đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu

107 1.1K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
 đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương 1 MỞ ĐẦU .1 1.1 Đặt vấn đề . .1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

Trang 1

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Trang 2

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Chuyên ngành Phát triển nông thôn Mã số : 606225

Người hướng dẫn khoa học:

TS NGUYỄN DUY CẦN

Trang 3

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

CHẤP NHẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA HỘI ĐỒNG

Luận văn thạc sĩ với đề tài “ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT VÀ SINH KẾ NÔNG HỘ VÙNG CHUYỂN ĐỔI HUYỆN HỒNG DÂN, TỈNH BẠC LIÊU” do học viên Võ Đăng Ký thực hiện và báo cáo, đã được Hội đồng chấm luận văn thông qua

TS.Nguyễn Duy Cần TS.Đặng Kiều Nhân

Cần Thơ, ngày 23 tháng 10 năm 2009

Chủ tịch Hội đồng

TS.Nguyễn Văn Sánh

Trang 4

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được cá nhân hay tổ chức nào công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây

Cần Thơ, ngày 23 tháng 10 năm 2009 Tác giả

Võ Đăng Ký

Trang 5

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

LỜI CẢM TẠ

Tác giả xin chân thành cảm ơn!

- Ts Nguyễn Duy Cần đã tận tâm hướng dẫn tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu và viết báo cáo luận văn tốt nghiệp

- Quý thầy, cô giảng dạy lớp cao học phát triển nông thôn khóa 13, các anh chị Văn Phòng, thư viện của Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL, Trường Đại học Cần Thơ đã hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài Các anh chị lớp cao học khóa 13 ngành Phát triển nông thôn và bạn bè đã góp ý, động viên, hỗ trợ nhiệt tình trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường

- Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo Sau Đại học (nay là Phòng Đào tạo), Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường.

- Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bạc Liêu, Sở Nội vụ Bạc Liêu, Ban Giám đốc và các đồng nghiệp trong Sở Khoa học và Công Nghệ Bạc Liêu, Ủy Ban Nhân Dân huyện Hồng Dân, Ủy Ban Nhân Dân các xã Lộc Ninh, Vĩnh Lộc, Ninh Thạnh Lợi và xã Vĩnh Lộc A đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Cần Thơ

- Đặc biệt là sự chia sẽ những buồn vui, khó khăn của gia đình, của vợ là Mai Thị Hồng Nga trong suốt thời gian học xa nhà và hoàn thành luận văn này

Tác giả luận văn

Võ Đăng Ký

Trang 6

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

TÓM LƯỢC

Đánh giá hiện trạng, các khó khăn trở ngại, các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững, các yếu tố chính sách lên sự chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp của các mô hình sản xuất trong vùng chuyển đổi tại huyện Hồng Dân, từ đó đề xuất các giải pháp về kỹ thuật, và chính sách nhằm góp phần cho sự

phát triển bền vững của vùng, đề tài tài “Đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu”, đã được thực hiện và chọn vùng chuyển đổi cơ cấu

sản xuất của huyện Hồng Dân để nghiên cứu Đề tài đã thu thập thông tin bằng phương pháp PRA và phỏng vấn trực tiếp qua 300 phiếu điều tra, ngoài ra đề tài còn sử dụng “khung sinh kế bền vững”, phương pháp SWOT để phân tích các yếu tố tác động đến nông hộ, từ đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu

Qua khảo sát, thu thập và phân tích số liệu điều tra trên địa bàn chuyển đổi của huyện Hồng Dân cho thấy có 3 hệ thống canh tác chính là: chuyên tôm quảng canh, lúa- tôm, tôm kết hợp (cua/cá) Các kết quả phân tích chỉ số kinh tế xã hội của các hệ thống canh tác cho thấy: Hệ thống canh tác lúa-tôm có tính ổn định cao nhất, có quỷ đất dồi dào là 14.760 ha, giá trị sản xuất và thu nhập trung bình 28 triệu đồng/năm/hộ và ít biến động, nhưng tính đa dạng thấp Tiêu dùng ở mức độ trung bình là 20 triệu đồng/năm/hộ, tích lũy biến động không lớn là 6-8 triệu đồng/hộ Hệ thống canh tác chuyên tôm và tôm kết hợp có sự tương đồng nhau về các yếu tố như có quỷ đất ít từ 570-820 ha, giá trị sản xuất thu nhập cao trung bình 35 triệu đồng/năm/hộ, nhưng biến động rất mạnh, tính đa dạng thấp Tiêu dùng ở mức độ trung bình là 30 triệu đồng/hộ/năm, tích lũy biến động lớn từ 2-10 triệu đồng/năm/hộ Môi trường nước mặt đang có xu hướng ô nhiễm hữu cơ, đặc biệt là các vùng tập trung đông dân cư và sản xuất chuyên tôm Môi trường đất biến đổi khá phức tạp, xu hướng tăng nhanh mức độ nhiễm mặn trên tầng canh tác Người dân có xu hướng thiếu vốn tái đầu tư sản xuất và nợ vay trong ngân hàng tăng lên Trong sản xuất nông hộ còn chịu nhiều tác xấu từ thiên tai, dịch bệnh trên tôm, lúa

Trên quan điểm tích cực tìm giải pháp hạn chế các mặt kém bền vững của các hệ thống canh tác hiện có, đồng thời khắc phục các tác động tiêu cực lên độ bền vững kinh tế, xã hội, môi trường thông qua việc từng bước cải thiện các hệ thống canh tác với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất, đa dạng hóa, tính ổn định và giảm dần sự phân hóa thu nhập phát sinh trên các hệ thống canh tác, cần kết hợp 3 giải pháp cơ bản như bố trí cụ thể hệ thống canh tác, xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường, với 6 giải pháp hổ trợ ( vốn đầu tư, nguyên liệu sản xuất, công nghệ kỷ thuật sản xuất, các chính sách quản lý, tổ chức thị trường, đào tạo nguồn nhân lực) Các giải pháp này cần thực hiện một cách đồng bộ là yếu tố tiên quyết của sự bền vững

Trang 7

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

ABSTRACT

Assessment of current status, the obstacles, the factors affecting sustainability, and policy factors on the transition structure of the model of agricultural production in the change in Hong Dan district from the proposed technical solutions and policies to contribute to the sustainable development of the region, the project account "Evaluation of models of production and livelihood households convert the Hong Dan district, Bac Lieu province, have been made and select the converted production structure of the Hong Dan district to study Subject information collected by PRA and interviews directly over 300 survey, in addition to subjects still use the "sustainable livelihoods framework, SWOT method to analyze the factors affecting agricultural households,

Through surveys, data collection and data analysis to investigate change in the area of Hong Dan district that has three main farming system is extensive specialized shrimp, rice-shrimp, combine shrimp (crab / fish) The analysis of socio-economic indicators of farming systems that: The system of rice-shrimp farming has the highest stability, with abundant land fund is 14,760 ha, the production value and income average 28 million per year per household and less fluctuation, but low diversity Consumption level average of 20 million per year per household, not to accumulate large fluctuations are 6-8 million VND per household Farming systems specialist shrimp and shrimp combination was similar to factors such as a little devil from 570-820 hectares of land, production value of high-income average 35 million per year per household, but fluctuation very strong, low diversity Consumption level average 30 million VND per household per year, accumulated large fluctuations from 20-10 million per year per household Water surface tend to organic pollution, especially the concentration of population and production specialists shrimp Environmental land conversion is complicated, rapidly increasing trend of salinity levels on the floor cultivation People tend to lack of capital reinvestment in manufacturing and in the bank debt increased In agricultural households also bear much bad work from natural disasters, epidemics in

On the positive solution in less limit the sustainability of existing farming systems, while overcoming the negative impact on the level of sustainable economic and social environment through the gradual improving farming systems with the aim of improving production efficiency, diversification, stability, and reduced the chemical distribution of income arising on farming systems, to combine three fundamental solution as layout specific farming systems, building infrastructure, environmental protection, with 6 solutions support (capital, raw materials, production technology, and management policies, organized markets, training human resources) These solutions should be implemented as a whole is a prerequisite elements of sustainability

Trang 8

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

1.2 Mục tiêu nghiên cứu……… ………… … …… ………2

Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

2.1 Giới thiệu những vấn đề có liên quan 3

2.1.1 Một số kết quả nghiên cứu về chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp ở ĐBSCL 3

2.1.2 Một số kết quả nghiên cứu về sinh kế của nông dân ở ĐBSCL 5

2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống nông dân vùng chuyển đổi tỉnh Bạc Liêu 6

2.2 Các nguồn vốn của nông hộ 8

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…… 10

3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu .10

3.1.1 Chọn điểm nghiên cứu 10

3.1.2 Chọn mẩu điều tra 11

3.2 Phương pháp thu thập số liệu 11

Trang 9

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

3.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp: 11

3.2.2 Số liệu sơ cấp 12

3.2.3 Đánh giá nông thôn có sự tham gia PRA 12

3.2.4 Phương pháp phân tích SWOT 13

3.3 Phương pháp phân tích .13

3.3.1 Phân tích sinh kế nông hộ 13

3.3.2 Đánh giá tác động của việc chuyển đổi mô hình sản xuất đến thu nhập của nông dân 15

3.4 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu 16

3.4.1 Đối tượng nghiên cứu 16

3.4.2 Phạm vi nghiên cứu 16

3.5 Tiến trình nghiên cứu đề tài 16

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 17

4.1 Hiện trạng, các khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững của các mô hình canh tác trong vùng chuyển đổi 17

4.1.1 Thông tin tổng quát về các điểm khảo sát, điều tra 17

4.1.2 Tình trạng kinh tế vùng khảo sát 18

4.1.3 Quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất và xu hướng phát triển của vùng chuyển đổi 19

4.1.3.1 Quá trình sử dụng đất và các mô hình sản xuất 19

4.1.3.2 Sự thay đổi về môi trường nước và hệ thống thuỷ lợi……… 21

4.1.4 Sự hỗ trợ và dịch vụ của các tổ chức đến sự phát triển của vùng chuyển đổi 23

4.1.5 Sự đa dạng về công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật ở vùng chuyển đổi 23

4.1.6 Những trở ngại và cơ hội 26

4.2 Tác động của các yếu tố chính sách lên sự chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp tại huyện Hồng Dân 29

4.3 Tác động của việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất lên đời sống kinh tế, xã hội của nông dân huyện Hồng Dân 31

Trang 10

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

4.3.1 Sự thay đổi về nguồn lao động và sử dụng đất đai 31

4.3.1.1 Đối với nhóm hộ canh tác lúa-tôm 31

4.3.1.2 Đối với nhóm hộ canh tác chuyên tôm quảng canh cải tiến…… … 33

4.3.1.3 Đối với nhóm hộ canh tác tôm kết hợp cua/cá 34

4.3.1.4 Nhận xét chung 36

4.3.2 Thay đổi về giá trị sản xuất nông, ngư nghiệp 37

4.3.2.1 Đối với nhóm hộ canh tác lúa-tôm 37

4.3.2.2 Đối với nhóm hộ canh tác chuyên tôm quảng canh cải tiến……… 38

4.3.2.3 Đối với nhóm hộ canh tác tôm kết hợp cua/cá 40

4.3.2.4 Nhận xét chung 40

4.3.3 Thay đổi về tổng thu nhập và thu nhập từ nông, ngư nghiệp 41

4.3.3.1 Đối với nhóm hộ canh tác lúa-tôm 41

4.3.3.2 Đối với nhóm hộ canh tác chuyên tôm quảng canh cải tiến 42

4.3.3.3 Đối với nhóm hộ canh tác tôm kết hợp cua/cá 44

4.3.3.4 Nhận xét chung 45

4.3.4 Thay đổi về tiêu dùng và tích lũy 45

4.3.4.1 Đối với nhóm hộ canh tác lúa-tôm 45

4.3.4.2 Đối với nhóm hộ canh tác chuyên tôm quảng canh cải tiến 46

4.3.4.3 Đối với nhóm hộ canh tác tôm kết hợp cua/cá 47

4.3.4.4 Nhận xét chung 48

4.3.5 Phân tích khung sinh kế nông hộ tại các điểm khảo sát 49

4.3.5.1 Phân tích về khía cạnh các yếu tố dễ bị tôn thương 49

a Phân tích xu hướng: 49

b Phân tích yếu tố rũi ro ( Cú sốc): 51

c Phân tích yếu tố thời vụ: 51

4.3.5.2 Phân tích vốn sinh kế nông hộ 52

Trang 11

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

4.3.5.4 Phân tích các chiến lược của nông hộ 59

a Hệ thống canh tác chuyên tôm quãng canh 59

b Hệ thống canh tác tôm kết hợp cua/cá 60

c Hệ thống canh tác Lúa – Tôm 61

4.3.5.5 Phân tích thành quả đời sống nông hộ 63

4.3.5.6 Đánh giá độ bền vững kinh tế của các mô hình chuyển đổi đã điều tra 68

a Hệ thống canh tác chuyên tôm quảng canh cải tiến 68

b Hệ thống Tôm – Kết hợp cua/cá 70

c Hệ thống canh tác Lúa – Tôm: 71

4.3.5.7 Các tác nhân ảnh hưởng đến độ bền vững 72

a Tác động của điều kiện tự nhiên và môi trường 72

b Tác động của thị trường và hệ thống tiêu thụ 73

c Tác động của quy mô sản xuất 73

d Tác động của quy hoạch Nông Nghiệp 74

e Tác động của các nguồn lực đầu vào và tác động ngoại vi ……… 74

4.4 Các giải pháp về kỹ thuật và chính sách 74

4.4.1 Các giải pháp về kỹ thuật 74

4.4.2 Các giải pháp về chính sách 75

Trang 12

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76

5.1 Kết luận 76

5.2 Kiến nghị 77

Tài liệu tham khảo……… 75 Phụ lục 1……… ……….……… ……… a Phụ lục 2……… … ………A Lý lịch khoa học

Trang 13

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

DANH SÁCH CHỬ VIẾT TẮT

ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long CCB : cựu chiến binh

KHKT : Khoa học kỹ thuật NN : Nông nghiệp

NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn HTX : Hợp tác xã

VAC : Vườn ao chuồng

VACB : Vườn ao chuồng biogas IPM : Integrated pest management PRA : Participatory rural appraisal

SWOT : Strengths Weaknesses Opportunities Theats ND : Nông dân

TN : Thanh niên PN : Phụ nữ

CBKNKN : Cán bộ khuyến nông, khuyến ngư

Trang 14

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

DANH SÁCH BẢNG

3.1 Sự phân bố số mẫu phỏng vấn theo địa phương và mô hình canh tác 11

3.2 Trình bày ma trận sử dụng mô hình phân tích SWOT 13

3.3 Tiến trình thực hiện đề tài 16

4.1 Một số thông tin về tự nhiên, xã hội tại các địa điểm khảo sát năm 2007 17

4.2 Tỷ lệ các hộ giàu, nghèo tại các địa phương khảo sát (năm 2007) 19

4.3 Sự thay đổi về sử dụng đất và các mô hình sản xuất 20

4.4 Sự thay đổi về môi trường nước và hệ thống thủy lợi 21

4.5 Mức độ quan trọng và ảnh hưởng của các tổ chức liên quan đến sản xuất theo nhận thức của cộng đồng 23

4.6 Sự đa dạng về các hoạt động tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật qua các giai đoạn ở vùng chuyển đổi 24

4.7 Những trở ngại và cơ hội theo nhận thức của nông hộ thông qua phỏng vấn PRA tại các địa phương khảo sát 26

4.8 Sự thay đổi về đất đai trong nhóm hộ lúa –tôm năm 2002 so với năm 2007 32

4.9 Sự thay đổi về đất đai trong nhóm hộ chuyên–tôm năm 2002 so với năm 2007 34

4.10 Sự thay đổi về đất đai trong nhóm hộ sản xuất tôm kết hợp năm 2002 so với năm 2007 36

4.11 Diện tích đất sản xuất theo từng loại mô hình tại các vùng khảo sát 53

4.12 Số lược tập huấn kỹ thuật của nông dân 54

Trang 15

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

4.13 Khảo sát nguồn vốn vật chất của nông hộ 55

4.14 Mô hình SWOT trong hệ thống canh tác chuyên tôm 60

4.15 Mô hình SWOT trong hệ thống canh tác tôm kết hợp 61

4.16 Mô hình SWOT trong hệ thống canh tác lúa- tôm 62

4.17 Thu nhập của nông hộ từ các nguồn khác nhau vào năm 2007 63

4.18 Bảng chiết tính hiệu quả kinh tế cho 1 ha tôm nuôi/vụ 64

4.19 Khả năng tích lủy của nông hộ trong 1 năm 65

4.20 Kết quả đời sống nông hộ hiện tại theo đánh giá của nông dân 66

4.21 Tóm tắt khung sinh kế 68

4.22 Đánh giá mức độ bền vững của mô hình chuyên tôm quảng canh 69

4.23 Đánh giá mức độ bền vững của mô hình tôm kết hợp cua/cá 70

4.24 Đánh giá mức độ bền vững của mô hình tôm –lúa 71

Trang 16

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

DANH SÁCH HÌNH

3.1 Vị trí các điểm nghiên cứu tại huyện Hồng Dân 10 3.2 Các công cụ hỗ trợ và kung sinh kế 14 4.1 Sự thay đổi về nguồn lao động đối với nhóm hộ sản xuất lúa-tôm ở

năm 2002 so với năm 2007 31 4.2 Sự thay đổi về nguồn lao động đối với nhóm hộ sản xuất chuyên tôm

quảng canh năm 2002 so với năm 2007 33 4.3 Sự thay đổi về nguồn lao động đối với nhóm hộ sản xuất tôm kết hợp 35 4.4 Tỷ lệ diện tích giửa các hệ canh tác lúa-tôm, tôm kết hợp và chuyên tôm 37 4.5 Sự thay đổi giá trị sản xuất nông ngư nghiệp của nhóm hộ sản xuất

lúa-tôm năm 2002 so với năm 2007 38 4.6 Sự biến đổi về giá trị sản xuất nông ngư nghiệp của nhóm hộ

canh tác chuyên tôm quảng canh cải tiến năm 2002 so với năm 2007 39 4.7 Sự thay đổi về giá trị sản xuất ở nhóm hộ sản xuất tôm-cua/cá

qua các năm từ 2002 – 2007 40 4.8 Sự thay đổi về tổng thu nhập của nhóm hộ sản xuất lúa-tôm qua

các năm 2002-2007 41 4.9 Thể hiện sự thay đổi trong tổng thu nhập của nhóm hộ sản xuất

chuyên tôm quảng canh từ các năm 2002-2007 43 4.10 Thể hiện sự thay đổi trong tiêu dùng của nhóm hộ sản xuất lúa- tôm

từ các năm 2002-2007 44 4.11 Thể hiện sự thay đổi trong tiêu dùng và tích luỷ của

Trang 17

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứunhóm hộ sản xuất lúa- tôm từ các năm 2002-2007 46 4.12 Thể hiện sự thay đổi tiêu dùng và tích luỷ của

nhóm hộ sản xuất chuyên tôm từ các năm 2002-2007 47 4.13 Thể hiện sự thay đổi tiêu dùng và tích luỷ của

nhóm hộ sản xuất tôm kết hợp từ các năm 2002-2007 48 4.14 Vốn sinh kế nông hộ 52 4.15 Các công cụ hỗ trợ và kung sinh kế 67

Trang 18

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

LÝ LỊCH KHOA HỌC

Họ và tên: Võ Đăng Ký giới tính: Nam Năm sinh: ngày 19 tháng 02 n ăm 1975

Nơi sinh: Ấp Tà Suôl, xã Lộc Ninh, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu Quê quán: xã Lộc Ninh, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu

Chức vụ: Chủ tịch UBND xã Lộc Ninh Đơn vị công tác: UBND xã Lộc Ninh

Chổ ở riêng: Ấp Bà Hiên, thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu Điện thoại cơ quan: (0781) 3876631; Điện thoại nhà riêng: (0781) 3876817 Fax: (0781) 3876634; E_Mail: vdky06@sheđen.ctu.edu.vn

-Ngày cấp: 20/6/2001 ; nơi cấp: Trường Đại học Cần Thơ -Chức vụ kỹ thuật: Chuyên viên

ĐẠI HỌC

12/2001-12/2006 Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Bạc Liêu

Chuyên viên (cán bộ) 01/2007 – 3/2008 Phòng Kinh tế huyện Hồng Chuyên viên (cán bộ)

Trang 19

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu04/2008 – 12/2008

XÁC NHẬN Hồng Dân, ngày tháng năm 2009

Cơ quan Người khai ký tên

Võ Đăng Ký

Trang 20

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

MỞ ĐẦU 1 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Sự phát triển của kinh tế nông thôn nước ta trong thời gian qua có những dấu hiệu khá tích cực, đó là thành quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phân công lại lao động và ngành nghề theo hướng đa dạng hóa nhiều thành phần kinh tế Ở tỉnh Bạc Liêu, mô hình canh tác lúa - tôm cũng là một trong những mô hình canh tác rất đặc sắc với tính khả thi cao đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt và có sức hấp dẫn mạnh đối với người dân trong vùng Góp phần vào quá trình định hướng sản xuất cho người dân theo hướng phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao đời sống cho người dân (Huỳnh Minh Hoàng và ctv 2004)

Sau một thời gian canh tác một số vấn đề về môi trường bắt đầu nảy sinh và gây ra mối quan ngại về tính bền vững của mô hình này, nước mặn có thể xâm nhập vào đất canh tác lúa - tôm nguy cơ bị suy thoái đất (Võ- Tòng Xuân 1995) Các vấn đề về môi trường không những làm ảnh hưởng đến sản xuất của người dân mà còn gây nên những tổn thất về kinh tế và môi trường của những vùng canh tác mô hình lúa - tôm khác ở Bạc Liêu (Lê Xuân Thuyên và CTV 2004) Từ trước năm 2000, chủ trương và chính sách của tỉnh Bạc Liêu đã đưa ra là trong những năm tới phải đẩy mạnh phát triển nhanh và bền vững nền sản xuất nông nghiệp –thủy sản (Lương Văn Thanh 1998) Phát triển bền vững hiện nay là mục tiêu hàng đầu của công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cho một vùng cụ thể cần được xem xét trên cơ sở đồng bộ, ổn định lâu dài (Lê Quang Trí và Võ Thị Gương 2006) Huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu là một huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ lẻ, năng suất cây trồng vật nuôi thấp, chưa được tổ chức sản xuất theo hướng hiện đại, chưa quan tâm nhiều về môi trường sinh thái bền vững Các vấn đề về xã hội như giải quyết việc làm, giảm nghèo và chính sách phát triển nông nghiệp chưa đồng bộ, lao động có trình độ tay nghề thấp (Võ Quốc Bảo 2006)

Trong xu thế chuyển đổi cơ cấu sản xuất, hệ thống canh tác trong những năm 2003-2006 ở huyện Hồng Dân đã có sự thay đổi lớn từ những mô hình sản xuất truyền thống như lúa mùa, khóm- dừa kém hiệu quả sang mô hình lúa-tôm, tôm kết hợp cua/cá và chuyên tôm quảng canh cải tiến Sự chuyển đổi này đã góp phần làm gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh

Trang 21

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứutế và thu nhập của nông hộ, cải thiện cuộc sống Tuy nhiên, trong quá trình phát tri ển kinh tế của huyện đã bộc lộ nhiều nhược điểm, thiếu tính đồng bộ về phát triển giữa các tiểu vùng, giữa sản xuất với cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực, đời sống xã hội chậm đổi mới, có nhiều biến động tiêu cực về tài nguyên thiên nhiên, làm thay đổi các hệ sinh thái môi trường (Lê Quang Trí và Võ Thị Gương 2006)

Tiếp tục thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp nhằm tăng thu nhập, nâng cao đời sống đối với người dân vùng chuyển đổi huyện Hồng Dân là vấn đề cấp bách Nhằm góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất một cách có hiệu quả thì việc đánh giá hiện trạng, những thuận lợi khó khăn và những tác động của các chính sách đến việc chuyển đổi; đánh giá những tác động của việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất đến đời sống của người dân trong thời gian từ 2002-2007 là vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Từ những yêu cầu trên, đề tài nghiên cứu“Đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu” được hình thành Đề tài nghiên cứu

nhằm đạt được các mục tiêu:

Mục tiêu chung: Góp phần thực hiện chủ trương của chính phủ về chuyển đổi

cơ cấu sản xuất một cách có hiệu quả, để nâng cao đời sống người dân nông thôn vùng chuyển đổi huyện Hồng Dân

Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá hiện trạng, các khó khăn trở ngại và các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững của các mô hình sản xuất trong vùng chuyển đổi

- Đánh giá tác động của các yếu tố chính sách lên sự chuyển đổi cơ cấu nông

nghiệp tại huyện Hồng Dân

- Đánh giá tác động của việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất lên đời sống kinh tế, xã hội

của nông dân huyện Hồng Dân

- Đề xuất các giải pháp về kỹ thuật, kinh tế xã hội và chính sách nhằm đảm bảo sự

phát triển bền vững của huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu

Trang 22

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Chương 2

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 GIỚI THIỆU NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN

2.1.1 Một số kết quả nghiên cứu về chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp ở ĐBSCL

Sự kết hợp nuôi tôm trên ruộng lúa có hiệu quả trong những năm mới chuyển đổi cơ cấu sản xuất Từ năm 2000, các mô hình lúa –tôm, tôm kết hợp và chuyên tôm quảng canh cải tiến trở nên không hiệu quả thất bại do tôm chết và năng suất lúa không ổn định Nguyên nhân có thể do nhiều lý do như thiếu kỹ thuật, môi trường nuôi nước trong tôm bị ô nhiễm mặn, thiếu nước ngọt để rửa mặn Điều này có thể liên quan đến một số vùng khác ở ĐBSCL là hiện tượng tôm chết từ 1,5 đến 2,5 tháng tuổi xảy ra ở các vùng nuôi tôm khác trong thời gian gần đây, không chỉ riêng ở vùng chuyển đổi của tỉnh Cà Mau Nhiều nông dân cho rằng, ở những năm trước khi chuyển đổi khi mà mức độ nuôi tôm còn ít thì họ thành công hơn Điều này có thể liên quan đến yếu tố môi trường, chất lượng nước, chất lượng đất và các yếu tố ngoại cảnh khác (Lê Quang Trí và Cao Phương Nam 2004) Tổng thu nhập của nông hộ ở cả hai huyện Giá Rai - Bạc Liêu và huyện Mỹ Xuyên – Sóc Trăng trong năm 1997 gần giống nhau từ 14,4 – 14,7 triệu đồng/ha, còn năm 1998 ở Giá Rai chỉ còn 8,7 triệu đồng/ha do thất thu từ nguồn tôm tự nhiên và lúa Trong khi đó sự thành công từ việc nuôi tôm ở huyện Mỹ Xuyên đã mang lại một khoảng lợi nhuận khá lớn trong năm 1998, tổng thu nhập tăng lên 25,5 triệu đồng/ha Nhìn chung cả hai huyện này trong năm 1997 và 1998 tổng thu nhập từ nuôi tôm cao hơn trồng lúa Một vấn đề cần được quan tâm là hầu như người dân tại các khu vực huyện Mỹ Xuyên và Giá Rai ít quan tâm đến lợi nhuận của cây lúa hơn là lợi nhuận từ nuôi tôm, đa số những người nuôi tôm

ở Mỹ Xuyên đều nhằm mục đích dùng cây lúa để cải tạo đất nuôi tôm

Vùng Duyên Hải và Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh vào thời điểm trước chuyển đổi, cơ cấu diện tích đất sản xuất nông nghiệp 2 vụ lúa / năm là 20%, chuyên tôm là 48%, rừng – tôm là 25%, chuyên màu là 6% Hiện nay, sau khi chuyển đổi cơ cấu diện tích đất sản xuất nông nghiệp 2 vụ lúa / năm là 5%, chuyên tôm tăng 60%, rừng-tôm là 27% Còn ở tỉnh Sóc Trăng diện tích đất lúa giảm từ 370.385 ha năm 2000 xuống còn 315.200 ha năm 2004 Diện tích tôm của tỉnh tăng nhanh từ 33.280ha năm 2000 lê 48.882ha năm 2004, ở

Trang 23

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứutỉnh Bến Tre, vùng mặn của tỉnh hiện nay thế mạnh là nuôi trồng thuỷ sản Trong đó diện tích nuôi tôm chiếm 47,5 % Trước khi chuyển đổi mô hình canh tác chủ yếu là 1 vụ lúa, vườn dừa Sau khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bến Tre từ năm 2000 –2003 diện tích lúa chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản hơn 300 ha, có 2.300 ha đất trồng 1 vụ lúa trên vùng mặn đã chuyển đổi toàn bộ sang nuôi tôm Và ở tỉnh Kiên Giang trước khi chuyển đổi diện tích lúa 2 vụ /năm chiếm 50%, lúa 1vụ/năm chiếm 20%, lúa – cá đồng chiếm 20%, rừng tràm – cá đồng chiếm 10% Đến nay sau khi chuyển đổi diện tích lúa 2 vụ /năm chiếm 90%, lúa mùa cổ truyền 1 vụ/ năm chiếm 5%, lúa –tôm

chiếm 5% (Trần Thanh Bé 2006)

Mô hình canh tác lúa –tôm là mô hình canh tác đặc thù của vùng bị nhiễm mặn theo mùa hơn 50 năm qua, nhiều nông dân đã biết thích ứng với điều kiện tự nhiên trồng lúa trong mùa mưa, rồi sử dụng ruộng lúa nuôi tôm sú trong mùa khô với cách làm này nông dân đã tạo ra nguồn thu nhập mới cao hơn trước đây mà ở mùa khô không làm được (Nguyễn

Bảo Vệ và Nguyễn Thị Xuân Thu 2005) Theo Trần Thanh Bé (2000) báo cáo kết quả dự

án đánh giá tính bền vững hệ thống canh tác lúa – tôm dùng nước lợ ĐBSCL từ năm 1997 đến năm 2000 đưa ra nhận định là từ thập niên 90 hệ thống canh tác lúa – tôm là hệ thống canh tác mới được hình thành với lợi nhuận hấp dẫn, phát triển nhanh chóng từ Bạc Liêu,

Sóc Trăng rồi lan sang các tỉnh khác của ĐBSCL

Một nghiên cứu ở tỉnh Cà Mau cho thấy, hiện tại các mô hình chuyển đổi lúa- tôm quãng canh vẫn đang tiếp tục duy trì và nhiều rủi ro Tuy vậy, nông dân các vùng chuyển đổi vẫn có xu hướng chấp nhận rủi ro để nuôi tôm Nuôi tôm thâm canh là một xu hướng của nhóm hộ nông dân khá giàu, trong khi đó các mô hình lúa- tôm, tôm-lúa- cá hoặc tôm-cá/ cua được nông dân ở nhóm hộ trung bình, nghèo ưa chuộng hơn Mục tiêu chung của việc bố trí sử dụng đất đai ở Cà mau là chuyển từ hệ thống canh tác ít bền vững là chuyên tôm hoặc tôm quãng canh sang lúa-tôm, nhưng cũng cần chú ý đến tính khả thi và hiệu quả của hệ thống, do đó cần lưu ý phải có thời gian chuyển đổi chuyên tôm sang lúa-tôm, như vậy hệ thống thuỷ lợi phải đảm bảo hiệu quả sản xuất trong giai đoạn quá độ chuyển đổi Không nhất thiết phải xây dựng hệ thống lúa- tôm trên toàn vùng mà phải căn cứ vào độ thích nghi và các yếu tố kinh tế xã hội khác (Lê Quang Trí và Cao Phương Nam 2004)

Trang 24

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

2.1.2 Một số kết quả nghiên cứu về sinh kế của nông dân ở ĐBSCL

Cơ cấu kinh tế vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) mang tính thuần nông, tuy nhiên trong nững năm gần đây kinh tế ĐBSCL có những bước khởi sắc đáng kể, đã có sự dịch chuyển theo hướng tích cực, đó là cơ cấu nông nghiệp ngày một giảm dần và cơ cấu công nghiệp, dịch vụ thương mại ngày một tăng dần Tốc độ tăng trưởng GDP (tổng thu nhập quốc nội) bình quân từ năm 2000-2005 là 11,5%, đây là một tỷ lệ cao so với bình quân của cả nước là 7% Giá trị lĩnh vực nông- lâm thuỷ sản năm 2004 đạt 38.997 tỷ đồng, tăng 29,7% so với năm 2000, trong khi đó lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tăng tới 79,8% và dịch vụ là 58,45 % ( Trần Thanh Bé 2006)

Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là vùng có nguồn lao động dồi dào, nhưng trình độ học vấn của lực lượng lao động vùng này rẩt thấp so với yêu cầu của sự phát triển Qua kết quả nghiên cứu của Trần Thanh Bé (2006) cho thấy trình độ học vấn cuả người dân trong vùng nghiên cứu chủ yếu là hết cấp 1 và cấp 2, lần lượt chiếm tỷ lệ 35% và 37%, số người có trình độ đại học và cao đẳng chiếm tương đối thấp là 4% Trong khi đó nhóm trình độ học vấn cao của vùng phù sa ngọt chiếm cao nhất Tỷ lệ người có trình độ cấp 3, cao đẳng và đại học lần lượt là 20% và 10% Do vùng này gồm các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ là trung tâm phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long Trước khi chuyển đổi nguồn thu nhập của nông dân vùng chuyển đổi tỉnh Cà Mau chủ yếu là từ sản xuất cây lúa, cá đồng và chăn nuôi Sản xuất lúa đem lại sự an toàn về lương thực cho nông hộ, tuy nhiên vốn tiền mặt thật sự trong gia đình nông hộ rất ít Khi nông dân thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu của Nhà nước, nguồn thu nhập chủ yếu là từ nuôi tôm (80-90% tổng thu nhập) Lúc này sản xuất cây lúa chỉ là phụ kết hợp trong ruộng lúa để nuôi tôm nhằm ổn định môi trường sinh thái (Lê Quang Trí và Cao Phương 2004)

Tổng diện tích đất tại huyện Giá Rai ( Bạc Liêu) do nông hộ làm chủ năm 1998 giảm 0,16 ha/hộ so với năm1997 ( bình quân 2,686 ha/hộ năm 1997 và 2,526 ha/hộ năm 1998) trong khi đó tổng diện tích đất tại huyện Mỹ Xuyên ( Sóc Trăng) có xu hướng tăng hơn ở năm

1998 so với năm 1997 Thực tế cho thấy rằng vào cuối năm 1997 một số hộ nuôi tôm

hiệu quả đã mở rộng quy mô bằng cách mua thêm đất và cải tạo thành ruộng nuôi tôm để tiếp tục nuôi Trong khi đó xu hướng đất giảm ở Giá Rai là một số hộ đã thực hiện việc

Trang 25

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuchia bớt đất cho con để lập gia đình riêng Tuy nhiên sự chênh lệch tổng diện tích đất ở hai huyện này không khác biệt lớn khi thống kê (Trần Thanh Bé và cộng tác viên 1999) Qua kết quả nghiên cứu của Nguyễn Duy Cần (2004) tại tỉnh Cà Mau cho thấy phần đông các thành viên trong gia đình có từ 4-8 người, nhưng trong đó chỉ có hai lao động chính Họ có ít kinh nghiệm nuôi tôm, cho nên nông dân đang gặp khó khăn về kỹ thuật xử lý đất phèn, cách phát hiện bệnh và phòng bệnh Dù vậy, nhưng nông dân được tham dự các lớp tập huấn rất ít, ở ấp Đông Hưng số lần nông dân tham dự tập huấn cao hơn các điểm khác, trung bình 2,4 lần cho tập huấn nuôi tôm và 1,9 lần cho tập huấn trồng lúa Phần lớn các hộ dân ở đây đều có thành viên trong gia đình tham gia vào các tổ chức hội như Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh hay hội phụ nữ Những nông dân là cán bộ ấp/xã hay thành viên tích cực của các hội, Đoàn thường sản xuất thành công hơn các hộ khác, do họ có điều kiện tiếp nhận nhiều thông tin, kiến thức mới trong các hoạt động khuyến nông khuyến ngư và các dịch vụ hỗ trợ khác đều nhằm vào các đối tượng này

Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản ở ven biển trung bình 23.894m2/hộ, lớn hơn diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở vùng bán đảo Cà Mau Qua nghiên cứu của Trần Thanh Bé (2006) cho thấy những hộ khá giàu có đủ vốn, đủ các phương tiện sản xuất và các yếu tố khác nên những hộ này thường sản xuất đạt hiệu quả cao hơn so với những hộ nghèo Những hộ nghèo thường trở nên khó khăn hơn, họ thường bán đất và đất được tập trung vào những hộ giàu trong vùng Việc mua sắm phương tiện phụ thuộc rất nhiều vào mô hình nông hộ đang canh tác đối với từng vùng sinh thái khác nhau Theo số liệu điều tra của Trần Thanh Bé (2006) việc mua sắm phương tiện sản xuất của nông hộ có tăng lên đáng kể sau khi họ chuyển đổi hệ thống canh tác chiếm 69,3% trong đó trước khi chuyển đổi là 30,7%

2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống nông dân vùng chuyển đổi tỉnh Bạc Liêu

Các yếu tố dể bị tổn thương là ảnh hưởng đến môi trường ngoài nơi con người đang sinh sống Hoạt động sống của nông hộ mở rộng hơn là các vốn sống của nông hộ bị ảnh hưởng bởi các xu hướng quan trọng cũng như các rủi ro và yếu tố thời vụ (Nguyễn Duy Cần 2006) Việc chuyển đổi hệ thống canh tác ở vùng ĐBSCL có mang lại hiệu quả như tăng thu nhập cho người dân hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài Yếu tố bên trong là những nguồn lực mà bản thân mỗi nông hộ có được hay có

Trang 26

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuthể kiểm soát được bao gồm: nhân lực (lao động, kiến thức và kỹ năng), đất đai, phương tiện sản xuất, tài chính (Trần Thanh Bé 2006) Sự phát triển kinh tế của địa phương ảnh hưởng đến sản xuất và chiến lược sản xuất của nông hộ Từ năm 2003-2005 xã Ninh Thạnh Lợi và xã Vĩnh Lộc có xu hướng đầu tư phát triển sản xuất về thủy sản của hộ nuôi tôm Thêm vào đó giá cả tôm nguyên liệu khá cao từ 90-110 ngàn đồng/kg đã làm hấp dẫn người nuôi tôm, bất chấp rủi ro và điều kiện nuôi có phù hợp hay không (Lê Quang Trí và Võ Thị Gương 2006)

Về tài nguyên thiên nhiên: Đất tự nhiên của hộ gia đình ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

trung bình 1,56ha/hộ Có rất nhiều kiểu sử dụng đất như nuôi cá nước ngọt, tôm, lúa-cá (M.Hossain và cộng tác viên 2005) Vùng đất phèn rộng lớn ở huyện Hồng Dân nằm trong chương trình ngọt hóa bán đảo Cà Mau của Chính Phủ đã bị bỏ quên từ lâu nên hệ thống canh tác vùng này không có sự chuyển biến tích cực (Lê Quang Trí và Võ Thị

Gương 2006) Đất đai tại Bạc Liêu phần lớn là đất chua phèn, mặn nguồn nước ngọt

không ổn định nên năng suất lúa thấp ở vùng phía Bắc quốc lộ IA thuộc các huyện Giá Rai, Hồng Dân và Phước Long và một phần thuộc huyện Vĩnh Lợi, thị xã Bạc Liêu đã được chuyển sang nuôi tôm và kết hợp trồng lúa (Lê Xuân Thuyên và ctv 2004)

Bối cảnh về kinh tế: xét trên diện rộng, thì việc chuyển đổi trồng lúa sang nuôi tôm kết

hợp trồng lúa, nuôi cá, cua vào những năm 2001 đạt kết quả tốt Tuy nhiên qua 5 năm thực hiện chuyển đổi sản xuất, ta thấy nhiều hộ nông dân trồng lúa, nuôi tôm phần đông là ở tỉnh Bạc Liêu, Sóc trăng chưa đạt hiệu quả kinh tế cao ở Bạc Liêu, tính ổn định không được duy trì Do lúa bị chết bởi nhiễm mặn, tôm nuôi thường xuyên bị dịch bệnh xảy ra như đốm trắng, đỏ thân, năm 2004 tại tỉnh Bạc Liêu có hơn 50.000 ha tôm nuôi bị thất trắng Tuy nhiên trong năm 2005 tỷ lệ thất bại giảm đáng kể so với năm 2003, đặc biệt là ở nhóm hộ nghèo (Nguyễn Duy Cần 2006)

Xu hướng về chính sách: Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 09/CP về việc chuyển đổi

sản xuất từ lúa sang nuôi tôm- lúa từ năm 2001 đến năm 2003 ở ĐBSCL đã thu được kết quả cao Ở Bạc Liêu đời sống nông dân được nâng lên đáng kể, mức tăng trưởng kinh tế của Bạc Liêu từ 18 đến 20% / năm Tuy nhiên từ năm 2003 đến nay tình hình vùng nuôi tôm trở nên nghiêm trọng, dịch bệnh trên tôm thường xảy ra liên tục làm cho mọi nguồn lực của nông dân bị suy kiệt cảnh nợ nần, cầm cố tài sản lần lượt phát sinh Ở Bạc Liêu

Trang 27

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứudư nợ khó đòi lên đến 5% trong số vốn vay ngân hàng nhà nước đầu tư nuôi trồng thủy sản là 3.600 tỷ đồng (Trần Thanh Bé 2006)

Xu hướng kỹ thuật các cơ quan khuyến nông khuyến ngư ở địa phương có nhiều hỗ trợ về

tập huấn nuôi tôm, trồng lúa và các biện pháp quản lý trong canh tác cho nông dân trong vùng chuyển đổi, trình độ canh tác của nông dân có xu hướng ngày càng được cải thiện

2.2 CÁC NGUỒN VỐN CỦA NÔNG HỘ

Vốn tự nhiên bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các dịch vụ mà nông dân sử

dụng cho hoạt động sống của họ Đất đai là vốn tài nguyên quan trọng của nông hộ và phản ánh tình trạng giàu nghèo của hộ Số liệu điều tra năm 2006 cho thấy số hộ có 1 thửa đất chiếm tỷ lệ cao nhất là 57% và tiếp là hộ có 2 thửa đất chiếm 26% Trung bình tổng diện tích đất sản xuất năm 2003 là 2,65 ha/hộ và năm 2005 là 2,15 ha/hộ Năm 2006 phân theo nhóm hộ diện tích đất sử dụng cho sản xuất có xu hướng giảm ở tất cả nhóm hộ Tỷ lệ sử dụng đất cho nuôi tôm có xu hướng giảm, trong khi việc sử dụng đất cho mục đích khác như nuôi cá, trồng trọt có xu hướng tăng Điều này cho thấy do 1 phần diện tích đất nuôi tôm chuyển sang nuôi trồng các đối tượng thủy sản khác Đất đai cũng là hình thức của cải của nông hộ, cũng rất phổ biến là nông dân có đất sản xuất nhưng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Mà nông dân thường sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp ngân hàng vay vốn ( Lê Quang Trí và Võ Thị Gương 2006)

Vốn nhân lực: Thể hiện các kỹ năng kiến thức, khả năng lao động, sức khỏe mà sự kết

hợp các yếu tố này có thể làm cho nông hộ theo đuổi các chiến lược mưu sinh và đạt mục tiêu mưu sinh của họ khác nhau Ngành nghề chính của các chủ hộ vẫn là sản xuất nông nghiệp như nuôi tôm, sản xuất lúa chiếm 87% , tiểu thủ công nghiệp mua bán nhỏ làm thuê chiếm 13 % ( Nguyễn Duy Cần 2006) Về độ tuổi của nông hộ (chủ hộ ở nhóm khá giàu đa số ở độ tuổi 21 từ 60 tuổi chiếm 47%, trong khi ở cùng độ tuổi nhóm trung bình và nghèo chiếm 21% Hộ khá giàu có kinh nghiệm nuôi tôm từ 4 năm trở lên chiếm 48%, trong khi nhóm hộ nghèo và trung bình đa số có kinh nghiệm nuôi tôm từ 1 đến 3 năm, số hộ được tập huấn và áp dụng kỹ thuật cũng phân bố đều ở các nhóm hộ, năm 2003 là 40% số hộ được tập huấn kỹ thuật đến năm 2005 tăng lên 61% Vùng ven biển ĐBSCL có nguồn nhân lực dồi dào, nhưng trình độ học vấn của lực lượng còn thấp so với yêu cầu của sự phát triển Trình độ cấp I là 35%, trình độ cấp II là 37% số người có trình độ cao

Trang 28

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuđẳng và đại học chiếm tỷ lệ tương đối thấp là 4% ( Nguyễn Thanh Bé 2006)

Vốn xã hội: Thể hiện mạng lưới giao tiếp, thành viên của các tổ chức các quan hệ tin cậy

phần lớn các hộ nông dân vùng này đều có thành viên trong gia đình là thành viên của các hội nông dân, hội Cựu chiến binh, hội phụ nữ và Đoàn thanh niên Những nông dân là thành viên của các hộ này trong sản xuất tỷ lệ thành công cao hơn những nông hộ ngoài các tổ chức hội Vì họ được tiếp nhận nhiều thông tin và kinh nghiệm cũng như các hoạt động khuyến nông, câu lạc bộ sản xuất các dịch vụ hỗ trợ khác nhằm vào đối tượng này (Nguyễn Duy Cần 2006) Chỉ có 11% hộ gia đình có thành viên trong hội nông dân, 4,2% hộ gia đình có thành viên trong câu lạc bộ Hội cựu chiến binh và 2,5% hộ gia đình có thành viên tham gia vào hội Liên hiệp phụ nữ và có 6 người trong 911 hộ gia đình

tham gia công tác tại cơ quan Nhà nước (M.Hossain, Trần Thị Út và M.L.Bose 2005)

Vốn tài chính: Theo kết quả đánh giá từ năm 2003 – 2005 nguồn thu nhập quan trọng của

mỗi nhóm hộ trung bình và khá giàu nhờ vào nuôi tôm Năm 2003 mức thu nhập của những nhóm hộ khá giàu từ 21 triệu đồng/ năm là từ nuôi tôm và từ lúa là 30 triệu đồng/ năm được coi là cao nhất trong khi nhóm hộ trung bình và nghèo có mức thu nhập từ lúa là từ 10 đến 13 triệu đồng/ năm Đặc biệt nhóm hộ nghèo thường bị lỗ trong nuôi tôm, năm 2005 nhóm hộ khá giàu có thu nhập cao nhất từ nuôi tôm là 32 triệu đồng/ năm, trong khi đó nhóm hộ nghèo có thu nhập cao từ làm thuê là 8 triệu đồng/ năm, từ trồng lúa từ 8 triệu đồng / năm và sau đó là nuôi tôm Mức tiêu xài của mỗi hộ thay đổi từ 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng/ năm Mức tiêu xài cao cũng phản ánh cuộc sống của nông dân cũng được cải thiện hơn ( Lê Quang Trí và Võ Thị Gương 2006)

Vốn vật chất: Bao gồm các cơ sở hạ tầng và các phương tiện sản xuất nông hộ sử dụng để

đạt được mục tiêu trong sản xuất của họ Tỷ lệ số hộ có máy bơm nước gia tăng ở vùng ngọt của xã Vĩnh Lộc, Ninh Thạnh Lợi chiếm từ 80-100% vào năm 2005 Thứ hai là số hộ nghèo có tỷ lệ xuồng chèo giảm ở tất cả các ấp, thứ ba là tỷ lệ xe gắn máy gia tăng ở một số địa phương như xã Vĩnh lộc, Lộc Ninh, Ninh Hòa còn lại hầu hết là không tăng từ 2003 – 2005 Điều này có thể do sự phát triển nhựa hóa nông thôn và thu nhập của nông dân khá hơn, nên họ mua xe gắn máy phục vụ đi lại thay thế cho xuồng máy xuồng chèo Qua kết quả điều tra năm 2005 cho thấy tỷ lệ hộ khá giàu và trung bình tiếp cận các phương tiện vật chất nhiều hơn các nhóm nghèo (Nguyễn Duy Cần 2006)

Trang 29

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 PHƯƠNG PHÁP CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU VÀ CHỌN MẪU 3.1.1 Chọn điểm nghiên cứu

Để đạt mục tiêu nghiên cứu, đề tài tiến hành chọn điểm là các địa phương của vùng chuyển đổi trong huyện Hồng Dân gồm Xã Lộc Ninh, xã Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Lộc A và xã Ninh Thạnh Lợi Các địa phương này nằm ở phía Bắc Quốc lộ I A và là vùng quy hoạch chuyển đổi trọng điểm của tỉnh Bạc Liêu

Từ khi thực hiện chủ trương chuyển đổi của Chính Phủ và của tỉnh Bạc Liêu thì nơi đây tiến hành chuyển đổi một cách mạnh mẽ với những mô hình sản xuất đa dạng như mô hình nuôi tôm quảng canh, lúa-tôm, tôm-kết hợp cua/ cá Hình 3.1 trình bày địa điểm các điểm nghiên cứu tại vùng chuyển đổi của huyện Hồng Dân

Hình 3.1 Vị trí các điểm nghiên cứu tại huyện Hồng Dân

Vĩnh Lộ A

Vùng khảo sát

Ninh Thạnh Lợi Vĩnh Lộc

Lộc Ninh

Trang 30

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

3.1.2 Chọn mẫu điều tra

Chọn mẫu khảo sát dựa vào diện tích trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là dựa vào các mô hình canh tác hiện hửu tại các địa phương trong vùng chuyển đổi Cụ thể là ở xã Ninh Thạnh Lợi nơi có mô hình sản xuất chuyên tôm và tôm kết hợp lớn nên chọn phỏng vấn 80 hộ, trong đó sản xuất theo mô hình lúa-tôm 10 hộ, chuyên tôm 40 hộ, tôm-cua/cá 30 hộ; ở xã Vĩnh Lộc có diện tích lúa tôm lớn nhưng không có mô hình chuyên tôm nên chọn 80 hộ nông dân, trong đó sản xuất mô hình lúa-tôm là 65 hộ và tôm kết hợp 15 hộ; xã Vĩnh Lộc A chọn 40 hộ nông dân sản xuất lúa-tôm; chuyên tôm và tôm-cua/cá; xã Lộc Ninh là vùng đại diện cho các mô hình sản xuất, tuy nhiên diện tích lúa tôm nơi đây cũng rất lớn nên chọn 100 hộ nông dân, trong đó sản xuất lúa-tôm 60 hộ, chuyên tôm 20 hộ và tôm-cua/cá 20 hộ để phỏng vấn Tổng cộng số mẫu phỏng vấn là 300 hộ được trình bày tại bảng 3.1

Bảng 3.1 Sự phân bố số mẫu phỏng vấn theo địa phương và mô hình canh tác

Địa phương/mô hình Chuyên tôm Tôm cua/cá Lúa-tôm Tổng

Ninh Thạnh Lợi 40 30 10 80 Vĩnh Lộc - 15 65 80 Vĩnh Lộc A 5 10 25 40 Lộc Ninh 20 20 60 100 Tổng số mẫu 70 75 155 300

3.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 3.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp:

Các số liệu thứ cấp cần thu thập bao gồm: về điều kiện tự nhiên, xã hội và sinh thái của vùng chuyển đổi huyện Hồng Dân;

• Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng thủy sản, sản lượng lúa trong những năm 2002-2007

• Các báo cáo tổng kết, các kết quả nghiên cứu về các mô hình sản xuất đã được

Trang 31

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứunghiên cứu và thực hiện tại huyện Hồng Dân

• Các chính sách đã ban hành về phát triển sản xuất nông nghiệp và thủy sản và chính sách chuyển đổi sản xuất của địa phương

• Cơ sở hạ tầng nông thôn

3.2.2 Số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp bằng cách điều tra phỏng vấn nông hộ cụ thể như sau:

- Sử dụng câu hỏi có cấu trúc để thu thập thông tin đối với hộ nông dân trong vùng nghiên cứu, nội dung câu hỏi bao gồm các nội dung sau đây: Đặc điểm nông hộ (tên, tuổi, giới tính, học vấn, loại hộ, vị trí địa lý) Nguồn lực của hộ (diện tích đất canh tác, diện tích đất vườn, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, lao động, vốn, các loại tài sản để sản xuất )

- Các yếu tố kỹ thuật trong canh tác (năng suất, sản lượng, tình hình đầu tư vật tư nông nghiệp, mức đầu tư lao động)

- Tình hình nuôi trồng thủy sản (diện tích, năng suất, sản lượng tình hình đầu tư con giống, thức ăn, mức đầu tư lao động, tình hình dịch bệnh…)

- Tín dụng cho sản xuất và kinh doanh dịch vụ (Số vốn vay, thời gian vay, lãi suất…) Thông tin và các dịch vụ khuyến nông trong sản xuất nông nghiệp và khuyến ngư trong nuôi trồng thủy sản

- Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất ( về điều kiện tự nhiên, thị trường, chính sách, kỹ thuật, vốn )

3.2.3 Đánh giá nông thôn có sự tham gia PRA

Công cụ PRA (participatory Rural Appraisal) là một phương pháp hệ thống bán chính

quy được tiến hành ở một địa điểm cụ thể bởi một nhóm liên ngành và được thiết kế để thu thập được những thông tin cần thiết và những giả thuyết cho sự phát triển nông thôn.Ở cấp xã và cấp cộng đồng áp dụng phương pháp PRA để chẩn đoán các trở ngại, những tiềm năng xu thế phát triển của vùng sinh thái, sự chấp nhận các hệ thống, mô hình canh tác mới của cộng đồng người dân các địa phương

Ở cấp huyện chọn phỏng vấn cán bộ chủ chốt của các cơ quan như Uỷ ban Nhân dân,

Trang 32

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuPhòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Công thương, Phòng Thống Kê, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT và Hội nông dân

3.2.4 Phương pháp phân tích SWOT

Phương pháp này được thực hiện với mục đích tổng hợp các yếu tố từ bên ngoài và các yếu tố bên trong của đối tượng nghiên cứu từ đó có thể nhìn nhận các vấn đề một cách toàn diện trên nhiều khía cạnh Kết quả phân tích SWOT có thể sử dụng cho việc lập kế hoạch, chiến lược phát triển, đánh giá giai đoạn đầu và cuối của dự án Làm cơ sở đề ra các giải pháp và chiến lược cho địa bàn nghiên cứu, bảng 3.2 trình bày ma trận sử dụng mô hình phân tích SWOT

Bảng 3.2 trình bày ma trận sử dụng mô hình phân tích SWOT

Mặt mạnh (Strong)

Dùng mặt mạnh để sử dụng các cơ hội S1 + O1

S2 + O2

Sn + On

Dùng mặt mạnh để tránh rủi ro S1 + T1

S2, S3 + T2

Mặt yếu (Weakness)

Loại bỏ, khống chế mặt yếu để sử dụng các cơ hội

W1, W3 + O1

W2 + O2

Loại bỏ, khống chế mặt yếu để tránh rủi ro

W1 + T1

W2, W3 + T4

3.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 3.3.1 Phân tích sinh kế nông hộ

Để phân tích sinh kế nông dân, ngoài việc sử dụng phương pháp điều tra trực tiếp bằng phiếu, hai công cụ chính là phương pháp PRA và mô hình SWOT cũng được sử dụng nhằm tổng hợp các yếu tố từ bên ngoài, các yếu tố từ bên trong của đối tượng nghiên cứu, từ đó nhìn nhận các vấn đề một cách toàn diện qua các khía cạnh mà có thể ảnh hưởng sinh kế nông dân và chiến lược sinh kế của nông dân hình 3.2 “Khung sinh kế bền

Trang 33

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuvững”- sinh kế của nông hộ bền vững khi họ là nhanh chóng phục hồi do tác động của môi trường bên ngoài (các yếu tố dể bị tổn thương), không lệ thuộc vào các hỗ trợ bên ngoài, duy trì sức sản xuất của các nguồn tài nguyên lâu dài và không gây hại hay làm xói mòn những lựa chọn sinh kế của những hộ khác

Các thành phần quan trọng ủa khung sinh kế được phân tích trong nghiên cứu nầy bao gồm:

Hình 3.2 Các công cụ hỗ trợ và kung sinh kế

H S F Bối cảnh dễ tổn

thương (yếu tố ảnh hưởng bên

ngoài)

Các chiến lược sinh kế Ảnh hưởng

& tiếp cận

Để Đạt

được

Thể chế, chính sách, dịch vụ hỗ trợ

nội tại

Thành quả sinh kế

Trang 34

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuTrong khung sinh kế bền vững đời sống nông hộ bền vững, vốn sinh kế của nông hộ là trọng tâm trong phân tích của nghiên cứu này Vốn sinh kế được mô tả như một hình ngũ giác bao gồm 5 thành phần:

Vốn tự nhiên: bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên (các ưu đãi của thiên nhiên) và

các dịch vụ mà con người sử dụng cho hoạt động của mình Trong khung đời sống nông hộ bền vững, mối quan hệ giửa vốn tự nhiên và các hoạt động ngoại cảnh rất chặt Nhiều rủi ro bộc phát tàn phá người nghèo là tiến trình tự nhiên làm thiệt hại vốn tự nhiên

Vốn nhân lực: thể hiện các kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức khoẻ mà sự kết

hợp các yếu tố này có thể làm cho nông hộ theo đuổi các mưu sinh và đạt mục tiêu mưu sinh của họ khác nhau Ở mức nông hộ, vốn nhân lực là số lượng lao động có, điều này nó thay đổi theo số nhân khẩu của hộ, mức độ kỹ năng, năng lực điều hành và tình trạng sức khoẻ

Vốn xã hội: thể hiện mạng lưới giao tiếp, thành viên của các tổ chức hội, đoàn và các

quan hệ tin cậy Tất cả các yếu tố trên là quan hệ bên trong, thí dụ: thành viên của các nhóm và các hội/ đoàn (câu lạc bộ khuyến nông, khuyến ngư, Hội nông dân, phụ nữ, Cựu chiến binh) Trong tất cả 5 khối tạo nên ngũ vốn đời sống nông hộ, vốn xã hội là gắn chặt với sự thay đổi những cấu trúc và những thực thi Thực tế, có thể nói vốn xã hội là sản phẩm của những cấu trúc thực thi này và ngược lại

Vốn vật chất: cơ sở hạ tầng và các phương tiện nông hộ cần cho hoạt động sống Các

thành phần của cơ sở hạ tầng bao gồm: giao thông, đường xá, chổ ở và nhà cửa, đủ nước cung cấp và vệ sinh, tiếp cận thông tin

Vốn tài chính: thể hiện nguồn tài chính mà nông hộ sử dụng để đạt được mục tiêu mưu

sinh của họ Nghĩa là sử dụng ở đây không phải khía cạnh kinh tế trong đó bao gồm các nguồn cũng như các tích luỹ và nó có thể đóng góp vào sự tiêu thụ cũng như sản xuất

3.3.2 Đánh giá tác động của việc chuyển đổi mô hình sản xuất đến thu nhập của nông dân

Đánh giá tác động của việc chuyển đổi mô hình sản xuất đến thu nhập của nông dân bao gồm:

• Hạch toán chi phí và lợi nhuận đối với các thu nhập trên một đơn vị diện tích

Trang 35

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

• Một số chỉ tiêu đánh giá:

- Tổng chi phí bao gồm: chi phí phân, con giống, thức ăn, nhiên liệu, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí cải tạo ao và chi phí khác có liên quan đến mô hình canh tác - Tổng thu nhập bao gồm: Tổng thu nhập và giá trị sản xuất của mô hình bằng giá

bán hiện tại năm 2007 x sản lượng ( sản lượng của sản phẩm chính từ mô hình canh tác)

- Lợi nhuận = tổng thu nhập của mô hình - tổng chi phí

• So sánh thu nhập giữa mô hình canh tác trước và sau chuyển đổi cơ cấu sản xuất thông qua lợi nhuận

• Xác định nguồn thu nhập chính trong cơ cấu thu nhập của nông hộ

• Đánh giá việc thay đổi thu nhập nông hộ sau chuyển đổi tăng hay giảm theo định tính của nông dân kết hợp với các lý do tăng, giảm thu nhập

3.4 PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU

3.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung đánh giá các mô hình sản xuất trong vùng chuyển đổi cơ cấu sản xuất của huyện Hồng Dân bao gồm (mô hình lúa- tôm, tôm-kết hợp cua/ cá và chuyên tôm)

3.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài thực hiện trên cơ sở điều tra đánh giá tại 4 xã chuyển đổi của huyện Hồng Dân là xã Lộc Ninh, Ninh Thạnh Lợi, Vĩnh Lộc và Vĩnh Lộc A

3.5 TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Tổng thời gian nghiên cứu đề tài là 6 tháng, bắt đầu từ tháng 8 năm 2008 đến tháng 02 năm 2009, cụ thể như sau:

Bảng 3.3 Tiến trình thực hiện đề tài

Thời gian Từ tháng: Từ tháng: Từ tháng: Từ tháng:

8-10/2008 10-12/2008 12/2008-01/2009 01-02/2009

Điều tra nông Tổng hợp phiếu Chỉnh sửa và hoàn

Công việc hộ và đánh điều tra và xử Viết báo cáo chỉnh báo cáo

Trang 36

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 HIỆN TRẠNG, CÁC KHÓ KHĂN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH BỀN VỮNG CỦA CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC TRONG VÙNG CHUYỂN ĐỔI

4.1.1 Thông tin tổng quát về các điểm khảo sát, điều tra

Qua khảo sát thực tế bằng PRA và dùng phương pháp phỏng vấn qua phiếu điều tra nông hộ được thực hiện tại 4 xã của huyện có quy mô chuyển đổi hệ thống canh tác theo chủ trương của Chính phủ, của tỉnh Các xã được khảo sát, điều tra gồm xã Ninh Thạnh Lợi, xã Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Lộc A và xã Lộc Ninh Đối với xã Ninh Thạnh Lợi được tiến hành điều tra trực tiếp từ các hộ nông dân là ấp Ninh Thạnh Tây, ấp Chòm Cao và ấp Thống Nhất Đối với xã Lộc Ninh được điều tra trực tiếp từ hộ nông dân thuộc các ấp Cai Giảng, Tà Suôl và Bình Dân Đối với xã Vĩnh Lộc được tiến hành phỏng vấn điều tra phiếu trực tiếp nông dân các ấp Vĩnh Thạnh, Vĩnh Bình và Vĩnh Hòa Đối với xã Vĩnh Lộc A được thực hiện điều tra phiếu trực tiếp tại các ấp Bình Lộc, Ba Đình, bảng 4.1

Bảng 4.1 Một số thông tin tổng quát về đặc điểm tự nhiên, xã hội tại các địa điểm khảo sát vào năm 2007

Địa điểm khảo sát Diện tích tự Diện tích sản Dân số Số hộ (hộ) Tỷ lệ hộ

nhiên (ha) xuất (ha) (người) nghèo (%)

Xã Ninh Thạnh Lơi 13.329 7.144 17.381 3.723 17,88 Xã Vĩnh Lộc 4.888 3.039 8.996 1.836 16,01 Xã Vĩnh Lộc A 4.329 2.274 9.314 1.150 14,14

Xã Lộc Ninh 5.163 3.173 11.174 2.332 12,61

Xã Ninh Thạnh Lợi nằm về phía tây nam của huyện Hồng Dân, phía tây giáp với tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp với huyện Phước Long, phía bắc giáp với xã Vĩnh Lộc và đông giáp với xã Lộc Ninh Diện tích tự nhiên của xã là 13.329 ha phần lớn là phần đất bị nhiễm phèn, mặn, có tổng số 17 ấp, tổng số dân là 17.381 người, mật độ trung bình là

Trang 37

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu130người/km2 và có tổng số hộ là 3.723 hộ, tỷ lệ hộ khá giàu chiếm 82,13%, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 17,87% Đối với xã Ninh Thạnh Lợi có rất đông đồng bào dân tộc khmer sinh sống khoảng 600 hộ với 3000 người Mô hình sản xuất chính hiện nay ở đây là mô hình sản xuất chuyên tôm quảng canh cải tiến, tôm kết hợp cá/cua và tôm –lúa là 7.144 ha

Xã Vĩnh Lộc nằm về phía Tây bắc của huyện giáp huyện Hồng Dân, phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía Đông giáp xã Lộc Ninh, phía Nam giáp xã Ninh Thạnh Lợi và phía Tây giáp xã Vĩnh Lộc A Xã có diện tích đất tự nhiên là 4.888ha, chủ yếu là vùng đất nhiễm phèn mặn Dân số là 8.996 người với 1.836 hộ, có 40 hộ là dân tộc khơmer Tỷ lệ hộ khá/giàu chiếm 83,99%, tỷ lệ hộ nghèo là 16,01% Các mô hình sản xuất chính của xã Vĩnh Lộc là lúa –tôm, lúa –tôm –cá với diện tích sản xuất là 3.039 ha

Xã Vĩnh Lộc A cũng nằm về phía tây bắc của huyện Hồng Dân có vị trí phía bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và phía Đông giáp xã Vĩnh Lộc Diện tích tự nhiên của xã Vĩnh Lộc A là 4.329 ha, chủ yếu là đất bị nhiễm phèn mặn Trên địa bàn toàn xã có 5 ấp với 9.314 người, số hộ là 1.150, mật độ trung bình là 215 người/km2 Tỷ lệ khá giàu chiếm 85,86%, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 14,14% Các mô hình sản xuất chính của xã Vĩnh Lộc A là lúa –tôm, khóm –tôm và chuyên tôm với diện tích sản xuất là 2.274 ha Xã Lộc Ninh có vị trí nằm gần trung tâm hành chính của huyện Hồng Dân, phía bắc giáp thị trấn Ngan Dừa, phía Tây giáp xã Vĩnh Lộc, phía Đông giáp xã Ninh Hoà và phía Nam giáp huyện Phước Long Diện tích tự nhiên của xã là 5.163 ha, vùng đất này cũng bị nhiễm phèn mặn nhưng ở mức độ nhự hơn so với những vùng khác của huyện Diện tích sản xuất là 3.173 ha Trong toàn xã có 9 ấp, dân số trung bình là 11.172 người, với 2.332 hộ; dân tộc khơmer là 666 hộ có 3.359 người Các mô hình sản xuất hiện nay của xã Lộc Ninh là lúa –tôm, tôm –cua/cá và chuyên tôm quảng canh cải tiến

4.1.2 Tình trạng kinh tế vùng khảo sát

Tình trạng kinh tế của nông hộ nó phản ảnh đến thành quả sản xuất, kinh doanh, đồng thời còn nói lên được sự ưu đãi của tự nhiên với con người sống ở địa phương đó Bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến chiến lược sản xuất kinh doanh của nông hộ yếu tố giàu nghèo chỉ được thể hiện ý nghĩa một cách tương đối, theo nhận thức và dựa vào các tiêu chí chung để đánh giá nông hộ Tiêu chí dùng để đánh giá tình trạng giàu, nghèo của nông

Trang 38

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuhộ theo tiêu chí nghèo của chính phủ năm 2006, ngoài ra còn dựa vào một số đặc điểm như nhà cửa, đất đai, tài sản, phương tiện và thu nhập gia đình Đối với nhà cửa, những hộ nào nhà tường kiên cố thì cho là hộ giàu, những hộ nào nhà lá lụp sụp thì cho là hộ nghèo, đối với đất đai hộ nào có đất nhiều hơn 2 ha thì cho là hộ giàu, từ 1-2 ha thì cho là hộ khá và dưới 1 ha hoặc không có đất sản xuất thì cho là hộ trung bình nghèo, hộ nào gia đình có trang bị máy móc, phương tiện sản xuất đầy đủ, phương tiện đi lại đầy đủ hơn thì cho là hộ khá giàu Ngược lại hộ thiếu phương tiện sản xuất, phương tiện phục vụ đi lại thì cho là hộ nghèo Tại bảng 4.2 cho thấy tỷ lệ hộ giàu nghèo giữa các điểm khảo sát hoàn toàn khác nhau

Bảng 4.2 Tỷ lệ các hộ giàu, nghèo tại các vùng khảo sát (năm 2007)

Vùng khảo sát Số hộ % hộ khá, giàu % hộ nghèo

Ấp Tà Suôl (Lộc Ninh) 226 33,4 20,3 Ấp Bình Dân (Lộc Ninh) 272 54,1 18,7 Ấp Cai Giảng (Lộc Ninh) 280 14 36,5 Ấp Chòm Cao (Ninh Thạnh Lợi) 294 46,3 19,7 Ấp Ninh Thạnh Tây (Ninh Thạnh Lợi) 322 45 23,5 Ấp Thống Nhất (Ninh Thạnh Lợi) 321 76,3 10 Ấp Vĩnh Bình (Vĩnh Lộc) 270 42,2 11,5 ẤP Vĩnh Thạnh (Vĩnh Lộc) 261 25,6 32,6 Ấp Vĩnh Hoà (Vĩnh Lộc) 211 44,6 15 Ấp Bình Lộc (Vĩnh Lộc A) 218 51 3,6

Ấp Ba Đình (Vĩnh Lộc A) 270 56 1,1

4.1.3 Quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất và xu hướng phát triển của vùng chuyển đổi

4.1.3.1 Quá trình sử dụng đất và các mô hình sản xuất

Qua khảo sát ta thấy có sự khác biệt về tình hình sử dụng đất đai qua 3 mốc thời gian, được trình bày tại bảng 4.3 cụ thể như sau:

Trang 39

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Bảng 4.3 Sự thay đổi về sử dụng đất và các mô hình sản xuất

Địa phương Năm trước chuyển đổi Năm chuyển đổi Hiện tại

trước năm 2000 Sau năm 2000 năm 2007 Xã Lộc Ninh Sản xuất 2 vụ lúa /năm; Sản xuất1 lúa –1tôm, Sản xuất1 lúa –2tôm, 1 vụ lúa mùa/năm, khóm, chuyên tôm quảng canh tôm –cua/cá, tôm vườn tạp quảng canh cải tiến

Xã Vĩnh Lộc Sản xuất 1 vụ lúa/năm; Sản xuất 1lúa –1tôm Hầu hết là 1lúa –2tôm khóm -dừa, vườn tạp tôm –khóm/dừa lúa -tôm/cá

Xã Vĩnh Lộc A Sản xuất 1 vụ lúa/năm; Sản xuất 1lúa –1tôm 1lúa –2tôm, lúa -tôm/cá khóm -dừa, vườn tạp tôm –khóm/dừa chuyên tôm quảng canh

Xã Ninh Thạnh Lợi Sản xuất khóm, tràm, Sản xuất chuyên tôm Chuyên tôm, tôm 1 lúa/năm, đất hoang 1lúa -1tôm kết hợp cua/cá và

Qua kết quả điều tra từ nông hộ cho thấy có một số vùng bà con nông dân tự ý chuyển đổi vào khoảng thời gian từ 1995 -1999; sau đó vào năm 2000 khi có chủ trương chuyển đổi cơ cấu của Chính phủ hầu hết nông hộ đã thực hiện việc chuyển đổi một cách rộng rải Những mô hình ở các địa phương được khảo sát đa số là sản xuất 1 vụ lúa và đất hoang, có một vài địa phương sản xuất 2 vụ lúa như xã Lộc Ninh và xã Vĩnh Lộc Riêng đặc điểm của xã Vĩnh Lộc A trước chuyển đổi là khóm - dừa, mô hình này được hình thành rất lâu đời ở nơi đây Sau khi thực hiện chuyển đổi đồng loạt vào năm 2000 các mô hình sản xuất chủ yếu là lúa –tôm và chuyên tôm Bước đầu các mô hình này chưa mang lại hiệu quả cao cho nông hộ do những nguyên nhân như thiếu kiến thức, hệ thống kênh mương chưa thuận lợi, dịch bệnh trên tôm bắt đầu xảy ra rãi rác, đối với cây lúa vào những năm 2000 -2003 do thời tiết khô hạn kéo dài nên lúa chết trên diện rộng gây thất thu cho nông dân Nhiều hộ nông dân nuôi tôm lâu đời ở những vùng này cho biết là khi

Trang 40

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứumới sản xuất bằng những mô hình chuyển đổi thì họ thành công, khi về sau này thì hiệu quả mang lại không cao gây ra lỗ lả Hiện nay các mô hình được các nông hộ thực hiện sản xuất chiếm phần lớn là lúa –tôm, chuyên tôm , tôm –cua/cá được duy trì nhưng còn nhiều rủi ro

Mặt dù vậy nhưng khi được phỏng vấn thì người nông dân vẫn chấp nhận rủi ro để sản xuất, đặc biệt là độ rủi ro xảy ra lớn đối với mô hình chuyên tôm và tôm –cua/cá và đây cũng là xu hướng của những hộ khá giàu Đối với mô hình lúa –tôm thì được nhân rộng trong các hộ có kinh tế gia đình trung bình ưa chuộng hơn, sự chuyển đổi sang sản xuất mô hình chuyên tôm, lúa –tôm làm giảm đi sự đa dạng trong canh tác Điều này cho thấy xu hướng sự mất đa dạng trong sản xuất của nông dân vùng chuyển đổi, ngày càng có xu hướng chuyên tôm và khi tôm thất rủi ro xảy ra nhiều hơn

4.1.3.2 Sự thay đổi về môi trường nước và hệ thống thuỷ lợi

Yếu tố môi trường nước và thuỷ lợi thuỷ nông nội đồng có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất đặc biệt là nuôi tôm, trồng lúa được thể hiện cụ thể tại bảng 4.4

Bảng 4.4 Sự thay đổi về môi trường nước và hệ thống thủy lợi năm 2002 so với năm 2007

Xã Lộc Ninh

Nguồn nước tương đối phù hợp cho trồng 2 vụ lúa/năm (lúa hè thu và lúa mùa)

Hệ thống thủy lợi thủy nông nội đồng chưa hoàn chỉnh, bắt đầu được thi công vào năm 1998

Nguồn nước nhiễm mặn, phèn và mực nước cạn từ tháng 12-3AL do điều tiết để nuôi tôm và nuôi thủy sản không dịch bệnh Kênh thủy lợi nội đồng đủ lượng nước trong mùa mưa để trồng lúa Hệ thống thủy lợi nội đồng hoàn chỉnh năm 2002

Nguồn nước nhiễm mặn, phèn, bị ô nhiễm và mực nước cạn từ tháng 12-3AL do điều tiết để nuôi tôm và tôm nuôi hay bị dịch bệnh Kênh thủy lợi nội đồng cạn không đủ lượng nước trong mùa nắng để nuôi tôm và nước ngọt thiếu trong vụ lúa Hệ thống thủy lợi nội đồng bị bồi lắng

Ngày đăng: 30/10/2012, 15:52

Hình ảnh liên quan

ĐÁNH CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT VÀ SINH KẾ NÔNG -  đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu
ĐÁNH CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT VÀ SINH KẾ NÔNG Xem tại trang 2 của tài liệu.
Bảng 3.1 Sự phân bố số mẫu phỏng vấn theo địa phương và mô hình canh tác -  đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu

Bảng 3.1.

Sự phân bố số mẫu phỏng vấn theo địa phương và mô hình canh tác Xem tại trang 30 của tài liệu.
Bảng 3.2 trình bày ma trận sử dụng mô hình phân tích SWOT -  đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu

Bảng 3.2.

trình bày ma trận sử dụng mô hình phân tích SWOT Xem tại trang 32 của tài liệu.
Hình 3.2. Các công cụ hỗ trợ và kung sinh kế -  đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu

Hình 3.2..

Các công cụ hỗ trợ và kung sinh kế Xem tại trang 33 của tài liệu.
bán hiện tại năm 2007 x sản lượn g( sản lượng của sản phẩm chính từ mô hình canh tác)  -  đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu

b.

án hiện tại năm 2007 x sản lượn g( sản lượng của sản phẩm chính từ mô hình canh tác) Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 4.4 Sự thay đổi về môi trường nước và hệ thống thủy lợi năm 2002 so với năm 2007 -  đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu

Bảng 4.4.

Sự thay đổi về môi trường nước và hệ thống thủy lợi năm 2002 so với năm 2007 Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng 4.6 Sự đa dạng về các hoạt động tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật qua các -  đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu

Bảng 4.6.

Sự đa dạng về các hoạt động tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật qua các Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 4.6 Sự đa dạng về các hoạt động tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật qua các -  đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu

Bảng 4.6.

Sự đa dạng về các hoạt động tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật qua các Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 4.7 những trở ngại và cơ hội theo nhận thức của nông hộ thông qua phỏng vấn PRA tại các địa phương khảo sát  -  đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu

Bảng 4.7.

những trở ngại và cơ hội theo nhận thức của nông hộ thông qua phỏng vấn PRA tại các địa phương khảo sát Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 4.7 những trở ngại và cơ hội theo nhận thức của nông hộ thông qua phỏng vấn PRA tại các địa phương khảo sát  -  đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu

Bảng 4.7.

những trở ngại và cơ hội theo nhận thức của nông hộ thông qua phỏng vấn PRA tại các địa phương khảo sát Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 4.9 Sự thay đổi về đất đai trong nhóm hộ chuyên tôm năm 2002 so với năm 2007 -  đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu

Bảng 4.9.

Sự thay đổi về đất đai trong nhóm hộ chuyên tôm năm 2002 so với năm 2007 Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng 4.10 Sự thay đổi về đất đai trong nhóm hộ sản xuất tôm kết hợp năm 2002 so với năm -  đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu

Bảng 4.10.

Sự thay đổi về đất đai trong nhóm hộ sản xuất tôm kết hợp năm 2002 so với năm Xem tại trang 55 của tài liệu.
Hình 4.6 sự biến đổi về giá trị sản xuất nông ngư nghiệpc ủa nhóm hộ canh tác chuyên tôm quảng canh cải tiến năm 2002 so với năm 2007 -  đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu

Hình 4.6.

sự biến đổi về giá trị sản xuất nông ngư nghiệpc ủa nhóm hộ canh tác chuyên tôm quảng canh cải tiến năm 2002 so với năm 2007 Xem tại trang 58 của tài liệu.
Hình 4.7 Tỷ trọng giửa tômvà cua/cá trong nhóm hộ nuôi tôm kết hơp từn ăm 2002-2007 -  đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu

Hình 4.7.

Tỷ trọng giửa tômvà cua/cá trong nhóm hộ nuôi tôm kết hơp từn ăm 2002-2007 Xem tại trang 59 của tài liệu.
Hình 4.9 thể hiện sự thay đổi trong tổng thu nhập của nhóm hộ sản xuất chuyên tôm quảng canh từ -  đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu

Hình 4.9.

thể hiện sự thay đổi trong tổng thu nhập của nhóm hộ sản xuất chuyên tôm quảng canh từ Xem tại trang 62 của tài liệu.
Hình 4.13 thể hiện sự thay đổi trong tiêu dùng của nhóm hộ sản xuất tôm kết hợp cua/cá từ các năm 2002-2007  -  đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu

Hình 4.13.

thể hiện sự thay đổi trong tiêu dùng của nhóm hộ sản xuất tôm kết hợp cua/cá từ các năm 2002-2007 Xem tại trang 67 của tài liệu.
Bảng 4.11 Diện tích đất sản xuất theo từng loại mô hình tại các vùng khảo sát -  đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu

Bảng 4.11.

Diện tích đất sản xuất theo từng loại mô hình tại các vùng khảo sát Xem tại trang 72 của tài liệu.
Bảng 4.14 Mô hình SWOT trong hệ thống canh tác chuyên tôm quảng canh Điểm Mạnh (S)  -  đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu

Bảng 4.14.

Mô hình SWOT trong hệ thống canh tác chuyên tôm quảng canh Điểm Mạnh (S) Xem tại trang 79 của tài liệu.
Bảng 4.15 Mô hình SWOT trong hệ thống canh tác tôm kết hợp Điểm mạnh (S)  -  đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu

Bảng 4.15.

Mô hình SWOT trong hệ thống canh tác tôm kết hợp Điểm mạnh (S) Xem tại trang 80 của tài liệu.
Bảng 4.16 Mô hình SWOT trong hệ thống canh tác lúa-tôm Điểm mạnh (O)  -  đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu

Bảng 4.16.

Mô hình SWOT trong hệ thống canh tác lúa-tôm Điểm mạnh (O) Xem tại trang 81 của tài liệu.
Bảng 4.17 Thu nhập của nông hộ từ các nguồn khác nhau vào năm 2007 -  đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu

Bảng 4.17.

Thu nhập của nông hộ từ các nguồn khác nhau vào năm 2007 Xem tại trang 82 của tài liệu.
Bảng 4.18 Bảng chiết tính hiệu quả kinh tế cho 1ha tôm nuôi/vụ -  đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu

Bảng 4.18.

Bảng chiết tính hiệu quả kinh tế cho 1ha tôm nuôi/vụ Xem tại trang 83 của tài liệu.
Bảng 4.19 Khả năng tích lủy của nông hộ trong 1 năm -  đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu

Bảng 4.19.

Khả năng tích lủy của nông hộ trong 1 năm Xem tại trang 84 của tài liệu.
Bảng 4.20 Kết quả đời sống nông hộ hiện tại theo đánh giá của nông dân -  đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu

Bảng 4.20.

Kết quả đời sống nông hộ hiện tại theo đánh giá của nông dân Xem tại trang 85 của tài liệu.
Bảng 4.21 Tóm tắt khung sinh kế -  đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu

Bảng 4.21.

Tóm tắt khung sinh kế Xem tại trang 87 của tài liệu.
Bảng 4.23 Đánh giá mức độ bền vững của mô hình tôm kết hợp cua/cá -  đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu

Bảng 4.23.

Đánh giá mức độ bền vững của mô hình tôm kết hợp cua/cá Xem tại trang 89 của tài liệu.
Mô hình trước C Đ -  đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu

h.

ình trước C Đ Xem tại trang 99 của tài liệu.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu -  đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu

rung.

tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Xem tại trang 104 của tài liệu.
Hình 2.11 :Phỏng vấn nông dân theo phương pháp PRA tại xã Vĩnh Lộ cA -  đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu

Hình 2.11.

Phỏng vấn nông dân theo phương pháp PRA tại xã Vĩnh Lộ cA Xem tại trang 104 của tài liệu.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Hình 2.1 3: Cơ sở vật chất của người dân được nâng lên -  đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu

rung.

tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Hình 2.1 3: Cơ sở vật chất của người dân được nâng lên Xem tại trang 105 của tài liệu.