Quá trình bán hàng chủ yếu diễn ra tại kênh quầy,việc bán hàng trên các kênh hiện đại còn hạn chế, chưa có sự kết hợp tối ưu giữakênh hiện đại và kênh quầy trong các quy trình bán hàng.C
Trang 1PHẠM THỊ HẢI YẾN
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP Hồ Chí Minh - Năm 2018
Trang 2PHẠM THỊ HẢI YẾN
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN THỊ THÙY LINH
TP Hồ Chí Minh - Năm 2018
Trang 3Là học viên Cao học K25 Ngành Tài chính - Ngân hàng
Mã số học viên: 7701251147A
Cam đoan đề tài: “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM”
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Thùy Linh
Luận văn được thực hiện tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép bất kỳ tài liệu nào
và chưa được công bố nội dung này bất kỳ ở đâu, các số liệu được chú thích cónguồn gốc rõ ràng, minh bạch
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi
TP.Hồ Chí Minh, ngày03 tháng 01 năm 2018
Tác giả
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ DỰ ĐỊNH GIẢI QUYẾT 4
1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 4
1.2 Vấn đề tồn tại cần giải quyết tại BIDV - Phát triển dịch vụ ngân hàng số thay thế cho dịch vụ ngân hàng điện tử nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu phục vụ khách hàng 5
1.2.1 Mạng lưới hoạt động và tăng trưởng số lượng khách hàng……… 5
1.2.2 Khó khăn về nguồn nhân lực và chi phí cao trong việc quản lý khách hàng ………7
1.2.3 Những hạn chế của dịch vụ ngân hàng điện tử hiện tại và sự cần thiết phát triển một hệ thống phù hợp hơn………9
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 11
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ NGÂN HÀNG SỐ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ TẠI BIDV 12
2.1 Tổng quan lý thuyết về ngân hàng số 12
2.1.1 Định nghĩa ngân hàng số………12
2.1.2 Phân biệt ngân hàng số và ngân hàng điện tử……….15
2.1.3 Các nhân tố tác động tới sự phát triển của dịch vụ ngân hàng số 16
2.1.4 Các tiêu chí phản ánh sự phát triển dịch vụ ngân hàng số tại các Ngân hàng thương mại……….22
2.1.4.1 Mở rộng quy mô dịch vụ ngân hàng số 22
Trang 5ngân hàng số 24
2.2 Hiện trạng các kênh phân phối tại BIDV 24
2.2.1 Kênh Quầy ……….26
2.2.2 Kênh chăm sóc khách hàng (gồm cả Mạng xã hội)………27
2.2.2.1 Hoạt động Marketing, truyền thông (trước khi bán hàng) 27
2.2.2.2 Hoạt động bán hàng 27
2.2.2.3 Hoạt động chăm sóc khách hàng (sau khi bán hàng) 28
2.2.3 Kênh Ngân hàng điện tử……….29
2.3 Hiện trạng phát triển khách hàng, sản phẩm, doanh số và lợi ích trên kênh Ngân hàng điện tử 31
2.3.1 Dịch vụ ATM, POS………31
2.3.2 Dịch vụ trên Internet Banking (IBMB)……… 33
2.3.3 Website BIDV trên Internet………34
2.3.4 Dịch vụ Homebanking………35
2.3.5 Dịch vụ Mobile Banking………35
2.3.6 Dịch vụ SMS Banking………37
2.4 Hiện trạng số hóa một số quy trình chính trong các kênh phân phối tại BIDV 38
2.4.1 Quy trình mở hồ sơ thông tin khách hàng……… …39
2.4.2 Quy trình mở tài khoản thanh toán………40
2.4.3 Quy trình đăng ký sử dụng các kênh giao dịch với ngân hàng………… 40
2.5 Hiện trạng quản lý rủi ro và an toàn thông tin cho các hoạt động số 41
2.5.1 Bảo mật ứng dụng……… 41
2.5.2 Bảo mật ATM……….41
2.5.3 Bảo mật các hệ thống ứng dụng khác……….42
2.5.4 Xác thực người dùng……… 42
2.6 Sự cần thiết phải xây dựng và phát triển ngân hàng số tại BIDV 42
Trang 62.7.2 Khó khăn……….………46
2.7.3 Các tiềm lực dẫn đến thành công………47
2.8 Phân tích SWOT về phát triển ngân hàng số tại BIDV 49
2.8.1 Điểm mạnh……… 49
2.8.2 Điểm yếu……….50
2.8.3 Cơ hội……….50
2.8.4 Thách thức……… 51
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 51
CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 52
3.1 Định hướng phát triển ngân hàng số tại BIDV giai đoạn 2017-2020…… 54
3.2 Mô hình và kinh nghiệm phát triển ngân hàng số tại một số quốc gia trên thế giới và trong nước 53
3.2.1 Ngân hàng DBS Singapore………53
3.2.2 Ngân hàng UOB (United Overseas Bank)……….54
3.2.3 Ngân hàng Krung Thai Bank Thái Lan ………55
3.2.4 Bài học kinh nghiệm đối với BIDV……… 56
3.2.5 Xu hướng phát triển ngân hàng số tại thị trường Việt Nam………57
3.3 Lựa chọn mô hình phát triển ngân hàng số tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 58
3.3.1 Các mô hình phát triển ngân hàng số tại BIDV……… …58
3.3.2 Phân tích lựa chọn mô hình 1……….…60
3.3.3 Phân tích lựa chọn mô hình 2……….62
3.3.4 Lựa chọn mô hình phát triển Ngân hàng số tại BIDV………63
3.3.5 Đánh giá tính khả thi và phù hợp của mô hình phát triển ngân hàng số đã lựa chọn trong điều kiện của BIDV hiện nay………… ………64
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 66
Trang 74.1 Ban Phát triển ngân hàng bán lẻ 67
4.1.1 Tận dụng khách hàng hiện hữu và phát triển khách hàng mới trên các kênh số……… 67
4.1.2 Nghiên cứu triển khai các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, sáng tạo……….68
4.1.2.1 Gia tăng việc cung cấp sản phẩm trên các kênh hiện hữu, kênh mới68 4.1.2.2 Gia tăng sự liên thông, tích hợp giữa các kênh gia tăng trải nghiệm cho khách hàng 70
4.1.2.3 Triển khai các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, sáng tạo 71
4.1.2.4 Đổi mới quy trình giao dịch của BIDV với khách hàng 72
4.2 Trung tâm thẻ 73
4.2.1 Về sản phẩm, dịch vụ………73
4.2.2 Về hoạt động marketing………74
4.2.3 Về vận hành và hỗ trợ………74
4.3 Trung tâm Chăm sóc khách hàng 74
4.3.1 Hoạt động truyền thông marketing, truyền thông trên mạng xã hội…… 74
4.3.2 Hoạt động bán hàng……….………… 75
4.3.2.1 Qua kênh thoại 75
4.3.2.2 Qua kênh website 76
4.3.2.3 Qua kênh mạng xã hội 76
4.3.3 Hoạt động chăm sóc khách hàng……… 76
4.3.3.1 Qua kênh thoại 76
4.3.3.2 Kênh mạng xã hội 77
4.4 Khối Bán buôn 78
4.5 Bộ phận công nghệ thông tin 78
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 79
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 80
Trang 85.1.2 Chi nhánh………81
5.2 Về mô hình tổ chức 81
5.2.1 Hội sở chính………81
5.2.2 Chi nhánh………81
5.3 Về xây dựng chiến lược sản phẩm, dịch vụ tối ưu 81
5.3.1 Hội sở chính………81
5.3.2 Chi nhánh………82
5.4 Về chính sách, cơ chế, động lực bán hàng 82
5.4.1 Hội sở chính………82
5.4.2 Chi nhánh………82
5.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 83
5.5.1 Hội sở chính………83
5.5.2 Chi nhánh………83
5.6 Về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và xây dựng các nguyên tắc quản lý rủi ro 83
5.7 Về chiến lược phát triển khách hàng 84
5.7.1 Hội sở chính………84
5.7.2 Chi nhánh………84
5.8 Về nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing 85
5.8.1 Hội sở chính………85
5.8.2 Chi nhánh………85
5.9 Kiến nghị 86
5.9.1 Đối với Chính phủ……… 86
5.9.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước……….86
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 87
KẾT LUẬN ĐỀ TÀI 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 9Bảng 1.1: Quy mô chi nhánh, phòng giao dịch của BIDV giai đoạn 2014 - 2016 6
Bảng 1.2: Số lượng nhân viên và chi phí lương phụ cấp giai đoạn 2014 - 2016 7
Bảng 2.1: Kết quả phát triển máy ATM và POS giai đoạn 2014 - 2016 32
Bảng 2.2: Kết quả phát triển dịch vụ IBMB giai đoạn 2014 - 2016 33
Bảng 2.3: Kết quả phát triển dịch vụ Bankplus giai đoạn 2014 - 2016 36
Bảng 2.4: Kết quả phát triển dịch vụ BSMS giai đoạn 2014 - 2016 38
DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Số lượng khách hàng cá nhân của BIDV giai đoạn 2014 – 2016 6
Hình 1.2: Số lượng nhân viên tại BIDV giai đoạn 2014-2016 7
Hình 1.3: Chi phí lương và phụ cấp cho nhân viên BIDV giai đoạn 2014 - 2016 7
Hình 2.1: Các nội dung chính của Ngân hàng số 12
Hình 2.2: Sơ đồ các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ tại BIDV 25
Hình 2.3: Tăng trưởng khách hàng dịch vụ E-Banking giai đoạn 2014 - 2016 29
Hình 2.4: Tăng trưởng doanh số và số lượng giao dịch trên kênh ngân hàng điện tử giai đoạn 2014 - 2016 30
Hình 2.5: Kết quả phát triển máy ATM và POS giai đoạn 2014 - 2016 32
Hình 2.6: Kết quả phát triển kênh IBMB giai đoạn 2014 - 2016 33
Hình 2.7: Kết quả phát triển dịch vụ Bankplus giai đoạn 2014 - 2016 36 Hình 2.8: Quy trình khởi tạo hồ sơ khách hàng, đăng ký sản phẩm dịch vụ tại BIDV38
Trang 10ATM Máy rút tiền tự động
ACB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt NamBIDV Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt NamCNTT Công nghệ thông tin
E-banking Ngân hàng điện tử
NHBL Ngân hàng bán lẻ
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
POS Máy chấp nhận thanh toán thẻ
Sacombank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín
TMCP Thương mại Cổ phần
TCTD Tổ chức tín dụng
TTCSKH Trung tâm chăm sóc khách hàng
Tpbank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
Vietinbank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
Vietcombank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt NamVpbank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, nhất là internet và cácthiết bị di động thông minh đã thúc đẩy xu thế ngân hàng số phát triển vượt bậc Vớinhững thay đổi trong hành vi của khách hàng đây vừa là cơ hội vừa là thách thứcđối với các ngân hàng Vì vậy, việc thích ứng với sự thay đổi, trong đó nổi bật làkênh tương tác, khai thác thông tin và cơ hội kinh doanh từ mạng xã hội sẽ là mộttrong những xu hướng lớn mà các ngân hàng thương mại cần tập trung phát triển.Ngân hàng số là một giải pháp thay thế hữu hiệu cho các kênh phân phốitruyền thống: Việc phát triển các mạng lưới giao dịch vật lý đã và đang bị giới hạnbởi tiềm lực tài chính của ngân hàng, quy định của các cơ quan quản lý Nhà nước
và tính hiệu quả của các điểm giao dịch mới Ngân hàng số sẽ là một lợi thế để khắcphục các điểm yếu này bằng việc sử dụng và kết hợp các kênh phân phối khác nhau,ngân hàng số giúp cắt giảm chi phí phân phối, chi phí quản trị và chi phí vận hànhthông qua việc kết hợp giữa tự động hóa và quy trình truyền thống
Tại Việt Nam chưa có ngân hàng lớn nào phát triển ngân hàng số một cáchtoàn diện, mặc dù nhiều ngân hàng đã triển khai hệ thống Internet Banking vàMobile Banking nhưng hệ thống này chỉ đáp ứng chủ yếu cho nhu cầu giao dịch củakhách hàng, còn lại rất nhiều khâu trong quá trình kinh doanh, nhất là công tác bánhàng, quy trình tạo sản phẩm chưa được số hóa Vì vậy việc ứng dụng và phát triểnNgân hàng số không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức để mỗi ngân hàng tạo rabước đột phá, đổi mới vượt trội trong lĩnh vực công nghệ, gia tăng tính cạnh tranhtrên thị trường cũng như thu hút, nâng cao sự trải nghiệm của khách hàng đến vớingân hàng
Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), ngân hàng sốđang phát triển ở mức trung bình khá, các kênh phân phối đã đóng vai trò giảm tảiđáng kể cho kênh quầy nhưng còn cô lập với nhau và có nguy cơ tụt hậu, đánh mất
cơ hội kinh doanh nếu không được quan tâm phát triển Hiện tại, tính số hóa đã
Trang 12được thể hiện trong các sản phẩm dịch vụ, quy trình của BIDV từ khâu tiếp thị, bánhàng đến khâu chăm sóc khách hàng, tuy nhiên các kênh của BIDV còn tương đốiđộc lập với nhau, chưa có sự liên kết, tích hợp với nhau, ảnh hưởng đến việc trảinghiệm dịch vụ của khách hàng Quá trình bán hàng chủ yếu diễn ra tại kênh quầy,việc bán hàng trên các kênh hiện đại còn hạn chế, chưa có sự kết hợp tối ưu giữakênh hiện đại và kênh quầy trong các quy trình bán hàng.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu và phát triển Ngân hàng số tại BIDV là rất cầnthiết nhằm nâng cao tính cạnh tranh, hình ảnh, thương hiệu của BIDV trên thịtrường, trong đó việc phân tích, nghiên cứu thực trạng các sản phẩm dịch vụ, quytrình hiện tại của BIDV để tìm ra những điểm hạn chế cũng như những cơ hội, tháchthức là tiền đề để vạch ra lộ trình phát triển Ngân hàng số tại BIDV
2 Mục tiêu nghiên cứu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận về ngân hàng số và thực tiễnphát triển ngân hàng số tại BIDV trên 2 phương diện: tình hình cung cấp và tình hình sửdụng dịch vụ ngân hàng số
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn ở việc phân tích, đánh giá kết quả pháttriển các dịch vụ ngân hàng số của BIDV giai đoạn 2014 – 2016, chiến lược kinh doanhđến 2020
Trang 134 Phương pháp nghi n cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiêncứu sau:
4.1 Thu thập tài liệu thứ cấp
Các thông tin, tài liệu, số liệu được tác giả thu thập từ sách, báo, tạp chíchuyên ngành Tài chính – Ngân hàng; Các báo cáo/tài liệu, các nghiên cứu về dịch
vụ ngân hàng điện tử, ngân hàng số của BIDV và các website của Ngân hàng Nhànước, BIDV và một số ngân hàng, website khác
4.2 Phương pháp thống k mô tả
Các thống kê mô tả được sử dụng trong đề tài để phân tích số liệu về quy mô,thực trạng phát triển cũng như tốc độ tăng trưởng khách hàng, doanh số sử dụngdịch vụ ngân hàng số của BIDV qua các năm
4.3 Phương pháp phân tích, đối chiếu, so sánh
- Sử dụng các phương pháp phân tích (phân tích quy mô, phân tích xu hướng,phân tích cơ cấu,…) để đánh giá hoạt động ngân hàng số của BIDV
- Phân tích kết quả phát triển dịch vụ ngân hàng số của BIDV, tìm ra nhữngđiểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng số cũng như thực thi chiến lược kinh doanh
5 Kết cấu của đề tài Đề tài gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển ViệtNam và vấn đề dự định giải quyết
Chương 2: Tổng quan lý thuyết về Ngân hàng số và tầm quan trọng của việc Phát triển Ngân hàng số tại BIDV
Chương 3: Lựa chọn mô hình phát triển ngân hàng số tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chương 4: Kế hoạch phát triển ngân hàng số tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
Trang 14CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ
DỰ ĐỊNH GIẢI QUYẾT
Nội dung Chương 1 giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Pháttriển Việt Nam Trên cơ sở phân tích, đánh giá quy mô mạng lưới hoạt động, tìnhhình nhân sự, gia tăng nền khách hàng của BIDV thời gian qua, cũng như hiện trạngcác kênh phân phối của BIDV trong việc phục vụ và đáp ứng nhu cầu khách hàng
để xác định vấn đề đang tồn tại, cần được giải quyết tại BIDV, tạo nền tảng cơ sởcho việc nghiên cứu ở các chương tiếp theo
1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập ngày26/04/1957 với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam Năm 1990, đổitên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ngày 01/05/2012, Ngân hàngĐầu tư và Phát triển Việt Nam chuyển đổi hình thức sở hữu từ 100% vốn Nhà nướcsang cổ phần hóa và đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển ViệtNam
Ngành nghề kinh doanh: BIDV cung cấp đa dạng sản phẩm dịch vụ đến các
khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức như: Huy động vốn, tín dụng, cho vay, dịch
vụ thanh toán và ngân quỹ; môi giới, lưu ký, tư vấn đầu tư chứng khoán,…
Ngoài ra, BIDV còn cung cấp các dịch vụ bảo hiểm đến khách hàng, như bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ và dịch vụ tái bảo hiểm
Quy mô hoạt động: Tính đến ngày 31/12/2016, tổng tài sản của BIDV đạt
1.006.404 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 44.144 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 7.709
tỷ đồng Mạng lưới hoạt động trải rộng khắp các tỉnh/thành phố trong cả nước với
191 chi nhánh và 815 phòng giao dịch BIDV hiện có 13 công ty trực thuộc và đơn
vị liên doanh, với 06 văn phòng đại diện tại nước ngoài và trên 25.000 cán bộ nhânviên BIDV hiện đang có nền khách hàng lớn với 210.600 khách hàng doanh nghiệp
và trên 8,7 triệu khách hàng cá nhân, chiếm gần 9,5% dân số Việt Nam
Trang 15Với quy mô hoạt động rộng khắp, tiềm lực tài chính vững mạnh, nền tảngkhoa học công nghệ tiên tiến hiện đại, chất lượng sản phẩm dịch vụ không ngừngđược đổi mới, nâng cao, BIDV đã và đang khẳng định thương hiệu, uy tín của mìnhtrên thị trường, trở thành một trong những tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầuViệt Nam và khu vực.
1.2 Vấn đề tồn tại cần giải quyết tại BIDV - Phát triển dịch vụ ngân hàng số thay thế cho dịch vụ ngân hàng điện tử nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu phục vụ khách hàng
Cùng với sự gia tăng và phát triển mạnh mẽ nền khách hàng thời gian qua,BIDV đã và đang không ngừng đầu tư, mở rộng mạng lưới hoạt động với sự hiệndiện của các điểm giao dịch vật lý (Chi nhánh/Phòng giao dịch) nhằm phục vụ tốthơn nữa nhu cầu của khách hàng Tuy nhiên, vấn đề về chi phí thuê/mua mặt bằng,chi phí đầu tư xây dựng trụ sở, mua sắm tài sản, trang thiết bị cho các điểm giaodịch; chi phí nhân viên để phục vụ khách hàng lại là một câu hỏi khó đối với BIDVtrong bài toán tiết giảm chi phí Hơn nữa, mặc dù BIDV đang có đội ngũ nhân sự rấtđông (trên 25.000 cán bộ), đứng thứ hai toàn hệ thống ngân hàng chỉ sau Agribank,tuy nhiên với nền khách hàng hiện tại gần 9 triệu khách hàng và không ngừng pháttriển qua các năm, để có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất, manglại sự hài lòng và trải nghiệm cao nhất cho khách hàng là điều khó khăn khi tìnhtrạng quá tải, khách hàng xếp hàng dài chờ tới lượt giao dịch tại các Chi nhánh,Phòng giao dịch thường xuyên xảy ra, đặc biệt vào những dịp cao điểm lễ tết, cuốinăm Để thấy rõ hơn nữa vấn đề khó khăn BIDV đang gặp phải, nội dung sau đây sẽphân tích hiện trạng đầu tư, mở rộng mạng lưới hoạt động của BIDV thời gian qua;
sự gia tăng chi phí xây dựng trụ sở, chi phí chi trả lương cho đội ngũ nhân viên; tìnhhình tăng trưởng nền khách hàng qua các năm và đánh giá năng suất, hiệu quả làmviệc dựa trên số lượng khách hàng mà một cán bộ BIDV quản lý và chăm sóc
1.2.1 Mạng lưới hoạt động và tăng trưởng số lượng khách hàng
Trang 16Bảng 1.1: Quy mô chi nhánh, phòng giao dịch của BIDV giai đoạn 2014 - 2016
2016, số lượng chi nhánh, phòng giao dịch của toàn hệ thống BIDV là 191 chinhánh và 815 phòng giao dịch, với tốc độ tăng trưởng so với năm 2015 lần lượt là5% và 1%
8%
Số lượng khách hàng 5,000,000
Trang 17Hình 1.1: Số lượng khách hàng cá nhân của BIDV giai đoạn 2014 – 2016
Nguồn: Tổng hợp của tác giả qua các báo cáo thường niên của BIDV
Năm 2015, nền khách hàng cá nhân của BIDV đạt 7,7 triệu khách hàng, tăng10% so với năm 2014 Năm 2016, nền khách hàng của BIDV đạt mốc 9 triệu kháchhàng, trong đó khách hàng doanh nghiệp đạt 210.600 (tăng 17.900 so với 2015),
Trang 18nền khách hàng cá nhân tăng trưởng 13% so với 2015, đạt trên 8,7 triệu khách hàng,tương ứng khoảng 9,5% dân số.
1.2.2 Khó khăn về nguồn nhân lực và chi phí cao trong việc quản lý
khách hàng
Bảng 1.2: Số lượng nhân viên và chi phí lương phụ cấp giai đoạn 2014 - 2016
Số lượng nhân viên bình quân (người) 18.681 23.854 24.304Chi phí lương và phụ cấp (tỷ đồng) 4.477 5.480 6.409Nguồn: Tổng hợp của tác giả qua các báo cáo thường niên của BIDV
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Hình 1.2: Số lượng nhân viên tại BIDV giai đoạn 2014-2016
Nguồn: Tổng hợp của tác giả qua báo cáo thường niên của BIDV
Trang 193,000 10% Tăng trưởng 2,000
5%
1,000
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Hình 1.3: Chi phí lương và phụ cấp cho nhân viên BIDV giai đoạn 2014 - 2016
Nguồn: Tổng hợp của tác giả qua báo cáo thường niên của BIDV
Trang 20Từ sau thời điểm Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long(MHB) sáp nhập BIDV (tháng 05/2015), tổng số cán bộ nhân viên của BIDV và cáccông ty con năm 2015 bình quân đạt 23.854 người, tăng 27,69% so với năm 2014;con số này năm 2016 là 24.304 người, tăng 1,89% so với năm 2015, đưa BIDV trởthành ngân hàng có tổng số lượng cán bộ nhân viên đứng thứ hai toàn hệ thống ngânhàng Việt Nam, chỉ sau Agribank.
Trong năm 2016, BIDV đã dành 7.427 tỷ đồng cho chi phí nhân viên, trong sốnày có 6.409 tỷ đồng là chi phí lương và phụ cấp cho nhân viên, tăng 16,95% so vớinăm 2015 (5.480 tỷ đồng) và tăng 43,15% so với năm 2014 (4.477 tỷ đồng)
Với kênh phân phối tại quầy giao dịch là chủ yếu như hiện nay, chi phí thuêmặt bằng, xây dựng trụ sở và chi phí chi trả lương cho đội ngũ cán bộ luôn là vấn đềlớn đối với BIDV Theo nghiên cứu của Ban phát triển Ngân hàng bán lẻ BIDV,hằng năm, các khoản chi phí này chiếm khoảng 71% chi phí quản lý kinh doanh củatoàn hệ thống BIDV Như vậy, kênh phân phối tại quầy giao dịch với sự hiện diệncủa các chi nhánh/phòng giao dịch, đội ngũ nhân viên hùng hậu…mặc dù gây tốnkém không ít chi phí của BIDV, ảnh hưởng tới thu nhập ròng của ngân hàng nhưnglại chưa thực sự đạt hiệu quả cao trong công tác phục vụ khách hàng, chưa mang lại
sự hài lòng và trải nghiệm tốt nhất cho các khách hàng
Hơn nữa, với quy mô khách hàng hiện tại lên đến 210.600 khách hàng doanhnghiệp, trên 8,7 triệu khách hàng cá nhân, bình quân một cán bộ BIDV quản lý vàchăm sóc khoảng 9 doanh nghiệp và 358 khách hàng cá nhân Như vậy, để có thểđáp ứng nhu cầu chăm sóc, phục vụ khách hàng một cách chu đáo, tận tình, khônglàm tốn kém thời gian chờ đợi cũng như công sức của khách hàng khi tới quầy giaodịch là bài toán khó đối với BIDV, đặc biệt là vào các dịp lễ tết, cuối năm, nhu cầuchuyển tiền, rút tiền của khách hàng tăng cao Hơn nữa, đặc thù khách hàng củaBIDV là công nhân và sinh viên chiếm phần lớn (trên 50% nền khách hàng cá nhânhiện tại), vào những dịp cao điểm sinh viên nhập học, nộp học phí, các đợt chi trảlương cho công nhân, nhu cầu nộp rút tiền mặt cũng như chuyển tiền tăng cao,lượng khách hàng ra quầy giao dịch rất đông, tình trạng quá tải, khách xếp hàng dài
Trang 21chờ tới lượt giao dịch thường xuyên xảy ra; chưa kể đến hiện trạng khách hàng côngnhân bị khóa thẻ do nhập sai pin, xếp hàng dài chỉ để chờ kích hoạt mở khóa thẻ tạo
ra hình ảnh không chuyên nghiệp cho BIDV, vì hiện nay một số ngân hàng đã thựchiện hỗ trợ khách hàng kích hoạt, mở khóa thẻ qua tổng đài hoặc qua các ứng dụngtrên Mobile Banking, trong khi BIDV vẫn yêu cầu khách hàng đến quầy giao dịch;điều này tạo ra áp lực tâm lý cho các giao dịch viên, nhân viên ngân hàng cũng nhưgây tốn kém thời gian, công sức của khách hàng
Xuất phát từ mục tiêu tiết giảm chi phí cho ngân hàng, giảm tải số lượngkhách hàng tới quầy giao dịch và quan trọng hơn là mang lại cho khách hàng nhữngtrải nghiệm tốt nhất, tiết kiệm chi phí cũng như thời gian cho khách hàng, BIDV đã
và đang ứng dụng công nghệ, phát triển mạnh mẽ các kênh ngân hàng hiện đại như
hệ thống POS, ATM, kênh ngân hàng điện tử, kênh chăm sóc khách hàng… Cáckênh hiện đại này khi đi vào hoạt động đã thực sự giảm tải được rất lớn số lượngkhách hàng tới quầy giao dịch, mang lại những lợi ích đáng kể cho ngân hàng vàkhách hàng Tuy nhiên kênh ngân hàng điện tử nói riêng và các kênh hiện đại củaBIDV nói chung thời gian qua vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa thực sự phát huytính hiệu quả cũng như chưa mang lại sự trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cho các kháchhàng
1.2.3 Những hạn chế của dịch vụ ngân hàng điện tử hiện tại và sự cần thiết phát triển một hệ thống phù hợp hơn.
Hiện nay các kênh của BIDV còn tương đối độc lập với nhau, chưa có sự liênkết, tích hợp với nhau, ảnh hưởng rất lớn đến việc trải nghiệm dịch vụ của kháchhàng Quá trình bán hàng chủ yếu diễn ra tại kênh quầy, việc bán hàng trên các kênhhiện đại còn hạn chế, chưa có sự kết hợp tối ưu giữa kênh hiện đại và kênh quầytrong các quy trình bán hàng
Kênh ngân hàng điện tử chủ yếu phục vụ cho quá trình sử dụng dịch vụ saubán hàng của khách hàng, chẳng hạn đối với các dịch vụ Internet Banking, MobileBanking, Smartbanking khách hàng chỉ có thể trải nghiệm tiện ích sử dụng dịch
vụ, còn từ khâu đăng ký sử dụng, thay đổi thông tin/gói dịch vụ, giải quyết khiếu
Trang 22nại,… khách hàng đều phải ra quầy giao dịch Mặt khác, các kênh ngân hàng hiệnđại hiện được BIDV triển khai chưa có tính tương tác cao, các sản phẩm dịch vụchưa có sự kết nối; quy trình, thủ tục đăng ký vẫn còn thủ công, vẫn phải tới quầygiao dịch, chưa được tự động hóa; các sản phẩm trên kênh ngân hàng điện tử cònthấp, ít đa dạng Các tính năng ngân hàng điện tử chỉ mới dừng lại ở các sản phẩmtiền gửi như: vấn tin tài khoản, gửi tiết kiệm,… và các sản phẩm chuyển tiền, chưa
có các sản phẩm liên quan đến thẻ tín dụng, cho vay,…Nhiều khách hàng chưa đượctham gia vào cấu hình sản phẩm dịch vụ của mình mà cơ bản chỉ sử dụng các sảnphẩm đóng gói sẵn có của ngân hàng
Chính vì những hạn chế của các kênh ngân hàng hiện đại, đặc biệt là kênhngân hàng điện tử, mà việc nghiên cứu để nâng cấp, cải tiến chất lượng sản phẩm,dịch vụ theo hướng số hóa, áp dụng nền tảng công nghệ số vào hoạt động kinhdoanh là bài toán cấp bách đối với BIDV trong thời điểm hiện nay nhằm nâng caotính cạnh tranh, phù hợp với nhu cầu, thay đổi trong thói quen, hành vi của kháchhàng, mang lại những trải nghiệm, tiện ích cho khách hàng cũng như gia tăng lợinhuận cho ngân hàng nhờ tiết giảm chi phí trụ sở, con người và chi phí quản lý.Theo dữ liệu phân tích từ công ty tư vấn chiến lược kinh doanh McKinsey, cácngân hàng có thể cắt giảm tới 25% chi phí thông qua việc ứng dụng công nghệ sốvào hoạt động kinh doanh; đồng thời, việc đầu tư vào công nghệ số cũng sẽ giúpngân hàng gia tăng lợi nhuận Theo Aarma (2001), khách hàng sử dụng các dịch vụcủa ngân hàng tại chi nhánh giao dịch trung bình 1,235 lần một tháng, và phải chờtại trụ sở ngân hàng trung bình 0,134 giờ; từ đó chỉ ra rằng việc thực hiện các giaodịch thông qua kênh ngân hàng điện tử (đặc biệt là sử dụng Internet Banking) sẽgiúp khách hàng tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian chờ đợi, từ đó góp phần tiết kiệmcho nền kinh tế khoảng 0,93% GDP (Tổng sản phẩm quốc nội)
Có thể nói, tính số hóa trong các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mang lại rấtnhiều lợi ích không chỉ cho khách hàng, ngân hàng mà cho cả nền kinh tế của mỗiquốc gia Chính vì vậy, ngân hàng số đã và đang trở thành xu hướng chung, tất yếucủa hệ thống tài chính ngân hàng toàn cầu, đòi hỏi các ngân hàng phải nắm bắt,
Trang 23chuyển mình theo nếu như không muốn tụt hậu Việc phân tích, nghiên cứu thựctrạng các sản phẩm, dịch vụ, quy trình hiện tại của BIDV để tìm ra những điểm hạnchế cũng như đánh giá những lợi thế, cơ hội là tiền đề để vạch ra lộ trình phát triểnNgân hàng số tại BIDV.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Nội dung Chương 1 giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư vàPhát triển Việt Nam Trên cơ sở đánh giá quy mô, mạng lưới hoạt động, đội ngũnhân sự và tình hình tăng trưởng khách hàng qua các năm, bài toán đặt ra đối vớiBIDV đó là phải không ngừng nâng cao năng lực phục vụ khách hàng, mang lại sựhài lòng và trải nghiệm tốt nhất cho các khách hàng nhưng phải tiết giảm được chiphí quản lý (Chi phí trụ sở, chi phí nhân viên…) Ngân hàng điện tử và các kênhhiện đại nói chung đã giải quyết được phần nào khó khăn của BIDV, tuy nhiên dịch
vụ ngân hàng điện tử của BIDV thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế,chưa thực sự phát huy tính hiệu quả, chưa mang lại sự trải nghiệm tốt nhất cho cáckhách hàng Do đó, phát triển dịch vụ ngân hàng số là hướng đi phù hợp và có tínhthời sự đối với BIDV lúc này nhằm gia tăng tính cạnh tranh cũng như khẳng địnhhình ảnh, thương hiệu của BIDV trên thị trường
Trang 24CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ NGÂN HÀNG
SỐ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN
NGÂN HÀNG SỐ TẠI BIDV
Nội dung Chương 2 trình bày sơ lược lý thuyết nền tảng về Ngân hàng số, tính
ưu việt cũng như tầm quan trọng của việc phát triển ngân hàng số tại BIDV để khắcphục, bổ sung những hạn chế của các kênh hiện hữu Bên cạnh đó, trên cơ sở phântích hiện trạng số hóa của các kênh phân phối, các sản phẩm dịch vụ cũng như quytrình của BIDV, đánh giá những kết quả đạt được, những khó khăn, thuận lợi, cũngnhư phân tích cơ hội, thách thức mà BIDV đang gặp phải, trên cơ sở đó đề ra nhữnggiải pháp, lộ trình cụ thể để phát triển ngân hàng số tại BIDV ở các chương tiếptheo
2.1 Tổng quan lý thuyết về ngân hàng số
2.1.1 Định nghĩa ngân hàng số
Ngân hàng số (Digital Banking) là khái niệm mới và rộng hơn khái niệm ngânhàng điện tử rất nhiều, là giai đoạn phát triển cao hơn của ngân hàng điện tử (VũHồng Thanh, 2016) Hệ thống ngân hàng điện tử (Internet Banking và MobileBanking) được gọi là ngân hàng số nhưng ngân hàng số không phải là ngân hàngđiện tử Trước khi đi tìm hiểu sự khác biệt giữa ngân hàng số và ngân hàng điện tử,chúng ta sẽ xem xét bốn nội dung chính của ngân hàng số, bao gồm: (1) Các kênhkết nối với khách hàng, (2) Tự động hóa các quy trình, (3) Hỗ trợ ra quyết định(Dựa trên phân tích dữ liệu) và (4) Đổi mới sáng tạo sản phẩm và kinh doanh
Hình 2.1: Các nội dung chính của Ngân hàng số
Nguồn: Báo cáo của McKinsey về ngân hàng số
Trang 25(1) Các kênh kết nối với khách hàng
Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, ngân hàng phải hiện đại hóa để có nhiềukênh kết nối với khách hàng như: Chi nhánh và các điểm giao dịch, InternetBanking, Mobile Banking, Kiosk, Hệ thống xếp hàng, Trung tâm chăm sóc kháchhàng/Contact Center, kênh Mạng xã hội… Ngân hàng phải có nền tảng công nghệvững chắc để đảm bảo các dịch vụ ngân hàng được cung cấp một cách dễ dàng trênnhiều kênh khác nhau với chất lượng tương đồng, thông tin được xuyên xuốt giữacác kênh Ngân hàng số sẽ đẩy mạnh việc phát triển các kênh phân phối số, kết hợpcác kênh phân phối số với kênh quầy và số hóa kênh quầy (như hệ thống tự phục vụtại quầy…) nhằm đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng
Một yêu cầu rất quan trọng của ngân hàng số khi ngân hàng triển khai nhiềukênh kết nối với khách hàng là các kênh đó phải có sự liên thông và đảm bảo tínhđồng nhất về dịch vụ giữa các kênh mà khách hàng đã giao dịch Trên thị trườnghiện nay, các đơn vị hàng đầu cung cấp giải pháp ngân hàng cốt lõi đã bổ sung cáctính năng này cho giải pháp của họ dưới tên gọi Omni-Channel (đồng nhất cáckênh) nhằm hỗ trợ ngân hàng trong việc cung cấp dịch vụ đa kênh và đồng nhất vềtrải nghiệm người dùng
(2) Tự động hóa quy trình
Ngày nay yêu cầu tự động hóa tối đa các quy trình cung cấp sản phẩm dịch vụ,quy trình tác nghiệp ngân hàng qua các kênh không có con người là đòi hỏi bắt buộccủa ngân hàng số Các giải pháp Công nghệ thông tin hiện nay cho phép các ngânhàng sử dụng các công nghệ tiên tiến như quản lý luồng công việc (Work Flow),quản lý quy trình kinh doanh (BPM – Business Process Management) trong việcxây dựng quy trình, điều chỉnh quy trình Các ngân hàng trang bị các giải pháp hỗtrợ cho quá trình tự động hóa các quy trình tạo và cung cấp sản phẩm để kết hợp vớikênh phân phối số, cung cấp các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao cho kháchhàng Chẳng hạn, khi ngân hàng muốn cho vay online trên kênh Internet Banking,không cần sự can thiệp của con người thì ngân hàng phải có đầy đủ thông tin vềkhách hàng, lựa chọn và thiết kế được sản phẩm vay đủ đơn giản, an toàn để
Trang 26áp dụng trên hệ thống phần mềm Đối với các hệ thống ngân hàng cốt lõi mới trênthị trường - Corebanking (Hệ thống phần mềm tích hợp các ứng dụng tin học trongquản lý thông tin, tài sản, giao dịch, quản trị rủi ro… trong hệ thống ngân hàng), nộidung tự động hóa được hỗ trợ thông qua các tính năng mới như đóng gói sản phẩmtheo phân khúc khách hàng, dễ dàng quản lý việc cung cấp các sản phẩm này quacác kênh phân phối khác nhau.
(3) Hỗ trợ ra quyết định
Để có thể đơn giản hóa quy trình, cung cấp sản phẩm phù hợp, nhanh chóngcho đúng đối tượng khách hàng trên các kênh khác nhau đòi hỏi hệ thống ứng dụngcủa ngân hàng phải xử lý được khối lượng lớn dữ liệu trong nội bộ ngân hàng cũngnhư dữ liệu bên ngoài phục vụ cho quá trình ra quyết định Do đó, hệ thống ứngdụng của ngân hàng số cần phải có khả năng phân tích dữ liệu phục vụ việc ra quyếtđịnh chính xác hơn, nhanh hơn và tốt hơn dựa trên sự lựa chọn của khách hàng vànguyên tắc quản lý rủi ro của ngân hàng Tỷ trọng các quyết định tự động trong kinhdoanh thực hiện dựa trên phân tích số liệu càng cao thì mức độ số hóa càng cao
(4) Đổi mới sáng tạo về sản phẩm và kinh doanh
Trong quá trình xây dựng ngân hàng số đòi hỏi ngân hàng phải có nhữngnghiên cứu phát triển để đổi mới, đột phá, tận dụng sự phát triển của khoa học côngnghệ trong lĩnh vực ngân hàng để đảm bảo sức cạnh tranh với các ngân hàng kháccũng như cạnh tranh với các đối thủ công nghệ tài chính ngoài lĩnh vực ngân hàng(các công ty Fintech như Google, Apple…)
Hiện nay lĩnh vực cung cấp dịch vụ thanh toán trên Mobile là lĩnh vực mà cácgiải pháp ngân hàng số phải hết sức quan tâm, để tạo sự khác biệt trong cạnh tranhcũng như chiến thắng các đối thủ hoạt động ngoài lĩnh vực ngân hàng – các công tyFintech Như vậy, ngoài việc đổi mới sáng tạo về sản phẩm, các ngân hàng cũngphải đổi mới sáng tạo ngay trong cách quản lý kinh doanh các sản phẩn dịch vụ củamình
Trang 27Từ những phân tích về bốn nội dung chính của ngân hàng số ở trên, có thểhiểu ngân hàng số là sự kết hợp các ứng dụng công nghệ mới và phát triển, số hóacác hoạt động ngân hàng từ các kênh phân phối truyền thống và hiện đại đến cácquy trình hoạt động, quy trình ra quyết định và các sản phẩm dịch vụ ngân hàngnhằm cải tiến dịch vụ, trải nghiệm khách hàng một cách hiệu quả, nâng cao nănglực thích ứng, phù hợp với những thay đổi về môi trường kinh doanh bên trong cũngnhư bên ngoài ngân hàng, khẳng định vị thế và gia tăng tính cạnh tranh trên thịtrường.
2.1.2 Phân biệt ngân hàng số và ngân hàng điện tử
Trong khi Ngân hàng điện tử - E-banking là một dịch vụ bổ sung trên nền tảngngân hàng truyền thống với các dịch vụ như Internet Banking, Mobile Banking thìNgân hàng số - Digital Banking chính là một hình thức ngân hàng khác hoàn toànvới ngân hàng truyền thống Ngân hàng số cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụvới các quy trình, thủ tục được số hoá và giảm thiểu tối đa
Ngân hàng điện tử chỉ là một phần trong ngân hàng số, tập trung vào các kênhphân phối điện tử như Internet Banking, Mobile Banking Ngân hàng số đề cậpđến tất cả các kênh phân phối kể cả kênh quầy, ngân hàng số cho phép chuyển tiếpthông tin và dịch vụ giữa các kênh một cách thông suốt để đảm bảo trải nghiệm củakhách hàng trên các kênh là như nhau với mục tiêu tạo ra sự kết nối với khách hàngtheo nhu cầu giao dịch đa kênh của khách hàng Ngoài ra ngân hàng số còn đề cậpđến các mảng quan trọng khác đó là quy trình, phân tích số liệu và các sản phẩm số,nhất là các sản phẩm sáng tạo
Nếu như ngân hàng điện tử hiện nay chỉ tập trung chủ yếu hỗ trợ khách hàngthực hiện bước sử dụng dịch vụ, các bước còn lại từ khâu đăng ký sử dụng, xác thựckhách hàng, đến khâu giải đáp, hỗ trợ khách hàng…đều phải thực hiện tại quầy giaodịch, thì ngân hàng số lại quan tâm đến tất cả các bước trong lộ trình của kháchhàng nhằm đảm bảo chất lượng trải nghiệm của khách hàng đồng nhất trên các kênhkhác nhau Ngân hàng số phải đảm bảo cung cấp thông tin của khách hàng đầy đủtrên tất cả các kênh, thông tin được chuyển tiếp dễ dàng giữa các kênh, nâng cao
Trang 28năng suất lao động Khách hàng tiếp xúc với ngân hàng tại kênh nào cũng có cảmgiác là được gặp gỡ một người duy nhất Nếu khách hàng phàn nàn về một sảnphẩm dự kiến sử dụng thông qua kênh Contact Center mà chi nhánh không biết lạitiếp tục giới thiệu cho khách hàng khi khách hàng đến quầy sẽ ảnh hưởng xấu đếntrải nghiệm khách hàng, đây là vấn đề mà ngân hàng số phải xử lý Các kênh tiếpxúc với khách hàng phải đảm bảo tính thông suốt, thông tin được truyền tải đầy đủ
và kịp thời
Như vậy, ngoài nội dung chính tương tự ngân hàng điện tử là cung cấp sảnphẩm dịch vụ trên các kênh ngân hàng điện tử, ngân hàng số còn đảm bảo cho việctrải nghiệm khách hàng đồng nhất giữa các kênh, lấy khách hàng làm trọng tâm, sốhóa các quá trình hoạt động của ngân hàng ở tất cả các khâu từ khâu quảng bá tiếpthị đến quá trình đăng ký, sử dụng, hỗ trợ và đảm bảo chất lượng sản phẩm Ngânhàng số phải xây dựng được nền tảng công nghệ đa kênh và sau đó là tích hợp đakênh (Omni-Channel), xây dựng được các quy trình kinh doanh đa kênh, cải tiếnquy trình tác nghiệp, quy trình kinh doanh để số hóa tối đa các quy trình này, phântích được dữ liệu cho quá trình kinh doanh cũng như có các sản phẩm số mang tínhđổi mới sáng tạo
2.1.3 Các nhân tố tác động tới sự phát triển của dịch vụ ngân hàng số
Các nhân tố tác động tới sự phát triển dịch vụ ngân hàng số của các NHTMtheo đánh giá của tác giả gồm 03 nhóm cơ bản: Nhóm nhân tố thuộc về môi trườngkinh doanh, nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng và nhóm nhân tố thuộc về kháchhàng
2.1.3.1 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh
Cơ sở pháp lý: Cơ sở pháp lý là một trong những yếu tố quan trọng ảnh
hưởng tới sự phát triển dịch vụ ngân hàng số tại các NHTM Trong thời gian qua,
Chính phủ, NHNN, các Bộ, Ban ngành đã ban hành Luật và các văn bản liên quan
để thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử như: Luật Giao dịch điện tửnăm 2005; Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 về giao dịch điện tử tronghọat động ngân hàng; Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về thương mại
Trang 29điện tử; Thông tư số 59/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 quy định về quản lý hoạtđộng thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động; Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt,…
Về cơ bản, Luật giao dịch điện tử và các văn bản dưới luật đã bao quát hầu hếtcác khía cạnh trong giao dịch thương mại điện tử và là cơ sở quan trọng để thúc đẩydịch vụ ngân hàng số phát triển Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại trong cơ sở pháp
lý làm ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng số, cụ thể: các quy địnhban hành vẫn tập trung cho việc giao dịch trực tuyến trên nền tảng Mobile Banking
và Internet Banking, chưa đáp ứng đầy đủ xu hướng hiện nay của các ngân hàng khichuyển đổi hoạt động theo định hướng ngân hàng số; hơn nữa, để thực hiện xácthực người dùng không chỉ là vấn đề công nghệ mà còn là hành lang pháp lý khi xảy
ra các vấn đề tranh chấp, nhằm giúp các ngân hàng có cơ sở để giải quyết đúng saithuộc về ngân hàng hay khách hàng
Chính sách phát triển thương mại điện tử: Trong những năm qua Chính phủ đã
nỗ lực xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển thương mại điện tử (gần đây
nhất là Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ Tướng Chính phủ vềviệc phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giaiđoạn 2016 – 2020), qua đó tạo ra môi trường thuận lợi cho việc phát triển dịch vụngân hàng số
Chính sách thương mại điện tử đã mở rộng hầu hết ở các dịch vụ như: Chi trảlương qua tài khoản của cán bộ công chức; Thông quan điện tử; Nộp thuế quaInternet; Thu tiền điện qua các kênh Internet/Mobile Banking/POS của ngân hànghoặc thu qua ví điện tử của các trung gian thanh toán; Thanh toán vé tàu, vé máybay qua hệ thống thanh toán trực tuyến hoặc thẻ ngân hàng; Thu hộ học phí, việnphí qua các kênh ngân hàng điện tử…
triển mạnh mẽ của các ứng dụng khoa học CNTT và truyền thông Chính vì vậy, để
kế hoạch phát triển ngân hàng số diễn ra khả thi, có hiệu quả đòi hỏi cần phải trang
bị một hạ tầng CNTT đầy đủ năng lực Trong những năm qua, cơ sở hạ tầng công
Trang 30nghệ quốc gia đã được cải thiện đáng kể, việc ứng dụng các phương thức truy cậpbăng thông rộng đã tạo điều kiện cho phát triển các kênh phân phối số trong lĩnhvực ngân hàng.
Năm 2016, theo Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) công bố Chỉ số pháttriển Công nghệ thông tin – Viễn thông (IDI) của Việt Nam đứng thứ 105/175 quốcgia trên thế giới, thứ 5 tại Đông Nam Á và thứ 12/17 ở khu vực Châu Á – Thái BìnhDương Tuy nhiên, sự phát triển CNTT không đồng đều giữa các vùng kinh tế, giữacác cơ quan, tổ chức cùng với hạ tầng CNTT và truyền thông của Việt Nam vẫn còntồn tại tính thiếu ổn định Thực tế cho thấy, việc nghẽn mạng, mất kết nối vẫnthường xuyên xảy ra, ảnh hưởng tiêu cực đến tính liên tục và ổn định của các dịch
vụ ngân hàng số
do hóa tài chính tạo điều kiện cho các NHTM Việt Nam có cơ hội học hỏi, tiếp cậnvới những ứng dụng công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý và nguồn lực tài chính dồidào, nhưng các ngân hàng trong nước cũng phải chịu áp lực cạnh tranh ngày cànggay gắt từ phía các ngân hàng nước ngoài Đó là các áp lực cạnh tranh về vốn –nguồn lực tài chính, nền tảng công nghệ, kinh nghiệm quản trị rủi ro cũng như các
áp lực cạnh tranh về thu hút nguồn nhân lực giỏi, có trình độ…
viễn thông: Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về CNTT và dịch thanh toán điện tử,
thị trường Việt Nam đã xuất hiện các tổ chức phi ngân hàng (Startup – Fintech) vàCông ty viễn thông (Viettel, Samsung) đã có bước phát triển mạnh và sẽ tiếp tụctham gia cung cấp một số dịch vụ tương đồng với ngân hàng, như: thanh toán hànghóa trên mạng thông qua các thương hiệu ví điện tử (MoMo, Moca, VTCPay,Vnmart, Ecpay, Bảo Kim, PaYoo, Ngân lượng…), dịch vụ chuyển tiền,…; điều này
sẽ tạo ra áp lực cho các ngân hàng trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng số, đòihỏi các ngân hàng phải không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụcũng như năng lực phục vụ khách hàng
2.1.3.2 Nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng
Trang 31 Khả năng tương thích của hệ thống ngân hàng cốt lõi: Trong thời gian qua,
các NHTM Việt Nam đã có sự đầu tư rất lớn vào hệ thống ngân hàng lõi - Corebanking,coi đây là chiến lược trong việc tạo ra sự khác biệt cũng như là cơ sở để phát triển cácdịch vụ ngân hàng hiện đại Điều này đã mang lại những diện mạo mới cho sản phẩmdịch vụ của các NHTM Việt Nam nói chung, cũng như dịch vụ
ngân hàng số nói riêng
Tuy nhiên, việc có quá nhiều phần mềm được sử dụng đã làm giảm khả năngliên kết giữa các ngân hàng, gia tăng chi phí và thời gian thực hiện liên kết Hơn nữa
hệ thống Corebanking của các NHTM Việt Nam hiện nay chưa được cập nhật kiếntrúc đa kênh, do đó các kênh phân phối sản phẩm còn tương đối độc lập, chưa có sựtích hợp với nhau ảnh hưởng đến trải nghiệm dịch vụ của khách hàng
Khả năng kết nối công nghệ giữa các đơn vị trong ngân hàng: Hiện tại,
chênh lệch về hạ tầng công nghệ giữa khu đô thị và khu vực nông thôn còn cao nên việckết nối công nghệ chủ yếu được thực hiện ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà
Nẵng, Hồ Chí Minh,… trong khi công nghệ lõi của các ngân hàng hoặc phát triểnkhông đồng đều, chưa theo kịp sự phát triển của quy mô, hoặc đang trong giai đoạnnâng cấp nên việc kết nối công nghệ giữa Hội sở ngân hàng với các chi nhánh haygiữa các chi nhánh còn khó khăn Chính vì vậy, việc phát triển ngân hàng số hiệnđang chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn, dịch vụ ngân hàng số chưa thực sựphát triển rộng khắp cả nước
An ninh và bảo mật thông tin trong hoạt động ngân hàng số: Trong thời
gian qua hoạt động ngân hàng tại Việt Nam đang nổi lên các vấn đề về an ninh thông tin,
cụ thể: Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước có tỷ lệ gia tăng lừa đảo trực tuyến cao nhấtthế giới; mua bán, sử dụng trái phép thông tin thẻ tín dụng để mua hàng online, thanhtoán trực tuyến; ăn cắp thông tin thẻ ATM của khách hàng, tạo thẻ giả để rút tiền; rửatiền hoặc cá độ, đánh bạc có tổ chức với quy mô lớn qua mạng Internet…điều đó chothấy, các NHTM Việt Nam phần lớn chỉ chú trọng đến khắc phục sự cố chứ chưa thật sựchú trọng đến phát triển các hệ thống cảnh báo sự
cố, chưa áp dụng công nghệ mã hóa để kết nối giữa trụ sở các ngân hàng với các chi
Trang 32nhánh/đơn vị trực thuộc hay giữa NHTM với NHNN để tăng cường an ninh cho cả
hệ thống Bên cạnh đó, bản thân các NHTM Việt Nam mới chỉ tập trung truyềnthông đến các tiện ích do dịch vụ ngân hàng số mang lại mà chưa thật chú trọng tớithông tin và bảo mật; nhiều NHTM chưa có bộ phận an ninh thông tin chuyên trách,chưa xây dựng kịch bản và quy trình phản ứng cụ thể trước các sự cố an ninh CNTTtrong ngân hàng; Chưa có bộ phận điều phối ứng cứu sự cố an ninh thông tin trongtoàn hệ thống
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây các NHTM Việt Nam đã đẩy mạnh đầu tư,nâng cấp Trung tâm dữ liệu, lắp đặt và sử dụng các thiết bị, giải pháp bảo mật tiếntiến để kiểm soát truy cập, chống tấn công, phát hiện xâm nhập trái phép vào hệthống CNTT, dò tìm phát hiện điểm yếu, lỗ hổng an ninh bảo mật Một số ngânhàng còn sử dụng một số giải pháp an ninh bảo mật khác để theo dõi giám sátđường truyền thông, trang web, giám sát thư điện tử, phòng chống thư rác, xác thựcngười dùng giao dịch Internet Banking, hình thành các trung tâm dự phòng vàphục hồi thảm họa đã góp phần đáng kể hạn chế những vấn đề liên quan tới an ninh
và bảo mật trong hoạt động ngân hàng số
Nguồn lực tài chính: Nguồn lực tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong
việc phát triển dịch vụ ngân hàng số tại các NHTM Việt Nam Phát triển dịch vụ
ngân hàng số không chỉ phụ thuộc vào các khoản đầu tư cho CNTT ban đầu mà cònphụ thuộc rất nhiều vào khả năng đầu tư cho các hoạt động duy trì, nâng cấp vànghiên cứu phát triển mới Tuy nhiên, với việc nhiều NHTM đang trong tiến trìnhsáp nhập, hoặc tái cơ cấu, nhiều NHTM có quy mô vốn nhỏ nên không đủ nguồnlực tài chính đầu tư cho kênh giao dịch số và mới chỉ dừng ở việc phát hành thẻ vàcung cấp dịch vụ ngân hàng thông qua hệ thống ATM
Nhìn chung, các NHTM Việt Nam gặp khó khăn về tài chính cho duy trì vànâng cấp hệ thống CNTT, đáp ứng các tiêu chuẩn đặt ra về công nghệ khi kết nốikênh giao dịch điện tử trong nước và quốc tế
Năng lực và kỹ năng của nhân viên: Có thể nói năng lực và kỹ năng của
nhân viên nằm trong nhóm những nhân tố quan trọng nhất tác động đến sự phát
Trang 33triển dịch vụ ngân hàng số của các NHTM Để dịch vụ ngân hàng số đạt chất lượngcao đòi hỏi ngân hàng phải có đội ngũ nhân viên am hiểu công nghệ, có khả năngứng dụng công nghệ, thông thạo ngoại ngữ và thái độ làm việc chuyên nghiệp Hiệntại, các NHTM Việt Nam đều gặp khó khăn trong việc huy động nguồn nhân lựccao cấp có trình độ đáp ứng những đòi hỏi của công nghệ hiện đại cho việc pháttriển dịch vụ ngân hàng số.
Văn hóa tổ chức: Văn hóa tổ chức là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới quá
trình giới thiệu dịch vụ ngân hàng số, quá trình chuyển đổi từ phương thức giao dịchtruyền thống sang phương thức giao dịch số Trong thời gian qua, các NHTM Việt Nam
đã chú trọng phát triển văn hóa tổ chức hướng tới khách hàng, tạo điều kiện, môi trườngthuận lợi để khách hàng dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm, loại hình dịch vụ ngân hàng
số và do đó sự tiếp nhận của khách hàng đối với dịch vụ
ngân hàng số đã được cải thiện đáng kể
2.1.3.3 Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng
Theo dự báo của Tổng cục thống kê, Việt Nam sẽ là một thị trường bán lẻ cóquy mô lớn: Đến năm 2020, tổng dân số dự kiến khoảng 98 triệu người với cơ cấudân số trẻ (trên 65% dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 tuổi), mức thu nhập trungbình từ 3.200 đến 3.500 USD/người/năm Với xu thế hội nhập sâu rộng vào thịtrường khu vực và thế giới cùng xu hướng bùng nổ của công nghệ, hành vi tiêudùng của thị trường Việt Nam sẽ có nhiều biến chuyển: Thay đổi thói quen tiêudùng theo hướng hiện đại, tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ ngân hàng tài chính;Thói quen thanh toán qua ngân hàng, bằng các phương tiện điện tử sẽ dần thay thếthói quen dùng tiền mặt; Tư duy mới của tầng lớp trung lưu về tiêu dùng và tích lũy
sẽ thúc đẩy các dịch vụ tài chính cá nhân; Người tiêu dùng trở nên “luôn vận động”
vì thế họ ưa thích những sản phẩm hoặc dịch vụ tiện lợi phục vụ tốt nhất cho cuộcsống bận rộn của họ; Người tiêu dùng, nhất là giới trẻ có xu hướng ưa chuộng sửdụng các sản phẩm dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, đặc biệt xu hướng sử dụngmobile banking và dịch vụ ngân hàng số trở thành xu hướng tất yếu Những yếu tốtrên sẽ góp phần tạo điều kiện thúc đẩy dịch vụ ngân hàng số phát triển
Trang 342.1.4 Các tiêu chí phản ánh sự phát triển dịch vụ ngân hàng số tại các Ngân hàng thương mại
2.1.4.1 Mở rộng quy mô dịch vụ ngân hàng số
Thị phần sản phẩm dịch vụ: Thị phần là phần thị trường mà ngân hàng nắm
giữ được Đây là một trong những tiêu chí để đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng sốtại các NHTM Thị phần càng lớn chứng tỏ càng có nhiều khách hàng tiếp cận và sửdụng dịch vụ của ngân hàng, ngân hàng đã thành công trong việc tiếp thị, quảng bá dịch
vụ ngân hàng số ra thị trường Ngân hàng nào có chất lượng dịch vụ
tốt, sản phẩm dịch vụ đa dạng, nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng sẽ giành đượcthắng lợi, chiếm lĩnh được nhiều thị phần hơn Như vậy, tiêu chí thị phần sản phẩmdịch vụ cũng được coi là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự pháttriển của dịch vụ ngân hàng số tại các NHTM
Doanh số sản phẩm, dịch vụ: Doanh số là chỉ tiêu hết sức quan trọng để
đánh giá sự phát triển của dịch vụ ngân hàng số Doanh số hoạt động càng lớn đồngnghĩa lượng khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng số ngày càng cao, thị phầncàng nhiều Đây chính là kết quả tổng hợp của việc mở rộng, phát triển và
nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ
Đối tượng, số lượng khách hàng: Một NHTM được đánh giá là có dịch vụ
ngân hàng số phát triển, trước hết phải đáp ứng được nhu cầu của đa dạng các đốitượng khách hàng Mức độ đáp ứng yêu cầu khách hàng càng cao, khách hàng sửdụng dịch vụ ngân hàng số càng nhiều dẫn tới số lượng dịch vụ cung ứng ra thịtrường càng lớn
Doanh thu từ dịch vụ: Tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu kinh doanh cuối
cùng mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng mong muốn đạt được, ngân hàng cũng
không phải là một ngoại lệ Đây là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả củaviệc phát triển dịch vụ ngân hàng số tại các NHTM Dịch vụ ngân hàng số đượcđánh giá là phát triển toàn diện khi doanh thu và lợi nhuận mà dịch vụ ngân hàng sốmang lại cũng phải tương xứng với đồng vốn mà ngân hàng đã bỏ ra
Trang 35 Tốc độ tăng trưởng những chỉ tiêu nói trên: Tiêu chí về sự gia tăng hiệu quả
hoạt động là tiêu chí tổng hợp và phản ánh kết quả của quá trình phát triển dịch vụngân hàng số tại các NHTM Đối với mỗi sản phẩm ngân hàng số cung ứng ra thịtrường, tốc độ tăng trưởng hiệu quả hoạt động là chỉ tiêu có ý nghĩa quyết định việctiếp tục phát triển dịch vụ hay tạm dừng triển khai dịch vụ nếu hiệu quả mang lạikhông như kỳ vọng đặt ra Từ đó Ban lãnh đạo sẽ có những quyết sách kịp thời liênquan đến chiến lược hoạt động, chiến lược CNTT, điều chỉnh phân khúc kháchhàng, chính sách chăm sóc khách hàng,… nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnhtranh và hiệu quả hoạt động của NHTM
2.1.4.2 Chất lượng dịch vụ ngân hàng số
Mức độ hài lòng của khách hàng: Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số ngân
hàng cung ứng ra thị trường được khách hàng sử dụng nhiều thể hiện sự tiện ích của cácloại sản phẩm đó và cũng đồng nghĩa với sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ màngân hàng cung cấp Việc đánh giá mức độ hài lòng sẽ giúp ngân hàng có những chínhsách phù hợp nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng
Tính đa dạng, tiện ích của dịch vụ: Để có thể cạnh tranh và đứng vững trên
thị trường, đòi hỏi các ngân hàng phải không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụngân hàng số, nâng cấp, cải tiến chất lượng sản phẩm dịch vụ với nhiều tiện ích
Làm được như vậy, dịch vụ ngân hàng số tại các ngân hàng sẽ không ngừng pháttriển lớn mạnh, thu hút được đông đảo các khách hàng sử dụng, góp phần gia tănglợi nhuận cho ngân hàng
Thương hiệu, uy tín của ngân hàng: Khi thương hiệu, uy tín của ngân hàng
trên thị trường được khẳng định, khách hàng sẽ tin tưởng và sử dụng dịch vụ của ngânhàng Một ngân hàng có thương hiệu và uy tín tốt là ngân hàng có tiềm lực tài chính vữngmạnh; hệ thống CNTT an toàn; đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ, phục vụ chuyênnghiệp và tận tình; dịch vụ đa dạng với nhiều giá trị gia tăng, các
kênh phân phối hiện đại,… đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dịch vụ đối với mọi chủ thể của nền kinh tế
Trang 36 Khả năng cạnh tranh trên thị trường: Các ngân hàng muốn đứng vững trên
thị trường đòi hỏi phải không ngừng đổi mới hoạt động để đáp ứng nhu cầu đa dạng vàphong phú của khách hàng Các tiêu chí đo lường khả năng cạnh tranh của NHTM baogồm: vốn tự có, nguồn vốn huy động, giá dịch vụ, phương tiện, trình độ đội ngũ quản lý vànhân viên, mạng lưới hoạt động,…
2.1.4.3 An toàn, bảo mật và kiểm soát rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng số
Hoạt động kinh doanh tiền tệ, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh ngân hàng sốluôn là hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro Sự bảo mật thông tin cá nhân, thông tintài khoản, tiền gửi của khách hàng hay các hệ thống dữ liệu mật của ngân hàng rất
có thể bị đánh cắp, phá vỡ bởi hoạt động xâm nhập trái phép của các hacker chuyênnghiệp, phát tán mã độc Do đó, các ngân hàng cần chủ động tăng cường trang bịcác giải pháp an ninh, bảo mật; nâng cao mức độ an toàn, kiểm soát, phòng ngừa rủi
ro để đảm bảo hệ thống dữ liệu, quy trình xử lý thông tin của ngân hàng luôn đượcbảo vệ tối đa Ngân hàng nào có sản phẩm dịch vụ ngân hàng số với độ an toàn cao,rủi ro thanh toán được ngân hàng kiểm soát, quản lý chặt chẽ sẽ được đông đảokhách hàng tin tưởng và an tâm lựa chọn
2.2 Hiện trạng các k nh phân phối tại BIDV
KÊNH PHÂN PHỐI
Trang 38Hình 2.2: Sơ đồ các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ tại BIDV
Nguồn: Tổng hợp của tác giả qua ebsite của BIDVHiện tại, BIDV đang duy trì hai kênh phân phối sản phẩm dịch vụ đó là Kênhtruyền thống (Kênh quầy - với sự hiện diện của các điểm giao dịch vật lý: Chinhánh/Phòng giao dịch, các ngân hàng đại lý) và Kênh hiện đại (Các kênh áp dụngnền tảng CNTT tiến tiến, hiện đại như kênh POS/ATM, Internet Banking, MobileBanking…)
Nếu chia quá trình kinh doanh thành các khâu: Tiếp thị -> Bán hàng -> Cung cấp sản phẩm dịch vụ sau bán hàng -> Chăm sóc hậu mãi thì có thể thấy kênh quầy
vẫn là kênh tương tác chủ yếu với khách hàng Các kênh hiện đại khác ngoài quầyđảm nhận một số khâu trong quá trình tương tác với khách hàng như: Kênh InternetBanking, Mobile Banking phục vụ quá trình giao dịch và sử dụng các sản phẩm cơbản như chuyển tiền, vấn tin, gửi tiết kiệm, thanh toán dịch vụ; Kênh ATM phục vụgiao dịch rút tiền mặt, vấn tin, chuyển tiền, sao kê,…; Kênh mạng xã hội, ContactCenter phục vụ quá trình chăm sóc khách hàng, hỗ trợ sử dụng sản phẩm dịch vụ,tiếp thị; Kênh Internet Banking, Website của BIDV tham gia một phần nhỏ vào quátrình tiếp thị bằng việc hiển thị các thông tin quảng cáo
Hiện tại, các kênh của BIDV còn tương đối độc lập, chưa có sự liên kết, tíchhợp với nhau, ảnh hưởng đến việc trải nghiệm dịch vụ của khách hàng Quá trìnhbán hàng chủ yếu diễn ra tại kênh quầy, việc bán hàng trên các kênh hiện đại cònhạn chế, chưa có sự kết hợp tối ưu giữa kênh hiện đại và kênh quầy trong các quytrình bán hàng Hơn nữa, trên thị trường BIDV không phải là người đi đầu trongviệc phát triển các kênh giao dịch hiện đại với khách hàng, hệ thống Corebankinghiện nay của BIDV chưa hỗ trợ tốt cho việc phát triển và quản lý đa kênh, đây làhạn chế trong hạ tầng công nghệ phục vụ việc số hóa các kênh phân phối nói riêng
và xây dựng ngân hàng số nói chung tại BIDV
Hiện trạng các kênh phân phối của BIDV và hạn chế của từng kênh phân phối
sẽ được trình bày cụ thể ở nội dung dưới đây:
Trang 392.2.1 K nh Quầy
Sau khi tiếp nhận ngân hàng MHB vào tháng 5/2015, toàn hệ thống BIDV có
191 chi nhánh và 815 phòng giao dịch trải dài các tỉnh thành trong cả nước Vàocuối năm 2015, kênh quầy của BIDV phục vụ khoảng 7,8 triệu khách hàng
Chương trình sử dụng chính tại quầy là chương trình BDS (Branch DeliverySystem), chương trình này được dùng để tác nghiệp các nghiệp vụ chính liên quanđến hệ thống Corebanking (thông tin khách hàng, tiền vay, tiền gửi, chuyển tiền, kếtoán…) Ngoài ra tại quầy BIDV có nhiều hệ thống khác như hệ thống quản lý thẻ,
hệ thống IBMB, thanh toán hóa đơn, hệ thống Bankplus, Smartbanking, hệ thốngquản lý mẫu dấu chữ ký, tài trợ thương mại, hệ thống in chứng từ cho khách hàng
và nhiều hệ thống khác do BIDV tự xây dựng để cán bộ nhân viên sử dụng trongviệc cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng
Nhìn chung, các sản phẩm dịch vụ của BIDV cung cấp tại quầy đã được tinhọc hóa, tuy nhiên đứng dưới góc độ ngân hàng số thì tin học hóa chỉ được áp dụngmột cách rời rạc theo từng nghiệp vụ mà chưa có sự hỗ trợ cho các luồng quy trìnhnghiệp vụ cũng như chưa hỗ trợ việc liên kết giữa các hệ thống ứng dụng Hệ thốngBDS tại quầy hiện nay chỉ để phục vụ tác nghiệp là chính, chưa hỗ trợ cho công tácbán hàng Trong khi đó, một số ngân hàng đã số hóa thông qua việc xây dựng các
hệ thống tự phục vụ để khách hàng tham gia vào một phần quy trình như hệ thốngxếp hàng thông minh, có khả năng chuyển tải các thông tin yêu cầu của khách hàngkhi lấy số vào kênh quầy để giao dịch viên thực hiện; thao tác, nhập sẵn trước cácgiao dịch qua hệ thống mobile,… Theo cách này, các kênh đã có sự liên thông vàtích hợp với nhau để xử lý các giao dịch của khách hàng bắt đầu từ một kênh và kếtthúc ở kênh khác Hiện nay BIDV đã hỗ trợ lập và in chứng từ cho khách hàng, tuynhiên hệ thống in chứng từ này chỉ giúp khách hàng không phải viết tay chứ chưa
hỗ trợ chuyển tiếp thông tin đã in đó vào hệ thống BDS để giao dịch viên khi thựchiện tác nghiệp không phải nhập lại
Các ngân hàng hiện đại được trang bị giải pháp cho chi nhánh di động, hệthống phần mềm chính ở chi nhánh có thể vận hành trên máy tính bảng và mang
Trang 40đến tận nơi ở của khách hàng sau khi nhận yêu cầu của khách hàng qua các kênhMobile, Contact Center, Website…hoặc dễ dàng bố trí tại các sự kiện, các siêu thị,
… Hiện nay việc thiết lập một chi nhánh của BIDV cần yêu cầu rất phức tạp về
hạ tầng công nghệ cũng như thời gian triển khai, không có tính cơ động Các quytrình bán hàng và hệ thống CNTT hiện nay tại BIDV chỉ phù hợp cho việc bán hàngtại Trụ sở ngân hàng, chưa có giải pháp và quy định hỗ trợ cho việc bán hàng ngoàiquầy giao dịch
2.2.2 Kênh chăm sóc khách hàng (gồm cả Mạng xã hội)
2.2.2.1 Hoạt động Marketing, truyền thông (trước khi bán hàng)
Hiện tại Trung tâm chăm sóc khách hàng của BIDV đang thực hiện quảng bácác sản phẩm/dịch vụ, chương trình ưu đãi của ngân hàng qua các kênh điện thoại,email và mạng xã hội (như facebook, LinkedIn, Youtube) với các hình thức truyềntải hiện đại, hấp dẫn tới nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau
2.2.2.2 Hoạt động bán hàng
Hoạt động tiếp thị, bán hàng tại TTCSKH bao gồm 3 mảng chính: (i) các chiếndịch telesales (bán hàng qua điện thoại) phối hợp với các Chi nhánh; (ii) bán chéosản phẩm dịch vụ cho các khách hàng có nhu cầu gọi tới tổng đài/bán cho các kháchhàng đăng ký nhu cầu qua mạng xã hội và (iii) hỗ trợ khách hàng đăng ký trực tuyếncác sản phẩm dịch vụ qua kênh tổng đài Quy mô khách hàng tăng trưởng rõ rệttrong năm 2015 với tổng số khách hàng gọi ra hơn 96.000 khách hàng (tăng gấp 5lần số lượng năm 2014) tương ứng với tổng số cuộc gọi ra 133.779 cuộc, chốt hẹnthành công hơn 15.000 cuộc và chốt bán thành công 5.240 sản phẩm Các sản phẩmđược lựa chọn để bán qua kênh thoại chủ yếu là các sản phẩm bán lẻ như Thẻ, Tiếtkiệm tích lũy, IBMB, Thanh toán hóa đơn Hoạt động bán hàng qua kênh thoại tạiTTCSKH có liên kết chặt chẽ với kênh tại Chi nhánh vì phần lớn các khách hàngđược tư vấn, tiếp thị trong các cuộc thoại và sẽ được chuyển nhu cầu về chi nhánh
để hoàn thiện việc chốt bán cuối cùng