Tính pháp lý

Một phần của tài liệu MỘT SỐ KỸ NĂNG CƠ BẢN TRONG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở CƠ SỞ (Trang 33 - 34)

- Đánh giá cán bộ phải khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển

6-Tính pháp lý

Nội dung điều chỉnh của văn bản phải đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Nội dung của văn bản phải phù hợp với quy luật, pháp luật hiện hành, văn bản ban hành phải đúng căn cứ pháp lý. (ghi thêm nội dung tập trang 26)

@ Liên hệ thực tế công tác soạn thảo văn bản nơi cơ quan đơn vị đ/c đang công tác.

Cơ quan đc đã ban hành những loại văn bản gì? Ưu điểm:

Câu 2: Phân biệt về yếu tố thể thức bắt buộc giữa văn bản của Đảng và văn bản quản lý Nhà nước. Cho ví dụ minh họa về sự khác biệt này

Hiện nay trong hệ thống văn bản nước ta có hai hệ thống văn bản lớn là văn bản của Đảng và văn bản quản lý Nhà nước. Hai hệ thống văn bản có sự khác biệt về thể thức trình bày.

1. Khái niệm văn bản quản lý hành chính nhà nước

Văn bản quản lý hành chính nhà nước được hiểu là những văn bản chứa đựng những quyết định và thông tin quản lý do các cơ quan nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý hành chính nhà nước giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân. Và như vậy, về mặt nội dung của văn bản: văn bản quản lý nhà nước chứa đựng những quyết định và thông tin quản lý nhà nước;

Về mặt chủ thể ban hành văn bản: văn bản quản lý nhà nước do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành theo thẩm quyền được Nhà nước quy định; Về mặt quy trình ban hành: văn bản quản lý nhà nước được ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức nhất định; Về mặt mục đích: văn bản quản lý nhà nước được ban hành nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý hành chính nhà nước giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ KỸ NĂNG CƠ BẢN TRONG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở CƠ SỞ (Trang 33 - 34)