Sự phân bố số mẫu phỏng vấn theo địa phương và mô hình canh tác

Một phần của tài liệu đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu (Trang 30 - 32)

e. Tác động của các nguồn lực đầu vào và tác động ngoại vi

3.1 Sự phân bố số mẫu phỏng vấn theo địa phương và mô hình canh tác

Địa phương/mô hình Chuyên tôm Tôm cua/cá Lúa-tôm Tổng

Ninh Thạnh Lợi 40 30 10 80 Vĩnh Lộc - 15 65 80 Vĩnh Lộc A 5 10 25 40 Lộc Ninh 20 20 60 100 Tổng số mẫu 70 75 155 300 3.2PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 3.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp:

Các số liệu thứ cấp cần thu thập bao gồm: về điều kiện tự nhiên, xã hội và sinh thái của vùng chuyển đổi huyện Hồng Dân;

• Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng thủy sản, sản lượng lúa trong những năm 2002-2007.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu nghiên cứu và thực hiện tại huyện Hồng Dân.

• Các chính sách đã ban hành về phát triển sản xuất nông nghiệp và thủy sản và chính sách chuyển đổi sản xuất của địa phương.

• Cơ sở hạ tầng nông thôn.

3.2.2 Số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp bằng cách điều tra phỏng vấn nông hộ cụ thể như sau:

- Sử dụng câu hỏi có cấu trúc để thu thập thông tin đối với hộ nông dân trong vùng nghiên cứu, nội dung câu hỏi bao gồm các nội dung sau đây: Đặc điểm nông hộ (tên, tuổi, giới tính, học vấn, loại hộ, vị trí địa lý). Nguồn lực của hộ (diện tích đất canh tác, diện tích đất vườn, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, lao động, vốn, các loại tài sản để sản xuất ).

- Các yếu tố kỹ thuật trong canh tác (năng suất, sản lượng, tình hình đầu tư vật tư nông nghiệp, mức đầu tư lao động).

- Tình hình nuôi trồng thủy sản (diện tích, năng suất, sản lượng tình hình đầu tư con giống, thức ăn, mức đầu tư lao động, tình hình dịch bệnh…).

- Tín dụng cho sản xuất và kinh doanh dịch vụ (Số vốn vay, thời gian vay, lãi suất…). Thông tin và các dịch vụ khuyến nông trong sản xuất nông nghiệp và khuyến ngư trong nuôi trồng thủy sản.

- Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất ( vềđiều kiện tự nhiên, thị trường, chính sách, kỹ thuật, vốn )

3.2.3 Đánh giá nông thôn có sự tham gia PRA

Công cụ PRA (participatory Rural Appraisal) là một phương pháp hệ thống bán chính quy được tiến hành ở một địa điểm cụ thể bởi một nhóm liên ngành và được thiết kế để thu thập được những thông tin cần thiết và những giả thuyết cho sự phát triển nông thôn. Ở cấp xã và cấp cộng đồng áp dụng phương pháp PRA để chẩn đoán các trở ngại, những tiềm năng xu thế phát triển của vùng sinh thái, sự chấp nhận các hệ thống, mô hình canh tác mới của cộng đồng người dân các địa phương.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Công thương, Phòng Thống Kê, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT và Hội nông dân.

3.2.4 Phương pháp phân tích SWOT

Phương pháp này được thực hiện với mục đích tổng hợp các yếu tố từ bên ngoài và các yếu tố bên trong của đối tượng nghiên cứu từ đó có thể nhìn nhận các vấn đề một cách toàn diện trên nhiều khía cạnh. Kết quả phân tích SWOT có thể sử dụng cho việc lập kế hoạch, chiến lược phát triển, đánh giá giai đoạn đầu và cuối của dự án. Làm cơ sở đề ra các giải pháp và chiến lược cho địa bàn nghiên cứu, bảng 3.2 trình bày ma trận sử dụng mô hình phân tích SWOT

Một phần của tài liệu đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)