Sự thay đổi về đất đai trong nhóm hộ lúa –tôm năm 2002 so

Một phần của tài liệu đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu (Trang 51 - 53)

e. Tác động của các nguồn lực đầu vào và tác động ngoại vi

4.8 Sự thay đổi về đất đai trong nhóm hộ lúa –tôm năm 2002 so

Sự thay đổi về tài nguyên đất của nhóm hộ sản xuất lúa-tôm được trình bày ở bảng 4.8 cụ thể như sau:

Địa phương/ Xã Lộc Ninh Xã Ninh Thạnh Lợi Xã Vĩnh Lộc Xã Vĩnh Lộc A

thời gian

Năm 2002 1,7-2,15 2,1-3,0 2,0-2,4 2,1-2,5 Năm 2007 1,2-1, 5 1,4-2,2 1,5-1,8 1,5-2,1

Bảng 4.8 kết quả cho thấy diện tích đất bình quân trên nông hộ vào năm 2002 cao hơn diện tích trung bình năm 2007 một cách đáng kể. Cụ thể có những địa phương năm 2002 diện tích đất từ 1,7-3,0 thì đến năm 2007 số diện tích trên giảm trung bình là 1,2-2,2 ha/hộ. Sự thay đổi này là do đất được chia phần cho con cái khi ra ở riêng, bên cạnh đó có một số hộ do làm ăn thua lổ phải đi sang bán đất, ngoài ra con do cơ chế vượt hạn điền nên mỗi hộ không quá 3 ha/hộ.

Chỉ số sử dụng đất đai của nông hộ không cao, trung bình mỗi hộ sử dụng 1,5ha/hộ, cụ thể như tỷ lệ hộ có diện tích đất sản xuất từ 0,5ha-1 ha chiếm 39,06%, tỷ lệ hộ có diện tích đất từ 1-2ha chiếm 36,36% và tỷ lệ hộ có diện tích đất trên 2 ha là 24,58% chủ yếu ở xã Ninh Thạnh Lợi và xã Vĩnh Lộc A. Trung bình mỗi nhân khẩu sử dụng 0,35 ha đất.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

4.3.1.2 Đối với nhóm hộ canh tác chuyên tôm quảng canh cải tiến

Sự thay đổi về nguồn lao động đối với nhóm hộ chuyên tôm quảng canh cải tiến có sự khác biệt so với nhóm hộ lúa tôm, cụ thể ở hình 4.2 cho thấy số lao động trung bình ở nhóm hộ chuyên tôm cao hơn ở nhóm hộ lúa-tôm.

0 1 2 3 4 5 6 7 người/hộ LN NTL VL VLA 2002 2007

* Chú thích: LN là Lộc Ninh; NTL là Ninh Thạnh Lợi, VL là Vĩnh Lộc và VLA là Vĩnh Lộc A

Hình 4.2 Sự thay đổi về nguồn lao động đối với nhóm hộ sản xuất chuyên tôm quảng canh năm 2002 so với năm 2007

Đây là nhóm hộ có diện tích sản xuất chiếm tỷ lệ thấp nhất so với các nhóm sản xuất khác chỉ có 270 ha. Nhóm hộ này cũng có sự thay đổi về nguồn lao động từ năm 2002 so với năm 2007, năm 2002 xem hình 4.2 cho thấy trung bình từ 4-7 người/hộ, năm 2007 còn 3- 5 người/hộ. Do đó trong sử dụng nguồn lực lao động và tài nguyên đất có khác biệt với mô hình lúa-tôm, như số nhân khẩu trung bình trên hộ là từ 5-6 người , cao hơn số nhân khẩu trung bình đối với những vùng lúa-tôm là 3-5 người/hộ. Theo kết quả điều tra cgo thấy trình độ văn hóa của các chủ hộ ở vùng này cũng thấp, tỷ lệ số chủ hộ có trình độ dưới lớp 5 chiếm 45%.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu (Trang 51 - 53)