Thay đổi về tổng thu nhập và thu nhập từ nông, ngư nghiệ p

Một phần của tài liệu đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu (Trang 60)

3.3.3.1. Đối với nhóm hộ canh tác lúa-tôm

Sự thay đổi về tổng thu nhập từ nông ngư nghiệp đối với nhóm hộ canh tác lúa- tôm được thể hiện cụ thểở hình 4.8 một cách rỏ nét nhất. 0 10 20 30 40 50 60 2002 2003 2004 2005 2006 2007 năm triệu đồng/năm LN VL VLA NTL

* Chú thích:LN là Lộc Ninh; NTL là Ninh Thạnh Lợi, VL là Vĩnh Lộc và VLA là Vĩnh Lộc A

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Hình 4.8 thể hiện tổng thu nhập của nhóm hộ sản xuất lúa-tôm năm 2007 trung bình từ 45 triệu đồng đến 55 triệu đồng/năm /hộ. Tuy nhiên sự phân bố tổng thu nhập này không đồng đều nhau, qua điều tra trực tiếp tại các hộ dân cho thấy số hộ có thu nhập trên 50 triệu đồng/năm chiếm khoảng 14%, số hộ có tổng thu nhập dưới 30 triệu đồng/năm chiếm tỷ lệ cao nhất vào khoảng 38%; cá biệt có hộ tổng thu nhập trên 100 triệu đồng/năm nhưở xã Vĩnh Lộc và Vĩnh Lộc A. Trong đó, chủ yếu là nguồn thu từ nông ngư nghiệp (tôm), một phần còn lại là nguồn thu ngoài nông ngư nghiệp như chăn nuôi, dịch vụ mua bán nhỏ, làm thuê.

Trong đó nguồn thu từ nông ngư nghiệp (tôm,cá) trung bình từ 16 triệu đồng đến 40 triệu đồng/năm/hộ, chiếm từ 71-80% so với tổng thu nhập của nông hộ. Đối với mô hình này thì nguồn thu nhập của nông hộ tương đối ổn định, trong nguồn thu từ nông ngư nghiệp thì tỷ trọng nguồn thu từ cây lúa cao hơn từ con tôm. Qua kết quả tại hình 4.8 cho thấy vào các năm 2003 và 2005 tổng nguồn thu của các nhóm hộ này thấp hơn so với các năm khác, vì lý do trên tôm nuôi có xảy ra dịch bệnh làm tôm chết hàng loạt dẫn đến giảm thu nhập đáng kể cho người dân.

4.3.3.2 Đối với nhóm hộ canh tác chuyên tôm quảng canh cải tiến

Sự thay đổi về tổng thu nhập từ nông ngư nghiệp đối với nhóm hộ canh tác chuyên tôm quảng canh cải tiến được thể hiện cụ thể tại hình 4.9 một cách rỏ nét nhất.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 0 10 20 30 40 50 60 2002 2003 2004 2005 2006 2007 năm triệu đồng/năm LN VL VLA NTL

* Chú thích: LN là Lộc Ninh; NTL là Ninh Thạnh Lợi, VL là Vĩnh Lộc và VLA là Vĩnh Lộc A

Hình 4.9 thể hiện sự thay đổi trong tổng thu nhập của nhóm hộ sản xuất chuyên tôm quảng canh từ

các năm 2002-2007

Hình 4.9 thể hiện tổng thu nhập của nhóm nông hộ sản xuất từ mô hình chuyên tôm quảng canh cải tiến có sự biến động rất lớn, trung bình từ 6 triệu đồng đến 55 triệu đồng/hộ/năm và sự phân bố nguồn thu không đồng đều nhau, theo kết quả điều tra trực tiếp số hộ có thu nhập từ 25-35 triệu đồng/năm chiếm khoảng 35%, số hộ có thu nhập dưới 25 triệu đồng/năm chiếm khoảng 50%.

Đối với mô hình này thì tổng nguồn thu nhập của nông hộ không ổn định, trong đó nguồn thu từ nông ngư nghiệp từ 5-45 triệu đồng/năm. Trong nguồn thu từ nông ngư nghiệp thì tỷ trọng nguồn thu từ con tôm chiếm khoảng 85%. Tuy nhiên qua kết quả điều tra nông hộ cho thấy còn có một số ít hộ có mức tổng thu nhập âm do chi phí đầu tư cho nuôi tôm cao hơn tổng mức thu nhập, trường hợp này rơi vào các năm 2003 và 2005 là khoảng thời gian có dịch bệnh trên tôm chết hàng loạt, dẫn đến thu nhập thấp. Trong số những nông hộ có thu nhập ở mức âm là xã Ninh Thạnh Lợi có số hộ chiếm cao nhất là từ 65% còn lại là số hộ của xã Lộc Ninh chiếm 20%, xã Vĩnh Lộc và xã Vĩnh Lộc A chiếm 15%.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

4.3.3.3 Đối với nhóm hộ canh tác tôm kết hợp cua/cá

Tổng thu nhập của nhóm nông hộ sản xuất từ mô hình này tương đồng với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến, tổng thu nhập trong hộ có sự biến động lớn từ năm 2002 so với năm 2007. Năm 2002 thu nhập từ 8-22 triệu đồng/năm, năm 2007 trung bình từ 48 triệu đồng đến 50 triệu đồng/hộ/năm, cá biệt có địa phương thu nhập lên đến trên 60 triệu đồng/năm như ở xã Ninh Thạnh Lợi. Theo kết quả điều tra cho thấy sự phân bố tổng nguồn thu không đồng đều nhau, số hộ có thu nhập từ 20-30 triệu đồng/năm chiếm khoảng 25%, số hộ có thu nhập dưới 20 triệu đồng/năm chiếm khoảng 55% và thu nhập trên 30 triệu đồng chiếm 20%. Đối với mô hình này tổng nguồn thu của nông hộ không xảy ra âm là do có nguồn thu nhập từ con cua và con cá thể hiện tại hình 4.10.

0 10 20 30 40 50 60 70 2002 2003 2004 2005 2006 2007 năm triệu đồng/năm LN VL VLA NTL

* Chú thích: LN là Lộc Ninh; NTL là Ninh Thạnh Lợi, VL là Vĩnh Lộc và VLA là Vĩnh Lộc A

Hình 4.10 thể hiện sự thay đổi trong tổng thu nhập của nhóm hộ sản xuất tôm kết hợp cua/cá từ các

năm 2002-2007

Theo kết quả điều tra cho thấy, trong tổng nguồn thu từ nhóm hộ này thì nguồn thu từ nông ngư nghiệp trung bình là 3 triệu đồng đến 47 triệu đồng/năm/hộ, chiếm từ 73-78 % so với tổng nguồn thu của nông hộ. Đối với mô hình này thì nguồn thu nhập của nông hộ không ổn định, trong nguồn thu từ nông ngư nghiệp thì tỷ trọng nguồn thu từ con tôm chiếm 85%.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

4.3.3.4 Nhận xét chung

Trong các nhóm nông hộ sản xuất mô hình lúa tôm, chuyên tôm quảng canh cải tiến và tôm kết hợp thì nguồn thu nhập từ nông ngư nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập của nông hộ là từ 80-83%. Tuy nhiên, nguồn thu nhập này có biến động rất lớn giữa các hộ, không đồng nhất với nhau. Trong đó độ biến động lớn nhất là ở hai mô hình tôm quảng canh cải tiến và tôm kết hợp/cua(cá), nguồn thu nhập từ nông ngư nghiệpcũng không ổn định. Đối với loại mô hình chuyên tôm quảng canh cải tiến nguồn thu có hộ ở mức âm, là do trong thu nhập chủ yếu là từ tôm nên khi tôm nuôi bị dịch bệnh chết trắng gây thất thoát, lỗ lã dẩn đến mức thu nhập giảm mạnh.

Trong khi đó nhóm hộ sản xuất lúa-tôm thì tổng thu nhập ổn định hơn và mức độ biến động về thu nhập không lớn giữa các hộ. Qua đó ta thấy mô hình lúa-tôm không phụ thuộc quá nhiều vào con tôm như hai mô tôm quảng canh và tôm kết hợp cua, cá. Vì trong đó thu nhập từ cây lúa chiếm tỷ trọng tương đương so với con tôm.

Như vậy đối với nhóm hộ sản xuất chuyên tôm quảng canh và tôm nuôi kết hợp có nguồn thu nhập từ nông ngư nghiệp không ổn định, có nhiều rủi ro trong sản xuất.

4.3.4 Thay đổi về tiêu dùng và tích lũy 4.3.4.1 Đối với nhóm hộ canh tác lúa-tôm 4.3.4.1 Đối với nhóm hộ canh tác lúa-tôm

Hình 4.11 cho thấy đối với nhóm nông hộ sản xuất mô hình lúa-tôm mức tiêu dùng năm 2007 cao hơn so với năm 2002. Theo số liệu điều tra mức tiêu dùng năm 2002 trung bình từ 18-25 triệu đồng/năm, đến năm 2007 mức tiêu dùng lên đến 48 triệu đồng/năm, theo kết quả điều tra cho thấy, trong đó chi cho ăn uống của gia đình chiếm từ 45-55%, phần còn lại chi tiêu cho mua sắm, đám tiệc, học hành con cái. Trong đó các xã Vĩnh Lộc, Vĩnh Lộc A có mức tiêu dùng cao hơn so với hai xã Lộc Ninh và Ninh Thạnh Lợi.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 0 10 20 30 40 50 60 2002 2003 2004 2005 2006 2007 năm triệu đồng/năm LN VL VLA NTL

* Chú thích: LN là Lộc Ninh; NTL là Ninh Thạnh Lợi, VL là Vĩnh Lộc và VLA là Vĩnh Lộc A

Hình 4.11 thể hiện sự thay đổi trong tiêu dùng của nhóm hộ sản xuất lúa- tôm từ các năm 2002-2007 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua kết quả điều tra cho thấy đa số hộ nông dân trong nhóm hộ sản xuất lúa-tôm có sự tích lũy cao trung bình từ 7-12 triệu đồng/năm (chiếm 50%), cụ thểở hai xã Lộc Ninh và xã Vĩnh Lộc, tuy nhiên vẩn có số hộ tích lũy ở mức âm (chiếm 3%) do nhu cầu chi tiêu cao hơn nguồn thu nhập, như xã Ninh Thạnh Lợi và Vĩnh Lộc A.

4.3.4.2 Đối với nhóm hộ canh tác chuyên tôm quảng canh cải tiến

Hình 4.12 cho thấy đối với nhóm nông hộ sản xuất mô hình chuyên tôm mức tiêu dùng năm 2007 cao hơn so với năm 2002. Theo số liệu điều tra mức tiêu dùng năm 2002 trung bình từ 17-20 triệu đồng/năm, đến năm 2007 mức tiêu dùng 40-50 triệu đồng/năm, trong đó chi cho ăn uống của gia đình chiếm từ 45-55%, phần còn lại chi tiêu cho mua sắm, đám tiệc, học hành con cái.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 0 10 20 30 40 50 60 2002 2003 2004 2005 2006 2007 năm triệu đồng/năm LN VL VLA NTL

* Chú thích: LN là Lộc Ninh; NTL là Ninh Thạnh Lợi, VL là Vĩnh Lộc và VLA là Vĩnh Lộc A

Hình 4.12 thể hiện sự thay đổi trong tiêu dùng của nhóm hộ sản xuất tôm quảng canh cải tiến từ các

năm 2002-2007

Theo kết quảđiều tra cho thấy, đa số hộ nông dân trong nhóm hộ sản xuất chuyên tôm có sự tích lũy không cao trung bình từ 2-10 triệu đồng/năm (chiếm 47%), chủ yếu ở xã Lộc Ninh và Vĩnh Lộc, tuy nhiên vẩn có số hộ tích lũy ở mức âm (chiếm 10%) do nhu cầu chi tiêu cao hơn nguồn thu như xã Ninh Thạnh Lợi và Vĩnh Lộc A.

4.3.4.3 Đối với nhóm hộ canh tác tôm kết hợp cua/cá

Xem hình 4.13 cho thấy đối với nhóm nông hộ sản xuất mô hình tôm kết hợp mức tiêu dùng năm 2007 cao hơn so với năm 2002. Theo số liệu điều tra mức tiêu dùng năm 2002 trung bình từ 17-20 triệu đồng/năm, đến năm 2007 mức tiêu dùng 35 -48 triệu đồng/năm, trong đó chi cho ăn uống của gia đình chiếm từ 42-56%, phần còn lại chi tiêu cho mua sắm, đám tiệc, học hành con cái.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 2002 2003 2004 2005 2006 2007 năm triệu đồng/năm LN VL VLA NTL

* Chú thích: LN là Lộc Ninh; NTL là Ninh Thạnh Lợi, VL là Vĩnh Lộc và VLA là Vĩnh Lộc A

Hình 4.13 thể hiện sự thay đổi trong tiêu dùng của nhóm hộ sản xuất tôm kết hợp cua/cá từ các năm 2002-2007

Theo kết quả điều tra trực tiếp từ nông hộ cho thấy đa số hộ nông dân trong vùng này có sự tích lũy cao từ 6-15 triệu đồng/năm (chiếm 40%), chủ yếu ở xã Lộc Ninh và Vĩnh Lộc, tuy nhiên vẫn có số hộ tích lũy ở mức âm (chiếm 10%) do nhu cầu chi tiêu cao hơn nguồn thu như xã Ninh Thạnh Lợi và Vĩnh Lộc A.

4.3.4.4 Nhận xét chung

Hình 4.13 cho thấy sự phân hóa về thu nhập và nhu cầu tối thiểu về chi tiêu trong sinh hoạt và tiêu dùng dẫn đến sự phân hóa về tích lũy. Ở nhóm hộ sản xuất canh tác tôm quảng canh cải tiến có chỉ số tích lũy ở khoảng cách rất xa nhau và rất cực trị. Bởi vì có những năm trúng mùa nguồn thu nhập của nông hộ rất cao, có hộ thu nhập trên 50 triệu đồng/vụ và tỷ lệ tích lũy so với thu nhập từ 50-60%. Ngược lại ở nhóm hộ sản xuất mô hình quảng canh cải tiến có những năm thất mùa phải chịu tích lũy âm lớn hơn. Nghĩa là phải sử dụng cả vốn vay hoặc vốn dự trữ từ những năm trước. Ở nhóm hộ vùng sản xuất

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu lúa-tôm có khoảng tích lũy ngắn hơn và cân bằng hơn so với những hộ sản xuất chuyên tôm quảng canh cải tiến.

Trong cơ cấu tiêu dùng, phần lớn là phục vụ cho nhu cầu lương thực thực phẩm từ 40- 60%. Trong các loại nhu cầu chính yếu như ăn mặc, đi lại, học hành, giải trí, sinh hoạt ngoài ra chi phí mua sắm, giao tế hầu hết ở các vùng sản xuất kể cả lúa-tôm, tôm chuyên canh, tôm kết hợp đều cao, phần chi phí khác còn lại không đáng kể. Lý do là do tập quán phong tục truyền thống của người bản địa và là đặc trưng của vùng Đồng bằng sông cửu long. Mặt khác cũng nói lên sự thiếu đồng bộ trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phúc lợi xã hội của các địa phương.

4.3.5 Phân tích khung sinh kế nông hộ tại các điểm khảo sát 4.3.5.1 Phân tích về khía cạnh các yếu tố dễ bị tôn thương 4.3.5.1 Phân tích về khía cạnh các yếu tố dễ bị tôn thương

Yếu tố tác động ngoại cảnh là ảnh hưởng môi trường bên ngoài mà con người sinh sống. Hoạt động sống của nông hộ mà rộng hơn là các vốn sống của nông hộ bịảnh hưởng bởi các xu hướng quan trọng củng như các rủi ro đột phá ( cú sốc) và những yếu tố thời vụ.

a. Phân tích xu hướng:

Xu hướng về nguồn tài nguyên thiên nhiên:

Hầu hết ở các vùng khảo sát, nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên về mặt tự nhiên đất đai vừa phù hợp cho trồng lúa, nuôi tôm nếu tuân thủđúng quy trình kỹ thuật, làm đúng lịch thời vụ. Nếu vụ lúa thìcần phải rửa mặn, xổ phèn tranh thủ những cơn mưa để lấy nước mưa kết hợp với nước ngọt trên sông bơm vào để lắp lại vụ lúa. Đến vụ nuôi tôm thì phải cải tạo vệ sinh đồng ruộng và đưa nước mặn vào nuôi các loài thủy sản như tôm, cua, cá. Tuy nhiên vùng này còn có những khó khăn hạn chế nhất định như yếu tố môi trường nước luôn biến động, đất đai mới khai phá nên phèn mặn còn cao, mức độ nhiễm phèn từ nhẹđến nặng. Đây là những yếu tố làm hạn chế và có ảnh hưởng trực tiếp đến nuôi tôm và trồng lúa của nông hộ. Đặc biệt là các ấp Cai giảng ( xã Lộc Ninh); Bình Lộc ( xã Vĩnh Lộc A); Ấp Ninh Thạnh Tây (xã Ninh Thạnh Lợi); đây là những vùng có thể xem là rốn phèn của khu vực cánh đồng Chó Ngáp trước đây, vấn đề cải tạo đồng ruộng gặp nhiều khó khăn nhất định. Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên tương đối phù hợp với một số loài thủy sản khác như cá phi, cá đồng sinh sống tự nhiên trong ruộng tôm nhiều, từđó đã tạo

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

được nguồn thu đáng kể cho nhân dân. Dần theo thời gian sau này do sự khắc nghiệt của thiên nhiên, sự hủy hoại môi trường sinh thái nên lượng cá ngày càng giảm so với những năm vừa mới thực hiện chuyển đổi.

Xu hướng về kinh tế:

Qua kết quảđiều tra theo hình thức PRA từ các đồng chí lãnh đạo cấp huyện, xã và các ấp trong vùng khảo sát nghiên cứu, trong các năm qua vấn đề về tăng trưởng kinh tế của nông hộ có xu hướng tăng lên đáng kể. Được sựđầu tư vay vốn của ngân hàng nông dân mạnh dạng đầu tư vào sản xuất ngày càng quy mô lớn hơn. Sự phát triển kinh tế của tỉnh, huyện kéo theo sự phát triển của các xã trong vùng chuyển đổi của huyện Hồng Dân, tạo

Một phần của tài liệu đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu (Trang 60)