Phương pháp phân tích SWOT

Một phần của tài liệu đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu (Trang 32)

Phương pháp này được thực hiện với mục đích tổng hợp các yếu tố từ bên ngoài và các yếu tố bên trong của đối tượng nghiên cứu từ đó có thể nhìn nhận các vấn đề một cách toàn diện trên nhiều khía cạnh. Kết quả phân tích SWOT có thể sử dụng cho việc lập kế hoạch, chiến lược phát triển, đánh giá giai đoạn đầu và cuối của dự án. Làm cơ sở đề ra các giải pháp và chiến lược cho địa bàn nghiên cứu, bảng 3.2 trình bày ma trận sử dụng mô hình phân tích SWOT

Bảng 3.2 trình bày ma trận sử dụng mô hình phân tích SWOT

Cơ hội (opportanities) Rủi ro (Threat)

Mặt mạnh (Strong) Dùng mặt mạnh để sử dụng các cơ hội S1 + O1 S2 + O2 ... Sn + On Dùng mặt mạnh để tránh rủi ro S1 + T1 S2, S3 + T2 ... Mặt yếu (Weakness) Loại bỏ, khống chế mặt yếu để sử dụng các cơ hội W1, W3 + O1 W2 + O2 ... Loại bỏ, khống chế mặt yếu để tránh rủi ro W1 + T1 W2, W3 + T4 ... 3.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 3.3.1 Phân tích sinh kế nông hộ

Để phân tích sinh kế nông dân, ngoài việc sử dụng phương pháp điều tra trực tiếp bằng phiếu, hai công cụ chính là phương pháp PRA và mô hình SWOT cũng được sử dụng nhằm tổng hợp các yếu tố từ bên ngoài, các yếu tố từ bên trong của đối tượng nghiên cứu, từ đó nhìn nhận các vấn đề một cách toàn diện qua các khía cạnh mà có thể ảnh hưởng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu vững”- sinh kế của nông hộ bền vững khi họ là nhanh chóng phục hồi do tác động của môi trường bên ngoài (các yếu tố dể bị tổn thương), không lệ thuộc vào các hỗ trợ bên ngoài, duy trì sức sản xuất của các nguồn tài nguyên lâu dài và không gây hại hay làm xói mòn những lựa chọn sinh kế của những hộ khác.

Các thành phần quan trọng ủa khung sinh kế được phân tích trong nghiên cứu nầy bao gồm:

• Bối cảnh dể bị tổn thương • Vốn sinh kế

• Thể chế, chính sách • Chiến lược sinh kế • Kết quả sinh kế

Hình 3.2. Các công cụ hỗ trợ và kung sinh kế

Khung sinh kế (Livelihood Framework)

Từ khóa:

N = Vốn tài nguyên (Natural capital) F = Vốn tài chánh (Financial capital) H = Vốn nhân lực (Human capital) P = Vốn cơ sở vật chất (Physical capital)

Source: DFID

Sử dụng PRA, SWOT, các nguồn thông tin thứ cấp khác để phân tích

Các vốn sinh kế nông hộ P N H S F Bối cảnh dễ tổn thương (yếu tố ảnh hưởng bên ngoài) Các chiến lược sinh kế Ảnh hưởng & tiếp cận Đ Đ t đ ư c Thể chế, chính sách, dịch vụ hỗ trợ nội tại Thành quả sinh kế

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Trong khung sinh kế bền vững đời sống nông hộ bền vững, vốn sinh kế của nông hộ là trọng tâm trong phân tích của nghiên cứu này. Vốn sinh kếđược mô tả như một hình ngũ giác bao gồm 5 thành phần:

Vốn tự nhiên: bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên (các ưu đãi của thiên nhiên) và các dịch vụ mà con người sử dụng cho hoạt động của mình. Trong khung đời sống nông hộ bền vững, mối quan hệ giửa vốn tự nhiên và các hoạt động ngoại cảnh rất chặt. Nhiều rủi ro bộc phát tàn phá người nghèo là tiến trình tự nhiên làm thiệt hại vốn tự nhiên.

Vốn nhân lực: thể hiện các kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức khoẻ mà sự kết hợp các yếu tố này có thể làm cho nông hộ theo đuổi các mưu sinh và đạt mục tiêu mưu sinh của họ khác nhau. Ở mức nông hộ, vốn nhân lực là số lượng lao động có, điều này nó thay đổi theo số nhân khẩu của hộ, mức độ kỹ năng, năng lực điều hành và tình trạng sức khoẻ...

Vốn xã hội: thể hiện mạng lưới giao tiếp, thành viên của các tổ chức hội, đoàn và các quan hệ tin cậy. Tất cả các yếu tố trên là quan hệ bên trong, thí dụ: thành viên của các nhóm và các hội/ đoàn (câu lạc bộ khuyến nông, khuyến ngư, Hội nông dân, phụ nữ, Cựu chiến binh). Trong tất cả 5 khối tạo nên ngũ vốn đời sống nông hộ, vốn xã hội là gắn chặt với sự thay đổi những cấu trúc và những thực thi. Thực tế, có thể nói vốn xã hội là sản phẩm của những cấu trúc thực thi này và ngược lại.

Vốn vật chất: cơ sở hạ tầng và các phương tiện nông hộ cần cho hoạt động sống. Các thành phần của cơ sở hạ tầng bao gồm: giao thông, đường xá, chổở và nhà cửa, đủ nước cung cấp và vệ sinh, tiếp cận thông tin.

Vốn tài chính: thể hiện nguồn tài chính mà nông hộ sử dụng để đạt được mục tiêu mưu sinh của họ. Nghĩa là sử dụng ởđây không phải khía cạnh kinh tế trong đó bao gồm các nguồn cũng như các tích luỹ và nó có thểđóng góp vào sự tiêu thụ cũng như sản xuất.

3.3.2 Đánh giá tác động của việc chuyển đổi mô hình sản xuất đến thu nhập của nông dân nông dân

Đánh giá tác động của việc chuyển đổi mô hình sản xuất đến thu nhập của nông dân bao gồm:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

• Một số chỉ tiêu đánh giá:

- Tổng chi phí bao gồm: chi phí phân, con giống, thức ăn, nhiên liệu, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí cải tạo ao và chi phí khác có liên quan đến mô hình canh tác. - Tổng thu nhập bao gồm: Tổng thu nhập và giá trị sản xuất của mô hình bằng giá

bán hiện tại năm 2007 x sản lượng ( sản lượng của sản phẩm chính từ mô hình canh tác)

- Lợi nhuận = tổng thu nhập của mô hình - tổng chi phí.

• So sánh thu nhập giữa mô hình canh tác trước và sau chuyển đổi cơ cấu sản xuất thông qua lợi nhuận.

• Xác định nguồn thu nhập chính trong cơ cấu thu nhập của nông hộ.

• Đánh giá việc thay đổi thu nhập nông hộ sau chuyển đổi tăng hay giảm theo định tính của nông dân kết hợp với các lý do tăng, giảm thu nhập.

3.4 PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU

3.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung đánh giá các mô hình sản xuất trong vùng chuyển đổi cơ cấu sản xuất của huyện Hồng Dân bao gồm (mô hình lúa- tôm, tôm-kết hợp cua/ cá và chuyên tôm).

3.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài thực hiện trên cơ sởđiều tra đánh giá tại 4 xã chuyển đổi của huyện Hồng Dân là xã Lộc Ninh, Ninh Thạnh Lợi, Vĩnh Lộc và Vĩnh Lộc A.

3.5 TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Tổng thời gian nghiên cứu đề tài là 6 tháng, bắt đầu từ tháng 8 năm 2008 đến tháng 02 năm 2009, cụ thể như sau:

Bảng 3.3 Tiến trình thực hiện đề tài

Thời gian Từ tháng: Từ tháng: Từ tháng: Từ tháng:

8-10/2008 10-12/2008 12/2008-01/2009 01-02/2009

Điều tra nông Tổng hợp phiếu Chỉnh sửa và hoàn

Công việc hộ và đánh điều tra và xử Viết báo cáo chỉnh báo cáo

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Chương 4

KT QU VÀ THO LUN

4.1. HIỆN TRẠNG, CÁC KHÓ KHĂN VÀ CÁC YẾU TỐẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH BỀN VỮNG CỦA CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC TRONG VÙNG CHUYỂN TÍNH BỀN VỮNG CỦA CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC TRONG VÙNG CHUYỂN

ĐỔI

4.1.1 Thông tin tổng quát về các điểm khảo sát, điều tra

Qua khảo sát thực tế bằng PRA và dùng phương pháp phỏng vấn qua phiếu điều tra nông hộ được thực hiện tại 4 xã của huyện có quy mô chuyển đổi hệ thống canh tác theo chủ trương của Chính phủ, của tỉnh. Các xã được khảo sát, điều tra gồm xã Ninh Thạnh Lợi, xã Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Lộc A và xã Lộc Ninh. Đối với xã Ninh Thạnh Lợi được tiến hành điều tra trực tiếp từ các hộ nông dân là ấp Ninh Thạnh Tây, ấp Chòm Cao và ấp Thống Nhất. Đối với xã Lộc Ninh được điều tra trực tiếp từ hộ nông dân thuộc các ấp Cai Giảng, Tà Suôl và Bình Dân. Đối với xã Vĩnh Lộc được tiến hành phỏng vấn điều tra phiếu trực tiếp nông dân các ấp Vĩnh Thạnh, Vĩnh Bình và Vĩnh Hòa. Đối với xã Vĩnh Lộc A được thực hiện điều tra phiếu trực tiếp tại các ấp Bình Lộc, Ba Đình, bảng 4.1.

Bảng 4.1 Một số thông tin tổng quát về đặc điểm tự nhiên, xã hội tại các địa điểm khảo sát vào năm 2007

Địa điểm khảo sát Diện tích tự Diện tích sản Dân số Số hộ (hộ) Tỷ lệ hộ nhiên (ha) xuất (ha) (người) nghèo (%)

Xã Ninh Thạnh Lơi 13.329 7.144 17.381 3.723 17,88 Xã Vĩnh Lộc 4.888 3.039 8.996 1.836 16,01 Xã Vĩnh Lộc A 4.329 2.274 9.314 1.150 14,14 Xã Lộc Ninh 5.163 3.173 11.174 2.332 12,61

Xã Ninh Thạnh Lợi nằm về phía tây nam của huyện Hồng Dân, phía tây giáp với tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp với huyện Phước Long, phía bắc giáp với xã Vĩnh Lộc và đông giáp với xã Lộc Ninh. Diện tích tự nhiên của xã là 13.329 ha phần lớn là phần đất bị

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 130người/km2 và có tổng số hộ là 3.723 hộ, tỷ lệ hộ khá giàu chiếm 82,13%, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 17,87%. Đối với xã Ninh Thạnh Lợi có rất đông đồng bào dân tộc khmer sinh sống khoảng 600 hộ với 3000 người. Mô hình sản xuất chính hiện nay ởđây là mô hình sản xuất chuyên tôm quảng canh cải tiến, tôm kết hợp cá/cua và tôm –lúa là 7.144 ha.

Xã Vĩnh Lộc nằm về phía Tây bắc của huyện giáp huyện Hồng Dân, phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía Đông giáp xã Lộc Ninh, phía Nam giáp xã Ninh Thạnh Lợi và phía Tây giáp xã Vĩnh Lộc A. Xã có diện tích đất tự nhiên là 4.888ha, chủ yếu là vùng đất nhiễm phèn mặn. Dân số là 8.996 người với 1.836 hộ, có 40 hộ là dân tộc khơmer. Tỷ lệ hộ khá/giàu chiếm 83,99%, tỷ lệ hộ nghèo là 16,01%. Các mô hình sản xuất chính của xã Vĩnh Lộc là lúa –tôm, lúa –tôm –cá với diện tích sản xuất là 3.039 ha.

Xã Vĩnh Lộc A cũng nằm về phía tây bắc của huyện Hồng Dân có vị trí phía bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và phía Đông giáp xã Vĩnh Lộc. Diện tích tự nhiên của xã Vĩnh Lộc A là 4.329 ha, chủ yếu là đất bị nhiễm phèn mặn. Trên địa bàn toàn xã có 5 ấp với 9.314 người, số hộ là 1.150, mật độ trung bình là 215 người/km2. Tỷ lệ khá giàu chiếm 85,86%, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 14,14%. Các mô hình sản xuất chính của xã Vĩnh Lộc A là lúa –tôm, khóm –tôm và chuyên tôm với diện tích sản xuất là 2.274 ha. Xã Lộc Ninh có vị trí nằm gần trung tâm hành chính của huyện Hồng Dân, phía bắc giáp thị trấn Ngan Dừa, phía Tây giáp xã Vĩnh Lộc, phía Đông giáp xã Ninh Hoà và phía Nam giáp huyện Phước Long. Diện tích tự nhiên của xã là 5.163 ha, vùng đất này cũng bị nhiễm phèn mặn nhưng ở mức độ nhự hơn so với những vùng khác của huyện. Diện tích sản xuất là 3.173 ha. Trong toàn xã có 9 ấp, dân số trung bình là 11.172 người, với 2.332 hộ; dân tộc khơmer là 666 hộ có 3.359 người. Các mô hình sản xuất hiện nay của xã Lộc Ninh là lúa –tôm, tôm –cua/cá và chuyên tôm quảng canh cải tiến

4.1.2 Tình trạng kinh tế vùng khảo sát

Tình trạng kinh tế của nông hộ nó phản ảnh đến thành quả sản xuất, kinh doanh, đồng thời còn nói lên được sự ưu đãi của tự nhiên với con người sống ở địa phương đó. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến chiến lược sản xuất kinh doanh của nông hộ yếu tố giàu nghèo chỉđược thể hiện ý nghĩa một cách tương đối, theo nhận thức và dựa vào các tiêu chí chung đểđánh giá nông hộ. Tiêu chí dùng đểđánh giá tình trạng giàu, nghèo của nông

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu hộ theo tiêu chí nghèo của chính phủ năm 2006, ngoài ra còn dựa vào một số đặc điểm như nhà cửa, đất đai, tài sản, phương tiện và thu nhập gia đình. Đối với nhà cửa, những hộ nào nhà tường kiên cố thì cho là hộ giàu, những hộ nào nhà lá lụp sụp thì cho là hộ nghèo, đối với đất đai hộ nào có đất nhiều hơn 2 ha thì cho là hộ giàu, từ 1-2 ha thì cho là hộ khá và dưới 1 ha hoặc không có đất sản xuất thì cho là hộ trung bình nghèo, hộ nào gia đình có trang bị máy móc, phương tiện sản xuất đầy đủ, phương tiện đi lại đầy đủ hơn thì cho là hộ khá giàu. Ngược lại hộ thiếu phương tiện sản xuất, phương tiện phục vụđi lại thì cho là hộ nghèo. Tại bảng 4.2 cho thấy tỷ lệ hộ giàu nghèo giữa các điểm khảo sát hoàn toàn khác nhau.

Bảng 4.2 Tỷ lệ các hộ giàu, nghèo tại các vùng khảo sát (năm 2007)

Vùng khảo sát Số hộ % hộ khá, giàu % hộ nghèo Ấp Tà Suôl (Lộc Ninh) 226 33,4 20,3 Ấp Bình Dân (Lộc Ninh) 272 54,1 18,7 Ấp Cai Giảng (Lộc Ninh) 280 14 36,5 Ấp Chòm Cao (Ninh Thạnh Lợi) 294 46,3 19,7 Ấp Ninh Thạnh Tây (Ninh Thạnh Lợi) 322 45 23,5 Ấp Thống Nhất (Ninh Thạnh Lợi) 321 76,3 10 Ấp Vĩnh Bình (Vĩnh Lộc) 270 42,2 11,5 ẤP Vĩnh Thạnh (Vĩnh Lộc) 261 25,6 32,6 Ấp Vĩnh Hoà (Vĩnh Lộc) 211 44,6 15 Ấp Bình Lộc (Vĩnh Lộc A) 218 51 3,6 Ấp Ba Đình (Vĩnh Lộc A) 270 56 1,1 Nguồn:khảo sát PRA năm 2008 và số liệu thống kế của các xã khảo sát

4.1.3 Quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất và xu hướng phát triển của vùng chuyển

đổi

4.1.3.1 Quá trình sử dụng đất và các mô hình sản xuất

Qua khảo sát ta thấy có sự khác biệt về tình hình sử dụng đất đai qua 3 mốc thời gian, được trình bày tại bảng 4.3 cụ thể như sau:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Bảng 4.3 Sự thay đổi về sử dụng đất và các mô hình sản xuất

Địa phương Năm trước chuyển đổi Năm chuyển đổi Hiện tại

trước năm 2000 Sau năm 2000 năm 2007 Xã Lộc Ninh Sản xuất 2 vụ lúa /năm; Sản xuất1 lúa –1tôm, Sản xuất1 lúa –2tôm, 1 vụ lúa mùa/năm, khóm, chuyên tôm quảng canh tôm –cua/cá, tôm vườn tạp quảng canh cải tiến

Xã Vĩnh Lộc Sản xuất 1 vụ lúa/năm; Sản xuất 1lúa –1tôm Hầu hết là 1lúa –2tôm khóm -dừa, vườn tạp tôm –khóm/dừa lúa -tôm/cá

Xã Vĩnh Lộc A Sản xuất 1 vụ lúa/năm; Sản xuất 1lúa –1tôm 1lúa –2tôm, lúa -tôm/cá khóm -dừa, vườn tạp tôm –khóm/dừa chuyên tôm quảng canh Xã Ninh Thạnh Lợi Sản xuất khóm, tràm, Sản xuất chuyên tôm Chuyên tôm, tôm 1 lúa/năm, đất hoang 1lúa -1tôm kết hợp cua/cá và

1lúa –2tôm

Qua kết quả điều tra từ nông hộ cho thấy có một số vùng bà con nông dân tự ý chuyển đổi vào khoảng thời gian từ 1995 -1999; sau đó vào năm 2000 khi có chủ trương chuyển đổi cơ cấu của Chính phủ hầu hết nông hộ đã thực hiện việc chuyển đổi một cách rộng rải. Những mô hình ở các địa phương được khảo sát đa số là sản xuất 1 vụ lúa và đất hoang, có một vài địa phương sản xuất 2 vụ lúa như xã Lộc Ninh và xã Vĩnh Lộc. Riêng đặc điểm của xã Vĩnh Lộc A trước chuyển đổi là khóm - dừa, mô hình này được hình thành rất lâu đời ở nơi đây. Sau khi thực hiện chuyển đổi đồng loạt vào năm 2000 các mô hình sản xuất chủ yếu là lúa –tôm và chuyên tôm. Bước đầu các mô hình này chưa mang lại hiệu quả cao cho nông hộ do những nguyên nhân như thiếu kiến thức, hệ thống kênh

Một phần của tài liệu đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)