1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Liên hệ với tính tất yếu và những đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

13 668 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 218,08 KB

Nội dung

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Liên hệ với tính tất yếu và những đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Liên hệ với tính tất yếu và những đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Liên hệ với tính tất yếu và những đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Liên hệ với tính tất yếu và những đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Liên hệ với tính tất yếu và những đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Liên hệ với tính tất yếu và những đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Liên hệ với tính tất yếu và những đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA MARKETING

BÀI THẢO LUẬN MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Đề tài: Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Liên hệ với tính tất yếu và những đặc điểm cơ bản của thời kỳ

quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Nhóm thảo luận: 4

Mã lớp học phần: 2062HCMI0121 Giảng viên hướng dẫn: Lại Quang Mừng

Hà Nội - 2020

Trang 2

1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

1.1 Chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa

1.1.1 Khái quát chung về chủ nghĩa xã hội

Chủ nghĩa xã hội được hiểu theo bốn nghĩa: (1) Là phong trào thực tiễn, phong trào đấu tranh của nhân dân lao động chống lại áp bức, bất công chống các giai cấp thống trị; (2) Là trào lưu tư tưởng, lý luận phản ánh lý tưởng giải phóng nhân dân lao động khỏi áp bức, bóc lột, bất công; (3) Là một khoa học – chủ nghĩa xã hội khoa học, khoa học về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; (4) Là một chế độ xã hội tốt đẹp, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa

Sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội CSCN là một tất yếu khách quan:

+) Nhờ những bước tiến to lớn của lực lượng sản xuất, biểu hiện chung nhất là sự ra đời của công nghiệp cơ khí, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra bước phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất Trong vòng chưa đầy một thế kỷ, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ

sộ hơn lực lượng sản xuất mà nhân loại tạo ra đến lúc đó Tuy nhiên lực lượng sản xuất càng được cơ khí hoá, hiện đại hoá càng mang tính xã hội cao thì càng mâu thuẫn với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa Quan hệ sản xuất từ chỗ đóng vai trò mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, thì ngày càng trở nên lỗi thời, kìm hãm lực lượng sản xuất Cuộc đấu tranh giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản xuất hiện ngay từ đầu và ngày càng trở nên gay gắt và có tính chính trị rõ nét

+) Sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự trưởng thành thực sự của giai cấp công nhân là tiền đề, điều kiện cho sự ra đời của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa Tuy nhiên hình thái kinh tế - xã hội

Trang 3

cộng sản chủ nghĩa không tự nhiên ra đời, nó chỉ được hình thành thông qua cách mạng vô sản dưới sự lãnh đạo của đảng của giai cấp công nhân – Đảng Cộng sản

1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội

Chủ nghĩa xã hội giải phóng giai cấp, dân tộc, xã hội, giải phóng con

người và tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện: Để giải phóng con

người và tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện, chủ nghĩa xã hội đã xóa bỏ tận gốc gây nên tình trạng áp bức bóc lột giữa giai cấp và con người

Do nhân dân lao động làm chủ

 Đặc trưng thể hiện thuộc tính bản chất của xã hội chủ nghĩa: vì con người và do con người

 Quyền làm chủ được thể hiện thông qua Nhà nước Xã hội chủ nghĩa với

hệ thống pháp luật và hệ thống tổ chức ngày càng hoàn thiện và hiệu quả

Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lương sản xuất hiện đại và chế

độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu

Nhà nước kiểu mới mang bản chất của giai cấp công nhân, đại diện quyền lợi cho nhân dân lao động:

 Đó là nhà nước chuyên chính vô sản, là một công cụ, phương tiện đồng thời là sự biểu hiện tập trung trình độ dân chủ của nhân dân

 Nhà nước xã hội chủ nghĩa thực hiện dân chủ với nhân dân, chuyên chính với các thế lực áp bức, bó lột, đi ngược lại với con đường xã hội chủ nghĩa

Có nền văn hóa phát triển cao, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại: Quá trình xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa phải

kế thừa những giá trị văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại Chống tư tưởng và văn hóa phi vô sản trái với phương hướng đi lên của xã hội chủ nghĩa

Bảo đảm bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc, có quan hệ hợp tác hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới

1.2 Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội

1.2.1 Tính tất yếu khách quan của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Trang 4

- Các quan hệ của chủ nghĩa xã hội không tự nảy sinh trong lòng chủ nghĩa tư bản, mà chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa Do vậy, thời kì quá độ là để xây dựng và phát triển những quan

hệ đó

 Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dù đã ở trình độ cao cũng chỉ có thể tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành các quan hệ xã hội mới xã hội chủ nghĩa Do đó, cũng cần có thời gian nhất định để xây dựng và phát triển những quan hệ đó

 Nghiên cứu tiến trình vận động của lịch sử, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã khẳng định, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chắc chắn sẽ bị thay thế bằng phương thức cộng sản chủ nghĩa Đó là một quy luật khách quan của lịch sử

- Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra cơ sở vật chất-kĩ thuật nhất định cho chủ nghĩa

xã hội, nhưng muốn những cơ sở vật chất đó phục vụ cho chủ nghĩa xã hội cần

có thời gian tổ chức, sắp xếp lại

 Đối với những nước chưa từng trải qua quá trình công nghiệp hóa muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội, thời kì quá độ cho việc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội có thể kéo dài với nhiệm vụ trọng tâm là tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa Đối với các nước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, dù đã có công nghiệp, có cơ sở vật chất-kĩ thuật của chủ nghĩa tư bản tiến bộ đến đâu cũng chỉ là những tiền đề vật chất Muốn có cơ sở vật chất-kĩ thuật của chủ nghĩa khoa học, các nước này cần phải tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa về quan hệ sản xuất, tiếp thu vận dụng và phát triển cao hơn những thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế mới xã hội chủ nghĩa có trình độ cao và tổ chức, sắp xếp lại nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa một cách hợp lí, hiệu quả hơn

 Từ chủ nghĩa tư bản hay từ trước chủ nghĩa tư bản quá độ lên chủ nghĩa

xã hội là một tất yếu khách quan, một quy luật kinh tế mang tính phổ biến và

Trang 5

được thực hiện thông qua công nghiệp nghiệp hóa hiện đại hóa Đó là một nhiệm vụ vô cùng to lớn và đầy khó khăn, không thể “đốt cháy giai đoạn” được

- Công cuộc xây dựng là một công việc mới mẻ, khó khăn và phức tạp, cần phải có thời gian để giai cấp công nhân làm quen với những công việc mới

 Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở các nước có trình độ phát triển kinh tế-xã hội khác nhau có thể diễn ra khoảng thời gian dài, ngắn khác nhau

1.2.2 Đặc điểm của thời kỳ quá độ từ xã hội tư bản đi lên chủ nghĩa xã hội

1 Trên lĩnh vực kinh tế

- Thời kỳ quá độ từ xã hội tư bản đi lên chủ nghĩa xã hội tồn tại nền kinh

tế nhiều thành phần, trong đó có thành phần đối lập

- Lênin cho rằng thời kì quá độ tồn tại 5 thành phần kinh tế: Kinh tế gia trưởng, kinh tế hàng hoá nhỏ, kinh tế tư bản, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế xã hội chủ nghĩa

2 Trên lĩnh vực chính trị

- Sự thống trị về chính trị của giai cấp công nhân với chức năng thực hiện dân chủ đối với nhân dân, tổ chức xây dựng và bảo vệ chế độ mới, chuyên chính với những phần tử thù địch, chống lại nhân dân

- Tiếp tục cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản

3 Trên lĩnh vực văn hoá

- Tồn tại nhiều tư tưởng khác nhau, chủ yếu là tư tưởng vô sản và tư tưởng

tư sản

- Giai cấp công nhân từng bước xây dựng văn hoá vô sản, nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa

4 Trên lĩnh vực xã hội

- Tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp và sự khác biệt giữa các giai cấp, tầng lớp vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau

Trang 6

- Tồn tại sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị, giữa lao động trí óc và lao động chân tay

- Là thời kì đấu tranh giai cấp chống áp bức, bất công xoá bỏ tệ nạn xã hội

và những tàn dư của xã hội cũ để lại, thiết lập công bằng xã hội trên cơ sở thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động là chủ đạo

Trang 7

2 Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

2.1 Tính tất yếu của sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam:

- Lịch sử vận động và phát triển của cách mạng Việt Nam, thực tiễn phát triển của thế giới suốt thế kỷ XX, cũng như thập niên đầu thế kỷ XXI đã bác bỏ hoàn toàn những luận điệu xuyên tạc, đồng thời chứng minh rằng, nước ta quá

độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là một tất yếu khách quan, phù hợp với xu thế vận động tiến bộ của thời đại và điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội khẳng định: “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội

dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới Trong xu thế vận động chung đó của thế giới, thì việc Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử… Đây

là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen” Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1954 ở Miền Bắc và năm 1975 trên phạm vi cả nước theo kiểu quá độ gián tiếp Đó là sự lựa chọn tất yếu dựa trên những căn cứ sau: + Thứ nhất, căn cứ vào quan điểm của Chủ nghĩa Mác –Lênin cho rằng, ở những nước nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển về kinh tế vẫn có khả năng tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội mà không phải trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa + Thứ hai, căn cứ vào xu thế phát triển của thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, mở đầu bằng cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại Đó cũng là

Trang 8

thời đại độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nên nhiều nước đã đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa như Trung Quốc, Việt Nam,

Cu Ba, Triều Tiên, Lào…

+ Thứ ba, việc bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN quá độ lên CNXH ở Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu khách quan của nền kinh tế Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, từ nền nông nghiệp lạc hậu, mang nặng tính chất tự cung tự cấp, nền kinh tế nước ta nảy sinh một yêu cầu khách quan là: chuyển kinh tế tự nhiên lên kinh tế hàng hóa và thúc đẩy sản xuất hàng hóa nhỏ phát triển lên thành sản xuất lớn dựa trên cơ sở kỹ thuật, công nghệ hiện đại Thực hiện quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN dựa trên cơ sở củng cố chính quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; dựa vào khối liên minh công-nông-trí thức để tổ chức và huy động mọi tiềm lực của các tầng lớp nhân dân, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tạo lập cơ sở vật chất-kỹ thuật cho CNXH

+Thứ tư, lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ thực dân của nước ta chứng minh rằng, quá độ lên CNXH là con đường duy nhất để nước ta thoát khỏi ách đô hộ của thực dân đế quốc, để thực hiện thành công cách mạng giải phóng dân tộc Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”,

“chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị

áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”

- Như vậy, cả từ phương diện lý luận và thực tiễn vận động của lịch sử nhân loại suốt thế kỷ XX, thập niên đầu thế kỷ XXI và đặc biệt từ thực tiễn lịch

sử đấu tranh giải phóng, xây dựng đất nước ở Việt Nam, việc nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là một tất yếu khách quan, là hoàn toàn phù hợp với xu thế của thời đại, Cùng với sự lựa chọn của Đảng ta là

sự lựa chọn của chính nhân dân lao động nước ta khi theo Đảng làm cách mạng

là muốn có cuộc đời ấm no, hạnh phúc Hiện nay, mặc dù trước mắt, chủ nghĩa

tư bản còn có tiềm năng phát triển về kinh tế, chủ nghĩa xã hội hiện thực sụp đổ

Trang 9

ở Liên Xô và Đông Âu, nhưng Đảng ta vẫn khẳng định đi lên chủ nghĩa xã hội,

đó là con đường duy nhất đúng đắn Chủ nghĩa xã hội vẫn là khuynh hướng phát triển khách quan của thời đại Nó không chỉ là lý tưởng mà là hiện thực sinh động trong quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam

2.2 Đặc điểm của chủ nghĩa xã hội Việt Nam

 Về kinh tế: thời kỳ bao gồm những mảng, những phần, những bộ phận của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội xen kẽ nhau, tác động với nhau, lồng vào nhau, nghĩa là tồn tại nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, do đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế vừa hợp tác thống nhất nhưng lại vừa mâu thuẫn và cạnh tranh gay gắt với nhau (C.Mác gọi đây là thời kỳ đau đẻ kéo dài) Thời kỳ này bắt đầu từ khi giai cấp vô sản giành được chính quyền và kết thúc khi xây dựng xong về cơ bản cơ sở vật chất kỹ thuật của Chủ nghĩa xã hội

 Về chính trị: Những nhân tố của xã hội mới và tàn dư của xã hội cũ tồn tại đan xen lẫn nhau, đấu tranh với nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tư tưởng, tập quán trong xã hội Xã hội lúc này tồn tại nhiều thành phần với nhiều tư tưởng khác nhau

2.3 Phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay:

- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển 2011) được thông qua tại Đại hội XI của Đảng đã nêu ra 8 phương hướng cơ bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta như sau:

- Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát

triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường

- Hai là, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

- Ba là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng

con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội

- Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an

toàn xã hội

- Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu

nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế

Trang 10

- Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết

toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất:

- Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,

do nhân dân, vì nhân dân:

- Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

2.4 Thành tựu Việt Nam đạt được trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong những năm gần đây:

Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp khó khăn, phức tạp, cho nên thời kỳ quá độ ở nước ta rất lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ

Trong thời kỳ quá độ, có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế, giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau nhưng cơ cấu, tính chất, vị trí của các giai cấp trong xã hội đã thay đổi nhiều cùng với những biến đổi to lớn về kinh tế - xã hội

Thứ nhất, về tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Trong hơn 30 năm qua (1986-2017), tốc độ tăng trưởng kinh tế nước

ta, tuy có sự dao động nhất định, song vẫn ở mức cao hơn trung bình khu vực và thế giới với mức tăng bình quân cả thời kỳ gần 7%/năm Nếu như giai đoạn 1986-1990, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta chỉ đạt 4,4%/năm, thì đến giai đoạn 1991-1995 là 8,2%/năm; giai đoạn

1996-2000 là 7,6%/năm; giai đoạn 2001-2005 là 7,34%; giai đoạn 2006-2010 là 6,32%/năm; năm 2016 là 6,21% và năm 2017 là 6,81%

Chất lượng tăng trưởng từng bước được cải thiện, trình độ công nghệ trong sản xuất được nâng lên Đóng góp của yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP giai đoạn 2001-2005 đạt 21,4%, giai đoạn 2006-2010 đạt 17,2%, đến giai đoạn 2011-2015 tăng lên 28,94% Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, nợ công có xu hướng giảm dần, dự trữ ngoại tệ tăng, đạt mức an toàn Thu nhập bình

Ngày đăng: 28/10/2020, 20:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w