Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 39 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
39
Dung lượng
89,16 KB
Nội dung
ThựctrạngcôngtácDânsố-KHHGĐhuyệnBảoYêntỉnhLàoCai I.Tình hình thực hiện chiến lược DS-KHHGĐ ở Việt Nam.(*) 1. Tình hình thực hiện chiến lược DS-KHHGĐ đến năm 2000 1.1 Kết quả đạt được Chiến lược DS-KHHGĐ đến năm 2000, được Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 03 tháng 6 năm 1993, đã được triển khai có hiệu qủa. Đảng và Nhà nước cũng như cộng đồng quốc tế đánh giá cao những thành tựu mà chương trình Dân số Việt Nam đã đạt được trong những năm qua. Uỷ ban quốc gia Dânsố-KHHGĐ được Chủ tịch Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tặng huân chương lao động hạng nhất. Tổ chức Liên Hiệp Quốc trao giải thưởng dân số 1999 cho Việt Nam. Thành tích nổi bật nhất sau 7 năm thực hiện chiến lược là: 1.1.1. Kết quả giảm sinh đã đạt được sớm hơn so với mục tiêu đề ra: Mục tiêu chiến lược Dânsố-KHHGĐ đến năm 2000 là “ giảm cho được tổng tỷ suất sinh xuống 2,9 con hoặc thấp hơn, quy mô dân số dưới mức 82 triệu người vào giữa năm 2000 để đạt mức sinh thay thế chậm nhất vào năm 2015”. Thực tế cho thấy trong giai đoạn từ 1989 đến 1992, tỷ lệ không giảm, nhưng từ khi thực hiện chiến lược Dân số - KHHGĐ đến năm 2000, tức là từ năm 1993 đến nay, tổng tỷ suất sinh đã giảm khá nhanh, từ 3,8 con năm 1989 xuống còn 2,67 con trong thời kỳ 1992-1996 và còn khoảng 2,3 con vào năm 1999. Quy mô Dân số ở mức khoảng 78 triệu người vào năm 2000. Kết quả * Tham khảo và trích dẫn chiến lược dân số VN 2001-2010. này đã tạo điều kiện để đạt mức sinh thay thế vào năm 2015, sớm hơn 10 năm so với mục tiêu mà nghị quyết hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành TW Đảng khoá VII đề ra. Tốc độ gia tăng dân số quá nhanh về cơ bản đã được khống chế, nhờ đó mà áp lực của quy mô dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đã bắt đầu được giảm nhẹ. Do giảm tốc độ gia tăng dân số, chúng ta đã tiết kiệm được một khối lượng các nguồn lực mà lẽ ra phải chi cho ăn, mặc, ở, đi lại, giáo dục, chữa bệnh và việc làm. 1.1.2 Nhận thức hành động của toàn xã hội về DS-KHHGĐ được nâng lên rỡ rệt. Các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể từ trung ương đến địa phương đã coi trọng côngtác DS-KHHGĐ là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và xã hội. Quan điểm về hôn nhân và sinh đẻ của nhân dân đã chuyển biến tích cực theo hướng ngày càng có nhiều người chấp nhận kết hôn muộn, đẻ muộn, đẻ thưa, đẻ ít để nuôi dậy con khoẻ và dậy con ngoan. Đông đảo phụ nữ đã hiểu rằng thực hiện KHHGĐ sẽ giúp họ có cơ hội giữ gìn sức khoẻ, phát triển tài năng và có cơ hội tham gia vào các hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội, nhằm nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Nhờ có sự chuyển biến về nhận thức, đã có sự thay đổi lớn về hành vi thực hiện KHHGĐ trong dân. Tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp tránh thai tăng nhanh, từ 53,75% năm 1993 lên 75,31% năm 1997, bình quân mỗi năm tăng 5,4%, vượt kế hoạch đề ra là 2% mỗi năm. Các biện pháp tránh thai có hiệu qủa cao, có thời gian tác dụng lâu dài, như đình sản, đặt vòng, thuốc tiêm, thuốc cấy dưới da… ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu các biện pháp tránh thai hiện đang được sử dụng. 1.1.3 Hệ thống tổ chức làm côngtácDânsố-KHHGĐ bước đầu được kiện toàn. Tổ chức bộ máy làm côngtácDânsố-KHHGĐ được hình thành từ trung ương đến cơ sở và từng bước được hoàn thiện về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phương thức hoạt động. Cơ quan DS-KHHGĐ các cấp đã thực sự trở thành một tổ chức tham mưu tích cực cho lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp về côngtácDân số-KHHGĐ. Đội ngũ cán bộ chuyên trách Dânsố-KHHGĐ trong toàn hệ thống được tăng cường về cả số lượng và chất lượng. Mạng lưới cộngtác viên dân số được bố trí đến tận thôn, bản, tổ dân phố theo phương thức quản lý tới tận hộ gia đình. 1.1.4 Côngtác thông tin, giáo dục, truyền thông được mở rộng và đẩy mạnh. Huy động được đông đảo lực lượng xã hội và các cá nhân tham gia vào tuyên truyền, vận động thực hiện Dânsố-KHHGĐ dưới nhiều hình thức, như truyền thông đại chúng, truyền thông trực tiếp của đội ngũ tuyên truyền viên, các chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộngtác viên dân số, cán bộ y tế… Các mô hình truyền thông đã được xây dựng và từng bước tiếp cận được với các nhóm đối tượng. Các sản phẩm truyền thông đã đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung. Giáo dục dân số được đưa vào các cấp học phổ thông, các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, trường dậy nghề, trường chính trị và các trường của lực lượng vũ trang. 1.1.5 Vịêc cung cấp các dịch vụ KHHGĐ đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng. Hệ thống cung cấp các dịch vụ KHHGĐ côngcộng được củng có và phát triển từ trung ương đến cơ sở. Các nhu cầu cơ bản về dịch vụ KHHGĐ đã được đáp ứng; Có 100% cơ sở dịch vụ KHHGĐ cấp tỉnh và 93% cở sở y tế cấp huyện làm được thủ thuật đình sản; 100% cơ sở dịch vụ y tế cấp huyện và 68,7% trạm y tế xã đặt được vòng tránh thai. Hệ thống y tế tư nhân và các tổ chức phi chính phủ được huy động và tạo điều kiện tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ KHHGĐ. Các mô hình cung cấp dịch vụ tránh thai lâm sàng dựa vào cộng đồng tiếp thị xã hôị, đội dịch vụ lưu động …. được triển khai với mục đích đưa dịch vụ KHHGĐ đến tận người sử dụng. 1.1.6 Một số chính sách đã được ban hành và được thực hiện có hiệu qủa: Chính sách khuyến khích lợi ích trực tiếp cho những người tự nguyện chấp nhận KHHGĐ và người cung cấp dịch vụ KHHGĐ đã thúc đẩy sự tham gia của cán bộ và nhân dân vào chương trình kế hoạch hoá gia đình. Nhiều chính sách kinh tế-xã hội được ban hành phục vụ sự nghiệp đổi mới đã tạo môi trường thuận lợi và tác động mạnh mẽ tới việc thực hiện mục tiêu Dân số- KHHGĐ. 1.2. Hạn chế tồn tại: 1.2.1 Chương trình Dânsố-KHHGĐ còn có sự mất cân đối: Do quá bức súc về sự gia tăng dân số quá nhanh ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế-xã hội và cải thiện đời sống của nhân dân, chương trình Dân số- KHHGĐ trong thời gian này mới chỉ tập chung vào giảm mức sinh thông qua KHHGĐ nhằm hạn chế tốc độ gia tăng quy mô dân số, chưa chú trọng đến nhiều khía cạnh khác của vấn đề dân số, như chất lượng, cơ cấu và phân bố dân cư. Các nội dung của việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản chưa được chú trọng. 1.2.2 Tổ chức bộ máy nhiều bất cập. Tổ chức bộ máy ra đời muộn và chưa ổn định. Đội ngũ cán bộ xuất phát từ nhiều ngành, chưa được đào tạo một cách có hệ thống về chuyên môn nghiệp vụ, lại mới tham gia làm côngtácDânsố-KHHGĐ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ. Số lượng cán bộ còn thiếu so với nhu cầu của công việc, đặc biệt là ở cấp huyện, thành phố. Mức trợ cấp cho cán bộ chuyên trách và cộngtác viên cơ sở còn quá thấp, chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội chưa được thực hiện. Tìnhtrạng trên gây nên tâm lý thiếu an tâm cho nhiều cán bộ. Trung bình mỗi năm có khoảng 25-30% cán bộ chuyên trách xã bỏ việc hoặc chuyển sang côngtác khác. Cho đến nay nhà nước vẫn chưa có chính sách cụ thể đối với cán bộ làm côngtácDân số-KHHGĐ. Tổ chức bộ máy còn nhiều bất cập, đặc biệt là ở tuyến quận, huyện. 1.2.3 Việc phối hợp trong xây dựng chính sách chưa được chú trọng. Việc lồng ghép các chính sách dân số vào qúa trình lập kế hoạch và xây dựng chính sách kinh tế-xã hội chưa được chú trọng và thực hiện có hiệu quả. Đầu tư cho chương trình Dânsố-KHHGĐ chưa đáp ứng nhu cầu kinh phí cho mở rộng nội dung hoạt động. 1.3. Những nguyên nhân dấn đến thành công của chương trình. * Nghị quyết Ban chấp hành TW lần thứ 4 (khoá VII) về chính sách Dânsố-KHHGĐ phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, thực sự đem lại lợi ích kinh tế, tinh thần và sức khoẻ cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội, nên được đông đảo các gia đình, xã hội và các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng và tích cực thực hiện. Đảng và chính quyền các cấp đã trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư nguồn lực và kiện toàn bộ máy làm côngtácDânsố-KHHGĐ các cấp, nhất là đội ngũ cộngtác viên dân số cơ sở. Chính phủ đã cam kết mạnh mẽ đối với chương trình Dânsố-KHHGĐ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các chính sách và nghị quyết về Dânsố-KHHGĐ xuống tận cơ sở. * Chiến lược Dânsố-KHHGĐ được triển khai trong bối cảnh đất nước đang phát triển mạnh mẽ nhờ công cuộc đổi mới toàn diện của Đảng và Nhà nước đang thực hiện. Sự tăng trưởng kinh tế phát triển xã hội trong những năm qua đã tạo tiền đề cơ bản cho việc cải thiện đời sống, chăm sóc sức khoẻ và nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân ở hầu hết các khu vực trong cả nước, đặc biệt là những vùng khó khăn. Đây là tiền đề khách quan cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu của chương trình Dân số-KHHGĐ. * Mục tiêu và các giải pháp đề ra trong chiến lược Dânsố-KHHGĐ đến năm 2000 phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước. Cơ cấu quản lý thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia về nâng cao năng lực quản lý, thông tin – giáo dục - truyền thông và cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình đã tỏ ra có hiệu qủa, tạo được sự tập trung nguồn lực cho cơ sở và đảm bảo sự phối hợp, ủng hộ của các ngành, các cấp. CôngtácDânsố-KHHGĐ bước đầu được xã hội hoá với sự tham gia của nhiều ngành, đoàn thể và đông đảo tổ chức xã hội và các tổ chức phi chính phủ. 1.4. Những nguyên nhân chính làm hạn chế kết quả chương trình. * Phong tục tập quán và những yếu tố tâm lý về quy mô gia đình lớn và giới tính của con cái còn nặng nề. Tư tưởng (phải có con trai) vẫn còn tồn tại ở nhiều người và nhiều vùng, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa, vùng nghèo. * Chưa có cơ chế chính sách toàn diện về dân số và phát triển. Việc chuyển hướng mở rộng nội dung của chương trình và việc xây dựng hệ thống chính sách thích hợp chưa được tiến hành kịp thời, chưa có chính sách và các giải pháp phù hợp để để giải quyết hài hoà các nội dung về quy mô dân số, chất lượng dân số và phân bổ dân cư. Một số chính sách kinh tế xã hội còn chưa đồng bộ và tạo sự đồng thuận với chính sách dân số. * Đầu tư nguồn lực chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Cơ chế quản lý nguồn lực còn một số nội dung chưa phù hợp. 2. Tình hình thực hiện chiến lược Dân số Việt Nam 2001-2010(giai đoạn 2001-2005). 2.1.Tình hình thực hiện Từ sau năm 2000 đến nay, kết qủa thực hiện chính sách DS-KHHGĐ chững lại và giảm sút. Trong hai năm 2003 và 2004, tỷ lệ phát triển dân số, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tăng mạnh trở lại. Đặc biệt là tìnhtrạng cán bộ, đảng viên sinh con thứ 3 trở lên tăng nhiều ở hầu hết các địa phương gây tác động tiêu cực đến phong trào nhân dânthực hiện KHHGĐ. Tình hình này đã làm chậm thời gian mức sinh h thay thế( trung bình mỗi cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có hai con). 2.2. Nguyên nhân chính làm hạn chế kết qủa chương trình: Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do chúng ta chưa nhận thức đầy đủ tính chất khó khăn, phức tạp và lâu dài của côngtác này, chúng ta đã vội chủ quan và tự thoả mãn với những kết quả ban đầu, dẫn đến buông lỏng sự lãnh đạo, chỉ đạo trong việc tổ chức thực hiện chính sách DS-KHHGĐ. Tổ chức bộ máy làm côngtác DS-KHHGĐ ít được quan tâm, cơ chế quản lý kém hiệu quả; Tổ chức điều hành chương trình còn nhiều lúng túng, chậm đổi mới việc ban hành pháp lệnh dân số thiếu chặt chẽ. II.Thực trạngcôngtác DS-KHHGĐ ở huyệnBảoYêntỉnhLào Cai. Chủ nhịêm-Phục trách chung.- Tham mư u cho cấp uỷ Đảng, CQ địa phương;-Tổng hợp chung, xây dựng KH và tổ chức triển khai;-Định kỳ BC cấp trên theo Q Đ quy định. - Một cán bộ phụ trách c ông tác DS-KHHGĐ;- Tổng hợp báo cáo;- Hướng dẫn đôn đốc cơ sở;- Định kỳ báo cáo, kiêm thủ quỹ cơ quan……Một cán bộ phụ trách côngtác gia đình và sự nghiệp bảo vệ chăm sóc trẻ em;- Tổng hợp báo cáo- Hướng dẫn đôn đốc cơ sỏ;- Định kỳ báo cáo, kiêm kế toán cơ quan… 1. Sơ đồ tổ chức UBDS,GĐ&TE huyệnBảoYêntỉnhLàoCai 2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện. 2.1. Điều kiện tự nhiên: BảoYên là huyện miền núi thấp của tỉnhLào Cai. Cách trung tâm tỉnh lỵ LàoCai 75 Km về phía đông nam. Điạ hình bị chia cắt phức tạp do có nhiều núi cao hiểm trở và hệ thống sông suối dầy đặc. - Phía Bắc giáp với huyệnBảo Thắng; Bắc Hà - tỉnhLào Cai; - Phía Nam giáp với huyện Lục Yên; Văn Yên - tỉnhYên Bái; - Phía Đông giáp với huyện Quang Bình - tỉnh Hà Giang; - Phía Tây giáp với huyện Văn Bàn - tỉnhLào Cai. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là: 82.483 ha: Trong đó - Đất có khả năng sản xuất nông nghiệp là: 11.950,3 ha; - Đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp là: 62.879 ha; - Đất phi nông nghiệp: 4.449,2 ha; - Sông, suối, núi đá không có rừng cây: 3.204,5 ha. Huyện được chia thành 18 đơn vị hành chính ( 17 xã, 1 thị trấn), xã xa trung tâm huyện nhất là 42 km . Độ cao trung bình so với mặt nước biển 300 -400m, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới, độ ẩm cao rất thuận lợi cho cây trồng phát triển. BảoYên có hai con sông lớn chảy qua, đó là sông Hồng và sông Chảy. Hệ thống sông suối đã tạo nên những bãi bằng nằm hai bên lưu vực, đất đai màu mỡ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển cây lúa và cây hoa màu. 2.2. Tình hình kinh tế - xã hội. 2.2.1 Tình hình kinh tế: Sản xuất nông, lâm nghiệp: - Về trồng trọt: BảoYên với gần 90% dân số sống ở vùng nông thôn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó đất có khả năng đưa vào sản xuất nông nghiệp thấp có khoảng 11.950,3 ha, chiếm 14,5% diện tích đất tự nhiên. Nếu tính bình quân đầu người chỉ đạt 0,16 ha/ người. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học -kỹ thuật vào thâm canh còn chậm. Hệ thống thủy lợi trong những năm qua đã được đầu tư xây dựng tương đối tốt cơ bản chủ động được tưới tiêu cho đồng ruộng. Tuy nhiên việc quản lý khai thác chưa được chú trọng, dẫn đến nhiều công trình đã xuống cấp và hư hỏng nặng. Ngoài ra, thời tiết, dịch bệnh cũng gây ảnh hưởng lớn tới năng suất cây trồng. Năm 2005 năng suất lúa trung bình chỉ đạt khoảng 48 tạ/ ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 29.058 tấn (1); Tính bình quân đầu người đạt xấp xỉ 400 kg/người/năm. - Về chăn nuôi: Với điều kiện khí hậu tự nhiên và diện tích rừng, ao, hồ, sông, suối khá lớn, chăn nuôi cũng được coi là một thế mạnh của huyệnBảo Yên. Chăn nuôi gia xúc, gia cầm và thuỷ sản được nhân dân coi trọng và phát triển, các loại giống có chất lượng, có giá trị kinh tế được đưa vào nuôi trồng và bước đầu mang lại hiệu quả, đặc biệt là chăn nuôi đại gia xúc. Hàng năm tổng đàn tăng từ 5-8 %, đến năm 2005, tổng đàn trâu, bò, đạt trên 22.000 con (2) và xuất bán hàng nghìn con ra các tỉnh bạn. - Về lâm nghiệp: Tổ chức trồng mới và khoanh nuôi rừng tái sinh đến nay tỷ lệ chee phủ rừng đạt trên 44,6%. Tổ chức tốt việc quản lý và khai thác để phục vụ cho việc chế biến,cung cấp nguyên liệu cho 2 nhà máy giấy doanh thu đạt trên 8 tỷ đồng và nộp ngân sách trên 400 triệu đồng (3). - Trong lĩnh vực công nghiệp: Chủ yếu là sản xuất tiểu thủ công nghiệp như sản xuất đồ mộc dân dụng, vật liệu xây dựng, may mặc …. Ngoài ra trên 1,2: Số liệu Phòng thống kê huyện 3: Số liệu Phòng tài chính -KH huyện địa bàn huyện chỉ có ba nhà máy; Trong đó có hai nhà máy chế biến bột giấy, tổng công xuất trên 13 nghìn tấn/năm và một nhà máy chè mới đi vào hoạt động. - Trong lĩnh vực tài chính: Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện đạt thấp. Năm 2005 tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 7.644 triệu đồng. Tổng thu ngân sách huyện đạt 54.854 triệu đồng. Tổng chi ngân sách huyện: 54.854 triệu đồng (1) như vậy tổng thu ngân sách trên điạ bàn chỉ đạt 13,94% tổng chi ngân sách huyện - Tình hình lao động và việc làm: Năm 2005, số lao động trong độ tuổi của huyệnBảoYên chiếm tỷ trọng cao 35.667 người, chiếm 47,4% tổng dân số trong toàn huyện (2). Trong đó số lao động có việc làm ổn định là: 18.000 người. Số người có việc làm không ổn định là 2.991 người, số người thiếu việc làm là 8.000 người. Đáng quan tâm là tìnhtrạng thất nghiệp theo mùa vụ ngày càng cao, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Tóm lại tình hình kinh tế huyệnBảoYên tuy có những lợi thế nhất định, như khí hậu, thời tiết, đất đai màu mỡ, hệ thống đường giao thông tương đối phát triển vẫn còn gặp nhiều khó khăn, như diện tích đất canh tác bình quân đầu người đạt thấp. Các ngành nghề chưa phát triển; Đặc biệt là ngành công nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp cao, người dân vẫn còn mang nặng thói quen tự cung tự cấp; Một số mặt hàng sản xuất ra chưa tìm được thị trường tiêu thụ. 2.2.2 Tình hình về dân số: Năm 2005, BảoYên có 15.046 hộ với 75.220(3) khẩu, mật độ dân số là 91 người/km 2 , gồm 16 dân tộc, sống đan xen trong cộng đồng dân cư. Trong đó dân số sống ở nông thôn chiếm 87,7 %; dân tộc thiểu số chiếm 71,3%. Để thấy rõ sự biến động dân số của huyện, ta so sánh tình hình dân số 3 năm từ 2003- 2005 ở bảng 1. 1 Phòng Tài Chính Kế Hoạch huyện; 2 Phòng Nội Vụ Lao Động- TBXH 3 Phòng Thống Kê huyện Bảng số 1. S T T Nội dung chỉ tiêu Đơn vị tính 2003 2004 2005 Ghi chú 1 Dân số (31/12) Người 72.137 73.818 75.520 2004- 2005 quy hoạch thêm 2 thị tứ (5) 2 Tổng số nữ Người 36.934 37.868 38.354 3 Nữ từ 15 -49 Người 19.412 19.871 20.249 4 Nữ 15 -49 có chồng Người 17.240 17.494 17.827 5 Trẻ em <14 tuổi Người 26.041 26.722 27.154 6 Dân số nông thôn Người 64.923 66.288 65.967 7 Tỷ lệ dân số tăng TB năm % 1,84 2,3 1,88 8 Số trẻ sinh thêm hàng năm Người 1.185 1.524 1.281 9 Tỷ suất sinh thêm ‰ 16,6 20,8 17,2 10 Tỷ lệ sinh con thứ 3+ % 16,7 20,1 15,8 Qua bảng số liệu trên, ta thấy dân số huyệnBảoYên giai đoạn 2003 -2005 có những đắc điểm như sau: - Tỷ suất sinh thô và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên hàng năm vẫn còn ở mức cao so với cả nước và của tỉnh; Đặc biệt là năm 2005 tỷ suất sinh thô là 20,88‰ tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 20,1% tương đương với 1.524 trẻ. Như vậy năm 2005 số trẻ sinh trong toàn huyện tương đương với dân số của xã Tân Tiến. - Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ( 15-49 tuổi) có chồng còn chiếm tỷ lệ cao 23,7% so với tổng dân số và chiếm 88,03% so với số nữ 15 – 49 tuổi và vẫn còn tiếp tục tăng cao trong những năm tới. - Tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm có xu hướng giảm, nhưng vẫn còn ở mức cao. Nếu tính trung bình cho cả 3 năm thì tỷ lệ này vẫn còn 2% mỗi năm. - Số trẻ em dưới 14 tuổi chiếm tỷ lệ cao trên 36% so với tổng số dân, đây sẽ là lực lượng hùng hậu bổ sung cho lứa tuổi sinh đẻ ở những năm tiếp theo. Tóm lại qua các số liệu trên, thấy côngtác DS-KHHGĐ huyện trong những năm qua đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên một số chỉ tiêu, như số phự nữ 15-49 tuổi có chồng, số trẻ em dưới 14 tuổi, dân số sống ở vùng nông thôn vẫn còn rất cao, do vậy nó vẫn tiềm ẩn mức sinh cao trong những năm tới. Bảng 1: Bao gồm số liệu: Phòng Thống Kê Huyện, Phòng Nội Vụ -LĐTB&XH huyện. 2.2.3 Côngtác y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân: Với khí hậu vùng nhiệt đới, nóng, độ ẩm cao rất thuận lợi cho cây trồng phát triển; Tuy nhiên đây cũng là điều thuận lợi cho các dịch bệnh phát triển, như bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm đường hô hấp, sốt phát ban, viên não… làm ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ lao động sản xuất, phát triển kinh tế của người dân. Để thực hiện tốt côngtác chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân; Trong những năm qua, ngành y tế đã có bước phát triển mới, thể hiện trên các mặt cụ thể sau: - Xây dựng mạng lưới y tế: Hiện nay trên địa bàn huyện có 1 bệnh viện đa khoa huyện, 4 phòng khám đa khoa khu vực, 18 trạm y tế cơ sở. Bệnh viện đa khoa huyện được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2002, tổng diện tích xây dựng 2.000 m 2, với quy mô 100 giường bệnh, được bố trí thành 10 khoa, phòng chức năng. Bốn phòng khám đa khoa khu vực, quy mô 10 giường bệnh/phòng khám trong đó có 02 phòng khám mới hình thành năm 2005. Các phòng khám chưa được xây dựng hiện đang làm việc chung với trạm y tế, còn lại 18 trạm y tế đã được xây dựng từ nhiều năm, bằng những nguồn vốn khác nhau, nay đã xuống cấp và hư hỏng. [...]... Đài truyền thanh-truyền hình 3,4 Số liệu ban tôn giáo, dân tộc Huyện uỷ 3 Thựctrạng công tácDân số-KHHGĐ huyệnBảoYêntỉnhLàoCai 3.1 Chương trình nâng cao năng lực của bộ máy quản lý DS-KHHGĐ(VDS01) 3.1.1: Quá trình hình thành và đặc thù của cơ cấu tổ chức quản lý DS-KHHGĐ Theo thời gian lịch sử hình thành, chương trình DS-KHHGĐ huyệnBảoYên được chia thành các giai đoạn sau: Giai đoạn từ năm... về lĩnh vực dân số, GĐ&TE; đồng thời có trách nhiệm làm tốt côngtác tham mưu cho Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, để triển khai các hoạt động về công tácdân số, gia đình và trẻ em một cách đồng bộ, thống nhất trên phạm vi địa bàn huyệnThực hiện chế độ báo cáo theo quy định và thực hiện một số công việc khác do UBND huyện phân công - Một cán bộ được phân công nhiệm vụ giúp Chủ nhiệm làm côngtác quản lý,... đình & Trẻ em là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, thực hiện chức năng tham mưu giúp UBND huyện quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tácDân số, gia đình và trẻ em Uỷ ban dân số, gia đình & Trẻ em chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và côngtác của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Uỷ ban dân số, gia đình & TE tỉnh Uỷ ban dân số- gia đình & TE có tư... hoạt động về công tác DS-KHHGĐ( Bao gồm ba mảng công việc lớn: Quản lý theo dõi biến động về dân số; Tuyên truyền vận động nhân dânthực hiện KHHGĐ; Mảng dịch vụ KHHGĐ) Thực hiện báo cáo theo quy định và báo cáo đột xuất do yêu cầu công việc, kiêm thủ quỹ cơ quan và thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan phân công - Một cán bộ được phân công nhiệm vụ: giúp chủ nhiệm làm côngtác quản lý,... bộ am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ côngtác DS-KHHGĐ, UB dân số huyện đăng ký với UB dân số tỉnh cho 01 cán bộ tham gia khoá đào tạo về dân số cơ bản, do Uỷ ban dân số quốc gia Dân số, GĐ&TE Việt Nam tổ chức tại Trung tâm dân số- Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Ngoài ra hàng năm UBDS,GĐ&TE huyện đều cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn hàng năm đạt tỷ lệ cao, 96-99% đối với cán bộ Chuyên trách; 96-97%... phát triển dân số và thực hiện KHHGĐ theo từng địa bàn được phân công cho cộngtác viên Đối với cộngtác viên: Cộngtác viên là những người cư trú ngay tại địa bàn dân cư, có uy tín trong cộng đồng, nhiệt tìnhcông tác, có sức khoẻ, có đủ trình độ học vấn để thực hiện chức trách và nhiệm vụ sau: Chức trách: Trực tiếp quản lý theo dõi số các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ, làm côngtác tuyên truyền,... UBND quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh Quyết định số: 19/2002/QĐ-UB ngày 15/1/2002 của tỉnhLào Cai, V/v tổ chức xắp xếp lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em được thành lập tại quyết định số: 341/2002/QĐ-UB, ngày 29/04/2002 của UBND huyệnBảo Yên, trên cơ sở sáp nhập UBDS-KHHGĐ và Uỷ ban bảo vệ, chăm sóc trẻ em Về tổ chức bộ máy: UBDS,GĐ&TE huyện có... đánh giá chất lượng trong côngtác tuyên truyền và có bước điều chỉnh cho phù hợp Thông qua côngtác quản lý để nắm và phân nhóm đối tượng để xây dựng nội dung, hình thức và cách tiếp cận với từng nhóm đối tượng để côngtác tuyên truyền đạt hiệu quả Bảng 7: Số liệu về nội dung chính sách trong tuyên truyền S Nội dung công việc T Năm 2004 huyện xã Năm 2005 huyện xã Năm 2006 huyện xã T 1 Số lần đến thăm... của Uỷ ban dân số-GĐ&TE huyện về chuyên môn nghiệp vụ Ban dânsố-KHHGĐ xã có trụ sở làm việc và khoản mục tài chính riêng Nhiệm vụ, quyền hạn Ban dân số xã - Xây dựng kế hoạch hoạt động và kế hoạch tài chính hàng năm đảm bảo cho côngtác DS-KHHGĐ bao gồm phần Nhà nước đầu tư và phần do xã tự lo trình UBND xã duyệt và gửi UBDS,GĐ&TE huyện tổng hợp chung thành kế hoạch của huyện; tổ chức thực hiện kế... động dịch vụ công thuộc lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em trên địa bàn huyện Tổ chức các thông tin, tuyên truyền giáo dục chính sách, pháp luật về lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào công tácdân số và gia đình, trẻ em ở huyện; thu thập, lưu trữ và phổ biến thông tin về dân số, gia đình và trẻ em; phục vụ cho quản lý, điều phối chương trình dân số, gia . Thực trạng công tác Dân số-KHHGĐ huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai I.Tình hình thực hiện chiến lược DS-KHHGĐ ở Việt Nam.(*) 1. Tình hình thực hiện chiến. thanh-truyền hình. 3,4 Số liệu ban tôn giáo, dân tộc Huyện uỷ. 3. Thực trạng công tác Dân số-KHHGĐ huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai. 3.1 Chương trình nâng cao năng lực