1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án tin 10 đầy đủ

93 455 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

Ngày soạn:24/08/2009 Tuần: 1 Ngày giảng: Tiết: 1 Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC §1. TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC I. Mục đích, yêu cầu 1. Về kiến thức: - Giúp học sinh nắm được sự ra đời và phát triển của ngành tin học. - Giúp học sinh hiểu được đặc tính và vai trò của máy tính điện tử khi ứng dụng các thành tựu của tin học. - Giúp học sinh hiểu được quá trình tin học hoá toàn diện đang diễn ra trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người. 2. Kĩ năng: 3. Thái độ: - Giúp học sinh hiểu thêm về tin học từ đó học sinh thêm yêu thích môn học. II. Phương pháp - Kết hợp phương pháp giảng dạy thuyết trình, vấn đáp. III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên: Soạn giáo án, SGK, tài liệu tham khảo. 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài mới, vở ghi lý thuyết, SGK. IV. Tiến trìn lên lớp, nội dung bài giảng 1. Ổn định lớp - Ổn định lớp. - Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số. 2. Giới thiệu chương trình học và dẫn nhập bài mới 2.1. Giới thiệu chương trình học - Giới thiệu sơ lược chương trình tin học 10. - Giới thiệu sơ lược chương I. 2.2. Dẫn nhập bài mới - Nhờ các phương tiện thông tin đại chúng, mỗi chúng ta đều hiểu biết ít nhiều về máy tính điện tử và ngành khoa học Tin học. Tuy nhiên mức độ hiểu biết có thể khác nhau. Hôm nay, buổi đầu tiên của môn tin học, chúng ta cùng tìm hiểu về tin học, về quá trình hình thành và phát triển của tin học, về đặt tính và vai trò của máy tính điện tử, và cuối cùng là thuật ngữ tin học. 3. Nội dung bài giảng Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Sự hình thành và phát triển của tin học GV: Gợi cho học sinh trình bày về sự hiểu biết của mình về môn tin học. Chúng ta nhắc nhiều đến tin học nhưng nó thực chất là gì thì ta được biết hoặc những hiểu biết về nó rất ít. Ngày nay tin học nó được coi như là một 1 phương tiện trong cuộc sống. Vậy thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và những hiểu biết của các em về máy tính. Hãy cho biết máy tính có thể làm được những gì? HS: Lắng nghe, suy nghĩ và trả lời. Người dùng có thể sử dụng phần mềm máy tính để chơi trò chơi, xem phim ảnh, nghe nhạc, học vẽ… GV: Nhận xét và kết luận. Khi ta nói đến tin học là nói đến máy tính (MT) cùng các dữ liệu trong máy được lưu trữ và xử lí phục vụ cho các mục đích khác nhau trong mỗi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vậy tin học là gì? Trước tiên ta đi xem xét về sự hình thành và phát triển của tin học. GV: 1890 - 1920: Phát minh ra điện năng, radio, máy bay . Cuối thập niên 40 đầu thập niên 50 của thế kỷ 20 là thời kỳ phát triển của máy tính điện tử và một số thành tựu khoa học kỹ thuật khác. 1970 - nay: Thời kỳ phát triển của thông tin toàn cầu (Internet). GV: Đặt câu hỏi Theo quan điểm truyền thống 3 nhân tố cơ bản của nền kinh tế là gì? HS: Nghiên cứu sgk trả lời. Điều kiện tự nhiên, nguồn lao động và vốn đầu tư Ngày nay, ngoài 3 nhân tố then chốt đó xuất hiện một nhân tố mới rất quan trọng, đó là thông tin - một dạng tài nguyên mới. GV: Xã hội loài người trải qua bao nhiêu nền văn minh? HS: Nông nghiệp, công nghiệp, thông tin GV: Trải qua 3 nền văn minh và mỗi nền văn minh đều gắn với 1 công cụ lao động mới. Như: máy hơi nươc (CN), máy tính điện tử (TT). 1. Sự hình thành và phát triển của tin học Là ngành khoa học xuất hiện muộn nhất, phát triển nhanh nhất và ứng dụng rộng rãi nhất. 2 Cùng với việc sáng tạo ra công cụ mới là máy tính điện tử, con người cũng tập trung trí tuệ từng bước xây dựng ngành khoa học tương ứng để đáp ứng những yêu cầu khai thác tài nguyên thông tin. Trong bối cảnh đó ngành tin học được hình thành và phát triển thành một ngành khoa học Ngành tin học được hình thành và phát triển thành một ngành khoa học với các nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu riêng . Hoạt động 2: Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử GV: Trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, con người muốn làm việc và sáng tạo đều cần thông tin. Chính vì nhu cầu cấp thiết ấy mà máy tính cùng với những đặt trưng riêng biệt của nó đã ra đời. Qua thời gian, tin học ngày càng phát triển và thâm nhập vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống (y tế, giao thông, truyền thông, giáo dục, .). Phân tích để học sinh hiểu việc học tin học trong nhà trường phổ thông là có học sử dụng máy tính. Tuy nhiên kiến thức trọng tâm là học văn hoá tin học. 2. Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử * Vai trò: - Ban đầu máy tính ra đời chỉ với mục đích cho tính toán đơn thuần, dần dần nó không ngừng được cải tiến và hỗ trợ cho rất nhiều lĩnh vực khác nhau. - Ngày nay thì máy tính đã xuất hiện ở khắp nơi, chúng hỗ trợ hoặc thay thế hoàn toàn con người. * Đặc tính: - Có thể “làm việc không mệt mỏi” trong suốt 24giờ /ngày. - Tốc độ xử lý thông tin nhanh và ngày càng được nâng cao. - Là một thiết bị có độ chính xác cao. - Có thể lưu trữ một lượng lớn thông tin trong môt không gian rất hạn chế. - Giá thành máy tính ngày càng hạ  Tính phổ biến cao. - Máy tính ngày càng gọn nhẹ và tiện dụng. Các máy tính có thể liên kết với nhau thành một mạng máy tính Khả năng thu thập và xử lý thông tin tốt hơn. Hoạt động 3: Thuật ngữ “Tin học” GV: Chúng ta tìm hiểu một số thuật ngữ tin học được sử dụng. GV: Từ những tìm hiểu ở trên ta có thể rút ra được khái niệm tin học là gì? HS: Đọc phần in nghiêng SGK – tr6. 3. Thuật ngữ “Tin học” * Một số thuật ngữ tin học được sử dụng là: .Tiếng Pháp: informatique. .Tiếng Anh: informatics. .Người Mĩ: computer Science. * Khái niệm tin học: sgk-tr6 3 V. Củng cố bài - Hôm nay là buổi đầu tiên các em làm quen với môn tin học. Qua tiết học này, các em sẽ có khái niệm chính xác hơn về tin học, về sự hình thành và phát triển của tin học, đặc tính và vai trò của máy tính điện tử. Từ đó các em sẽ hiểu rằng tin học không chỉ là sử dụng máy tính. Hi vọng sau tiết học này, môn tin cũng là một môn học được các em quan tâm và yêu thích. VI. Bài tập về nhà - Ôn tập lại bài học, trả lời các câu hỏi cuối bài. -Đọc trước bài 2: “Thông tindữ liệu” chuẩn bị cho tiết học sau. VII. Nhận xét rút kinh nghiệm: Ngày soạn:24/08/2009 Tuần: 1 Ngày giảng: Tiết: 2 §2. THÔNG TINDỮ LIỆU (Mục 1,2,3) I. Mục đích, yêu cầu 1. Về kiến thức: - Giới thiệu các khái niệm thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin. - Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính. - Hiểu đơn vị đo thông tin là bit và các đơn vị bội của bit. 2. Kĩ năng: 3. Thái độ: II. Phương pháp - Kết hợp phương pháp giảng dạy thuyết trình, vấn đáp. III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên: Soạn giáo án, SGK, tài liệu tham khảo. 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài mới, vở ghi lý thuyết, SGK. IV. Tiến trìn lên lớp, nội dung bài giảng 1. Ổn định lớp - Ổn định lớp. - Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ và dẫn nhập bài mới 2.1. Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên nêu lần lượt các câu hỏi, gọi học sinh trả lời, đánh giá cho điểm: + Câu hỏi : Hãy nêu những đặc tính ưu việt của máy tính? 2.2. Dẫn nhập bài mới 4 - Trong tiết học trước chúng ta đã hiểu được thế nào là tin học, vai trò và đặc tính của máy tính điện tử khi ứng dụng các thành tựu của tin học, vậy cách con người đưa thông tin từ ngoài môi trường vào máy tính như thế nào? và cách biểu diễn thông tin này trong máy tính ra sao? Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài 2: Thông tindữ liệu. Đây là những khái niệm cơ bản đầu tiên của tin học. 3. Nội dung bài giảng Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Thông tindữ liệu GV: Thuyết trình. Trong xã hội sự hiểu biết về một thực thể càng nhiều thì sự suy đoán về thực thể đó càng chính xác. Ví dụ: Trong một vụ điều tra càng biết nhiều chi tiết về vụ án thì việc suy đoán tìm ra thủ phạm sẽ dễ dàng hơn. Những điều được biết đến đó là những thông tin. Vậy thông tin là gì và các em hãy cho thêm một vài ví dụ khác về những thông tin mà các em biết? HS: Lấy ví dụ. VD1: Bạn lan 18 tuổi, cao 1m70, đó là thông tin về bạn Lan. VD2: Khi cầm một cuốn sách trên đó có tên sách, tên tác giả, ngày xúât bản, .đó là thông tin về cuốn sách. GV: Muốn đưa thông tin vào máy tính con người phải tìm cách biễu diễn thông tin sao cho máy tính có thể nhận biết và xử lí được. Thông tin được biểu diễn trong máy tính đó chính là dữ liệu. 1. Thông tindữ liệu - Thông tin của một thực thể là những hiểu biết có thể có được về thực thể đó. Ví dụ: Thông tin về sản phẩm, Thông tin về tin tức thời sự, thông tin về mỗi ca nhân bạn bè… - Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính. ví dụ: Điểm thi học sinh được nhập vào máy tính là dữ liệu. Hoạt động 2: Đơn vị đo lượng thông tin GV: Thuyết trình, ghi tóm tắt bài học lên bảng. Muốn nhận biết một đối tượng nào đó ta phải biết đủ lượng thông tin về nó và khi mô tả việc xử lí thông tin bằng máy tính ta sử dụng bit. Bit (binary digit). Bit là lượng thông tin vừa đủ để xác định chắc chắn một trong hai trạng thái của một sự kiện có hai trạng thái với khả năng xuất hiện như nhau. Bít chỉ phần nhỏ nhất của bộ nhớ máy tính dùng để lưu trữ ta dùng một trong hai ký hiệu 0 và 1. 2. Đơn vị đo lượng thông tin - Đơn vị đo thông tin là bit. Bit là phần nhỏ nhất của bộ nhớ máy tính lưu trữ một trong hai kí hiệu 0 hoặc 1. 5 HS: Trật tự, chăm chú ghi bài. GV: Nêu và phân tích ví dụ trong SGK. GV: Ngoài đơn vị bit còn có đơn vị byte, Các đơn vị bội của byte. GV: Nêu câu hỏi vận dụng SBT10. Ví dụ: Qui ước giới tính nam là (1) nữ là (0) nếu một bàn có các học sinh: nam nữ nữ nam thì sẽ được biểu diễn: 1001. - Ngoài đơn vị bit còn có đơn vị byte: 1byte = 8 bit - Các đơn vị bội của byte: 1KB = 1024 Byte 1MB =1024 KB 1GB =1024 MB 1TB =1024GB 1PB = 1024 TB Hoạt động 3: Các dạng thông tin GV: Trong đời sống có rất nhiều thông tin và người ta phân loại nó như sau: Loại số (số nguyên, số thực…) và loại phi số (văn bản, hình ảnh, âm thanh…). Các em hãy cho ví dụ về những thông tin loại phi số tương ứng? HS: Suy nghĩ và trả lời. 3. Các dạng thông tin - Có 2 loại thông tin: + Loại số: số nguyên, số thực… + Loại phi số: văn bản, hình ảnh, âm thanh… V. Củng cố bài - Như vậy qua tiết này chúng ta hiểu được các vấn đề về: thông tin, dữ liệu, đơn vị, các dạng thông tin cơ bản. VI. Bài tập về nhà - Ôn tập lại bài học. - Đọc các phần tiếp theo của bài. VII. Nhận xét rút kinh nghiệm: Ngày soạn:24/08/2009 Tuần: 2 Ngày giảng:25/08/2009 - Lớp 10A4, 10A2 Ngày giảng:26/08/2009 - Lớp 10A1, 10A3, 10A6 Ngày giảng:28/08/2009 - Lớp 10A5 Tiết: 3 §2. THÔNG TINDỮ LIỆU (Mục 5,6) I. Mục đích, yêu cầu 1. Về kiến thức: - Biết khái niệm mã hoá thông tin cho máy tính. - Biết các hệ đếm cơ số 2, 16 trong biểu diễn thông tin. 6 - Học sinh hình dung rõ được về cách nhận biết, lưu trữ và xử lí thông tin của máy tính điện tử. 2. Kĩ năng: - Bước đầu mã hoá được thông tin cơ bản thành dãy bit. 3. Thái độ: II. Phương pháp - Kết hợp phương pháp giảng dạy thuyết trình, vấn đáp. III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên: Soạn giáo án, SGK, tài liệu tham khảo. 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài mới, vở ghi lý thuyết, SGK. IV. Tiến trìn lên lớp, nội dung bài giảng 1. Ổn định lớp - Ổn định lớp. - Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên nêu lần lượt các câu hỏi, gọi học sinh trả lời, đánh giá cho điểm: Câu 1: Thế nào là thông tin? cho ví dụ; thế nào là dữ liệu? Cho ví dụ. Câu2: Đơn vị đo cơ bản của thông tin trong máy tính, các dạng thông tin? 3. Nội dung bài giảng Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Mã hóa thông tin GV: Chúng ta có thể trao đổi thông tin một cách dễ dàng nhưng muốn trao đổi thông tin với máy tính thì cần phải làm cho máy tính hiểu và xử lý được. Làm thế nào để máy tính hiểu. Chúng ta phải biến đổi thông tin thành một dãy các bit. Cách làm như vậy gọi là mã hóa thông tin. GV: VD ta xét việc mã hóa thông tin dạng văn bản. Văn bản là một dãy các kí tự viết liên tiếp theo những quy tắc nào đó. Vậy các kí tự đó bao gồm những gì? HS: Suy nghĩ và trả lời. Các chữ cái thường và hoa, các chữ số thập phân, các dấu phép toán, các dấu ngắt câu… GV: Để mã hóa thông tin dạng văn bản, ta mã hóa từng kí tự và sử dụng bộ mã để mã hóa. Bộ mã ACSII sử dụng 8 bit để mã hóa. Nhưng mã ACSII chỉ mã hóa được 256 (2 8 ) kí tự (được đánh số từ 0 – 255) chưa đủ để mã hóa tất cả các bảng chữ cái của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. 4. Mã hóa thông tin - Muốn máy tính hiểu và xử lí được, thông tin phải được biến đổi thành một dãy các bit. Cách biến đổi như vậy gọi là mã hóa thông tin. VD: sgk - Để mã hóa thông tin dạng văn bản, ta mã hóa từng kí tự và sử dụng bộ mã để mã hóa. - Có 2 bộ mã: Bộ mã ACSII (mã hoá được 256 kí tự) và Bộ mã Unicode (mã hoá được 65536 kí tự). 7 Bộ mã Unicode sử dụng 16 bit có thể mã hóa được 65536 (2 16 ) kí tự cho phép biểu diễn tất cả các văn bản của các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. Hiện nay, bộ mã Unicode được dùng như bộ mã chung của các văn bản hành chính ở nước ta. Hoạt động 2: Biểu diễn thông tin trong máy tính GV: Đặt câu hỏi. Nhắc lại các dạng thông tin đã học? HS: Nhớ lại phần 3 để trả lời. GV: Biễu diễn thông tin trong máy tính qui về 2 loại chính: số và phi số. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách biểu diễn các dạng thông tin đó. GV: Tóm tắt nội dung bài học. HS: Trật tự, lắng nghe, chăm chú ghi bài và tham gia xây dựng bài. GV: Số nguyên có thể có dấu hoặc không dấu, tuỳ vào độ lớn của nó ta có thể dùng 1 byte, 2 byte, … để biểu diễn. 5. Biểu diễn thông tin trong máy tính a. Thông tin loại số: * Hệ đếm: Là tập hợp các kí hiệu và qui tắc sử dụng tập kí hiệu đó để biểu diễn và xác định giá trị các số. - Hệ đếm La mã: Các kí hiệu trong hệ đếm bao gồm: I, V, X, L, C, D, M. Mỗi kí hiệu có một giá trị cụ thể: I=1, V=5, X=10, L=50, C=100, D=500, M=1000. - Hệ thập phân (hệ cơ số 10): sử dụng tập ký hiệu gồm 10 chữ số 0, 1, 2, …9. Trong hệ đếm cơ số b, giả sử số N có biểu diễn: d n d n-1 d n-2 …d 1 d 0 ,d -1 d -2 …d -m 0 ≤ d i <b N= d n b n + d n-1 b n-1 + … +d 0 b 0 +d -1 b -1 +… +d - m b -m VD: 536,4=5x10 2 + 3x10 1 +6x10 0 +4x10 -1 * Các hệ đếm thường dùng trong tin học. - Hệ nhị phân (hệ cơ số 2): dùng 2 kí hiệu : chữ số 0 và 1.VD: 101 2 =1*2 2 + 0*2 1 + 1*2 0 =5 10 - Hệ hexa (hệ cơ số 16): sử dụng các kí hiệu: 0, 1, 2…, 9, A, B, C, D, E, F. trong đó A, B, C, D, E, F tương ứng với 10, 11, 12, 13, 14, 15 trong hệ thập phân. VD:1A3 16 =1*16 2 +10*16 1 + 3*16 0 =419 10 * Biểu diễn số nguyên: Xét biểu diễn số nguyên 1 byte. Một byte có 8 bit, mỗi bit là 0 hoặc là 1. Các bit của 1 byte được đánh số từ phải sang trái bắt đầu từ 0. 7 6 5 4 3 2 1 0 - Bit đầu tiên dùng để xác định số nguyên đó là dấu âm (1) hay dấu dương (0). 8 GV: Biểu diễn số âm: Trong toán học người ta thường viết các số lẻ: 13 456,25.Nhưng trong tin học người ta thường viết 12345.25. Em thấy có gì khác biệt giữa 2 cách biểu diễn. - Các bit còn lại biểu diễn giá trị tuyệt đối của số viết dưới dạng nhị phân. - 1 byte biểu diễn số nguyên trong phạm vi từ -127 127 * Biểu diễn số thực: - Mọi số thực đều có thể biểu diễn dưới dạng dấu phẩy động ± M × 10 ± K Trong đó: 0,1 ≤ M<1 M được gọi là phần định trị K là một số nguyên không âm (phần bậc). VD: 12 345,25 được biểu diễn 0,1234525x10 5 b. Thông tin loại phi số: * Văn bản: - Để biểu diễn một xâu kí tự, máy tính có thể dùng một dãy byte, Mỗi byte biểu diễn một kí tự từ trái sang phải. - Để mã hóa thông tin dạng văn bản, ta mã hóa từng kí tự thành dãy bit và sử dụng bộ mã ACSII hoặc unicode để mã hóa. VD: Dãy ba byte 01010100 01001001 01001110 biểu diễn xâu ký tự “TIN”. * Các dạng khác: Để mã hóa âm thanh, hình ảnh ta cũng phải mã hóa chúng thành một dãy bit. V. Củng cố bài - Như vậy qua tiết này chúng ta hiểu được cách mã hoá và biểu diễn thông tin trong máy tính. VI. Bài tập về nhà - Ôn tập lại bài học, làm các BT từ 1.5 đến 1.12 trong SBT. - Yêu cầu HS làm bài tập và thực hành 1 SGK - tr16. VII. Nhận xét rút kinh nghiệm: 9 Ngày soạn:25/08/2009 Tuần: 2 Ngày giảng:27/08/2009 - Lớp 10A1, 10A6, 10A4, 10A3 Ngày giản: 28/08/2009 - Lớp 10A5, 10A2 Tiết: 4 Bài tập và thực hành 1: LÀM QUEN VỚI THÔNG TIN VÀ MÃ HÓA THÔNG TIN I. Mục đích, yêu cầu 1. Về kiến thức: - Củng cố hiểu biết ban đầu về tin học, máy tính. 2. Kĩ năng: -Sử dụng bộ mã ASCII để mã hoá xâu ký tự, số nguyên. - Viết được số thực dưới dạng dấu phẩy động. 3. Thái độ: II. Phương pháp - Kết hợp phương pháp giảng dạy thuyết trình, vấn đáp. III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên: Soạn giáo án, SGK, SBT, tài liệu tham khảo. 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài mới, vở ghi lý thuyết, SGK, SBT. IV. Tiến trìn lên lớp, nội dung bài giảng 1. Ổn định lớp - Ổn định lớp. - Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ và dẫn nhập bài mới 2.1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra lồng ghép khi học bài mới. 2.2. Dẫn nhập bài mới - Trong hai bài đầu chúng ta đã được học về sự ra đời, phát triển của ngành khoa học tin học, đặc tính và vai trò của nó đối với mọi hoạt động của xã hội loài người. Và quan trọng hơn chúng ta đã biết được máy tính muốn xử lí thông tin thì thông tin đó phải được mã hoá. Vậy việc thực hiện mã hoá thông tin được tiến hành như thế nào? Chúng ta sẽ thực hành mã hoá một số xâu kí tự, số nguyên, sử dụng bảng mã acsii để mã hoá và giải mã, . trong bài học hôm nay. 3. Hướng dẫn bài tập SGK Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn câu hỏi a1 GV: Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi trong SGK, gọi học sinh trả lời. HS: Đọc câu hỏi, chọn câu trả lời, tham gia xây dựng bài. GV: Nhận xét và phân tích. Câu a1: SGK-tr16 Phương án đúng là C, D 10 [...]... giảng:30/09/2009 Ngày giảng:02 /10/ 2009 Ngày giảng:03 /10/ 2009 Tuần: 7 Tiết: 13 - Lớp 10A4 - Lớp 10A5 - Lớp 10A1, 10A2 - Lớp 10A3 - Lớp 10A6 §4 BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (Tiết 4) I Mục đích, yêu cầu 1 Về kiến thức: - Hiểu rõ khái niệm thuật toán và thực hiện được một số thuật toán đơn giản trong sách giáo khoa: bài toán sắp xếp - Xác định được bài toán, ý tưởng xây dựng thuật toán, mô tả thuật toán theo hai cách liệt... soạn:29 /10/ 2009 Ngày giảng:03 /10/ 2009 - Lớp 10A4 Ngày giảng:04 /10/ 2009 - Lớp 10A2 Ngày giảng:08 /10/ 2009 - Lớp 10A1 Ngày giảng:09 /10/ 2009 - Lớp 10A3 Ngày giảng :10/ 10/2009 - Lớp 10A5, 10A6 Tuần: 8 Tiết: 15 ÔN TẬP I Mục đích, yêu cầu 1 Về kiến thức: Học sinh nắm được: * Một số khái niệm cơ bản của tin học: - Tin học là một ngành khoa học - Thông tindữ liệu - Các hệ đếm dùng trong máy tính - Bài toán và... Tiết: 14 - Lớp 10A2 - Lớp 10A5, 10A4 - Lớp 10A6 - Lớp 10A1, 10A3 §4 BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (Tiết 5) I Mục đích, yêu cầu 1 Về kiến thức: - Hiểu rõ khái niệm thuật toán và thực hiện được một số thuật toán đơn giản trong sách giáo khoa: bài toán tìm kiếm - Xác định được bài toán, ý tưởng xây dựng thuật toán, mô tả thuật toán theo hai cách liệt kê và sơ đồ khối 2 Kĩ năng: - Xây dựng được thuật toán giải một... giảng:21/09/2009 Ngày giảng:22/09/2009 Tuần: 5 Tiết: 10 - Lớp 10A2 - Lớp 10A5, 10A4 - Lớp 10A6 - Lớp 10A1, 10A3 §4 BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (Tiết 1) I Mục đích, yêu cầu 1 Về kiến thức: - Hiểu đúng khái niệm bài toán trong tin học - Hiểu rõ khái niệm thuật toán và thực hiện được một số thuật toán đơn giản trong sách giáo khoa - Xây dựng thuật toán cho một số bài toán đơn giản, qua đó hình thành kĩ năng chuẩn... giảng:29/09/2009 Tuần: 6 Tiết: 12 - Lớp 10A5 - Lớp 10A2 - Lớp 10A4 - Lớp 10A6 - Lớp 10A1, 10A3 §4 BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (Tiết 3) I Mục đích, yêu cầu 1 Về kiến thức: 27 - Hiểu rõ khái niệm thuật toán và thực hiện được một số thuật toán đơn giản trong sách giáo khoa: Kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương - Xác định được bài toán, ý tưởng xây dựng thuật toán, mô tả thuật toán theo hai cách liệt kê và sơ... giảng:26/09/2009 Tuần: 6 Tiết: 11 - Lớp 10A4 - Lớp 10A5 - Lớp 10A1, 10A2 - Lớp 10A3 - Lớp 10A6 §4 BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (Tiết 2) I Mục đích, yêu cầu 1 Về kiến thức: - Hiểu rõ khái niệm thuật toán và thực hiện được một số thuật toán đơn giản trong sách giáo khoa: Tìm giá trị lớn nhất của một dãy số nguyên - Xác định được bài toán, ý tưởng xây dựng thuật toán, mô tả thuật toán theo hai cách liệt kê và sơ đồ... bài GV: Nhận xét và phân tích Hoạt động 4: Hướng dẫn câu b1 GV: Hướng dẫn học sinh để chuyển xâu Câu b1: SGK-tr16 “VN” sang mã nhị phân thì ta chuyển lần VN: 0101 0 110 0100 1 110 lượt từng kí tự sang mã nhị phân Gọi học Tin: 0101 0100 0 1101 001 0 1101 110 sinh trả lời HS: Đọc câu hỏi, tra cứu phần phụ lục, chọn câu trả lời, tham gia xây dựng bài GV: Hướng dẫn học sinh các sử dụng bảng mã ascii trong phụ lục... trước bài toán trong toán học công việc đầu tiên là gì? HS: Ta cần đi xác định bài toán bằng cách tóm tắt bài toán hoặc lập giả thiết kết luận GV: Trong tin học cũng vậy khi máy tính giải bài toán cần quan tâm đến 2 yếu tố: Input (thông tin đưa vào máy) và Output (thông tin muốn lấy ra từ máy) - Lớp mở SGK trang 32 ( với mỗi ví dụ) Ghi ví dụ lên bảng Input? Output? Khi máy tính giải bài toán cần quan... trả lời, tham Đáp án: gia xây dựng bài 1100 5 = 0, 1100 5 × 10+ 5 25,879 = 0,25879 × 10+ 2 GV: Lưu ý dấu phẩy trong toán học và dấu 0,000984 = 0,984 × 10- 3 chấm trong tin học dùng để ngăn cách phần nguyên và phần thập phân GV: Cho ví dụ tương tự V Củng cố bài - Nêu cho học sinh các câu hỏi trong phần câu hỏi và bài tập - Giúp học sinh giải quyết các câu hỏi Câu hỏi nào chưa giải quyết được giáo viên cho học... đếm dùng trong máy tính - Bài toán và thuật toán * Một số bài tập: - Làm quen với thông tin và mã hoá thông tin - Cách chuyển đổi giữa các hệ đếm - Xây dựng thuật toán 2 Kĩ năng: 3 Thái độ: II Phương pháp - Kết hợp phương pháp giảng dạy thuyết trình, vấn đáp, kiểm tra đánh giá III Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1 Chuẩn bị của giáo viên: Soạn giáo án, SGK, máy tính, máy chiếu 2 Chuẩn bị của học . GV: Đưa ra một số câu tương tự. Câu b1: SGK-tr16 VN: 0101 0 110 0100 1 110 Tin: 0101 0100 0 1101 001 0 1101 110 Hoạt động 5: Hướng dẫn câu b2 GV: Hướng dẫn học sinh. giảng:27/08/2009 - Lớp 10A1, 10A6, 10A4, 10A3 Ngày giản: 28/08/2009 - Lớp 10A5, 10A2 Tiết: 4 Bài tập và thực hành 1: LÀM QUEN VỚI THÔNG TIN VÀ MÃ HÓA THÔNG TIN I. Mục

Ngày đăng: 22/10/2013, 01:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

GV:Hướng dẫn học sinh cỏc sử dụng bảng mó ascii  trong phụ lục lưu ý chữ hoa chữ thường cú mó khỏc nhau. - Giáo án tin 10 đầy đủ
ng dẫn học sinh cỏc sử dụng bảng mó ascii trong phụ lục lưu ý chữ hoa chữ thường cú mó khỏc nhau (Trang 11)
GV: Vẽ sơ đồ lờn bảng và giải thớch: + Cỏc mũi tờn chỉ việc trao đổi thụng tin - Giáo án tin 10 đầy đủ
s ơ đồ lờn bảng và giải thớch: + Cỏc mũi tờn chỉ việc trao đổi thụng tin (Trang 14)
Ghi vớ dụ lờn bảng Input? - Giáo án tin 10 đầy đủ
hi vớ dụ lờn bảng Input? (Trang 24)
- Giỏo viờn nờu cõu hỏi, gọi 2 học sinh lờn bảng, nhận xột và đỏnh giỏ: Cõu hỏi: Mụ tả thuật toỏn tỡm giỏ trị lớn nhất của một dóy số nguyờn? - Giáo án tin 10 đầy đủ
i ỏo viờn nờu cõu hỏi, gọi 2 học sinh lờn bảng, nhận xột và đỏnh giỏ: Cõu hỏi: Mụ tả thuật toỏn tỡm giỏ trị lớn nhất của một dóy số nguyờn? (Trang 28)
- Giỏo viờn nờu cõu hỏi, gọi 2 học sinh lờn bảng, nhận xột và đỏnh giỏ: - Giáo án tin 10 đầy đủ
i ỏo viờn nờu cõu hỏi, gọi 2 học sinh lờn bảng, nhận xột và đỏnh giỏ: (Trang 30)
GV: Chộp cõu hỏi lờn bảng. Yờu cầu học sinh chộp cõu hỏi và làm bài trong 15 phỳt. Cõu hỏi: Tỡm nghiệm của phương trỡnh bậc nhất tổng quỏt: ax+b=0.(Xỏc định bài toỏn; Mụ tả thuật toỏn theo cỏch liệt kờ) - Giáo án tin 10 đầy đủ
h ộp cõu hỏi lờn bảng. Yờu cầu học sinh chộp cõu hỏi và làm bài trong 15 phỳt. Cõu hỏi: Tỡm nghiệm của phương trỡnh bậc nhất tổng quỏt: ax+b=0.(Xỏc định bài toỏn; Mụ tả thuật toỏn theo cỏch liệt kờ) (Trang 36)
Câu 3. Bảng mã Unicode gồm có bao nhiêu ký tự? - Giáo án tin 10 đầy đủ
u 3. Bảng mã Unicode gồm có bao nhiêu ký tự? (Trang 62)
Cõu 3. Bảng mó Unicode gồm cú bao nhiờu ký tự? - Giáo án tin 10 đầy đủ
u 3. Bảng mó Unicode gồm cú bao nhiờu ký tự? (Trang 68)
Câu 3. Bảng mã Unicode gồm có bao nhiêu ký tự? - Giáo án tin 10 đầy đủ
u 3. Bảng mã Unicode gồm có bao nhiêu ký tự? (Trang 68)
+ Bảng chọn cú thể là dạng văn bản, dạng biểu tượng hoặc kết hợp cả văn bản với biểu tượng - Giáo án tin 10 đầy đủ
Bảng ch ọn cú thể là dạng văn bản, dạng biểu tượng hoặc kết hợp cả văn bản với biểu tượng (Trang 78)
GV: Gọi HS lờn bảng làm bài - Giáo án tin 10 đầy đủ
i HS lờn bảng làm bài (Trang 79)
HS lờn bảng làm bài - Giáo án tin 10 đầy đủ
l ờn bảng làm bài (Trang 80)
- Chọn biểu tượng hay mục bảng chọn (menu); - Giáo án tin 10 đầy đủ
h ọn biểu tượng hay mục bảng chọn (menu); (Trang 82)
4. Bảng chọn: - Giáo án tin 10 đầy đủ
4. Bảng chọn: (Trang 84)
4. Bảng chọn: - Giáo án tin 10 đầy đủ
4. Bảng chọn: (Trang 84)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w