1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AISC chi nhánh Hà Nội thực hiện

60 438 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 82,08 KB

Nội dung

Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AISC chi nhánh Nội thực hiện 2.1. Khái quát chung về hàng tồn kho có ảnh hưởng đến kiểm toán 2.1.1. Khái niệm hàng tồn kho Theo chuẩn mực kế toán quốc tế (ISA2) và chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02” Hàng tồn kho” thì hàng tồn kho là những tài sản: - Được giữ để bán trong kì sản xuất kinh doanh bình thường - Đang trong quà trình sản xuất kinh doanh dở dang - Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Có nhiều tiêu thức để phân loại hàng tồn kho, hàng tồn khotài sản ngắn hạn của doanh nghiệp biểu hiện dưới hình thái vật chất, có thể mua ngoài hoặc tự sản xuất để phục vụ mục đích sản xuất. Hàng tồn kho có thể bao gồm hàng mua về chờ bán ( hàng tồn kho, hàng mua đang đi đường, hàng gửi bán, hàng thuê gia công chế biến,…) với doanh nghiệp thương mại; hàng tồn kho cũng có thể chia thành: nguyên nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho hoặc đang gửi gia công, đã mua đang đi đường, sản phẩm dở dang, thành phẩm,… 2.1.2. Đặc điểm của hàng tồn kho ảnh hưởng đến kiểm toán Hàng tồn kho luôn là một khoản mục trọng yếu trong báo cáo tài chính của mọi doanh nghiệp. Các đặc điểm chính khiến cho hàng tồn kho trở nên đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng đến quá trình kiểm toán bao gồm: - Hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Những sai phạm trên khoản mục hàng tồn kho thường dẫn đến những sai sót trọng yếu về chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu hàng tồn kho bị đánh giá sai lệch sẽ ảnh hưởng trọng yếu tới mức độ trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính của doanh nghiệp. - Số lượng và chủng loại hàng tồn kho rất phong phú, số lượng nghiệp vụ phát sinh trong kỳ rất nhiều với giá trị lớn và liên quan đến nhiều loại chứng từ. Do đó, việc quản lý và ghi chép hàng tồn kho rất phức tạp. - Hơn nữa việc xác định giá trị hàng tồn kho ảnh hưởng trực tiếp đến giá vốn hàng bán và do vậy có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng trọng yếu tới lợi nhuận của doanh nghiệp. - Công viêc xác định chất lượng, tình trạng và giá trị của hàng tồn kho luôn là công việc khó khăn và phức tạp, nhiều khoản mục hàng tồn kho rất khó phân loại và định giá như các công trình xây dựng dở dang hay các tác phẩm nghệ thuật, đá quý,… - Hàng tồn kho thường được bố trí ở các địa điểm khác nhau, thậm chí có thể phân tán và có thể do nhiều người ở các bộ phận khác nhau quản lý. Do vậy, vấn đề kiểm soát vật chất thường gặp nhiều khó khăn và phức tạp, sai phạm thường dễ xảy ra, thậm chí có thể xảy ra những gian lận từ phía nhà quản lý. - Có nhiều phương pháp tính giá khác nhau để đánh giá hàng tồn kho, với mỗi phương pháp khác nhau thì giá trị hàng tồn kho cũng sẽ khác nhau kéo theo sự thay đổi của giá vốn hàng bán và sự thay đổi của lợi nhuận. Vì thế rất dễ xảy ra khả năng doanh nghiệp áp dụng các phương pháp tính giá không phù hợp, không nhất quán theo chuẩn mực và chế độ kế toán để điều chỉnh giá trị hàng tồn kho, điều chỉnh lãi (lỗ). Do tính chất phức tạp của hàng tồn kho như đã trình bày ở trên, có thể thấy khoản mục hàng tồn kho là vô cùng trọng yếu và có ảnh hưởng rất lớn tới qua trình kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp. 2.2. Nội dung kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính 2.2.1. Mục tiêu kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính Mục tiêu của kiểm toán viên khi tiến hành kiểm toán khoản mục hàng tồn kho là nhằm đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ với chu trình hàng tồn kho và nhằm xác định tính hiện hữu đối với hàng tồn kho, khẳng định tính trọn vẹn ( đầy đủ) của hàng tồn kho, quyền sở hữu của khách hàng với tài sản hàng tồn kho, cũng như khẳng định tính chính xác và đúng đắn của các con số trên sổ sách kế toán về hàng tồn kho và đảm bảo sự trình bày, khai báo về hàng tồn kho là hợp lý. Các mục tiêu cụ thể về hàng tồn kho được tóm tắt cụ thể trong bảng sau: Bảng 2.1: Mục tiêu kiểm toán chu trình hàng tồn kho Cơ sở dẫn liệu Mục tiêu đối với nghiệp vụ Mục tiêu đối với số dư Sự hiện hữu hay phát sinh - Các nghiệp vụ mua hàng đã ghi sổ thể hiện số hàng hóa được mua trong kì - Các nghiệp vụ kết chuyển hàng đã ghi sổ đại diện cho số hàng tồn kho được chuyển từ nơi này sang nơi khác hoặc từ loại này sang loại khác - Các nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa đã được ghi sổ đại diện cho số hàng tồn kho đã xuất - Hàng tồn kho được phản ánh trên bảng cân đối kế toánthực sự tồn tại bán Tính đầy đủ hay trọn vẹn - Tất cả các nghiệp vụ mua, kết chuyển và tiêu thụ hàng tồn kho xảy ra trong kỳ đều đã được phản ánh trên sổ kế toánbáo cáo kế toán -Số dư tài khoản “Hàng tồn kho” đã bao hàm tất cả các nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,…hiện có tại thời điểm lập báo cáo. Quyền và nghĩa vụ - Trong kỳ doanh nghiệp có quyền đối với hàng tồn kho đã ghi sổ - Doanh nghiệp có quyền với số dư hàng tồn kho tại thời điểm lập báo cáo Đo lường và tính giá - Chi phí nguyên vật liệu và hàng hóa thu mua, giá thành sản phẩm, sản phẩm dở dang phải được xác định chính xác và phù hợp với quy định cảu chế độ và các nguyên tắc kế toán hiện hành. - Số dư hàng tồn kho phải được phản ánh đúng giá trị thực hoặc giá trị thuần của nó tuân theo các nguyên tắc chung được thừa nhận. Phân loại và trình bày - Các nghiệp vụ liên quan tới hàng tồn kho phải được xác định và phân loại đúng đắn trên hệ thống báo cáo tài chính - Số dư hàng tồn kho phải được phân loại và sắp xếp đúng vị trí trên bảng cân đối kế toán. Những khai báo có liên quan tới sự phân loại căn cứ tính giá và phân bổ hàng tồn kho phải thích đáng 2.2.2. Các giai đoạn kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính Kiểm toán hàng tồn kho là một phần hành cụ thể trong kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Do đó, kiểm toán hàng tồn kho cũng phải được thực hiện qua ba giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. 2.2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán đối với hàng tồn kho bao gồm các bước công việc sau: Sơ đồ 2.1: Sơ đồ trình tự lập kế hoạch kiểm toán hàng tồn kho Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán Thiết kế chương trình kiểm toán Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro của hàng tồn kho Thực hiện các thủ tục phân tích Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng Thu thập thông tin cơ sở * Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán Quy trình kiểm toán được bắt đầu từ khi kiểm toán viên và công ty kiểm toán tiếp nhận một khách hàng, trên cơ sở thư mời kiểm toán, kiểm toán viên sẽ tiến hành các công việc cần thiết bao gồm: - Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, điều tra về khách hàng và đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán. Kiểm toán viên phải đánh giá việc chấp nhận một khách hàng mới hay tiếp tục kiểm toán cho một khách hàng truyền thống; đồng thời đánh giá việc chấp nhận kiểm toán có làm tăng rủi roc hoạt động kiểm toán và có ảnh hưởng đến uy tín của công ty kiểm toán hay không. Để thực hiện công việc này kiểm toán viên cần chú trọng tới xem xét tính liêm chính của ban giám đốc công ty khách hàng vì đây chính là nền tảng cho mọi hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. - Lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên thực hiện cuộc kiểm toán. Dựa trên yêu cầu của công việc kiểm toán, trình độ, khả năng và chuyên môn nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật của các kiểm toán viên để ban giám đốc công ty kiểm toán lựa chọn. - Sau khi đã quyết định chấp nhận kiểm toán cho khách hàng, công ty kiểm toán tiến hành ký hợp đồng kiểm toán với khách hàng. Đây là cơ sở pháp lý để kiểm toán viên thực hiện các bước công việc tiếp theo của cuộc kiểm toán và có ảnh hưởng đến trách nhiệm pháp lý với khách hàng. * Thu thập thông tin cơ sở Sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán tiến hành lập kế hoạch chiến lược và kế hoạch tổng quát. Trong đó, kiểm toán viên phải có hiểu biết cần thiết và đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích được các sự kiện, các nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán mà theo kiểm toán viên thì có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của kiểm toán viên hoặc đến báo cáo kiểm toán. Theo đó, khi lập kế hoạch kiểm toán khoản mục hàng tồn kho, kiểm toán viên cần thực hiện các bước: - Tìm hiểu các thông tin về hàng tồn kho của khách hàng bao gồm về chủng loại, đặc điểm của từng chủng loại hàng, công tác bảo quản và quản lý hàng tồn kho mang tính quy chuẩn của khách hàng. Với các khách hàng năm đầu, kiểm toán viên thường phải thu thập các thông tin sau: ngành nghề kinh doanh;các chủng loại và đặc điểm của từng chủng loại hàng tồn kho;công tác bảo quản hàng tồn kho; báo cáo tài chính, biên bản thanh tra hay kiểm tra của các năm trước và năm hiện hành, biên bản họp đại hội cổ đông, hội đồng quản trị và ban giám đốc liên quan tới hàng tồn kho. Với các khách hàng lâu năm, thường xuyên của công ty kiểm toán thì các thông tin này được lưu trữ lại trong hồ sơ kiểm toán chung của khách hàng và các kiểm toán viên chỉ cần thu thập các thông tin của năm hiện hành. Các thông tin này kiểm toán viên có thể thu thập thông qua các phương pháp như: Phỏng vấn ban giám đốc, kế toán trưởng, các nhân viên của khách hàng hoặc thông qua quan sát thực tế. - Xem xét lại kết quả kiểm toán hàng tồn kho của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung: Các hồ sơ kiểm toán năm chứa rất nhiều thông tin về khách hàng, về công việc kinh doanh, cơ cấu tổ chức và các đặc điểm hoạt động khác. Việc xem xét lại kết luận kiểm toán hàng tồn kho năm trước giúp kiểm toán viên có thể đối chiếu và đánh giá tình hình thực hiện các quy định về hàng tồn kho năm nay. - Tiến hành đi tham quan nhà xưởng và dự kiến nhu cầu chuyên gia trong trường hợp cần thiết. Việc tham quan nhà xưởng giúp kiểm toán viên có cái nhìn tổng thể về công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là công tác bảo quản và lưu kho, giúp kiểm toán viên phát hiện các vấn đề cần quan tâm như: sản xuất trì trệ, sản phẩm ứ đọng, máy móc lạc hậu,…cũng như có được những nhận định ban đầu về cách thức quản lý của ban giám đốc. * Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng Việc thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng đối với hàng tồn kho giúp kiểm toán viên nắm bắt được quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến khoản mục hàng tồn kho. Các thông tin này được thu thập trong quá trình tiếp xúc với khách hàng thông qua: giấy phép thành lập công ty, giấy phép kinh doanh, điều lệ công ty, báo cáo kiểm toán các năm trước, biên bản thanh tra, kiểm tra các năm trước, biên bản họp đại hội cổ đông,… * Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ Thủ tục phân tích là quá trình đánh giá các thông tin tài chính được thực hiện thông qua việc nghiên cứu các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các dữ liệu tài chính và phi tài chính, nó bao hàm cả việc so sánh số liệu trên sổ với số liệu ước tính. Các thủ tục phân tích được áp dụng cho tất cả các cuộc kiểm toán. Đối với phần hành hàng tồn kho kiểm toán viên sẽ tiến hành phân tích một số các chỉ tiêu sau: - So sánh số dư của từng khoản mục hàng tồn kho kỳ này so với kỳ trước hoặc giữa các tháng, quý với nhau, xem xét và phát hiện những biến động bất thường đối với số lượng và giá trị của hàng tồn kho. - Chọn mẫu so sánh hàng tồn kho thực tế với định mức hàng tồn kho nhằm phát hiện các chênh lệch quá lớn so với định mức. - So sánh tổng giá vốn hàng bán thực tế kỳ này so với các kỳ trước để nhận thấy sự biến động của giá vốn hàng bán; đồng thời xem xét sự biến động của giá vốn hàng bán có phù hợp với biến động của doanh thu không. - So sánh tỷ trọng cảu từng loại hàng tồn kho để nhân thấy sự bất thường trong các tài khoản chi tiết. Tuy nhiên, khi tiến hành so sánh giữa các kỳ, kiểm toán viên cần loại bỏ sự ảnh hưởng do biến động của giá. * Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro tiềm tàng hàng tồn kho -Tính trọng yếu: Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải đánh giá được mức độ trọng yếu để ước tính được mức độ sai sót trong báo cáo tài chính, từ đó xác định phạm vi của cuộc kiểm toán. Sau khi đánh giá mức độ trọng yếu, kiểm toán viên cần phải phân bổ về cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính. Trong báo cáo tài chính của phần lớn các doanh nghiệp, hàng tồn kho và giá vốn hàng bán luôn chiếm tỉ lệ cao và có ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đánh giá tính trọng yếu của khoản mục hàng tồn kho được tiến hành theo hai bước sau: Ước lượng ban đầu về mức độ trọng yếu và phân bổ ước lượng ban đầu về mức độ trọng yếu cho hàng tồn kho. Việc phân bổ mức trọng yếu dựa trên bản chất của khoản mục, kinh nghiệm của các kiểm toán viên, rủi ro kiểm toán, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá sơ bộ đối với khoản mục. Nếu khoản mục hàng tồn kho của khách hàng phát sinh nhiều và phức tạp, hệ thống kiểm soát về hàng tồn kho là yếu,…dẫn đến khả năng xảy ra sai phạm là cao thì ước lượng ban đầu về mức độ trọng yếu của khoản mục hàng tồn kho sẽ cao hơn và ngược lại. - Đánh giá rủi ro: để đánh giá tính trọng yếu, đồng thời kiểm toán viên phải đánh giá rủi ro đối với khoản mục hàng tồn kho. Có rất nhiều khả năng làm tăng khả năng xảy ra sai phạm với khoản mục hàng tồn kho như: Số lượng nghiệp vụ mua, sản xuất, tiêu thụ và mức độ thường xuyên của chúng, tính chủ quan trong việc tính giá và đo lường, kiểm soát việc bảo quản hàng tồn kho, định mức hàng tồn kho,… * Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát đối với hàng tồn kho Các vấn đề mà kiểm toán viên cần tìm hiểu trong phần này bao gồm: [...]... hiện Trong phần này của chuyên đề sẽ phản ánh thực tế chu trình kiểm toán hàng tồn kho tại 2 đơn vị khách hàng của Công ty kiểm toán AISC chi nhánh tại Nội là: Công ty ABC và nhà máy XYZ Khách hàng ABC – là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên của Công ty AISC chi nhánh tại Nội, khách hàng XYZ sẽ là khách hàng kiểm toán nhiều năm của Công ty AISC chi nhánh tại Nội Chuyên đề sẽ trình bày thực tế kiểm. .. khách hàng nên một số thông tin chính lien quan đến khách hàng sẽ được thay đổi như: Tên doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh, các bên liên quan,… 2.3.1 Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại khách hàng ABC 2.3.1.1 Công việc thực hiện trước khi kiểm toán Công ty ABC là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên của Công ty kiểm toán AISC chi nhánh tại Nội nên các thủ tục kiểm toán. .. nhóm kiểm toán thực hiện kiểm toán tại khách hàng ABC( các thành viên kiểm toán được ghi rõ trong hợp đồng) sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán cho khách hàng và phân công công việc cho các thành viên trong đoàn kiểm toán Đối với kiểm toán kho n mục hàng tồn kho nói riêng, trưởng nhóm kiểm toán sẽ chi tiết các tài liệu cần khách hàng cung cấp phục vụ cho kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính. .. chú hệ thống về quy trình luân chuyển, kiểm soát và hạch toán kế toán hàng tồn kho Kết quả tìm hiểu quy trình kế toán hàng tồn kho tại Công ty ABC được kiểm toán viên mô tả trên giấy tờ làm việc số … ABC – Ghi chú hệ thống phần hành hàng tồn kho như sau: Biểu 2.1 Giấy tờ làm việc số …ABC – Ghi chú hệ thống hàng tồn kho CÔNG TY AISC CHI NHÁNH TẠI NỘI Khách hàng: Công ty XYZ Tham chi u: Kỳ kết thúc:... chương trình kiểm toán tại Phụ lục 1) 2.2.2.2 Thực hiện kiểm toán hàng tồn kho Thực hiện kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích hợp đối với mỗi đối tượng cụ thể nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán Khi thực hiện kiểm toán hàng tồn kho, kiểm toán viên cần phải thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản theo chương trình kiểm toán hàng tồn kho đã được thiết kế trong. .. lý, công tác tài chính và kế toán, hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ Thư quản lý mô tả về từng sự kiện cụ thể bao gồm: Hiện trạng thực tế, khả năng rủi ro và kiên nghị của kiểm toán viên cùng với ý kiến của người quản lý liên quan đến sự kiện ấy 2.3 Quy trình kiểm toán thực tế chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AISC chi nhánh tại Nội thực hiện. .. thủ trong quá trình thực hiện kiểm toán Do Công ty ABC là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên của AISC nên Phó giám đốc chi nhánh sẽ lập biên bản chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng Nội dung chính của biên bản bao gồm: - Thông tin chung về khách hàng: Tên Công ty khách hàng, kỳ kế toán, các nét chính trong kinh doanh, loại hình kinh doanh, kiểm toán viên trước đây của khách hàng, lý do. .. giá của kiểm toán viên đối với công tác kiểm kê, kết quả kiểmBáo cáo kiểmkho nguyên vật liệu được trình bày tại Giấy tờ làm việc số …ABC - Báo cáo kiểmkho nguyên vật liệu Biểu 2.2: Giấy làm việc số …ABC – Báo cáo kiểmkho nguyên vật liệu CÔNG TY AISC CHI NHÁNH TẠI NỘI Khách hàng: Công ty XYZ Tham chi u: Kỳ kết thúc: 31/12/2008 Người thực hiện: Nội dung: Kiểmhàng tồn khoKho nguyên... Người thực hiện: Nội dung: Ghi chú hệ thống hàng tồn kho Ngày thực hiện: TÀI KHO N SỬ DỤNG Tài kho n 15110: Hàng mua đang đi đường Tài kho n 15210: Nguyên vật liệu chính Tài kho n 15220: Nguyên vật liệu phụ Tài kho n 15310: Công cụ, dụng cụ cho sản xuất Tài kho n 15313: Hàng tồn kho khác Tài kho n 15400: Sản phẩm dở dang Tài kho n 15510: Thành phẩm – Vải mộc (Ingrey Fabric) Tài kho n 15511: Thành phẩm... sách kế toán, tìa kho n kế toán và hệ thống bảng biểu tổng hợp trong chu trình hàng tồn kho, các vấn đề về lập và luân chuyển chứng từ, lưu trữ và bảo quản chứng từ về kho, … - Các thủ tục kiểm soát với hàng tồn kho: kiểm toán viên cần xem xét sự tồn tại của các thủ tục kiểm soát với hàng tồn kho cũng như tính hiệu quả của nó ở công ty khách hàng - Kiểm toán nội bộ đối với hàng tồn kho: đây là một trong . Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AISC chi nhánh Hà Nội thực hiện 2.1. Khái quát chung về hàng tồn. qua trình kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp. 2.2. Nội dung kiểm toán kho n mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính 2.2.1. Mục tiêu kiểm

Ngày đăng: 20/10/2013, 11:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ trình tự lập kế hoạch kiểm toán hàng tồn kho - Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AISC chi nhánh Hà Nội thực hiện
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ trình tự lập kế hoạch kiểm toán hàng tồn kho (Trang 4)
Bảng kê chi tiết thành phẩm Sợi bông gòn - Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AISC chi nhánh Hà Nội thực hiện
Bảng k ê chi tiết thành phẩm Sợi bông gòn (Trang 43)
Bảng kê chi tiết thành phẩm Sợi bông gòn - Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AISC chi nhánh Hà Nội thực hiện
Bảng k ê chi tiết thành phẩm Sợi bông gòn (Trang 43)
Bảng tính giá thành sản phẩm - Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AISC chi nhánh Hà Nội thực hiện
Bảng t ính giá thành sản phẩm (Trang 54)
Bảng tính hệ số phân bổ chi phí - Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AISC chi nhánh Hà Nội thực hiện
Bảng t ính hệ số phân bổ chi phí (Trang 57)
Bảng tính hệ số phân bổ chi phí - Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AISC chi nhánh Hà Nội thực hiện
Bảng t ính hệ số phân bổ chi phí (Trang 57)
Bảng 2.2: Bảng phân bổ chi phí - Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AISC chi nhánh Hà Nội thực hiện
Bảng 2.2 Bảng phân bổ chi phí (Trang 58)
Bảng phân bổ chênh lệch cho tổng số lượng thành phẩm tồn kho - Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AISC chi nhánh Hà Nội thực hiện
Bảng ph ân bổ chênh lệch cho tổng số lượng thành phẩm tồn kho (Trang 59)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w