1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong bài “ Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật TK XVIIIXIX” chuyên đề cụm

18 78 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 316 KB

Nội dung

CHUYÊN ĐỀ CỤM MÔN SỬĐề tài: “Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong bài: “ Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật TK XVIII-XIX” PHẦN MỞ ĐẦU 1..

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ CỤM MÔN SỬ

Đề tài: “Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong bài: “ Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật TK XVIII-XIX”

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế với những ảnh hưởng của xã hội tri thức và toàn cầu hóa đang tạo ra những cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo dục trong việc đào tạo đội ngũ lao động Giáo dục đứng trước một thử thách là tri thức của loài người tăng ngày càng nhanh nhưng cũng lạc hậu ngày càng nhanh, thời gian đào tạo thì có hạn Mặt khác thị trường lao động luôn đòi hỏi ngày càng cao ở đội ngũ lao động về năng lực hành động, khả năng sáng tạo, linh hoạt, tính trách nhiệm, năng lực cộng tác làm việc, khả năng giải quyết các vấn đề phức hợp trong những tình huống thay đổi, khả năng học tập suốt đời

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì qua việc học Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhắm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục

Trong những năm qua, toàn thể giáo viên cả nước đã thực hiện nhiều công việc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thành công bước đầu Đây là những tiền đề vô cùng quan trọng để chúng ta tiến tới việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học Tuy nhiên, từ thực

tế giảng dạy tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh… chưa nhiều Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến

Trang 2

thức Việc rèn luyện kỹ năng chưa được quan tâm Hoạt động kiểm tra, đánh giá còn nhiều hạn chế, chú trọng đánh giá cuối kì chưa chú trọng đánh giá cả quá trình học tập Tất cả những điều đó dẫn tới học sinh học thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn

Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong bài: “ Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật TK XVIII-XIX” làm đối tượng nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy học của bản thân,

từ đó đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện của ngành giáo dục nước nhà

2 Mục đích nghiên cứu.

– Tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề cốt lõi trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực

– Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong một bài học cụ thể: Bài 8:

Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật TK XVIII-XIX

3 Đối tượng nghiên cứu.

Trong phạm vi đề tài này, như tên gọi của nó, tôi tập trung nghiên cứu các vấn đề lí luận

về dạy học theo định hướng phát triển năng lực để vận dụng vào việc dạy – học một bài

học cụ thể: Bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật TK XVIII-XIX

Từ đó đưa ra những cách tiếp cận, giảng dạy có hiệu quả làm tiền đề áp dụng rộng rãi hơn cho những năm sau

4 Phạm vi nghiên cứu.

Đề tài được thực nghiệm đối với học sinh lớp 8 - Trường THCS Quang Trung

5 Phương pháp nghiên cứu.

Với chuyên đề này, tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

 Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm

 Phương pháp sánh

Trang 3

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỊCH

SỬ

A Cơ sở lí luận

I Khái niệm năng lực, chương trình giáo dục định hướng năng lực

1 Khái niệm năng lực

Khái niệm năng lực có nguồn gốc tiếng La tinh có nghĩa là gặp gỡ Ngày nay, khái niệm năng lực được hiểu theo nhiều nghĩa song cách hiểu thông dụng nhất là:

Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong các tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm, cũng như sẵn sàng hành động

2 Chương trình giáo dục định hướng năng lực.

Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực (nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra) được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ 20 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học

Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là ”sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của HS

Bảng so sánh một số đặc trưng cơ bản của chương trình định hướng nội dung và chương trình định hướng phát triển năng lực sẽ cho chúng ta thấy ưu điểm của chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực:

Trang 4

Chương trình định hướng nội dung

Chương trình định hướng phát triển năng lực

Mục tiêu

giáo dục

Mục tiêu dạy học được mô tả không chi tiết và không nhất thiết phải quan sát, đánh giá được

Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được; thể hiện được mức độ tiến bộ của HS một cách liên tục

Nội dung

giáo dục

Việc lựa chọn nội dung dựa vào các khoa học chuyên môn, không gắn với các tình huống thực tiễn

Nội dung được quy định chi tiết trong chương trình

Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định, gắn với các tình huống thực tiễn Chương trình chỉ quy định những nội dung chính, không quy định chi tiết

Phương

pháp dạy

học

Giáo viên là người truyền thụ tri thức, là trung tâm của quá trình dạy học HS tiếp thu thụ động những tri thức được quy định sẵn

– Giáo viên chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ HS tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức Chú trọng sự phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp,…;

– Chú trọng sử dụng các quan điểm, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; các phương pháp dạy học thí nghiệm, thực hành

Hình thức

dạy học

Chủ yếu dạy học lý thuyết trên lớp học

Tổ chức hình thức học tập đa dạng; chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học

Đánh giá kết

quả học tập

của HS

Tiêu chí đánh giá được xây dựng chủ yếu dựa trên sự ghi nhớ và tái hiện nội dung đã học

Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu

ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng khả năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn

II Các năng lực trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực nói chung và

dạy học Lịch sử nói riêng.

II.1 Các năng lực chung

Trang 5

Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi… làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực nhằm bồi dưỡng và phát huy cho học sinh 9 năng lực chung sau đây:

* Các năng lực chung :

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tư duy sáng tạo

- Năng lực tự quản lí

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực truyền thông và sử dụng công nghệ thông tin

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực tính toán

* Năng lực chuyên biệt các bộ môn:

Môn Lịch sử

- Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử

- Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau

- Năng lực thực hành bộ môn lịch sử

- So sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa

- Nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử, nhân vật

- Vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra

III Hai vấn đề cốt lõi trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Trang 6

III.1 Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh

Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực

xã hội Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp

Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học các môn học thuộc chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là:

- Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin, ), trên

cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy

- Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”

- Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp Cần chuẩn

bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học

- Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định

Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học và phù hợp với đối tượng học sinh Tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên được thể hiện qua bốn đặc trưng

cơ bản sau:

- Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được sắp

Trang 7

đặt sẵn Theo tinh thần này, giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập như nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức

đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn,

- Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phương châm “tạo điều kiện cho học sinh nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn” Điều đó

có nghĩa, mỗi học sinh vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới Lớp học trở thành môi trường giao tiếp thầy – trò và trò – trò nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung

- Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học) Chú trọng phát triển kỹ năng

tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp

án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót

IV Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học phát huy năng lực học sinh trong bộ môn Lịch sử

IV.1 Các phương pháp dạy học tích cực

1 Dạy học nêu và giải quyết vấn đề

3 Phương pháp dự án

4 Dạy học nhóm

5 Phương pháp đóng vai

6 Phương pháp bản đồ tư duy

IV.2 Các kĩ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực

1.Kĩ thuật “Khăn trải bàn”

2.Kĩ thuật mảnh ghép

4 Kĩ thuật hỏi chuyên gia:

5.Kĩ thuật KWL

6 Kĩ thuật tổ chức Trò chơi (Game show)

B Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực

trong bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật TK XVIII-XIX

Trang 8

CHƯƠ NG II: THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG BÀI 8: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KĨ THUẬT, KHOA HỌC, VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT THẾ KĨ XVIII-XIX”

I MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài học, HS cần:

I.Mục tiêu :

1 Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:

+ Sau thắng lợi của cách mạng tư sản ,giai cấp tư sản đã tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp,làm thay đổi toàn bộ nền kinh tế-xã hội.CNTB chỉ có thể thắng thế hoàn toàn chế

độ phong kiến ,khi nó thúc đẩy sự phát triển nhanh hơn của lực lượng SX làm tăng năng suất lao động ,đặc biệt là ứng dụng thành tựu KH-KT

+ Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế với sự xâm nhập của kĩ thuật tiên tiên tiến và tất

cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đã tạo điều kiện cho các ngành khoa học phát triển

2 Tư tưởng: So với chế độ phong kiến ,chủ nghĩa tư bản với cuộc cách mạng khoa học

kĩ thuật là một bước tiến lớn,có những đóng góp tích cực vào phát triển của lịch sử xã hội Nó đưa xã hội sang kỉ nguyên của nền văn minh khoa học công nghiệp

- Nhận thức rõ yếu tố năng động, tích cực của khoa học - kĩ thuật đối với sự tiến bộ của

xã hội CNXHchỉ có thể thắng CNTB khi nó ứng dụng nền sản xuất lớn, hiện đại Trên

cơ sở đó xây dựng niềm tin vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

3.Kĩ năng:

+ Phân biệt khái niệm "cách mạng tư sản","cách mạng công nghiệp"

+ Bước đầu phân tích được vai trò của kĩ thuật ,khoa học, văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển của lịch sử

4/ Định hướng hình thành các năng lực

-Năng lực sáng tạo

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ

- Tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử

- Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau

- Năng lực thực hành bộ môn lịch sử

- So sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa

Trang 9

- Nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử, nhân vật

- Vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra

II Phương tiện dạy học:

+ Tranh ảnh phản ánh về những thành tựu khoa học- kĩ thuật ở thế kỉ XVIII-XIX

+ Chân dung các nhà bác học ,các nhà văn,nhạc sĩ ,hoạ sĩ của thời kì này

III Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

- Thảo luận, trực quan, thuyết giảng , phân tích, nêu và giải quyết vấn đề, bản đồ tư duy

- Kĩ thuật hỏi chuyên gia , Kĩ thuật KWL

III MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH THEO CHỦ ĐỀ

Mức độ

I Những

thành tựu chủ

yếu về kĩ thuật

- Biết được những thành tựu chủ yếu về

kĩ thuật trong lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, TTLL, nông nghiệp, quân sự

- Hiểu được vì sao giai cấp tư sản phải tiến hành cuộc cách mạng khoa học

kĩ thuật

- Hiểu được vì sao có sự phát triển trong lĩnh vực GTVT, TTLL

- Giải thích được tại sao

TK XIX là thế

kỉ của sắt, máy móc và đông cơ hơi nước

- Đưa ra các giải pháp để bảo vệ môi trường, bảo

vệ sự phát triển bền vững của nhân loại

II Những tiến

bộ về khoa học

tự nhiên và

khoa học xã

hội

- Biết được những thành tựu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên: toán, lí, hóa, sinh học

- Hiểu được ý

những phát minh về khoa học tự nhiên

- Hiểu được vai

Chọn một vĩ nhân tiêu biểu nhất trong lĩnh vực khoa học của TK XIX?

Giải thích vì

- “ Tôi hi vọng rằng nhân loại

sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt

Trang 10

- Biết được những thành tựu trong lĩnh vực KHXH

trò của những phát minh về khoa học xã hội đối với đời sống

xã hội loài người

sao? hơn điều xấu’

Em hiểu như thế nào về câu nói đó?

2 Thiết kế câu hỏi kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực

2 1 Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Lậ bảng thống kê các thành tựu chủ yếu của kĩ thuật thế kỉ XVIII-XIX thống thống kê các thành tựu chủ yếu của kĩ thuật thế kỉ XVIII-XIX kê các thành tựu chủ yếu của kĩ thuật thế kỉ XVIII-XIX các thành tựu chủ yếu của kĩ thuật thế kỉ XVIII-XIX chủ yếu của kĩ thuật thế kỉ XVIII-XIX yếu chủ yếu của kĩ thuật thế kỉ XVIII-XIX củ yếu của kĩ thuật thế kỉ XVIII-XIXa kĩ thuật thế kỉ XVIII-XIX kĩ thuật thế kỉ XVIII-XIX thu chủ yếu của kĩ thuật thế kỉ XVIII-XIXật thế kỉ XVIII-XIX XVIII-XIX

Công nghiệp

Giao thông vận tải, thông

tin liên lạc

Nông nghiệp

Quân sự

Câu 2:

Nối sao cho đúng

1 Niu – tơn ( Anh) A Bí mật của sự phát triển của thực vật

và đời sống mô thực vật

1 – C

2 Lô-mô- nô-xốp (Nga) B Thuyết tiến hóa và duy truyền 2 – D

3 Puốc-kin-giơ ( Séc) C Thuyết vạn vật hấp dẫn 3 – A

4 Đác-uyn ( Anh) D Định luật bảo toàn vật chất và năng

Câu 3: Nêu nhứng phát minh về lĩnh vực khoa học xã hội?

Gợi ý trả lời:

- Sự xuất hiện của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng của phoi-ơ-bach và Hê Ghen

- Kinh tế chính trị học tư sản đại biểu là Xmit và Ri- các- đô

- Chủ nghĩa xã hội không tưởng: Xanh- xi- mông, phu ri ê, Ô- oen

Ngày đăng: 22/09/2020, 14:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức dạy học - Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong bài “ Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật TK XVIIIXIX” chuyên đề cụm
Hình th ức dạy học (Trang 4)
Câu 1: Lập bảng thống kê các thành tựu chủ yếu của kĩ thuật thế kỉ XVIII-XIX - Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong bài “ Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật TK XVIIIXIX” chuyên đề cụm
u 1: Lập bảng thống kê các thành tựu chủ yếu của kĩ thuật thế kỉ XVIII-XIX (Trang 10)
2. Thiết kế câu hỏi kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực 2. 1. Câu hỏi nhận biết - Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong bài “ Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật TK XVIIIXIX” chuyên đề cụm
2. Thiết kế câu hỏi kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực 2. 1. Câu hỏi nhận biết (Trang 10)
Những hình ảnh trên cho em liên tưởng đến vấn đề gì ở bán đảo Triều Tiên? Theo em cần có những giải pháp gì để giải quyết vấn đề trên? - Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong bài “ Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật TK XVIIIXIX” chuyên đề cụm
h ững hình ảnh trên cho em liên tưởng đến vấn đề gì ở bán đảo Triều Tiên? Theo em cần có những giải pháp gì để giải quyết vấn đề trên? (Trang 12)
IV. Dự kiến tiến trình giờ học - Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong bài “ Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật TK XVIIIXIX” chuyên đề cụm
ki ến tiến trình giờ học (Trang 12)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w