MỤC LỤC
Chổ ở riêng: Ấp Bà Hiên, thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.
Sau khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bến Tre từ năm 2000 –2003 diện tích lúa chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản hơn 300 ha, có 2.300 ha đất trồng 1 vụ lúa trên vùng mặn đã chuyển đổi toàn bộ sang nuôi tôm. Theo Trần Thanh Bé (2000) báo cáo kết quả dự án đánh giá tính bền vững hệ thống canh tác lúa – tôm dùng nước lợ ĐBSCL từ năm 1997 đến năm 2000 đưa ra nhận định là từ thập niên 90 hệ thống canh tác lúa – tôm là hệ thống canh tác mới được hình thành với lợi nhuận hấp dẫn, phát triển nhanh chóng từ Bạc Liêu, Sóc Trăng rồi lan sang các tỉnh khác của ĐBSCL. Mục tiêu chung của việc bố trí sử dụng đất đai ở Cà mau là chuyển từ hệ thống canh tác ít bền vững là chuyên tôm hoặc tôm quãng canh sang lúa-tôm, nhưng cũng cần chú ý đến tính khả thi và hiệu quả của hệ thống, do đó cần lưu ý phải có thời gian chuyển đổi chuyên tôm sang lúa-tôm, như vậy hệ thống thuỷ lợi phải đảm bảo hiệu quả sản xuất trong giai đoạn quá độ chuyển đổi.
Cơ cấu kinh tế vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) mang tính thuần nông, tuy nhiên trong nững năm gần đây kinh tế ĐBSCL có những bước khởi sắc đáng kể, đã có sự dịch chuyển theo hướng tích cực, đó là cơ cấu nông nghiệp ngày một giảm dần và cơ cấu công nghiệp, dịch vụ thương mại ngày một tăng dần. Do vùng này gồm các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long..và thành phố Cần Thơ là trung tâm phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long Trước khi chuyển đổi nguồn thu nhập của nông dân vùng chuyển đổi tỉnh Cà Mau chủ yếu là từ sản xuất cây lúa, cá đồng và chăn nuôi. Những nông dân là cán bộ ấp/xã hay thành viên tích cực của các hội, Đoàn thường sản xuất thành công hơn các hộ khác, do họ có điều kiện tiếp nhận nhiều thông tin, kiến thức mới trong các hoạt động khuyến nông khuyến ngư và các dịch vụ hỗ trợ khác đều nhằm vào các đối tượng này.
Đất đai tại Bạc Liêu phần lớn là đất chua phèn, mặn nguồn nước ngọt không ổn định nên năng suất lúa thấp ở vùng phía Bắc quốc lộ IA thuộc các huyện Giá Rai, Hồng Dân và Phước Long và một phần thuộc huyện Vĩnh Lợi, thị xã Bạc Liêu đã được chuyển sang nuôi tôm và kết hợp trồng lúa (Lê Xuân Thuyên và ctv 2004). Xu hướng kỹ thuật các cơ quan khuyến nông khuyến ngư ở địa phương có nhiều hỗ trợ về tập huấn nuôi tôm, trồng lúa và các biện pháp quản lý trong canh tác cho nông dân trong vùng chuyển đổi, trình độ canh tác của nông dân có xu hướng ngày càng được cải thiện.
Vốn xã hội: Thể hiện mạng lưới giao tiếp, thành viên của các tổ chức các quan hệ tin cậy phần lớn các hộ nông dân vùng này đều có thành viên trong gia đình là thành viên của các hội nông dân, hội Cựu chiến binh, hội phụ nữ và Đoàn thanh niên. Những nông dân là thành viên của các hộ này trong sản xuất tỷ lệ thành công cao hơn những nông hộ ngoài các tổ chức hội. Vì họ được tiếp nhận nhiều thông tin và kinh nghiệm cũng như các hoạt động khuyến nông, câu lạc bộ sản xuất các dịch vụ hỗ trợ khác nhằm vào đối tượng này (Nguyễn Duy Cần 2006).
Vốn tài chính: Theo kết quả đánh giá từ năm 2003 – 2005 nguồn thu nhập quan trọng của mỗi nhóm hộ trung bình và khá giàu nhờ vào nuôi tôm. Đặc biệt nhóm hộ nghèo thường bị lỗ trong nuôi tôm, năm 2005 nhóm hộ khá giàu có thu nhập cao nhất từ nuôi tôm là 32 triệu đồng/ năm, trong khi đó nhóm hộ nghèo có thu nhập cao từ làm thuê là 8 triệu đồng/ năm, từ trồng lúa từ 8 triệu đồng / năm và sau đó là nuôi tôm. Vốn vật chất: Bao gồm các cơ sở hạ tầng và các phương tiện sản xuất nông hộ sử dụng để đạt được mục tiêu trong sản xuất của họ.
Điều này có thể do sự phát triển nhựa hóa nông thôn và thu nhập của nông dân khá hơn, nên họ mua xe gắn máy phục vụ đi lại thay thế cho xuồng máy xuồng chèo. Qua kết quả điều tra năm 2005 cho thấy tỷ lệ hộ khá giàu và trung bình tiếp cận các phương tiện vật chất nhiều hơn các nhóm nghèo (Nguyễn Duy Cần 2006).
Chọn mẫu khảo sát dựa vào diện tích trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là dựa vào các mô hình canh tác hiện hửu tại các địa phương trong vùng chuyển đổi. Cụ thể là ở xã Ninh Thạnh Lợi nơi có mô hình sản xuất chuyên tôm và tôm kết hợp lớn nên chọn phỏng vấn 80 hộ, trong đó sản xuất theo mô hình lúa-tôm 10 hộ, chuyên tôm 40 hộ, tôm-cua/cá 30 hộ; ở xã Vĩnh Lộc có diện tích lúa tôm lớn nhưng không có mô hình chuyên tôm nên chọn 80 hộ nông dân, trong đó sản xuất mô hình lúa-tôm là 65 hộ và tôm kết hợp 15 hộ; xã Vĩnh Lộc A chọn 40 hộ nông dân sản xuất lúa-tôm; chuyên tôm và tôm- cua/cá; xã Lộc Ninh là vùng đại diện cho các mô hình sản xuất, tuy nhiên diện tích lúa tôm nơi đây cũng rất lớn nên chọn 100 hộ nông dân, trong đó sản xuất lúa-tôm 60 hộ, chuyên tôm 20 hộ và tôm-cua/cá 20 hộ để phỏng vấn. - Sử dụng câu hỏi có cấu trúc để thu thập thông tin đối với hộ nông dân trong vùng nghiên cứu, nội dung câu hỏi bao gồm các nội dung sau đây: Đặc điểm nông hộ (tên, tuổi, giới tính, học vấn, loại hộ, vị trí địa lý).
Công cụ PRA (participatory Rural Appraisal) là một phương pháp hệ thống bán chính quy được tiến hành ở một địa điểm cụ thể bởi một nhóm liên ngành và được thiết kế để thu thập được những thông tin cần thiết và những giả thuyết cho sự phát triển nông thôn. Ở cấp xã và cấp cộng đồng áp dụng phương pháp PRA để chẩn đoán các trở ngại, những tiềm năng xu thế phát triển của vùng sinh thái, sự chấp nhận các hệ thống, mô hình canh tác mới của cộng đồng người dân các địa phương. Phương pháp này được thực hiện với mục đích tổng hợp các yếu tố từ bên ngoài và các yếu tố bên trong của đối tượng nghiên cứu từ đó có thể nhìn nhận các vấn đề một cách toàn diện trên nhiều khía cạnh.
Để phân tích sinh kế nông dân, ngoài việc sử dụng phương pháp điều tra trực tiếp bằng phiếu, hai công cụ chính là phương pháp PRA và mô hình SWOT cũng được sử dụng nhằm tổng hợp các yếu tố từ bên ngoài, các yếu tố từ bên trong của đối tượng nghiên cứu, từ đó nhìn nhận các vấn đề một cách toàn diện qua các khía cạnh mà có thể ảnh hưởng. Vốn nhân lực: thể hiện các kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức khoẻ mà sự kết hợp các yếu tố này có thể làm cho nông hộ theo đuổi các mưu sinh và đạt mục tiêu mưu sinh của họ khác nhau.