá là PPDH tích cực vì nódạy HS cách tư duy độc lập, tự lực sáng tạo và có kĩ năng nghiên cứu tìm tòi Khi

sử dụng PP này HS trực tiếp tác động vào đối tượng,đề xuất các giả thuyết khoahọc, những dự đoán, những phương án giải quyết vấn đề và lập kế hoạch giải ứngvới từng giả thuyết.TNHH được dùng như là nguồn kiến thức để HS nghiên cứutìm tòi, như là phương tiện xác nhận tính đúng đắn của các giả thuyết, dự đoánkhoa học đưa ra Người GV cần hướng dẫn các hoạt động của HS như:

- HS hiểu và nắm vững vấn đề cần nghiên cứu

- Nêu ra các giả thuyết, dự đoán khoa học trên cơ sở kiến thức đã có

- Lập kế hoạch giải ứng với từng giả thuyết

- Chuẩn bị hoá chất, dụng cụ, thiết bị, quan sát trạng thái các chất trước khilàm TN

- Tiến hành TN, quan sát, mô tả đầy đủ các hiện tượng TN

- Xác nhận giả thuyết, dự đoán đúng qua kết quả của TN

- Giải thích hiện tượng, viết ptpư và rút ra kết luận

Sử dụng TN theo PP nghiên cứu sẽ giúp HS hình thành kĩ năng nghiên cứu khoa học hoá học, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề

1.2.4.2 Sử dụng TN đối chứng

Để hình thành khái niệm hoá học giúp HS có kết luận đầy đủ, chính xác về một quy tắc, tính chất của các chất cần hướng dẫn HS sử dụng TNHH ở dạng đối

Trang 34

chứng để làm nổi bật, khắc sâu nội dung kiến thức mà HS cần chú ý.Từ các TN đốichứng mà HS lựa chọn, tiến hành và quan sát sẽ rút ra được nhận xét đúng đắn, xácthực và nắm được PP giải quyết vấn đề học tập bằng thực nghiệm GV cần chú ýhướng dẫn HS cách chọn TN đối chứng, cách tiến hành TN đối chứng, dự đoánhiện tượng trong các TN đó rồi tiến hành TN, quan sát và rút ra kết luận về kiếnthức thu được.

1.2.4.3 Sử dụng TN nêu vấn đề

Trong dạy học nêu vấn đề khâu quan trọng nhất là xây dựng bài toán nhậnthức hay tạo ra các tình huống có vấn đề Trong dạy học hoá học ta có thể dùngTNHH để tạo ra mâu thuẫn nhận thức, gây ra nhu cầu tìm kiếm kiến thức mới trong

HS Khi dùng TN để tạo tình huống có vấn đề, có thể tiến hành như sau:

- GV nêu ra vấn đề cần nghiên cứu bằng TN

- Tổ chức cho HS dự đoán kết quả TN, hiện tượng sẽ xảy ra trên cơ sở kiến thức đã có của HS

- Hướng dẫn HS tiến hành TN và quan sát hiện tượng Hiện tượng của TNkhông đúng với đại đa số dự đoán của HS sẽ tạo ra mâu thuẫn nhận thức, kích thích HStìm tòi giải quyết vấn đề Kết quả là HS nắm vững kiến thức, tìm ra con đường giải quyếtvấn đề và có niềm vui của người khám phá

Sử dụng TN theo PP nêu vấn đề được đánh giá là có mức độ tích cực cao

1.2.4.4 Sử dụng TN hoá học tổ chức cho HS nghiên cứu tính chất các chất

Tổ chức cho HS dùng TN nghiên cứu tính chất của các chất chính là quátrình đưa HS tham gia hoạt động nghiên cứu một cách tích cực GV cần hướng dẫn

HS tiến hành các hoạt động như:

- Nhận thức rõ vấn đề học tập và nhiệm vụ đặt ra

- Phân tích, dự đoán lí thuyết về tính chất của các chất cần nghiên cứu

- Đề xuất các TN để xác nhận các tính chất đã dự đoán

- Lựa chọn dụng cụ, hoá chất, đề xuất cách tiến hành TN

- Tiến hành TN, quan sát, mô tả hiện tượng, xác nhận sự đúng, sai của những

dự đoán

- Kết luận về tính chất của chất cần nghiên cứu

Trang 35

Quá trình sử dụng TN tổ chức cho HS hoạt động nghiên cứu trong bài truyềnthụ kiến thức mới thường được áp dụng cho lớp HS khá, giỏi thì có hiệu quả caohơn.Trong quá trình tổ chức hoạt động học tập GV cần chuẩn bị chu đáo,theo dõichặt chẽ để hướng dẫn, bổ sung chỉnh lí cho HS

1.2.6 Sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy học hóa học theo hướng dạy học tích cực

Bản thân bài tập hóa học là PPDH hóa học tích cực, song tính tích cực của PP nàyđược nâng cao hơn khi được sử dụng như là nguồn kiến thức để HS tìm tòi chứ khôngphải để HS tái hiện kiến thức Với tính đa dạng của mình, bài tập hóa học là phươngtiện để tích cực hóa hoạt động của HS trong các bài dạy học hóa học, nhưng hiệu quảcủa nó còn phụ thuộc vào việc sử dụng của GV trong quá trình dạy học

Trong mục tiêu môn học có nhấn mạnh đến việc tăng cường rèn luyện kĩ nănghóa học và kĩ năng vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn Bài tập thực nghiệm

là một phương tiện có hiệu quả cao trong việc rèn luyện kĩ năng thực hành, PP làmviệc khoa học, độc lập cho HS GV có thể sử dụng bài tập thực nghiệm khi nghiêncứu, hình thành kiến thức mới; khi luyện tập, rèn luyện kĩ năng cho HS; khi kiểmtra, đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS

Khi giải bài tập thực nghiệm, HS phải biết vận dụng kiến thức để giải bằng líthuyết rồi sau đó tiến hành TN để kiểm nghiệm tính đúng đắn của những bước giải

lí thuyết và rút ra kết luận về cách giải GV cần hướng dẫn HS các bước giải bài tậpthực nghiệm:

Bước 1: Giải lí thuyết, hướng dẫn HS phân tích lí thuyết, xây dựng các bước

giải, dự đoán hiện tượng, kết quả TN, lựa chọn hóa chất, dụng cụ, dự kiến cách tiếnhành

Bước 2: Tiến hành TN, chú trọng đến các kĩ năng:

- Mô tả đầy đủ, đúng hiện tượng TN và giải thích đúng các hiện tượng đó

- Đối chiếu kết quả TN với việc giải lí thuyết, rút ra nhận xét, kết luận

Với các dạng bài tập khác nhau thì các hoạt động cụ thể của HS cũng có thểthay đổi cho phù hợp Cần chú ý rằng khi sử dụng các bài tập thực nghiệm, có thểdùng nhiều hình thức khác nhau :

Trang 36

+ Sử dụng các TNHH và các dụng cụ hóa chất cần thiết để làm bài tập (toànthể HS làm hoặc một vài em làm TN biểu diễn; kết hợp vừa giải bằng lí thuyết và có mộtphần bằng thực nghiệm).

+ Bài tập chỉ được giải bằng lí thuyết (mang tích chất thực nghiệm tưởngtượng)

+ Bài tập bằng hình vẽ, sơ đồ (dùng hình vẽ để mô tả cách lắp đặt dụng cụ,thu khí hoặc từ hình vẽ, sơ đồ cho trước phân tích các khả năng phù hợp )

Trang 37

Chương 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KIẾN THỨC - KĨ NĂNG THỰC HÀNH CHO HỌC SINH THPT THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC

2.1 Xác định hệ thống kiến thức về kĩ năng thí nghiệm Hoá học cho học sinh

Hệ thống kiến thức về kĩ năng thí nghiệm cho học sinh THPT bao gồm

2.1.1 Kiến thức về kĩ năng sử dụng hóa chất

Đó là các kiến thức về: - Cách sử dụng, lựa chọn hóa chất cần thiết cho các TNtiến hành trong chương trình

- Cách sử dụng, bảo quản hóa chất dùng trong trường phổ thông

- Lựa chọn các hóa chất có thể thay thế để đảm bảo yêu cầu tiến hành được TN

2.1.2 Kiến thức về kĩ năng sử dụng dụng cụ TN

Hiểu được tác dụng và cấu tạo của các dụng cụ thông dụng trong PTN

Biết lựa chọn các dụng cụ cần thiết chuẩn bị cho TN và biết cách sử dụng các dụng cụ đó

Lắp các bộ dụng cụ cần thiết cho từng TN, hiểu được tác dụng của từng bộ phận, biết phân tích sự đúng sai trong cách lắp

Có ý thức cải tiến dụng cụ TN: thay thế dụng cụ trong PTN cho phù hợp với điều kiện ở trường phổ thông

2.1.3 Kiến thức về kĩ năng tiến hành TN

Nắm được các thao tác TN cơ bản, hiểu được ý nghĩa các thao tác trong từng

TN cụ thể và điều kiện đảm bảo cho TN an toàn, thành công

Xác định được trình tự hợp lí các thao tác khi tến hành TN biểu diễn

2.1.4 Kiến thức về kĩ năng sử dụng TN

Xác định mục đích của các TN sử dụng trong từng bài học cụ thể

Biết khai thác các hiện tượng chính của TN có liên quan đến kiến thức của bàihọc

Sắp xếp bố trí nơi biểu diễn TN đáp ứng yêu cầu sư phạm của TN

PP làm TN đảm bảo yêu cầu sư phạm

2.1.5 Kiến thức về kĩ năng quan sát, mô tả TN

Trang 38

2.2 Hệ thống các thí nghiệm Hoá học trong chương trình SGK Hoá học 12 (nâng cao)

Trong chương trình SGK Hoá học 12 (nâng cao) hiện nay, các TN trong mỗitiết học và các bài thực hành đã được nâng cao cả về số lượng và chất lượng

Chúng tôi đã lựa chọn và thống kê hệ thống các TN cho từng bài dạy, theotừng chương chương trình SGK bao gồm 15 TNHH được sử dụng khi nghiên cứubài mới và 29 TNTH (xem phụ lục -Mục 1)

2.3 Một số biện pháp rèn luyện kiến thức - kĩ năng thí nghiệm cho học sinh THPT theo hướng dạy học tích cực

2.3.1 Biện pháp 1: Tăng cường sử dụng TN trong dạy học Hoá học theo hướng dạy học tích cực

Trong dạy học Hoá học việc sử dụng có hiệu quả TNHH cần chú ý đến nộidung, vị trí bài dạy trong chương trình, tính phức tạp của dụng cụ và độc hại củahoá chất, kĩ năng TN đã có của HS Với các TN phức tạp có sử dụng hoá chất độchại dễ gây nguy hiểm, cháy nổ thì cần được thực hiện bởi GV Các TNHH do GVbiểu diễn cần tăng cường thực hiện theo PP nghiên cứu, hạn chế việc sử dụng theo

PP minh hoạ nhằm phát huy tính tích cực nhận thức, rèn luyện năng lực tự học và

tư duy của HS

Với các TN tiến hành đơn giản, sử dụng hoá chất ít độc hại và khó gây nguyhiểm cho HS, có thể để HS thực hiện tạo điều kiện cho HS tìm tòi nghiên cứu và tựthu nhận kiến thức dưới sự hướng dẫn điều khiển của GV

2.3.1.1 Sử dụng TN khi nghiên cứu bài mới

Trang 39

Trong khi nghiên cứu bài mới có thể sử dụng TN biểu diễn của GV hoặcTNHS tuỳ theo nội dung kiến thức, mức độ của từng TN và điều kiện cụ thể củatừng trường ( cơ sở vật chất, đối tượng HS ) Việc lựa chọn, xây dựng được một

hệ thống các TN cho mỗi tiết dạy, cho mỗi chương và đề xuất PP sử dụng các TN

đó theo hướng dạy học tích cực là rất có ích cho mỗi GV đứng lớp vì sẽ tiết kiệmđược thời gian, công sức vào việc chuẩn bị các TN.Với mục đích đó chúng tôi đãxây dựng quy trình xác định PP sử dụng các TN trong khi nghiên cứu bài mới theohướng dạy học tích cực và đề xuất PP sử dụng cụ thể cho từng TN ở mỗi bài họctrong chương trình sách giáo khoa Hoá học 12 (nâng cao)

QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG CÁC THÍ NGHIỆM TRONG KHI NGHIÊN CỨU BÀI MỚI THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC: Bước 1: Xác định TN cần tiến hành

ví dụ dưới đây chúng tôi sẽ phân tích cụ thể để chúng ta có thể hình dung được việclựa chọn phương pháp sử dụng thí nghiệm trong dạy học Hoá học như thế nào để

có hiệu quả nhất

Một số ví dụ cụ thể

1 Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp kiểm

chứng Ví dụ 1: Trong bài “ Glucozơ “ ( Bài 5 )

Bước 1: Xác định thí nghiệm cần tiến hành

- TN cần tiến hành : Phản ứng tráng bạc của glucozơ

Cho vào ống nghiệm sạch 1ml dung dịch AgNO3 1%, sau đó nhỏ từng giọtdung dịch NH3 5% và lắc đều đến khi kết tủa vừa tan hết Thêm tiếp 1 ml dung dịchglucozơ Đun nóng nhẹ ống nghiệm Trên thành ống nghiệm thấy xuất hiện một lớpbạc sáng như gương

Trang 40

Bước 2: Xác định mục tiêu của TN

- Glucozơ có tính chất của anđehit do trong phân tử có chứa nhóm chức (-CHO)

- Glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 (NH3) giải phóng Ag kim loại

GV: Từ cấu tạo của phân tử HS: - Glucozơ có tính chất của anđehit do trong

glucozơ (trong phân tử có phân tử có chứa nhóm chức (-CHO)

chứa một nhóm chức –CHO) - Glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 (NH3) giải

và có 5 nhóm chức -OH, em phóng Ag kim loại

hãy dự đoán tính chất hoá học - Glucozơ có thể khử Cu(II) trong Cu(OH)2 thànhcủa glucozơ ? Cu(I) dưới dạng Cu2O kết tủa màu đỏ gạch

- Glucozơ làm mất màu dung dịch brom

GV: Nêu mục đích của TN

Nghiên cứu TN để làm sáng tỏ

dự đoán trên về tính chất hoá

học của glucozơ

HS : Dự đoán hiện tượng của phản ứng

GV: Nêu cách tiến hành TN - Glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 (NH3)(như SGK) tạo thành lớp bạc sáng bám vào thành ống nghiệm

Ngày đăng: 29/10/2020, 21:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Đức Bình, Phương pháp giải bài tập hoá kim loại, NXN Giáo dục, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giải bài tập hoá kim loại
2. Từ Sỹ Chương (chủ biên), Trương Duy Quyền, Thiết kế bài giảng Hoá học 12 (cơ bản và nâng cao), NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng Hoá học 12 (cơ bản và nâng cao)
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội
4. Nguyễn Cương, Phương pháp dạy học và thí nghiệm hoá học, Chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1997- 2000 cho giáo viên THPT , NXB Giáo Dục, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học và thí nghiệm hoá học
Nhà XB: NXB Giáo Dục
5. Nguyễn Cương, Sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học hiện đại và phương tiện kĩ thuật dạy học để nâng cao chất lượng dạy học hoá học, Bài giảng lớp tập huấn giảng viên cao đẳng sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học hiện đại vàphương tiện kĩ thuật dạy học để nâng cao chất lượng dạy học hoá học
6. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung, Phương pháp dạy học hoá học, Tập 1- NXB Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học hoá học
Nhà XB: NXB Hà Nội
7. Nguyễn Cương, Nguyễn Tinh Dung, Nguyễn Trọng Thọ, Giảng dạy hoá học- Hội nghị hóa học toàn quốc lần thứ 4 , Hà Nội tháng 10 - 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giảng dạy hoá học- Hội nghị hóa học toàn quốc lần thứ 4
8. Nguyễn Cương, Cao Thị Thặng, Đặng Thị Oanh, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV THCS chu kì III, NXB Giáo dục-2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV THCS chu kì III
Nhà XB: NXB Giáo dục-2005
9. Nguyễn Cương, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Hoàng Văn Côi, Trần Trung Ninh, Thí nghiệm thực hành Phương pháp dạy học hóa học, NXB Đại học sư phạm- 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thí nghiệm thực hành Phương pháp dạy học hóa học
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm- 2005
10. Nguyễn Cương, Phương pháp dạy học Hóa học ở trường phổ thông và đại học, NXB giáo dục, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Hóa học ở trường phổ thông và đại học
Nhà XB: NXB giáo dục
11. Đoàn Thị Diệp, Nguyễn Kim Hạnh, Nguyễn Tấn Trung, Bài tập trắc nghiện Hoá học 12, NXB Giáo Dục, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập trắc nghiện Hoá học 12
Nhà XB: NXB Giáo Dục
12. PGS. TS. Trần Quốc Đắc, Hướng dẫn thí nghiệm Hóa học 12, NXB Giáo dục, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thí nghiệm Hóa học 12
Nhà XB: NXB Giáo dục
13. Cao Cự Giác, Thiết kế bài giảng hóa học nâng cao 12 Tập 1,2, NXB Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng hóa học nâng cao 12 Tập 1,2
Nhà XB: NXB Hà Nội
14. Cao Cự Giác, Bài tập lí thuyết và thực nghiệm hóa học tập 1,2 -NXB Giáo Dục, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập lí thuyết và thực nghiệm hóa học tập 1,2
Nhà XB: NXB Giáo Dục
15. Phạm Minh Hạc (chủ biên), Tâm lí học, NXB Giáo dục, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học
Nhà XB: NXB Giáo dục
16. Nguyễn Thị Hoa, Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện kĩ thuật dạy học để nâng cao tính tích cực, chủ động cho học sinh trong học tập hoá học 10,11 THPT ở Hà Nội, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục-2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện kĩ thuật dạy học đểnâng cao tính tích cực, chủ động cho học sinh trong học tập hoá học 10,11THPT ở Hà Nội
17. Trần Văn Kiên, Dạy học giải quyết vấn đề ở trường trung học phổ thông, Tạp chí giáo dục, số 121, tháng 9 năm 2005.Trang 23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học giải quyết vấn đề ở trường trung học phổ thông
18. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu, Phương pháp dạy học các chương mục quan trọng trong chương trình sách giáo khoa Hoá học phổ thông (học phần- PPDH2), Hà Nội 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học các chương mụcquan trọng trong chương trình sách giáo khoa Hoá học phổ thông (học phần-PPDH2)
19. Th.S Nguyễn Khoa Thị Phượng , Phương pháp giải bài tập Hoá học hữu cơ 12(cơ bản và nâng cao), NXB Đại học Quốc Gia Hà Nôi, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giải bài tập Hoá học hữu cơ 12(cơ bản và nâng cao
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia Hà Nôi
20. Th.S Nguyễn Khoa Thị Phượng , Phương pháp giải bài tập Hoá học hữu cơ 12(cơ bản và nâng cao), NXB Đại học Quốc Gia Hà Nôi, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giải bài tập Hoá học hữu cơ 12(cơ bản và nâng cao)
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia Hà Nôi
21. Th.S Nguyễn Khoa Thị Phượng , Phương pháp giải bài tập Hoá học đại cương - vô cơ 12(cơ bản và nâng cao), NXB Đại học Quốc Gia Hà Nôi, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giải bài tập Hoá học đại cương - vô cơ 12(cơ bản và nâng cao)
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia Hà Nôi

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w