1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển tư duy và rèn luyện kiến thức kĩ năng thực hành hóa học cho học sinh thông qua chương trình sách giáo khoa hóa học lớp 12 nâng cao theo hướng dạy học tích cực

20 342 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 442,73 KB

Nội dung

ĐẠI HOC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM LÊ THANH HÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY VÀ RÈN LUYỆN KIẾN THỨC KỸ NĂNG THỰC HÀNH HÓA HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC LỚP 12

Trang 1

ĐẠI HOC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA SƯ PHẠM

LÊ THANH HÀ

PHÁT TRIỂN TƯ DUY VÀ RÈN LUYỆN KIẾN THỨC KỸ NĂNG THỰC HÀNH

HÓA HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH

SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC LỚP 12 NÂNG CAO

THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học

( Bộ môn Hóa học)

Mã số : 60 14 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS ĐẶNG THỊ OANH

HÀ NỘI – 2009

MỤC LỤC

Trang 2

Trang

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích của đề tài 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Nhiệm vụ của đề tài 2

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Giả thuyết khoa học 3

7 Những đóng góp mới của đề tài 3

NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 1.1 Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học hoá học ở trường THPT hiện nay Error! Bookmark not defined.

1.1.1 Phương hướng đổi mới phương pháp dạy hoạ hoá học ở trường THPT

Error! Bookmark not defined.

1.1.2 Phương pháp dạy học hoá học theo hướng dạy học tích cựcError! Bookmark not

defined.

1.1.3 Tư duy và phát triển tư duy trong dạy học hoá học.Error! Bookmark not defined.

1.2 Thí nghiệm hoá học trong dạy học hoá học ở trường phổ thôngError! Bookmark

not defined.

1.2.1 Vai trò, ý nghĩa của TNHH trong dạy học hoá họcError! Bookmark not defined 1.2.2 Phân loại, yêu cầu sư phạm của việc sử dụng TN trong dạy học

hoá học Error! Bookmark not defined.

1.2.3 Rèn luyện kĩ năng thực hành hoá học trong dạy học ở các trường THPT Error! Bookmark not defined.

Trang 3

1.2.4 Thực trạng sử dụng TN hoá học ở trường phổ thôngError! Bookmark not defined.

1.2.5 Sử dụng TN hoá học theo hướng dạy học tích cựcError! Bookmark not defined 1.2.6 Sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy học hóa học theo hướng dạy

học tích cực Error! Bookmark not defined

Chương 2: Một số biện pháp rèn luyện kiến thức - kĩ năng thí nghiệm

cho học sinh THPT theo hướng dạy học tích cực

2.1 Xác định hệ thống kiến thức về kĩ năng thí nghiệm hóa học cho học sinh lớp 12- Nâng cao Error! Bookmark not defined.

2.1.1 Kiến thức về kĩ năng sử dụng hóa chất Error! Bookmark not defined.

2.1.2 Kiến thức về kĩ năng sử dụng dụng cụ TNError! Bookmark not defined.

2.1.3 Kiến thức về kĩ năng tiến hành TN Error! Bookmark not defined.

2.1.4 Kiến thức về kĩ năng sử dụng TN Error! Bookmark not defined.

2.1.5 Kiến thức về kĩ năng quan sát, mô tả TNError! Bookmark not defined.

2.1.6 Kiến thức về kĩ năng vận dụng kiến thức hóa học trong giải thích

hiện tượng Error! Bookmark not defined

2.2 Hệ thống các thí nghiệm hóa học trong chương trình SGK Hoá học 12- Nâng cao Error! Bookmark not defined.

2.3.Phát triển tư duy và rèn luyện kiến thức kĩ năng thực hành hoá học cho học sinh thông qua chương trình SGK 12 - Nâng cao theo hướng dạy học tích cựcError! Bookmark not defined.

2.3.1 Tăng cường sử dụng TN trong dạy học hoá học

theo hướng dạy học tích cực Error! Bookmark not defined.

2.3.2 Tăng cường sử dụng các bài tập thực nghiệm nhằm

Trang 4

củng cố lí thuyết, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thực hành cho HSError! Bookmark not defined.

2.3.3 Tăng cường sử dụng TN và các bài tập thực nghiệm

trong kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS.Error! Bookmark not defined.

2.3.4 Một số giáo án minh họa Error! Bookmark not defined

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

3.1 Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạmError! Bookmark not defined.

3.1.1 Mục đích Error! Bookmark not defined.

3.1.2 Nhiệm vụ Error! Bookmark not defined

3.2 Phương pháp thực nghiệm Error! Bookmark not defined.

3.2.1 Chọn đối tượng và địa bàn thực nghiệm Error! Bookmark not defined.

3.2.2 Chọn lớp thực nghiệm và GV dạy Error! Bookmark not defined.

3.2.3 Cách tiến hành Error! Bookmark not defined

3.3 Nội dung thực nghiệm sư phạm Error! Bookmark not defined.

3.4 Kết quả thực nghiệm sư phạm Error! Bookmark not defined.

3.5 Xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm Error! Bookmark not defined.

3.5.1 Lập bảng phân phối : tần suất, tần suất luỹ tíchError! Bookmark not defined 3.5.2 Vẽ đồ thị đường luỹ tích theo bảng phân phối tần suất luỹ tíchError! Bookmark

not defined.

3.5.3 Tính các tham số đặc trưng thống kê Error! Bookmark not defined

3.6 Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 132

TÀI LIỆU THAM KHẢO 134

PHỤ LỤC

Trang 5

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học Hoá học ở trường THPT hiện nay

1.1.1 Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT

1.1.1.1 Đổi mới phương pháp dạy học là một nhu cầu tất yếu của xã hội học tập

Để đáp ứng công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, ngành giáo dục nước nhà cần phải đào tạo nên những sản phẩm giáo dục có uy tín và chất lượng, đó là những người lao động có tính sáng tạo, tích cực, chủ động và thích ứng nhanh với sự phát triển phong phú và đa dạng của xã hội Vì vậy, thế hệ lao động mới ngoài những yêu cầu trước đây còn cần phải có các phẩm chất sau: Chủ động, năng động và sáng tạo trong công việc, dám nghĩ, dám làm Sẵn sàng tiếp nhận thông tin và xử lí thông tin Biết phê phán, tiếp thu, biết tự khẳng định mình Có năng lực tự học, tự tìm hiểu thực tiễn, biết đúc kết và tự rút kinh nghiệm Có khả năng giao tiếp, ứng xử, tham gia các hoạt động xã hội Có khả năng hợp tác, tính kỉ luật cao, hiểu biết pháp luật

Các phương pháp dạy học truyền thống tuy đã khẳng định được những thành công nhất định nhưng vẫn còn nhiều hạn chế Phổ biến nhất là thuyết trình, thiên về truyền thụ kiến thức một chiều, áp đặt không dáp ứng được các yêu cầu đã đưa ra ở trên Bên cạnh đó, kiến thức cần trang bị cho học sinh tăng nhanh do thành tựu các cuộc cánh mạng công nghệ, trong khi đó thời lượng dạy học có giới hạn và luôn có sức ép giảm tải vì nhu cầu của cuộc sống hiện đại Do đó, cần có sự đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy cách học, dạy cách suy nghĩ, dạy phương pháp tư duy theo hướng: Phát huy tính chủ động sáng tạo trong quá trình nhận thức, vận dụng Tạo điều kiện cho học sinh tự lực phát hiện, tìm hiểu, đặt và giải quyết vấn đề Tăng cường trao đổi, đối thoại để tìm ra chân lí Tạo điều kiện hoạt động hợp tác trong nhóm Tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau Tận dụng tri thức thực tế của học sinh để xây dựng kiến thức mới

Trang 6

Tóm lại, đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học hoá học nói riêng là một yêu cầu khách quan và là nhu cầu tất yếu của xã hội vì hoá học là một môn khoa học thực nghiệm gắn liền với sự phát triển khoa học kĩ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ cuộc sống

1.1.1.2 Những xu hướng dạy học hoá học hiện nay

a Khai thác đặc thù môn hoá học tạo ra các hình thức hoạt động đa dạng, phong phú giúp học sinh chủ động tự chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng trong giờ học

Do hoá học là một môn khoa học thực nghiệm nên trong dạy học hoá học cần phải tăng cường sử dụng các phương tiện trực quan ( đặc biệt là thí nghiệm hoá học, phương tiện kĩ thuật dạy học) Sử dụng phối hợp nhiều hình thức hoạt động của học sinh, nhiều phương pháp dạy học của giáo viên, trong đó chú trọng phương pháp dạy học trực quan, sử dụng thướng xuyên tổ hợp phương pháp dạy học phức hợp-dạy học đặt và giải quyết vấn đề, nhằm giúp học sinh được hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo

Khi sử dụng thí nghiệm hoá học và phương tiện trực quan khác cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Học sinh tự quan sát, nhận xét hiện tượng thí nghiệm và tính chất các chất khi quan sát trực tiếp thí nghiệm, mẫu vật, mô hình, tranh ảnh, băng hình,

- Học sinh được tự làm thí nghiệm khi học bài mới và khi ôn tập củng cố, tự lắp ráp mô hình, các thiết bị thí nghiệm,

- Tăng cường việc sử dụng phương pháp nghiên cứu trong khi tiến hành thí nghiệm hoá học nói riêng và trong dạy học hoá học nói chung

Khi lựa chọn và sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học của giáo viên và các hình thức hoạt động của học sinh, cần chú ý ưu tiên các hình thức hoạt động và các phương pháp dạy học thể hiện được phương pháp nhận thức đặc trưng của bộ môn hoá học Cần đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên phục vụ cho việc đổi mới phương pháp học tập của học sinh, làm cho học sinh được tự học, tự khám phá tri thức hoá học một cách chủ động tích cực, tự phát hiện và giải quyết vấn đề Muốn như vậy thì:

Trang 7

- Hoạt động của giáo viên trên lớp không phải là quá trình truyền thụ một chiều mà giáo viên phải là người tổ chức, điều khiển các hoạt động của học sinh Trước hết giáo viên phải tổ chức làm xuất hiện vấn đề gây hứng thú nhận biết về nội dung hoá học mới Tiếp đó giáo viên định hướng, điều khiển, hỗ trợ để học sinh hoạt động trí não, xây dựng dự đoán, làm thí nghiệm, quan sát, thu thập số liệu và tranh luận, từ đó tìm ra các kiến thức hoá học mới Giảm bớt thí nghiệm biểu diễn, tăng cường thí nghiệm học sinh trực tiếp làm, tự quan sát các mô hình, mẫu vật trực tiếp rút ra các nhận xét, đồng thời qua đó hình thành các khái niệm về hoá học Để thực hiện tốt chức năng định hướng, điều khiển, giáo viên phải xây dựng tình huống, phải thiết kế các hoạt động, xây dựng hệ thống câu hỏi định hướng phù hợp với nội dung, với logic phát triển vấn

đề và phù hợp với trình độ học sinh

- Học sinh không phải chỉ thụ động ngồi nghe thuyết giảng, xem giáo viên biểu diễn thí nghiệm mà phải chủ động trực tiếp tham gia hoạt động tìm tòi, phát hiện, giải quyết vấn đề Bên cạnh hình thức hoạt động đồng loạt cả lớp, cần phải đưa vào nhiều hơn hoạt động theo nhóm, hoạt động tự lực cá nhân với sự nỗ lực cao để tìm hiểu, giải quyết các vấn đề đặt ra Học sinh tranh luận, đối thoại với các bạn trong nhóm, giữa các nhóm với nhau, tự tranh luận với bản thân Giáo viên là trọng tài, hoàn chỉnh các kết luận Tăng cường khâu tự học, tự ôn tập, hệ thống hoá kiền thức Học sinh được tham gia nhận xét, đánh giá kết quả của bạn bè và tự đánh giá bản thân

b Khai thác triệt để các nội dung hoá học trong bài dạy theo hướng liên hệ với thực tế

Sẽ hấp dẫn và thiết thực hơn khi giáo viên biết khai thác các nội dung hoá học trong bài dạy theo hướng liên hệ với thực tế đời sống Đây cũng là một yêu cầu quan trọng trong việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học hoá học nhằm tăng tính thực tiễn của môn học Một số nội dung cần khai thác khi liên hệ với thực tiễn là: Hoá học với ứng dụng trong đời sống Hoá học với sự phát triển kinh tế, du lịch, quốc phòng Hoá học với ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp Hoá học với việc bảo vệ môi trường Hoá học với sức khoẻ

c Tăng cường sử dụng các loại bài tập có tác dụng phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng thực hành hoá học

Để phát huy mặt mạnh của bài tập trong dạy học hoá học, đòi hỏi giáo viên phải biết thiết

kế và sử dụng các loại bài tập hoá học có tác dụng phát triển tư duy và rèn luyện các kĩ năng thực hành hoá học, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của môn học

Trang 8

d Sử dụng các phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại và áp dụng các thành tựu của công nghệ thông tin trong dạy học hoá học

Trước sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ thông tin đã làm xuất hiện những phương tiện kĩ thuật hiện đại, đa chức năng ( máy tính điện tử, máy chiếu dữ liệu, mạng internet), dẫn đến hình thành những phương tiện dạy học mới so với trước đây như: Phòng học đa chức năng, thư viện, SGK, giáo trình điện tử Giáo án, bài giảng điện tử, bài giảng trực tuyến Phần mềm nghiên cứu dạy học hoá học Phần mềm thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng Phần mềm kiểm tra trắc nghiệm và quản lí giáo dục

Khai thác và sử dụng có hiệu quả các phương tiện kĩ thuật và dạy học nêu trên sẽ góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học hoá học nói riêng theo hướng hiện đại

1.1.1.3 Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT

Trong thời gian gần đây, một số chiến lược đổi mới PPDH được thử nghiệm đó là "dạy học hướng vào người học", "hoạt động hoá người học"

a Dạy học hướng vào người học

Đây là quan điểm được đánh giá là tích cực vì việc dạy học chú trọng đến người học để tìm ra PPDH có hiệu quả Có thể nhấn mạnh những điểm quan trọng của việc dạy học hướng

vào người học như sau:

- Về mục tiêu dạy học: Chuẩn bị cho HS thích nghi với đời sống XH Tôn trọng nhu cầu,

hứng thú, khả năng và lợi ích của HS

- Về nội dung: Chú trọng bồi dưỡng, rèn luyện kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức,

năng lực giải quyết vấn đề học tập và thực tiễn, hướng vào sự chuẩn bị thiết thực cho HS hoà nhập với XH

- Về phương pháp: Coi trọng rèn luyện cho HS PP tự học, tự khám phá và giải quyết vấn

đề, phát huy sự tìm tòi tư duy độc lập sáng tạo của HS thông qua hoạt động học tập HS chủ động tham gia các hoạt động học tập GV là người tổ chức, điều khiển động viên, huy động tối

đa vốn hiểu biết, kinh nghiệm của từng HS trong việc tiếp thu kiến thức và xây dựng bài học

Trang 9

- Về hình thức tổ chức: Không khí lớp học thân mật tự chủ, bố trí lớp học linh hoạt phù

hợp với hoạt động học tập và đặc điểm của từng tiết học Giáo án bài dạy cấu trúc linh hoạt và

có sự phân hoá, tạo điều kiện cho sự phát triển năng khiếu của từng cá nhân

- Về kiểm tra đánh giá: GV đánh giá khách quan, HS tham gia vào quá trình nhận xét đánh

giá kết quả học tập của mình (tự đánh giá), đánh giá nhận xét lẫn nhau Nội dung kiểm tra chú ý đến các mức độ: tái hiện, vận dụng, suy luận, sáng tạo

- Kết quả đạt được: Tri thức thu được vững chắc bằng con đường tự tìm tòi, HS được phát

triển cao hơn về nhận thức, tình cảm, hành vi,tự tin trong cuộc sống

Như vậy việc dạy học hướng vào người học đặt vị trí người học vừa là chủ thể vừa là mục đích cuối cùng của quá trình dạy học, phát huy tối đa tiềm năng của từng người học Do đó vai trò tích cực, chủ động, độc lập sáng tạo của người học được phát huy Người GV đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, động viên các hoạt động độc lập của HS, đánh thức các tiềm năng của mỗi HS giúp họ chuẩn bị các hành trang bước vào cuộc sống Tuy nhiên lí thuyết coi HS là trung tâm chịu sự chi phối của ý thức hệ tư sản nên đã đi sâu vào việc tuyệt đối hoá hứng thú, nhu cầu, hành vi biệt lập của cá nhân HS nên khi áp dụng cần đề phòng khuynh hướng tuyệt đối hoá nhu cầu nguyện vọng của HS

b Dạy học theo hướng “Hoạt động hoá người học”

+ Bản chất của việc đổi mới PPDH theo hướng hoạt động hoá người học

Nét đặc trưng cơ bản của định hướng hoạt động hoá người học là sự học tập tự giác và sáng tạo của HS Theo định hướng đó, các nhà nghiên cứu đã đề xuất:

- HS phải được hoạt động nhiều hơn và trở thành chủ thể hoạt động, đặc biệt là hoạt động

tư duy

- Các PPDH phải thể hiện được PP nhận thức khoa học bộ môn và tận dụng khai thác đặc thù của bộ môn để tạo ra các hình thức họat động đa dạng, phong phú của HS trong giờ học

- Chú trọng dạy HS PP tự học, PP tự nghiên cứu trong quá trình học tập

+ Học tập và sáng tạo Vai trò mới của người GV

Trang 10

Để hình thành và phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo của HS, cách tốt nhất là đặt họ vào vị trí chủ thể hoạt động tự lực, tự giác, tích cực của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực sáng tạo, hình thành quan điểm đạo đức Vì vậy cần phải coi xây dựng phong cách “học tập sáng tạo” là cốt lõi của việc đổi mới PPDH

Ngày nay việc học tập của HS mang nhiều ý nghĩa tự học, còn người GV cần chú ý đến dạy cách học thông qua quá trình dạy học Trong khi khẳng định vai trò của người GV không hề suy giảm, cần phải thấy rằng tính chất của vai trò này đã thay đổi: người GV không phải là nguồn phát thông tin duy nhất, không chỉ lo truyền thụ kiến thức, không phải là người làm mọi việc cụ thể trên lớp Trách nhiệm chủ yếu của GV là làm các công việc sau:

- Thiết kế: Lập kế hoạch, chuẩn bị kế hoạch dạy học, bao gồm: mục đích, nội dung, PP,

phương tiện và hình thức tổ chức (tức là soạn giáo án theo những yêu cầu mới, có chỉ rõ mục tiêu, nội dung, cách tổ chức và điều khiển họat động của HS, chỉ rõ hệ thống họat động của HS )

- Ủy thác, tạo động cơ: Biến ý đồ của dạy học của GV thành nhiệm vụ học tập tự nguyện,

tự giác của HS

- Điều khiển: Điều khiển và tổ chức hoạt động của HS theo cá nhân hay nhóm, kể cả điều

khiển về mặt tâm lý, bao gồm sự động viên, trợ giúp, đánh giá

- Thể chế hoá: Biến những kiến thức riêng của từng HS thành tri thức khoa học của XH

mà HS cần tiếp thu, tạo điều kiện cho HS vận dụng tri thức thu được để giải quyết một số vấn đề liên quan trong đời sống và sản xuất

+ Các biện pháp hoạt động hoá người học

Trong dạy học hoá học cần sử dụng các biện pháp hoạt động hoá người học như:

- Khai thác nét đặc thù môn hoá học tạo ra các hình thức hoạt động đa dạng phong phú giúp HS chủ động tự chiếm lĩnh kiến thức kĩ năng trong giờ học như: + Tăng cường sử dụng TN

hoá học, các phương tiện trực quan

Trong giờ học cần sử dụng phối hợp nhiều hình thức hoạt động của HS: TN, dự đoán

lí thuyết, mô hình hoá, giải thích, thảo luận nhóm

Ngày đăng: 15/11/2016, 10:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w