1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp niêm yết

42 19 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp niêm yết
Tác giả Nguyễn Trần Phi Phương
Người hướng dẫn GS. TS. Trần Ngọc Thơ
Trường học Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Chuyên ngành Kinh tế tài chính – Ngân hàng
Thể loại Luận văn Thạc sỹ Kinh tế
Năm xuất bản 2012
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 133,04 KB

Nội dung

Cũng như các nước khác, đòn bẩy củacác doanh nghiệp được nghiên cứu tỷ lệ thuận với thuế và quy mô công ty, tỷ lệnghịch với lợi nhuận, đặc điểm riêng của công ty và tính thanh khoản.. Tu

Trang 1

- -NGUYỄN TRẦN PHI PHƯƠNG

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh - Năm 2012

Trang 2

-NGUYỄN TRẦN PHI PHƯƠNG

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT

Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng

Mã số: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

GS TS TRẦN NGỌCTHƠ

TP Hồ Chí Minh - Năm 2012

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC

V Ố N CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT” là công trình nghiên cứu của tôi.

Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực, được đúc kết từquá trình học tập và các kết quả nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua Các sốliệu sử dụng; một số nhận xét, đánh gi á của một số bài nghiên cứu khoa học, các bàibáo… đều có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng

Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của G S TS

Trần Ngọc Thơ

Tác gi ả

Nguyễn Trần Phi Phương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Chân thành cảm ơn các Thầy Cô Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ ChíMinh đã nhiệt tình giảng dạy cho tôi trong suốt quá trình tham gia học tập tạiTrường

Chân thành cảm ơn G S TS Trần Ngọc Thơ đã tận tình hướng dẫn tôi, rất

cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của Thầy đã giúp tôi hoàn t hành luận vănnày

Tr ân trọng cảm ơ n!

Tác gi ả

Nguyễn Trần Phi Phương

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẤT

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Tóm tắt các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn 15

Bảng 2.1 Thống kê mô tả các biến 19

Bảng 2.2 Phân tích ANOVA với biến TD 21

Bảng 2.3 Phân tích ANOVA với biến SD 22

Bảng 2.4 Phân tích ANOVA với biến LD 22

Bảng 2.5 Ma trận tương quan 23

Bảng 2.6 Tác động của các nhân tố đến tổng nợ trên tổng tài sản 24

Bảng 2.7 Tác động của các nhân tố đến nợ ngắn hạn trên tổng tài sản 24

Bảng 2.8 Tác động của các nhân tố đến nợ dài hạn trên tổng tài sản 25

Bảng 2.9: Tổng hợp kết quả mô hình 28

Bảng 2.10 Các chỉ số khi thực hiện hồi quy (TD) 29

Bảng 2.11 Các chỉ số khi thực hiện hồi quy (SD) 30

Bảng 2.12 Các chỉ số khi thực hiện hồi quy (LD) 30

Trang 7

MỤC LỤC

Tóm tắt: 6

Mục tiêu nghiên cứu 8

Chương 1: Những nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn 9

1.1 Lợi nhuận 9

1.2 Tài sản hữu hình 10

1.3 Thuế 11

1.4 Quy mô 11

1.5 Tấm chắn thuế phi nợ 12

1.6 Cơ hội tăng trưởng 13

1.7 Rủi ro kinh doanh 14

1.8 Đặc điểm riêng của sản phẩm 15

1.9 Tính thanh khoản 16

Chương 2: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp 18

2.1 Xây dựng mô hình 18

2.2 Thu thập và xử lý dữ liệu 19

2.3 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm 20

2.3.1 Thống kê mô tả các biến 20

2.3.2 Đánh giá sự phù hợp của mô hình 22

2.3.3 Phân tích ma trận hệ số tương quan 23

2.3.4 Kết quả chạy mô hình 24

2.3.5 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan 29

Chương 3: Kết luận 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

A TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 35

B TÀI LIỆU TIẾNG ANH 35

C CÁC TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ 38

Trang 8

Tóm tắt:

Bài nghiên cứu này sử dụng dữ liệu từ hơn 540 công ty niêm yết trên hai sànchứng khoán HSX và HNX từ năm 2007 đến năm 2011 để đưa ra bằng chứng chứngminh các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn Cũng như các nước khác, đòn bẩy củacác doanh nghiệp được nghiên cứu tỷ lệ thuận với thuế và quy mô công ty, tỷ lệnghịch với lợi nhuận, đặc điểm riêng của công ty và tính thanh khoản Tuy nhiênbiên cạnh những điểm giống với các nước khác, đòn bẩy của các DNNY Việt Nam

có một số điểm khác, như: các nghiên cứu trước ở các nước, tài sản hữu hình tăngvới đòn bẩy còn ở Việt Nam, mối quan hệ này là không rõ ràng, nó tương quandương với nợ dài hạn và tương quan âm với nợ ngắn hạn, hay như, nhân tố cơ hộităng trưởng và rủi ro kinh doanh có tương quan nhưng không có dấu hiệu rõ ràng vàkhông có ý nghĩa thống kê, trong khi nghiên cứu ở các nước nó tương quan nghịch,đặc biệt phải kể tới tấm chắn thuế không nợ có tương quan dương thay vì âm như cácnước khác Một đặc điểm nổi bật khác khi nghiên cứu là các DNNY ở Việt Nam sửdụng nợ nhiều hơn so với các nước khác, tỷ trọng nợ ngắn hạn chiếm phần lớn trong

cơ cấu nợ

Từ khóa: cơ cấu vốn, doanh nghiệp niêm yết, tổng nợ trên tổng tài sản, nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, nợ dài hạn trên tổng tài sản.

Trang 9

Kể từ khi Modigliani và Miller công bố nghiên cứu vào năm 1958, cơ cấu vốntrở thành mối quan tâm lớn trong những nghiên cứu thuộc về tài chính Với cácnghiên cứu lý thuyết, tồn tại hai mô hình cạnh tranh nhau là lý thuyết đánh đổi và lýthuyết trật tự phân hạng.

Theo lý thuyết đánh đổi, không tồn tại cấu trúc vốn tối ưu, một doanh nghiệpthường đã đặt ra mức độ nợ mục tiêu và dần dần tiến về nó Cấu trúc vốn tối ưu củadoanh nghiệp sẽ liên quan tới việc đánh đổi giữa hiệu quả của thuế thu nhập doanhnghiệp và cá nhân, chi phí phá sản, chi phí đại lý… Cả lý thuyết dựa vào thuế và chiphí phá sản đều thuộc lý thuyết đánh đổi, ví dụ: Modigliani và Miller (1958, 1963),Miller (1977), Kraus và Litzenberger (1973), Kim (1978) Bradley, Jarrel và Kim(1984), Jensen (1986), Harris và Raviv (1990), Stulz (1990), Diamond ( 1989),Chang (1999) Ngược lại, lý thuyết trật tự phân hạng được khởi xướng bởi Myers vàMajluf (1984), các DN sử dụng tài trợ nội bộ khi có sẵn và chọn nợ hơn là vốn cổphần khi cần tài trợ từ bên ngoài, vì vậy các DN sinh lời ít hơn lại vay nợ nhiều hơn

vì họ cần nhiều tài trợ từ bên ngoài hơn và nợ đứng kế tiếp trong trật tự phân hạngkhi vốn đã cạn

Các nhà quản lý hiểu về DN mình rõ hơn nhà đầu tư bên ngoài và do vậy họkhông muốn phát hành cổ phiếu khi cho rằng giá quá thấp, họ cố gắng tìm thời điểmphát hành khi cổ phiếu có giá được định giá cao hơn giá trị thực Các nhà đầu tư hiểuđiều này và cho rằng doanh nghiệp phát hành cổ phiếu là tin tức xấu Điều này giảithích tại sao giá cổ phiếu thường sụt giảm khi thông tin phát hành cổ phiếu đượccông bố Theo lý thuyết trật tự phân hạng, cổ phần thường chỉ được phát hành khikhả năng vay nợ đã cạn kiệt

Nhiều nghiên cứu mở rộng ý tưởng trên của Myers và Majluf như là Krasker(1986), Brennan và Kraus (1987), Narayanan (1988), Noe (1988), Heinkel vàZechner (1990)

Một vấn đề được đặt ra là kiểm tra xem lý thuyết nào, đánh đổi hay trật tựphân hạng giải thích tốt hơn hành vi tài chính của doanh nghiệp, và không có câu trảlời chính xác cho câu hỏi này Shyam-sunder và Myers (1999) cho rằng lý thuyết trật

tự phân hạng giải thích tốt hơn trong khi đó Chirinko và Singha (2000) chỉ ra rằng cảhai đều không thể đưa ra các bằng chứng thực nghiệm Fama và Frech (2002) cho

Trang 10

rằng cả hai lý thuyết đều giải thích được một phần hành vi tài chính của công ty vàkhông thể bỏ lý thuyết nào.

Trong những năm qua, có nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới ở nhiềuquốc gia và khu vực để chứng minh hai lý thuyết trên Tuy nhiên, kết quả của cácnghiên cứu thực nghiệm này còn nhiều chỗ chưa đồng nhất Đây chính là cơ sở màcác nhà nghiên cứu tiếp tục quá trình nghiên cứu để làm sáng tỏ các vấn đề trong hai

lý thuyết về cấu trúc vốn trên cũng như các lý thuyết về cấu trúc vốn khác

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của để tài là áp dụng các lý thuyết cổ điển về cấu trúcvốn cũng như các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và tại Việt Nam để làm sáng

tỏ các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của công ty tại Việt Nam Trên cơ sở đó, bàinày sẽ tập trung trả lời cho hai câu hỏi:

với các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty tại các nền kinh tế khác trênthế giới?

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là 541 công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịchchứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội tính đếnthời điểm cuối năm 2011 Khoảng thời gian nghiên cứu là từ năm 2007 đến năm2011

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp định lượng là thống kê mô tả kết hợp phươngpháp bình phương bé nhất (OLS) để chạy mô hình hồi qui tuyến tính đa biến

Đề tài gồm ba phần, phần 1 giới thiệu các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn, thôngqua đó tóm tắt các nghiên cứu lý thuyết cũng như thực nghiệm từ trước đối với nhân

tố được xem xét và nêu giả thiết nghiên cứu Phần 2 xây dựng mô hình nghiên cứu,chạy dữ liệu và phân tích kết quả, sau đó kiểm định tính phù hợp cũng như hợp lýcủa mô hình Phần 3 nêu kết luận của bài nghiên cứu cũng như hạn chế và đề xuấthướng nghiên cứu tiếp theo

Trang 11

Chương 1: Những nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn

Các nghiên cứu mang tính lý thuyết và thực nghiệm đều chỉ ra rằng lợi nhuận,thuế, quy mô, tấm chắn thuế không nợ, cơ hội tăng trưởng, độ biến thiên, và thêmnữa ảnh hưởng đến cơ cấu vốn Trong mối quan hệ giữa các nhân tố và cơ cấu vốn,Haris và Raviv (1990) tóm tắt một số nghiên cứu thực nghiệm tốt từ các công ty Mỹ,

đề xuất rằng: “đòn bẩy tăng với tài sản cố định, tấm chắn thuế không nợ, cơ hội đầu

tư và quy mô doanh nghiệp, giảm với độ biến thiên, chi phí quảng cáo, khả năng phásản, lợi nhuận và tính độc nhất của sản phẩm Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây

có một số thay đổi về các nhân tố ảnh hưởng cơ cấu vốn Ví dụ, Wald (1990) chỉ rarằng đòn bẩy giảm hơn là tăng với tấm chắn thuế không nợ Ở đây, trước hết tác giảtóm tắt kết quả của các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm từ trước và sau đó thảoluận cách đo lường các nhân tố trong bài nghiên cứu này

1.1 Lợi nhuận

Mặc dù hầu hết những bài nghiên cứu mang tính lý thuyết được thực hiện kể

từ khi Modigliani (1958), không có những dự đoán chắc chắn về mối quan hệ giữalợi nhuận và đòn bẩy Mô hình dựa vào thuế đề nghị rằng công ty có lợi nhuận nênvay mượn nhiều hơn, nhờ vậy họ có lợi nhiều hơn với tấm chắn thuế từ thuế thunhập doanh nghiệp Tuy nhiên, lý thuyết trật tự phân hạng đề xuất công ty sẽ sử dụnglợi nhuận giữ lại trước khi tái đầu tư và sau đó sẽ phát hành trái phiếu, vốn cổ phầnchỉ được sử dụng khi thật cần thiết Trong trường hợp này, công ty có lợi nhuận có

xu hướng dùng ít nợ Mô hình dựa vào chi phí đại lý cũng đưa ra những dự đoánxung đột Ngược lại, Jensen (1986) và Williamson (1988) xác định nợ như là lờikhuyên thận trọng để đảm bảo nhà quản lý trả lợi nhuận Công ty với dòng tiền tự

do, hay lợi nhuận cao, nợ cao có thể cản trở sự tự do làm theo ý muốn của nhà quản

lý Ngược lại, Chang (1999) chỉ ra rằng giao ước tối ưu giữa nhà đầu tư trong vàngoài công ty có thể được giải thích như là sự kết hợp của nợ và vốn chủ sở hữu vàcông ty có lợi nhuận có xu hướng sử dụng ít nợ

Ngược lại với những nghiên cứu mang tính lý thuyết, hầu hết các nghiên cứuthực nghiệm chỉ ra rằng đòn bẩy có mối quan hệ nghịch với lợi nhuận Friend vàLang (1988) và Titman và Wessels (1988) đạt được những tìm kiếm tương tự, lợinhuận có tương quan nghịch với đòn bẩy, từ những công ty Mỹ Kester (1986) tìm

Trang 12

thấy đòn bẩy quan hệ nghịch với lợi nhuận ở cả Mỹ và Nhật Những nghiên cứu gầnđây sử dụng dữ liệu quốc tế cũng xác nhận kết quả này Rajan và Zingales (1995) vàWald (1999) với những nước phát triển, Wiwattanakantang (1999) và Booth et al(2001) cho các nước đang phát triển Chỉ riêng Long và Maltiz (1985) tìm thấy đònbẩy có mối quan hệ khẳng định với lợi nhuận nhưng nó không có dấu hiệu thống kêđáng kể Wald(1999) thậm chí còn tuyên bố rằng “lợi nhuận là nhân tố ảnh hưởnglớn nhất đến tỷ lệ nợ/tài sản”.

Trong bài nghiên cứu này, lợi nhuận được xác định là: lợi nhuận trước thuế vàlãi vay (EBIT)/tổng tài sản

1.2 Tài sản hữu hình

Mối quan hệ giữa tài sản hữu hình và cơ cấu vốn: nhìn chung các nghiên cứu

lý thuyết cho rằng tài sản hữu hình có mối quan hệ thuận với đòn bẩy

Lý thuyết đánh đổi cho rằng, bởi vì các tài sản hữu hình rất hữu ích trong việcthế chấp để vay nợ, vậy nên các doanh nghiệp có lượng tài sản hữu hình lớn thường

có nhiều cơ hội để dùng nợ hơn Theo Williamson (1988), giá trị tài sản hữu hìnhnhiều hơn cũng đồng nghĩa với giá trị thanh khoản của doanh nghiệp càng cao, và dovậy làm an lòng các chủ nợ

Lý thuyết về thông tin bất cân xứng cũng giải thích được mối tương quanthuận giữa đòn bẩy tài chính và tài sản hữu hình Việc phát hành các chứng khoán nợ

có đảm bảo có thể sẽ làm giảm bớt các chi phí liên quan đến bất cân xứng thông tinphát sinh, Jensen và Meckling (1976), Myers (1984)

Các nghiên cứu thực nghiệm về mối tương quan giữa tài sản hữu hình và tỷ lệđòn bẩy tài chính đều cho những kết quả thống nhất, ở cả các nước phát triển và cácnước đang phát triển Các nghiên cứu thực nghiệm của Marsh (1982), Long & Malitz(1985), Friend & Lang (1988), Rajan & Zingales (1995) và Wald (1999) cũng chokết quả về mối tương quan thuận giữa tài sản hữu hình và tỷ lệ đòn bẩy tài chính.Nghiên cứu của Wiwattanakantang (1999) và Um (2001) ở Thái Lan và Hàn Quốccũng cho kết quả tương tự Tuy nhiên, nghiên cứu của Bevan và Danbolt năm 2000

và 2002 lại cho thấy mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và tài sản hữu hình còn phụthuộc vào loại nợ Kết quả của nghiên cứu này cho thấy, tỷ lệ nợ dài hạn có tương

Trang 13

quan thuận với tỷ trọng tài sản hữu hình, trong khi nợ ngắn hạn lại có xu hướng íthơn nếu như doanh nghiệp có tài sản hữu hình nhiều hơn.

Trong bài nghiên cứu này, tài sản hữu hình được đo lường như là: tài sản hữuhình/tổng tài sản

1.3 Thuế

Ảnh hưởng thuế với cơ cấu vốn là chủ đề chính của nghiên cứu trước đây bởiModigliani và Miller (1958) Hầu hết các nghiên cứu ngày nay tin rằng thuế là quantrọng tới cơ cấu vốn doanh nghiệp Công ty với tỷ lệ thuế biên cao nên dùng nhiều

nợ để đạt lợi từ tấm chắn thuế Tuy nhiên Mackie-Mason (1990) có ý kiến rằng lý dotại sao nhiều nghiên cứu thất bại khi tìm những dấu hiệu đáng kể hay hợp lý của thuếảnh hưởng đến hành vi tài chính, cái mà được xác định bởi lý thuyết Modigliani vàMiller, là bởi vì tỷ số nợ/vốn cổ phần là kết quả tích lũy của năm của quyết định chiatách và hầu hết tấm chắn thuế có hiệu quả không đáng kể trên tỷ lệ thuế biên cho hầuhết công ty

Tỷ lệ thuế trung bình được dùng để đo lường hiệu quả của thuế lên đòn bẩytrong bài nghiên cứu này, và được tính là tỷ lệ thuế TNDN/lợi nhuận trước thuế Mộtphần chắc chắn của tổng khoản phải trả không phải trả lãi suất Vì thế, không có hiệuquả tấm chắn thuế cho phần của tổng khoản phải trả

1.4 Quy mô

Nhiều nghiên cứu cho rằng có mối tương quan thuận giữa đòn bẩy và quy mô.Marsh (1983) tìm thấy rằng các công ty lớn thường chọn nợ dài hạn trong khi cáccông ty nhỏ chọn nợ ngắn hạn Công ty lớn có thể đạt sự thuận lợi của nền kinh tếtheo quy mô trong việc phát hành nợ dài hạn và thậm chí có thể sức mạnh trả giá trênchủ nợ, vì vậy chi phí của việc phát hành nợ và vốn chủ sở hữu có mối quan hệnghịch với quy mô công ty Fama và Jensen (1983) tranh luận công ty có quy mô lớn

có xu hướng cung cấp nhiều thông tin cho ngưởi chủ nợ hơn các công ty nhỏ, Rajan

và Zingales (1995) tranh luận rằng công ty lớn hơn có xu hướng phơi bày nhiềuthông tin hơn với nhà đầu tư bên ngoài hơn các công ty nhỏ Nhìn chung, công ty lớnvới vấn đề bất cân xứng thông tin ít nên có xu hướng sử dụng vốn cổ phần nhiều hơn

nợ và vì vậy có đòn bẩy thấp hơn Công ty lớn thường có nhiều sự đa dạng và có

Trang 14

dòng tiền ổn định, khả năng phá sản của công ty lớn nhỏ hơn khi so sánh với công tynhỏ Cả hai tranh luận đề nghị rằng quy mô có tương quan thuận với đòn bẩy Tương

tự, nhiều nghiên cứu lý thuyết gồm Hariss và Raviv (1990), Stulz (1990), Noe(1998), Narayanan (1988) và Poitevin (1989) cho rằng đòn bẩy tăng với giá trị côngty

Nghiên cứu về mặt thực nghiệm như là Marsh (1982), Rajan và Zingales(1995), Wald (1999) và Booth et al (2001) nhìn chung đã tìm thấy đòn bẩy tươngquan thuận với quy mô công ty Trong khi cả Rajan và Zingales (1995) và Wald(1999) tìm thấy công ty lớn ở Đức có xu hướng nợ ít Tuy nhiên nghiên cứu củaBevan và Danbolt (2002) lại chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp có mối tương quanthuận với nợ vay ngắn hạn nhưng lại có tương quan nghịch với nợ vay dài hạn

Theo những nghiên cứu đã được đề cập trên, logarit tự nhiên của doanh thuđược dùng để đo lường quy mô công ty trong bài nghiên cứu này Khi làm vậy, tácgiả muốn nhấn mạnh hiệu quả quy mô trên đòn bẩy là phi tuyến tính Logarit tựnhiên của doanh thu và tổng tài sản có tương quan cao, mỗi chúng là phần đại diệncho quy mô công ty Ở đây, doanh thu hơn là tổng tài sản được dùng để để ngăn khảnăng sai lệch tương quan

1.5 Tấm chắn thuế phi nợ

Tấm chắn thuế không nợ (non debt tax shield) được hiểu là giá trị khấu haohàng năm của doanh nghiệp; trong khi tỷ lệ đóng góp của chi phí khấu hao trong cơcấu chi phí sản xuất được hiểu là tỷ lệ đòn bẩy hoạt động (operating leverage) Khitấm chắn thuế này càng cao, dòng tiền ròng về từ lợi nhuận kinh doanh đối với cổđông càng lớn DeAngelo và Masulis (1980) cho rằng tấm chắn thuế này là khoảnthay thế cho lợi nhuận khi sử dụng nợ vay Kết quả là những doanh nghiệp có chi phíkhấu hao cao trong dòng tiền dự toán sẽ sử dụng ít nợ trong cấu trúc vốn

Nghiên cứu thực nghiệm nhìn chung xác nhận dự đoán của họ, Bradley et al(1984) dùng một số báo cáo về chi phí khấu hao hàng năm và tín dụng thuế đầu tưđược tính bởi tổng khoản thu nhập trước khấu hao, lãi vay, thuế để đo lường tấmchắn thuế không nợ Họ tìm thấy đòn bẩy tương quan thuận với tấm chắn thuế không

nợ Tuy nhiên, tấm chắn thuế không nợ có tương quan cao với tài sản hữu hình và

Trang 15

chúng không bao gồm phần đại diện tài sản hữu hình trong phần nghiên cứu của họ,cái mà cũng được mong đợi có ảnh hưởng đến đòn bẩy Wald (1999) dùng tỷ sốkhấu hao/tổng tài sản, Chaplinsky và Niehaus (1993) dùng tỷ số chi phí khấu haocộng tín dụng thuế đầu tư trên tổng tài sản để đo lường NDTS Cả hai nghiên cứu tìmthấy đòn bẩy có tương quan phủ định với tấm chắn thuế không nợ Một số nghiêncứu thực nghiệm thực hiện tại các nước đang phát triển như nghiên cứu của Huang

và Song (2002) ở Trung Quốc, nghiên cứu của Booth và các cộng sự (2001) cũngđồng ý theo quan điểm này

Trong bài này, tác giả sử dụng khấu hao/tổng tài sản

1.6 Cơ hội tăng trưởng

Lý thuyết chi phí đại diện cho rằng các chủ doanh nghiệp (các cổ đông)thường có xu hướng tranh giành lợi ích từ các chủ nợ Tốc độ tăng trưởng cao gợi ýnhững kết quả kinh doanh khả quan, chính vì thế các cổ đông sẽ không muốn chia sẻ

ưu thế này đối với các chủ nợ Mặt khác, đối với một doanh nghiệp có tốc độ tăngtrưởng cao hơn, các cổ đông thường có nhiều lựa chọn hơn đối với các quyết địnhđầu tư; chi phí đại diện ở các doanh nghiệp này, vì thế, thường cao hơn so với cácdoanh nghiệp khác, Jensen và Meckling (1976) Các lập luận này giải thích cho mốitương quan nghịch giữa tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp và tỷ lệ đòn bẩy tàichính

Lý thuyết đánh đổi cũng cho rằng, doanh nghiệp có nhiều cơ hội phát triểnhơn, mà cũng thường là các doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản vô hình cao hơn,thường không sử dụng nợ nhiều như ở các doanh nghiệp có tỷ lệ tài sản hữu hìnhnhiều hơn do cơ hội phát triển thì không thể dùng để thế chấp cho các khoản vay

Trong khi đó, lý thuyết trật tự phân hạng, Myers (1984) lại đưa ra một cáinhìn ngược lại Theo lý thuyết này, bởi vì các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởngcao thường có nhu cầu vốn nhiều hơn, và trong khi nguồn lợi nhuận giữ lại không

đủ, vốn vay sẽ được sử dụng đến Như vậy, tỷ lệ đòn bẩy tài chính có mối tươngquan thuận với tốc độ tăng trưởng

Những nghiên cứu mang tính lý thuyết nhìn chung đề xuất cơ hội tăng trưởng

có tương quan phủ định với đòn bẩy Trái lại, Jung Kim và Stulz (1996) chỉ ra rằng

Trang 16

nếu nhà quản lý theo đuổi mục tiêu tăng trưởng, sự quan tâm của nhà quản lý và cổđông có xu hướng trùng khớp nhau cho công ty cơ hội đầu tư mạnh mẽ Nghiên cứucủa Berger, Ofek và Yermack (1997) cũng xác nhận vai trò của nợ Mặt khác, nợcũng có chi phí đại diện của nó Myers (1977) cho rằng công ty có cơ hội tăngtrưởng cao có thể nắm giữ nhiều quyền chọn thực cho việc đầu tư tương lai hơn công

ty có cơ hội tăng trưởng thấp Nếu công ty có tốc độ tăng trưởng cao cần tài trợ vốn

cổ phần thêm để tiến hành quyền chọn trong tương lai, công ty với nợ đang lưu hành

có thể quên cơ hội này bởi vì một cơ hội đầu tư hiệu quả sẽ chuyển của cải từ cổđông sang chủ nợ Vì vậy, công ty với cơ hội tăng trưởng cao có lẽ không phát hành

nợ và đòn bẩy được mong đợi có tương quan phủ định với cơ hội tăng trưởng Jensen

và Meckling (1976) cũng đề nghị rằng đòn bẩy tăng với sự thiếu cơ hội tăng trưởng

Nghiên cứu thực nghiệm trội hơn về số lượng hỗ trợ dự đoán lý thuyết, Kester(1986) là ngoại lệ Nghiên cứu của Kim và Soresen (1986), Smith và Watts (1992)Wald (1999), Rajan và Zingales (1995) và Booth et al (2001) đều đồng ý với dựđoán lý thuyết trên Có những phần đại diện khác cho cơ hội tăng trưởng với sự xácđịnh khác Wald (1999) dùng tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình 5 năm Titman

và Wessels (1988) dùng sự đầu tư vốn/tổng tài sản bởi doanh thu là phần đại diệncủa cơ hội tăng trưởng Rajan và Zingales (1995) dùng Tobin’Q và Booth et al(2001) dùng chỉ số thị trường/sổ sách của vốn cổ phần để đo tốc độ tăng trưởng

Trong bài nghiên cứu này cơ hội tăng trưởng được tính là tốc độ tăng trưởngdoanh thu

1.7 Rủi ro kinh doanh

Nhìn chung, các lý thuyết về cấu trúc vốn ủng hộ mối tương quan nghịch giữarủi ro kinh doanh và đòn bẩy tài chính Theo lý thuyết về chi phí phá sản, nguồn thunhập của doanh nghiệp càng ít bền vững, khả năng phá sản càng cao, và chi phí phásản cũng cao hơn Tương tự, chi phí đại diện liên quan đến việc sử dụng nợ vay sẽcàng nhiều hơn nếu như rủi ro phá sản của doanh nghiệp cao hơn Như vậy, đối vớicác doanh nghiệp có rủi ro kinh doanh nhiều hơn, chi phí phá sản và chi phí đại diệnđều cao hơn các doanh nghiệp bình thường khác, và đây là những trở ngại cho việcphát hành nợ của doanh nghiệp

Trang 17

Theo lý thuyết đánh đổi, đòn bẩy tài chính và rủi ro kinh doanh có quan hệngược chiều Các doanh nghiệp có rủi ro kinh doanh cao sẽ có khả năng kiệt quệ tàichính cao hơn, do dao động cao của thu nhập hoạt động, vì vậy các doanh nghiệpphải cân nhắc giữa lợi ích về thuế với chi phí phá sản Ngoài ra, các chủ nợ sẽ hạnchế cho vay đối với các doanh nghiệp có rủi ro cao và họ sẽ yêu cầu trả một khoảnlãi vay cao hơn.

Theo lý thuyết trật tự phân hạng, rủi ro kinh doanh có quan hệ ngược chiềuvới đòn bẩy tài chính Các doanh nghiệp có rủi ro cao thì sẽ tích lũy vốn ở nhữngnăm hoạt động có lợi nhuận để tránh đánh mất cơ hội đầu tư ở những thời điểm thiếuvốn, Myers (1977)

Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm hình như không tỏ ra thống nhất vớilập luận này Theo Harris và Raviv tổng hợp năm 1991, trong khi nghiên cứu củaBradley và các cộng sự thực hiện năm 1984, nghiên cứu của Titman và Wessels năm

1988 hay của Friend và Hasbrouck (1988) cho kết quả tương quan nghịch giữa haiyếu tố này thì Kim và Sorensen lại chứng minh một kết quả thuận trong nghiên cứucủa họ năm 1986

Vài phương pháp đo lường rủi ro kinh doanh được đo lường khác nhau trongcác bài nghiên cứu, ví dụ: độ lệch chuẩn của lợi nhuận/doanh thu, Booth et al (2001),

độ lệch chuẩn của sự hoạt động dòng ngân lưu/tổng tài sản, Bradley et al (1984)Chaplinksky và Niehaus (1993) và Wald (1999) hay độ lệch chuẩn của phần trămthay đổi trong thu nhập từ hoạt động, Titman và Wessels (1988) Tất cả các bàinghiên cứu tìm thấy rủi ro kinh doanh tỷ lệ nghịch với đòn bẩy

Trong bài nghiên cứu này, tác giả theo Booth et al (2001) trong việc dùng độlệch chuẩn của lợi nhuận trước thuế và lãi vay để đo lường rủi ro kinh doanh

1.8 Đặc điểm riêng của sản phẩm

Khi một doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, nếu như sản phẩm tồn khocủa doanh nghiệp có tính độc đáo riêng mà khó có thể tìm kiếm trên thị trường thìgiá trị sản phẩm thu hồi sau thanh lý ít hay nói cách khác là thị trường thứ cấp cótính cạnh tranh cho hàng tồn kho và các thiết bị sản xuất của doanh nghiệp có thể

Trang 18

không có dẫn đến các chủ nợ hạn chế cho vay Do đó các doanh nghiệp có các sảnphẩm độc đáo thường có đòn bẩy tài chính thấp.

Tính chất độc đáo của sản phẩm được hình thành từ những đặc điểm của hoạtđộng sản xuất kinh doanh hay nguyên vật liệu hình thành nên chúng, ví dụ như chiphí nghiên cứu phát triển chiếm tỷ trọng khá lớn, hay nguyên vật liệu ít được sửdụng phổ biến,…

Nghiên cứu thưc nghiệm của Titman và Wessels (1988) cho rằng các công ty

có các sản phẩm đặc thù thường sẽ có các chi phí phải trả cho công nhân, nhà cungcấp, khách hàng cao hơn Công nhân và nhà cung cấp có những kỹ năng và vốn đặctrưng khác nhau, do đó, khi sản xuất hoặc cung cấp nguyên vật liệu cho những sảnphẩm đặc thù thì chi phí thường cao Khách hàng của họ cũng khó khăn trong việclựa sản phẩm phù hợp với mình Mặt khác, các công ty có sản phẩm đặc thù cũng tốnkém nhiều chi phí nghiên cứu và phát triển để sản xuất ra các sản phẩm mới Do đó,đặc điểm riêng của sản phẩm và mức độ sử dụng nợ của công ty có quan hệ tỷ lệnghịch

Nhân tố đặc điểm riêng của tài sản của công ty được đo lường bằng tỷ lệ chiphí nghiên cứu và phát triển trên doanh thu nhưng do việc thu thập số liệu về chi phínghiên cứu phát triển gặp nhiều khó khăn nên trong bài nghiên cứu này tác giả thaythế bằng chi phí bán hàng/ doanh thu

1.9 Tính thanh khoản

Các công ty có hệ số thanh khoản cao có thể sử dụng nợ nhiều hơn vì có khảnăng trả nợ cao hơn Tuy nhiên, theo lý thuyết trật tự phân hạng thì các công ty cótính thanh khoản cao sẽ đi vay ít hơn Thêm nữa, các công ty có nhiều tài sản có tínhthanh khoản cao thì công ty có thể dùng các tài sản này để tài trợ cho đầu tư Do đó,việc sử dụng nợ của công ty sẽ ít đi

Nghiên cứu thực nghiệm của Deesomsak và các cộng sự (2004) tại bốn nướcChâu Á Thái Bình Dương cho kết quả một quan hệ tỷ lệ nghịch giữa tính thanhkhoản và đòn bẩy tài chính của công ty

Tính thanh khoản được đo lường bằng tỷ số tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn

Trang 19

Tóm tắt nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn, cách xác định, dấu hiệu được dựđoán, kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước và giả thiết nghiên cứu:

Bảng 1.1 Tóm tắt các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn

nhuận trước thuế

Quy mô SIZE Logarit của doanh thu +/- + +

Tấm chắn

-thuế phi nợ tài sản

Cơ hội tăng

Rủi ro kinh

Đặc điểm

-riêng biệt doanh thu thuần

Trang 21

Chương 2: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của

doanh nghiệp

2.1 Xây dựng mô hình

Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đều sử dụng mô hình hồi quy

tuyến tính đa biến để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn

Mô hình hồi quy như sau:

Có rất nhiều các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp Trong

giới hạn về khả năng thu thập số liệu, tác giả chỉ giới hạn xét đến một số các nhân tố

(biến độc lập) đã tổng hợp trong bảng 1 gồm: ROA, TANG,TAX, SIZE, NDTS,

GRO, VOL, UNI, LIQ

Các tham số của mô hình hồi quy được ước lượng bằng phương pháp bình

phương bé nhất (OLS – Ordinary Least Squares)

LEV

i,t = α

i + β

1 ROA i,t-1 + β

2 TANG

i,t-1 + β

3 TAX i,t-1 + β

4 SIZE i,t-1 + β

được đo lường bằng ba tỷ số là:

Tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (Short-term debt –

SD) Tỷ số nợ dài hạn trên tổng tài sản (Long-term debt –

LD) Tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản (Total debt – TD)

Ngày đăng: 10/10/2020, 11:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Ngọc Nhậm, 2009, Giáo trình kinh tế lượng, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế lượng
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
2. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS
Nhà XB: Nhà xuất bản Hồng Đức
4. Nguyễn Thị Ngọc Trang, 2006, Quản trị rủi ro tài chính, Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị rủi ro tài chính
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
5. Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Thị Liên Hoa, 2007, Phân tích tài chính, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tài chính
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
6. Phạm Trí Cao và Vũ Minh Châu, 2009, Kinh tế lượng ứng dụng, Nhà xuất bản Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế lượng ứng dụng
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống Kê
7. Trần Ngọc Thơ chủ biên, 2005, Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê.B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp hiện đại
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê.B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
8. Artur Raviv and Milton Harris, 1991, The Theory of Capital Structure, The Journal of Finance, Vol. 46, No. 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Theory of Capital Structure
9. Berger, G. Philip, Eli Ofek and David L. Yermack, 1997, Managerial entrenchment and capital structure decisions, Journal of Finance 52, 1411-1438 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Managerialentrenchment and capital structure decisions
10. Be van, A.A. and Danbolt, J., 2002, Capital structure and its determinants in the United Kingdom – a decompositional analysis, Applied Financial Economics, 12(3). pp. 159-170 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Capital structure and its determinantsin the United Kingdom – a decompositional analysis
11. Booth, Laurence, Varouj Aivazian, Asli Demirguc - Kunt, and Vojislav Maksimovic, 2001, Capital structures in developing countries, Journal of Finance 56, 87-130 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Capital structures in developing countries
12. Bradley, Michael, George A. Jarrell, and E. Han Kim, 1984, On the existence of an optimal capital structure: theory and evidence, Journal of Finance, 39,857-880 Sách, tạp chí
Tiêu đề: On theexistence of an optimal capital structure: theory and evidence
13. Chang, Chun, 1999, Capital structure as optimal contracts, North American Journal of Economics and Finance 10(2), 363-85 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Capital structure as optimal contracts
14. Chaplinsky, Susan and Greg Niehaus, 1993, Do inside ownership and leverage share common determinants? Quarterly Journal of Business and Economics, 32(4), 51-65 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Do inside ownership andleverage share common determinants
15. Chirinko, Robert S. and Anuja R.Singha, 2000, Testing Static Tradeoff against Pecking Order model of capital structure: a critical comment, December 417 – 425 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Testing Static Tradeoffagainst Pecking Order model of capital structure: a critical comment
16. DeAngelo, H. and R. Masulis, 1980, Optimal capital structure under corporate and personal taxation, Journal of Financial Economics 8, 3-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Optimal capital structure under corporate and personal taxation
17. Diamond, Douglas W., 1989, Reputation acquisition in debt markets, Journal of Political Economy 828 – 862 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Reputation acquisition in debt markets
18. Fama, E.F. and Jensen, Michael, 1983, Agency problem and residual claims, Journal of Law and Economics 26, 327-349 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Agency problem and residual claims
19. Fama, E. and K. French, 2002, Testing trade – off and pecking order predictions about dividends and debt, Review of financial Studies 1-33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Testing trade – off and pecking order predictions about dividends and debt
20. Friend, Irwin, and Larry H.P. Lang, 1988, An empirical test of the impact of managerial self-interest on corporate capital structure, Journal of Finance 43, 271-281 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An empirical test of the impactof managerial self-interest on corporate capital structure
21. Franco Modigliani and Merton H. Miller (1958), The Cost of Capital, Corperation Finance and the Theory of Investment, The American Economic Review Volume XLVIII Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cost of Capital,Corperation Finance and the Theory of Investment
Tác giả: Franco Modigliani and Merton H. Miller
Năm: 1958

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Thống kê mô tả các biến - Các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp niêm yết
Bảng 2.1. Thống kê mô tả các biến (Trang 23)
Bảng 2.5. Ma trận tương quan - Các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp niêm yết
Bảng 2.5. Ma trận tương quan (Trang 27)
Bảng 2.6. Tác động của các nhân tố đến tổng nợ trên tổng tài sản - Các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp niêm yết
Bảng 2.6. Tác động của các nhân tố đến tổng nợ trên tổng tài sản (Trang 28)
Bảng 2.8. Tác động của các nhân tố đến nợ dài hạn trên tổng tài sản - Các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp niêm yết
Bảng 2.8. Tác động của các nhân tố đến nợ dài hạn trên tổng tài sản (Trang 30)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w