1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải pháp phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty TNHH chứng khoán ACB

131 33 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 725,88 KB

Nội dung

Tại Việt Nam, theo Quy chế hoạt động của CTCK quy định “CTCK là CTCP hoặc công ty TNHH thành lập hợp pháp tại Việt Nam, được UBCKNN cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

ĐỖ THỊ HƯƠNG LAN

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG

MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY

TNHH CHỨNG KHOÁN ACB

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

MÃ SỐ: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌCPGS, TS PHẠM VĂN NĂNG

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan luận văn này là công trình do chính tác giả nghiên cứu,soạn thảo và chưa từng được công bố Luận văn được sự hướng dẫn bởi PGS, TSPhạm Văn Năng trường Đại Học Kinh Tế TPHCM

Tôi cam đoan đã chỉnh sửa nội dung luận văn thạc sỹ kinh tế với đề tài trên,theo góp ý của Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ

Học viên: Đỗ Thị Hương Lan

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii

DANH MỤC HÌNH VẼ ix

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Đối tượng nghiên cứu 1

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: 2

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN 3

1.1 Khái quát chung về công ty chứng khoán 3

1.1.1 Khái niệm 3

1.1.2 Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam 3

1.1.2.1 Quy định về cơ sở hạ tầng 3

1.1.2.2 Quy định về các nghiệp vụ và vốn pháp định 4

1.1.3 Các loại hình công ty chứng khoán 4

1.1.3.1 Công ty chuyên doanh chứng khoán 4

1.1.3.2 Công ty đa năng kinh doanh chứng khoán và tiền tệ 5

1.1.4 Hình thức sở hữu của công ty chứng khoán 5

1.1.4.1 Công ty hợp danh 5

1.1.4.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn 5

1.1.4.3 Công ty cổ phần 6

1.1.5 Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán 6

1.1.6 Vai trò của công ty chứng khoán 8

1.1.6.1 Huy động vốn 8

1.1.6.2 Cung cấp cơ chế giá cả 8

1.1.6.3 Cung cấp cơ chế chuyển ra tiền mặt 8

1.1.7 Mối quan hệ giữa các CTCK thành viên với sở giao dịch chứng khoán 8

1.2 Nghiệp vụ môi giới chứng khoán 10

ii

Trang 4

1.2.1 Khái niệm 10

1.2.2 Phân loại môi giới chứng khoán 10

1.2.3 Chức năng của môi giới chứng khoán 12

1.2.3.1 Cung cấp thông tin và tư vấn đầu tư cho khách hàng 12

1.2.3.2 Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính, giúp khách hàng thực hiện giao dịch theo yêu cầu và vì lợi ích của khách hàng 13

1.2.4 Vai trò của môi giới chứng khoán 14

1.2.4.1 Trung gian huy động vốn, tham gia tạo kênh huy động vốn hiệu quả cho đầu tư và phát triển nền kinh tế 14

1.2.4.2 Giảm chi phí giao dịch 15

1.2.4.3 Tạo ra sản phẩm mới, phát triển sản phẩm và dịch vụ tài chính 15

1.2.4.4 Cải thiện môi trường kinh doanh 15

1.2.5 Những rủi ro của hoạt động môi giới chứng khoán 16

1.2.5.1 Rủi ro thị trường và rủi ro về tính thanh khoản 16

1.2.5.2 Rủi ro hoạt động 16

1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến CTCK và hoạt động môi giới chứng khoán 17

1.2.6.1 Nhóm các nhân tố khách quan 17

1.2.6.2 Nhóm các nhân tố chủ quan 18

1.3 Một số kinh nghiệm của các nước trong hoạt động môi giới chứng khoán 19

1.3.1 Thị trường chứng khoán Mỹ 19

1.3.2 Thị trường chứng khoán Singapore 21

Kết luận chương I 23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN ACB 24

2.1 Khái quát chung về thị trường chứng khoán Việt Nam 24

2.1.1 Quá trình hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam 24

2.1.2 Các giai đoạn phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam 24

2.1.2.1 Giai đoạn 2000 - 2005: Giai đoạn khởi đầu 24

2.1.2.2 Giai đoạn 2006 - 2007: Giai đoạn phát triển bùng nổ 25

2.1.2.3 Giai đoạn 2008 đến quý I năm 2009: Giai đoạn sụt giảm mạnh 25

2.1.2.4 Giai đoạn từ sau quý I/2009 đến nay: Giai đoạn phục hồi và đi ngang 25 2.2 Thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán các CTCK Việt Nam hiện nay 26

2.2.1 Quy mô thị trường chứng khoán 26

Trang 5

2.2.2 Thị phần môi giới chứng khoán 28

2.2.3 Chất lượng sản phẩm dịch vụ 29

2.2.4 Nhân sự môi giới chứng khoán 29

2.2.5 Thực trạng về công nghệ thông tin 30

2.2.6 Hoạt động môi giới và hiệu quả hoạt động tài chính của các CTCK 30

2.3 Khái quát chung về công ty TNHH chứng khoán ACB 31

2.3.1 Lịch sử hình thành 31

2.3.2 Quá trình phát triển 32

2.3.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động 32

2.3.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH chứng khoán ACB 35

2.4 Thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán của công ty TNHH chứng khoán ACB 36

2.4.1 Thực trạng doanh thu môi giới chứng khoán 36

2.4.1.1 Giai đoạn 2000 – 2005 36

2.4.1.2 Giai đoạn 2006 - 2007 37

2.4.1.3 Giai đoạn 2008 - hiện nay 38

2.4.2 Thực trạng về nhân sự môi giới chứng khoán 42

2.4.2.1 Số lượng nhân sự môi giới và tư vấn đầu tư 42

2.4.2.2 Chất lượng nhân sự môi giới và tư vấn đầu tư 43

2.4.2.3 Chính sách lương kinh doanh 43

2.4.3 Thực trạng hoạt động công nghệ thông tin 47

2.5 Những kết quả và hạn chế của hoạt động môi giới tại công ty TNHH chứng khoán ACB 48

2.5.1 Những lợi thế và kết quả đạt được 48

2.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân 50

2.5.3 So sánh hoạt động môi giới của ACBS và các đối thủ cạnh tranh bằng ma trận SWOT 53

Kết luận chương II 55

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN ACB 56

3.1 Cơ sở cho việc đề ra giải pháp phát triển hoạt động môi giới tại công ty TNHH chứng khoán ACB 56

3.1.1 Định hướng phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 56

iv

Trang 6

3.1.2 Tiềm năng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam 56

3.1.3 Định hướng phát triển công ty TNHH chứng khoán ACB 57

3.2 Giải pháp phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty TNHH chứng khoán ACB 58

3.2.1 Các giải pháp nguồn nhân lực 58

3.2.1.1 Xây dựng đội ngũ nhân sự vững mạnh 58

3.2.1.2 Thực hiện cơ chế lương thưởng, hoa hồng linh hoạt 58

3.2.1.3 Cơ chế tuyển dụng và đào tạo nhân sự 59

3.2.2 Hoàn thiện và phát triển sản phẩm dịch vụ 60

3.2.2.1 Nâng cao vai trò của phòng phát triển sản phẩm 60

3.2.2.2 Hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ truyền thống 61

3.2.2.3 Phát triển các sản phẩm dịch vụ cạnh tranh 62

3.2.2.4 Tăng cường chất lượng dịch vụ khách hàng 66

3.2.2.5 Thiết lập biểu phí linh hoạt 66

3.2.3 Giải pháp phát triển hệ thống công nghệ thông tin 67

3.2.4 Phân khúc khách hàng và ban hành cơ chế chăm sóc khách hàng 68

3.2.5 Nâng cao sự hỗ trợ của các bộ phận để phát triển hoạt động môi giới 69

3.2.6 Cơ cấu lại hệ thống kênh phân phối 70

3.2.6.1 Thiếp lập cơ chế quản lý mới 70

3.2.6.2 Hệ thống lại mạng lưới kênh phân phối 71

3.2.7 Chú trọng hoạt động quảng bá thương hiệu 72

3.2.8 Cổ phần hóa ACBS để nâng cao năng lực tài chính và tự chủ hơn trong quá trình hoạt động 73

3.2.9 Tăng cường hệ thống vận hành và kiểm soát rủi ro trên toàn hệ thống 74

3.3 Một số kiến nghị ở cấp độ vĩ mô 75

3.3.1 Về phía chính phủ 75

3.3.2 Về phía Ủy ban chứng khoán nhà nước 75

3.3.3 Về phía Trung tâm nghiên cứu và đào tạo chứng khoán 78

Kết luận chương III 79

KẾT LUẬN 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

PHỤ LỤC 82

Trang 9

57 VNDS

vii

Trang 11

7 Biểu đồ 2.7

viii

Trang 13

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

TTCK Việt Nam đã trải qua 10 năm phát triển và thực sự trở thành kênh đầu tư mới vàhấp dẫn TTCK Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn như sự gia tăng nhanhchóng về số lượng tài khoản, giá trị giao dịch, số lượng công ty niêm yết, giá trị vốnhóa thị trường

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới và cam kết WTO.Theo như cam kết WTO, tới năm 2012 người nước ngoài có thể thành lập CTCK hoặcchi nhánh 100% vốn nước ngoài để cung cấp dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam Thêmvào đó, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã tác động rất lớn đến nền kinh

tế Việt Nam, hàng loạt các công ty, doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn đặc biệt

là các CTCK Các CTCK đang cạnh tranh hết sức gay gắt để chiếm lĩnh thị phần, đặcbiệt là cạnh tranh trong hoạt động môi giới Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho tất

cả các CTCK là làm thế nào để phát triển hoạt động môi giới Chính vì vậy, mỗiCTCK cần phải nhìn nhận đánh giá được thực sự mình đang ở vị trí nào, đối thủ cạnhtranh đang ở đâu trên thị trường Và đề ra những giải pháp hợp lý để khắc phục điểmyếu và phát triển điểm mạnh trong hoạt động của CTCK nói chung và hoạt động môi

giới nói riêng Xuất phát từ thực tế đó, tác giả chọn đề tài “Giải pháp phát

triển hoạt môi giới chứng khoán tại công ty TNHH chứng khoán ACB đến 2020”

làm ví dụ điển hình cho nghiên cứu của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài hệ thống về các khái niệm và hoạt động môi giới của CTCK trên thế giới, phântích các vấn đề về thực trạng hoạt động môi giới của các CTCK Việt Nam và CTCK điển hình là ACBS, để tìm hiểu những mặt tích cực cũng như những tồn tại và đề ra giải pháp phát triển hoạt động môi giới ở các CTCK mà cụ thể là ACBS

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn như sau:

9 Các CTCK Việt Nam: điểm qua thực trạng môi giới các CTCK Việt Nam, từ đó có cái nhìn tổng thể

về hoạt động môi giới trên TTCK Việt Nam và làm cơ sở để đánh giá thực trạng hoạt động môi giới tại ACBS.

9 ACBS, phân tích sâu hoạt động môi giới chứng khoán tại ACBS.

9 Kinh nghiệm trong hoạt động môi giới của một số TTCK trên thế giới.

1

Trang 14

4 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi hoạt động các CTCK Việt Nam, kinh nghiệmhoạt động của một số CTCK trên thế giới Và để thống nhất trong các phép so sánh sốliệu, tác giả lấy số liệu đến thời điểm cuối năm 2010

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp tổng hợp, thống kê từ các dữ liệuđáng tin cậy của ACBS, HOSE, HNX, tổng cục thống kê Ngoài ra tác giả còn dùngphương pháp so sánh, phân tích hoạt động môi giới chứng khoán của ACBS dựa trênmối tương quan với các CTCK khác trên TTCK Việt Nam Từ đó rút ra đánh giá và đềxuất giải pháp phát triển hoạt động môi giới ACBS dựa vào tình hình TTCK Việt Nam

6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:

Tác giả viết luận văn này trước tiên là muốn phát triển hơn nữa hoạt động môi giớichứng khoán tại ACBS, góp phần giúp ACBS lấy lại thị phần môi giới như những nămtrước đây và phát triển thêm các dịch vụ cạnh tranh và tiện ích mới nhằm nâng cao hơnnữa chất lượng hoạt động môi giới Bên cạnh đó, những giải pháp mà tác giả đưa racũng mang tính khái quát cho các CTCK khác có thể tham khảo và áp dụng vào thựctiễn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm có 3 chương:

- Chương 1: Khái quát về công ty chứng khoán và hoạt động môi giới chứng khoán

- Chương 2: Thực trạng hoạt động môi giới tại công ty TNHH chứng khoán ACB

- Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động môi giới tại công ty TNHH chứng khoán ACB đến 2020

Trang 15

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ HOẠT ĐỘNG

MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN

1.1 Khái quát chung về công ty chứng khoán

1.1.1 Khái niệm

CTCK là một định chế tài chính trung gian chuyên kinh doanh chứng khoán, là đơn vị

có tư cách pháp nhân, có vốn riêng và hạch toán độc lập Nguyên tắc trung gian lànguyên tắc hoạt động cơ bản nhất của TTCK, theo nguyên tắc này mọi hoạt động muabán diễn ra trên TTCK đều phải thông qua tổ chức trung gian, đó là CTCK CTCK làmột trung gian tài chính thực hiện tất cả các nghiệp vụ trên TTCK

CTCK là thành viên của SGDCK thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán vàcung cấp các dịch vụ khác cho NĐT cũng như các doanh nghiệp tham gia TTCK Theonghĩa rộng, CTCK là một tổ chức trung gian trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp Trênthị trường sơ cấp, các chứng khoán được mua bán lần đầu tiên, các CTCK thườngđóng vai trò là tổ chức bảo lãnh phát hành để giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủtục phát hành, phân phối chứng khoán và bình ổn giá chứng khoán Trên thị trường thứcấp, các chứng khoán đã phát hành được giao dịch mua bán, trao đổi, CTCK đóng vaitrò là trung gian môi giới thực hiện các giao dịch

Tại Việt Nam, theo Quy chế hoạt động của CTCK quy định “CTCK là CTCP hoặc

công ty TNHH thành lập hợp pháp tại Việt Nam, được UBCKNN cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh chứng khoán: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán”.

1.1.2 Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam

Theo Luật Chứng Khoán (2006) và Quy chế hoạt động CTCK (2007), khi thành lậpCTCK phải đáp ứng các yêu cầu sau:

3

Trang 16

có giá trị khác và lưu giữ tài liệu, chứng từ giao dịch đối với CTCK có nghiệp vụ môigiới chứng khoán, tự doanh chứng khoán; hệ thống phòng cháy chữa cháy theo quyđịnh của pháp luật; có hệ thống an ninh, bảo vệ an toàn trụ sở làm việc.

1.1.2.2 Quy định về các nghiệp vụ và vốn pháp định

CTCK được thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh và phải đáp ứngmức vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của CTCK Vốn pháp định cho cácnghiệp vụ như sau:

9 Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng

9 Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng

9 Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng

9 Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng

CTCK chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi thựchiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán Ngoài các nghiệp vụ kinh doanh quy định ởtrên, CTCK được cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác

1.1.3 Các loại hình công ty chứng khoán

Hoạt động của CTCK rất đa dạng và phức tạp, khác hẳn các doanh nghiệp sản xuất haythương mại thông thường vì CTCK là một loại hình định chế tài chính đặc biệt nên vấn

đề xác định mô hình tổ chức kinh doanh của nó cũng có nhiều điểm khác nhau ở cácnước Tuy nhiên, có thể khái quát thành hai loại hình cơ bản hiện nay là: công tychuyên doanh chứng khoán và công ty đa năng kinh doanh chứng khoán và tiền tệ

1.1.3.1 Công ty chuyên doanh chứng khoán

Theo mô hình này hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các công ty độc lập,chuyên môn hoá trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận; các ngân hàng không đượctham gia kinh doanh chứng khoán

Ưu điểm của mô hình này là: hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng; tạo điều kiện choTTCK phát triển Mô hình này được áp dụng ở nhiều nước đáng chú ý là Mỹ, NhậtBản, Canada, Hàn Quốc Tuy nhiên trong thời gian gần đây, các nước này có xu hướngxóa bỏ dần hàng rào ngăn cách giữa hai loại hình kinh doanh (tiền tệ và chứng khoán)

và ngày nay, các CTCK lớn đã mở rộng kinh doanh cả trong lĩnh vực bảo hiểm và kinhdoanh tiền tệ

Trang 17

1.1.3.2 Công ty đa năng kinh doanh chứng khoán và tiền tệ

Theo mô hình này, các ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách là chủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ Mô hình này chia thành hai loại: Loại đa năng một phần: các ngân hàng muốn kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảohiểm phải lập công ty độc lập hoạt động tách rời

Loại đa năng hoàn toàn: các ngân hàng được kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm bên cạnh kinh doanh tiền tệ

Ưu điểm: Mô hình này có ưu điểm là ngân hàng có thể đa dạng hoá kết hợp lĩnh vực

kinh doanh nhờ đó giảm rủi ro kinh doanh, khả năng chịu đựng các biến động TTCK

là cao Mặt khác, ngân hàng tận dụng được thế mạnh về vốn kinh doanh chứng khoán,khách hàng có thể sử dụng được nhiều dịch vụ đa dạng và lâu năm của ngân hàng

Hạn chế: Mô hình này bộc lộ một số hạn chế như không phát triển thị trường cổ phiếu

do các ngân hàng có xu hướng bảo thủ, thích hoạt động tín dụng truyền thống hơn làbảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu Mặt khác theo mô hình này nếu có biến độngtrên TTCK sẽ ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng dễ dẫnđến các khủng hoảng tài chính

1.1.4 Hình thức sở hữu của công ty chứng khoán

Về hình thức pháp lý, trên thế giới hiện nay tồn tại ba loại hình tổ chức CTCK cơ bảnnhư sau:

1.1.4.1 Công ty hợp danh

Là doanh nghiệp phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh Thành viên hợp danh phải cótrình độ chuyên môn, phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về cácnghiệp vụ của CTCK Công ty hợp danh không được phát hành bất cứ loại chứngkhoán nào Ưu điểm loại hình này là các thành viên có quyền quản lý công ty và tiếnhành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty Họ có thể phát huy được tính chủđộng, sáng tạo trong kinh doanh Nhược điểm là loại hình doanh nghiệp này không có

tư cách pháp nhân Công ty không thể phát hành chứng khoán vì vậy khả năng huyđộng vốn sẽ bị hạn chế rất nhiều

1.1.4.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn

Là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ, các nghiệp vụkhác của công ty bị khống chế bởi số vốn đã cam kết góp Số lượng các thành viênkhông vượt quá 50 Công ty không được quyền phát hành cổ phiếu Ưu điểm là thành

5

Trang 18

viên của công ty thường ít hơn cổ đông của công ty cổ phần, do đó cơ cấu quản lýcông ty gọn nhẹ Nhược điểm là rủi ro sẽ chuyển sang các chủ nợ Vì công ty khôngđược phát hành cổ phần nên khó khăn trong việc huy động vốn.

1.1.4.3 Công ty cổ phần

Là doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần

Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệptrong phạm vi số vốn đã góp CTCP có quyền phát hành chứng khoán ra công chúngtheo quy định của pháp luật về chứng khoán Mô hình CTCP được đánh giá là ưu việtnhất đối với các CTCK Ưu điểm là có tư cách pháp nhân, được phép phát hành cổphiếu và trái phiếu, nên dễ dàng huy động vốn từ các NĐT Nhược điểm là cơ cấu tổchức và hoạt động quản lý của công ty tương đối phức tạp

Ở Việt nam, theo qui định của Luật chứng khoán, CTCK được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH và CTCP

1.1.5 Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán

Cơ cấu tổ chức của CTCK phụ thuộc vào loại hình nghiệp vụ và quy mô hoạt độngkinh doanh của công ty Tuy nhiên, phải đảm bảo tách biệt giữa hoạt động tự doanh vớihoạt động môi giới và quản lý danh mục đầu tư Nhìn chung, cơ cấu tổ chức củaCTCK là hệ thống các phòng ban chức năng được chia làm 2 khối tương ứng với 2khối công việc như sau:

Khối I (Front office)

Do một phó giám đốc trực tiếp phụ trách, thực hiện các giao dịch mua bán kinh doanhchứng khoán, nói chung là có liên hệ với khách hàng Khối này đem lại thu nhập chocông ty bằng cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo ra các sản phẩm phù hợpvới các nhu cầu đó

Trong khối này, ứng với một nghiệp vụ chứng khoán cụ thể, công ty có thể tổ chứcmột phòng để thực hiện Vì vậy, công ty thực hiện bao nhiêu nghiệp vụ sẽ có thể cótừng ấy phòng và nếu CTCK chỉ thực hiện một nghiệp vụ, có thể sẽ chỉ có một phòngthuộc khối này Riêng phòng thanh toán và lưu giữ chứng khoán thì mọi CTCK đềuphải có và có thể ở khối I do nó trực tiếp liên hệ với khách hàng

Trang 19

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức Khối I của công ty chứng khoán

Phó giám đốc điều hành khối I

Phòng môi giới

Khối II (Back office)

Khối này cũng do một phó giám đốc phụ trách, thực hiện các công việc yểm trợ chokhối I Nói chung, bất kỳ một nghiệp vụ nào ở khối I đều cần sự trợ giúp của cácphòng ban thuộc khối II

Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức Khối II của công ty chứng khoán

Phó giám đốc điều hành khối II

Phòng nghiên cứu

& phát triển

Phòng kế toán

Phòng kế

hoạch kinh

doanh

7

Trang 20

Ngoài sự phân biệt rõ ràng hai khối như vậy, CTCK còn có thể có thêm một số phòngnhư phòng cấp vốn, phòng tín dụng nếu công ty này được thực hiện các nghiệp vụmang tính ngân hàng Đối với CTCK lớn, còn có thêm chi nhánh văn phòng ở các địaphương, hoặc các nước khác nhau; hay có thêm phòng quan hệ quốc tế.

1.1.6 Vai trò của công ty chứng khoán

CTCK có các vai trò chủ yếu trên thị trường tài chính như sau:

1.1.6.1 Huy động vốn

CTCK là một trung gian tài chính đồng thời là kênh dẫn vốn chảy từ một hay một bộphận nào đó của nền kinh tế có dư thừa vốn (vốn nhàn rỗi) đến bộ phận khác của nềnkinh tế đang thiếu vốn (cần huy động vốn) Các CTCK thường đảm nhận vai trò nàyqua hoạt động bảo lãnh phát hành và môi giới chứng khoán (MGCK)

1.1.6.2 Cung cấp cơ chế giá cả

Ngành công nghiệp chứng khoán nói chung, CTCK nói riêng, thông qua các SGDCK

và thị trường OTC, có chức năng cung cấp một cơ chế giá cả nhằm giúp nhà đầu tư cóđược sự đánh giá đúng thực tế và chính xác về giá trị khoản đầu tư của mình Thôngqua các SGDCK niêm yết, giá cổ phiếu của các công ty niêm yết thể hiện từng ngàytrên phương tiện thông tin đại chúng

1.1.6.3 Cung cấp cơ chế chuyển ra tiền mặt

Các nhà đầu tư chứng khoán luôn muốn có khả năng chuyển tiền mặt thành chứngkhoán và ngược lại trong một môi trường đầu tư ổn định Các CTCK đảm bảo đượcchức năng chuyển đổi này, giúp cho nhà đầu tư phải chịu ít thiệt hại và chi phí nhấttrong quá trình đầu tư

Khi thực hiện các chức năng của mình, các CTCK cũng tạo ra sản phẩm, vì các công

ty này hoạt động với tư cách đại lý hay công ty ủy thác trong quá trình mua bán cácchứng khoán được niêm yết và không được niêm yết, đồng thời cung cấp dịch vụ tưvấn đầu tư cho các cá nhân đầu tư, các công ty và cả chính phủ

1.1.7 Mối quan hệ giữa các CTCK thành viên với sở giao dịch chứng khoán

SGDCK từ xưa đến nay vẫn được hiểu là một địa điểm họp chợ có tổ chức, tại đó cácchứng khoán niêm yết được các thành viên giao dịch theo những quy định nhất định vềphương thức giao dịch, thời gian và địa điểm cụ thể Các thành viên giao dịch là cácCTCK nhưng xét một cách cụ thể hơn, thành viên giao dịch bao gồm nhiều chủ thể đađạng, có chức năng, nhiệm vụ khác nhau, phối hợp với nhau trên TTCK

Trang 21

Các SGDCK đề ra quy định về tiêu chuẩn thành viên của mình dựa trên đặc điểm lịch

sử phát triển, đặc thù của CTCK, thực trạng của nền kinh tế cũng như mức độ tự dohóa và phát triển thị trường tài chính Tuy nhiên, tiêu chuẩn mang tính xuyên suốt làthành viên SGDCK phải có một thực trạng tài chính, trang thiết bị tốt và đội ngũ cán

bộ có chuyên môn cao, đủ khả năng thực hiện việc kinh doanh chứng khoán trên thịtrường Và thông thường các thị trường càng phát triển thì tiêu chuẩn là thành viêncàng chặt chẽ

Yêu cầu về tài chính: Vốn góp của cổ đông, vốn điều lệ và tổng tài sản được quy định

như là các yêu cầu tài chính chủ yếu đối với các thành viên của SGDCK Tiêu chí này

sẽ đảm bảo cho thành viên có tình hình tài chính lành mạnh, có đủ cơ sở vật chất kỹthuật để tiến hành hoạt động một cách bình thường Ngoài ra, khi cấp phép thành lậpCTCK, UBCK thường căn cứ vào quy mô thị trường và các nghiệp vụ để quy định vốntối thiểu cho các nghiệp vụ

Quy định về nhân sự: Số lượng và chất lượng của ban điều hành, các nhà phân tích

chứng khoán và các chuyên gia khác phải được quy định trong quy chế về nhân sự Dochứng khoán là công cụ tài chính phức tạp, đòi hỏi người quản lý phải có hiểu biếtchuyên môn về kinh doanh chứng khoán, nên các CTCK phải có một đội ngũ cán bộ

có đủ trình độ để đảm đương trách nhiệm của mình Người làm công tác quản lý phảivừa là người có trình độ hiểu biết trong lĩnh vực chứng khoán vừa có tư cách đạo đứctốt Ngoài ra, người làm việc cho CTCK thành viên phải là người có năng lực hành vidân sự đầy đủ, không có tiền án, tiền sự Theo quy định của pháp luật Việt Nam, ngườihành nghề kinh doanh chứng khoán phải có chứng chỉ hành nghề chứng khoán(CCHNCK)

Người làm việc trong lĩnh vực chứng khoán phải tuân thủ quy tắc đạo đức nghềnghiệp Điều 22.2 của Quyết định 55/2004 về chứng khoán quy định: "Khi tiến hành tưvấn đầu tư chứng khoán trực tiếp cho khách hàng, CTCK và các nhân viên kinh doanhcủa công ty phải: (a) tuân thủ đạo đức nghề nghiệp; (b) bảo đảm tính độc lập, trungthực, khách quan và khoa học của hoạt động tư vấn"

Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật: CTCK xin làm thành viên phải có trụ sở chính,

các chi nhánh, phòng giao dịch (PGD) cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị phải đápứng được yêu cầu của kinh doanh, như các trạm đầu cuối để nhận lệnh, xác nhận lệnh,các bảng hiện thị điển tử

9

Trang 22

Đối với các thị trường mới nổi do chính phủ đứng ra thành lập, thông thường số lượngCTCK do ủy ban chứng khoán cấp phép hoạt động được quản lý rất chặt chẽ, vì vậy sốlượng CTCK được cấp phép hoạt động nghiễm nhiên là thành viên của SGDCK.

1.2 Nghiệp vụ môi giới chứng khoán

1.2.1 Khái niệm

TTCK là một thể chế bậc cao của nền kinh tế thị trường, với nguyên tắc đặc trưng cơbản là nguyên tắc trung gian Nguyên tắc này đòi hỏi việc giao dịch, mua bán hàng hóatrên thị trường phải thực hiện qua tổ chức, cá nhân làm trung gian, đó là CTCK và

người hành nghề môi giới chứng khoán (MGCK) Như vậy, có thể hiểu nghề MGCK

là công việc chuyên môn của các cá nhân và tổ chức theo sự phân công lao động xã hội, là làm trung gian giúp cho việc mua, bán chứng khoán được thực hiện, kết nối nhu cầu của bên mua và nhu cần của bên bán chứng khoán (TS Bùi Thị Thanh Hương

(2009), Giáo trình tư vấn và đầu tư chứng khoán, Nhà xuất bản thống kê)

Theo Luật chứng khoán (2007) thì định nghĩa Môi giới chứng khoán là việc công ty chứng khoán làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng.

Theo định nghĩa của tạp chí Value - Line chuyên về chứng khoán thì môi giới chứng khoán (môi giới) là người đại diện, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng thông qua việc tư vấn, thực hiện hợp đồng mua bán Khi người môi giới chứng khoán giỏi về nghiệp vụ

và có kinh nghiệm, họ sẽ trở thành các nhà tư vấn đầu tư về chứng khoán Khi đó, bằng kinh nghiệm và khả năng đánh giá tình hình tài chính trên thị trường, họ sẽ đưa ranhững khuyến cáo giúp khách hàng nên mua, nên bán cổ phiếu hay trái phiếu của công

ty nào

1.2.2 Phân loại môi giới chứng khoán

Tùy theo qui định của mỗi nước, cách thức hoạt động của từng SGDCK mà người ta

có thể phân chia thành nhiều loại nhà môi giới khác nhau như sau:

Môi giới dịch vụ (Full Service Môi giới)

Là loại môi giới có thể cung cấp đầy đủ dịch vụ như mua bán chứng khoán, giữ hộ cổphiếu, thu cổ tức, cho khách hàng vay tiền, cho vay cổ phiếu để bán trước, mua sau vànhất là có thể cung cấp tài liệu, cho ý kiến cố vấn trong việc đầu tư

Trang 23

Môi giới chiết khấu (Discount Môi giới)

Là loại môi giới chỉ cung cấp một số dịch vụ như mua bán hộ chứng khoán Đối vớimôi giới loại này thì khoản phí và hoa hồng nhẹ hơn môi giới toàn dịch vụ vì không có

tư vấn, nghiên cứu thị trường

Môi giới ủy nhiệm hay môi giới thừa hành

Đây là những nhân viên của một công ty chứng khoán thành viên của một SGDCKlàm việc hưởng lương của một công ty chứng khoán và được bố trí để thực hiện cáclệnh mua bán cho các công ty chứng khoán hay cho khách hàng của công ty trên sàngiao dịch Vì thế họ có tên chung là môi giới trên sàn (Floor Môi giới) Các lệnh muabán được chuyển đến cho các nhà môi giới thừa hành này có thể từ văn phòng công ty,cũng có thể từ các môi giới đại diện (Registered Representative)

Môi giới độc lập

Môi giới độc lập chính là các môi giới làm việc cho chính họ và hưởng hoa hồng haythù lao theo dịch vụ Họ là một thành viên tự bỏ tiền ra thuê chỗ tại Sở giao dịch (sàngiao dịch) giống như các công ty chứng khoán thành viên

Họ chuyên thực thi các lệnh cho các công ty thành viên khác của Sở giao dịch Sở dĩ

có điều này là tại các Sở giao dịch nhộn nhịp, lượng lệnh phải giải quyết cho kháchhàng của các công ty chứng khoán đôi khi rất nhiều, các nhân viên môi giới của cáccông ty này không thể làm xuể hoặc vì một lý do nào đó vắng mặt Lúc đó các công tychứng khoán sẽ hợp đồng với các nhà môi giới độc lập để thực hiện lệnh cho kháchhàng của mình và trả cho người môi giới này một khoản tiền nhất định

Môi giới độc lập cũng được gọi là môi giới trên sàn, họ đóng vai trò không khác gìmột môi giới thừa hành, chỉ khác là họ có tư cách độc lập - tức họ không đại diện chobất kỳ một công ty chứng khoán nào cả

Nhà môi giới chuyên môn

Các SGDCK thường qui định mỗi loại chứng khoán chỉ được phép giao dịch tại mộtđiểm nhất định gọi là quầy giao dịch (Post), các quầy này được bố trí liên tiếp quanhsàn giao dịch (floor) Trong quầy giao dịch có một số nhà môi giới được gọi là nhà môigiới chuyên môn hay chuyên gia Các chuyên gia này chỉ giao dịch một số loại chứngkhoán nhất định Nhà môi giới chuyên môn thực hiện hai chức năng chủ yếu là thựchiện các lệnh giao dịch và lệnh thị trường

11

Trang 24

Ở Việt Nam trên HOSE và HNX có đại diện giao dịch của các CTCK Tùy vào khốilượng giao dịch bình quân một ngày của các nhà đầu tư, SGDCK quyết định số đạidiện giao dịch của một CTCK Nhưng khi thực hiện giao dịch kết nối điện tử, thìSGDCK quyết định số cổng kết nối của hệ thống máy tính CTCK với hệ thống giaodịch của SGDCK.

1.2.3 Chức năng của môi giới chứng khoán

Môi giới chứng khoán (MGCK) là hoạt động nghiệp vụ của CTCK Tham gia vào hoạtđộng này có nhân viên bán hàng, những người trực tiếp tiếp thị và giao dịch với kháchhàng MGCK có hai chức năng chính: một là, cung cấp thông tin và tư vấn cho kháchhàng; hai là, cung cấp sản phẩm và dịch vụ tài chính, giúp khách hàng thực hiện giaodịch theo yêu cầu và lợi ích của khách hàng

1.2.3.1 Cung cấp thông tin và tư vấn đầu tư cho khách hàng

Thông qua nhân viên môi giới, CTCK cung cấp cho khách hàng báo cáo nghiên cứu vàkhuyến nghị đầu tư Báo cáo phân tích và khuyến nghị đầu tư là sản phẩm của bộ phậnnghiên cứu trong công ty cung cấp là chủ yếu Việc thu thập và xử lý thông tin đòi hỏinhững khoản đầu tư rất lớn cho hệ thống trang thiết bị và nhân lực mà chỉ có CTCKmới có đủ khả năng tài chính để trang trải Ví dụ, hàng năm, các CTCK lớn ở NewYork dành tới hơn 30 triệu đôla cho hoạt động nghiên cứu, phân tích đầu tư Các côngtrình nghiên cứu của các nhà phân tích có thể phân loại thành ba lĩnh vực chính: diễnbiến tổng thể của thị trường; động thái của từng khu vực trong thị trường; hoạt độngcủa từng công ty trong mỗi khu vực

Định kỳ hàng tuần, bộ phân nghiên cứu của CTCK cung cấp rất nhiều thông tin chocác nhà môi giới Nhân viên môi giới sử dụng những thông tin này để cung cấp chokhách hàng của mình tùy theo yêu cầu và tham số cụ thể tương ứng với từng kháchhàng Ở những thị trường phát triển, người môi giới là người đầu tiên nhận được tintức mới nhất mọi nguồn thông tin liên quan đến chứng khoán mà khách hàng nắm giữ.Không có người môi giới, nhà đầu tư hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn thông tin qua cácbáo tài chính và thông tin đó có thể rất chậm hoặc không đầy đủ

Chính nhờ thông tin được thu thập, xử lý rất công phu và đòi hỏi nhiều chi phí này,người môi giới mới có đủ kiến thức để trở thành nhà tư vấn tài chính riêng cho kháchhàng TTCK ngày càng phát triển, hàng hóa cho thị trường ngày càng phong phú, cáctrung gian tài chính đem đến cho thị trường nhiều sản phẩm mới, công cụ phái sinh có

Trang 25

chất lượng cao hơn so với sản phẩm thông thường, thì vai trò của nhà môi giới ngàycàng quan trọng.

Mặc dù môi giới chứng khoán và tư vấn đầu tư là hai nghiệp vụ riêng biệt (theo nghĩa

là các nghiệp vụ này được cấp chứng chỉ hành nghề độc lập với nhau), song hoạt độngMGCK, nếu hiểu theo nghĩa rộng, có hàm lượng tư vấn khá cao Nhà đầu tư mong chờngười môi giới giúp họ ra quyết định như: cho biết thời điểm nên mua, thời điểm nênbán Người môi giới có thể đề xuất phương thức kết hợp các chứng khoán riêng lẻtrong một danh mục đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro cho khách hàng và tối đa hóa lợinhuận vì lợi ích của khách hàng Dịch vụ tư vấn đầu tư bao gồm; (1)thu thập thông tinphục vụ nhu cầu khách hàng tùy theo mục tiêu từng thời kỳ, như hiệu quả vốn đầu tư,khả năng chấp nhận rủi ro; (2) Cung cấp thông tin về khả năng đầu tư, triển vọng củacác khoản đầu tư đó trong thời gian trước mắt và về lâu dài; (3) Tư vấn về xu hướngphát triển của TTCK; (4) tư vấn đầu tư phù hợp với môi trường đầu tư và phù hợp vớinhu cầu của khách hàng…

1.2.3.2 Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính, giúp khách hàng thực hiện giao dịch theo yêu cầu và vì lợi ích của khách hàng

Nguời môi giới nhận đơn đặt hàng của khách hàng và thục hiện giao dịch cho họ Đây

là cả một quá trình từ việc hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại công ty, tiến hànhgiao dịch, xác nhận giao dịch, thanh toán và chuyển kết quả cho khách hàng Sau khigiao dịch được thực hiện, người môi giới phải thực hiện công việc hậu mãi – tiếp tụcchăm sóc tài khoản của khách hàng, tiếp tục đưa ra các khuyến cáo và cung cấp thôngtin, theo dõi để nắm bắt những thay đổi trong cuộc sống, trong công việc… dẫn đếnthay đổi tình trạng tài chính và khả năng chấp nhận rủi ro của khách hàng để đề xuấtcác giải pháp hay chiến lược mới thích hợp với khách hàng

Tùy trình độ và xu hướng phát triển của thị trường, các chức năng của người môi giớiđược triển khai theo nhiều cấp độ Tùy theo quy mô nhà đầu tư trên thị trường lànhững định chế tài chính lớn hay nhà đầu tư nhỏ, tùy trình độ hiểu biết của nhà đầu tư

về thị trường, tùy theo tỷ lệ tiền tiết kiệm của nhà đầu tư dành để đầu tư vào các công

cụ trên TTCK chiếm trong tổng lượng tiền tiết kiệm của nhà đầu tư, tùy thuộc vào tính

đa dạng và phong phú của hàng hóa trên thị trường… mỗi chức năng cụ thể của môigiới chứng khoán sẽ phát triển tương ứng Trên TTCK sơ khai, hàng hóa đơn giản và

số lượng nhà đầu tư không nhiều Như TTCK Việt Nam trong giai đoạn đầu mới thành

13

Trang 26

lập, nhiều khi chức năng tư vấn chưa thực sự phát huy tác dụng mà thay vào đó là hoạtđộng tiếp thị, giới thiệu sản phẩm trên diện rộng lại cực kỳ quan trọng Ở những thịtrường phát triển hơn, để thỏa mãn và đáp ứng được nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư,các CTCK cũng được chuyên môn hóa theo loại hình công ty cung cấp “đủ dịch vụ”,

từ việc cung cấp thông tin, tư vấn, lập kế hoạch tài chính, cho đến thực hiện giao dịch,cung cấp dịch vụ hậu mãi… hoặc công ty chỉ chuyên về việc thực hiện giao dịch theolệnh của khách hàng với mức phí hoa hồng

1.2.4 Vai trò của môi giới chứng khoán

Nghề MGCK vừa là kết quả của quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường, vàngược lại vừa thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và cải thiện môi trường kinhdoanh Vai trò của nghề MGCK được thể hiện trên những khía cạnh sau

1.2.4.1 Trung gian huy động vốn, tham gia tạo kênh huy động vốn hiệu quả cho đầu tư và phát triển nền kinh tế

Với vai trò là tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ tài chính, CTCK giúp cho hoạtđộng của TTCK được thực hiện một cách hiệu quả và ổn định Để phát huy vai trò này,CTCK thực hiện chức năng chủ yếu sau: tạo ra cơ chế huy động vốn bằng cách kết nốingười có tiền, nhà đầu tư với những người muốn huy động vốn (tổ chức phát hành).Các CTCK thường thực hiện các chức năng này qua hoạt động bảo lãnh phát hành vàMGCK; cung cấp cơ chế xác định giá cho các khoản đầu tư, can thiệp trên thị trường,góp phần điều tiết giá chứng khoán, cung cấp cơ chế chuyển các khoản đầu tư thànhtiền cho các nhà đầu tư, giảm thiểu thiệt hại cho các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư.Trên thực tế, CTCK phải tìm kiếm khách hàng có vốn nhàn rỗi, có nhu cầu đầu tư vàocác công cụ tài chính trên thị trường, để thu hút nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của tổchức, cá nhân và thông qua cơ chế hoạt động của thị trường, CTCK nói chung vàngười môi giới nói riêng giúp biến nguồn vốn ngắn hạn (vốn tạm thời nhàn rỗi) thànhvốn đầu tư dài hạn để cung cấp một cách tương đối ổn định cho doanh nghiệp đầu tưphát triển sản xuất Chính nhờ những người môi giới, số vốn nhỏ từ các tổ chức cánhân được tập trung để đầu tư cho sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Chínhnhờ hệ thống của CTCK mà các loại cổ phiếu, trái phiếu được lưu thông buôn bán tấpnập trên TTCK; qua đó, một lượng vốn khổng lồ được đưa vào đầu tư từ những nguồnvốn lẻ tẻ trong công chúng tập hợp lại

Trang 27

1.2.4.2 Giảm chi phí giao dịch

Do lợi thế của việc chuyên môn hóa, MGCK giúp giảm chi phí giao dịch Ở mọi thịtrường, để thực hiện giao dịch, người bán và người mua phải gặp nhau để trao đổi,thẩm định chất lượng hàng hóa, thỏa thuận giá cả Trên TTCK, để thẩm định chấtlượng và giá cả hàng hóa, người ta cần nguồn chi phí rất lớn để phục vụ cho việc thuthập, xử lý thông tin, đào tạo kỹ năng phân tích và tiến hành giao dịch theo một quytrình xác định của hệ thống thị trường đấu giá tập trung Những chi phí đó chỉ cácCTCK hoạt động chuyên nghiệp với quy mô lớn mới có khả năng trang trải do đượchưởng lợi thế quy mô Ngoài ra, sự hiện diện của một tổ chức trung gian chuyênnghiệp làm cầu nối cho các bên mua, bán gặp nhau làm giảm đáng kể chi phí tìm kiếmđối tác, chi phí soạn thảo và chi phí giám sát thực thi hợp đồng Trong trường hợp này,MGCK giúp tiết kiệm chi phí giao dịch đáng kể cả đối với từng giao dịch riêng lẻ,cũng như đối với tổng chi phí các giao dịch trên thị trường

1.2.4.3 Tạo ra sản phẩm mới, phát triển sản phẩm và dịch vụ tài chính

Khi thực hiện vai trò trung gian giữa người bán (tổ chức phát hành chứng khoán) vàngười mua (nhà đầu tư) chứng khoán, CTCK có thể nắm bắt được nhu cầu của kháchhàng và phản ánh với người cung ứng hàng hóa dịch vụ Có thể nói, hoạt động môigiới chính là một trong những nguồn cung cấp ý tưởng thiết kế sản phẩm và dịch vụtheo yêu cầu của khách hàng Kết quả, về lâu dài sẽ cải tiến được tính đơn điệu của sảnphẩm và dịch vụ tài chính, đa dạng hóa cơ cấu khách hàng, thu hút ngày càng nhiềunguồn vốn nhàn rỗi trong dân, trong xã hội cho đầu tư phát triển Trong thị trường mớinổi như Việt Nam, trong giai đoạn đầu thị trường mới thành lập, hàng hóa và dịch vụcòn nghèo nàn, nếu được tổ chức tốt, nghề môi giới chứng khoán có thể góp phần cảithiện được môi trường này Môi trường đầu tư với các sản phẩm đa dạng, phí dịch vụthấp và lợi nhuận thỏa đáng sẽ thu hút nguồn vốn cho phát triển kinh tế

1.2.4.4 Cải thiện môi trường kinh doanh

Môi giới chứng khoán có thể góp phần hình thành nền văn hóa đầu tư Khi người môigiới tiếp cận khách hàng tiềm năng, giải thích về lợi ích mà sản phẩm sẽ đem lại, vàsau khi khách hàng chấp thuận mở tài khoản, người môi giới sẽ thường xuyên quantâm chăm sóc tài khoản khách hàng theo hướng có lợi nhất cho khách hàng Hoạt độngnày dần dần sẽ tạo nên thói quen đầu tư vào tài sản tài chính Để làm được việc đó, nhàđầu tư phải được trang bị kiến thức, hiểu biết về đặc tính sản phẩm, biết xác định mục

15

Trang 28

tiêu tài chính cũng như khả năng chấp nhận rủi ro của bản thân, từ đó lựa chọn sảnphẩm dịch vụ phù hợp Hơn nữa trong quá trình tham gia thị trường tài chính nhà đầu

tư hình thành được kỹ năng dự đoán, lựa chọn và kết hợp các sản phẩm để giảm thiểurủi ro và tối đa hóa lợi nhuận Khi đã trở thành nếp suy nghĩ và hành xử của cộngđồng, đây sẽ là một khía cạnh quan trọng của nền văn hóa đầu tư, yếu tố không thểthiếu được của nền kinh tế thị trường

1.2.5 Những rủi ro của hoạt động môi giới chứng khoán

Hoạt động kinh doanh chứng khoán nói chung và hoạt động MGCK nói riêng có nhiềurủi ro trong quá trình thực hiện Các loại rủi ro đối với hoạt động MGCK có thể kháiquát như sau

1.2.5.1 Rủi ro thị trường và rủi ro về tính thanh khoản

Rủi ro về thị trường: Đối với khách hàng khi mua chứng khoán do sử dụng tiền vay

do CTCK cung cấp (cầm cố chứng khoán, bảo lãnh, ký quỹ), khi thị trường giảm mạnhthì sẽ thua lỗ nhiều, đối với CTCK có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh Rủi rocàng nhiều khi thị trường kém thanh khoản, lúc đó khách hàng và CTCK không thểbán chứng khoán để bảo toàn vốn hay cắt lỗ Một khi bị áp lực bán chứng khoán đểthanh toán cho số tiền mua bằng đòn bẩy tài chính thì vô hình chung CTCK và kháchhàng lại đẩy thị trường càng giảm sâu Lúc đó, có thể gây hỗn loạn trên thị trường vànhà đầu tư dễ mất phương hướng Với thị trường Việt Nam, quy định của UBCKNNthì ngày T +3, tức là mua/bán cổ phiếu thì 3 ngày sau cổ phiếu/tiền bán chứng khoánmới về đến tài khoản của khách hàng Chính quy định này khi thị trường biến độngmạnh thì cả thị trường bị ảnh hưởng do chứng khoán mua chưa về tài khoản thì khônggiao dịch được

Rủi về về tính thanh khoản của cổ phiếu: Tính thanh khoản thấp của chứng khoán

mà nhà đầu tư đang sở hữu có thể do chứng khoán đó khó và thậm chí không thể bánđược, hoặc không được phép bán hay chuyển nhượng nhằm thu hồi vốn đầu tư Khi vìmột lý do nào đó, chứng khoán đã mua của tổ chức phát hành có tình trạng tài chínhthiếu lành mạnh Ngay cả những chứng khoán tốt nhất cũng có thể không giữ vữngđược vị thế lâu dài trước sự biến động của thị trường

1.2.5.2 Rủi ro hoạt động

Rủi ro về hoạt động là những sai sót trong quá trình tác nghiệp hàng ngày của CTCK

và người môi giới liên quan đến công việc mua bán chứng khoán khi có yêu cầu của

Trang 29

khách hàng: như thực hiện sai lệch lệnh của khách hàng, lỗi hệ thống CNTT Trongphiên giao dịch nếu lỗi hệ thống CNTT xảy ra như không thể kết nối trực tuyến vớiSGDCK thì toàn bộ lệnh của khách hàng không thể lên sàn và thực hiện được Thiệthại trong trường hợp trên là rất lớn kể cả nhà đầu tư và CTCK.

Ngoài ra trong hoạt động kinh doanh chứng khoán còn bị ảnh hưởng bởi thông tin trênthị trường Thật hiếm có hoạt động kinh doanh nào mà sự đòi hỏi và gắn liền với yêucầu về tính đa dạng, tính hệ thống, toàn diện, cập nhật và chính xác của các thông tin

có liên quan trực tiếp và gián tiếp như đầu tư chứng khoán Bên cạnh đó còn có các rủi

ro về mặt pháp lý, quy trình, quy định … đặc biệt là TTCK mới phát triển thì nhữngrủi ro này không thể tránh khỏi

1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến CTCK và hoạt động môi giới chứng khoán

Hoạt động của một CTCK nói chung và hoạt động MGCK nói riêng bị ảnh hưởng bởinhiều yếu tố bên ngoài cũng như yếu tố bên trong Các yếu tố bên ngoài mang tínhchất khách quan tác động trực tiếp đến CTCK, dù rằng các tác động này không thểtránh nhưng nếu được lường trước sẽ giúp CTCK giảm bớt các hậu quả đáng tiếc Cácyếu tố bên trong mang tính chủ quan, do chính nội tại CTCK tạo ra, nếu tổ chức, quản

lý, vận hành tốt sẽ cải thiện và có thể kiểm soát được

1.2.6.1 Nhóm các nhân tố khách quan

Tình hình kinh tế thế giới và các nước trong khu vực: Cuộc khủng hoảng kinh tế

toàn cầu vừa qua là một minh chứng như một dây chuyền của sự suy thoái, bắt đầu từ

Mỹ và lan rộng trên toàn thế giới Một trong những hậu quả là TTCK ở hầu hết cácnước trên thế giới đều suy giảm, các CTCK, các định chế tài chính, công ty quản lýquỹ, ngân hàng gặp nhiều khó khăn và đã có nhiều vụ phá sản xẩy ra

Môi trường chính trị - xã hội: Một nền kinh tế muốn phát triển trước tiên phải đảm

bảo chính trị - xã hội ổn định NĐT sẽ e ngại hơn khi tham gia thị trường với nhiều rủi

ro và nhạy cảm này, đặc biệt là các NĐT nước ngoài Do vậy, bên cạnh việc đảm bảomôi trường chính trị, thì chính sách điều hành phát triển xã hội cần hết sức được quantâm

Môi trường pháp lý: Tùy vào luật định ban hành ở mỗi nước khác nhau mà các

CTCK cũng có giải pháp thực thi khác nhau phù hợp với khung pháp lý của nước đó,

cơ quan quản lý phải luôn giám sát kiểm tra vì không những ảnh hưởng đến hoạt độngcủa từng CTCK mà còn tác động dây chuyền đến các CTCK khác và thị trường Việc

17

Trang 30

định hướng phát triển TTCK góp phần thúc đẩy và phân hóa hoạt động của các CTCKnhư quy định về giao dịch ký quỹ, bán khống chứng khoán, các chính sách ban hành

về giải pháp biên độ, cho vay đầu tư chứng khoán, sản phẩm phái sinh,… đều ảnhhưởng trực tiếp đến hoạt động của các CTCK

Tình hình kinh tế trong nước: Nhìn vào sự phát triển TTCK của một nước, có thể

đánh giá phần nào thực trạng nền kinh tế nước đó, ở các nước phát triển, mức vốn hóaTTCK góp phần rất lớn trong tỷ trọng GDP của một nước Các chỉ số kinh tế như lãisuất tiền gởi, tỷ lệ lạm phát, chỉ số tiêu dùng, tỷ lệ thất nghiệp, giá vàng, tỷ giá hối đoáithay đổi… đều tác động đến dòng tiền vào chứng khoán Thông thường NĐT sẽ sosánh các kênh đầu tư nào lợi nhất và luân chuyển dòng tiền qua các kênh đầu tư manglại lợi nhuận cao hơn, vì thế các CTCK cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các quyếtđịnh này

1.2.6.2 Nhóm các nhân tố chủ quan

Tiềm lực tài chính: Tiềm lực tài chính là thước đo sức mạnh của CTCK được thể hiện

qua chỉ tiêu quy mô vốn, quy mô tài sản, tính thanh khoản của tài sản, chất lượng cáckhoản đầu tư VCSH có vai trò như tấm chắn hấp thụ những khoản lỗ phát sinh khôngthể dự tính trước được trong bối cảnh kinh doanh khó khăn, đồng thời nó còn là đònbẩy tài chính trong điều kiện kinh doanh thuận lợi VCSH lớn, CTCK có thể đầu tư lớncho tài sản cố định như trụ sở, máy móc, công nghệ hiện đại và có nhiều điều kiện đểcho ra những sản phẩm dịch vụ có chất lượng, mở rộng quy mô hoạt động, tận dụngchi phí theo quy mô, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh nhằm giảm thiểu rủi ro Tiềmlực tài chính là tiền đề quan trọng để CTCK có thể đi vào hoạt động an toàn và hiệuquả

Cơ chế quản lý, điều hành nội bộ: Đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của

CTCK Cơ chế này giúp xác lập chiến lược, mục tiêu và phương thức vận hành hiệuquả phù hợp với hoàn cảnh thực tế, đặc biệt lĩnh vực hoạt động của CTCK cần sự nhạybén, nhanh chóng và chính xác Các nhu cầu phải được nắm bắt kịp thời và các dịch vụđược thực hiện phối hợp tối ưu nhất đáp ứng kỳ vọng của khách hàng Muốn vậy,trước hết công ty phải có nhà quản trị giỏi, có tầm nhìn chiến lược, biết điều hành bộmáy hoạt động, kế đến là một bộ máy vận hành năng động, hiệu quả để thực thi tốtnhiệm vụ và sau cùng là cơ chế giám sát, quản trị rủi ro nhằm giảm các thiệt hại có thểcó

Trang 31

Công nghệ thông tin: Công nghệ tiên tiến là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến lợi

thế cạnh tranh giữa các CTCK Ngoài việc chuyên nghiệp hóa bộ máy nội bộ, CNTTcòn là yếu tố quyết định để NĐT chọn lựa CTCK, như tốc độ truyền lệnh, phương thứcđặt lệnh, mức độ an toàn và bảo mật thông tin, các công cụ giúp khách hàng truy cậpnhanh và kịp thời, công cụ quản lý danh mục đầu tư, công cụ phân tích kỹ thuật Do

đó, công nghệ không chỉ đóng vai trò công cụ hỗ trợ hữu ích mà góp phần rất lớn đểthể hiện tính chuyên nghiệp và sức mạnh của CTCK

Yếu tố con người: CTCK là công ty dịch vụ nên con người đóng vai trò quan trọng

trong chất lượng dịch vụ, đây là đội ngũ tạo ra sản phẩm dịch vụ, cung cấp sản phẩmtrực tiếp và vận hành các quy trình hoạt động của công ty, thực thi chính sách, các tiệních, kinh nghiệm tư vấn và quan hệ khách hàng Nhìn chung, nhân sự được xem nhưtài sản của công ty

Thương hiệu của CTCK: Khi NĐT chọn CTCK để mở tài khoản, thì thương hiệu là

một trong những gợi ý đầu tiên cho khách hàng Khách hàng sẽ an tâm hơn khi tìm đếnnhững CTCK có tên tuổi và uy tín Do vậy, thiết lập và xây dựng thương hiệu là mộtquá trình cần được đầu tư và gìn giữ, đó là một lợi thế tiềm tàng được tạo từ uy tín vàchất lượng phục vụ, chính điều này là quan trọng để giữ chân khách hàng lâu dài

Tóm lại, hoạt động của CTCK được đánh giá dưới tác động của nhiều yếu tố, bên cạnh

các yếu tố khách quan còn do các yếu tố chủ quan bên trong hoạt động nội bộ Ngoàicác yếu tố kể trên, còn có một số nhân tố khác ảnh hưởng đến hoạt động MGCK củaCTCK như tâm lý khách hàng, xu thế đầu tư Do vậy cần xem xét trên nhiều khíacạnh và phương diện để có đánh giá phù hợp

1.3 Một số kinh nghiệm của các nước trong hoạt động môi giới chứng khoán 1.3.1 Thị trường chứng khoán Mỹ

Hoa Kỳ là nước có TTCK phát triển nhất thế giới TTCK Mỹ có sản phẩm dịch vụ rất

đa dạng, công nghệ vượt trội, được phục vụ bởi một hệ thống nhân viên môi giới vàmôi giới tự do rất chuyên nghiệp về tính chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp Tínhchuyên nghiệp của nhân viên môi giới Mỹ rất cao, và nhiệm vụ chính của họ là bánhàng, tư vấn, thay mặt khách hàng thực hiên giao dịch với kết quả tốt nhất và chính họ

là nhân tố phát triển doanh số chính cho công ty

Đầu tiên là sự chuyên nghiệp trong việc thu thập và tổng hợp thông tin liên quan đếnkhách hàng Tại phố Wall, các môi giới thường thu thập và tổng hợp thông tin thông

19

Trang 32

qua việc khai thác các mẫu biểu, đơn xin đăng ký làm khách hàng, qua hỏi trực tiếphoặc qua các hình thức khác để tổng hợp mọi số liệu liên quan đến khách hàng… Đây

là cơ sở để các môi giới có thể chỉ dẫn phù hợp với mục tiêu đầu tư của khách hàng.Mỗi khách hàng đều có tính cách và mức độ chịu rủi ro khác nhau Vì vậy, khi cungcấp dịch vụ cho khách hàng, nhân viên môi giới phải làm cho khách hàng hiểu quy luậtcủa việc đầu tư, rủi ro có thể gánh chịu Lời hướng dẫn phải là những số liệu thông tinminh bạch công khai trước công chúng, không dùng những số liệu là tin đồn hoặckhông có cơ sở thực tế Trường hợp thông tin là ý kiến nhận xét của bản thân thì cácmôi giới phải nói rõ cho khách hàng biết đó là ý kiến nhận xét của mình Ngoài ra, lờihướng dẫn liên quan đến quy mô đầu tư và tần số mua bán phải phù hợp với từngkhách hàng và phải tính đến địa vị tài chính và mục đích đầu tư của khách hàng làchính Môi giới không được đưa ra những lời hướng dẫn mua bán chỉ vì mục đích thuphí hoa hồng

Thứ hai, môi giới phải thực hiện lệnh mua bán theo nhu cầu của khách hàng theo thứ

tự các bước được quy định sẵn Việc chuyển lệnh phải đúng theo lệnh đặt của kháchhàng và phải cố gắng thực hiện lệnh với giá tốt nhất trong thời điểm đó Các môi giớikhông được chuyển lệnh giao dịch khi biết khách hàng quyết định mua bán thông quaviệc sử dụng thông tin nội gián Trường hợp biết loại chứng khoán mà khách hàng sẽmua hoặc bán, hoặc sẽ hướng dẫn cho khách hàng mua bán, các môi giới không đượcmua hoặc bán loại chứng khoán đó cho bản thân hoặc cho CTCK trước khi mua báncho khách hàng, dẫn đến việc làm cho khách hàng bị thua thiệt Một trong những quytắc của môi giới trên thị trường là không được quyết định mua bán thay cho kháchhàng

Bên cạnh đó, môi giới chứng khoán giỏi bao giờ cũng cư xử với khách hàng một cáchcông bằng, hướng dẫn và thực hiện lệnh cho khách hàng một cách bình đẳng và khôngphân biệt đối xử; và công bố đồng đều các báo cáo phân tích hoặc bất kỳ thông tin sốliệu nào có thể tác động đến giá cả chứng khoán Một điều tối cần thiết trong hoạtđộng của các môi giới là giữ bí mật, không được công bố những thông tin cá nhân,thông tin về mua bán chứng khoán hoặc thông tin liên quan đến tài chính của kháchhàng

Về công tác chuyên môn, môi giới đặc biệt có kiến thức tốt về TTCK, nhanh nhạytrong việc nắm bắt thông tin, có khả năng phân tích tài chính tốt, và biết lắng nghe

Trang 33

khách hàng Có thể nói những người môi giới chứng khoán giúp cho sự thành công củagiao dịch Nếu không có sự giúp đỡ của họ, chủ đầu tư có thể phải bỏ ra chi phi gấpmười lần để thương lượng thành công Vì thế ở Mỹ cũng như các nước phát triển, thùlao cho các môi giới là một khoản chi phí bắt buộc cho những giao dịch lớn Chủ đầu

tư luôn xác định rằng việc giao dịch với những nhà môi giới chứng khoán luôn tốnkém một khoản phí hợp lí nào đó

Người môi giới phải chăm sóc tốt khách hàng hiện tại, tiếp nhận và giải quyết nhu cầukhách hàng, tìm kiếm và phát triển khách hàng mới một cách năng động và chuyênnghiệp Vì vậy, họ phải dẻo dai trong thể lực và trí lực, chịu được áp lực cao trongcông việc, đặc biệt tính tuân thủ đạo đức nghề nghiệp được yêu cầu rất cao

Mạng lưới môi giới tự do là một phần tất yếu và quan trọng để thâm nhập và chiếmlĩnh thị phần MGCK Phí môi giới mang lại từ những khách hàng do môi giới tự dotìm kiếm và quản lý sẽ được chia sẻ với CTCK theo tỷ lệ 30/70 hoặc 50/50, tuỳ theo

độ lớn của giá trị giao dịch, đây là cái gốc để các môi giới tự do nhiệt tâm tìm kiếm,chăm sóc và khuyến khích khách hàng giao dịch Nhờ mạng lưới môi giới tự do màcác CTCK có thể nhân rộng cơ sở khách hàng của mình mà không cần phải xây dựng

bộ máy nhân sự cố định đầy tốn kém

Một số bài học kinh nghiệm:

9 Người môi giới phải thu thập được những thông tin liên quan tới NĐT để làm cơ sởcho việc tư vấn đầu tư chứng khoán

9 Người môi giới luôn luôn thực hiện lệnh theo yêu cầu của khách hàng, vì lợi ích của khách hàng theo quy định rất chặt chẽ

9 Người môi giới có kiến thức chuyên môn rất tốt, có khả năng phân tích tổng hợp thông tin để tư vấn đầu tư cho khách hàng

9 Hệ thống môi giới tự do hoạt động rất hiệu quả và năng động

1.3.2 Thị trường chứng khoán Singapore

SGDCK Singapore (SGX), được thành lập từ năm 1960, đến nay là trung tâm tài chínhquốc tế được xếp hạng thứ 4 trên thế giới, sau New York, London và Tokyo Theo sốliệu từ ICH (công ty tư vấn tài chính Singapore), vốn hóa thị trường năm 2007 củaSGX là 631 tỷ USD với sự góp mặt của 900 định chế tài chính, với 713 công ty niêmyết, trong đó có 35% là công ty nước ngoài Hoạt động môi giới đầu tư chứng khoán ở

21

Trang 34

Singapore được hỗ trợ bởi một cơ sở hạ tầng tốt với hệ thống giao dịch điện tử tiên tiến, và lực lượng môi giới tự do linh hoạt và rộng khắp.

Ở Singapore, những người có chứng chỉ hành nghề môi giới và không muốn bó buộcmình trong một CTCK cụ thể nào đó có thể chọn làm nghề môi giới tự do Mạng lướimôi giới tự do là những yếu tố nổi bật đem lại sự thành công cho giao dịch, cho sựphát triển cơ sở khách hàng và là nguồn thu phí dịch vụ chính cho các CTCKSingapore Lực lượng môi giới tự do tại Singapore là cánh tay đắc lực cho các CTCKtrong việc chăm sóc khách hàng và khuyến khích họ giao dịch Môi giới tự do đượcđối xử trọng thị (có đầy đủ phương tiện tác nghiệp tại CTCK) và chỉ khác biệt là họkhông được hưởng lương định kỳ của CTCK Thu nhập của đối tượng này đến từ việcchia sẻ nguồn phí dịch vụ mà nhà đầu tư trả khi giao dịch Mức chia sẻ sẽ tuỳ thuộcthoả thuận giữa 2 bên, nhưng tỷ lệ thông thường là 40/60 Như tại CTCK Kim Eng, cótới 200 đại lý môi giới và hầu hết môi giới tự do đều là người nhiều tuổi (trên 50 tuổi)

Họ có kinh nghiệm, uy tín, có số khách hàng lớn do họ tạo dựng trong một thời giandài và họ có kỹ năng chăm sóc khách hàng Trên thị trường, họ đứng giữa để kết nốigiao dịch, mang lại lợi ích cho các bên

Hệ thống giao dịch điện tử tại đây đã phát triển đến mức các hoạt động chăm sóckhách hàng gần như được thực hiện qua internet Những bản tin phân tích về doanhnghiệp niêm yết, cơ hội đầu tư hay tổng hợp giao dịch được cập nhật liên tục đến nhàđầu tư Nhà đầu tư tại Singapore chỉ tìm đến CTCK khi có nhu cầu mở hoặc đóng tàikhoản Khả năng bảo mật trong giao dịch điện tử tại TTCK Singapore rất cao (có lẽ làtuyệt đối), bởi ngay cả với một công việc nhạy cảm là nộp và rút tiền khỏi tài khoảncủa nhà đầu tư cũng được thực hiện hoàn toàn qua hệ thống giao dịch điện tử, khôngcần sự hiện diện của con người Những ưu thế vượt trội về sản phẩm và công nghệgiúp việc giao dịch đươc diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, giải phóng con người đồngthời gia tăng giá trị giao dịch

Một số bài học kinh nghiệm:

9 Hệ thống môi giới tự do hoạt động rất hiệu quả, nhờ hệ thống này đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Singapore

9 Hệ thống giao dịch điện tử, CNTT hỗ trợ rất lớn cho sự phát triển của hoạt động môi giới và mang lại tiện ích cho NĐT

Trang 35

Những bài học kinh nghiệm từ 2 TTCK phát triển bậc cao như Mỹ và Singapore sẽgiúp cho các CTCK Việt Nam trong quá trình cải thiện và phát triển hoạt động môigiới trong tương lai.

Kết luận chương I

Trong chương I, tác giả đã tập hợp, xây dựng và tổng kết những nội dung cơ bản, kháiquát về CTCK và hoạt động môi giới chứng khoán Vì hoạt động môi giới chứngkhoán được coi là quan trọng và cơ bản của CTCK, tác giả đi sâu vào nội dung nhưbản chất, phân loại, vai trò chức năng, những yêu cầu cho hoạt động môi giới chứngkhoán, các yếu tố ảnh hưởng tới môi giới chứng khoán Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ

ra những rủi ro trong hoạt động này và tìm hiểu những kinh nghiệm trong hoạt độngmôi giới chứng khoán ở một số TTCK phát triển để các CTCK Việt Nam có thể họchỏi và phát triển hoạt động môi giới trong tương lai Với nền tảng lý luận của chương

I, là cơ sở cho quá trình phân tích, đánh giá hình hình hoạt động môi giới chứng khoántại các CTCK Việt Nam và điển hình là ACBS sẽ được trình bày trong chương II

23

Trang 36

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI

CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN ACB

2.1 Khái quát chung về thị trường chứng khoán Việt Nam

2.1.1 Quá trình hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam

Sau nhiều năm chuẩn bị và chờ đợi, ngày 17/11/1998 Chính phủ đã ký nghị định số48/1998/NĐ–CP về chứng khoán và TTCK, chính thức khai sinh TTCK Việt Nam.Cùng ngày, Trung tâm giao dịch chứng khoán TpHCM (Hostc) được thành lập theoquyết định số 127/1998/QĐ-TTg Phiên giao dịch đầu tiên của Hostc vào ngày28/07/2000 Hostc hoạt động được 5 năm thì ngày 08/03/2005 Trung tâm giao dịchchứng khoán Hà Nội (Hastc) chính thức ra đời Cho đến hiện nay, cả hai Trung tâmgiao dịch chứng khoán đã được chuyển thành SGDCK với mô hình công ty TNHHthuộc sở hữu của nhà nước và thực hiện giao dịch trực tuyến thay cho giao dịch thủcông như trước kia Ngày 24/06/2009, thị trường UPCoM (Sàn giao dịch cổ phiếu củacác công ty đại chúng chưa niêm yết) được thành lập với mong muốn thay thế cho thịtrường OTC

Sau hơn mười năm hoạt động và phát triển TTCK Việt Nam đã đạt được nhiều thànhtựu nổi bật Khi Luật Chứng Khoán có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007, đã tạolập được khuôn khổ pháp lý cao, đồng bộ và thống nhất cho hoạt động của TTCK,từng bước loại bỏ những mâu thuẫn, xung đột với các văn bản pháp luật khác có liênquan tạo nền tảng cho TTCK Việt Nam khả năng hội nhập với các thị trường khu vực.Theo báo cáo thường niên của HOSE, trong suốt thời kỳ từ 2000 - 2005, vốn hóa thịtrường chỉ đạt trên dưới 1% GDP, nhưng tăng lên 22,7% vào năm 2006, 31.85% vàonăm 2007, năm 2008 giảm xuống còn 13,93%, năm 2009 là 38,6% và năm 2010 đạt39% GDP Quy mô thị trường đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ, từng bước đóng vai

trò là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế (Xem thêm Phụ lục

2A và 2B).

2.1.2 Các giai đoạn phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam

TTCK Việt Nam đã trải qua những thăng trầm và có thể chia thành 4 giai đoạn

2.1.2.1 Giai đoạn 2000 - 2005: Giai đoạn khởi đầu

Năm 2000, TTCK Việt Nam chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết (REE và SAM) với sốvốn 270 tỷ đồng Từ đó cho đến 2005, thị trường luôn trong trạng thái ảm

Trang 37

đạm Lý do khiến TTCK giai đoạn này

nghèo nàn, số người quan tâm tới đầu tư

giao dịch ít vì hàng hóa trên thị trường chứng khoán rất ít

2.1.2.2 Giai đoạn 2006 - 2007: Giai đoạn phát triển bùng nổ

Bắt đầu năm 2006, Hostc, Hastc và cảthị trường OTC đều có sự phát triểnmạnh mẽ Cuối năm 2006, chỉ số VN-Index tăng 144%, Hastc-Index tăng152,5% so với thời điểm đầu năm.Trong vòng một năm chỉ số Vn-Indextăng hơn 500 điểm, từ mốc 300 điểmcuối 2005 lên 800 điểm cuối 2006, vàthuộc thị trường tăng trưởng hàng đầutrên thế giới Tổng giá trị vốn hóa là13,8 tỷ USD chiếm 22,7% GDP

Chỉ số Vn-Index, Hastc-Index tiếp tụctăng giá mạnh với đỉnh điểm là Vn-Index đạt 1170,67 điểm, Hastc-Index đạt459,63 điểm vào tháng 3/2007 Kết thúcphiên giao dịch cuối năm 2007, VN-Index dừng tại 927,02 điểm, Hastc-Index dừng ở mức 323,55 điểm So vớithời điểm cuối 2006, VN-Index tăng23,3%; Hastc-Index tăng 33,2%

Những lý do TTCK tăng điểm đó là:Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam gianhập WTO GDP năm 2006 tăng 8,17%,năm 2007 tăng 8,44%, đây là nhữngmức tăng trưởng cao và ổn định Với sự

ra đời của Luật Chứng Khoán thì môitrường đầu tư gián tiếp đã thông thoánghơn, thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếpcủa nhà đầu tư nước ngoài đổ vào nhiều

Trang 38

2.1.2.3 Giai đoạn 2008 đến quý I năm 2009: Giai đoạn sụt giảm mạnh

TTCK Việt Nam chứng kiến một giai đoạngiảm giá mạnh chưa từng thấy sau hơn támnăm hoạt động Kết thúc năm 2008, VnIndex đóng cửa tại 315,62 điểm, mất605,45 điểm tương đương giảm 65,33% sovới phiên giao dịch đầu năm Chỉ số HastcIndex đóng cửa ngày cuối năm tại mức105,12 điểm giảm 217,22 điểm, tươngđương giảm 67,39% so với đầu năm VN-Index chạm đáy 235 điểm vào ngày24/02/2009 và Hastc Index rớt chỉ còn78,06 điểm

Những nguyên nhân khiến TTCK ViệtNam giảm mạnh đó là: lạm phát kỷ lụchơn 20% lúc cao điểm, Chính phủ thắtchặt tiền tệ, ngân hàng siết vốn đổ vàochứng khoán và phải hứng thêm cơnkhủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến khốinhà đầu tư nước ngoài liên tiếp bán ròng

cổ phiếu để rút tiền về nước (xem thêm

25

Trang 39

tăng 2,69 lần HNX-Index tính từ đáy thấp nhất 78,06 điểm lên đỉnh cao nhất trongnăm là 218,38 điểm thì HNX-Index đã tăng 2,79 lần Nhưng sau đó TTCK Việt Namđiều chỉnh đi xuống từ đỉnh 633,21 điểm xuống mức 450 - 500 điểm và giao động hẹptrong khoảng này.

Năm 2010, nền kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới đã hồi phục và từng bước ổn định.Theo số liệu Tổng cục thống kê (GOS), tăng trưởng GDP 2010 đạt 6,78%, cao hơnmục tiêu đề ra là 6,5% Chứng khoán thế giới đã tăng trưởng trở lại nhưng năm 2010TTCK Việt Nam lại không có nhiều biến động và thanh khoản lại sụt giảm mạnh sovới năm 2009

Biểu đồ 2.1: Diễn biến Vn Index từ 2000 - 2010

Nguồn: HOSE

2.2 Thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán các CTCK Việt Nam hiện nay

Tại Việt Nam các CTCK đều đăng ký thực hiện nghiệp vụ môi giới Qua hơn 10 nămhoạt động, TTCK Việt Nam nói chung và hoạt động môi giới nói riêng đã có nhữngbước phát triển nhất định

2.2.1 Quy mô thị trường chứng khoán

Số lượng các CTCK: Số lượng CTCK tăng trưởng mạnh mẽ đặt biệt là giai đoạn

2006-2007 Cuối năm 2009, tổng số vốn điều lệ của các CTCK là 24.855 tỷ đồng, tăng9,4% so với năm 2008 Tính tới 12/2010, TTCK Việt Nam có tất cả 105 CTCK đi vàohoạt động

26

Biểu đồ 2.2: Số lượng CTCK từ 2000 - 2010

Trang 40

Nguồn: Báo cáo thường niên HOSE và tổng hợp từ Internet

Số lượng tài khoản chứng khoán: Số lượng tài khoản chứng khoán liên tục tăng lên qua

các năm Những CTCK lớn nắm giữ phần lớn số tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư.Theo thống kê từ HOSE thì Top 10 CTCK chiếm đến 46% số tài khoản chứng khoán củanhà đầu tư trong nước và đặc biệt chiếm đến 65% số tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài

Bảng 2.1: Thị phần tài khoản chứng khoán năm 2009

STT

12345678910

Ngày đăng: 10/10/2020, 19:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w