Quá trình sử dụng đất và các mô hình sản xuất

Một phần của tài liệu đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu (Trang 38 - 40)

Qua khảo sát ta thấy có sự khác biệt về tình hình sử dụng đất đai qua 3 mốc thời gian, được trình bày tại bảng 4.3 cụ thể như sau:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Bảng 4.3 Sự thay đổi về sử dụng đất và các mô hình sản xuất

Địa phương Năm trước chuyển đổi Năm chuyển đổi Hiện tại

trước năm 2000 Sau năm 2000 năm 2007 Xã Lộc Ninh Sản xuất 2 vụ lúa /năm; Sản xuất1 lúa –1tôm, Sản xuất1 lúa –2tôm, 1 vụ lúa mùa/năm, khóm, chuyên tôm quảng canh tôm –cua/cá, tôm vườn tạp quảng canh cải tiến

Xã Vĩnh Lộc Sản xuất 1 vụ lúa/năm; Sản xuất 1lúa –1tôm Hầu hết là 1lúa –2tôm khóm -dừa, vườn tạp tôm –khóm/dừa lúa -tôm/cá

Xã Vĩnh Lộc A Sản xuất 1 vụ lúa/năm; Sản xuất 1lúa –1tôm 1lúa –2tôm, lúa -tôm/cá khóm -dừa, vườn tạp tôm –khóm/dừa chuyên tôm quảng canh Xã Ninh Thạnh Lợi Sản xuất khóm, tràm, Sản xuất chuyên tôm Chuyên tôm, tôm 1 lúa/năm, đất hoang 1lúa -1tôm kết hợp cua/cá và

1lúa –2tôm

Qua kết quả điều tra từ nông hộ cho thấy có một số vùng bà con nông dân tự ý chuyển đổi vào khoảng thời gian từ 1995 -1999; sau đó vào năm 2000 khi có chủ trương chuyển đổi cơ cấu của Chính phủ hầu hết nông hộ đã thực hiện việc chuyển đổi một cách rộng rải. Những mô hình ở các địa phương được khảo sát đa số là sản xuất 1 vụ lúa và đất hoang, có một vài địa phương sản xuất 2 vụ lúa như xã Lộc Ninh và xã Vĩnh Lộc. Riêng đặc điểm của xã Vĩnh Lộc A trước chuyển đổi là khóm - dừa, mô hình này được hình thành rất lâu đời ở nơi đây. Sau khi thực hiện chuyển đổi đồng loạt vào năm 2000 các mô hình sản xuất chủ yếu là lúa –tôm và chuyên tôm. Bước đầu các mô hình này chưa mang lại hiệu quả cao cho nông hộ do những nguyên nhân như thiếu kiến thức, hệ thống kênh mương chưa thuận lợi, dịch bệnh trên tôm bắt đầu xảy ra rãi rác, đối với cây lúa vào những năm 2000 -2003 do thời tiết khô hạn kéo dài nên lúa chết trên diện rộng gây thất thu cho nông dân. Nhiều hộ nông dân nuôi tôm lâu đời ở những vùng này cho biết là khi

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu mới sản xuất bằng những mô hình chuyển đổi thì họ thành công, khi về sau này thì hiệu quả mang lại không cao gây ra lỗ lả. Hiện nay các mô hình được các nông hộ thực hiện sản xuất chiếm phần lớn là lúa –tôm, chuyên tôm , tôm –cua/cá được duy trì nhưng còn nhiều rủi ro.

Mặt dù vậy nhưng khi được phỏng vấn thì người nông dân vẫn chấp nhận rủi ro để sản xuất, đặc biệt là độ rủi ro xảy ra lớn đối với mô hình chuyên tôm và tôm –cua/cá và đây cũng là xu hướng của những hộ khá giàu. Đối với mô hình lúa –tôm thì được nhân rộng trong các hộ có kinh tế gia đình trung bình ưa chuộng hơn, sự chuyển đổi sang sản xuất mô hình chuyên tôm, lúa –tôm làm giảm đi sự đa dạng trong canh tác. Điều này cho thấy xu hướng sự mất đa dạng trong sản xuất của nông dân vùng chuyển đổi, ngày càng có xu hướng chuyên tôm và khi tôm thất rủi ro xảy ra nhiều hơn.

Một phần của tài liệu đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)