1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

MỘT SỐ KỸ NĂNG CƠ BẢN TRONG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở CƠ SỞ

43 1,4K 26

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 419,5 KB
File đính kèm KY NANG LANH DAO.rar (76 KB)

Nội dung

Môn: MỘT SỐ KỸ NĂNG CƠ BẢN TRONG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở CƠ SỞ BÀI 1: HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP CƠ SỞ. Câu 1: Nêu khái niệm của hoạt động, lãnh đạo quản lý, phân tích vai trò của hoạt động, lãnh đạo quản lý ở cơ sở ? 1 Khái niệm của hoạt động, lãnh đạo quản lý Khái niệm hoạt động lãnh đạo: Hoạt động lãnh đạo là hoạt động mang tính định hướng, gây ảnh hưởng, tạo dựng niềm tin, thuyết phục người khác để họ đồng thuận với người lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương hướng tới mục tiêu nào đó. Lãnh đạo tạo hiệu ứng điều khiển, dẫn dắt người khác dựa trên cơ chế nhận thức, niềm tin, tiêu chuẩn đạo đức, tư tưởng…mà không mang tính cưỡng bức đối với người khác. Ví dụ: Đảng lãnh đạo quần chúng không phải bằng sức mạnh của bộ máy bạo lực mà bằng sự đúng đắn trong các đường lối, chủ trương thông qua hoạt động tuyên truyền, giáo dục và sự gương mẫu của Đảng. Cán bộ LĐ cũng cần có kỹ năng LĐ, nhưng các kỹ năng này khó định hình và khó đào tạo, chủ yếu được rèn luyện thông qua hoạt động thực tiễn. Khái niệm hoạt động quản lý: Quản lý mang tính kỹ thuật, quy trình, được quy định rõ trong khuôn khổ các thể chế xác định. Ví dụ: Quản lý hành chính trong các cơ quan của Nhà nước; quản trị trong các doanh nghiệp. Kỹ thuật quản lý có thể được nghiên cứu và đào tạo. Nhà quản lý sử dụng quyền lực để điều hành người khác. Mối quan hệ giữa hoạt động LĐ và hoạt động QL: LĐ và QL có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Điểm chung của hai hoạt động này là đều đạt đến mục đích mong muốn thông qua hành động của người khác. Nói cách khác, hoạt động LĐ và hoạt động QL là hoạt động điều khiển con người. Điểm khác biệt giữa chúng là ở chỗ LĐ sử dụng uy tín và sự thuyết phục nhiều nhiều hơn, sử dụng quyền lực ít hơn; quản lý sử dụng quyền lực nhiều hơn. Quản lý thường theo một quy chế rõ ràng. LĐ không dựa nhiều vào quy chế mà dựa vào sự thuyết phục và cảm hóa. Trong thực tế khó tách biệt hai hoạt động này trong con người cán bộ. Cán bộ nào cũng đồng thời thực hiện cả vai trò LĐ lẫn vai trò QL. Vì thế, người ta thường gọi chung là hoạt động LĐ,QL. 2. Vai trò của hoạt động LĐ,QL ở cấp cơ sở Hoạt động LĐ,QL tạo nên sức mạnh tập thể trên cơ sở thống nhất ý chí và hành động. Cộng đồng dân cư trên địa bàn xã, phường, thị trấn, dù khác biệt nhau trên nhiều phương diện, nhưng mỗi cộng đồng cũng có những lợi ích chung như môi trường trật tự trị an, vệ sinh, cơ sở hạ tầng giao thông, y tế, trương học… Hoạt động LĐ,QL tạo ra môi trường vừa cho phép mỗi người dân được tự do sáng tạo, vừa định hướng hoạt động của mọi người theo mục tiêu chung Hoạt động LĐ,QL cấp cơ sở tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận khác nhau của đơn vị thành một hệ thống thống nhất. Hoạt động LĐ,QL ở cấp cơ sở góp phần tạo dựng sức mạnh bền vững của hệ thống chính trị. Nhờ có sự LĐ,QL ở cấp cơ sở mà hoạt động của dân cư và các tổ chức trên địa bàn đi vào nền nếp, kỷ cương, giảm nhẹ nhiệm vụ LĐ,QL, giám sát của cấp trên. Hơn nữa, sự chuyên nghiệp, linh hoạt và tận tâm của cán bộ LĐ,QL cấp cơ sở làm tăng uy tín của hệ thống chính trị. Liên hệ thực tế tập pho trang 36quyển 16 Câu 2: Nêu những nội dung chủ yếu của hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở? (Gồm 3 nội dung) 1. Hoạch định mục tiêu phương hướng kế hoạch hoạt động của cấp cơ sở a, Dự báo: Đồng chí hiểu như thế nào là dự báo? dự báo có phải là tầm nhìn của người LĐ,QL hay không? nội dung của dự báo là gì? nó có vai trò như thế nào trong hoạt động LĐ,QL ở cơ sở? Khái niệm dự báo: là phán đoán một cách có căn cứ khoa học xu hướng phát triển xã, huyện, tỉnh, cả nước trong thời gian trước mắt và lâu dài nhằm cung cấp luận cứ cho việc xây dựng chủ trương, chính sách, kế hoạch hành động của cơ sở. Nội dung của dự báo bao gồm: Những biến động bên trong, bên ngoài cấp cơ sở theo chiều hướng có lợi và không có lợi.Cụ thể: + Phải dự báo về sự thay đổi của môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính trị ảnh hưởng đến cơ sở như thế nào. + Dự báo về sự thay đổi của cấp cơ sở về các phương diện thẩm quyền, nguồn lực, nhiệm vụ, khó khăn, thuận lợi khi thực thi nhiệm vụ để có kiến nghị đối phó thích hợp. + Dự báo về sự thay đổi mục tiêu của cơ sở do sự biến động chung và riêng… Vai trò của dự báo: Dự báo có vai trò quan trọng trong cung cấp căn cứ để lập kế hoạch hoạt động của cơ sở. Chất lượng dự báo tốt, diện dự báo rộng cho phép cán bộ lập kế hoạch của cơ sở đề xuất được các phương án, mục tiêu sát thực, khả thi hơn và ngược lại. b, Xác định mục tiêu: Khái niệm: Mục tiêu là kết quả hành động hoặc trạng thái của cơ sở trong tương lai. Phân tích: Phân biệt mục tiêu với mục đích: Khác với mục đích, mục tiêu vừa có tính chất định hướng hành động, vừa xác định rõ các tiêu chí đo lường kết quả của hành động sao cho ở thời điểm cần hoàn thành mục tiêu chúng ta có thể biết được mục tiêu đã được hoàn thành ở mức độ nào. Tính thời hạn của mục tiêu: Mục tiêu còn mang tính thời hạn với điểm bắt đầu và kết thúc theo thời gian cụ thể. Vai trò của việc xác định mục tiêu:Xác định mục tiêu đúng là một công việc rất quan trọng và không dễ dàng trong công việc của cán bộ LĐ,QL. Xác định đúng mục tiêu của cơ sở, tức là mục tiêu đó phù hợp với điều kiện thực tế, khả thi và sử dụng hiệu quả nguồn lực hiện có để thõa mãn tốt nhất nhu cầu của dân cư, thì tự người dân sẽ tích cực hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu và ngược lại. Phân loại mục tiêu: mỗi cơ sở có một hệ thống các mục tiêu đa dạng theo các mối quan hệ khác nhau: + Nếu phân loại mục tiêu theo thời gian thực hiện mục tiêu thì có mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu trung hạn và mục tiêu dài hạn; + Nếu phân loại theo tầm quan trọng của mục tiêu thì có mục tiêu cơ bản, chủ yếu; mục tiêu không cơ bản, thứ yếu; + Nếu phân loại theo phạm vi, tính chất của mục tiêu thì có mục tiêu kinh tế, mục tiêu chính trị, mục tiêu xã hội, mục tiêu văn hóa, mục tiêu an ninh quốc phòng… + Nếu xét theo chủ thể thực hiện mục tiêu thì có mục tiêu của ủy ban nhân dân xã, phường; mục tiêu của Đảng ủy xã, phường; mục tiêu của Đoàn Thanh niên xã, phường; mục tiêu của chi hội phụ nữ…Vấn đề cần quan tâm là cấp cơ sở phải thiết lập mối quan hệ ưu tiên và phối hợp giữa các mục tiêu. c, Lập kế hoạch, chương trình hành động thực hiện mục tiêu. Bao gồm 2 nội dung: Thứ nhất: Xây dựng các chương trình hành động để thực hiện mục tiêu Chương trình hành động là tổng thể các nỗ lực của cấp cơ sở đi đôi với tổng nguồn lực và phương thức sử dụng nguồn lực tương ứng để đạt đến mục tiêu. Thông thường cấp cơ sở có các loại chương trình hành động theo lĩnh vực (chương trình phát triển kinh tế, chương trình xây dựng trường học, trạm xá…), chương trình theo mục tiêu phân bổ (như chương trình xóa đói, giảm nghèo, chương trình phủ xanh đất trồng, đồi trọc, chương trình nước sạch…), chương trình giải quyết vấn đề cấp bách của địa phương… Thứ hai: Lập kế hoạch hành động cho từng mục tiêu, từng bộ phận, cá nhân và theo thời gian (Có 2 loại kế hoạch cần phải xây dựng): Một là: Kế hoạch hoạt động thường kỳ của cơ sở Kế hoạch thường kỳ là lịch trình thực hiện các chức năng ổn định của cơ sở như kế hoạch 1 năm, kế hoạch 5 năm, chiến lược cho từng giai đoạn. Đây là dạng kế hoạch sắp xếp hoạt động của cơ sở theo một tiến trình thời gian đi đôi với sự phân bổ hợp lý nguồn kinh phí và biên chế đủ để hoàn thành nhiệm vụ được giao Nội dung của các kế hoạch này bao gồm ba phương diện: +Hành động: Các hoạt động cần hoàn thành trong kỳ kế hoạch được phân bổ theo tiến độ thời gian cụ thể. +Kinh phí: Là kế hoạch phân bổ kinh phí cho các hoạt động đi cùng chế độ chi tiêu, quản lý rõ ràng. + Con người: Mỗi hoạt động và kinh phí tương ứng phải giao cho tổ chức và cá nhân cụ thể phụ trách. Hai là: Kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu + Kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu: là các kế hoạch soạn thảo riêng cho từng chương trình cụ thể. Sau khi các chương trình hành động đã được phê duyệt thì cán bộ quản lý, căn cứ trên những nhiệm vụ cụ thể do chương trình đặt ra và sự phân bổ kinh phí tương ứng, sắp xếp nhân sự và thời gian cho từng hoạt động và từng giai đoạn cụ thể của việc thực hiện chương trình +Kế hoạch của cấp cơ sở phải được truyền tải cho các bộ phận chức năng và cụ thể hóa thành nhiệm vụ, chỉ tiêu của các bộ phận đó. Kế hoạch của cấp cơ sở là một bộ phận của kế hoạch cấp trên nên phải phù hợp với kế hoạch, chương trình hành động của cấp trên nên phải phù hợp với kế hoạch, chương trình hành động của cấp trên và phải được cấp trên phê chuẩn. + Ngoài các kế hoạch chính, cơ sở còn phải lập các kế hoạch dự phòng để đối phó với rủi ro khi chúng xảy ra. +Căn cứ vào đâu để chúng ta có thể lập kế hoạch? Căn cứ vào các thông tin từ tình hình thực hiện kế hoạch thời kỳ trước, nhiệm vụ bổ sung trong kỳ tới, chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước và các đoàn thể chính trị, những biến động đã được dự báo và những biến động rỉu ro… +Lập kế hoạch thường được sử dụng những phương pháp nào? Phương pháp lập kế hoạch thường được sử dụng là sắp xếp công việc theo tiến độ thời gian, theo sự phân công trong cơ cấu tổ chức của cơ sở, theo các yêu cầu công việc, có thể sử dụng một số kỹ thuật như lập sơ đồ, mạng lưới công việc… 2. Tổ chức thực hiện phương hướng, mục tiêu kế hoạch của cấp cơ sở a, Huy động, bố trí, sử dụng nguồn lực: tài chính và vật tư, thiết bị. Huy động, bố trí, sử dụng nguồn lực tài chính: Có 2 nguồn (Do ngân sách cấp trên hoặc do một tổ chức nào đó tài trợ). +Cán bộ quản lý, căn cứ dự toán đã được phê duyệt để phân bổ kinh phí cho các lĩnh vực và hoạt động liên quan đúng với chế độ, chính sách và định mức của Nhà nước Huy động, bố trí, sử dụng vật tư, thiết bị: Việc sử dụng tài sản đã đầu tư thường theo chế độ chính sách của Nhà nước và việc huy động các nguồn lực này phải theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả với chế độ duy tu, bảo dưỡng và thay thế hợp lý. b, Thiết lập và củng cố, đổi mới bộ máy tổ chức, quản lý. Thiết lập mới bộ máy LĐ,QL. Bộ máy LĐ,QL là một chỉnh thể các bộ phận LĐ,QL có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng cùng chung nhau mục tiêu là LĐ,QL đơn vị hoàn thành nhiệm vụ. Các bộ phận cấu thành bộ máy LĐ,QL gồm cấp LĐ,QL và khâu LĐ,QL. + Cấp LĐ,QL là các nấc thang khác nhau trong hệ thống phân cấp LĐ,QL. Cấp LĐ,QL là kết quả sự phân chia hệ thống công việc LĐ,QL theo chiều dọc, theo đó cấp trên phụ trách cấp dưới, cấp dưới trực thuộc cấp trên. Cấp cơ sở là cấp dưới. + Khâu LĐ,QL là các bộ phận khác nhau trong một cấp LĐ,QL. Mỗi khâu LĐ,QL chỉ thực hiện một hoặc một số công việc LĐ,QL. Mối quan hệ giữa các khâu LĐ,QL trong một cấp là quan hệ phối hợp công tác cùng cấp. Số khâu trong một cấp phụ thuộc vào mức độ phức tạp của các chức năng mà cấp đó phải đảm nhiệm cũng như quy mô của đối tượng LĐ,QL mà cấp đó phụ trách. +Quan hệ giữa các cấp LĐ,QL gọi là quan hệ dọc. Quan hệ giữa các khâu LĐ,QL gọi là quan hệ ngang. Khi xây dựng bộ máy LĐ,QL cấp cơ sở cần tuân thủ các yêu cầu sau đây: + Xác định rõ số lượng các khâu LĐ,QL sao cho vừa đủ để thực hiện các chức năng LĐ,QL. + Xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm cho từng khâu LĐ,QL; trong đó đặc biệt chú ý xác định rõ mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận. + Các bộ phận LĐ,QL không được đảm nhiệm các nhiệm vụ chồng chéo lẫn nhau. + Cơ cấu các bộ phận và mối quan hệ giữa chúng vừa phải đảm bảo tính ổn định tương đối, vừa phải có tính thích nghi khi điều kiện thay đổi. + Cơ cấu tổ chức LĐ,QL phải đáp ứng yêu cầu hiệu lực, hiệu quả. Trong thực tế người ta thường tổ hợp các mối quan hệ LĐ,QL cơ bản (trực tuyến và chức năng) theo nhiều cách khác nhau để hình thành bộ máy LĐ,QL đơn vị. +Quan hệ trực tuyến là phân chia đơn vị thành các cấp khác nhau, trong đó cấp trên LĐ,QL toàn diện cấp dưới, cấp dưới chỉ trực thuộc một cấp trên Ưu điểm: của quan hệ này là tập trung quyền LĐ,QL vào một đầu mối và các tuyến LĐ, QL khá rõ ràng, đơn giản. Nhược điểm: Đòi hỏi quá nhiều ở cán bộ LĐ,QL trực tuyến, dễ làm họ quá tải và LĐ,QL kém chuyên sâu. (Sơ đồ 1) Quan hệ chức năng là phân chia hoạt động của một cấp LĐ,QL cho nhiều khâu khác nhau, mỗi khâu chỉ đảm nhận một hoặc một số chức năng LĐ,QL nhất định, mỗi đối tượng LĐ,QL bên dưới chịu sự quản lý của nhiều khâu chức năng bên trên. + Ưu điểm: Tính chuyên môn hoá sâu của từng khâu LĐ,QL; do đó có thể bao quát quy mô rộng và năng suất cao. + Nhược điểm: phối hợp các khâu chức năng rất phức tạp, dễ có tình trạng chồng chéo hoặc mâu thuẫn trong hành động của các khâu chức năng. Sơ đồ 2 Trên thực tế không có cơ cấu kinh tế thuần trực tuyến hoặc thuần chức năng mà thường có sự kết hợp cả quan hệ trực tuyến và quan hệ chức năng với nhau gọi là cơ cấu trực tuyến – chức năng. Sơ đồ 3 Để đáp ứng các yêu cầu phức tạp trong việc ra quyết định LĐ,QL người ta có thể bổ sung thêm các bộ phận tham mưu cho các khâu trực tuyến và chức năng. Ngoài ra, có thể ghép thêm vào cơ cấu chủ các cơ cấu phụ nhằm thực hiện các chương trình mục tiêu. Củng cố, đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy cũ. Quy trình củng cố, đổi mới cơ cấu tổ chức LĐ,QL của đơn vị thường trải qua 3 bước: Bước 1: Phân tích: nếu muốn sữa chữa một cơ cấu cũ thì trong bước phân tích người ta phải tìm ra được điểm yếu, điểm mạnh, điểm phù hợp và chưa phù hợp của cơ cấu cũ với yêu cầu mới. Bước 2: Thiết kế – tức là xác định cụ thể số cấp, khâu LĐ,QL với quyền hạn và trách nhiệm xác định. Xây dựng quy chế vận hành đơn vị. Xác định biên chế và tiêu chuẩn cán bộ cho từng chức danh. Bước 3: Vận hành cơ cấu tổ chức LĐ,QL mới: tuyển chọn, đào tạo và bổ nhiệm cán bộ vào các chức danh. Ban hành quy chế, vận hành thử, điều chỉnh sai sót và chính thức công nhận cơ cấu tổ chức LĐ,QL mới (phê chuẩn của cấp có thẩm quyền). c. Hoạt động đối ngoại Đối ngoại là gì? Đối ngoại được hiểu ở đây là thiết lập các mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức ngoài đơn vị. Cấp cơ sở có hai luồng quan hệ đối ngoại cần chú trọng điều chỉnh. Thứ nhất: quan hệ công tác với cấp trên. Đây là mối quan hệ chủ đạo. Cán bộ LĐ,QL cấp cơ sở không những phải cập nhật thông tin từ cấp trên môt cách nhanh chóng và đúng đắn, mà còn phải tăng cường cung cấp thông tin cho cấp trên dẫn đến các vụ việc gây hậu quả nghiêm trọng do xử lý chậm hoặc do quá thẩm quyền của cơ sở, hoặc tự cô lập mình dẫn đến lạc hậu so với tình trạng chung. Thứ hai: quan hệ với đối tác. Đối tác ở đây là các cơ quan, tổ chức có quan hệ với cơ sở nhưng không theo hệ thống dọc. Cơ sở phải tranh thủ quan hệ này để duy trì các mối quan hệ phối hợp hiệu quả trong công việc cũng như để quãng bá cho đơn vị mình. d. Điều hành và điều chỉnh hoạt động của cấp cơ sở Điều hành công việc hàng ngày. Hoạt động điều hành này phải theo lịch làm việc đã được cân nhắc kỹ lưỡng khi soạn thảo và phải được thông báo cho các bên có liên quan. Lịch làm việc phải là sự cụ thể hoá theo thời gian tiến độ thực hiện các kế hoạch đã được vạch ra. Đồng thời cán bộ LĐ,QL cấp cơ sở cần chú trọng thực thi quy trình kiểm tra chất lượng công việc do đơn vị đảm nhiệm. Có hai phương pháp quản lý chất lượng công việc là phương pháp Kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) và phương pháp ISO . Ngày nay phương pháp ISO được sử dụng phổ biến hơn. Quy trình điều hành còn bao gồm việc ra các quyết định cần thiết. Yêu cầu của một quyết định quản lý phải rõ ràng có địa chỉ người thi hành và các điều kiện cần thiết. Cán bộ cấp cơ sở có thể ra quyết định theo thẩm quyền cá nhân hoặc biểu quyết tập thể. Điều chỉnh kế hoạch, chương trình hành động khi cần thiết Do kế hoạch được xây dựng trên cơ sở dự báo với nhiều tham số chưa thể kiểm soát nên có thể không hoàn toàn trùng lặp với diễn biến thực tế. Các dấu hiệu nhận biết cần điều chỉnh thường là tình trạng quá tải của đơn vị; tình trạng lãng phí trong đơn vị; nhiệm vụ, yêu cầu có sự thay đổi lớn, nguồn lực được phát hiện thêm hoặc bị rút bớt đi, môi trường hoạt động chịu biến động lớn… Phương pháp điều chỉnh phổ biến là sử dụng kế hoạch dự phòng, kỹ thuật phòng tránh rủi ro. Nguyên tắc điều chỉnh là luôn luôn hướng tới mục tiêu cơ bản, lâu dài của tổ chức để cân đối lại các hoạt động. 3. Thực hiện kiểm tra, đánh giá, khuyến khích, động viên cấp cơ sở. a. Xây dựng và điều hành chế độ kiểm tra Kiểm tra là đo lường và chấn chỉnh hoạt động của đơn vị nhằm đảm bảo mọi việc, mọi con người trong tổ chức đang thực hiện theo đúng kế hoạch đã vạch ra để đạt được mục tiêu. Để kiểm tra có kết quả, cán bộ LĐ,QL phải thực hiện 3 công đoạn: Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra. Đó là các chỉ tiêu đo lương các công việc, các nhiệm vụ cụ thể trong kế hoạch của đơn vị. Đo lường việc thực hiện theo các tiêu chuẩn đã vạch ra là: giám sát, đo lường hoạt động thực tế trong so sánh với các tiêu chuẩn đã đặt ra để phát hiện sự sai lệch nhằm hành động điều chỉnh kịp thời. Điều chỉnh sự khác biệt giữa các tiêu chuẩn và kế hoạch. Thông qua hoạt động đo lường, cán bộ LĐ,QL phát hiện các sai lệch và tiến hành điều chỉnh chúng một cách hợp lý. Có hai đối tượng cần kiểm tra là công việc và nhân viên. Kiểm tra công việc là xem xét công việc có được hoàn thành đúng quy trình, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, số lượng, chất lượng và tiến độ thời gian hay không. Kiểm tra nhân viên là xem xét nhân viên có hoàn thành nhiệm vụ được giao hay không, hoàn thành đến mức nào, nguyên nhân không hoàn thành, thái độ đối với công việc, ý thức tổ chức, kỷ luật… Có nhiều hình thức kiểm tra như kiểm tra phòng ngừa, kiểm tra theo dấu hiệu sai phạm, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra trực tiếp, kiểm tra giám sát… Để kiểm tra có kết quả tốt, quá trình kiểm tra phải tuân thủ các yêu cầu sau: Kiểm tra phải dựa vào kế hoạch hành động của đơn vị và theo yêu cầu công việc. Quá trình kiểm tra phải đảm bảo cung cấp thông tin trung thực, khách quan và theo các tiêu chí đo lường thống nhất. Kiểm tra cần chú trọng những khâu, công đoạn trọng tâm Kiểm tra phải linh hoạt, phù hợp với bầu không khí của đơn vị và tiết kiệm. Để quá trình kiểm tra không gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đơn vị, cần hoà nhập với không khí của bộ phận bị kiểm tra b. Xây dựng và điều hành chế độ đánh giá. Đánh giá là gì? Đánh giá là đưa ra phán xét tốt, xấu về một công việc nào đó, một bộ phận hay một con người nào đó. Cơ sở của đánh giá là yêu cầu đối với công việc, chức năng, nhiệm vụ của bộ phận hay cá nhân. Nội dung đánh giá bao gồm: + Đánh giá công việc + Đánh giá con người Phương pháp đánh giá: thường theo tiêu chuẩn, theo thang điểm hoặc theo nhận xét của số đông đồng nghiệp. Thẩm quyền đánh giá thường giao cho cán bộ quản lý cấp trên trực tiếp hoặc tập thể nơi cá nhân công tác. Cũng có thể sử dụng đánh giá của khách hàng, đối tác. c. Xây dựng truyền thống, văn hoá cấp cơ sở. Môi trường làm việc ảnh hưởng lớn đến tinh thần và qua đó ảnh hưởng đến hiệu suất công tác của cán bộ, nhân viên. Cán bộ LĐ,QL cơ sở có trách nhiệm xây dựng môi trường làm việc hiệu quả cho phép không chỉ thu hút và giữ chân người tài, mà quan trọng hơn là cung cấp môi trường cho họ cống hiến hết năng lực của họ. Môi trường hoạt động hiệu quả thường phải có các tính chất: đoàn kết, chia sẻ, thân thiện, cảm thông và hỗ trợ lẫn nhau. Đồng thời cán bộ LĐ,QL cơ sở phải quan tâm xây dựng truyền thống tốt đẹp của cơ quan nhằm tạo dựng niềm tự hào chính đáng cho những người làm việc trong đơn vị cũng như tạo dựng uy tín với đối tác và quần chúng. Muốn vậy cán bộ LĐ,QL phải chú trọng củng cố các hoạt động thế mạnh của đơn vị, giáo dục tinh thần vì tập thể của nhân viên, giữ dìn uy tín của cá nhân và đơn vị… Cán bộ LĐ,QL cần quan tâm, nhân ái, thương yêu nhân viên và quần chúng. Chỉ có nhân cách tốt, cán bộ lãnh đạo cơ sở mới có đủ uy tín để hoàn thành nhiệm vụ được giao.   Bài 2: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP CƠ SỞ Câu 1: Trình bày khái niệm và phân loại phong cách lãnh đạo của người cán bộ lãnh đạo, quản lý? Phong cách lãnh đạo là một thành tố cơ bản của văn hoá, khoa học, nghệ thuật lãnh đạo. Khi xem xét những nghiên cứu về phong cách lãnh đạo ở phương Đông và phương Tây chúng ta dễ nhận thấy có sự khác nhau ở cấp độ và phạm vi: Ở phương Tây, việc nghiên cứu phong cách lãnh đạo chủ yếu tập trung ở cấp độ cá nhân người lãnh đạo, vì họ quan niệm lãnh đạo là hành vi cá nhân khi tác động và định hướng các hoạt động của nhóm. Ở Liên Xô (trước đây), Trung Quốc, Việt Nam…nghiên cứu về phong cách lãnh đạo không chỉ đề cập đến phong cách lãnh đạo của cá nhân người lãnh đạo mà trước hết chú trọng đến phong cách chung, phong cách lãnh đạo của Đảng Cộng Sản cầm quyền (phong cách lãnh đạo lêninnít). Tuy cấp độ, phạm vi nghiên cứu khác nhau song khi đề cập đến phong cách của cá nhân người lãnh đạo dù ở phương Tây hay phương Đông vẫn có nhiều điểm chung, thống nhất. Các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước có nhiều định nghĩa khác nhau về phong cách lãnh đạo; có thể phân chia thành một số hướng tiếp cận sau: + Cách tiếp cận coi phong cách lãnh đạo là tác phong lãnh đạo. Các nhà nghiên cứu theo cách tiếp cận này cho rằng: Phong cách lãnh đạo là tác phong làm việc của người lãnh đạo, là “tổng thể những phương pháp đặc thù nhất và ổn định nhất nhằm giải quyết những nhiệm vụ tiêu biểu và những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện chức năng lãnh đạo”. Tác phong là sự biểu hiện cụ thể của phong cách, song giữa tác phong lãnh đạo và phong cách lãnh đạo khác nhau ở chỗ, tác phong chỉ là một bộ phận của phong cách, nó mang tính cá nhân nhiều hơn; còn phong cách có tính xã hội rộng hơn. Trong thực tiễn chúng ta có thể nhận diện phong cách lãnh đạo thông qua những tác phong cụ thể của người lãnh đạo – tác phong làm việc. + Cách tiếp cận coi phong cách lãnh đạo là cách thức lãnh đạo. Theo cách tiếp cận này, phong cách lãnh đạo được hiểu là hình thức diễn ra một hành động của người lãnh đạo. Cách hiểu này, không thấy được nội dung bên trong của phong cách lãnh đạo (những yếu tố thuộc về chủ thể lãnh đạo). + Cách tiếp cận đồng nhất phong cách lãnh đạo với biện pháp, phương pháp lãnh đạo. Cách tiếp cận này cho rằng: phong cách lãnh đạo là hệ thống những biện pháp, phương pháp tác động của người lãnh đạo tới tập thể nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng của công tác lãnh đạo. Phong cách làm việc của người lãnh đạo được thể hiện thông qua biện pháp, phương pháp. Biện pháp hay phương pháp là một phần không thể thiếu được của phong cách song trong phong cách còn chứa đựng những nội dung tâm lý của chủ thể có liên quan đến việc sử dụng biện pháp, phương pháp. Người lãnh đạo sử dụng biện pháp hay phương pháp lãnh đạo này vì lý do nào? + Cách tiếp cận phong cách từ hành vi. Cách tiếp cận coi phong cách lãnh đạo là nội dung (mẫu hành vi) là cách tiếp cận được nhiều người thừa nhận và có giá trị thực tiễn. Từ việc nghiên cứu hành vi, chia phong cách làm ba loại: phong cách lãnh đạo độc đoán, phong cách lãnh đạo dân chủ và phong cách lãnh đạo tự do và cho rằng phong cách lãnh đạo dân chủ là phong cách lãnh đạo thành công. Kết luận này được nhiều người thừa nhận và vận dụng trong bố trí cán bộ lãnh đạo. + Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ tác động qua lại giữa cá tính và môi trường. Yếu tố cá tính là những đặc điểm tâm lý của người lãnh đạo (tính cách, khí chất, trí tuệ, xu hướng, trình độ…). Đây là những yếu tố có tính ổn định tương đối. Yếu tố môi trường ở đây rất rộng. Nó bao gồm trạng thái hiện tại của tổ chức, đặc điểm tâm sinh lý của cấp trên, người ngang cấp, cấp dưới; thói quen, truyền thống, bầu không khí tâm lý, trình độ nguồn nhân lực trong tổ chức; những điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể của đất nước, hệ thống giá trị đạo đức, hệ tư tưởng… những yếu tố trên luôn chi phối phong cách của người lãnh đạo. + Cách tiếp cận khái quát về phong cách lãnh đạo. Theo cách tiếp cận này người ta nhìn nhận phong cách lãnh đạo dựa trên những đặc trưng bản chất như: Phong cách lãnh đạo được coi là nhân tố quan trọng trong lãnh đạo quản lý; nó gắn với kiểu người lãnh đạo, nghệ thuật lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo không chỉ thể hiện một khoa học và tổ chức của công tác LĐ,QL mà còn thể hiện chí hướng, tài năng, tính độc đáo, nghệ thuật tác động, ảnh hưởng của người LĐ đến người khác trong hệ thống quản lý. Phong cách LĐ là phong cách cá nhân song nó luôn gắn liền với tính lịch sử, tính giai cấp, hệ tư tưởng, giá trị đạo đức, tâm lý xã hội, truyền thống của cộng đồng dân tộc. Trong xã hội XHCN tồn tại phong cách LĐ chung và phong cách LĐ cá nhân. Phong cách LĐ chung là phong cách của Đảng Cộng Sản cầm quyền, nó định hướng, chỉ đạo cho phong cách LĐ của từng cá nhân người LĐ. Không có một phong cách LĐ nào là hoàn toàn tốt hay hoàn toàn xấu (nhìn ở góc độ nhân văn và hiệu quả) cũng không có phong cách LĐ nào duy nhất đem lại thành công trong mọi trường hợp. Phong cách LĐ của cá nhân cũng không phải là cố định mà nó có thể thay đổi. Cách tiếp cận này cũng được coi là ý kiến thống nhất của nhiều nhà nghiên cứu về phong cách LĐ. Tuy nhiên, ngoài sự thống nhất trên vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về phong cách LĐ. Thông thường, mỗi người LĐ trong quá trình tác động, gây ảnh hưởng đến người khác luôn có ý thức và hướng “ưu tiên” nhất định khi lựa chọn mục tiêu, cách thức hay biện pháp, lề lối ứng xử trong quá trình thu thập thông tin, ra quyết sách hay xử lý một tình huống nhất định. Sự định hướng về mục tiêu, lề lối ứng xử, cách thức hay phương pháp ra quyết sách…được lặp đi lặp lại trở nên ổn định sẽ tạo nên một mẫu hành vi hay một phong cách hoạt động. Vì thế, nói đến phong cách LĐ trong việc sử dụng những loại quyền lực, tri thức, trí tuệ và trách nhiệm được giao. Việc lựa chọn hành vi (phong cách) của người LĐ như thế nào sẽ liên quan đến sự thành công hay thất bại của người đó và của cả tập thể. Thành công của nhà LĐ phụ thuộc vào sự phù hợp giữa hành vi của người LĐ (phong cách) với các thành viên của nhóm và tình huống cụ thể. =>Phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo, quản lý là mẫu hành vi mà người lãnh đạo quản lý lựa chọn nhằm tác động một cách có hiệu quả đến đối tượng lãnh đạo, quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý đã đề ra. Câu 2: Phân tích những biểu hiện đặc trưng trong phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo, quản lý ở cơ sở? 1 Khái niệm về phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo, quản lý ở cơ sở. Phong cách LĐ của cán bộ LĐ,QL cấp cơ sở là mẫu hành vi mà người LĐ,QL lựa chọn nhằm tác động và làm ảnh hưởng có hiệu quả đến cấp dưới và quần chúng nhân dân tại cơ sở. Nó được biểu hiện qua các tác phong làm việc dân chủ, khoa học, hiệu quả và thiết thực, đi sâu đI sát quần chúng, tôn trọng và lắng nghe quần chúng, khiêm tốn học hỏi và thực sự cầu thị, năng động và sáng tạo, gương mẫu và tiên phong. 2 Những biểu hiện của phong cách lãnh đạo cấp cơ sở (8 biểu hiện). (1) Tác phong làm việc dân chủ: Chúng ta hiểu như thế nào là tác phong làm việc dân chủ? Tức là luôn “lấy dân làm gốc”, mọi việc phải cho dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. + Tác phong làm việc dân chủ là đặc trưng cơ bản của phong cách LĐ ở cấp xã, nó sẽ khơi dạy được mọi sự tham gia nhiệt tình và những đóng góp sáng tạo của quần chúng trong việc tạo ra các quyết định, chỉ thị, trong việc tổ chức thực hiện những đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ở cơ sở có hiệu quả. + Người cán bộ LĐ,QL cấp cơ sở phải luôn thực hiện nguyên tắc tập thể LĐ (dân chủ), cá nhân phụ trách (tập trung) nhằm phát huy sức mạnh của cả tập thể và cá nhân người LĐ,QL. (2) Tác phong làm việc khoa học Tác phong làm việc khoa học có nghĩa là gì? Tác phong làm việc khoa học thể hiện đặc điểm nghiệp vụ tổ chức của phong cách LĐ cấp cơ sở. Người cán bộ LĐ,QL hiện nay phải có cả “Đức và Tài”, phải có tầm nhìn đúng; trong công tác phải thông thạo và có tính chuyên nghiệp, có phương pháp khoa học, sáng tạo trong vận dụng lý luận vào thực tiễn, nhạy cảm với cái mới. Chứ không còn như thời kỳ trước đây người cán bộ LĐ,QL chỉ cần có lòng nhịêt tình, vừa làm vừa thử sai, đúng. Lênin nói: “Nhiệt tình cộng với ngu dốt bằng phá hoại”. Cấp cơ sở là cấp tổ chức thực hiện nên đòi hỏi người LĐ,QL phảI có năng lực tổ chức, kỹ năng giao tiếp, am hiểu con người và biết sử dụng đúng người, đúng việc. (3) Tác phong làm việc hiệu quả, thiết thực. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Tính hiệu quả, thiết thực là tiêu chí đánh giá tài đức của cán bộ LĐ, đánh giá sự phù hợp hay không của phong cách LĐ. Cơ sở là nơi thực hiện hoá, đưa đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống, vì vậy đòi hỏi tác phong làm việc của người LĐ, QL cấp cơ sở phải đảm bảo tính hiệu quả và thiết thực khi đưa ra các quyết định quản lý và tổ chức thực hiện. Quá trình làm việc của người LĐ,QL phải được thể hiện ở sản phẩm cuối cùng là các kết quả đạt được mang tính hiệu quả và thiết thực. Đồng thời, nhu cầu, nguyện vọng, kiến nghị của nhân dân đòi hỏi tính thiết thực hiệu quả trong quá trình giải quyết. Chính vì vậy, tác phong làm việc hiệu quả, thiết thực cũng là một đặc trưng cơ bản của phong cách LĐ cấp xã. (4) Tác phong đi sâu đi sát quần chúng. Tác phong đi sâu đi sát quần chúng là như thế nào? Cấp cơ sở là cấp gần dân, sát dân nên LĐ muốn thành công đòi hỏi người LĐ,QL cấp cơ sở phải có phong cách đi sâu, đi sát quần chúng. Muốn hiểu được nhu cầu, nguyện vọng, tâm trạng, tình cảm…của nhân dân đòi hỏi người LĐ,QL phải gần dân, đi sâu đi sát quần chúng, đặt mình vào vị trí của quần chúng, tránh bệnh quan liêu. Tác phong đi sâu, đi sát quần chúng là đặc trưng riêng biệt của phong cách LĐ cấp cơ sở. Có đi sâu đi sát quần chúng mới có được tác phong khoa học, dân chủ; tác phong hiệu quả và thiết thực. (5) Tác phong tôn trọng và lắng nghe ý kiến quần chúng. Dân là gốc nước, dân là chủ, mọi nguồn sức mạnh, trí tuệ, sáng tạo đều từ nhân dân mà ra. Chính vì thế tác phong tôn trọng và lắng nghe quần chúng không chỉ là đặc trưng cơ bản của phong cách LĐ cấp cơ sở, mà còn là nguyên tắc làm việc, nguyên tắc ứng xử của người LĐ. Lắng nghe là một việc làm hết sức quan trọng đối với người LĐ. Bởi vì: thông qua việc lắng nghe từ nhân dân người cán bộ mới thấu hiểu, nắm rõ tâm tư, nhu cầu, nguyện vọng, tư tưởng, tình cảm…của người dân, từ đó đưa ra những chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cho phù hợp với người dân. Hiện nay cán bộ LĐ,QL đã biết lắng nghe nhân dân chưa? Lắng nghe như thế nào? Hiệu quả ra sao? Để rèn luyện tác phong làm việc trên, người LĐ,QL cấp cơ sở phảI luôn ghi nhớ lời dạy cuả Bác Hồ. “Dễ mười lần không dân cũng chịu Khó trăm lần dân liệu cũng xong”. (6) Tác phong khiêm tốn học hỏi và thực sự cầu thị. (7) Tác phong làm việc năng động, sáng tạo. (8) Tác phong làm việc gương mẫu và tiên phong. (Trang 43,44 SGK) Câu 2: Trình bày phương hướng xây dựng, rèn luyện phong cách lãnh đạo của người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở ? Liên hệ thực tế 1 Rèn luyện phong cách lãnh đạo (LĐ) lêninnít (sgk trang 46). 2 Khắc phục phong cách LĐ quan liêu. Phong cách lãnh đạo không tự nhiên mà có, nó cũng không không phải là cái gì cố định, chết cứng mà cần xem xét nó một cách biện chứng như một quá trình luôn luôn biến đổi, phát triển dưới tác động của những điều kiện khách quan và yếu tố chủ quan. Sự hình thành, phát triển một phong cách lãnh đạo là một quá trình có chủ đích, có định hướng, đòi hỏi mỗi người lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở phải tự rèn luyện, bồi dưỡng mới có được; đặc biệt là kỹ năng áp dụng linh hoạt, hợp lý các phong cách, thủ thuật lãnh đạo với một đối tượng cụ thể trong một tình huống cụ thể. Chủ nghĩa quan liêu là căn bệnh cố hữu trong quản lý xã hội. V.I.Lênin đã chỉ rõ: Kẻ thù bên trong tệ hại nhất của chúng ta chính là căn bệnh quan liêu. Phong cách lãnh đạo quan liêu là phong cách tách rời quyền hành khỏi quỳên lợi và nguyện vọng tập thể, xem thường thực chất sự việc, trốn tránh trách nhiệm, làm việc không theo nguyên tắc và những quy định của pháp luật đùn đẩy trách nhiệm, hậu quả xấu cho cấp trên hoặc cấp dưới, duy trì đẳng cấp, đặc quyền đặc lợi. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, những biểu hiện của phong cách lãnh đạo quan liêu là: Đối với người:...Không biết giải thích, tuyên truyền. Không biết làm dân chúng tự giác, tự động Đối với việc: Chỉ biết khai hội, viết nghị quyết, ra chỉ thị. Chứ không biết điều tra, nghiên cứu, đôn đốc, giúp đỡ, khuyến khích, kiểm tra. Đối với mình: Việc gì cũng kềnh càng, chậm rãi, làm cho qua chuyện. Nói một đường, làm một nẻo. Chỉ biết lo cho mình, không biết quan tâm đến nhân dân, đồng chí. Một vẻ quan liêu nữa là chỉ biết ăn sang, diện cho kẻng; chẳng những không lo phụng sự nhân dân, mà còn muốn nhân dân phụng sự mình. Tham ô, hủ hóa. Trước mặt dân chúng thì lên mặt Quan cách mạng. Lý luận và thực tiễn cũng chỉ rõ phong cách quan liêu còn có những biểu hiện: + Khuynh hướng cứng nhắc, cơ cấu tổ chức nhiều tầng. + Kéo dài, ngâm việc trong thực hiện nhiệm vụ, làm việc thiết kế hoạch, thiếu tiến độ, thụ động chờ đợi chỉ thị cấp trên. + Nhỏ nhặt trong quan hệ với người dưới quyền và can thiệp vô căn cứ vào công việc của họ. + Đầu óc thủ cựu, giấy tờ phiền phức, nhũng nhiễu dân chúng. Thái độ thờ ơ với yêu cầu thực tế trong quản lý nhà nước và của cán bộ đảng viên. Để khắc phục phong cách quan liêu, trước tiên cần làm rõ nguyên nhân của nó. Nếu xét trong mối quan hệ với cấp dưới, Hồ Chí Minh cho rằng vì xa cách quần chíng, không hiểu biết quần chúng, không học hỏi quần chúng và sợ quần chúng phê bình. Nếu xét ở góc độ tâm lý học thì nguyên nhân dẫn đến quan liêu là do tư duy máy móc, tính nguyên tắc cứng nhắc, sính quyền lực, động cơ, nhu cầu thăng tiến không đúng đắn. Mặt khác, còn do trình độ chuyên môn, quản lý, trình độ chính trị thấp; hạn chế về năng lực lãnh đạo, quản lý; lập trường chính trị chưa vững vàng, lệch lạc về quan điểm lãnh đạo, quản lý. Muốn khắc phục phong cách lãnh đạo quan liêu cần tiến hành đồng bộ một số giải pháp sau: + Chú trọng tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, hình thành ý thức và tâm lý xã hội chống phong cách quan liêu không chỉ trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý mà trong toàn xã hội. + Xây dựng cơ sở pháp lý chống phong cách lãnh đạo quan liêu. + Hoàn thiện thể chế lãnh đạo, quản lý trong đó quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí chức danh; quy định sự tương ứng giữa chức vụ, thẩm quyền và trách nhiệm. + Chú trọng sử dụng thông tin đại chúng, dư luận xã hội để khắc phục phong cách quan liêu. Tăng cường vai trò kiểm soát của nhân dân. + Xây dựng văn hóa lãnh đạo, tăng cường thực hiện pháp chế và trật tự pháp luật cho mỗi cán bộ, công chức. Trong điều kiện ở nước ta hiện nay, những giải pháp nêu ra ở trên cần được tiến hành đồng bộ, gắn liền với những nội dung cải cách hành chính, nhất là cải cách cơ cấu tổ chức bộ máy và quá trình chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và cấp cơ sở nói riêng. Phong cách lãnh đạo là do tổng thể những phẩm chất nhân cách của người lãnh đạo quyết định phần lớn. Chẳng hạn, những phẩm chất chính trị cao là cơ sở của phong cách có tính nguyên tắc của Đảng; những phẩm chất công tác cao quyết định nếp nghĩ và sự thông thạo công việc: năng lực tổ chức tạo ra mối liên hệ thường xuyên với quần chúng... Chính vì thế để rèn luyện, đổi mới phong cách lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở ngoài giải pháp khắc phục phong cách quan liêu cần chú trọng thực hiện đồng bộ các giải pháp khác. 3 Tăng cường rèn luyện, nâng cao lập trường tư tưởng – chính trị cho đội ngũ cán bộ LĐ,QL cấp cơ sở. Những phẩm chất tư tưởng – chính trị là linh hồn sống của người lãnh đạo, có vai trò định hướng cho hoạt động của người lãnh đạo, là cơ sở của phong cách lãnh đạo có tính nguyên tắc đảng, định hướng xã hội chủ nghĩa, thống nhất giữa lời nói với việc làm, lý luận với thực tiễn, liên hệ mật thiết với quần chúng. Đề cập đến vấn đề này, V.I. Lênin đã nhiều lần nnhấn mạnh: tư tưởng – chính trị là nội dung, là mặt cơ bản trong phong cách lãnh đạo. Người cho rằng, đường lối chính trị đúng nguyên tắc đảng là đường lối đúng đắn, khoa học và hiệu quả. Người lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở một khi có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, kiên định với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội sẽ có tầm nhìn, quan điểm đúng trong lãnh đạo, có khả năng chống lại những biểu hiện tiêu cực của bản thân và của người khác như chủ nghĩa cá nhân, cục bộ địa phương, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, chủ nghĩa hình thức... Tuy nhiên, muốn có lập trường tư tưởng – chính trị vững vàng, có tầm tư duy chính trị đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở phải thường xuyên học tập nghiêm túc lý luận chính trị. Một khi có tư duy chính trị phát triển người lãnh đạo mới có khả năng nhìn nhận, giải quyết mọi vấn đề trong nhiệm vụ của mình dưới giác độ chính trị, bằng quan điểm chính trị. Liên hệ mật thiết với dân chúng, với cấp dưới là đặc điểm cũng là yêu cầu quan trọng nhất trong rèn luyện, đổi mới phong cách lãnh đạo cấp cơ sở theo hướng dân chủ khoa học và thiết thực. Theo quan điểm của V.I. Lênin đây là điều kiện chủ yếu nhất và quyết định thành công của bất kỳ hoạt động nào vì thế người lãnh đạo, quản lý theo Người phải: sống trong đời sống của công nhân, hiểu quần chúng, những nhu cầu thực sự, nguyện vọng, tâm tư của quần chúng trên bất kỳ vấn đề nào và vào bất kỳ thời điểm nào, biết xác định không chút mập mờ trình độ giác ngộ của quần chúng, đáp ứng một cách ân cần nhu cầu của quần chúng. Hồ Chí Minh trong nhiều tác phẩm của mình cũng đã nhấn mạnh yêu cầu liên hệ mật thiết với quần chúng trong công tác của người lãnh đạo, quản lý bởi vì chỉ như vậy mới nắm bắt đúng thực tiễn, mới đưa ra được những quyết định đúng đắn và phòng ngừa được bệnh quan liêu. Thực hiện liên hệ mật thiết với quần chúng còn là cơ sở để thực hiện nguyên tắc dân chủ trong lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở; thực hiện yêu cầu chính trị và tư tưởng vô cùng quan trọng để đảm bảo cho quần chúng thực sự tham gia công tác lãnh đạo, quản lý. Tuy nhiên, thực tiễn cũng đòi hỏi người lãnh đạo quản lý cấp cơ sở phải biết kết hợp linh hoạt giữa chế độ dân chủ với chế độ thủ trưởng trong công tác của mình. 4 Rèn luyện những phẩm chất tâm lý đạo đức của người LĐ. Những phẩm chất tâm lý – đạo đức là cơ sở tạo nên cái riêng trong phong cách của người lãnh đạo bao gồm tính trung thực, độc lập, kiên quyết, cương nghị và linh hoạt, đòi hỏi cao, thái độ ân cần, lịch thiệp, sự nhạy bén, sáng tạo. Những phẩm chất này được biểu hiện hàng ngày trong hoạt động, trong phong cách làm việc của người lãnh đạo và gắn liền với hiệu quả làm việc. Hệ thống những mối quan hệ qua lại giữa người lãnh đạo với quần chúng rất đa dạng và tạo nên nội dung chủ yếu về tâm lý – đạo đức trong phong cách lãnh đạo. Trong tổ chức, người lãnh đạo không chỉ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, nghiêm khắc đối với bản thân, sử dụng hợp lý thẩm quyền được giao mà còn phải luôn chú trọng tạo dựng uy tín cho bản thân và có ý thức thúc đẩy người khác thực hiện các nhiệm vụ được giao. Trong quan hệ với cấp dưới, với quần chúng, người lãnh đạo không chỉ dựa trên cơ sở vị trí, sử dụng những mối quan hệ chính thức mà còn phải chú trọng xây dựng mối quan hệ không chính thức, phải hiểu rõ tâm lý của quần chúng. Thực tiễn cho thấy nếu người lãnh đạo cấp cơ sở có kỹ năng hiểu biết nhu cầu, tâm lý quần chúng sẽ dễ dàng lựa chọn được những cách thức phù hợp để động viên hay phê bình, phát huy tinh thần tự giác, tích cực của quần chúng. Đặc biệt trong những tình huống cụ thể có thể cảm thông, chia sẻ, bỏ qua được một số đặc điểm tâm lý hay trạng thái tâm lý chưa phù hợp với cấp dưới và quần chúng. Cùng với sự trưởng thành về mặt tâm lý, trình độ và đạo đức ứng xử của người lãnh đạo nhất là đối với quần chúng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Có thể nêu ra một số tiêu chuẩn để người lãnh đạo chú ý rèn luyện như: tính đòi hỏi cao và giữ nguyên tắc; sự tế nhị, lịch thiệp và tự chủ trong giao tiếp; sự khiêm tốn và chân thành. Ngoài những tiêu chuẩn trên, người lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở cần thường xuyên rèn luyện đạo đức cách mạng – cần, kiệm, liêm chính. Biểu hiện cao nhất của đạo đức cách mạng mà xã hội trông chờ ở người lãnh đạo là trong hành động luôn lấy sự nghiệp chung, lợi ích chung làm trọng. 5 Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao năng lực tổ chức cho đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở để rèn luyện, đổi mới phong cách LĐ. Trong phong cách lãnh đạo những đặc điểm về mặt nghiệp vụ tổ chức có vị trí hết sức quan trọng vì nó phản ánh hoạt động của người lãnh đạo. Để rèn luyện, đổi mới phong cách lãnh đạo theo hướng dân chủ, khoa học, thiết thực đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở phải chú trọng rèn luyện để có được quan điểm khoa học, tính tổng hợp, tầm nhìn xa, kỹ năng tổ chức, kiểm tra và giám sát. Trong số những yêu cầu cần rèn luyện những phẩm chất trên thì vấn đề hình thành quan điểm quản lý khoa học, sự thông thạo công việc có vị trí hành đầu. Tất nhiên để có quan điểm đúng, khoa học về con người, về công tác lãnh đạo trước tiên đòi hỏi phải dựa trên cơ sở phân tích sâu sắc những luận điểm chủ yếu của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và phải được học tập nghiêm túc về khoa học lãnh đạo, khoa học quản lý. Từ năm 1920, V.I. Lê nin đã chỉ rõ vai trò quan trọng của khoa học quản lý và khẳng định: làm sao có thể quản lý được nếu không thông thạo quản lý, nếu thiếu kiến thức đầy đủ, không biết khoa học quản lý. Mặt khác, Người còn chỉ rõ đặc trưng cơ bản của phong cách lãnh đạo Lêninnít không chỉ sử dụng sáng tạo những thành tựu khoa học mà còn thường xuyên tổng kết, nghiên cứu và vận dụng kinh nghiệm thực tiễn. Trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay đòi hỏi người lãnh đạo cấp cơ sở không chỉ có kiến thức, kỹ năng quản lý giỏi mà còn phải biết phân quyền đúng đắn và hợp lý, biết xây dựng cơ chế phù hợp trong việc ra quyết định và thông qua quyết định quản lý. Một yêu cầu không thể thiếu được đối với người lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay trong công tác phải chú trọng rèn luyện kỹ năng đánh giá và sử dụng đúng cán bộ, kỹ năng đổi mới kỹ thuật và đổi mới tổ chức. Toàn cầu hóa, phát triển kinh tế thị trường đã mở rộng và làm gia tăng tính phức tập và đa dạng của môi trường lãnh đạo, chính vì thế, để có phong cách lãnh đạo thực sự đổi mới, người lãnh đạo cấp cơ sở cần phải tiếp thu và vận dụng linh hoạt, sáng tạo những thành tựu của khoa học lãnh đạo hiện đại; hình thành những kỹ năng lãnh đạo hiện đại; đảm bảo tính hiệu quả trong công tác. Không phải ngẫu nhiên các nhà nghiên cứu ngày nay cho rằng, để lãnh đạo thành công đòi hỏi người lãnh đạo phải tháo vát, nhạy bén, có kỹ năng diễn tiến về mặt kinh tế, văn hóa... 6 Rèn luyện, đổi mới phong cách LĐ thông qua thực tiễn sự nghiệp đổi mới và hội nhập khu vực quốc tế. Để rèn luyện, đổi mới phong cách lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở của nước ta hiện nay không chỉ dừng ở cấp độ đổi mới nhận thức hay đổi mới thái độ mà còn đổi mới ở cấp độ hành vi. Theo các nhà tâm lý học, việc thay đổi các thuộc tính tâm lý hay một đặc điểm cá tính nào đó của nhà lãnh đạo là rất khó khăn, song thay đổi hành vi, thay đổi phong cách lãnh đạo thì có thể được nếu như có những thời điểm, bối cảnh phù hợp. Chính vì thế thông thực tiễn đổi mới, thực tiễn hội nhập khu vực và quốc tế cũng là biện pháp có hiệu quả để rèn luyện, đổi mới phong cách. Thực tiễn công cuộc đổi mới, cải cách hành chính, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hộ chủ nghĩa thời gian qua ở Việt Nam cho thấy sự mở rộng, phức tạp và đa dạng hóa môi trường lãnh đạo đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cho người lãnh đạo phải rèn luyện, đổi mới phong cách lãnh đạo theo các yêu cầu sau đây: Người lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành phải kiên trì với định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập. Người lãnh đạo, quản lý phải đổi mới tư duy, nâng cao tầm nhìn. Phải có tri thức rộng và sâu, khả năng dự báo, dự đoán tốt. Phải có các kỹ năng lãnh đạo đáp ứng. Phải sử dụng đúng đắn các biện pháp quản lý trong điều kiện dân chủ hóa gia tăng. Khả năng thu thập, xử lý thông tin. Năng lực tổ chức thực hiện... Từ thực tiễn đổi mới, hội nhập sẽ giúp cho người lãnh đạo quản lý cấp cơ sở tự ý thức được sự hạn chế, thiếu hụt của bản thân để có kế hoạch học tập, rèn luyện. Mặt khác, thông qua môi trường biến đổi, phức tạp đã giúp người lãnh đạo phải linh hoạt; phải đổi mới phong cách lãnh đạo, chú trọng luyện đức – tài để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn. BÀI 3: KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CẤP CƠ SỞ. Câu 1: Nêu khái niệm và các yêu cầu cơ bản của quyết định lãnh đạo, quản lý? Liên hệ thực tiễn. 1. Quyết định LĐ,QL là kết quả của hoạt động LĐ,QL. Mặc dù có nhiều điểm khác nhau giữa LĐ và QL; nhưng chúng vẫn có sự tương đồng, đó là: cả LĐ và QL đều phục vụ chung một mục đích, cả LĐ lẫn quản lý gần như đan xen nhau và bổ sung cho nhau. Tuy nhiên, LĐ luôn đi trước một bước để vạch đường, chỉ lối, có cách nhìn chiến lược. Hình thức của LĐ và QL chủ yếu là ra các quyết định LĐ,QL bằng văn bản phù hợp với các yêu cầu của thực tiễn đề ra. Khái niệm: Quyết định LĐ,QL là sự thể hiện ý chí của các chủ thể trong hoạt động LĐ,QL xã hội, tiến hành theo một trình tự, thủ tục, được thể hiện dưới những hình thức nhất định như: nghị quyết, quyết định, chỉ thị…; nhằm tổ chức và điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo định hướng nhất định. 2. Các yêu cầu cơ bản của quyết định LĐ,QL cấp cơ sở. Để ra một quyết định đúng, có tính khả thi, đuợc quần chúng nhân dân ủng hộ; quyết định LĐ,QL cấp cơ sở phải đáp ứng được các yêu cầu sau: Bảo đảm tính chất chính trị Quyết định LĐ,QL cấp cơ sở là sự cụ thể hoá Nghị quyết của Đảng vào thực tiễn của địa phương cơ sở, là sự cụ thể hoá các quyết định quản lý của cơ quan nhà nước cấp trên, thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của chính quyền cơ sở theo quy định của pháp luật ở địa phương cơ sở. Vì vậy, nghị quyết của đảng bộ cơ sở và quyết định quản lý của chính quyền cơ sở không được trái với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Bảo đảm tính hợp pháp Hoạt động của tổ chức cơ sở đảng, chính quyền cấp cơ sở được đặt trong khuôn khổ pháp luật, vì vậy các quyết định LĐ,QL cấp cơ sở phải phù hợp với các quy định của pháp luật. Ban hành quyết định LĐ,QL đúng hình thức và thể thức quy định. + Về hình thức: các quyết định LĐ, QL cấp trên phải đúng tên gọi và hình thức thể hiện chủ yếu bằng văn bản. + Về thể thức: phải đúng tiêu đề, tiêu ngữ, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm ban hành và hiệu lực, chữ ký, con dấu… Vi phạm các quy định về hình thức, thể thức có thể dẫn đến hậu quả là làm cho quyết định LĐ,QL trở thành bất hợp pháp. Bảo đảm tính hợp lý: tính hợp lý của quyết định LĐ,QL thể hiện: + Quyết định LĐ,QL khi ban hành phải đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà nước, tập thể và cá nhân. + Quyết định LĐ,QL phải cụ thể và phù hợp đáp ứng được các yêu cầu của đời sống xã hội và đối với các đối tượng thực hiện. Một quyết định LĐ,QL phải cụ thể và đáp ứng được các yêu cầu của đời sống xã hội đặt ra và với các đối tượng thực hiện. Một quyết định LĐ,QL có tính khả thi cao khi được ban hành đúng lúc, phù hợp với yêu cầu LĐ,QL ở địa phương cơ sở. Tình trạng trì trệ, kéo dài hoặc nóng vội trong nghiên cứu ra quyết định LĐ,QL thì không những mang lại hiệu quả mà thậm chí còn gây ra những thiệt hại cho Nhà nước, xã hội và công dân phải gánh chịu. Quyết định LĐ,QL phải mang tính hệ thống toàn diện. Nội dung quyết định LĐ,QL phải được cân nhắc, tính hết các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; phải căn cứ vào chiến lược, Nghị quyết của đảng, các mục tiêu phát triển ngắn hạn, dài hạn của nhà nước. Các biện pháp đề ra trong quyết định LĐ,QL phải phù hợp, đồng bộ với các biện pháp trong các quyết định có liên quan. Bảo đảm kỹ thuật ban hành quyết định LĐ,QL: ngôn ngữ, văn phong, cách trình bày một quyết định LĐ,QL phải rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, chính xác, không đa nghĩa. Câu 2: Phân tích kỹ năng ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định lãnh đạo quản lý cấp cơ sở? liên hệ thực tiễn. Để ra được các quyết định LĐ,QL đúng đắn, có tính khả thi và tổ chức thực hiện tốt trên thực tế cần chú ý tới một số kỹ năng sau: 1 Kỹ năng thu thập thông tin, phân tích và sử dụng thôn

Môn: MỘT SỐ KỸ NĂNG CƠ BẢN TRONG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở CƠ SỞ BÀI 1: HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP CƠ SỞ Câu 1: Nêu khái niệm hoạt động, lãnh đạo quản lý, phân tích vai trị hoạt động, lãnh đạo quản lý sở ? 1/ Khái niệm hoạt động, lãnh đạo quản lý - Khái niệm hoạt động lãnh đạo: Hoạt động lãnh đạo hoạt động mang tính định hướng, gây ảnh hưởng, tạo dựng niềm tin, thuyết phục người khác để họ đồng thuận với người lãnh đạo thực đường lối, chủ trương hướng tới mục tiêu Lãnh đạo tạo hiệu ứng điều khiển, dẫn dắt người khác dựa chế nhận thức, niềm tin, tiêu chuẩn đạo đức, tư tưởng…mà khơng mang tính cưỡng người khác Ví dụ: Đảng lãnh đạo quần chúng khơng phải sức mạnh máy bạo lực mà đắn đường lối, chủ trương thông qua hoạt động tuyên truyền, giáo dục gương mẫu Đảng Cán LĐ cần có kỹ LĐ, kỹ khó định hình khó đào tạo, chủ yếu rèn luyện thơng qua hoạt động thực tiễn - Khái niệm hoạt động quản lý: Quản lý mang tính kỹ thuật, quy trình, quy định rõ khuôn khổ thể chế xác định Ví dụ: Quản lý hành quan Nhà nước; quản trị doanh nghiệp Kỹ thuật quản lý nghiên cứu đào tạo Nhà quản lý sử dụng quyền lực để điều hành người khác - Mối quan hệ hoạt động LĐ hoạt động QL: LĐ QL có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với Điểm chung hai hoạt động đạt đến mục đích mong muốn thơng qua hành động người khác Nói cách khác, hoạt động LĐ hoạt động QL hoạt động điều khiển người Điểm khác biệt chúng chỗ LĐ sử dụng uy tín thuyết phục nhiều nhiều hơn, sử dụng quyền lực hơn; quản lý sử dụng quyền lực nhiều Quản lý thường theo quy chế rõ ràng LĐ không dựa nhiều vào quy chế mà dựa vào thuyết phục cảm hóa Trong thực tế khó tách biệt hai hoạt động người cán Cán đồng thời thực vai trị LĐ lẫn vai trị QL Vì thế, người ta thường gọi chung hoạt động LĐ,QL Vai trò hoạt động LĐ,QL cấp sở - Hoạt động LĐ,QL tạo nên sức mạnh tập thể sở thống ý chí hành động Cộng đồng dân cư địa bàn xã, phường, thị trấn, dù khác biệt nhiều phương diện, cộng đồng có lợi ích chung môi trường trật tự trị an, vệ sinh, sở hạ tầng giao thông, y tế, trương học… - Hoạt động LĐ,QL tạo môi trường vừa cho phép người dân tự sáng tạo, vừa định hướng hoạt động người theo mục tiêu chung - Hoạt động LĐ,QL cấp sở tạo nên phối hợp nhịp nhàng phận khác đơn vị thành hệ thống thống - Hoạt động LĐ,QL cấp sở góp phần tạo dựng sức mạnh bền vững hệ thống trị Nhờ có LĐ,QL cấp sở mà hoạt động dân cư tổ chức địa bàn vào nếp, kỷ cương, giảm nhẹ nhiệm vụ LĐ,QL, giám sát cấp Hơn nữa, chuyên nghiệp, linh hoạt tận tâm cán LĐ,QL cấp sở làm tăng uy tín hệ thống trị Liên hệ thực tế tập trang 36-quyển 16 Câu 2: Nêu nội dung chủ yếu hoạt động lãnh đạo, quản lý cán lãnh đạo, quản lý cấp sở? (Gồm nội dung) Hoạch định mục tiêu phương hướng kế hoạch hoạt động cấp sở a, Dự báo: Đồng chí hiểu dự báo? dự báo có phải tầm nhìn người LĐ,QL hay khơng? nội dung dự báo gì? có vai trị hoạt động LĐ,QL sở? Hùng Oanh- TV * Khái niệm dự báo: phán đốn cách có khoa học xu hướng phát triển xã, huyện, tỉnh, nước thời gian trước mắt lâu dài nhằm cung cấp luận cho việc xây dựng chủ trương, sách, kế hoạch hành động sở *Nội dung dự báo bao gồm: - Những biến động bên trong, bên ngồi cấp sở theo chiều hướng có lợi khơng có lợi.Cụ thể: + Phải dự báo thay đổi môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội, trị ảnh hưởng đến sở + Dự báo thay đổi cấp sở phương diện thẩm quyền, nguồn lực, nhiệm vụ, khó khăn, thuận lợi thực thi nhiệm vụ để có kiến nghị đối phó thích hợp + Dự báo thay đổi mục tiêu sở biến động chung riêng… * Vai trị dự báo: Dự báo có vai trị quan trọng cung cấp để lập kế hoạch hoạt động sở Chất lượng dự báo tốt, diện dự báo rộng cho phép cán lập kế hoạch sở đề xuất phương án, mục tiêu sát thực, khả thi ngược lại b, Xác định mục tiêu: *Khái niệm: Mục tiêu kết hành động trạng thái sở tương lai *Phân tích: - Phân biệt mục tiêu với mục đích: Khác với mục đích, mục tiêu vừa có tính chất định hướng hành động, vừa xác định rõ tiêu chí đo lường kết hành động cho thời điểm cần hoàn thành mục tiêu biết mục tiêu hồn thành mức độ - Tính thời hạn mục tiêu: Mục tiêu cịn mang tính thời hạn với điểm bắt đầu kết thúc theo thời gian cụ thể -Vai trò việc xác định mục tiêu:Xác định mục tiêu công việc quan trọng không dễ dàng công việc cán LĐ,QL Xác định mục tiêu sở, tức mục tiêu phù hợp với điều kiện thực tế, khả thi sử dụng hiệu nguồn lực có để thõa mãn tốt nhu cầu dân cư, tự người dân tích cực hoạt động nhằm thực mục tiêu ngược lại - Phân loại mục tiêu: sở có hệ thống mục tiêu đa dạng theo mối quan hệ khác nhau: + Nếu phân loại mục tiêu theo thời gian thực mục tiêu có mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu trung hạn mục tiêu dài hạn; + Nếu phân loại theo tầm quan trọng mục tiêu có mục tiêu bản, chủ yếu; mục tiêu không bản, thứ yếu; + Nếu phân loại theo phạm vi, tính chất mục tiêu có mục tiêu kinh tế, mục tiêu trị, mục tiêu xã hội, mục tiêu văn hóa, mục tiêu an ninh quốc phòng… + Nếu xét theo chủ thể thực mục tiêu có mục tiêu ủy ban nhân dân xã, phường; mục tiêu Đảng ủy xã, phường; mục tiêu Đoàn Thanh niên xã, phường; mục tiêu chi hội phụ nữ…Vấn đề cần quan tâm cấp sở phải thiết lập mối quan hệ ưu tiên phối hợp mục tiêu c, Lập kế hoạch, chương trình hành động thực mục tiêu Bao gồm nội dung: *Thứ nhất: Xây dựng chương trình hành động để thực mục tiêu - Chương trình hành động tổng thể nỗ lực cấp sở đôi với tổng nguồn lực phương thức sử dụng nguồn lực tương ứng để đạt đến mục tiêu Thông thường cấp sở có loại chương trình hành động theo lĩnh vực (chương trình phát triển kinh tế, chương trình xây dựng trường học, trạm xá…), chương trình theo mục tiêu phân bổ (như chương trình xóa đói, giảm nghèo, chương trình phủ xanh đất trồng, đồi trọc, chương trình nước sạch…), chương trình giải vấn đề cấp bách địa phương… *Thứ hai: Lập kế hoạch hành động cho mục tiêu, phận, cá nhân theo thời gian (Có loại kế hoạch cần phải xây dựng): - Một là: Kế hoạch hoạt động thường kỳ sở Kế hoạch thường kỳ lịch trình thực chức ổn định sở kế hoạch năm, kế hoạch năm, chiến lược cho giai đoạn Đây dạng kế hoạch xếp hoạt động sở theo tiến trình thời gian đơi với phân bổ hợp lý nguồn kinh phí biên chế đủ để hoàn thành nhiệm vụ giao Nội dung kế hoạch bao gồm ba phương diện: +Hành động: Các hoạt động cần hoàn thành kỳ kế hoạch phân bổ theo tiến độ thời gian cụ thể Hùng Oanh- TV +Kinh phí: Là kế hoạch phân bổ kinh phí cho hoạt động chế độ chi tiêu, quản lý rõ ràng + Con người: Mỗi hoạt động kinh phí tương ứng phải giao cho tổ chức cá nhân cụ thể phụ trách - Hai là: Kế hoạch thực chương trình mục tiêu + Kế hoạch thực chương trình mục tiêu: kế hoạch soạn thảo riêng cho chương trình cụ thể Sau chương trình hành động phê duyệt cán quản lý, nhiệm vụ cụ thể chương trình đặt phân bổ kinh phí tương ứng, xếp nhân thời gian cho hoạt động giai đoạn cụ thể việc thực chương trình +Kế hoạch cấp sở phải truyền tải cho phận chức cụ thể hóa thành nhiệm vụ, tiêu phận Kế hoạch cấp sở phận kế hoạch cấp nên phải phù hợp với kế hoạch, chương trình hành động cấp nên phải phù hợp với kế hoạch, chương trình hành động cấp phải cấp phê chuẩn + Ngoài kế hoạch chính, sở cịn phải lập kế hoạch dự phịng để đối phó với rủi ro chúng xảy +Căn vào đâu để lập kế hoạch? Căn vào thông tin từ tình hình thực kế hoạch thời kỳ trước, nhiệm vụ bổ sung kỳ tới, chế độ sách theo quy định Nhà nước đoàn thể trị, biến động dự báo biến động rỉu ro… +Lập kế hoạch thường sử dụng phương pháp nào? Phương pháp lập kế hoạch thường sử dụng xếp công việc theo tiến độ thời gian, theo phân công cấu tổ chức sở, theo yêu cầu cơng việc, sử dụng số kỹ thuật lập sơ đồ, mạng lưới công việc… Tổ chức thực phương hướng, mục tiêu kế hoạch cấp sở a, Huy động, bố trí, sử dụng nguồn lực: tài vật tư, thiết bị -Huy động, bố trí, sử dụng nguồn lực tài chính: Có nguồn (Do ngân sách cấp tổ chức tài trợ) +Cán quản lý, dự toán phê duyệt để phân bổ kinh phí cho lĩnh vực hoạt động liên quan với chế độ, sách định mức Nhà nước - Huy động, bố trí, sử dụng vật tư, thiết bị: Việc sử dụng tài sản đầu tư thường theo chế độ sách Nhà nước việc huy động nguồn lực phải theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu với chế độ tu, bảo dưỡng thay hợp lý b, Thiết lập củng cố, đổi máy tổ chức, quản lý * Thiết lập máy LĐ,QL - Bộ máy LĐ,QL chỉnh thể phận LĐ,QL có chức năng, nhiệm vụ khác chung mục tiêu LĐ,QL đơn vị hoàn thành nhiệm vụ Các phận cấu thành máy LĐ,QL gồm cấp LĐ,QL khâu LĐ,QL + Cấp LĐ,QL nấc thang khác hệ thống phân cấp LĐ,QL Cấp LĐ,QL kết phân chia hệ thống công việc LĐ,QL theo chiều dọc, theo cấp phụ trách cấp dưới, cấp trực thuộc cấp Cấp sở cấp + Khâu LĐ,QL phận khác cấp LĐ,QL Mỗi khâu LĐ,QL thực công việc LĐ,QL Mối quan hệ khâu LĐ,QL cấp quan hệ phối hợp công tác cấp Số khâu cấp phụ thuộc vào mức độ phức tạp chức mà cấp phải đảm nhiệm quy mơ đối tượng LĐ,QL mà cấp phụ trách +Quan hệ cấp LĐ,QL gọi quan hệ dọc Quan hệ khâu LĐ,QL gọi quan hệ ngang - Khi xây dựng máy LĐ,QL cấp sở cần tuân thủ yêu cầu sau đây: + Xác định rõ số lượng khâu LĐ,QL cho vừa đủ để thực chức LĐ,QL + Xác định rõ thẩm quyền trách nhiệm cho khâu LĐ,QL; đặc biệt ý xác định rõ mối quan hệ qua lại phận + Các phận LĐ,QL không đảm nhiệm nhiệm vụ chồng chéo lẫn + Cơ cấu phận mối quan hệ chúng vừa phải đảm bảo tính ổn định tương đối, vừa phải có tính thích nghi điều kiện thay đổi + Cơ cấu tổ chức LĐ,QL phải đáp ứng yêu cầu hiệu lực, hiệu - Trong thực tế người ta thường tổ hợp mối quan hệ LĐ,QL (trực tuyến chức năng) theo nhiều cách khác để hình thành máy LĐ,QL đơn vị Hùng Oanh- TV +Quan hệ trực tuyến phân chia đơn vị thành cấp khác nhau, cấp LĐ,QL toàn diện cấp dưới, cấp trực thuộc cấp Ưu điểm: quan hệ tập trung quyền LĐ,QL vào đầu mối tuyến LĐ, QL rõ ràng, đơn giản Nhược điểm: Đòi hỏi nhiều cán LĐ,QL trực tuyến, dễ làm họ tải LĐ,QL chuyên sâu (Sơ đồ 1) - Quan hệ chức phân chia hoạt động cấp LĐ,QL cho nhiều khâu khác nhau, khâu đảm nhận chức LĐ,QL định, đối tượng LĐ,QL bên chịu quản lý nhiều khâu chức bên + Ưu điểm: Tính chun mơn hố sâu khâu LĐ,QL; bao quát quy mô rộng suất cao + Nhược điểm: phối hợp khâu chức phức tạp, dễ có tình trạng chồng chéo mâu thuẫn hành động khâu chức Sơ đồ Trên thực tế khơng có cấu kinh tế trực tuyến chức mà thường có kết hợp quan hệ trực tuyến quan hệ chức với gọi cấu trực tuyến – chức Sơ đồ Để đáp ứng yêu cầu phức tạp việc định LĐ,QL người ta bổ sung thêm phận tham mưu cho khâu trực tuyến chức Ngồi ra, ghép thêm vào cấu chủ cấu phụ nhằm thực chương trình mục tiêu * Củng cố, đổi cấu tổ chức máy cũ Quy trình củng cố, đổi cấu tổ chức LĐ,QL đơn vị thường trải qua bước: - Bước 1: Phân tích: muốn sữa chữa cấu cũ bước phân tích người ta phải tìm điểm yếu, điểm mạnh, điểm phù hợp chưa phù hợp cấu cũ với yêu cầu - Bước 2: Thiết kế – tức xác định cụ thể số cấp, khâu LĐ,QL với quyền hạn trách nhiệm xác định Xây dựng quy chế vận hành đơn vị Xác định biên chế tiêu chuẩn cán cho chức danh - Bước 3: Vận hành cấu tổ chức LĐ,QL mới: tuyển chọn, đào tạo bổ nhiệm cán vào chức danh Ban hành quy chế, vận hành thử, điều chỉnh sai sót thức cơng nhận cấu tổ chức LĐ,QL (phê chuẩn cấp có thẩm quyền) c Hoạt động đối ngoại Đối ngoại gì? Đối ngoại hiểu thiết lập mối quan hệ với quan, tổ chức ngồi đơn vị Cấp sở có hai luồng quan hệ đối ngoại cần trọng điều chỉnh - Thứ nhất: quan hệ công tác với cấp Đây mối quan hệ chủ đạo Cán LĐ,QL cấp sở phải cập nhật thông tin từ cấp mơt cách nhanh chóng đắn, mà cịn phải tăng cường cung cấp thơng tin cho cấp dẫn đến vụ việc gây hậu nghiêm trọng xử lý chậm thẩm quyền sở, tự lập dẫn đến lạc hậu so với tình trạng chung - Thứ hai: quan hệ với đối tác Đối tác quan, tổ chức có quan hệ với sở không theo hệ thống dọc Cơ sở phải tranh thủ quan hệ để trì mối quan hệ phối hợp hiệu công việc để quãng bá cho đơn vị d Điều hành điều chỉnh hoạt động cấp sở - Điều hành công việc hàng ngày Hoạt động điều hành phải theo lịch làm việc cân nhắc kỹ lưỡng soạn thảo phải thơng báo cho bên có liên quan Lịch làm việc phải cụ thể hoá theo thời gian tiến độ thực kế hoạch vạch Đồng thời cán LĐ,QL cấp sở cần trọng thực thi quy trình kiểm tra chất lượng cơng việc đơn vị đảm nhiệm Có hai phương pháp quản lý chất lượng công việc phương pháp Kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) phương pháp ISO Ngày phương pháp ISO sử dụng phổ biến Quy trình điều hành cịn bao gồm việc định cần thiết Yêu cầu định quản lý phải rõ ràng có địa người thi hành điều kiện cần thiết Cán cấp sở định theo thẩm quyền cá nhân biểu tập thể - Điều chỉnh kế hoạch, chương trình hành động cần thiết Do kế hoạch xây dựng sở dự báo với nhiều tham số chưa thể kiểm sốt nên khơng hồn tồn trùng lặp với diễn biến thực tế Hùng Oanh- TV Các dấu hiệu nhận biết cần điều chỉnh thường tình trạng q tải đơn vị; tình trạng lãng phí đơn vị; nhiệm vụ, yêu cầu có thay đổi lớn, nguồn lực phát thêm bị rút bớt đi, môi trường hoạt động chịu biến động lớn… Phương pháp điều chỉnh phổ biến sử dụng kế hoạch dự phòng, kỹ thuật phòng tránh rủi ro Nguyên tắc điều chỉnh luôn hướng tới mục tiêu bản, lâu dài tổ chức để cân đối lại hoạt động Thực kiểm tra, đánh giá, khuyến khích, động viên cấp sở a Xây dựng điều hành chế độ kiểm tra Kiểm tra đo lường chấn chỉnh hoạt động đơn vị nhằm đảm bảo việc, người tổ chức thực theo kế hoạch vạch để đạt mục tiêu Để kiểm tra có kết quả, cán LĐ,QL phải thực công đoạn: - Xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra Đó tiêu đo lương cơng việc, nhiệm vụ cụ thể kế hoạch đơn vị - Đo lường việc thực theo tiêu chuẩn vạch là: giám sát, đo lường hoạt động thực tế so sánh với tiêu chuẩn đặt để phát sai lệch nhằm hành động điều chỉnh kịp thời - Điều chỉnh khác biệt tiêu chuẩn kế hoạch Thông qua hoạt động đo lường, cán LĐ,QL phát sai lệch tiến hành điều chỉnh chúng cách hợp lý Có hai đối tượng cần kiểm tra công việc nhân viên Kiểm tra công việc xem xét cơng việc có hồn thành quy trình, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, số lượng, chất lượng tiến độ thời gian hay không Kiểm tra nhân viên xem xét nhân viên có hồn thành nhiệm vụ giao hay khơng, hồn thành đến mức nào, ngun nhân khơng hồn thành, thái độ công việc, ý thức tổ chức, kỷ luật… Có nhiều hình thức kiểm tra kiểm tra phòng ngừa, kiểm tra theo dấu hiệu sai phạm, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra trực tiếp, kiểm tra giám sát… Để kiểm tra có kết tốt, trình kiểm tra phải tuân thủ yêu cầu sau: - Kiểm tra phải dựa vào kế hoạch hành động đơn vị theo yêu cầu cơng việc - Q trình kiểm tra phải đảm bảo cung cấp thông tin trung thực, khách quan theo tiêu chí đo lường thống - Kiểm tra cần trọng khâu, công đoạn trọng tâm - Kiểm tra phải linh hoạt, phù hợp với bầu không khí đơn vị tiết kiệm Để q trình kiểm tra khơng gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường đơn vị, cần hồ nhập với khơng khí phận bị kiểm tra b Xây dựng điều hành chế độ đánh giá Đánh giá gì? - Đánh giá đưa phán xét tốt, xấu cơng việc đó, phận hay người Cơ sở đánh giá yêu cầu công việc, chức năng, nhiệm vụ phận hay cá nhân - Nội dung đánh giá bao gồm: + Đánh giá công việc + Đánh giá người - Phương pháp đánh giá: thường theo tiêu chuẩn, theo thang điểm theo nhận xét số đông đồng nghiệp - Thẩm quyền đánh giá thường giao cho cán quản lý cấp trực tiếp tập thể nơi cá nhân công tác Cũng sử dụng đánh giá khách hàng, đối tác c Xây dựng truyền thống, văn hoá cấp sở Môi trường làm việc ảnh hưởng lớn đến tinh thần qua ảnh hưởng đến hiệu suất cơng tác cán bộ, nhân viên Cán LĐ,QL sở có trách nhiệm xây dựng mơi trường làm việc hiệu cho phép không thu hút giữ chân người tài, mà quan trọng cung cấp môi trường cho họ cống hiến hết lực họ Mơi trường hoạt động hiệu thường phải có tính chất: đồn kết, chia sẻ, thân thiện, cảm thông hỗ trợ lẫn Đồng thời cán LĐ,QL sở phải quan tâm xây dựng truyền thống tốt đẹp quan nhằm tạo dựng niềm tự hào đáng cho người làm việc đơn vị tạo dựng uy tín với đối tác quần chúng Muốn cán LĐ,QL phải trọng củng cố hoạt động mạnh đơn vị, giáo dục tinh thần tập thể nhân viên, giữ dìn uy tín cá nhân đơn vị… Cán LĐ,QL cần quan tâm, nhân ái, thương yêu nhân viên quần chúng Chỉ có nhân cách tốt, cán lãnh đạo sở có đủ uy tín để hồn thành nhiệm vụ giao Hùng Oanh- TV Bài 2: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP CƠ SỞ Câu 1: Trình bày khái niệm phân loại phong cách lãnh đạo người cán lãnh đạo, quản lý? Phong cách lãnh đạo thành tố văn hoá, khoa học, nghệ thuật lãnh đạo Khi xem xét nghiên cứu phong cách lãnh đạo phương Đông phương Tây dễ nhận thấy có khác cấp độ phạm vi: - Ở phương Tây, việc nghiên cứu phong cách lãnh đạo chủ yếu tập trung cấp độ cá nhân người lãnh đạo, họ quan niệm lãnh đạo hành vi cá nhân tác động định hướng hoạt động nhóm - Ở Liên Xơ (trước đây), Trung Quốc, Việt Nam…nghiên cứu phong cách lãnh đạo không đề cập đến phong cách lãnh đạo cá nhân người lãnh đạo mà trước hết trọng đến phong cách chung, phong cách lãnh đạo Đảng Cộng Sản cầm quyền (phong cách lãnh đạo lêninnít) Tuy cấp độ, phạm vi nghiên cứu khác song đề cập đến phong cách cá nhân người lãnh đạo dù phương Tây hay phương Đông có nhiều điểm chung, thống - Các tài liệu nghiên cứu ngồi nước có nhiều định nghĩa khác phong cách lãnh đạo; phân chia thành số hướng tiếp cận sau: + Cách tiếp cận coi phong cách lãnh đạo tác phong lãnh đạo Các nhà nghiên cứu theo cách tiếp cận cho rằng: Phong cách lãnh đạo tác phong làm việc người lãnh đạo, “tổng thể phương pháp đặc thù ổn định nhằm giải nhiệm vụ tiêu biểu vấn đề nảy sinh trình thực chức lãnh đạo” Tác phong biểu cụ thể phong cách, song tác phong lãnh đạo phong cách lãnh đạo khác chỗ, tác phong phận phong cách, mang tính cá nhân nhiều hơn; cịn phong cách có tính xã hội rộng Trong thực tiễn nhận diện phong cách lãnh đạo thơng qua tác phong cụ thể người lãnh đạo – tác phong làm việc + Cách tiếp cận coi phong cách lãnh đạo cách thức lãnh đạo Theo cách tiếp cận này, phong cách lãnh đạo hiểu hình thức diễn hành động người lãnh đạo Cách hiểu này, không thấy nội dung bên phong cách lãnh đạo (những yếu tố thuộc chủ thể lãnh đạo) + Cách tiếp cận đồng phong cách lãnh đạo với biện pháp, phương pháp lãnh đạo Cách tiếp cận cho rằng: phong cách lãnh đạo hệ thống biện pháp, phương pháp tác động người lãnh đạo tới tập thể nhằm nâng cao hiệu chất lượng công tác lãnh đạo Phong cách làm việc người lãnh đạo thể thông qua biện pháp, phương pháp Biện pháp hay phương pháp phần thiếu phong cách song phong cách chứa đựng nội dung tâm lý chủ thể có liên quan đến việc sử dụng biện pháp, phương pháp Người lãnh đạo sử dụng biện pháp hay phương pháp lãnh đạo lý nào? + Cách tiếp cận phong cách từ hành vi Cách tiếp cận coi phong cách lãnh đạo nội dung (mẫu hành vi) cách tiếp cận nhiều người thừa nhận có giá trị thực tiễn Từ việc nghiên cứu hành vi, chia phong cách làm ba loại: phong cách lãnh đạo độc đoán, phong cách lãnh đạo dân chủ phong cách lãnh đạo tự cho phong cách lãnh đạo dân chủ phong cách lãnh đạo thành công Kết luận nhiều người thừa nhận vận dụng bố trí cán lãnh đạo + Phong cách lãnh đạo kết mối quan hệ tác động qua lại cá tính mơi trường Yếu tố cá tính đặc điểm tâm lý người lãnh đạo (tính cách, khí chất, trí tuệ, xu hướng, trình độ…) Đây yếu tố có tính ổn định tương đối Yếu tố mơi trường rộng Nó bao gồm trạng thái tổ chức, đặc điểm tâm sinh lý cấp trên, người ngang cấp, cấp dưới; thói quen, truyền thống, bầu khơng khí tâm lý, trình độ nguồn nhân lực tổ chức; điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể đất nước, hệ thống giá trị đạo đức, hệ tư tưởng… yếu tố chi phối phong cách người lãnh đạo + Cách tiếp cận khái quát phong cách lãnh đạo Theo cách tiếp cận người ta nhìn nhận phong cách lãnh đạo dựa đặc trưng chất như: Phong cách lãnh đạo coi nhân tố quan trọng lãnh đạo quản lý; gắn với kiểu người lãnh đạo, nghệ thuật lãnh đạo Hùng Oanh- TV Phong cách lãnh đạo khoa học tổ chức công tác LĐ,QL mà cịn thể chí hướng, tài năng, tính độc đáo, nghệ thuật tác động, ảnh hưởng người LĐ đến người khác hệ thống quản lý Phong cách LĐ phong cách cá nhân song ln gắn liền với tính lịch sử, tính giai cấp, hệ tư tưởng, giá trị đạo đức, tâm lý xã hội, truyền thống cộng đồng dân tộc Trong xã hội XHCN tồn phong cách LĐ chung phong cách LĐ cá nhân Phong cách LĐ chung phong cách Đảng Cộng Sản cầm quyền, định hướng, đạo cho phong cách LĐ cá nhân người LĐ Khơng có phong cách LĐ hồn tồn tốt hay hồn tồn xấu (nhìn góc độ nhân văn hiệu quả) khơng có phong cách LĐ đem lại thành công trường hợp Phong cách LĐ cá nhân cố định mà thay đổi Cách tiếp cận coi ý kiến thống nhiều nhà nghiên cứu phong cách LĐ Tuy nhiên, ngồi thống cịn nhiều cách hiểu khác phong cách LĐ Thông thường, người LĐ trình tác động, gây ảnh hưởng đến người khác ln có ý thức hướng “ưu tiên” định lựa chọn mục tiêu, cách thức hay biện pháp, lề lối ứng xử q trình thu thập thơng tin, sách hay xử lý tình định Sự định hướng mục tiêu, lề lối ứng xử, cách thức hay phương pháp sách…được lặp lặp lại trở nên ổn định tạo nên mẫu hành vi hay phong cách hoạt động Vì thế, nói đến phong cách LĐ việc sử dụng loại quyền lực, tri thức, trí tuệ trách nhiệm giao Việc lựa chọn hành vi (phong cách) người LĐ liên quan đến thành công hay thất bại người tập thể Thành công nhà LĐ phụ thuộc vào phù hợp hành vi người LĐ (phong cách) với thành viên nhóm tình cụ thể =>Phong cách lãnh đạo cán lãnh đạo, quản lý mẫu hành vi mà người lãnh đạo quản lý lựa chọn nhằm tác động cách có hiệu đến đối tượng lãnh đạo, quản lý nhằm thực mục tiêu nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý đề Câu 2: Phân tích biểu đặc trưng phong cách lãnh đạo người lãnh đạo, quản lý sở? 1/ Khái niệm phong cách lãnh đạo người lãnh đạo, quản lý sở Phong cách LĐ cán LĐ,QL cấp sở mẫu hành vi mà người LĐ,QL lựa chọn nhằm tác động làm ảnh hưởng có hiệu đến cấp quần chúng nhân dân sở Nó biểu qua tác phong làm việc dân chủ, khoa học, hiệu thiết thực, sâu đI sát quần chúng, tôn trọng lắng nghe quần chúng, khiêm tốn học hỏi thực cầu thị, động sáng tạo, gương mẫu tiên phong 2/ Những biểu phong cách lãnh đạo cấp sở (8 biểu hiện) (1) Tác phong làm việc dân chủ: Chúng ta hiểu tác phong làm việc dân chủ? Tức “lấy dân làm gốc”, việc phải cho dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra + Tác phong làm việc dân chủ đặc trưng phong cách LĐ cấp xã, khơi dạy tham gia nhiệt tình đóng góp sáng tạo quần chúng việc tạo định, thị, việc tổ chức thực đường lối, chủ trương, sách, pháp luật Đảng Nhà nước sở có hiệu + Người cán LĐ,QL cấp sở phải thực nguyên tắc tập thể LĐ (dân chủ), cá nhân phụ trách (tập trung) nhằm phát huy sức mạnh tập thể cá nhân người LĐ,QL (2) Tác phong làm việc khoa học Tác phong làm việc khoa học có nghĩa gì? Tác phong làm việc khoa học thể đặc điểm nghiệp vụ tổ chức phong cách LĐ cấp sở Người cán LĐ,QL phải có “Đức Tài”, phải có tầm nhìn đúng; cơng tác phải thơng thạo có tính chun nghiệp, có phương pháp khoa học, sáng tạo vận dụng lý luận vào thực tiễn, nhạy cảm với Chứ khơng cịn thời kỳ trước người cán LĐ,QL cần có lịng nhịêt tình, vừa làm vừa thử sai, Lênin nói: “Nhiệt tình cộng với ngu dốt phá hoại” Cấp sở cấp tổ chức thực nên đòi hỏi người LĐ,QL phảI có lực tổ chức, kỹ giao tiếp, am hiểu người biết sử dụng người, việc (3) Tác phong làm việc hiệu quả, thiết thực Hùng Oanh- TV Thực tiễn tiêu chuẩn chân lý Tính hiệu quả, thiết thực tiêu chí đánh giá tài - đức cán LĐ, đánh giá phù hợp hay không phong cách LĐ Cơ sở nơi thực hoá, đưa đường lối, chủ trương, sách, pháp luật Đảng Nhà nước vào sống, địi hỏi tác phong làm việc người LĐ, QL cấp sở phải đảm bảo tính hiệu thiết thực đưa định quản lý tổ chức thực Quá trình làm việc người LĐ,QL phải thể sản phẩm cuối kết đạt mang tính hiệu thiết thực Đồng thời, nhu cầu, nguyện vọng, kiến nghị nhân dân địi hỏi tính thiết thực hiệu q trình giải Chính vậy, tác phong làm việc hiệu quả, thiết thực đặc trưng phong cách LĐ cấp xã (4) Tác phong sâu sát quần chúng Tác phong sâu sát quần chúng nào? Cấp sở cấp gần dân, sát dân nên LĐ muốn thành cơng địi hỏi người LĐ,QL cấp sở phải có phong cách sâu, sát quần chúng Muốn hiểu nhu cầu, nguyện vọng, tâm trạng, tình cảm…của nhân dân đòi hỏi người LĐ,QL phải gần dân, sâu sát quần chúng, đặt vào vị trí quần chúng, tránh bệnh quan liêu Tác phong sâu, sát quần chúng đặc trưng riêng biệt phong cách LĐ cấp sở Có sâu sát quần chúng có tác phong khoa học, dân chủ; tác phong hiệu thiết thực (5) Tác phong tôn trọng lắng nghe ý kiến quần chúng Dân gốc nước, dân chủ, nguồn sức mạnh, trí tuệ, sáng tạo từ nhân dân mà Chính tác phong tơn trọng lắng nghe quần chúng không đặc trưng phong cách LĐ cấp sở, mà nguyên tắc làm việc, nguyên tắc ứng xử người LĐ Lắng nghe việc làm quan trọng người LĐ Bởi vì: thơng qua việc lắng nghe từ nhân dân người cán thấu hiểu, nắm rõ tâm tư, nhu cầu, nguyện vọng, tư tưởng, tình cảm…của người dân, từ đưa chủ trương, đường lối, sách, pháp luật Đảng Nhà nước cho phù hợp với người dân Hiện cán LĐ,QL biết lắng nghe nhân dân chưa? Lắng nghe nào? Hiệu sao? Để rèn luyện tác phong làm việc trên, người LĐ,QL cấp sở phảI ghi nhớ lời dạy cuả Bác Hồ “Dễ mười lần không dân chịu Khó trăm lần dân liệu xong” (6) Tác phong khiêm tốn học hỏi thực cầu thị (7) Tác phong làm việc động, sáng tạo (8) Tác phong làm việc gương mẫu tiên phong (Trang 43,44 SGK) Câu 2: Trình bày phương hướng xây dựng, rèn luyện phong cách lãnh đạo người cán lãnh đạo, quản lý sở ? Liên hệ thực tế 1/ Rèn luyện phong cách lãnh đạo (LĐ) lêninnít (sgk trang 46) 2/ Khắc phục phong cách LĐ quan liêu - Phong cách lãnh đạo không tự nhiên mà có, khơng khơng phải cố định, chết cứng mà cần xem xét cách biện chứng q trình ln ln biến đổi, phát triển tác động điều kiện khách quan yếu tố chủ quan Sự hình thành, phát triển phong cách lãnh đạo trình có chủ đích, có định hướng, địi hỏi người lãnh đạo, quản lý cấp sở phải tự rèn luyện, bồi dưỡng có được; đặc biệt kỹ áp dụng linh hoạt, hợp lý phong cách, thủ thuật lãnh đạo với đối tượng cụ thể tình cụ thể - Chủ nghĩa quan liêu bệnh cố hữu quản lý xã hội V.I.Lênin rõ: Kẻ thù bên tệ hại bệnh quan liêu - Phong cách lãnh đạo quan liêu phong cách tách rời quyền hành khỏi quỳên lợi nguyện vọng tập thể, xem thường thực chất việc, trốn tránh trách nhiệm, làm việc không theo nguyên tắc quy định pháp luật đùn đẩy trách nhiệm, hậu xấu cho cấp cấp dưới, trì đẳng cấp, đặc quyền đặc lợi - Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, biểu phong cách lãnh đạo quan liêu là: " Đối với người: Khơng biết giải thích, tun truyền Khơng biết làm dân chúng tự giác, tự động Đối với việc: Chỉ biết khai hội, viết nghị quyết, thị Chứ điều tra, nghiên cứu, đôn đốc, giúp đỡ, khuyến khích, kiểm tra Hùng Oanh- TV Đối với mình: Việc kềnh càng, chậm rãi, làm cho qua chuyện Nói đường, làm nẻo Chỉ biết lo cho mình, khơng biết quan tâm đến nhân dân, đồng chí Một vẻ quan liêu biết ăn sang, diện cho kẻng; không lo phụng nhân dân, mà cịn muốn nhân dân phụng Tham ơ, hủ hóa Trước mặt dân chúng lên mặt "Quan cách mạng" - Lý luận thực tiễn rõ phong cách quan liêu cịn có biểu hiện: + Khuynh hướng cứng nhắc, cấu tổ chức nhiều tầng + Kéo dài, ngâm việc thực nhiệm vụ, làm việc thiết kế hoạch, thiếu tiến độ, thụ động chờ đợi thị cấp + Nhỏ nhặt quan hệ với người quyền can thiệp vô vào công việc họ + Đầu óc thủ cựu, giấy tờ phiền phức, nhũng nhiễu dân chúng Thái độ thờ với yêu cầu thực tế quản lý nhà nước cán đảng viên - Để khắc phục phong cách quan liêu, trước tiên cần làm rõ nguyên nhân Nếu xét mối quan hệ với cấp dưới, Hồ Chí Minh cho xa cách quần chíng, khơng hiểu biết quần chúng, không học hỏi quần chúng sợ quần chúng phê bình Nếu xét góc độ tâm lý học nguyên nhân dẫn đến quan liêu tư máy móc, tính ngun tắc cứng nhắc, sính quyền lực, động cơ, nhu cầu thăng tiến khơng đắn Mặt khác, cịn trình độ chun mơn, quản lý, trình độ trị thấp; hạn chế lực lãnh đạo, quản lý; lập trường trị chưa vững vàng, lệch lạc quan điểm lãnh đạo, quản lý - Muốn khắc phục phong cách lãnh đạo quan liêu cần tiến hành đồng số giải pháp sau: + Chú trọng tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, hình thành ý thức tâm lý xã hội chống phong cách quan liêu không đội ngũ cán lãnh đạo, quản lý mà toàn xã hội + Xây dựng sở pháp lý chống phong cách lãnh đạo quan liêu + Hồn thiện thể chế lãnh đạo, quản lý quy định rõ chức năng, nhiệm vụ vị trí chức danh; quy định tương ứng chức vụ, thẩm quyền trách nhiệm + Chú trọng sử dụng thông tin đại chúng, dư luận xã hội để khắc phục phong cách quan liêu Tăng cường vai trò kiểm sốt nhân dân + Xây dựng văn hóa lãnh đạo, tăng cường thực pháp chế trật tự pháp luật cho cán bộ, công chức Trong điều kiện nước ta nay, giải pháp nêu cần tiến hành đồng bộ, gắn liền với nội dung cải cách hành chính, cải cách cấu tổ chức máy q trình chun nghiệp hóa đội ngũ cán bộ, cơng chức nói chung cấp sở nói riêng Phong cách lãnh đạo tổng thể phẩm chất nhân cách người lãnh đạo định phần lớn Chẳng hạn, phẩm chất trị cao sở phong cách có tính ngun tắc Đảng; phẩm chất công tác cao định nếp nghĩ thông thạo công việc: lực tổ chức tạo mối liên hệ thường xuyên với quần chúng Chính để rèn luyện, đổi phong cách lãnh đạo cho đội ngũ cán lãnh đạo, quản lý cấp sở giải pháp khắc phục phong cách quan liêu cần trọng thực đồng giải pháp khác 3/ Tăng cường rèn luyện, nâng cao lập trường tư tưởng – trị cho đội ngũ cán LĐ,QL cấp sở Những phẩm chất tư tưởng – trị linh hồn sống người lãnh đạo, có vai trị định hướng cho hoạt động người lãnh đạo, sở phong cách lãnh đạo có tính ngun tắc đảng, định hướng xã hội chủ nghĩa, thống lời nói với việc làm, lý luận với thực tiễn, liên hệ mật thiết với quần chúng Đề cập đến vấn đề này, V.I Lênin nhiều lần nnhấn mạnh: tư tưởng – trị nội dung, mặt phong cách lãnh đạo Người cho rằng, đường lối trị nguyên tắc đảng đường lối đắn, khoa học hiệu Người lãnh đạo, quản lý cấp sở có lập trường tư tưởng trị vững vàng, kiên định với đường lên chủ nghĩa xã hội có tầm nhìn, quan điểm lãnh đạo, có khả chống lại biểu tiêu cực thân người khác chủ nghĩa cá nhân, cục địa phương, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, chủ nghĩa hình thức Tuy nhiên, muốn có lập trường tư tưởng – trị vững vàng, có tầm tư trị địi hỏi người lãnh đạo, quản lý cấp sở phải thường xuyên học tập nghiêm túc lý luận trị Một có tư trị phát triển người lãnh đạo có khả nhìn nhận, giải vấn đề nhiệm vụ giác độ trị, quan điểm trị Liên hệ mật thiết với dân chúng, với cấp đặc điểm yêu cầu quan trọng rèn luyện, đổi phong cách lãnh đạo cấp sở theo hướng dân chủ khoa học thiết thực Theo quan điểm V.I Lênin điều kiện chủ yếu định thành cơng hoạt động người lãnh đạo, quản lý theo Người phải: sống đời sống công nhân, hiểu quần chúng, nhu cầu thực sự, nguyện vọng, tâm Hùng Oanh- TV tư quần chúng vấn đề vào thời điểm nào, biết xác định không chút mập mờ trình độ giác ngộ quần chúng, đáp ứng cách ân cần nhu cầu quần chúng Hồ Chí Minh nhiều tác phẩm nhấn mạnh yêu cầu liên hệ mật thiết với quần chúng công tác người lãnh đạo, quản lý nắm bắt thực tiễn, đưa định đắn phòng ngừa bệnh quan liêu Thực liên hệ mật thiết với quần chúng sở để thực nguyên tắc dân chủ lãnh đạo, quản lý cấp sở; thực yêu cầu trị tư tưởng vơ quan trọng để đảm bảo cho quần chúng thực tham gia công tác lãnh đạo, quản lý Tuy nhiên, thực tiễn đòi hỏi người lãnh đạo quản lý cấp sở phải biết kết hợp linh hoạt chế độ dân chủ với chế độ thủ trưởng công tác 4/ Rèn luyện phẩm chất tâm lý - đạo đức người LĐ Những phẩm chất tâm lý – đạo đức sở tạo nên riêng phong cách người lãnh đạo bao gồm tính trung thực, độc lập, kiên quyết, cương nghị linh hoạt, đòi hỏi cao, thái độ ân cần, lịch thiệp, nhạy bén, sáng tạo Những phẩm chất biểu hàng ngày hoạt động, phong cách làm việc người lãnh đạo gắn liền với hiệu làm việc Hệ thống mối quan hệ qua lại người lãnh đạo với quần chúng đa dạng tạo nên nội dung chủ yếu tâm lý – đạo đức phong cách lãnh đạo Trong tổ chức, người lãnh đạo không cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, nghiêm khắc thân, sử dụng hợp lý thẩm quyền giao mà cịn phải ln trọng tạo dựng uy tín cho thân có ý thức thúc đẩy người khác thực nhiệm vụ giao Trong quan hệ với cấp dưới, với quần chúng, người lãnh đạo không dựa sở vị trí, sử dụng mối quan hệ thức mà cịn phải trọng xây dựng mối quan hệ khơng thức, phải hiểu rõ tâm lý quần chúng Thực tiễn cho thấy người lãnh đạo cấp sở có kỹ hiểu biết nhu cầu, tâm lý quần chúng dễ dàng lựa chọn cách thức phù hợp để động viên hay phê bình, phát huy tinh thần tự giác, tích cực quần chúng Đặc biệt tình cụ thể cảm thơng, chia sẻ, bỏ qua số đặc điểm tâm lý hay trạng thái tâm lý chưa phù hợp với cấp quần chúng Cùng với trưởng thành mặt tâm lý, trình độ đạo đức ứng xử người lãnh đạo quần chúng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Có thể nêu số tiêu chuẩn để người lãnh đạo ý rèn luyện như: tính địi hỏi cao giữ ngun tắc; tế nhị, lịch thiệp tự chủ giao tiếp; khiêm tốn chân thành Ngoài tiêu chuẩn trên, người lãnh đạo, quản lý cấp sở cần thường xuyên rèn luyện đạo đức cách mạng – cần, kiệm, liêm Biểu cao đạo đức cách mạng mà xã hội trông chờ người lãnh đạo hành động lấy nghiệp chung, lợi ích chung làm trọng 5/ Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao lực tổ chức cho đội ngũ cán LĐ, QL cấp sở để rèn luyện, đổi phong cách LĐ Trong phong cách lãnh đạo đặc điểm mặt nghiệp vụ - tổ chức có vị trí quan trọng phản ánh hoạt động người lãnh đạo Để rèn luyện, đổi phong cách lãnh đạo theo hướng dân chủ, khoa học, thiết thực đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý cấp sở phải trọng rèn luyện để có quan điểm khoa học, tính tổng hợp, tầm nhìn xa, kỹ tổ chức, kiểm tra giám sát Trong số yêu cầu cần rèn luyện phẩm chất vấn đề hình thành quan điểm quản lý khoa học, thông thạo cơng việc có vị trí hành đầu Tất nhiên để có quan điểm đúng, khoa học người, cơng tác lãnh đạo trước tiên địi hỏi phải dựa sở phân tích sâu sắc luận điểm chủ yếu chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh phải học tập nghiêm túc khoa học lãnh đạo, khoa học quản lý Từ năm 1920, V.I Lê nin rõ vai trò quan trọng khoa học quản lý khẳng định: quản lý khơng thông thạo quản lý, thiếu kiến thức đầy đủ, khơng biết khoa học quản lý Mặt khác, Người cịn rõ đặc trưng phong cách lãnh đạo Lêninnít khơng sử dụng sáng tạo thành tựu khoa học mà thường xuyên tổng kết, nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm thực tiễn Trong bối cảnh hội nhập khu vực quốc tế địi hỏi người lãnh đạo cấp sở khơng có kiến thức, kỹ quản lý giỏi mà cịn phải biết phân quyền đắn hợp lý, biết xây dựng chế phù hợp việc định thông qua định quản lý Một yêu cầu thiếu người lãnh đạo, quản lý nước ta công tác phải trọng rèn luyện kỹ đánh giá sử dụng cán bộ, kỹ đổi kỹ thuật đổi tổ chức Tồn cầu hóa, phát triển kinh tế thị trường mở rộng làm gia tăng tính phức tập đa dạng mơi trường lãnh đạo, thế, để có phong cách lãnh đạo thực đổi mới, người lãnh đạo cấp sở cần phải tiếp thu vận dụng linh hoạt, sáng tạo thành tựu khoa học lãnh đạo đại; hình thành kỹ lãnh đạo Hùng Oanh- TV 10 Đánh giá cán khâu cần thiết, gắn kết với tất khâu khác liên quan có ý nghĩa to lớn công tác cán Đảng Kết đánh giá cán quan trọng để tiến hành khâu khác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, Các khâu cơng tác cán thực bảo đảm việc phát triển đội ngũ cán đủ phẩm chất cách mạng, đủ tài đức lãnh đạo thành công nghiệp cách mạng Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐHvà chủ động, tích cực hội nhập quốc tế Câu 3: Nêu phân tích nguyên tắc nhận xét đánh giá cán Liên hệ chi nơi đồng chí cơng tác Nhận xét, đánh giá cán việc hệ trọng, khâu mở đầu có ý nghĩa định cơng tác cán bộ, sở để lựa chọn , bố trí sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm thực sách cán Việc đánh giá cán cần phải có ngun tắc, quy trình, quy chế chặt chẽ, thống toàn Đảng, cấp, nghành, đảm bảo cho công tác đánh giá cán đạt độ xá cao * Các nguyên tắc nhận xét, đánh giá cán bộ: - Các cấp ủy đảng mà thường xuyên trực tiếp Ban Thường vụ huyện ủy, Ban Thường vụ đảng ủy cấp sở thống quản lý công tác đánh giá phạm vi trách nhiệm phân công: + Nguyên tắc rõ: trách nhiệm đánh giá cán thuộc cấp ủy, tổ chức đảng lãnh đạo quan đơn vị nơi cán sinh hoạt; quan quản lý cấp trực tiếp cán thân cán tự đánh giá + Dù cấp nào, ngành đơn vị cơng tác quản lý đánh giá cán thuộc cấp ủy tổ chức đảng Bộ Chính Trị cấp phân cấp quản lý Đối với cán cấp sở, Ban Thường vụ đảng ủy cấp cở sở chủ thể quản lý đánh giá cán cấp sở chịu trách nhiệm đánh giá cán thuộc diện cấp quản lý + Tập thể lãnh đạo cấp trực tiếp quản lý cán phân tích, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm cán việc thực nhiệm vụ giao để kết luận: hoàn thành tốt nhiệm vụ, hồn thành mức thấp, khơng hồn thành, có nhiều thiếu sót, khuyết điểm - Đánh giá cán phải lấy tiêu chuẩn hiệu công việc làm thước đo, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ quy trình: + Tiêu chuẩn cán cụ thể hóa yêu cầu khách quan đường lối, nhiệm vụ trị Đảng thành tiêu chí địi hỏi đội ngũ cán Đảng Nhà nước phải vươn lên đáp ứng Tiêu chuẩn cán vậy, yếu tố khách quan, thước đo tin cậy để đánh giá phẩm chất, lực đội ngũ cán Đảng Nhà nước +Tuy nhiên, người cán phấn đấu đạt tới tiêu chuẩn quy định đạt tới khả thực hồn thành tốt nhiệm vụ giao, khả chưa thực tiễn kiểm nghiệm Vì vậy, đánh giá cán cần phải kết hợp tiêu chuẩn hiệu hoạt động thực tiễn làm thước đo phẩm chất lực cán Hiệu hoạt động thực tiễn thể hiệu kinh tế hiệu trị - xã hội Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X khẳng định: “Đánh giá cán phải cơng khai, minh bạch, khách quan, tồn diện cơng tâm, lấy hiệu hồn thành nhiệm vụ trị làm thước đo phẩm chất lực cán bộ” +Trong trình đánh giá cán phải đảm bảo dân chủ rộng, tập trung cao, thể yêu cầu sau: thân người cán phải tự phê bình, tự đánh giá ưu, khuyết điểm Đồng thời tổ chức cho cán đảng viên, quần chúng quan đơn vị tham gia đánh giá cán góp ý trực tiếp ghi phiếu nhận xét sau cấp ủy, tổ chức đảng cấp cấp ủy, tổ chức đảng cấp trực tiếp quản lý cán nhận xét đánh giá cán Sau có đánh giá, kết luận cấp ủy có thẩm quyền, cán thơng báo ý kiến nhận xét quan có thẩm quyền thân mình, trưng bày ý kiến, có quyền bảo lưu báo cáo lên cấp trên, phải chấp hành ý kiến kết luận quan có thẩm quyền - Đánh giá cán phải khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể phát triển +Nguyên tắc đòi hỏi việc đánh giá cán không phiến diện, hời hợt, chủ quan cảm tính; khơng định kiến, nhìn phát triển người cán theo quan điểm “tĩnh” bất biến Trái lại, phải đặt người cán quan hệ công tác môi trường hoạt động đa diện, nhiều chiều họ + Kết hợp theo dõi, đánh giá thường xuyên đánh giá định kỳ cán để phản ánh liên tục kịp thời phát triển cán Chỉ sở kết hợp đánh giá định kỳ đánh giá thường xuyên phản ánh chân thực, khách quan phát triển người cán Trong trình xem xét đánh giá cán thiết phải điều tra tìm hiểu kỹ nguồn thơng tin ý kiến khác người cán cần đánh giá, từ phân tích, chọn lọc rút kết luận khách quan… Sự phát triển người cán dù có khác biệt phát triển Hùng Oanh- TV 29 người phải tuân theo quy luật khách quan như: phát triển tiếp nối từ khứ đến tại, từ đến tương lai, xem xét đánh giá cán phải đặt họ trình cơng tác học tập rèn luyện lâu dài * Liên hệ: Hiện công tác chi quan, đảng xã Kim Đông – huyện Kim Sơn – tỉnh Ninh Bình Đảng tơi gồm 09 chi bộ, 10 chi bộ, 06 chi nông thôn, 03 chi giáo dục chi quan Chi tơi gồm có 15 đồng chí, đồng chí chi cán cơng chức thực công tác chuyên môn Trong năm qua, với công tác đánh giá cán , đồng chí Ban chi ủy làm tốt cơng tác nhận xét, đánh giá cán bộ.Tính tự giác cán nâng lên rõ rệt Kết đánh giá cán thực chất hơn, tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, đồn kết nội tốt hơn; có thống nội dung đánh giá cán với đánh giá chất lượng đảng viên - Có kết đáng mừng cấp ủy, tổ chức đảng tập trung triển khai, quán triệt, tổ chức thực tốt tinh thần Nghị TƯ4 (khóa XI), Chỉ thị số 03 Bộ Chính trị tiếp tục đẩy mạnh việc học tập làm theo gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực tốt Quy chế nêu gương, phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu quan, đơn vị Qua đợt nhận xét, đánh giá, phân loại tập thể cá nhân Ban chi ủy năm 2014 có đồng chí xếp loại hồn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ, đồng chí cịn lại tự nhận tập thể xếp loại hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ Điều thể tính tự giác, tính gương mẫu đồng chí Ban chi ủy cao -Trong nhận xét đánh giá cán bộ, chi thực tốt quy chế dân chủ, tập trung cao,đúng quy trình, lấy tiêu chuẩn hiệu công việc làm thước đo Trong đánh giá, tổ chức cho cán đảng viên quần chúng quan tham gia đánh giá cán trực tiếp phiếu ( ghi nhận xét) ,sau chi ủy nhận xét , đánh giá Sau đánh giá, đồng chí bí thư chi thơng báo kết tới tất đồng chí đánh giá, nhận xét Các đồng chí chi trình bày ý kiến phản hồi việc đánh giá thân - Công tác đánh giá cán chi ln đảm bảo tính khách quan, tồn diện cụ thể, Chi theo dõi , đánh giá thường xuyên định kỳ 06 tháng lần tất đồng chí Trong q trình đánh giá Ban chi ủy điều tra, tìm hiểu kỹ thơng tin ý kiến khác đồng chí đánh giá, để từ chọn lọc , rút kết luận khách quan, tránh tình trạng nghe thơng tin chiều dẫn đến đánh giá không cán làm ảnh hưởng đến công tác phát triển hướng phấn đấu đồng chí Tóm lại, với công tác đánh giá , nhận xét cán chi nơi công tác thực tốt nguyên tắc, trình độ lực, phẩm chất đạo đức đồng chí Đảm bảo cơng bằng, dân chủ, minh bạch, công khai Bài 8: KỸ NĂNG ĐIỀU HÀNH CƠNG SỞ Ở CƠ SỞ Câu 1/ Trình bày vấn đề khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc nhiệm vụ điều hành công sở? 1.1 Khái niệm Công sở trụ sở làm việc quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức trị - xã hội, đơn vị nghiệp cơng lập, có tên gọi riêng, có địa cụ thể, bao gồm cơng trình xây dựng, tài sản khác thuộc khuôn viên trụ sở làm việc (Điều 70 – Luật CBCC) Phân loại - Dựa vào mục đích hoạt động: cơng sở cơng quyền cơng sở nghiệp - Theo tiêu chí thẩm quyền: công sở thẩm quyền chung công sở thẩm quyền riêng - Theo tiêu chí phạm vi hoạt động: công sở trung ương, công sở vùng công sở địa phương Điều hành công sở hoạt động đảm bảo cho cán bộ, công chức thuộc quyền thực hiệu công việc giao để hoàn thành mục tiêu chung tổ chức 1.2 Mục tiêu - Hiện thực hóa chủ trương, sách Đảng Nhà nước - Góp phần nâng cao suất lao động công sở - Tạo nếp làm việc khoa học - Thực có hiệu q trình cải cách hành nhà nước 1.3 Yêu cầu - Tuân thủ pháp luật - Đảm bảo cho cơng sở ln có khả phát triển bền vững Hùng Oanh- TV 30 - Phải đổi đại hóa cơng sở 1.4 Ngun tắc (sgk 190-198) - Tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân - Chấp hành đạo, điều hành quan, tổ chức cấp trên, giám sát Mặt trận Tổ quốc tổ chức trị xã hội - Giải công việc theo pháp luật, thẩm quyền, phạm vi trách nhiệm; Công khai, dân chủ, minh bạch, liên tục, kịp thời, đạt hiệu tối ưu, theo trình tự thủ tục, thời hạn quy định - Cán công chức phải sâu sát sở, lắng nghe ý kiến đóng góp nhân dân, có ý thức học tập, nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý phù hợp với văn hóa-đạo đức cơng vụ, làm cho hoạt động quản lý ngày quy, đại 1.5 Nhiệm vụ - Xây dựng chiến lược lập kế hoạch hoạt động - Xây dựng vận hành cấu tổ chức hợp lý - Quản lý công vụ phối hợp hoạt động - Quản lý phát triển đội ngũ nhân viên - Giám sát kiểm tra hoạt động cá nhân, đơn vị - Xây dựng quản lý hệ thống thông tin quản lý; tổ chức hoạt động giao tiếp nội cơng sở với bên ngồi, đặc biệt hoạt động tiếp dân - Quản lý thực việc sử dụng ngân sách - Cung cấp điều vật chất cho thực thi công vụ - Bảo vệ trị nội bộ, an tồn an ninh trật tự cơng sở - Xây dựng văn hóa cơng sở tích cực; xây dựng cơng sở thành tổ chức học tập - Tham gia nghiên cứu, xây dựng đóng góp cho việc hồn thiện hệ thống sách cơng Câu Phân tích kỹ năng/ngun tắc điều hành công sở Trong kỹ năng/nguyên tắc điều hành công sở theo đồng chí kỹ năng/nguyên tắc quan trọng nhất? sao? Liên hệ thực tế với trình điều hành quan đơn vị mà đồng chí cơng tác 1/ Những kỹ năng/nguyên tắc điều hành cơng sở 1.1 Kế hoạch hóa cơng việc Kế hoạch phương tiện hoạt động quan, tổ chức nhằm đảm bảo cho hoạt động thực liên tục, mục đích yêu cầu đặt Ý nghĩa việc lập kế hoạch công tác - Là hoạt động cần thiết tiến hành thường xuyên tổ chức - Giúp quan, tổ chức chủ động công việc - Phối hợp nguồn lực tổ chức hữu hiệu - Giúp cho hoạt động cán bộ, công chức cụ thể, rõ ràng chủ động - Là sở để đánh giá hoạt động quan, đơn vị cá nhân 1.2 Thiết kế phân công công việc Thiết kế công việc phân chia loại công việc lớn, nhỏ cho hợp lý Yêu cầu thiết kế công việc - Phù hợp với mục tiêu công sở đơn vị thực công việc đề - Nội dung công việc phải rõ ràng - Mỗi cơng việc thiết kế phải có ý nghĩa toàn nhiệm vụ chung quan, công sở - Tạo khả sáng tạo cho cán bộ, công chức giải công việc - Tạo khả hợp tác giải công việc - Có khả kiểm tra cơng việc cách thuận lợi Các phương pháp thiết kế công việc - Thiết kế công việc theo dây chuyền - Thiết kế cơng việc theo nhóm - Thiết kế cơng việc theo cá nhân Phân công công việc Cơ sở phân cơng cơng việc: Vị trí pháp lý thẩm quyền quan, cơng sở; Khối lượng tính chất công việc; Số lượng biên chế cấu tổ chức Hùng Oanh- TV 31 Nguyên tắc phân cơng: Đảm bảo tính thích ứng chức trách lực nhân viên; Đảm bảo tính liên quan phụ thuộc lẫn cá nhân đơn vị thực nhiệm vụ; Có tiêu chuẩn thích hợp cho loại hoạt động; Thúc đẩy việc nâng cao trình độ nghiệp vụ nhân viên Các kiểu phân công công việc: Phân công theo lĩnh vực chun mơn hóa; Phân cơng theo tiêu chuẩn định mức cụ thể; Phân công sở trách nhiệm giao lực cán bộ, cơng chức; Phân cơng theo nhóm; Phân cơng theo địa bàn hoạt động 1.3 Tổ chức điều hành họp Họp hình thức hành hoạt động quản lý nhà nước, cách thức giải cơng việc, thơng qua thủ trưởng quan hành nhà nước trực tiếp thực lãnh đạo, đạo, điều hành hoạt động việc giải công việc thuộc chức năng, thẩm quyền quan theo quy định pháp luật Ý nghĩa tổ chức họp - Huy động trí tuệ tập thể, tri thức kinh nghiệm, khuyến khích đóng góp sáng kiến nhân viên - Phát huy thực dân chủ XHCN - Tăng cường trao đổi thông tin nhân viên công sở - Truyền đạt trực tiếp QĐ quản lý đến người thực Nội dung tổ chức họp - Giai đoạn chuẩn bị họp - Tiến hành họp - Kết thúc họp - Giải vấn đề sau họp 1.4 Phối hợp quản lý - Là trình liên kết hoạt động hỗ trợ hợp tác lẫn cán bộ, công chức, quan nhằm tổ chức thực nhiệm vụ cụ thể QLNN - Các dạng phối hợp: dọc, ngang, ma trận; phối hợp nội (trong), phối hợp ngồi 1.5 Kiểm sốt cơng việc (quan trọng nhất-vì sao? Ghi phần ý nghĩa) - Kiểm sốt q trình xem xét, đánh giá hoạt động cá nhân, nhóm hay tổ chức nhằm bước củng cố, hoàn thiện tổ chức theo yêu cầu QL - Kiểm soát biện pháp tất yếu trình tổ chức điều hành hoạt động cơng sở - Kiểm sốt cơng việc chức hoạt động quản lý Ý nghĩa kiểm sốt cơng việc - Liên kết tất yếu tố công sở nhằm thực tốt nhiệm vụ công sở - Đảm bảo thực mục tiêu đặt - Cần kiểm sốt uỷ quyền có hiệu cao - Kiểm sốt khơng u cầu nhà quản lý, mà cịn u cầu khách quan đối tượng quản lý Các nội dung kiểm soát - Kiểm soát nhân - Kiểm soát hoạt động chung cơng sở - Kiểm sốt thơng tin - Kiểm sốt tài 1.6 Điều hành theo pháp luật hệ thống quy chuần (sgk trang 230) Nguyên tắc (sgk 190-198) - Tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân - Chấp hành đạo, điều hành quan, tổ chức cấp trên, giám sát Mặt trận Tổ quốc tổ chức trị xã hội - Giải công việc theo pháp luật, thẩm quyền, phạm vi trách nhiệm; Công khai, dân chủ, minh bạch, liên tục, kịp thời, đạt hiệu tối ưu, theo trình tự thủ tục, thời hạn quy định (Quan trọng nhất-vì sao? Nhằm đảm bảo pháp chế quản lý nhà nước; nguyên tắc xuyên suốt hoạt động quản lý công sở) - Cán công chức phải sâu sát sở, lắng nghe ý kiến đóng góp nhân dân, có ý thức học tập, nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý phù hợp với văn hóa-đạo đức công vụ, làm cho hoạt động quản lý ngày quy, đại Hùng Oanh- TV 32 Liên hệ thực tế với trình điều hành quan đơn vị mà đồng chí cơng tác BÀI 9: SO SÁNH THỂ THỨC VĂN BẢN CỦA ĐẢNG VÀ THỂ THỨC VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Câu 1: Cần phải đáp ứng yêu cầu mặt nội dung kỹ thuật soạn thảo văn quản lý Nhà nước Trong yêu cầu yêu cầu quan trọng nhất? sao? Liên hệ thực tế công tác soạn thảo văn nơi quan đơn vị đ/c cơng tác 1– Văn phải có tính mục đích (quan trọng nhất-vì: ) Văn quản lý hành nhà nước ban hành với danh nghĩa quan Nhà nước nhằm đề chủ trương, sách hay giải vấn đề việc cụ thể thuộc chức năng, nhiệm vụ quan Do đó, soạn thảo tiến tới ban hành văn địi hỏi phải có tính mục đích rõ ràng u cầu địi hỏi văn ban hành phải thể mục tiêu giới hạn nó, trước soạn thảo cần phải xác định rõ mục đích văn ban hành để làm gì? nhằm giải vấn đề gì? giới hạn vấn đề đến đâu? kết việc thực văn gì? 2– Văn phải có tính khoa học Văn có tính khoa học phải viết ngắn gọn, đủ ý, rõ ràng, dễ hiểu, thể thức theo quy định Nhà nước nội dung phải quán Một văn có tính khoa học phải đảm bảo: + Có đủ lượng thông tin quy phạm thông tin thực tế cần thiết, thông tin phải xử lý đảm bảo xác + Lơ gíc nội dung, bố cục chặt chẽ, quán chủ đề + Thể thức văn theo quy định Nhà nước + Đảm bảo tính hệ thống văn 3– Văn phải có tính đại chúng Văn phải viết rõ ràng dễ hiểu để phù hợp với trình độ dân trí nói chung để đối tượng có liên quan đến việc thi hành văn nắm hiểu nội dung văn đầy đủ Đặc biệt lưu ý đối tượng trình độ khác tiếp nhận Văn quản lý hành nhà nước có liên quan trực tiếp đến nhân dân, nên văn phải có nội dung dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với trình độ dân trí, đảm bảo tối đa tính phổ cập, song không ảnh hưởng đến nội dung nghiêm túc, chặt chẽ khoa học văn 4– Văn phải có tính bắt buộc thực (tính công quyền) Nhà nước quản lý xã hội pháp luật, thông qua văn đề truyền đạt chủ trương, sách Nhà nước Vì vậy, văn phải có tính bắt buộc thực (quyền lực đơn phương) Tùy theo tính chất nội dung, văn phản ánh thể quyền lực nhà nước mức độ khác nhau, đảm bảo sở pháp lý để Nhà nước giữ vững quyền lực mình, truyền đạt ý chí quan nhà nước tới nhân dân chủ thể pháp luật khác Để đảm bảo tính cơng quyền, văn phải ban hành thẩm quyền, ban hành trái thẩm quyền coi văn bất hợp pháp Vì vậy, văn phải có nội dung hợp pháp, ban hành theo hình thức trình tự pháp luật quy định 5– Văn phải có tính khả thi Đây yêu cầu văn bản, đồng thời kết kết hợp đắn hợp lý yêu cầu tính mục đích, tính khoa học, tính đại chúng, tính cơng quyền Ngồi ra, để nội dung văn thi hành đầy đủ nhanh chóng, văn cịn phải có đủ điều kiện sau: + Nội dung văn phải đưa yêu cầu trách nhiệm thi hành hợp lý, nghĩa phù hợp với trình độ, lực, khả vật chất chủ thể thi hành + Khi quy định quyền cho chủ thể phải kèm theo điều kiện bảo đảm thực quyền + Phải nắm vững điều kiện, khả mặt đối tượng thực văn nhằm xác lập trách nhiệm họ văn cụ thể Khi ban hành văn người soạn thảo phải tự đặt vào vị trí, hồn cảnh người thi hành văn có khả thực thi Có nghĩa văn ban hành phải đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế, phù hợp với hồn cảnh khơng gian thời gian 6- Tính pháp lý Nội dung điều chỉnh văn phải thẩm quyền theo quy định pháp luật Nội dung văn phải phù hợp với quy luật, pháp luật hành, văn ban hành phải pháp lý (ghi thêm nội dung tập trang 26) @ Liên hệ thực tế công tác soạn thảo văn nơi quan đơn vị đ/c công tác Cơ quan đc ban hành loại văn gì? Ưu điểm: Hạn chế Hùng Oanh- TV 33 Câu 2: Phân biệt yếu tố thể thức bắt buộc văn Đảng văn quản lý Nhà nước Cho ví dụ minh họa khác biệt Hiện hệ thống văn nước ta có hai hệ thống văn lớn văn Đảng văn quản lý Nhà nước Hai hệ thống văn có khác biệt thể thức trình bày Khái niệm văn quản lý hành nhà nước Văn quản lý hành nhà nước hiểu văn chứa đựng định thông tin quản lý quan nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức định nhằm điều chỉnh mối quan hệ quản lý hành nhà nước quan nhà nước với quan nhà nước với tổ chức công dân Và vậy, mặt nội dung văn bản: văn quản lý nhà nước chứa đựng định thông tin quản lý nhà nước; Về mặt chủ thể ban hành văn bản: văn quản lý nhà nước quan quản lý nhà nước ban hành theo thẩm quyền Nhà nước quy định; Về mặt quy trình ban hành: văn quản lý nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức định; Về mặt mục đích: văn quản lý nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh mối quan hệ quản lý hành nhà nước quan nhà nước với quan nhà nước với tổ chức công dân Khái niệm văn (sgk 233) Phân biệt yếu tố thể thức bắt buộc văn Đảng văn quản lý Nhà nước Cho ví dụ minh họa Trong thực tế việc trình bày sai thể thức, nhầm lẫn thể thức văn Đảng văn Quản lý Nhà nước soạn thảo ban hành văn xảy thường xuyên Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sai sót như: cán bộ, cơng chức, viên chức soạn thảo chưa nắm chưa phân biệt văn hướng dẫn thể thức cách trình bày văn Đảng văn quản lý Nhà nước; nhiều người ý đến nội dung văn mà không ý đến yêu cầu thể thức; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác kiểm tra, thẩm định, rà sốt, hệ thống hóa văn cịn hạn chế; có nơi văn quan cấp gửi xuống đơn vị trực thuộc có sai sót mặt thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản, quan cấp lại thể thức văn cấp để áp dụng cho văn đơn vị mình, lỗi sai sót hệ thống từ cấp đến đơn vị sở; bên cạnh có người vừa làm công chức Nhà nước, vừa kiêm nhiệm công tác Đảng cơng tác đồn thể khác, với cương vị nào, hàng ngày họ phải soạn thảo văn để thực nhiệm vụ giao, việc nhầm lẫn quy định thể thức văn quan Đảng quan Quản lý Nhà nước tránh khỏi Để tránh xảy sai sót, nhầm lẫn q trình trình bày thể thức văn quan Đảng quản lý Nhà nước, để phân biệt điểm khác thể thức hai hệ thống văn sau: (bảng phụ lục) BÀI 8: KỸ NĂNG ĐIỀU HÀNH CÔNG SỞ Ở CƠ SỞ**néi dung chđ uNhững kỹ điều hành cơng sở sởKhái niệm, mục tiêu, yêu cầu, nguyên tắc nhiệm vụ điều hành công sởLà địa điểm hoạt động, hay gọi trụ sở quan Đảng, Nhà nước tổ chức trị - xã hội, nơi tiến hành hoạt động công vụ dịch vụ công.1.1.Khái niệm1.1.1.Khái niệm công sở*Phân biệt cơng sở hành với cơng sở nghiệp:1/ Phương thức thành lập2/ Cơ sở pháp lý hoạt động3/ Mục tiêu 4/ Phương thức hoạt động5/ Tài chính6/ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn7/ Chức danh lương8/ Phạm vi hoạt động*Phân biệt cơng sở hành với cơng sở nghiệp:1/ Phương thức thành lậpCơng sở hành Công sở nghiệp*Theo luật định Do quan nhà nước cấp thành lập VD:UBND thành lập sở luật tổ chức quyền địa phươngTheo luật định Căn vào nhu Hùng Oanh- TV 34 cầu thực tế.Phân biệt cơng sở hành với cơng sở nghiệp:2/ Cơ sở pháp lý hoạt độngCông sở hành Cơng sở nghiệp*Theo Hiến Pháp pháp luật Hoạt động chủ yếu theo Luật Hành chínhTheo Hiến Pháp pháp luật Tùy theo ngành mà có văn quy phạm pháp luật quy định.Phân biệt công sở hành với cơng sở nghiệp:3/ Mục tiêu Cơng sở hành Cơng sở nghiệp*Vì lợi ích cộng đồngVì lợi ích cộng đồngPhân biệt cơng sở hành với cơng sở nghiệp:4/ Phương thức hoạt động Cơng sở hành Cơng sở nghiệp*Tuyển dụng cơng chức theo luật cán bộ, Công chức - Làm việc theo biên chế- Làm việc theo hợp đồngTuyển dụng viên chức theo luật viên chức - Làm việc theo biên chế- Làm việc theo hợp đồngPhân biệt công sở hành với cơng sở nghiệp:5/ Tài chínhCơng sở hành Cơng sở nghiệp* Từ nguồn ngân sách Nhà nướcNgân sách Nhà nước có khoản thu khácPhân biệt cơng sở hành với cơng sở nghiệp:6/ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Cơng sở hành Công sở nghiệp* Do pháp luật quy định chặt chẽ, đồng thời phải tuân theo Quyết định quan nhà nước cấp Có quyền hạn chung nhiều lĩnh vực Do pháp luật quy định lĩnh vực riêng lẽPhân biệt cơng sở hành với cơng sở nghiệp:7/ Chức danh lươngCơng sở hành Công sở nghiệp*- Cán bộ- Công chức- Lương từ ngân sách nhà nước- Viên chức - Lương từ ngân sách nhà nước (các khoản thu khác)Phân biệt công sở hành với cơng sở nghiệp:8/ Phạm vi hoạt động Cơng sở hành Cơng sở nghiệp*Trên tất ngành lĩnh vựcTheo lĩnh vực ngành*1.1.2 Khái niệm điều hành công sở Là hoạt động đảm bảo cho cán bộ, công chức thuộc quyền thực hiệu công việc giao để hồn thành mục tiêu chung tổ chức.Góp phần nâng cao suất lao động công sởTạo nề nếp làm việc khoa họcThực có hiệu trình cải cách hành nhà nướcHiện thực hóa chủ trương Đảng, sách pháp luật nhà nước1.2 Mục tiêu**1.3 Yêu cầuĐiều hành công sở phải tiến hành sở tuân thủ pháp luật Điều hành công sở phải tuân thủ quy chế làm việc quan Nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhânChấp hành đạo, điều hành quan, tổ chức cấp trên, giám sát Mặt trận Tổ quốc đoàn thể nhân dân cấp.*1.4 Nguyên tắc Cán bộ, công chức phải sâu sát sở, lắng nghe ý kiến đóng góp nhân dân, có ý thức học tập, nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý phù hợp với văn hóa – đạo đức công vụ, làm cho hoạt động quản lý ngày quy, đại.Giải cơng việc theo pháp luật, thẩm quyền, phạm vi trách nhiệm; bảo đảm công khai, dân chủ, minh bạch, liên tục, kịp thời, hiệu tối ưu, theo trình tự, thủ tục, thời hạn quy định*1.4 Nguyên tắc(tt) - Xây dựng chiến lược lập kế hoạch hoạt động- Xây dựng vận hành cấu tổ chức hợp lý- Quản lý công vụ phối hợp hoạt động- Quản lý phát triển đội ngũ CBCC- Giám sát kiểm tra hoạt động cá nhân đơn vị - Xây dựng quản lý hệ thống thông tin quản lý; tổ chức hoạt động giao tiếp nội cơng sở với bên ngồi, đặc biệt hoạt động tiếp dân*1.5 Nhiệm vụ - Quản lý thực việc sử dụng ngân sách - Cung cấp điều kiện vật chất cho thực thi- Bảo vệ trị nội bộ; an tồn an ninh trật tự cơng sở- Xây dựng văn hóa cơng sở tích cực; xây dựng cơng sở thành tổ chức học tập-Tham gia nghiên cứu, xây dựng đóng góp cho việc hồn thiện hệ thống sách cơng, đặc biệt sách liên quan trực tiếp đến ngành, lĩnh vực mà công sở hoạt động *1.4 Nhiệm vụ (tt) NHỮNG KỸ NĂNG CƠ BẢN TRONG ĐIỀU HÀNH CƠNG SỞ Ở CƠ SỞ 22.1 Kế hoạch hóa thiết kế cơng việc2.1.1 Kế hoạch hóaVề phương diện hành chính: - Kế hoạch phương án tổ chức cơng việc q trình hoạt động tổ chức - Lập kế hoạch trình nhằm xác định mục tiêu, nội dung khối lượng công việc cụ thể cần đạt được, phương pháp, bước cần thiết, thời hạn thực để đạt mục tiêu đó** Đây xác định mục tiêu cụ thể cần đạt bước cần thiết để đạt đến mục tiêu đó.2.1 Kế hoạch hóa thiết kế cơng việc(tt)2.1.1 Kế hoạch hóa (tt) Kế hoạch phương hướng nội dung cần làm, phương án hành động để thực công việc hay nhiệm vụ cụ thể trình hoạt động quan, cơng sở.U CẦU:Cụ thể.Thiết thực.Kịp thời.Phù hợp với lực CBCC mục tiêu hoạt động.Có thống biện pháp thực hiện.Có tính khả thi.Ý NGHĨAGiảm tối đa bất trắc xảy ra.Kiểm tra hoạt động thuận lợi, có cứ.Tập trung nguồn lực để thực tốt mục tiêu định.** Hùng Oanh- TV 35 Khái niệm thiết kế công việc: Là việc phân chia loại công việc lớn, nhỏ cho hợp lý Đây trình xác định nhiệm vụ cụ thể trách nhiệm việc thi hành công vụ tham gia hoạt động cơng sở nói chung2.1.2 Thiết kế cơng việc2.1 Kế hoạch hóa thiết kế cơng việc(tt)** Vai trị thiết kế cơng việc: + Giúp cho việc đạt mục tiêu tổ chức trở nên cụ thể khả thi + Là sở phân công thực thi công việc + Tạo tiền đề cho việc sử dụng hiệu nguồn lực tổ chức + Là sở cho hoạt động đánh giá cán công chức 2.1.2 Thiết kế cơng việc(tt)2.1 Kế hoạch hóa thiết kế công việc(tt)** Nội dung thiết kế công việc gồm bước : Đánh giá công việc thực tại, phân tích cơng việc thiết kế cơng việc 2.1.2 Thiết kế cơng việc(tt)2.1 Kế hoạch hóa thiết kế cơng việc(tt)Đánh giá công việc thực Thảo luận với người lao động người giám sát liên quan để biết hiệu (chất lượng, tiến độ) thực thi cơng việc, đánh giá xem có cần phải thay đổi điều kiện làm việc hay có cần đào tạo không? Việc đánh giá cho nhìn tổng quan tình hình thực cơng việc thực tại, qua xác định có cần thiết phải thiết kế cơng việc hay dự đốn tính khả thi thiết kế cơng việc *Phân tích cơng việc Phân tích cơng việc q trình thu thập tư liệu đánh giá cách có hệ thống thơng tin quan trọng, có liên quan đến công việc cụ thể tổ chức nhằm làm rõ chất công việc Bao gồm nhiều việc như: kiểm tra công việc, định nhiệm vụ phải làm, cân nhắc xem thiết bị đặc điểm nơi làm việc có tầm quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ, xác định vấn đề có liên quan.*** Thiết kế cơng việc Thiết kế cơng việc sở phân tích cơng việc thực tại, xác định phương pháp làm việc, thời gian làm việc nghỉ ngơi, yêu cầu đào tạo, trang thiết bị cần thiết, vấn đề khác đảm bảo phù hợp để thực công việc Kết thiết kế công việc mô tả cơng việc giao, liệt kê kỹ người giao việc, phát thảo kết mong muốn đạt được, xác định nguyên tắc đạo thời hạn biết, liệt kê nguồn lực cần thiết kết thực tốt công việc 2.1.2 Thiết kế công việc(tt)** Yêu cầu thiết kế công việc + Phù hợp với mục tiêu tổ chức đơn vị + Nội dung cơng việc phải rõ ràng, có tính khả thi + Tạo khả sáng tạo CBCC thực nhiệm vụ + Tạo khả hợp tác CBCC + Có khả kiểm tra việc thi hành công việc cách thuận lợi 2.1.2 Thiết kế công việc(tt)* Thiết kế công việc theo dây chuyềnThiết kế công việc theo nhómThiết kế cơng việc theo cá nhân Phương pháp thiết kếcông việc 2.1.2 Thiết kế công việc (tt)Khái niệm:Phân công công việc hoạt động nhằm giao cho quan, tổ chức, cá nhân việc, nhiệm vụ, quyền hạn định nhằm nâng cao hoạt động quan, tổ chức 2.2 phân công công việc ** Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quan, đơn vị, cá nhân Cách thức phân công cơng việc Theo khối lượng tính chất cơng việcPhải ý hướng tới chun mơn hóa2.2 phân cơng cơng việc(tt)* Theo số lượng biên chế cấu tổ chức quanCách thức phân công công việc (tt) Đảm bảo tính thích ứng lực CBCC chức trách giao 2.2 phân công công việc (tt)* Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg ngày 25/5/20062.3 Tổ chức, điều hành họp2.3.Tổ chức điều hành họpHọp hình thức hoạt động quản lý nhà nước, cách thức giải công việc, thông qua thủ trưởng quan hành nhà nước trực tiếp thực lãnh đạo, đạo, điều hành hoạt động việc giải công việc thuộc chức năng, thẩm quyền quan theo quy định pháp luật**Các loại họpCác loại họpĐồn cơng tác Ban tổ chức TW làm việc với tỉnh Trà VinhCác loại họpCác loại họpTập huấn xây dựng kế Hùng Oanh- TV 36 hoạch phát triển kinh tế- xã hội.*QUY TRÌNH TỔ CHỨC CUỘC HỌP Gồm giai đoạnGiai đoạn chuẩn bị họpGiai đoạn tiến hành họpGiai đoạn văn quản lý*GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ Là khâu quan trọng, cần thời gian, nguồn lực, đặc biệt cần có kỹ năngChuẩn bị tốt bảo đảm thắng lợi 50% & thực tế chứng minh nhiều họp phải hoãn hoãn lại, không đảm bảo thời gian, tiến độ, phải hủy bỏ, chất lượng không cao khâu chuẩn bị không tốtLà khâu phức tạp, liên quan đến nhiều đơn vị, cá nhân* NHỮNG VIỆC CẦN LÀM TRONG KHÂU CHUẨN BỊ Hoạch định chủ trương họpPhân công chuẩn bịChuẩn bị nội dung/tài liệu họpChuẩn bị thủ tục Chuẩn bị sở vật chất, phương tiện*HOẠCH ĐỊNH CHỦ TRƯƠNGĐây công việc lãnh đạo UBND cấp xãNội dung chủ trương, bao gồm: (1) Khẳng định cần thiết họp sở yêu cầu công việc, pháp lý, hoàn cảnh & điều kiện thực tế quan, cá nhân liên quan, (2) Xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung họp, (3) khẳng định thời gian, địa điểm & thành phần tham dự họp*TIẾN HÀNH CUỘC HỌPĐây khâu quan trọng nhất, định thành công hay thất bại họpThực tế cho thấy: (1) trình bày nội dung mà khơng rõ đại biểu khơng nắm được, hiểu khác, hiểu nhầm, (2) chủ trì thảo luận mà thiếu tập trung, thiếu mạch lạc & khơng kiên dễ làm cho ý kiến phân tán, (3) thông tin mà khơng đầy đủ, xác làm ảnh hưởng đến ý kiến, đóng góp đại biểu, *NHỮNG CƠNG VIỆC CẦN LÀM Những công việc chủ yếu phải làm họp là: Khai mạc họp Điều hành họp Kết luận & kết thúc họp*KHAI MẠC CUỘC HỌPKiểm tra đại biểu có mặt, để định bắt đầu họpChào cờ (nếu cần) Tuyên bố lý (ngắn, rõ & mục đích họpGiới thiệu đại biểu (khách - chủ, - dưới, họ & tên, chức danh, chức vụ đầy đủ, xác)Giới thiệu chương trình, thời gian làm việc Giới thiệu người chủ trì *CHỦ TRÌ CUỘC HỌPPhát biểu mở đầu họp Trực tiếp trình bày/giới thiệu người trình bày nội dungHướng dẫn thảo luậnXử lý tình phát sinhKết luận họp*PHÁT BIỂU MỞ ĐẦUNêu rõ lịch sử vấn đềQuán triệt lại cứ, mục đích, yêu cầu họp (ngắn gọn)Bổ sung thông tin (nếu cần)*HƯỚNG DẪN THẢO LUẬNNêu rõ trọng tâm, trọng điểm thảo luậnYêu cầu cách đóng góp ý kiến: thẳng vào văn bản: trí, băn khoăn, phản đối, đề xuất giải phápYêu cầu cách phát biểu: ngắn gọn, tránh trùng lắp, tập trung vào phạm vi, lĩnh vực quản lý, phụ tráchQuy định thời lượng (nếu cần) Phối hợp quản lý hành nhà nước q trình liên kết hoạt động hỗ trợ, hợp tác lẫn cán cơng chức, quan hành nhằm tổ chức thực nhiệm vụ cụ thể quản lý nhà nước 2.4 Phối hợp quản lý * Hình thức phối hợp: Dọc Ngang Ma trận Bên Bên 2.4 Phối hợp quản lý (tt) *Nguyên tắc phối hợp: phải đảm bảo lãnh đạo thống nhất, chia sẻ thơng tin, chun mơn hóa hợp tác, đảm bảo tính khách quan thống hành động mục tiêu chung.2.4 Phối hợp quản lý (tt) *Kiểm sốt cơng việc hoạt động đo lường, chấn chỉnh việc thực công việc nhằm khẳng định mục tiêu công sở, kế hoạch lập để đạt tới mục tiêu đã, hoàn thành* 2.5 Kiểm sốt cơng việc* Nội dung:KS việc sử dụng, bố trí nhân lựcKS việc sử dụng ngân sáchKS việc sử dụng phương tiện làm việcKS trình giải công việc hàng ngày theo mục tiêu KH thơng qua 2.5.kiểm sốt cơng việc (tt) Mục tiêu:Phát sai sótĐánh giá kết thực tếNgun tắc:Tồn diệnKhách quanCơng minhKịp thờiCụ thểCần làm rõ vấn đề kiểm sốt:Có cơng việc cần kiểm soát, bước.Tần suất kiểm soát? Một lần hay thường xuyênAi tiến hành kiểm soát.Bao nhiêu điểm cần kiểm sốt, điểm trọng yếuĐo lường đặc tính cơng việc./.*2.5 Kiểm sốt cơng việc (tt) Hùng Oanh- TV 37 Khái quát điều hành công sở 1.1 Khái niệm Công sở trụ sở làm việc quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức trị xã hội, đơn vị nghiệp cơng lập, có tên gọi riêng, có địa cụ thể, bao gồm cơng trình xây dựng, tài sản khác thuộc khuôn viên trụ sở làm việc (Điều 70 – Luật CBCC) PHÂN LOẠI - Dựa vào mục đích hoạt động: công sở công quyền công sở nghiệp - Theo tiêu chí thẩm quyền: cơng sở thẩm quyền chung công sở thẩm quyền riêng - Theo tiêu chí phạm vi hoạt động: cơng sở trung ương, công sở vùng công sở địa phương Điều hành công sở hoạt động đảm bảo cho cán bộ, công chức thuộc quyền thực hiệu cơng việc giao để hồn thành mục tiêu chung tổ chức 1.2 Mục tiêu - Hiện thực hóa chủ trương, sách Đảng Nhà nước - Góp phần nâng cao suất lao động công sở - Tạo nếp làm việc khoa học - Thực có hiệu q trình cải cách hành nhà nước 1.3 Yêu cầu - Tuân thủ pháp luật - Đảm bảo cho công sở ln có khả phát triển bền vững - Phải đổi đại hóa cơng sở 1.4 Nguyên tắc - Tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân - Chấp hành đạo, điều hành quan, tổ chức cấp trên, giám sát Mặt trận Tổ quốc tổ chức trị xã hội - Giải công việc theo pháp luật, thẩm quyền, phạm vi trách nhiệm - Công khai, minhh bạch - Liên tục, kịp thời - Đạt hiệu tối ưu - Phù hợp với văn hóa đạo đức công vụ 1.5 Nhiệm vụ - Xây dựng chiến lược lập kế hoạch hoạt động - Xây dựng vận hành cấu tổ chức hợp lý - Quản lý công vụ phối hợp hoạt động - Quản lý phát triển đội ngũ nhân viên - Giám sát kiểm tra hoạt động cá nhân, đơn vị Hùng Oanh- TV 38 - Xây dựng quản lý hệ thống thông tin quản lý; tổ chức hoạt động giao tiếp nội công sở với bên ngoài, đặc biệt hoạt động tiếp dân - Quản lý thực việc sử dụng ngân sách - Cung cấp điều vật chất cho thực thi cơng vụ - Bảo vệ trị nội bộ, an tồn an ninh trật tự cơng sở - Xây dựng văn hóa cơng sở tích cực; xây dựng công sở thành tổ chức học tập - Tham gia nghiên cứu, xây dựng đóng góp cho việc hồn thiện hệ thống sách cơng XÂY DỰNG VĂN HĨA CƠNG SỞ Văn hóa cơng sở tổng hồ giá trị hữu hình vơ hình, bao gồm trình độ nhận thức, phương pháp tổ chức, quản lý, môi trường – cảnh quan, phương tiện làm việc, đạo đức nghề nghiệp phong cách giao tiếp ứng xử cán công chức nhằm xây dựng công sở văn minh, lịch sự, hoạt động pháp luật hiệu cao  Trang phục: gọn gàng, lịch Lễ phục: Là trang phục thức sử dụng buổi lễ, họp trọng thể, tiếp khách nước - Nam: comple, áo sơ mi, cravat - Nữ: áo dài truyền thống, comple nữ - Người dân tộc thiểu số, trang phục ngày hội dân tộc coi lễ phục  Giao tiếp ứng xử: Phải có thái độ lịch sự, tôn trọng; ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc; khơng nói tục, nói tiếng lóng, qt nạt - Giao tiếp ứng xử với nhân dân + Phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể quy định liên quan đến giải cơng việc + Khơng có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà thực nhiệm vụ - Giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp Phải có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác - Giao tiếp qua điện thoại Phải xưng tên, quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc; khơng ngắt điện thoại đột ngột  Bài trí công sở - Treo quốc huy: Quốc huy treo trang trọng phía cổng tồ nhà Kích cỡ Quốc huy phải phù hợp với khơng gian treo Không treo Quốc huy cũ bị hư hỏng - Treo quốc kỳ: Quốc kỳ treo nơi trang trọng trước cơng sở tồ nhà Quốc kỳ phải tiêu chuẩn kích thước, màu sắc Hiến pháp quy định - Biển tên quan: Biển tên đặt cổng chính, ghi rõ tên gọi đầy đủ tiếng Việt địa quan Hùng Oanh- TV 39 - Phịng làm việc: Phịng làm việc phải có biển tên ghi rõ tên đơn vị, họ tên, chức danh cán bộ, công chức, viên chức; Việc xếp, trí phịng làm việc phải bảo đảm gọn gàng, ngăn nắp, khoa học, hợp lý; Không lập bàn thờ, thắp hương, khơng đun, nấu phịng làm việc - Khu vực để phương tiện giao thơng: Cơ quan có trách nhiệm bố trí khu vực để phương tiện giao thông cán bộ, công chức, viên chức người đến giao dịch, làm việc Khơng thu phí gửi phương tiện giao thông người đến giao dịch, làm việc Những kỹ điều hành cơng sở 2.1 Kế hoạch hóa cơng việc Kế hoạch phương tiện hoạt động quan, tổ chức nhằm đảm bảo cho hoạt động thực liên tục, mục đích yêu cầu đặt Ý nghĩa việc lập kế hoạch công tác - Là hoạt động cần thiết tiến hành thường xuyên tổ chức - Giúp quan, tổ chức chủ động công việc - Phối hợp nguồn lực tổ chức hữu hiệu - Giúp cho hoạt động cán bộ, công chức cụ thể, rõ ràng chủ động - Là sở để đánh giá hoạt động quan, đơn vị cá nhân 2.2 Thiết kế phân công công việc Thiết kế công việc phân chia loại công việc lớn, nhỏ cho hợp lý Yêu cầu thiết kế công việc - Phù hợp với mục tiêu công sở đơn vị thực công việc đề - Nội dung công việc phải rõ ràng - Mỗi công việc thiết kế phải có ý nghĩa tồn nhiệm vụ chung quan, công sở - Tạo khả sáng tạo cho cán bộ, công chức giải công việc - Tạo khả hợp tác giải cơng việc - Có khả kiểm tra công việc cách thuận lợi Các phương pháp thiết kế công việc - Thiết kế công việc theo dây chuyền - Thiết kế công việc theo nhóm - Thiết kế cơng việc theo cá nhân Phân công công việc Cơ sở phân công công việc: Vị trí pháp lý thẩm quyền quan, cơng sở; Khối lượng tính chất cơng việc; Số lượng biên chế cấu tổ chức Ngun tắc phân cơng: Đảm bảo tính thích ứng chức trách lực nhân viên; Đảm bảo tính liên quan phụ thuộc lẫn cá nhân đơn vị thực nhiệm vụ; Có tiêu chuẩn thích hợp cho loại hoạt động; Thúc đẩy việc nâng cao trình độ nghiệp vụ nhân viên Hùng Oanh- TV 40 Các kiểu phân công công việc: Phân công theo lĩnh vực chun mơn hóa; Phân cơng theo tiêu chuẩn định mức cụ thể; Phân công sở trách nhiệm giao lực cán bộ, công chức; Phân cơng theo nhóm; Phân cơng theo địa bàn hoạt động 2.3 Tổ chức điều hành họp Họp hình thức hành hoạt động quản lý nhà nước, cách thức giải công việc, thơng qua thủ trưởng quan hành nhà nước trực tiếp thực lãnh đạo, đạo, điều hành hoạt động việc giải công việc thuộc chức năng, thẩm quyền quan theo quy định pháp luật Ý nghĩa tổ chức họp - Huy động trí tuệ tập thể, tri thức kinh nghiệm, khuyến khích đóng góp sáng kiến nhân viên - Phát huy thực dân chủ XHCN - Tăng cường trao đổi thông tin nhân viên công sở - Truyền đạt trực tiếp QĐ quản lý đến người thực Nội dung tổ chức họp - Giai đoạn chuẩn bị họp - Tiến hành họp - Kết thúc họp - Giải vấn đề sau họp 2.4 Phối hợp quản lý - Là trình liên kết hoạt động hỗ trợ hợp tác lẫn cán bộ, công chức, quan nhằm tổ chức thực nhiệm vụ cụ thể QLNN - Các dạng phối hợp: dọc, ngang, ma trận; phối hợp nội (trong), phối hợp ngồi 2.5 Kiểm sốt cơng việc - Kiểm sốt q trình xem xét, đánh giá hoạt động cá nhân, nhóm hay tổ chức nhằm bước củng cố, hoàn thiện tổ chức theo yêu cầu QL - Kiểm soát biện pháp tất yếu trình tổ chức điều hành hoạt động cơng sở - Kiểm sốt cơng việc chức hoạt động quản lý Ý nghĩa kiểm sốt cơng việc - Liên kết tất yếu tố công sở nhằm thực tốt nhiệm vụ công sở - Đảm bảo thực mục tiêu đặt - Cần kiểm soát uỷ quyền có hiệu cao - Kiểm sốt khơng u cầu nhà quản lý, mà cịn u cầu khách quan đối tượng quản lý Các nội dung kiểm soát - Kiểm soát nhân - Kiểm soát hoạt động chung cơng sở Hùng Oanh- TV 41 - Kiểm sốt thơng tin - Kiểm sốt tài Hùng Oanh- TV 42 Hùng Oanh- TV 43 ... biệt cơng sở hành với cơng sở nghiệp:3/ Mục tiêu Cơng sở hành Cơng sở nghiệp*Vì lợi ích cộng đồngVì lợi ích cộng đồngPhân biệt cơng sở hành với cơng sở nghiệp:4/ Phương thức hoạt động Cơng sở hành... công sở hành với cơng sở nghiệp:5/ Tài chínhCơng sở hành Cơng sở nghiệp* Từ nguồn ngân sách Nhà nướcNgân sách Nhà nước có khoản thu khácPhân biệt cơng sở hành với cơng sở nghiệp:6/ Chức năng, ... tượng lãnh đạo, quản lý nhằm thực mục tiêu nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý đề Câu 2: Phân tích biểu đặc trưng phong cách lãnh đạo người lãnh đạo, quản lý sở? 1/ Khái niệm phong cách lãnh đạo người lãnh

Ngày đăng: 12/10/2020, 09:55

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w