© Quản lý văn hóa: Là sự tác động chủ quan bằng nhiều hình thức, phương pháp của chủ thể quản lý các cơ quan Đảng, nhà nước, đoàn thể, các cơ cấu dân sự, các cá nhân đc trao quyền và tr
Trang 1ĐỀ CƯƠNG KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ
QUẢN LÝ VĂN HÓA Ngô Thủy Ngân – QLVH K3.
Câu 1 : Khái niệm quản lý, quản lý văn hóa và những vai trò cơ bản của nó ?
© Quản lý:
Chủ thể quản lý => Khách thể quản lý=> Đối tượng quản lý => Mục đích quản lý
Quản lý là sự kết hợp giữa 3 phương diện: Thông qua tập thể để thúc đẩy tính tích cực của cá nhân Điều hòa quan hệ giữa người với người, giảm mâu thuẫn giữa 2 bên Tăng cường hợp tác hộ trợ lẫn nhau, thông qua hỗ trợ để làm đc những việc mà 1 cá nhân không thể làm đc, thông qua hợp tác tạo nên giá trị lớn cá nhân-giá trị tập thể
Dưới góc độ khoa học quản lý: Quản lý là hoat động của chủ thể quản lý tác động vào 1 đối tượng nhất định 1 cách có mục đích để duy trì tính ổn định và phát triển đối tượng đó theo những mục tiêu đã định
-Vai trò của quản lý:
+ QL tạo ra sự thống nhất ý chí trong tổ chức: Bao gồm các thành viên của tổ chức, giữa những người bị quản lý vs nhau và giữa những người bị quản lý với người quản lý Đây là vai trò trọng tâm
+ Định hướng sự phát triển của tổ chức:
+ Tổ chức, điều hòa, phối hợp và hướng dẫn
+ Tạo động lực cho mọi cá nhân: Kích thích, đánh giá, khen thưởng, uốn nắn những lệch lạc, sai sót
+ Tạo môi trường và điều kiện cho cá nhân và tổ chức, đảm bảo sự phát triển ổn định
+ Tác động mạnh mẽ đến đời sống KT-XH
Trang 2+ Mở rộng giao lưu, hợp tác, quốc tế
+ Giải quyết hài hòa lợi ích, tạo động lực chơ sự phát triển
© Quản lý văn hóa: Là sự tác động chủ quan bằng nhiều hình thức, phương pháp của chủ thể quản lý ( các cơ quan Đảng, nhà nước, đoàn thể, các cơ cấu dân sự, các cá nhân đc trao quyền và trách nhiệm quản lý) đối với khách thể ( là mọi thành tố tham gia và làm nên đời sống văn hóa ) nhằm đạt mục tiêu ( brm đảm văn hóa là nền tảng tinh thần của XH, nâng cao vị thế quốc gia, cải thiện đời sống người dân…)
Câu 2 : Những đặc điểm cơ bản của khoa học quản lý ?
-Khoa học QL là 1 khoa học mang tính ứng dụng : Khoa học quản lý ko dừng lại ở mức nhận thức thế giới mà còn có mục đích tìm ra con đường để cải tạo hiện thực khách quan, xác định các nguyên lý, nguyên tắc, tìm kiếm ứng dụng mới sát thực Khoa học quản lý chỉ cho người quản lý biết vận dụng các nguyên lý vào từng điều kiện cụ thể ( Nguyên lý chỉ nghĩa Mác-Leenin, nguyên lý trong kinh doanh, ) -Khoa học QL là môn khoa học có tính liên ngành, liên bộ môn: Phải dựa vào thành tựu của nhiều môn khoa học khác như: Triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa cộng sản khoa học
-Khoa học QL có tính khoa học, nghệ thuật
+ Tính khoa học: Khoa học QL là hệ thống các tri thức lý luận bao gồm các khái niệm , quy luật, nguyên tắc, phương pháp, kĩ năng quản lý
+ Tính nghệ thuật: Là sử dụng phương pháp, công cụ phù hợp , nghệ thuật dung người ; Nghệ thuật ứng xử trong giải quyết công việc, giải quyết được các tình huống mà kiến thức sách vở ko giải quyết đc
Tính khoa học và nghệ thuật có mối quan hệ chặt chẽ vs nhau
Câu 3 : Các phương pháp nghiên cứu khoa học quản lý ?
-Phương pháp duy vật biện chứng
-Phương pháp phân tích hệ thống : Khi sử dụng phương pháp này phải xem tổ chức như 1 hệ thống mở, nó vận động và tồn tại theo 1 quy luật khách quan Hệ thống
Trang 3này bao gồm nhiều bộ phận, nhiều tổ chức, nhiều nhân tố ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau để tạo thành 1 chỉnh thể Khi 1 bộ phận có vấn đề thì tổng thể bộ phận
đó sẽ ảnh hưởng => Toàn bộ hệ thống sẽ bị ảnh hưởng
-Phương pháp mô hình hóa
-Phương pháp thực nghiệm
Câu 4: Trình bày các chức năng và nguyên tắc quản lý ?
© Chức năng :
-Dự báo : là phán đoán trước toàn bộ quá trình và các hiện tượng mà trong tương lai có thể xảy ra trong sự phát triển của một hệ thống quán lý
-Hoạch định : Là quá trình ấn định những mục tiêu và đưa ra những biện pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó
+ Hoạch định cho biết mục đích, hướng đi của tổ chức, người thực hiện nó,
dự đóan những thay đổi trong nội bộ và ngòai môi trường
+ Hoạch định giúp giảm đc sự chồng chéo và những hoạt động lãng phí + Tạo cơ hội hoàn thiện những phương pháp, kế hoạch hóa đc sử dụng trong công việc , hoạt động trở nên chuyên nghiệp hơn
-Tổ chức: + Xác định và phân loại các hoạt động cần thiết để thực hiện mục tiêu + Xác định cơ cấu tổ chức
+ Bố trí, sắp xếp đội ngũ, xác định vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của từng thành viên, từng bộ phận trong tổ chức
+ Tổ chức, sắp xếp nhân sự về tuyển dụng , đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, đề bạt, sa thải
-Động viên: Áp dụng biện pháp động viên bằng vật chất hoặc tinh thần Việc động viên kịp thời, gần gũi với cấp dưới, hiểu đc hoàn cảnh của thành viên là động lực khích lệ mạnh mẽ làm nguồn nhân lực hăng say, tích cực làm việc nhiều hơn
-Điều chỉnh: Nhằm sửa chữa các sai lệch nảy sinh trong quá trình hoạt động của hệ thống
Trang 4+ Chỉ điều chỉnh khi thật sự cần thiết
+ Điều chỉnh đúng mức độ, tránh tùy tiện gây tác động xấu
+ Phải tránh để lỡ thời cơ, tránh bảo thủ
+ Điều chỉnh để khắc phục khâu yếu trong hệ thống quản lý
-Kiểm tra: Đo lường và chấn chỉnh việc thực hiện nhằm bảo đảm các mục tiêu và
kế hoạch đã và đang đc hoàn thành Các loại kiểm tra ( kiểm tra hành vi, kiểm tra tài chính, kiểm tra tác nghiệp)
-Đánh giá và hoạch toán: Nhằm cung cấp cho cơ quan quản lý các thông tin cần thiết để đánh giá đúng tình hình của đối tượng quản lý và dự kiến quyết định bước phát triển mới Đánh giá phải có quan điểm toàn diện, xét trên tất cả các lĩnh vực ( chính trị, kinh tế, XH…)
© Nguyên tắc:
-Nguyên tắc thống nhất lãnh đạo chính trị và KT : KT và chính trị là 2 phạm vi hoạt đông khác nhau, tuy nhiên có mối quan hệ hữu cơ, làm tiền đề thúc đẩy phát triển, không phải lúc nào cũng thống nhất, có tính độc lạp tương đối
-Nguyên tắc tập chung dân chủ:
+ Bình diện vĩ mô : Là việc điều hành toàn bộ các hoạt động KT-XH tập trung vào cơ quan quyền lực cao nhất-cấp trung ương
+ Bình diện cơ sở: Nguyên tắc tập trung lãnh đạo thể hiện thông qua chế độ 1 thủ trưởng
Tập trung dân chủ: “Tự do trong thảo luận, thống nhất trong hành động”
-Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo vùng lãnh thổ: Là quản lý tổng hợp và toàn diện về các mặt chính trị, KT , XH, văn hóa của 1 khu dân cư trên địa bàn lãnh thổ
-Nguyên tắc kết hợp lợi ích KT: 3 loại lợi ích thực tế ( lợi ích cá nhân, lợi ích toàn
XH, lợi ích XH)
Trang 5-Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả KT cao nhất: Tiết kiệm là hạn chế chi phí đến mức tối thiểu mà vẫn đảm bảo đc hiệu quả tối đa, hiệu quả là thước đo kết quả cuối cùng của hoạt động
Câu 5 : Các phương pháp quản lý cơ bản hiện nay ?
© Phương pháp quản lý: Là tổng thể những cách thức mà chủ thể của quản lý tác động vào cá nhân và tập thể người lao động nhằm khuyến khích thúc đẩy họ
hoàn thành công việc
© Các phương pháp quản lý cơ bản hiện nay:
-Phương pháp giáo dục, chính trị tư tưởng
-Phương pháp tâm lí, XH
-Phương pháp hành chính, luật pháp
-Phương pháp tổ chức, điều khiển:
+ Tổ chức: Là định hình cơ cấu các bộ phận tạo thành, xác lập chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ,…
+ Điều khiển: Là sự đôn đốc, chỉ đạo cụ thể tiến trình sản xuất – kinh doanh
hay một quá trình xã hội nhằm điều chỉnh kịp thời những sai lệch xuất hiện so với mục tiêu và nhiệm vụ đề ra
-Phương pháp kinh tế:
+ Các đòn bẩy kinh tế bao gồm: GIá cả, tín dụng, đầu tư, tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi,…
+ Hoạch toán kinh tế là dựa trên cơ sở quan hệ hàng hóa, tiền tệ theo cơ chế thị trường Nội dung cơ bản nhất của hoạch toán kinh tế là tự chủ về sản xuất – kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của bản thên đơn vị, hoạch toán giữa thu chi phải có lãi, có tích lũy để tái sản xuất mở rộng
Câu 6 : Vai trò và quy trình sử dụng thông tin quản lý ?
© Thông tin quản lý : Là tất cả những tin tức nảy sinh trong quá trình cũng như môi trường quản lý và cần thiết cho việc ra quyết định hoặc để giải quyết 1 vấn
đề nào đó trong hoạt động quản lý của 1 tổ chức
Trang 6© Vai trò : + Thông tin là nền tảng, là hạt nhân của quản lý
+ Thông tin là đối tượng lao động của nhà quản lý
+ Trong quá trình điều hành, nhà quản lý thường xuyên làm việc với
3 loại thông tin : thông tin kế hoạch ( chỉ đạo hoạt động sản xuất), thông tin môi trường, thông tin thực hiện
+ Thông tin là công cụ của nhà quản lý
+ Thông tin là yếu tố đảm bảo cho mọi người thực hiện tốt nhiệm vụ được giao cho
© Quy trình sử dụng thông tin quản lý:
-Xác định nhu cầu thông tin của các cấp quản lý, các khâu quản lý
-Xác định và tổ chức nguồn tin: Gồm 3 lọai nguồn tin
+ Từ các loại công văn, công văn đi
+ Từ tài liệu, sách, báo, tạp chí, phát thanh và truyền hình
+ Nguồn tin truyền miệng, trực tiếp trao đổi qua điện thoại
-Tổ chức thu thập thông tin: Gồm tổ chức thu thập thông tin từ công tác hành chính, văn thư Thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ theo quy định Tổ chức hội nghị, hội ý, trực báo, giao ban Tổ chức đi kiểm tra, quan sát các trực tiếp các hoạt động của tổ chức Nghe phản ánh bằng cách trao đổi trực tiếp hay qua điện thoại, điện tín…
-Nghiên cứu xử lý thông tin: Dựa trên cơ sở phân tích số liệu, tài liệu phản ánh tình hình và kết quả các hoạt động thực tế người xử lý thông tin đưa ra các phương án, các tác động quản lý và quyết định lựa chọn phương án hay tác động tối ưu nhất -Cung cấp và phổ biến thông tin
-Bảo quản và lưu trữ thông tin : Phải sắp xếp ngăn nắp, trật tự, tránh mọi nhầm lẫn, mất mát, đảm bảo sao cho có thể cung cấp đầy đủ khối lượng thông tin cần thiết với thời gian nhanh nhất cho người sử dụng
Câu 7 : Quyết đinh quản lý là gì ? Quy trình ra quyết định quản lý ?
Trang 7© Quyết định quản lý : Là hành vi có tính chất chỉ thị do 1 cơ quan hay 1 người đưa ra để định hướng, tổ chức hoạt động cho tập thể lao động nhằm thực hiện mục tiêu quản lý
© Quy trình :
-Xác định vấn đề ra quyết định: Có thể đc xác định thông qua kinh nghiệm, phân tích của nhà quản lý hoặc các chuyên gia, các bộ phận chức năng, cũng có thể là cấp dưới
-Chọn tiêu chuẩn đánh giá phương án: Tiêu chuẩn được thể hiện bằng các chỉ tiêu
số lượng và chất lượng
-Tìm kiếm các phương án để giải quyết
-Đánh giá phương án:
+ Phân tích định lượng và phân tích định hướng
+ Đánh giá các phương án chỉ ra: ưu điểm, hạn chế
-Lựa chọn phương án và ra quyết định : Lựa chọn phương án nên có sự tham gia của tập thể, chuyên gia có kinh nghiệm hoặc cấp trên
Câu 8 Các nội dung quản lý hoạt động lĩnh vực văn hóa hiện nay ?
-Phương thức quản lý bao gồm 2 mặt chặt chẽ với nhau:
+ QL hoạt động của chính quyền, thiết chế văn hóa, chuyên nghiệp hoặc không chuyên, nhà nước và tư nhân
+ QL hoạt động giao lưu văn hóa của con người trong xã hội nhằm tác động tới sự phát triển đời sống tinh thần của cá nhân và xã hội
-Quản lý hoạt động văn hóa gồm:
+ QL nhà nước thuộc chức trách của NN thông qua giải pháp về luật, thể chế, chính sách, khoa học
+ QL sự nghiệp văn hóa: quản lý về phương diện chuyên môn theo từng chuyên ngành hoạt động văn hóa
-Phạm vi quản lý Nhà nước về văn hóa:
+ Văn hóa nghệ thuật : âm nhạc, hội họa, văn học, sân khấu, điện ảnh,…
Trang 8( Cục điện ảnh, cục nghệ thuật biểu diễn, ) => lĩnh vực mang tính biểu tượng, làm tham mưu cho hoạt động quản lý
+ Văn hóa XH : lễ hội, phong tục, danh lam thắng cảnh, ( Cục di sản văn hóa, ) => thuộc tính XH, tạo dựng nét sống tốt đẹp
+ Văn hóa thông tin đại chúng: báo chí, phát thanh, ( Cục báo chí, cục xuất bản,…) => Thuộc tính chính trị tư tưởng