DIỆP THANH HÒA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 Người
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Đặt vấn đề
Ngân hàng thương mại (NHTM) đóng một vai trò quan trọng trong việc phân bổ nguồn lực kinh tế của quốc gia Hiện nay, trong điều kiện thị trường tài chính có nhiều yếu tố bất lợi, việc giám sát rủi ro của cơ quan quản lý còn thiếu và yếu, tình hình quản trị của các tổ chức tín dụng còn hạn chế, bất cập Để tồn tại và phát triển đòi hỏi các NHTM phải kinh doanh có lãi Mặc dù các ngân hàng đều kinh doanh có lãi khổng lồ như Vietinbank, BIDV, Agribank hay MB lợi nhuận trước thuế lần lượt là 7.300 tỷ đồng, 6.065 tỷ đồng, 3.238 tỷ đồng và 3.003 tỷ đồng, tuy nhiên chi phí hoạt động của khu vực ngân hàng cũng tăng lên tương ứng từ 80 – 90% doanh thu (Báo cáo tài chính năm 2014 của các NHTM)
Vì vậy, để phát triển bền vững, đã đến lúc hệ thống các NHTM cần chú trọng nhìn lại việc giải bài toán giảm chí phí, tăng lợi nhuận để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như tăng năng lực cạnh tranh của mình trong xu hướng hội nhập hiện nay.
Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2010 –
2015 có nhiều chuyển biến tích cực về mặt kinh tế vĩ mô, sử dụng nhiều biện pháp linh hoạt trong chính sách tiền tệ nhằm tạo ra môi trường ổn định và thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những khó khăn, đáng kể nhất là nợ xấu được xử lý bằng nhiều biện pháp, trong đó có việc bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) nhưng vẫn không hiệu quả như kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định và kiểm soát lãi suất chặt chẽ, luôn duy trì ở mức chấp nhận được nhưng tín dụng vẫn tăng trưởng khó khăn, chủ yếu do sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu, tạo ra nhiều áp lực trong việc sử dụng vốn đối với các ngân hàng, đặc biệt là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của các NHTM
Việt Nam thấp hơn so với cùng ngành ở các nước trong khu vực (Phùng Thị Lan Hương, 2014)
Một số công trình nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam gần đây đã được nhiều tác giả quan tâm nhưng phần lớn là các nghiên cứu định tính Chẳng hạn như đề tài của nghiên cứu sinh Lê Thị Hương (2002) về nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của NHTM Việt Nam; Bùi Duy Phú (2002) vận dụng phương pháp đánh giá hiệu quả của NHTM qua hàm sản xuất và hàm chi phí; đề tài luận văn tiến sĩ của Nguyễn Việt Hùng (2008) về phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam, … Các đề tài này phần nào cũng đã đưa ra phương pháp tiếp cận định lượng để đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM, nhưng đã không phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay
Từ tầm quan trọng của việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM đối với các nhà hoạch định chính sách và những người làm công tác quản lý ngân hàng, từ thực tế các nghiên cứu cho thấy việc áp dụng mô hình tiên tiến nhằm nghiên cứu, đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM trong phạm vi một nước là rất cần thiết và cấp bách Đó chính là lý do tôi đã chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam” Đề tài đề xuất dựa theo mô hình nghiên cứu của Samina và Ayub (2013), Dietrich và Wanzenried (2011), Deger và Adem (2011), Rajesh và Chaudary
(2009), Sufian và Habibullah (2009) Mô hình này được thiết kế để đo lường hiệu quả hoạt động của các NHTM trong nước.
Mục tiêu của đề tài
Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng Đây là điều cần thiết cho sự tồn tại sống còn và hữu ích trong việc duy trì lợi nhuận trong các hoạt động kinh doanh của các NHTM ở Việt Nam Áp dụng mô hình nghiên cứu để làm rõ mối quan hệ giữa các biến nội bộ (bên trong ngân hàng) và các biến vĩ mô (bên ngoài ngân hàng) ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM nói riêng cũng như ảnh hưởng các hiệu quả hoạt động của cả hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung Từ đó là cơ sở để cung cấp các biện pháp và xây dựng chính sách cho các nhà quản trị ngân hàng sao cho phát huy khả năng cạnh tranh một cách bền vững.
Câu hỏi nghiên cứu
Lựa chọn nhân tố nào có tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam?
Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đã lựa chọn có phù hợp với tình hình thực tế hệ thống ngân hàng Việt Nam hay không?
Dựa trên kết quả mô hình nghiên cứu đề ra giải pháp và kiến nghị nào cho sự gia tăng hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam?
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Việc phân tích hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam được thực hiện với số liệu thu thập tại 20 NHTM được cấp phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam
1.5.2 Thời gian nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên tình hình hoạt động của các NHTM ở Việt Nam qua 6 năm: 2010, 2011, 2012, 2013, 2014 và 2015
Nghiên cứu tập trung vào các nhân tố bên trong và bên ngoài tác động vào hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này được xây dựng trên cơ sở xem xét các công trình nghiên cứu trước đây, so sánh đối chiếu các mô hình nhằm đánh giá định lượng, mô tả và phân tích về hiệu quả hoạt động của các NHTM trong nước Từ đó, lựa chọn mô hình phù hợp áp dụng để đo lường định lượng hiệu quả hoạt động của các NHTM hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam
Luận văn nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích dữ liệu bảng với 3 phương pháp ước lượng phổ biến: Phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất tổng thể (OLS), phương pháp hồi quy mô hình tác động cố định (FEM) và phương pháp hồi quy mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) Từ đó, tác giả sẽ lựa chọn mô hình phù hợp và có tính bền vững nhất, và sử dụng các kiểm định để khắc phục các hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan Tác giả thực hiện các ước lượng này bằng phần mềm Stata (phiên bảng 12), từ mô hình nghiên cứu sẽ kiểm định thực nghiệm được mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động mà đại diện là khả năng sinh lời của ngân hàng và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động mà tác giả lựa chọn đưa vào mô hình phân tích.
Đóng góp của đề tài
Về mặt lý thuyết: Luận văn đã tổng hợp các cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động của ngân hàng, các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về hiệu quả hoạt động của ngân hàng, và ứng dụng các kết quả này để xây dựng mô hình lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTMCP Việt Nam
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu này dựa theo các công trình nghiên cứu của Samina và Ayub (2013), Dietrich và Wanzenried (2011), Deger và Adem (2011), Rajesh (2009), Sufian và Habibuhhal (2009) về việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất của các ngân hàng thương mại ở Uganda – Châu Phi Khi áp dụng tại Việt Nam, trên cơ sở lý luận và phân tích số liệu thực tế cũng phần nào có sự đóng góp hữu ý cho các nhà quản trị và nhà hoạch định chính sách định hướng được kế hoạch chiến lược kinh doanh ngân hàng trong tương lai Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các tổ chức tín dụng (TCTD) làm cơ sở xác định mức độ tối ưu của các nhân tố nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng và còn là tài liệu tham khảo cho các sinh viên chuyên ngành tài chính ngân hàng.
Kết cấu đề tài
Ngoài lời nói đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, bố cục luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động ngân hàng và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM
Chương 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM
Chương 4: Kết quả và thảo luận nghiên cứu thực nghiệm
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Từ cái nhìn tổng quan về thực trạng nền kinh tế Việt Nam và các công trình nghiên cứu khoa học mang tính chất định tính của các nghiên cứu sinh Việt Nam trước đây, tác giả nhận thấy rằng việc tìm ra nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay là rất cấp thiết
Tác giả quyết định chọn con đường thực nghiệm, bằng cách sử dụng phần mềm thống kê tiên tiến để phân tích định lượng, kết quả mô hình sẽ được so sánh với các mô hình trước đây, nhằm phát hiện các nhân tố nào tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng và loại bỏ các nhân tố nào không có sức ảnh hưởng đến ngành ngân hàng Việt Nam Từ đó, đề ra hướng giải pháp hợp lý
Chương 2 sẽ đề cập đến những cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động ngân hàng và cũng là nền tảng cho những phương pháp luận tiếp theo.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại
2.1 Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại
2.1.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Hiệu quả theo ý nghĩa chung nhất được hiểu là các lợi ích kinh tế, xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh mang lại Hiệu quả hoạt động kinh doanh bao gồm hai mặt là hiệu quả kinh tế (phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp hoặc của xã hội để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất) và hiệu quả xã hội (phản ánh những lợi ích về mặt xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh), trong đó hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quyết định
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh, có vai trò, chức năng đặc biệt trong nền kinh tế Kết quả hoạt động của ngân hàng có thể được đo lường, đánh giá trên những góc độ khác nhau Dưới góc độ kinh doanh của ngân hàng, đó chính là hiệu quả hoạt động Hiệu quả hoạt động ngân hàng có thể được xem là kết quả về lợi nhuận do hoạt động kinh doanh ngân hàng mang lại trong một khoảng thời gian nhất định
Phân tích hiệu quả hoạt động của NHTM chính là phân tích năng lực tài chính, năng lực điều hành, xem xét, đánh giá quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh và phát hiện những sai lệch so với kế hoạch, xác định nguyên nhân và đề ra biện pháp xử lý kịp thời, đúng lúc nhằm đảm bảo hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của NHTM để đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa Ngoài ra, việc phân tích hiệu quả hoạt động là căn cứ xác thực, quan trọng cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển kinh doanh của ngân hàng Từ đó, nhà quản trị sẽ hoạch định và đưa ra các quyết định chiến lược kinh doanh có hiệu quả hơn
2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại
Các nhà nghiên cứu thường thông qua các hệ số chỉ tiêu tài chính để phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM Đây là phương pháp phân tích đơn giản, các số liệu tính toán sẵn có dựa trên các báo cáo tài chính của các NHTM đã được kiểm toán và công bố công khai Thông qua các chỉ số tài chính, nhà quản trị có cái nhìn trực quan về hiệu quả hoạt động của ngân hàng, có thể phân tích và so sánh tình hình tài chính giữa các NHTM
Yêu cầu đặt ra là việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá sao cho phù hợp, phản ánh đúng bản chất về năng lực tài chính của các NHTM Trong bài nghiên cứu này, tác giả lựa chọn nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời (ROA và ROE) làm tiền đề cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM
Lợi nhuận/tổng tài sản (ROA) và Lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) là hai chỉ tiêu tài chính được dùng trong đánh giá hiệu suất sinh lời phổ biến nhất của hoạt động ngân hàng (Judijanto và Khmaladze, 2003)
2.1.2.1 Khả năng sinh lời của tài sản
Khả năng sinh lời của tài sản (ROA – Returns On Assets) phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ở doanh nghiệp, thể hiện trình độ quản lý và sử dụng tài sản Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị tài sản sử dụng trong quá trình kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Trị số của chỉ tiêu càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản càng lớn và ngược lại Ngoài ra, ROA còn là chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá tác động của đòn bẩy tài chính nhằm ra quyết định huy động vốn
Công thức tính: ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản
2.1.2.2 Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu
Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE - Returns On Equity) là chỉ tiêu rất được các nhà đầu tư và cổ đông quan tâm Khi xem xét ROE, các nhà quản trị biết được một đơn vị vốn sở hữu đầu tư vào kinh doanh mang lại mấy đơn vị lợi nhuận ROE vừa liên quan đến chi phí lãi vay, vừa liên quan đến chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, do đó nó được xem là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu dưới tác động của đòn bẩy tài chính Trị số của ROE càng cao thể hiện việc sử dụng vốn của ngân hàng trong đầu tư, cho vay càng hiệu quả và ngược lại
Công thức tính: ROE = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu
ROA, ROE càng cao càng tốt, tuy nhiên lãi quá cao không phải là tín hiệu tốt đối với các ngân hàng vì trong tình huống đó, ngân hàng đang rơi vào tình trạng rủi ro cao do lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro có mối quan hệ thuận chiều
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại
2.1.3.1 Các nhân tố bên ngoài Môi trường kinh tế Đối với ngành ngân hàng, hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ luôn chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi môi trường kinh tế Đây là nhân tố bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh mà các ngân hàng không chủ động kiểm soát được
Thông qua các nhân tố như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; lãi suất và xu hướng lãi suất trong nền kinh tế; lạm phát và tốc độ tăng trưởng GDP, cho thấy được nền kinh tế đang tăng trưởng, phát triển hay suy thoái Những diễn biến của môi trường kinh tế bao giờ cũng chứa đựng và đe dọa khác nhau và có ảnh hưởng tiềm tàng đến chiến lược kinh doanh của ngân hàng Do vậy, hoạt động ngân hàng luôn lệ thuộc nhiều vào các hoạt động kinh tế chung của nền kinh tế xã hội
2.1.3.2 Các nhân tố bên trong Đề cập đến nhóm nhân tố vi mô tức là bàn về các nhân tố bên trong nội tại của NHTM Bao gồm các nhóm nhân tố:
Nhóm nhân tố phản ánh quy mô ngân hàng
Quy mô của NHTM thường được biểu hiện qua vốn chủ sở hữu và tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn riêng của ngân hàng do chủ sở hữu đóng góp ban đầu và được bổ sung trong quá trình kinh doanh Vốn chủ sở hữu là nguồn lực cơ bản chứng minh sức mạnh tài chính của NHTM, đóng vai trò quan trọng vừa đảm bảo cho ngân hàng hoạt động an toàn, vừa quyết định quy mô hoạt động và chiến lược đầu tư Nhiều chỉ tiêu hoạt động của NHTM bị ràng buộc với vốn chủ sở hữu như: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản để đo lường mức độ an toàn vốn; Tỷ lệ tiền gửi/Tổng tài sản phản ánh nguồn vốn từ việc huy động tiền gửi của khách hàng, Do vậy, việc duy trì mức vốn chủ sở hữu tối thiểu luôn được các cơ quan chức năng kiểm soát ngân hàng quan tâm
Tổng tài sản là những tài sản vật chất cụ thể tồn tại dưới những hình thức khác nhau như tiền mặt tại két ngân hàng, tiền đang thu, chứng khoán các loại, cho vay các loại và các trang thiết bị cơ sở vật chất của ngân hàng Đánh giá quy mô chất lượng tài sản được thể hiện qua các chỉ tiêu: Tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản, tính đa dạng hoá trong tài sản, tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng của dư nợ, tỷ lệ dư nợ cho vay/Tổng tài sản, tỷ lệ nợ quá hạn, … Để đảm bảo an toàn hoạt động, một NHTM phải cân đối giữa giá trị của tài sản có với giá trị tài sản nợ để tránh mất khả năng thanh toán dẫn đến nguy cơ phá sản
Như vậy, quy mô và hoạt động của ngân hàng có ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau Một mặt quy mô quyết định đến tầm vóc và thể loại hoạt động của ngân hàng Mặt khác, các hoạt động của ngân hàng cũng tác động đến quy mô của ngân hàng
Nhóm nhân tố phản ánh thu nhập và chi phí
Các công trình nghiên cứu trước đây
2.2.1 Các công trình nghiên cứu ngoài nước đã được công bố
(1) Nghiên cứu của Xiaoqing (Maggie) Fu và Shelagh Heffernan (2008), nghiên cứu về các yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Trung Quốc, sử dụng mô hình hệ thống GMM gồm 4 biến phụ thuộc (EVA-Giá trị kinh tế tăng thêm; ROA-Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản; ROE-Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu; NIM-Thu nhập lãi cận biên) và 13 biến phụ thuộc trong đó có 3 biến định tính (INF-Tỷ lệ lạm phát hàng năm; GDP-Tăng trưởng kinh tế; U-Tỷ lệ thất nghiệp hàng năm) Tác giả sử dụng mẫu tương đối lớn bao gồm 76 ngân hàng từ năm 1999 đến năm 2006, kết quả nghiên cứu cho thấy các biến phụ thuộc ROA và ROE chịu tác động bởi EVA và NIM Hai chỉ số chính của cải cách (DL-Ngân hàng niêm yết và FEI-Tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài) không ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động Các số liệu thu thập được mang tính chất dự báo, những phát hiện này không phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay, những thay đổi này có ảnh hưởng rất nhỏ đến quản trị công ty
(2) Nghiên cứu của Mabwe Kumbirai and Robert Webb (2010), “Phân tích các chỉ số tài chính về hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Nam Phi”, tác giả sử dụng phương pháp mô tả, đo lường và phân tích các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Nam Phi trong thời gian 2005-2009, tuy nhiên ở Nam Phi chỉ có
05 ngân hàng lớn (FirstRand Bank, Absa, Nedbank, Standard và Imperial) là cung cấp đầy đủ các số liệu liên quan đến dịch vụ tài chính ngân hàng, còn lại tất cả các ngân hàng khác đều bị hạn chế về quy mô và giới hạn địa lý Thêm vào đó, tác giả cũng sử dụng phương pháp FRA - Financial Ratio Analysis để nghiên cứu, tuy nhiên ưu điểm chính của phương pháp phân tích các chỉ số tài chính là đo lường hiệu quả hoạt động của các chi nhánh trong một ngân hàng duy nhất Việc sử dụng phương pháp FRA trong phạm vi cả nước là không phù hợp
(3) Nghiên cứu của Syafri (2012) đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM ở Indonesia Đối tượng là các NHTM niêm yết trên sàn chứng khoán Indonesia giai đoạn 2002 - 2011 Lợi nhuận của Ngân hàng được đo bằng lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) Phân tích kỹ thuật được sử dụng bằng mô hình hồi quy dữ liệu Các biến độc lập được lựa chọn trong mô hình: Logarit tổng tài sản, tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi/tổng tài sản, tỷ lệ chi phí/thu nhập, tốc độ tăng GDP hàng năm, lạm phát Các kết quả thực nghiệm cho thấy tỷ lệ dư nợ/tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có tác động tích cực đến lợi nhuận, trong khi lạm phát, quy mô của ngân hàng và tỷ lệ chi phí/thu nhập có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận
(4) Nghiên cứu của Ghadimi, Taghavi, và Kassaipour (2012) đã kiểm tra ảnh hưởng của các yếu tố quan trọng khác nhau đến khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng ở Iran trong giai đoạn 2001-2010 Các yếu tố nội bộ bao gồm tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ tổng vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, tỷ lệ tổng dư nợ/tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi khách hàng/tổng nợ phải trả, tỷ lệ chi phí lãi/thu nhập, tỷ lệ chi phí lãi vay/tổng tài sản Yếu tố bên ngoài bao gồm tỷ lệ thực tế của lãi suất, tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát Họ thực hiện kỹ thuật hồi quy mô hình ước lượng và kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ tổng vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, cùng với tỷ lệ lạm phát có tương quan nghịch với lợi nhuận Bên cạnh đó, tỷ lệ tiền gửi khách hàng/tổng nợ phải trả, tỷ lệ tổng dư nợ/tổng tài sản và tăng trưởng kinh tế có tương quan thuận với lợi nhuận
2.2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước đã được công bố
(1) Nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam” trong giai đoạn
2001 – 2005, trong nghiên cứu tác giả sử dụng cách tiếp cận tham số (SFA - Stochastic frontier Appoach – Phương pháp phân tích hàm giới hạn sản xuất ngẫu nhiên) và phi tham số (DEA - Data Envelopment Analysis – Phương pháp phân tích màng bao dữ liệu) và mô hình kinh tế lượng Tobit để đánh giá hiệu quả hoạt động và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam Trên thực tế, phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DEA không thể so sánh hiệu quả của nhóm các NHTM trong nước và ngoài nước được Hạn chế lớn nhất của DEA là chỉ cho phép người nghiên cứu so sánh hiệu quả của những đơn vị sản xuất trong cùng một mẫu/ tổng thể nghiên cứu Điều này có nghĩa là hiệu quả sản xuất của một đơn vị không thể so sánh với hiệu quả của những đơn vị trong mẫu/ tổng thể khác Hơn nữa, nghiên cứu chỉ sử dụng các biến bên trong để mô tả sự tác động đến năng lực tài chính của các NHTM, còn các biến bên ngoài như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, … thì tác giả không đề cập đến, cho thấy mô hình nghiên cứu của tác giả mô tả không đầy đủ, bộc lộ nhiều hạn chế mang tính khách quan
(2) Nghiên cứu của Liễu Thu Trúc và Võ Thành Danh (2012), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2006 – 2009” Tác giả sử dụng mô hình chỉ số Malmquist cho phép ước lượng sự thay đổi của TFP - Total Factor Productivity (đo lường tổng năng suất các nhân tố tổng hợp) và sự thay đổi của các thành phần hiệu quả có liên quan như thay đổi hiệu quả kỹ thuật, thay đổi tiến bộ công nghệ, thay đổi hiệu quả kỹ thuật thuần, và thay đổi hiệu quả theo quy mô Đồng thời, để đánh giá đóng góp của sự tăng trưởng các yếu tố đầu vào (doanh thu) và đầu ra (chi phí) đến mức tăng của TFP, Mô hình chỉ số Tornqvist cũng được sử dụng trong công trình nghiên cứu Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động đang suy giảm và nguyên nhân chính là do yếu tố phi hiệu quả về mặt công nghệ Những ngân hàng quy mô lớn có lợi thế về chi phí hơn hẳn các ngân hàng có quy mô nhỏ Nhìn chung, nghiên cứu chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu mang tính thống kê
(3) Nghiên cứu của Phan Thị Hằng Nga (2013), “Năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, tác giả dựa trên khung an toàn CAMEL để đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2003 – 2012, và sử dụng mô hình Probit để đưa ra 13 nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam Nhưng công trình của tác giả vẫn bộc lộ khuyết điểm do chưa đo lường đầy đủ các nhân tố khách quan tác động đến năng lực tài chính nên chưa khám phá hết các nguyên nhân cũng như mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam
(4) Nghiên cứu của Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013), “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam”, việc sử dụng mô hình hồi quy Tobit dựa trên bộ số liệu của 39 NHTM Việt Nam trong giai đoạn
2005 – 2012 để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam thông qua chỉ tiêu ROA và ROE Tác giả đề ra các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng: Loại hình ngân hàng (OWNERNN), tỷ lệ tổng chi phí/tổng doanh thu (TCTR), tỷ lệ tiền gửi/số tiền cho vay (DLR), tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản (ETA), thị phần của các NHTM (MARKSHARE), tỷ lệ vốn cho vay/tổng tài sản (LOANTA), tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ cho vay (NPL)
Mô hình hồi quy của tác giả:
P = β0 + β1*OWNERNN + β2*TCTR + β3*DLR + β4*ETA + β5*MARKSHARE + β 6 *LOANTA + β 7 *NPL + ε
Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình ROA và ROE đều chịu tác động tích cực bởi các nhân tố DLR, MARKSHARE, LOANTA Còn các nhân tố OWNERNN, TCTR, NPL có tác động tiêu cực đến ROA và ROE Riêng ETA là khác biệt, tỷ lệ vốn hóa càng cao thì ROA càng cao nhưng lại làm ROE giảm
Tuy mô hình nghiên cứu đã tiếp cận theo cách thức định lượng nhưng việc sử dụng các biến định lượng trong xây dựng mô hình là rất ít (chỉ có 7 biến định lượng), như vậy là thiếu thông tin, thiếu tính xác thực
Xuất phát từ cở sở lý luận và các công trình nghiên cứu khoa học trước đây trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM, tác giả lựa chọn nhóm chỉ tiêu phản ảnh khả năng sinh lời, cụ thể là hai hệ số tài chính ROA, ROE làm biến phụ thuộc cho mô hình của bài nghiên cứu này
Còn về các nhân tố tác động lên hiệu quả hoạt động ngân hàng, tác giả sử dụng các nhân tố bên trong lẫn bên ngoài làm biến phụ thuộc nhằm tạo tính khách quan, tránh bỏ sót các nhân tố, và có sức ảnh hưởng toàn diện đến mô hình nghiên cứu Hệ thống ngân hàng luôn là xương sống của nền kinh tế, do đó sức sống của ngành ngân hàng sẽ ảnh hưởng lớn đến toàn bộ các lĩnh vực kinh doanh và cũng có sự tác động ngược lại, sự thay đổi của môi trường kinh tế cũng có tầm ảnh lớn đối với hiệu quả hoạt động ngân hàng Do vậy, tác giả đặc biệt quan tâm đến các nhân tố như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, và sử dụng chúng làm biến độc lập thuộc nhân tố bên ngoài trong mô hình phân tích
Bên cạnh đó, tác giả cũng nhận thấy được nguyên nhân chính của việc tăng hoặc giảm khả năng sinh lời của các NHTM là các nhân tố ảnh hưởng bên trong ngân hàng Vì vậy, ngoài việc dựa vào các mô hình của nghiên cứu trước đây, tác giả lựa chọn các biến độc lập này trên cở sở của tất cả các nhóm nhân tố phản ánh về quy mô, thu nhập, chi phí, rủi ro nhằm tránh tình trạng bỏ sót biến cũng như đưa vào các nhân tố từ nhiều khía cạnh phát sinh từ nội tại ngân hàng làm tăng tính thuyết phục cho mô hình nghiên cứu.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Đánh giá thực trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt
3.1.1 Cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam qua các năm
Hệ thống ngân hàng Việt Nam mới thực sự bắt đầu phát triển từ năm
1990, đánh dấu bước ngoặc đổi mới căn bản và toàn diện, từ hệ thống ngân hàng một cấp được tách thành ngân hàng trung ương đại diện bởi NHNN và các NHTM thuộc nhiều loại hình sở hữu khác nhau Ngày 23/05/1990, Hội đồng Nhà nước ban hành pháp lệnh về NHNN và pháp lệnh về TCTD Với hai pháp lệnh này hệ thống ngân hàng Việt Nam được tổ chức gần giống hệ thống ngân hàng các nước có nền kinh tế thị trường, trong đó NHNN đóng vai trò ngân hàng trung ương, và các TCTD thành viên, chia làm 4 nhóm: NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, ngân hàng hợp tác xã (quỹ tín dụng nhân dân) đóng vai trò ngân hàng trung gian
Bảng 3.1 Thống kê cơ cấu tổ chức tín dụng Việt Nam Đơn vị tính: Ngân hàng
Ngân hàng liên doanh, nước ngoài 54 54 54 57 55 55
Ngân hàng hợp tác xã 1 1 1 1 1 1
Nguồn: Ủy ban giám sát tài chính quốc gia
Từ bảng 3.1 cho thấy nhóm ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài chiếm số lượng lớn nhất (55 ngân hàng năm 2015) Còn nhóm các NHTM cổ phần biến động mạnh nhất, giảm từ con số 37 tổ chức vào năm 2010 về còn 34 tổ chức vào năm 2012, xuống 33 tổ chức trong năm 2013 và 2014, đến cuối năm 2015, giảm mạnh về mức 28 tổ chức Trong khi, nhóm NHTM Nhà nước là nhóm duy nhất tăng lên về số lượng, từ mức 5 tổ chức trong các năm trước đó lên thành 7 trong năm
Nguyên nhân của hiện tượng trên, xuất phát từ hoạt động mua bán, sáp nhập giữa các TCTD diễn ra trong năm 2015 Đây là năm cuối thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống TCTD giai đoạn 1 theo Quyết định 254 của Thủ tướng Chính phủ
3.1.2 Quy mô tài sản và vốn
Nghiên cứu này tập trung phân tích và đánh giá tình hình hoạt động của các NHTM Việt Nam, nên tác giá lựa chọn 20 NHTM trong đó có 3 NHTM Nhà nước và 17 NHTM cổ phần Việt Nam đang hoạt động và khoảng thời gian để lựa chọn phân tích là giai đoạn 2010 – 2015 Dữ liệu phân tích được lấy từ các báo cáo thường niên của 20 ngân hàng đã chọn như được trình bày trong bảng 3.2 , tác giả chia mẫu nghiên cứu làm thành ba nhóm: Nhóm 1 gồm 7 ngân hàng quy mô lớn (Vốn điều lệ ≥10.000 tỷ); Nhóm 2 gồm 6 ngân hàng quy mô trung bình (5.000 tỷ
≤Vốn điều lệ≤10.000 tỷ); Nhóm 3 gồm 7 ngân hàng quy mô nhỏ (3.000 tỷ ≤Vốn điều lệ ≤5.000 tỷ)
Bảng 3.2 – 20 NHTM trong nghiên cứu phân theo quy mô vốn điều lệ
Nhóm NHTM cổ phần dựa trên quy mô vốn điều lệ năm 2015 Tên NHTM cổ phần
Nhóm 1 Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Sacombank,
Nhóm 2 ACB, Techcombank, HDBank, VPBank,
Nhóm 3 ABBank, VIB, OCB, NamABank, NCB,
Nhìn chung quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của các nhóm NHTM đều tăng qua các năm và có sự chênh lệch nhau khá lớn (trình bày ở bảng 3.3) Đối với quy mô tổng tài sản, nhóm 1 chiếm vị trí dẫn đầu và giữ khoảng cách khá xa, cao gấp 3 lần so với nhóm 2 và gấp 10 lần so với nhóm 3 Tốc độ tăng trưởng quy mô tài sản của các nhóm ngân hàng nằm trong khoảng 10% - 20% Nhưng đến năm
2012, quy mô tổng tài sản trung bình của nhóm 2 và nhóm 3 có sự sụt giảm, khoảng 12% so với năm 2011, nguyên nhân chính khiến tổng tài sản của hai nhóm này giảm là do nền kinh tế thị trường trầm lắng dẫn đến sự sụt giảm doanh thu về dịch vụ, tín dụng, đầu tư, … Thêm vào đó là nguyên nhân nợ xấu tăng cao trong thời gian này, các NHTM phải tăng trích lập dự phòng rủi ro và xử lý nợ xấu, thực hiện cơ cấu lại các khoản nợ trong nửa cuối năm 2012
Bảng 3.3 – Quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của 20 NHTM Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Quy mô tổng tài sản
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Trung bình nhóm 1 221.439.552 258.760.557 287.230.144 316.065.364 363.476.018 435.327.569
Quy mô vốn chủ sở hữu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Trung bình nhóm 1 15.128.000 18.787.353 21.875.815 26.400.782 27.141.935 30.571.361
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính của 20 NHTM trong nhóm phân tích Đối với quy mô vốn chủ sở hữu, nhóm 1 cũng chiếm vị thế cao nhất, cao hơn nhóm 2 và nhóm 3 từ gấp từ 3 đến 7 lần Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu của nhóm 1 tăng nhanh hơn, tầm trong khoảng 15% - 25%, còn nhóm 2 và nhóm 3 có tăng nhưng chậm hơn rất nhiều từ 3% - 10% Nguyên nhân các NHTM cổ phần tăng quy mô vốn chủ sở hữu qua các năm là nhằm mục đích nâng cao năng lực tài chính và chất lượng dịch vụ để tiếp cận theo các tiêu chuẩn quốc tế, buộc phải bổ sung thêm vốn, nhằm nâng cao tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo tiêu chuẩn Basel, đồng thời thu hẹp khoảng cách về năng lực tài chính, công nghệ của các NHTM
Việt Nam với NHTM trong khu vực
Xu hướng của quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tăng dần qua mỗi năm được xem là dấu hiệu tích cực
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Xét trên toàn diện hệ thống các TCTD Việt Nam năm 2015 thì tổng tài sản của khối các NHTM Nhà nước vẫn ở mức cao hơn hẳn (Hình 3.1) Nhưng khối
NHTM cổ phần vẫn không thua kém, chiếm 41,4% so với tổng tài sản của toàn hệ thống Về quy mô vốn chủ sở hữu (Hình 3.2) thì nhóm NHTM cổ phần có phần chiếm ưu thế hơn nhóm NHTM Nhà nước chiếm 40,5% vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống Còn các tổ chức tín dụng khác chiếm tỷ lệ rất ít, chỉ khoảng từ 15 – 20% của nhóm hai NHTM Điều này cho thấy nhóm các NHTM giữ vai trò chủ chốt và có ảnh hưởng lớn đến quy mô tài sản và vốn của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam
3.1.3 Tình hình cân đối giữa huy động tiền gửi và dƣ nợ cho vay Bảng 3.4 – Tốc độ tăng trưởng huy động và dư nợ cho vay của 20 NHTM
Chỉ tiêu Tốc độ tăng trưởng dư nợ (%)
Chỉ tiêu Tốc độ tăng trưởng huy động tiền gửi (%)
Chỉ tiêu Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn huy động tiền gửi (%)
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Trung bình nhóm 1 93,01 98,90 92,63 90,00 84,27 87,43
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính của 20 NHTM trong nhóm phân tích
Nhìn chung, trong giai đoạn 2010 -2015, nhóm NHTM có quy mô trung bình có tốc độ tăng trưởng huy động và dư nợ lớn hơn hai nhóm NHTM còn lại, đến năm
2015 nhóm 2 có tốc độ tăng trưởng dư nợ cao nhất nhưng tốc độ tăng huy động lại giảm, nhóm 2 sử dụng 78,18% vốn thu hút từ huy động tiền gửi để cho vay, con số này cho thấy việc mở rộng tín dụng của nhóm 2 tương đối cao nhưng kéo theo là rủi ro trong thanh khoản, còn 21,82% vốn còn lại của nhóm này không đủ trang trải cho các hoạt động ngoài lãi Tình hình chung, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn huy động tiền gửi của ba nhóm đều rất cao Đặc biệt nhóm NHTM có quy mô nhỏ, năm 2012 tỷ lệ này lên đến 101,26%, cụ thể huy động được 100 đồng mà cho vay ra hơn 101,26 đồng, đây là mức cảnh báo cho việc đầu tư quá mức vào hoạt động tín dụng, cho thấy công tác huy động không đạt hiệu quả, rủi ro thanh khoản cao dẫn đến chất lượng hoạt động kém
Bảng 3.5 – Tỷ lệ tín dụng trên nguồn vốn huy động của các TCTD năm 2015 Đơn vị tính: %
Loại ngân hàng Tỷ lệ tín dụng so với nguồn vốn huy động
Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn
Ngân hàng liên doanh, nước ngoài 62,27 -
Ngân hàng hợp tác xã 103,57 73,84
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động tại thị trường 1 (tức là huy động vốn của dân cư và các tổ chức kinh tế) của toàn hệ thống các TCTD năm 2015 đạt 87,96%; trong đó, cao nhất vẫn thuộc về nhóm công ty tài chính với 367,66% do nhóm này không được huy động vốn Tỷ lệ này của nhóm NHTM Nhà nước là 97,22% và nhóm NHTM cổ phần là 78,49% Điều này phản ánh việc mở rộng tín dụng của các NHTM cổ phần khó khăn hơn nhóm các NHTM Nhà nước, vốn huy động được sử dụng chưa hiệu quả, vốn khả dụng lớn, nhưng lại bộc lộ khả năng thanh khoản tốt hơn, các NHTM cổ phần có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận các khoản vay trên thị trường liên ngân hàng, đầu tư vào các hoạt động ngoài lãi, …
Theo công bố từ NHNN năm 2015, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn toàn hệ thống TCTD là 31,39% Trong đó, tỷ lệ này tại các NHTM Nhà nước là 34,36%, tại NHTM cổ phần 36,66%, công ty tài chính 70,19%, ngân hàng hợp tác xã 73,84% Theo quy định của thông tư 06/2016/TT-NHNN của Thống đốc NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thì tỷ lệ này đảm bảo trong khung tối đa do NHNN quy định, cụ thể thông tư 06 quy định mức tối đa của tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung hạn và dài hạn như sau: NHTM là 60%, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là
60%, ngân hàng hợp tác xã là 60%, TCTD phi ngân hàng là 100%, có hiệu lực từ 01/07/2016 đến 31/12/2016 Số liệu trên cho thấy các NHTM vẫn trong tầm kiểm soát cho vay chênh lệch kỳ hạn, đây là dấu hiệu tốt, khả năng tăng trưởng tín dụng của các NHTM nằm trong khung an toàn thanh khoản
3.1.4 Tốc độ tăng trưởng tín dụng và tốc độ tăng trưởng kinh tế
Trong một khoảng thời gian kéo dài (10 năm), tốc độ tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam gấp bốn lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế (Hình 3.3) Nói một cách khác, tín dụng đã tăng trưởng quá nóng Đó là điều không hợp lý, thể hiện hiệu quả đồng vốn thấp, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào tăng vốn Theo một nghiên cứu của Schularick & Taylor (2009), sự bùng nổ tín dụng là một dự báo rõ ràng cho khủng hoảng tài chính Thêm vào đó, việc giải ngân chủ yếu là bất động sản (tồn kho bất động sản giai đoạn 2008 - 2013 tăng 63%/năm), phần lớn nguồn vốn huy động trên thị trường 1 là vốn ngắn hạn, trong khi cho vay trung - dài hạn chiếm 40 – 50% tổng dư nợ cho vay Cái giá phải trả cho tăng trưởng tín dụng cao trong hệ thống Việt Nam là vấn đề phát sinh nợ xấu (Theo báo cáo NHNN)
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Theo con số thống kê được trình bày trong hình 3.4, năm 2010 tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM vẫn nằm trong tầm kiểm soát, ở con số khá nhỏ 2,21% Tuy nhiên đến giai đoạn 2011 – 2012, nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng có dấu hiệu tăng vọt
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các ngân hàng thương mại Việt Nam bằng mô hình
3.2.1 Mô hình nghiên cứu Đề tài chủ yếu phát triển và mở rộng dựa vào các mô hình nghiên cứu của Samina và Ayub (2013), Dietrich và Wanzenried (2011), Deger và Adem (2011),
Rajesh và Chaudary (2009), Sufian và Habibullad (2009) Mô hình này được thiết kế để đo lường hiệu quả hoạt động của các NHTM trong nước thông qua các nhân tố tác động
Mô hình nghiên cứu như sau:
Y i,t = α 0 + α 1 LA i,t + α 2 EA i,t + α 3 LLPTL i,t + α 4 LOGTA i,t + α 5 DEPTA i,t + α 6 INTEXEQ i,t + α 7 IETA i,t + α 8 INVESTTA i,t + α 9 NIITI i,t + α 10 NIMTA i,t + α 11 FL i,t + α 12 OPEXTA i,t + α 13 OPEXTI i,t + α 14 LLIFE i,t + α 15 GDP + α 16 CPI + α 17 BIR + εi,t (i= 1,2, n; t=1,2, n)
Biến phụ thuộc là Yi,t mà đại diện là ROA và ROE đo lường hiệu quả hoạt động của NHTM thứ i trong năm t Trong đó, α là 1 hằng số
ROA – Return on Asset = Net profit/Total asset: Được đo bằng lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của Ngân hàng, cho thấy hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập cho Ngân hàng (Ahmed, 2009) Nếu ROA > 0 thì có nghĩa là Ngân hàng làm ăn có lãi ROA càng cao thì Ngân hàng hoạt động càng hiệu quả Nếu ROA < 0 thì Ngân hàng làm ăn thua lỗ
ROE – Return on Equity = Net profit/Total equity: Được đo bằng lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Topak, 2011) ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường ROE càng cao thì việc sử dụng vốn càng có hiệu quả
ROA, ROE càng cao càng tốt, tuy nhiên lãi cao sẽ tỷ lệ thuận với mức độ rủi ro Một số nghiên cứu trước đây cũng đã sử dụng ROA và ROE để đo lường hiệu quả hoạt động ngân hàng trong một quốc gia như Trujillo-Ponce (2013), Rashia
Biến độc lập là các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM, gồm có:
LA – Total loans to Total Assets (Cấu trúc tài sản): Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản được dùng để đánh giá tác động của cấu trúc tài sản đến hiệu quả hoạt động ngân hàng (Syafri, 2012) Đứng trên góc độ của nhà quản trị ngân hàng, khả năng sinh lời tăng khi danh mục tài sản gồm các khoản cho vay tăng so với các tài sản an toàn khác Giả thuyết 1 được đưa ra để kiểm định: Tồn tại tương quan thuận giữa cấu trúc tài sản NHTM và hiệu quả hoạt động của ngân hàng (H 1 )
EA – Equity capital to Total Assets (Mức độ an toàn vốn): Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản dùng để đánh giá mức độ an toàn của vốn EA càng cao thì lợi nhuận càng cao, cho thấy việc sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản càng cao thì càng giảm rủi ro về chi phí nợ vay và chi phí tài chính (Athanasoglou và các tác giả, 2008) Nhưng theo lý thuyết về mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận, các ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn có xu hướng lựa chọn tỷ lệ vốn thấp hơn, trong điều kiện các yếu tố khác như nhau, bởi vì hiệu quả cao hơn đem lại lợi nhuận kỳ vọng cao cho một cấu trúc vốn nhất định và lợi nhuận kỳ vọng cao này, ở một mức độ nào đó thay thế vai trò của vốn chủ sở hữu trong việc giảm thiểu rủi ro của ngân hàng trong tương lai (Berger và Emilia, 2002) Do vậy, hệ số EA cao cho thấy ngân hàng đang hoạt động quá thận trọng, đã bỏ qua những cơ hội kinh doanh tiềm năng Nên trong mô hình nghiên cứu, tác giả kỳ vọng giả thuyết 2: Tồn tại tương quan nghịch giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và lợi nhuận của ngân hàng (H 2 )
LLPTL – Loan loss provisions to Total Loans (Rủi ro tín dụng): LLPTL được đo bằng tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản tín dụng của ngân hàng Trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng, dự phòng là một khoản mục thuộc tài sản và làm giảm giá trị của tài sản Có, nhằm phản ánh sự suy giảm của tài sản trước những tổn thất có khả năng xảy ra Trong khi đó, trong bảng kết quả kinh doanh, dự phòng là một khoản chi phí phi tiền mặt (non-cash), được ghi nhận làm giảm lợi nhuận hoặc vốn chủ sở hữu của ngân hàng Nhưng tác giả có nhận định ngược lại, chi phí dự phòng tăng nhưng lợi nhuận vẫn tăng, đó mới là yếu tố quan trọng khẳng định kinh doanh hiệu quả gắn với an toàn hoạt động Thật vậy, trong nghiên cứu của Syafri (2012) cho ra kết quả tương quan thuận giữa tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản Giả thuyết 3: Tồn tại tương quan thuận giữa tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và hiệu quả hoạt động của ngân hàng (H3)
LOGTA - Natural logarithm of Total Assets (Quy mô tài sản): Quy mô tài sản ngân hàng được đo bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản Nhiều nghiên cứu (Gul, Irshad và Zaman, 2011 và Syafri, 2012) đồng ý rằng các tác động của quy mô tài sản đến khả năng sinh lời của tài sản là không đồng nhất Quy mô có thể ảnh hưởng tích cực làm tăng lợi nhuận đến một giới hạn nhất định, nhưng không có nghĩa là việc tăng cao trong quy mô sẽ dẫn đến khả năng sinh lời gia tăng Trong nghiên cứu các NHTM ở Pakistan của Javaid và những tác giả khác (2011) cho rằng quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều lên lợi nhuận ngân hàng Còn đối với nghiên cứu của Gul, Irshad và Zaman (2011) thì kết luận rằng các ngân hàng lớn sẽ có nhiều cơ hội lợi nhuận hơn trong quá trình mở rộng phân phối sản phẩm, dịch vụ, tiết kiệm các chi phí trong giao dịch Giả thiết 4 đặt ra: Tồn tại tương quan thuận giữa quy mô tài sản và hiệu quả hoạt động (H 4 )
DEPTA - Deposits to Total Assets (Cấu trúc tài trợ): Tỷ lệ tiền gửi khách hàng/Tổng tài sản được dùng để phân tích ảnh hưởng của cấu trúc tài trợ đến hiệu quả hoạt động các NHTM Cấu trúc tài trợ tập trung chủ yếu ở khoản mục tiền gửi khách hàng, đây sẽ là nguồn vốn ổn định và rẻ hơn so với các nguồn tài trợ khác Các NHTM có nguồn vốn lớn từ việc huy động tiền gửi sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh với chi phí thấp, tạo ra các khoản vay nhiều hơn làm lợi nhuận sẽ tăng lên
Do vậy, sự gia tăng tỷ lệ tiền gửi khách hàng/Tổng tài sản sẽ kéo theo sự gia tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng (Gul, Irshad và Zaman, 2011) Giả thuyết 5: Tồn tại tương quan thuận giữa cấu trúc tài trợ và hiệu quả hoạt động ngân hàng (H 5 )
INTEXEQ – Interest expenses to Equity và IETA - Interest expenses to Total Assets (Hiệu quả chi phí lãi): Nghiên cứu sử dụng hai nhân tố để đo lường tác động của hiệu quả chi phí lãi lên hiệu quả hoạt động ngân hàng: Tỷ lệ chi phí lãi/Vốn chủ sở hữu và tỷ lệ chi phí lãi/Tổng tài sản Trong đó, chi phí lãi vay thường được khấu trừ thuế Hiệu quả chi phí lãi càng tốt thể hiện hiệu quả tỷ lệ chi phí lãi vay/Vốn chủ sở hữu và tỷ lệ chi phí lãi/Tổng tài sản càng thấp thì khả năng sinh lời càng cao, và ngược lại Giả thuyết 6: Tồn tại tương quan nghịch giữa hiệu quả chi phí lãi và hiệu quả hoạt động của các NHTM (H 6 )
INVESTTA – Non-interest income to Total Assets và NIITI - Non-interest income to Total income (Đa dạng hóa thu nhập): Thu nhập ngoài lãi và chi phí ngoài lãi được tính từ thu nhập và chi phí của các hoạt động kinh doanh ngoài hoạt động tín dụng, như là: Hoạt động dịch vụ, hoạt động kinh doanh ngoại hối, hoạt động kinh doanh mua bán chứng khoán kinh doanh, hoạt động kinh doanh ngoại hối, hoạt động kinh doanh mua bán chứng khoán đầu tư, hoạt động khác, …Tác giả sử dụng hai nhân tố: Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi/Tổng tài sản và Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi/Tổng thu nhập để đo lường mức độ đa dạng hóa thu nhập tác động lên hiệu quả hoạt động các NHTM Các nghiên cứu gần đây của Chiorazzo, Milani và Salvini
(2008) và Elsas, Hackethal và Holzhauser (2010) kết luận đa dạng hóa thu nhập làm tăng khả năng sinh lời nhờ biên lợi nhuận cao từ những hoạt động ngoài lãi Cần lưu ý, thu nhập ngoài lãi thường biến động bất thường, khó dự báo so với hoạt động truyền thống là huy động và cho vay Giả thuyết 7: Tồn tại tương quan thuận giữa đa dạng hóa thu nhập và hiệu quả hoạt động ngân hàng (H 7 )
NIMTA – Net interest margin to Total Assets (Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên): Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên được xác định bằng tổng doanh thu từ lãi trừ tổng chi phí trả lãi (thu nhập lãi thuần) trên tổng tài sản có sinh lời Theo nghiên cứu của Burki và Niazi (2006) cho thấy có tương quan dương giữa NIMTA và khả năng sinh lời của các NHTM Thông qua tỷ lệ này, ngân hàng có thể kiểm soát tài sản sinh lời và đánh giá nguồn vốn nào có chi phí thấp nhất Giả thuyết 8: Tồn tại tương quan thuận giữa Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và hiệu quả hoạt động ngân hàng (H 8 )
THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phân tích thống kê mô tả
Bảng 4.1 thể hiện các trị số thống kê cho tất cả các biến nghiên cứu sử dụng trong mô hình và số quan sát là 120 Từ kết quả thống kê cho thấy ROA dao động trong khoảng 0,01% - 2,53% Đối với chỉ số ROA, một ngân hàng lành mạnh thông thường chỉ có khả năng tạo ra chỉ số ROA nằm trong ngưỡng từ 1% - 2% Với giá trị trung bình 0,82%, hiệu quả của việc quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của nhóm ngân hàng nghiên cứu còn kém, chính sách đầu tư hay cho vay không hiệu quả, chi phí hoạt động của ngân hàng cao
Tương tự ROE đạt giá trị lớn nhất là 26,82% và nhỏ nhất là 0,06% Theo chuẩn mực đánh giá năng lực tài chính của Moody’s, chỉ số ROE nằm ở ngưỡng từ 12% - 15% là chấp nhận được ROE trong nghiên cứu có giá trung bình là 9,25%, thấp hơn ngưỡng bình thường của ngành (10%) Điều này chứng tỏ các ngân hàng đang trong tình trạng sử dụng vốn chủ sở hữu chưa đạt hiệu quả, khả năng tạo lợi nhuận kém và nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào tình trạng suy thoái giai đoạn nghiên cứu 2010 – 2015
Chỉ số Dư nợ cho vay/Tổng tài sản (LA) bình quân ở mức 0,49%, dao động trong khoảng 0,19% - 0,71%, con số trên là khá thấp do tốc độ tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm trong nhiều năm gần đây Còn chỉ số trung bình của mức độ an toàn vốn (EA) thấp 9,6%, tiềm ẩn rủi ro cao khi các NHTM sử dụng nguồn vốn mang đi đầu tư không hợp lý (dùng nguồn vốn ngắn hạn, cho vay trung – dài hạn), có nguy cơ phát sinh vấn đề nợ xấu
Bảng 4.1 – Thống kê mô tả dữ liệu
Variable Obs Mean Std Dev Min Max
Nguồn: Kết quả trích xuất từ phần mềm Stata
Ngoài ra, chỉ số rủi ro tín dụng (LLPTL) trung bình chiếm tỷ trọng rất ít 1,12% tổng dư nợ cho vay Cho thấy mức độ bảo đảm rủi ro cho tín dụng là rất thấp, có nguy cơ nợ xấu cao, không đảm bảo an toàn hoạt động cho hệ thống ngân hàng
Tốc độ tăng trưởng tài sản (LOGTA) bình quân của các NHTM trong giai đoạn nghiên cứu là 18,36%, trong khi đó ROA và ROE có giá trị trung bình lần lượt chỉ đạt 0,82% và 9,25% cho thấy tình trạng hiệu quả của ngân hàng không theo kịp tốc độ tăng trưởng quy mô
Cấu trúc tài trợ (DEPTA) đạt từ 29,22% - 89,21%, có giá trị trung bình 60,68%, cho thấy tổng tài sản của ngân hàng đa phần là từ tiền gửi huy động của các tổ chức và cá nhân Đây là nguồn vốn có chi phí thấp, được các NHTM đặt biệt quan tâm
Hiệu quả chi phí lãi (INTEXEQ) trung bình chiếm 63,57%, chi phí lãi vay khá cao, khả năng sinh lời kém Năm 2011, chi phí lãi vay của ACB cao nhất trong nhóm ngân hàng khảo sát 157,64%, ACB tập trung quá nhiều vào hoạt động tín dụng, thu nhập lãi thuần đạt 6.607.558 triệu đồng chiếm 86,41% tổng thu nhập (Phụ lục), tuy nhiên ROA của ACB vẫn đạt 1,14% và ROE cao nhất là 26,82% Nguồn chi phí tuy cao nhưng vẫn mang lại suất sinh lời ổn định, thật vậy ACB là ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam lúc bấy giờ
Chỉ số đa dạng hóa thu nhập (NIITI) mức trung bình tương đối khoảng 15,50% tổng thu nhập, chính vì quá tập trung vào các nguồn thu từ tín dụng nên các mảng hoạt động phi tín dụng, dịch vụ có tiềm năng cao thì các NHTM lại chưa chú trọng mở rộng và chưa đa dạng hóa các nguồn thu ngoài lãi cũng như gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng Thậm chí, một số NHTM đang nghiên cứu (ACB, ABBank, HDBank, MBBank, ) bị thua lỗ từ những hoạt động ngoài lãi
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIMTA) có giá trị trung bình thấp 2,81%, cao nhất cũng chỉ đạt 6,23%, hiệu quả hoạt động tín dụng của các NHTM kém, từ năm
2011 tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp, kéo theo là hàng loạt chính sách kinh tế thắt chặt, lãi suất tín dụng cao, không hấp dẫn nhà đầu tư tham gia tín dụng Bên cạnh đó, khả năng sinh lời của tài sản có từ thu nhập ngoài lãi (INVESTTA) rất khiêm tốn, trung bình chỉ 0,49%, mức cao nhất cũng chỉ đạt 1,45%
Một chỉ tiêu khá quan trọng là đòn bẩy tài chính (FL) dao động khá lớn từ 74,46% - 95,74%, đạt giá trị trung bình khá cao 90,33%, độ lệch chuẩn 3,51% Điều này cho thấy, trọng tâm của FL là tỷ số nợ, chủ yếu là tiền gửi huy động từ các tổ chức và cá nhân Các NHTM vận dụng khá nhiều lợi thế từ đòn bẩy tài chính vào hoạt động kinh doanh, có ảnh hưởng lớn đến ROE
Chất lượng quản lý (OPEXTI) có giá trị trung bình 53,15% tương đối cao, chứng minh trong giai đoạn 2010 – 2015, các NHTM có chú trọng đầu tư vào công tác quản lý điều hành hoạt động, quản trị rủi ro, đặc biệt chú trọng đầu tư khá nhiều vào việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực Tuy nhiên, độ lệch chuẩn của OPEXTI là 13,22%, cho thấy cũng có ngân hàng bỏ tiền vào rất nhiều trong công tác quản lý, điều hành Điển hình tháng 6/2013, NCB tiến hành đề án tự tái cấu trúc, thay đổi toàn diện từ hệ thống đến thương hiệu (thương hiệu cũ là Navibank), đầu tư quá nhiều vào chi phí hoạt động chiếm 92,73% tổng thu nhập, có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của ngân hàng, ROA chỉ đạt 0,06% và ROE 0,57% là rất thấp (Báo cáo tài chính của NCB) Đối với chỉ tiêu OPEXTA thể hiện chi phí hoạt động so với tổng tài sản có giá trị trung bình tương đối thấp 1,69%
Còn về chỉ số liên quan đến số năm hoạt động của ngân hàng (LLIFE) có giá trị trung bình đạt 3%, nhìn chung các NHTM trong bài khảo sát đều hoạt động trên
20 năm, đây là khoảng thời gian khá dài đủ để khẳng định uy tín hoạt động của ngân hàng đối với khách hàng
Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế (GDP) và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo lường lạm phát lần lượt có giá trị trung bình 5,75% và 7,52% Việt Nam thuộc nhóm kinh tế các nước đang phát triển nên tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình luôn ở mức cao và do đó lạm phát cũng không thể thấp Riêng mặt bằng lãi suất cho vay duy trì ở mức tương đối, chỉ số BIR giảm rất nhiều trong giai đoạn 2010 –
2015, mức thấp nhất là 7,90% năm 2015 và đạt trung bình ở mức 11,37% do tín dụng tăng trưởng khó khăn, sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu, sản phẩm ngân hàng chưa đa dạng.
Phân tích ma trận tương quan
Ma trận hệ số tương quan từng đôi được trình bày trong bảng 4.2 cho thấy mối tương quan giữa các biến sử dụng trong mô hình Nhìn chung, hầu hết hệ số tương quan giữa các biến đều khá thấp Kết quả cho thấy biến ROA có tương quan mạnh nhất với OPEXTI (0,78) và tương quan yếu nhất với INTEXEQ (-0,01) Tương tự, đối với ROE, OPEXTI có tác động mạnh nhất (0,74) và NIITI tác động yếu nhất (-0,03) Tuy nhiên hệ số tương quan chỉ đánh giá quan hệ hai chiều mà không đánh giá được tác động một chiều các biến lên ROA và ROE
Theo chuẩn so sánh của Farrar và Glauber (1967), các hệ số tương quan cao nhất (0,99; 0,90; 0,94) thể hiện lần lượt các mối tương quan từng cặp biến EA - FL; INVESTTA - NIITI; CPI - BIR đều lớn hơn 0,8 Điều này cho thấy mối quan hệ giữa các cặp biến khá chặt chẽ, có sự ảnh hưởng với nhau Mô hình có khả năng mắc bệnh đa cộng tuyến
Hơn thế nữa, để xác định rằng hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến có tồn tại hay không Tác giả thực hiện kiểm định hệ số phóng đại nhân tử phương sai (VIF) để kiểm tra cho dữ liệu bảng trong STATA.
Kết quả ƣớc lƣợng mô hình hồi quy
ROE ROA LLIFE OPEXTI OPEXTA FL NIMTA NIITI INVESTTA IETA INTEXEQ DEPTA LOGTA LLPTL EA LA GDP CPI BIR
Nguồn: Kết quả trích xuất từ phần mềm Stata
4.3 Kết quả ƣớc lƣợng mô hình hồi quy
4.3.1 Kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình
Như bên trên tác giả đã dự báo, mô hình có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến khi phân tích về ma trận tương quan Thật vậy, kết quả kiểm định hệ số phóng đại phương sai tại bảng 4.3 cho thấy VIF EA = 595,92; VIF NIMTA = 24,68;
VIF BIR = 11,93; VIF INVESTTA = 11,45 và VIF INTEXEQ = 10,59; cả năm biến này đều cho ra kết quả VIF lớn hơn 10 Nên tác giả quyết định loại chúng ra khỏi mô hình nghiên cứu
Bảng 4.3 – Kiểm định hệ số phóng đại phương sai VIF
Variable VIF Variable VIF Variable VIF Variable VIF Variable VIF Variable VIF
EA 595,92 NIMTA 24,68 BIR 11,93 INVESTTA 11,45 INTEXEQ 10,59 LOGTA 4,16
FL 594,48 OPEXTA 18 INVESTTA 11,45 NIITI 10,62 FL 9,15 FL 3,58
NIMTA 27,34 OPEXTI 12,44 INTEXEQ 10,66 INTEXEQ 10,61 IETA 8,49 CPI 3,57
OPEXTA 18,81 INVESTTA 12,3 NIITI 10,64 FL 9,15 LOGTA 4,2 LA 3,39
OPEXTI 12,89 BIR 12,15 CPI 10 IETA 8,57 CPI 3,63 OPEXTA 3,01
INVESTTA 12,52 NIITI 11,63 FL 9,15 LOGTA 4,21 LA 3,39 IETA 2,71
BIR 12,18 INTEXEQ 10,66 IETA 8,63 OPEXTA 3,85 OPEXTA 3,02 DEPTA 2,68
NIITI 11,66 CPI 10,45 LOGTA 4,25 CPI 3,63 DEPTA 2,72 OPEXTI 2,56
INTEXEQ 10,84 FL 9,19 OPEXTA 3,85 LA 3,41 OPEXTI 2,56 LLIFE 2,32
CPI 10,53 IETA 8,65 OPEXTI 3,48 OPEXTI 3,25 LLIFE 2,34 LLPTL 1,79
IETA 8,88 LOGTA 4,26 LA 3,44 DEPTA 2,72 LLPTL 1,79 NIITI 1,51
LOGTA 4,26 LA 3,46 DEPTA 2,83 LLIFE 2,36 NIITI 1,53 GDP 1,31
LA 3,53 DEPTA 2,84 LLIFE 2,38 LLPTL 1,81 GDP 1,32
Mean VIF 78,38 Mean VIF 9,16 Mean VIF 6,4 Mean VIF 5,5 Mean VIF 4,21 Mean VIF 2,72
Loại biến EA Loại biến NIMTA Loại Biến BIR
Nguồn: Kết quả trích xuất từ phần mềm Stata
Sau khi loại bỏ năm biến EA, NIMTA, BIR, INVESTTA và INTEXEQ thì giá trị VIF trung bình bằng 2,72 và hệ số của tất cả các biến còn lại đều nhỏ hơn 10
Do đó, dữ liệu của mô hình nghiên đã khắc phục hoàn toàn hiện tượng đa cộng tuyến
4.3.2 Hồi quy OLS tổng thể
Bảng 4.4 – Kết quả hồi quy OLS cho ROA và ROE
Nguồn: Kết quả trích xuất từ phần mềm Stata Đầu tiên, hồi quy OLS tổng thể được thực hiện để phân tích mối quan hệ giữa ROA, ROE và các biến độc lập Kết quả hồi quy OLS (bảng 4.4) cho thấy kiểm định F với giá trị p của cả 2 mô hình (Prob > F = 0.0000) đều dưới mức ý nghĩa 5% cho thấy mô hình sử dụng cho ROA và ROE là phù hợp Xét về mức độ ảnh hưởng của các biến đến mô hình, các biến độc lập trong mô hình có ảnh hưởng đến 88,36% tới biến ROA (R-squared = 0,8836) và 86,28% tới biến ROE (R- squared = 0,8628) Giá trị R-squared của mô hình khá cao là một dấu hiệu cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Điểm cần lưu ý về sự ảnh hưởng của các biến độc lập, ngoại trừ các biến LOGTA, DEPTA, IETA,NIITI, LLIFE và GDP không có ý nghĩa thống kê (t thuộc (-2;2)) thì các biến còn lại đều tác động lên biến ROA Tương tự đối với mô hình hồi quy cho ROE, chỉ có các biến LA, LLPTL, LOGTA, FL,OPEXTA, OPEXTI và CPI là có ý nghĩa thống kê, tác động đến ROE
4.3.3 Lựa chọn mô hình thích hợp
Bảng 4.5 – Kết quả kiểm định Hausman
ROA FEM REM ROE FEM REM
OPEXTA -0,5375628 -0,5030443 OPEXTA -6,844209 -6,585408 OPEXTI 0,0313441 0,0324717 OPEXTI 0,3489021 0,361708 LLIFE -0,4510678 -0,1236491 LLIFE -1,695427 -0,5471273
Number of group 20 20 Number of group 20 20
Nguồn: Kết quả trích xuất từ phần mềm Stata
Tác giả cần lưu ý độ vững và tính hiệu quả của các hệ số trong phân tích dữ liệu bảng dựa trên phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất tổng thể (OLS tổng thể) có thể bị nghi ngờ, các kiểm định hệ số hồi quy không còn đáng tin cậy Do đó, tác giả thực hiện kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp (FEM hoặc REM) cho nghiên cứu này
Khi thực hiện phân tích hồi quy cho cả hai biến phụ thuộc ROA và ROE, kết quả bảng 4.5 cho thấy mô hình REM là phù hợp với kiểm định Hausman có giá trị Prob lần lượt là 0,1024 và 0,2081 đều lớn hơn 0,05
Như vậy, trong ba mô hình OLS, FEM và REM khi hồi quy dữ liệu bảng thì mô hình REM phù hợp nhất với tổng thể số liệu nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam
4.3.4 Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan của mô hình
Nhằm đảm bảo các giá trị thống kê của các hệ số hồi quy là đáng tin cậy, tác giả kiểm tra sự tồn tại của hiện tượng TTQ trong mô hình bằng kiểm định Wooldridge (bảng 4.6) và nhận thấy giả thiết H 0 được chấp nhận, nghĩa là tồn tại hiện tượng TTQ Trong mô hình biến phụ thuộc ROA và biến phụ thuộc ROE, tác giả xét giá trị Prob ở mức ý nghĩa 5%, cả hai mô hình đều có p-giá trị lớn hơn 0,05 Việc lựa chọn tiêu chuẩn so sánh theo những mức ý nghĩa khác nhau sẽ làm thay đổi độ tin cậy của mô hình, mức ý nghĩa càng thấp thì độ tin cậy càng cao, mô hình sẽ tốt hơn Bên cạnh đó, việc lựa chọn mô hình REM là mô hình cuối cùng để phân tích và ước lượng cho mục tiêu tiếp theo Bản thân mô hình REM đã triệt tiêu được hiện PSSSTĐ vì phần dư của mỗi thực thể không có mối quan hệ với biến giải thích
Bảng 4.6 – Kết quả kiểm định Wooldridge
Biến phụ thuộc ROA 0,0963 Không
Biến phụ thuộc ROE 0,1215 Không
Nguồn: Kết quả trích xuất từ phần mềm Stata
4.3.5 Kết quả mô hình REM
Vì mô hình REM đã triệt tiêu được hiện tượng PSSSTĐ, cộng với việc không tồn tại hiện tượng TTQ, tác giả quyết định dừng ở mô hình REM để phân tích, đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu quả
Bảng 4.7 – Kết quả mô hình REM cho biến phụ thuộc ROA và ROE
LA -0,6207227 -2,24 0,025 LA -8,575134 -2,35 0,019 LLPTL 0,2630541 8,22 0,000 LLPTL 2,894107 7,09 0,000 LOGTA 0,0648239 1,70 0,088 LOGTA 1,133316 2,24 0,025 DEPTA 0,0018787 0,76 0,447 DEPTA -0,0110148 -0,34 0,733 IETA -0,0036178 -0,24 0,807 IETA 0,0946373 0,51 0,613 NIITI 0,0016 1,04 0,299 NIITI 0,0314918 1,60 0,109
FL -0,0162532 -1,71 0,088 FL 0,7450839 6,13 0,000 OPEXTA -0,5030443 -8,55 0,000 OPEXTA -6,585408 -8,79 0,000 OPEXTI 0,0324717 16,00 0,000 OPEXTI 0,361708 13,97 0,000 LLIFE -0,1236491 -1,93 0,053 LLIFE -0,5471273 -0,63 0,531 GDP 0,01371 0,69 0,493 GDP 0,4588662 1,83 0,067 CPI 0,0118225 2,22 0,026 CPI 0,1601612 2,39 0,017 Cons 2,621185 4,13 0,000 cons -64,79761 -7,69 0,000
Nguồn: Kết quả trích xuất từ phần mềm Stata Đánh giá kết quả mô hình hồi quy ROA (bảng 4.7): Ước lượng mô hình hồi quy cho kết quả giá trị p bằng 0,000 nhỏ hơn 0,05 nên mô hình phù hợp Và R-square = 0,8707; tức các biến độc lập trong mô hình có ảnh hưởng đến 87,07% tới biến ROA, đây là mức ảnh hưởng khá cao Do đó, tất cả các kết quả trong REM đều có ý nghĩa
Kết quả mô hình nghiên cứu có phương trình như sau:
ROA i,t = 2,621185 - 0,6207227 LA i,t + 0,2630541 LLPTL i,t + 0,0648239 LOGTA i,t + 0,0018787 DEPTA i,t - 0,0036178 IETA i,t + 0,0016 NIITI i,t - 0,0162532 FL i,t - 0,5030443 OPEXTA i,t + 0,0324717 OPEXTI i,t - 0,1236491 LLIFE i,t + 0,01371 GDP + 0,0118225 CPI + ε i,t
Mô hình đưa ra yếu tố LLPTL, OPEXTI và CPI có tác động cùng chiều lên ROA và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5% (p-value nhỏ hơn 0.05 và hệ số beta dương) Điều này cho thấy khi một trong các nhân tố này tăng lên sẽ làm cho ROA có xu hướng tăng theo và ngược lại nếu giảm đi sẽ kéo ROA giảm theo
Yếu tố LA, OPEXTA có tác động ngược chiều lên ROA (p-value nhỏ hơn 0.05 và hệ số beta âm) Điều này cho thấy khi một trong các nhân tố này tăng lên sẽ làm cho ROA có xu hướng giảm và ngược lại nếu giảm đi sẽ làm cho ROA tăng lên
Các yếu tố còn lại đều không tác động lên ROA (p-value đều lớn hơn 0,05 và 0,1 - mức ý nghĩa ở 5% và 10% đều được chấp nhận) Đánh giá kết quả mô hình hồi quy ROE (bảng 4.7):
Kết quả nghiên cứu cho ROE cũng giống như với ROA: Giá trị p của mô hình hồi quy nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% Kết quả mô hình phù hợp và sử dụng được Mô hình cũng nói lên được sự tác động của các biến độc lập đến biến ROE tương đối cao là 83,70% (R-square = 0,8370)
Kết quả mô hình nghiên cứu có phương trình như sau:
ROE i,t = - 64,79761 - 8,575134 LA i,t + 2,894107 LLPTL i,t + 1,133316 LOGTA i,t - 0,0110148 DEPTA i,t + 0,0946373 IETA i,t + 0,0314918 NIITI i,t + 0,7450839 FL i,t - 6,585408 OPEXTA i,t + 0,361708 OPEXTI i,t - 0,5471273 LLIFE i,t + 0,4588662 GDP + 0,1601612 CPI + ε i,t
Mô hình hồi quy có biến phụ thuộc ROE đưa ra yếu tố LLPTL, LOGTA, FL, OPEXTI và CPI có tác động cùng chiều lên ROE và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5% Còn nhân tố LA và OPEXTA lại tác động ngược chiều lên ROE (p-value nhỏ hơn 0.05 và hệ số beta âm) Các nhân tố còn lại không thể hiện mối quan hệ nào có ý nghĩa thống kê lên ROE.
Thảo luận kết quả nghiên cứu
Nhìn chung, cả hai mô hình các biến liên quan đến rủi ro tín dụng (LLPTL), chất lượng quản lý đối với biến OPEXTI và biến vĩ mô tỷ lệ lạm phát (CPI) có tương quan thuận với hiệu quả hoạt động các NHTM Việt Nam, riêng nhân tố quy mô tài sản (LOGTA) và đòn bẩy tài chính cũng có tác động tích cực nhưng chỉ thể hiện tương quan thuận đối với ROE Còn về tương quan nghịch thì cả mô hình có biến phụ thuộc ROA và ROE đều do hai nhân tố: cấu trúc tài sản (LA) và chất lượng quản lý đối với biến OPEXTA có ảnh hưởng đối với hiệu quả hoạt động ngân hàng Nghiên cứu không tìm ra được tương quan giữa các nhân tố còn lại tác động lên hiệu quả hoạt động ngân hàng, tức là các giả thuyết H 2 , H 5 , H 6 , H 7 , H 8 , H 11 , H 12 ,
H 14 không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu hoặc là bị loại bỏ ngay từ bước kiểm định đa cộng tuyến
Liên quan đến (H1) tức là tác động của cấu trúc tài sản (LA) đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Hệ số hồi quy mang dấu âm có ý nghĩa ở mức 5% đối với ROA và ROE Điều này cho thấy tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tài sản càng cao thì hiệu quả hoạt động càng giảm, cụ thể là khả năng sinh lời của ngân hàng thấp Kết quả này trái ngược với kỳ vọng của tác giả Đồng thời, kết quả của mô hình cũng khác biệt so với những nghiên cứu trước đây (Abreu và Mendes, 2002; Deyong và Rice, 2004) khi họ nhận định rằng tỷ lệ này càng cao thì khả năng sinh lời cao Dễ dàng nhận thấy rằng, mô hình nghiên cứu có tính chất mới so với những nghiên cứu trước và cũng phù hợp với thực trạng các NHTM ở Việt Nam trong những năm gần đây khi tỷ lệ nợ xấu tăng cao, mà cấu trúc tài sản lại tập trung chủ yếu là dư nợ cho vay, đồng nghĩa với việc hiệu quả ngân hàng bị giảm sút vì lý do tăng trưởng tín dụng nhanh nhưng chất lượng tín dụng kém
Về rủi ro tín dụng (H 3 ), kết quả thực nghiệm trong cả hai mô hình kiểm định tìm ra mối liên hệ có tác động cùng chiều và mạnh nhất (giá trị tuyệt đối của hệ số hồi quy lớn nhất) lên khả năng sinh lời ROA và ROE của các NHTM (ở mức ý nghĩa 5%), tức chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động ngân hàng (với yếu tố tổng nợ không thay đổi) Kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giả Mức độ phù hợp của biến cũng được Syafri (2012) chứng minh kết quả tương tự Thông thường việc tăng thêm trong trích lập chi phí sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Tuy nhiên, tình hình thực tế trong hệ thống NHTM hiện nay, nợ xấu đang tăng cao đến mức báo động, hiệu quả hoạt động tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của cả ngân hàng vì tín dụng mang lại nguồn thu rất lớn cho ngân hàng Do vậy, việc tăng thêm nguồn chi phí trong công tác dự phòng rủi ro tín dụng là điều cần thiết nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng diễn ra an toàn và hiệu quả, góp phần tích cực đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Xét giả thuyết (H 4 ), quy mô tài sản (LOGTA) càng cao thì hiệu quả hoạt động ngân hàng càng tốt Kết quả này phù hợp với kỳ vọng tương quan thuận ban đầu với mức ý nghĩa 5% Gul, Irshad và Zaman (2011) cũng có nhận định tương tự như nghiên cứu của tác giả Hiện nay, tình trạng yếu kém trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đang sôi sục cảnh báo sự trì trệ của ngành tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung Động thái tăng quy mô tài sản hoặc sát nhập giữa những ngân hàng nhỏ, kém phát triển góp phần mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hóa kênh phân phối sản phẩm dịch vụ, thúc đẩy gia tăng lợi nhuận, đảm bảo hiệu quả hoạt động ngân hàng tốt hơn
Nhân tố đòn bẩy tài chính FL là công cụ quan trọng để dự kiến lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (giả thuyết H 9 ) Thật vậy, kết quả mô hình cho thấy FL chỉ tác động cùng chiều lên ROE (ở mức ý nghĩa 5%), còn trong mô hình ROA, FL không có ý nghĩa thống kê Đòn bẩy tài chính tăng ám chỉ việc sử dụng chi phí cố định để làm tăng khả năng sinh lời của ngân hàng Tuy nhiên, đòn bẩy tài chính cũng là con dao hai lưỡi làm tăng tính rủi ro trong lợi nhuận Tác giả cần lưu ý trong việc ra quyết định khi sử dụng đòn bẩy tài chính
Tương tự, nhân tố chất lượng quản lý (giả thuyết H10) cũng thể hiện kết quả khác thường, OPEXTI tác động cùng chiều lên ROA và ROE nhưng OPEXTA lại có tác động ngược chiều lên cả hai biến phụ thuộc ROA và ROE với mức ý nghĩa 5%, chỉ đúng 50% với kỳ vọng của nghiên cứu Nghiên cứu của Podviezko và Ginevcius (2010) cũng xem xét nhân tố tỷ trọng chi phí hoạt động trên tổng tài sản và trên tổng thu nhập của ngân hàng nhằm đánh giá khả năng quản lý của nhà quản trị, sự gia tăng trong chi phí hoạt động kéo theo sự sụt giảm trong lợi nhuận Thật vậy, mô hình nghiên cứu thể hiện đúng bản chất thực trạng của hệ thống NHTM Việt Nam trong những năm gần đây, áp lực mở rộng mạng lưới hoạt động, gia tăng nguồn nhân lực chất lượng, phát triển sản phẩm dịch vụ đi đôi đổi mới công nghệ buộc các NHTM phải chạy đua gia tăng chi phí hoạt động, làm giảm lợi nhuận Bên cạnh đó, một khi chất lượng quản lý tốt, bộ máy ngân hàng hoạt động hiệu quả thì việc đầu tư nhiều chi phí hoạt động để thực hiện mục tiêu dài hạn nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động là điều hiển nhiên Đó là lý do vì sao ngành ngân hàng Việt Nam lại đi ngược với xu hướng chung của thế giới Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, mối quan hệ giữa chi phí hoạt động và lợi nhuận của ngân hàng có tương quan hai chiều Tuy nhiên, đối với nhân tố này tác giả cần lưu ý phương án sử dụng chi phí sao cho có hiệu quả nhất Đối với các nhân tố vĩ mô, chỉ có tỷ lệ lạm phát (CPI) có ý nghĩa thống kê và có mối liên hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam (ở mức ý nghĩa 5%) Kỳ vọng giả thuyết H13 của tác giả là đúng, cũng như Syafri (2012) đã nhận định, việc các nhà quản trị ngân hàng dự đoán được lạm phát kỳ vọng và điều chỉnh mức lãi suất phù hợp thì sẽ đạt được mục tiêu lợi nhuận cao, từ đó ổn định hiệu quả hoạt động trong ngân hàng
Nhìn bao quát cả 2 mô hình nghiên cứu, ngoài biến CPI thì không có biến bên ngoài nào có ý nghĩa thống kê Điều đó cho thấy, hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam chịu tác động chủ yếu từ các yếu tố bên trong
Kết quả mô hình thực nghiệm đã chứng minh và đưa ra các nguyên nhân, mức độ tác động của các nhân tố vi mô và vĩ mô lên hiệu quả hoạt động ngân hàng, giúp cho các nhà quản trị có cái nhìn đầy đủ, toàn diện và chính xác hơn với phương thức tiếp cận một phương pháp khoa học mới trong đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng
So với mô hình ban đầu mà tác giả xây dựng gồm 17 biến độc lập thì có 12 biến tác động đến mô hình nhưng trong đó chỉ có 7 biến là có ý nghĩa thống kê và tác giả dựa vào kết quả đó đưa ra nhận định cuối cùng cho sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Điều đáng chú ý nhất từ kết quả của mô hình, nhân tố chất lượng quản lý mà tác giả sử dụng OPEXTI và OPEXTA làm biến đại diện có tác động hai chiều lên cả hai biến phụ thuộc ROA và ROE, trong đó OPEXTI thì có tác động tích cực, còn OPEXTA thì có tác động tiêu cực Điều này cho thấy, cùng một nhân tố tác động mà có hai xu hướng tồn tại tương quan lên hiệu quả hoạt động ngân hàng Đây được xem là tính mới của bài nghiên cứu, qua đó cho thấy các nhà quản trị ngân hàng cần phải linh hoạt trong việc sử dụng chi phí hoạt động nhằm mục tiêu tăng lợi nhuận cho ngân hàng
Chính vì vậy, trong chương 5 tác giả sẽ đề ra các mục tiêu và kiến nghị giải pháp dựa trên kết quả của mô hình và tình hình thực tiễn của ngành ngân hàng Việt Nam nhằm hỗ trợ các nhà quản trị ngân hàng dễ dàng hơn trong công tác hoạch định chiến lược và điều hành quản lý để vực dậy tình hình hoạt động của ngân hàng mình Bên cạnh đó, tác giả cũng đặc biệt lưu ý một số khó khăn, vướng mắc chưa thể thực hiện được trong các kiến nghị.