những lô hàng chưa có hóa đơn để có thể đối chiếu lượng nhập với kho.
- Khi xuất kho nguyên vật liệu cho sản xuất: không có phiếu xuất kho nguyên vật liệu, bộ phận kho ghi nhận số lượng xuất vào một cuốn sổ nhỏ và phó giám đốc phụ trách sản xuất – Ông K sẽ ký nhận vào mối lần xuất. Khi nhập lượng xuất vào một cuốn sổ nhỏ và phó giám đốc phụ trách sản xuất – Ông K sẽ ký nhận vào mối lần xuất. Khi nhập kho thành phẩm cũng không có phiếu nhập. Cuối tháng, Ông K căn cứ vào sổ và đi kiểm kê.
Ông K sẽ tự cân đối số lượng xuất tồn trong tháng để lên báo cáo kho gửi cho ban giám đốc. Sauk hi ban giám đốc kiểm tra, kế toán căn cử vào đó hạch toán xuất kho trong kỳ (chỉ hạch toán xuất nguyên vật liệu một lần vào cuối tháng). Như vậy, giữa kế toán và kho không có chênh lệch
Nhận xét: Kiểm soát nội bộ hàng tồn kho không chặt chẽ do kế toán và kho không ghi nhậnsil độc lập với nhau. Do đó, cuối tháng không thể đối chiếu số liệu giữa hai bên. Số liệu kế toán dựa hoàn toàn vào số liệu của kho.
Quy trình nhập xuất không có phiếu theo dõi. Cuối tháng, mặc dù có đi kiểm tra nhưng không có báo cáo, hình thức kiểm kê chỉ là đi một vòng để kiêm tra lại số lượng một cách tương đối. Do đó, số liệu kiểm kê chốt cuối mỗi tháng không phải là số liệu cân đếm chính xác.
2. CÔNG CỤ DỤNG CỤ
Công cụ dụng cụ được theo dõi bởi bộ phận bảo trì. Kế toán phân chia công cụ dụng cụ là 2 tiểu khoản theo dõi trên sổ sách:
Tài khoản 15310 – Dụng cụ phụ tùng thay thế: Đây là loại công cụ dụng cụ sẽ được phân bổ thời gian nhất định tùy thuộc vào đặc điểm sử dụng.
Tài khoản 15313 – Vật tư khác: là những loại vật tư không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất thành phẩm (bao PP và Steel Wire).
Đối với dụng cụ phụ tùng thay thế, kế toán hạch toán: Nợ tài khoản 627:
Có tài khoản 15310: Đối với vật tư khác:
Nợ tài khoản 621:- đối với hóa chất Nợ tài khoản 627:- đối với bao PP và Steel Wire Có tài khoản 15313:
Nhận xét: Hóa chất do tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, do đó được theo dõi trên tài khoản 152, chi tiết Hóa chất sẽ phù hợp hơn với bản chất tài khoản.
3. SẢN PHẨM DỞ DANG
Giá trị sản phẩm dở dang gồm: Chi phí nguyên vật liệu + Chi phí nhân công + Chi phí sản xuất chung. Chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung được phân bổ cho thành phẩm dở dang theo tỷ lệ.
4. THÀNH PHẨM
Thành phẩm được theo dõi bởi bộ phận kinh doanh. Trong kho hiện tại còn tồn 3 loại thành phẩm (vải mộc, thành phẩm vải và sợi bông gòn) nhưng chỉ có sợi bông được sản xuất, các thành phẩm còn lại không được sản xuất nữa do khó tiêu thụ, chủ yếu để bán cho hết lượng tồn.
Nhập kho thành phẩm:
Hàng ngày, bộ phận kho báo cáo lượng xuất nhập thành phẩm với bộ phận kinh doanh. Qua đó, bộ phận kinh doanh sẽ theo dõi số lượng tồn kho từng ngày để đối chiếu với đơn đặt hàng và thông báo với khách hàng về thời gian cung ứng hàng. Cuối tháng, bộ phận kinh doanh lập Báo cáo tổng hợp gửi về phòng kế toán. Sau khi kế toán đối chiếu
số lượng giữa phòng kinh doanh và bộ phận kho khớp nhau sẽ hạch toán hàng tồn kho. Khi nhập kho thành phẩm, công ty không có phiếu nhập kho.
Xuất kho thành phẩm:
Mục đích xuất:
Xuất bán: Chỉ xuất vải mộc và sợi bông gòn (không có vải thành phẩm) Xuất mẫu vải mộc cho khách hàng.
Xuất bù do thiếu trọng lượng: trong năm có một số trường hợp ABC phải xuất bù cho khách hàng (bù vào trọng lượng của bao và dây kẽm đóng gói).
Trong năm không có hàng bán bị trả về.
Hạch toán:
Khi xuất bán: Xuất hàng mẫu: a) Nợ tài khoản 632: Nợ tài khoản 641: Có tài khoản 155: Có tài khoản 155: b) Nợ tài khoản 111/131:
Có tài khoản 333: Có tài khoản 511:
5. MÔ TẢ QUY TRÌNH TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Mô tả chung:
Nguyên vật liệu xuất ra có thể theo dõi được cho từng nhóm sản phẩm riêng biệt.
Quy trình tính giá thành:
Hiện tại, ABC chỉ sản xuất sợi bông gòn (Fiber). Năm 2007 là năm mới bắt đầu sản xuất sợi bông nên chỉ sản xuất một loại là 7Dx51 (Regular). Năm 2008 tập trung sản xuất sợi bông nên có them một số mã mới( các mã chỉ khác nhau về quy cách)
Quy trình sản xuất sợi bông gòn của ABC qua 2 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Từ nguyên vật liệu đem nấu thành chip. Công đoạn này thực hiện rất nhanh, nên hoàn toàn không có hàng dở dang trên dây chuyền sản xuất vào cuối ngày. Chip cũng được xem là một loại nguyên vật liệu xuất ra tạo chip nhưng lượng nhỏ hơn do có hao hụt.
Giai đoạn 2: Chip được nấu chảy và đánh tơi thành sợi bông, sản phẩm dở dang cuối tháng là chip đang được nấu chảy chưa thành sợi. Mối nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất đều có mức độ hao hụt khác nhau. Nguyên vật liệu Water Jet (sợi ướt) là có tỷ lệ hao hụt cao nhất, từ 60% -> 70%. Tỷ lệ hao hụt này thay đổi theo điều kiện thời tiết hoặc khi thu mua. Water Jet quá ướt làm tỷ lệ hao hụt (trọng lượng nguyên vật liệu mất đi do mất nước) tăng cao. ABC chấp nhận tỷ lệ hao hụt này. Trường hợp tỷ lệ hao hụt lên quá cao, ABC sẽ đổi nhà cung cấp hoặc yêu cầu nhà cung cấp giảm giá cho các lô hàng sau.
Cách xác định giá trị của chip (sản phẩm giai đoạn 1):
Bước 1: Xác định tổng số nguyên vật liệu trước khi đưa vào sản xuất (1): (1) = Tồn đầu kỳ + Mua trong kỳ
Bước 2: Xác định số nguyên vật liệu chưa sử dụng còn lại cuối tháng (2): Bước 3: Xác định số nguyên vật liệu dung để tạo chip = (1) – (2)
Toàn bộ chip tạo ra sẽ được nhập kho. Tuy nhiên, số lượng chip nhập kho sẽ bằng đúng với giá trị của nguyên vật liệu tạo ra nó.
Cách xác định giás thành phẩm (sản phẩm cuối cùng của giai đoạn 2):