1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định

61 1,3K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 681,5 KB

Nội dung

Việt Nam là một nước nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp, nhất là ngành chăn nuôi có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Đặc biệt đối với nông dân, ngành chăn nuôi đã góp phần rất lớn cho phát

Trang 1

MỞ ĐẦU1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam là một nước nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp, nhất là ngànhchăn nuôi có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Đặc biệt đối với nông dân,ngành chăn nuôi đã góp phần rất lớn cho phát triển kinh tế hộ gia đình như: Tăngthu nhập, tạo việc làm, hỗ trợ cho ngành trồng trọt…

Trước tình hình chăn nuôi gặp nhiều khó khăn như hiện nay, người dân đãkhông ngừng mở ra nhiều mô hình chăn nuôi mới nhằm giải quyết khó khăn chokinh tế gia đình đồng thời góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển Trongđó, nuôi heo rừng cũng là một trong những mô hình chăn nuôi mới Nghề nuôiheo rừng đang rộ lên ở một số trang trại trên địa bàn cả nước, bước đầu mang lạihiệu quả cao Với chi phí đầu tư trung bình, không tốn nhiều công chăm sóc, đâycó thể là hướng đi mới cho nông dân.

Thịt của heo rừng có giá trị kinh tế gấp nhiều lần so với thịt heo nhà Hiệnnay, thịt heo rừng được xem là đặc sản, rất được mọi người ưa chuộng vì thịt heorừng săn chắc nhờ vận động liên tục Heo rừng có thể hấp thụ những chất bổdưỡng từ nguồn thức ăn là cây cỏ tự nhiên nên thịt heo rừng nhiều nạc nhưng rấtmềm, rất ít mỡ, lớp da dày nhưng rất giòn, không cứng như thịt heo nhà Thịtheo rừng rất ngọt, thơm, hàm lượng cholesteron thấp, người tiêu dùng rất ưachuộng nên không chỉ ở Việt Nam mà nhu cầu xuất khẩu đi các thị trường lớntrên thế giới cũng rất lớn.

Việc nghiên cứu, phân tích thực trạng, có căn cứ khoa học để định hướngvà đưa ra giải pháp cho hộ chăn nuôi heo rừng để giải quyết những vấn đề mà họđang gặp khó khăn có ý nghĩa thiết thực Đây là vấn đề thời sự đang được xã hộiquan tâm

Trang 2

Xuất phát từ những lí do trên và được sự đồng ý của khoa Sinh-KTNN

trường đại học Quy Nhơn, tôi tiến hành làm đề tài: “Tìm hiểu và đánh giá hiệu

quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định” nhằm khảo sát thực

trạng và đánh giá về hiệu quả kinh tế của mô hình chăn nuôi heo rừng trên địabàn tỉnh Bình Định.

2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Khảo sát thực trạng, đánh giá hiệu quả kinh tế loại hình chăn nuôi heorừng trên địa bàn tỉnh Bình Định Phân tích những thuận lợi và khó khăn, nhữngvấn đề đặt ra với loại hình chăn nuôi heo rừng và tìm ra phương pháp phù hợptrong chăn nuôi heo rừng Trên cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm nâng caohiệu quả chăn nuôi heo rừng trên địa bàn tỉnh, phù hợp với điều kiện thực tế củađịa phương.

Ngoài ra, các kết quả của đề tài còn góp phần hệ thống hóa lý luận và thựctiễn về hiệu quả chăn nuôi heo rừng.

3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI3.1 Ý nghĩa khoa học

Cung cấp thêm dữ liệu về tình hình chăn nuôi heo rừng trên địa bàn tỉnhBình Định, giúp làm tài liệu cho việc nghiên cứu tiếp theo.

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Giúp cho nhân dân trong tỉnh nắm được một số đặc điểm sinh học cơ bảncủa heo rừng và quy trình nuôi một cách có khoa học nhằm nâng cao hiệu quảcủa việc chăn nuôi heo rừng.

Trang 3

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA HEO RỪNG

Theo phân loại động vật thì heo rừng thuộc giới động vật (Animalia),ngành dây sống (Chordata), phân ngành có xương sống (Vertebrata), nhómđộng vật có hàm (Gnathosomata), lớp có vú (Mamalia), phân lớp thú cao haythú có nhau (Eutheria), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), họ heo (Sus), loài heo rừng(Sus Scrofa).

1.1.1 Nguồn gốc heo rừng

Heo rừng bắt nguồn từ Châu Âu, Châu Á và Bắc Phi Tuy nhiên theo châncon người, nay đã có mặt nhiều nơi trên thế giới Heo rừng sống chủ yếu vùngnúi, ẩm ướt

Heo rừng là giống heo hoang dã đang được thuần hóa ở Thái Lan, ViệtNam Heo rừng, thường có hai nhóm giống: Nhóm giống mặt dài và nhómgiống mặt ngắn

Heo rừng hay còn được gọi là lợn lòi có thể được coi là tổ tiên của heonhà

1.1.2 Đặc điểm sinh học của heo rừng1.1.2.1 Hình thái

Heo rừng có dáng thon, cao khoảng 65 - 70 cm, một số giống heo rừngChâu âu có thể cao tới eo người (90 – 120 cm) Thân hình chắc khỏe, mìnhmỏng Phần vai trước thường cao hơn chân sau làm cho hình dạng của heo rừngvai cao mông thấp Mông, bụng gọn, đuôi dài không bao giờ cong uốn lại nhưheo nhà và luôn ve vẩy Hai vai và bên trên của 2 chân phía trước đều có u hoặc

Trang 4

tấm mỡ sụn lồi ra thành chai cứng Độ lớn và dày của u chai cứng hoặc tấm mỡsụn này tăng theo tuổi (3 - 5 cm) Mặt heo rừng dài, mõm nhọn, tai nhỏ dựngđứng ép sát đầu Mắt to, lồi, màu đen, híp phần cuối đuôi mắt, tia nhìn dữ tợn.Mũi heo rừng mềm nhưng mạnh khỏe phù hợp với phương thức kiếm ăn trongcuộc sống hoang dã của chúng là đào bới đất, dũi mô đất mới để đào củ, gốc cây,các côn trùng

Răng nanh là đặc điểm nổi bật của heo rừng Răng nanh mọc dài ra khỏimõm khi heo 2- 4 năm tuổi Heo rừng có 4 răng nanh dài, mỗi bên mọc 2 cái,mỗi cái mọc ở 1/4 hàm Mỗi răng nanh dài trung bình khoảng 10 - 12 cm, thậmchí có con sở hữu bộ răng nanh cong, to, dài tới 22,8 cm.

Heo rừng là động vật ăn tạp nên ngoài đặc điểm răng nanh phát triển đặcbiệt trên thì heo rừng cũng giống như các động vật nuôi con bằng sữa khác về sựkhông phát triển lắm của hệ thống răng, heo rừng có 44 răng Răng cửa phía hàmdưới dài, hẹp và chìa thẳng ra phía trước để làm nhiệm vụ như cái xẻng Rănghàm trong, răng cấm mọc trong cùng có cỡ rất lớn bằng với răng hàm cái thứnhất và thứ 2 cộng lại Cấu tạo của xương mặt và xương hộp sọ làm heo rừng cóhàm mõm dài, phần này thường chiếm 75% đầu lâu sọ.

Lông của heo rừng là kiểu lông nhám, cứng Lỗ chân lông ở trên lớp datạo thành búi, mỗi búi có 3 lỗ, mỗi lỗ có 1 sợi lông dài Trên sống lưng heo rừngtừ trán cho đến sát đuôi có mào lông (bờm), mỗi sợi lông dài khoảng 6 - 15 cm.Phần mào lông này bình thường đã mọc dựng đứng hơn các phần khác nhưng sẽdựng đứng đặc biệt khi heo rừng nghe tiếng âm thanh lạ hoặc ngửi thấy mùi củakẻ thù (heo nhà không có lông mào) Mào lông hay bờm lông này có màu đenđậm hơn các vùng khác trên cơ thể.

Trang 5

Riêng heo rừng con trong 4 tháng đầu tiên có bộ lông sọc dưa rất đẹp đượctạo bởi những đường vằn màu nâu vàng lẫn trắng chạy dài theo thân mình hoặcmàu nâu nhạt hoặc đỏ nhạt chạy trên nền lông đen tùy giống Bộ lông này giúpheo con ngụy trang để giấu mình và đánh lạc hướng kẻ thù trong môi trườngtranh tối tranh sáng trong rừng.

Trong khoảng 2 - 6 tháng, các sọc dưa nhạt màu dần và ở 1 năm tuổi,chúng có bộ lông chính thức mang màu đặc trưng của giống ổn định cho đến khichết.

1.1.2.2 Khả năng sinh trưởng

Heo rừng sinh trưởng chậm và đạt kích thước tối đa tùy theo từng giống,môi trường và tuổi Heo rừng châu Âu thường có tầm vóc to lớn hơn nhiều sovới heo rừng châu Á Trong khi heo rừng châu Á chỉ có thể cao 65 - 70 cm, dài120 - 140 cm, nặng 70 - 150 kg thì heo rừng châu Âu có thể cao tới 90 - 100 cm,dài 150 - 160 cm, nặng tới 200 - 350 kg Con đực thường to lớn hơn con cáikhoảng từ 20 - 30 kg Heo sơ sinh rất bé nhỏ, nặng 0,2 - 0,5 kg, dài 15 - 21 cm.

Tuổi cai sữa: 55 - 60 ngày; khối lượng heo con khi cai sữa là 4 - 5 kg/con:Tuổi giết thịt có thể tính từ 6 tháng tuổi Khối lượng xuất chuồng thường daođộng từ 25 - 50 kg tùy theo nhu cầu của thị trường.

Tốc độ sinh trưởng (đối với heo rừng đã và đang nuôi tại Thái Lan và ViệtNam) chậm (trung bình chỉ khoảng 0,13 - 0,2 kg/ngày).

Tuổi thọ sinh lý của heo rừng kéo dài từ 15 - 25 năm.

Trang 6

6 Thời gian động dục 2-3 ngày (đối với nái tơ)3-4 ngày (đối với nại rạ)

(Nguồn : Viện chăn nuôi)

1.1.3 Tập tính

Heo rừng có nhiều kiểu vận động (bơi, chạy, nhảy, quỳ, bò, ) và phát rađược khoảng 10 loại âm thanh để liên lạc trong đàn Chúng thường sống quây tụthành bầy đàn với quy mô 5 - 20 con, cũng có lúc hợp nhóm thành bầy lớn 50 -80 con Heo đực trưởng thành thường tách đàn sống đơn lẻ và chỉ nhập đàn vàomùa giao phối (tháng 12 - tháng 1) Trước khi sinh con, heo mẹ đào hố trên mặtđất và lót ổ, ngụy trang bằng các loại cây, cỏ mềm Heo mẹ đẻ và nuôi con rấtkhéo trong suốt 3 - 4 tháng sau sinh Mỗi heo con sẽ chiếm lĩnh bất di bất dịchmột núm vú cho đến khi cai sữa Heo rừng có linh cảm tốt và rất khôn khéo nétránh các nguy hiểm Nếu khu vực chúng sống có nhiều thức ăn thì chúng chỉloanh quanh trong lãnh thổ khoảng 10m2/con Nếu thức ăn bị cạnh tranh nhiềubởi hươu, nai thì chúng có thể đi kiếm ăn trong vòng bán kính 50 - 80 m nhưngkhông có tập tính di cư

Trang 7

Heo rừng có tập tính tham ăn, thích tranh ăn, thích đi kiếm ăn lúc sángsớm, lúc chạng vạng tối và ban đêm, còn ban ngày chúng thường ẩn nấp vàorừng rậm hoặc những nơi yên tĩnh, kín đáo Heo rừng thích đầm mình vào nơiẩm ướt, vũng nước nhỏ và thích dũi đất tìm kiếm thức ăn hơn là với lên cao ăn lácây

1.1.4 Thị trường về thịt heo rừng

Thịt heo rừng được nhiều người ưa chuộng Các món ăn chế biến từ thịtheo rừng có hương vị thơm ngon, đậm đà, da dày nhưng giòn, thịt ít mỡ, nhiềunạc, ăn lâu chán và chế biến được nhiều món Hiện nay, thịt heo rừng thuộc loạiđặc sản, thị trường có nhu cầu tiêu thụ nhiều, giá bán cao.

1.2 QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HEO RỪNG1.2.1 Chuồng trại

1.2.1.1 Yêu cầu kỹ thuật

 Chuồng trại bảo đảm kín đáo, chắc chắn, đặc biệt chú ý đến khả năngđào hầm trốn thoát của heo rừng.

 Mát, thoáng, có nơi cho heo vùi mình để nghỉ ngơi theo tập tính heorừng

 Cần thiết kế riêng cho heo rừng đực giống, heo rừng mẹ và nuôi contheo quy mô và đảm bảo mức tối thiểu sau:

+ Heo nái, heo hậu bị: 20-30m2/4 - 5con (nhà che từ 8 - 15 m2)+ Heo nái đẻ, nuôi con từ: 5 - 10m2/ổ

+ Heo đực giống từ: 40 - 50m2/con (nhà che từ 5 - 10 m2)

1.2.1.2 Kiểu chuồng tự nhiên

Trang 8

Heo rừng là động vật hoang dã mới thuần dưỡng nên khá nhạy cảm, tínhcảnh giác cao là loài có linh cảm tốt nên chúng ưa nhất kiểu sống trong các kiểuchuồng trại càng gần với tự nhiên càng tốt.

- Khu đất xây dựng trang trại heo rừng cần có nhiều cây bóng mát, bụi câynhỏ rậm rạp để làm mát cho heo rừng vì heo rừng không chịu được nóng và thíchchui rúc trong các lùm cây để ẩn nấp vào ban ngày

- Quy mô tối thiểu là: 27m2/con x10 con + 100 m2 dự phòng.

- Trong khu nuôi heo rừng cần có những nhà lều nhỏ xây dựng trên đất tựnhiên, dưới các tán cây để heo rừng mẹ trú ngụ (không cần làm nên xi măng)diện tích từ 5 - 10m2

- Trang trại heo rừng cần đào hoặc xây các hố nước nông để cho heo đầmmình làm mát và uống nước.

- Thiết kế máng ăn, máng uống cố định một nơi thuận lợi cho việc cho ănvà luôn đảm bảo vệ sinh.

1.2.1.3 Kiểu chuồng thâm canh

* Yêu cầu kỹ thuật:

- Thoáng mát, có ánh nắng chiếu vào buổi sáng và tránh được nắng buổichiều.

- Nền chuồng dốc khoảng 30 để thoát nước.- Các ô chuồng phải có mái che tránh mưa, nắng.- Nền chuồng nên để nền đất phủ cát dày từ 20-30 cm.

- Đủ diện tích sân chơi, cây bóng mát, hố nước nông và tĩnh mịch.- Hàng rào thoáng nhưng chắc chắn.

- Có chuồng heo nái riêng, heo đực riêng quy mô 10m2/con, chuồng heonái nên là nền đất.

Trang 9

* Cách xây:

Dùng lưới B40 (loại cọng lớn) vây thành các ô nuôi Trụ dỡ cho bờ ràolưới là các thân cây gỗ lớn có đường kính ít nhất 10cm, mổi thân gỗ cách nhau10-15cm Chân bờ tường chuồng và chân bờ rào và có móng kiên cố xây tườngbao quanh cách mặt đất khoảng 50cm để vô hiệu hoá khả năng đào hang của heorừng Mỗi ô chuồng quây lưới cao 1,2 - 1,5m trở lên, có diện tích rộng 4 - 6m2tức rộng 2m, dài 3m cho mỗi con.

Nếu nhốt chung thì có thể sử dụng một trong các quy mô sau:

- Rộng 5m x dài 10m x cao 2m/2-7 con bố mẹ hoặc 8-10 con hậu bị.- Rộng 8m x dài 12m x cao 2m/2-7 con bố mẹ hoặc 8-10 con hậu bị.- Rộng 10m x dài 10m x cao 2m/2-7 con bố mẹ hoặc 8-10 con hậu bị.

1.2.2 Kỹ thuật nuôi dưỡng heo rừng1.2.2.1 Thức ăn nước uống

* Thức ăn: Có 2 loại thức ăn:

- Thức ăn thô xanh gồm: khoai lang, củ mì (sắn), bắp (ngô), bã mì, đậu, câychuối, bẹ chuối, thân cây ngô non, rau muống, rau lang, rau lấp, bèo tây, các loạicỏ, các loại rau quả xanh, trái cây,…

- Thức ăn tinh: lúa, gạo, cám, hèm bia rượu,…

Chú ý:

+ Thức ăn cho heo rừng, do con người cung cấp có thể thiếu dinh dưỡng,nhất là đạm, khoáng và sinh tố… cho nên ngoài việc bổ sung thức ăn tinh giàuđạm, muối, sinh tố, cần thiết phải bổ sung thêm đá liếm cho heo rừng liếm tự do(lưu ý để nơi khô ráo, mát mẻ) Hỗn hợp đá liếm bổ sung khoáng có thể mua haytự trộn theo tỷ lệ (muối ăn 100g; sắt sun phát 100g: đồng sun phát 50g; diêm sinh

Trang 10

100g; vôi tôi 1.000g đất sét vừa đủ 3kg) cho heo liếm tự do cũng chỉ hếtkhoảng 20- 25 gam/con/ngày.

+ Thức ăn của heo rừng chủ yếu là thực vật Không nên lạm dụng thức ăngiàu dinh dưỡng để nuôi heo rừng vì nó sẽ làm cho phẩm chất thịt của heo rừngbị biến đổi và nhiều khi làm cho heo bị bệnh rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy…

1.2.2.2 Kỹ thuật chăm sóc heo rừng sơ sinh

Heo rừng có tập tính đẻ và nuôi con khéo, người chăn nuôi không cần đỡđẻ, cắt dây rốn cho lợn con, can thiệp sâu dễ làm heo rừng mẹ hoảng hốt nín đẻhoặc trở nên hung dữ, cắn chết bầy con nhưng khi chăn nuôi heo rừng thì ngườichăn nuôi cũng cần phải can thiệp khi cần thiết, tách heo sắp đẻ vào chuồng náiđẻ, theo dõi chăm sóc đàn con của nó để giảm thiểu những tổn thất

Sau khi sinh 30-60 phút, heo con có thể đứng dậy ngay và mỗi con tìmcho mình một bầu vú mẹ nhất định Sau nửa tháng chúng đã có thể theo mẹ đi rangoài tập kiếm thức ăn Từ 1,5-2 tháng tuổi, heo con cứng cáp và ăn được thứcăn thường ngày như cám, củ,… do con người cung cấp Lúc này có thể cai sữavà tách đàn để nhập heo mẹ vào đàn nái, nhập con vào đàn sau cai sữa.

Một số vấn đề cần chú ý khi chăm sóc heo nái và đàn con sơ sinh:

Trang 11

* Nhiệt độ:

Sau 1 tuần giữ nhiệt độ ủ của heo con khoảng 300C-350C thì có thể hạ nhiệt độ xuống gần với bình thường tức khoảng 220C-250C Sau khoảng nửa tháng thì để heo con tự do theo mẹ, sống ở nhiệt độ môi trường.

* Bấm răng nanh:

Heo con có 8 răng nanh ở 2 bên mép và ở cả 2 hàm Dùng kìm cắt dâyđiện hay bấm móng tay (đều đã sát trùng) bấm nhiều nhất đến 1 nửa chiều dàirăng nanh Không được nhổ răng nanh hay cắt quá sâu làm chảy máu thì có hạicho sức khoẻ của heo con đau không bú được, đói và yếu ớt.

* Đảm bảo heo con bú sữa đầu:

Chú ý theo dõi để đảm bảo cả đàn heo bú được đủ sữa đầu

Thời gian tiết sữa của heo mẹ rất ngắn (25-30 giây) nên heo con thường

phải hết sức chú ý giữ yên tĩnh nơi nuôi mẹ con heo rừng vì nếu có tiếng động,ồn ào lớn sẽ gây ra phản xạ ngưng tiết sữa của heo mẹ, heo mẹ nóng giận, xuấthiện phản ứng bảo vệ con sẽ không tốt cho sức khoẻ của heo mẹ và heo con.

* Thức ăn:

Heo rừng sơ sinh cần được tự do bú sữa mẹ cho đến 45-50 ngày tuổi Sauthời gian này tiến hành cai sữa Trước khi ngày định cai sữa, cho heo con ănthêm thức ăn ngoài, có thể dùng thức ăn công nghiệp mà hay dùng nuôi heo nhàsơ sinh cho heo rừng trong thời gian trước cai sữa.

Để cung cấp thêm sắt nhằm chống thiếu máu cho heo con nên tiêm 1mlDestran Fe vào cơ bắp ở cổ hoặc ở mông heo con khi được 2-3 ngày tuổi Nếudùng thuốc nội thì tiêm 2 lần vào 2 thời điểm 3 và 13 ngày tuổi.

Thức ăn bổ sung cho heo con tập ăn có thể dùng loại thức ăn viên cho heocon thêm như heo nhà hoặc có thể rang đậu tương, đậu xanh, ngô, gạo, nghiền

Trang 12

thành bột rồi trộn các bột lại cho vào máng riêng cho heo con liếm láp, tập ăn.Nếu có điều kiện thí trộn thêm sữa bột, bột cá, bột máu, đường cho heo con làmtăng tính ham ăn và mau lớn.

Cho heo con ăn thức ăn thêm như trên với mức 80-100 g/con/ngày Có thểcho ăn 3-4 bữa/ngày.

* Chú ý: Heo rừng mẹ khi sinh con rất giữ con, giấu con nên khó tiếp cận.

Vì vậy, ngay từ khi heo mẹ mang thai đã phải để ý cách làm quen, thân thiện đểcó thể chăm sóc mẹ con heo rừng được như ý muốn Người chăm sóc heo conphải là người đã rất quen thuộc, thân thiết với heo mẹ Nếu để người lạ sờ vàoheo con, có thể heo con đó sẽ bị heo mẹ cắn chết do ngửi thấy mùi lạ.

1.2.2.3 Kỹ thuật chăm sóc heo rừng hậu bị

Heo rừng hậu bị tính từ lúc sau cai sữa từ 50 - 60 ngày tuổi Trọng lượngtrung bình khoảng 4 - 6kg.

Cho heo ăn 3 bữa/ngày, 2 bữa chính: sáng và chiều; 1 bữa phụ: buổi trưaNhu cầu bữa chính: 0,5 kg thức ăn tinh (gồm cám gạo, bột ngô, bột đậttương, củ quả…) và thức ăn thô xanh Bữa trưa chủ yếu là các thức ăn thô xanh

Mật độ nuôi từ 4 – 6 con/16 - 20m2

1.2.2.4 Kỹ thuật chăm sóc heo rừng đực giống

Heo rừng đực giống phải được nuôi dưỡng trong chuồng rộng rãi, thoángmát, không trơn trượt, có sân chơi bằng cát hoặc cỏ rộng rãi Không nuôi nhiềuđực rừng trong cùng 1 ô Bố trí nuôi gần khu chuồng heo cái tơ chờ phối hoặcheo nái sữa.

Thức ăn cho heo đực rừng gồm nhiều thức ăn xanh và 0,5 kg thức ăn tinh/con/ngày.

Trang 13

Thời gian phối giống từ 10 - 11 tháng tuổi, sau mỗi lần phối cần bồi dưỡng2 quả trứng hoặc 100g bột cá tốt Nên phối giống lúc sáng sớm hoặc lúc chiềumuộn nhằm tăng tính hăng, phù hợp với tập tính sinh hoạt của heo đực rừng.

Thời gian sử dụng khoảng 4 - 5 năm là hiệu quả.

1.2.2.5 Kỹ thuật chăm sóc heo rừng mang thai, trong và sau đẻ

Heo rừng mẹ sau khi tách con, cho ăn vỗ béo không quá 1kg/con/ngày.Cho ăn 2/bữa/ngày, vào lúc 7 giờ sáng và 3 giờ chiều.

Các dấu hiệu của heo mẹ sắp sinh:

- Nắn bầu vú heo mang thai cuối kỳ thấy có sữa, người chăm sóc hiểu rằngheo sẽ đẻ trong vòng 24 giờ nữa.

- Heo có biểu hiện phá ủi nền chuồng, gặm cỏ, cắn cỏ, tha rơm rác về tạo ổđẻ.

- Thân nhiệt tăng, nhịp thở tăng, hay đi tiểu, đi đại tiện (đi mót).

- Âm hộ có nước nhờn màu hồng và có lợn cợn những hạt như hạt đu đủ(cứt su heo con bài tiết ra) thì trong nửa giờ sau heo sẽ đẻ.

- Heo mẹ nằm nghiêng một bên, hơi thở đứt quãng, ép bụng, ép đùi quẩyđuôi rặn đẻ thì chỉ trong vài phút là sẽ đẻ.

1.2.2.6 Vệ sinh phòng bệnh cho heo rừng

* Phòng bệnh: Cũng như các loại gia súc khác đối với heo rừng thì khâu

vệ sinh phòng bệnh là rất quan trọng cụ thể như sau:

+ Chuồng trại luôn sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè ấm áp về mùa đông.+ Thức ăn nước uống phải đảm bảo đủ và vệ sinh( trong tầm kiểm soát).

+ Phòng bệnh bằng vaccine, trừ ký sinh trùng định kỳ theo từng giai đoạn tuổi…

Bảng 1.2: Công thức phối hợp thức ăn dùng cho nái chửa, nái nuôi con và đực

giống

Trang 14

Tên thức ăn

(%)CT I(%) CT

Bảng 1.3: Công thức phối hợp thức ăn dùng cho con tập ăn

Bảng 1.4: Công thức phối hợp thức ăn dùng cho heo choai

Trang 15

Heo rừng phân bố chủ yếu trên thế giới là ở các vùng Bắc Phi, châu Âu,phía nam Nga, Trung Quốc, vùng Trung Đông, ấn Độ, Sri Lanka, Indonesia(Sumatin, Java, Sumbawa), đảo Corse, Sardiaigue, những vùng sâu, xa của AiCập và Sudan.

Trang 16

Tài liệu khác thì heo rừng cũng được tìm thấy rất nhiều ở miền Tây ấn Độ,Hoa Kỳ (California, Texas, Florida, Virginia, Hawai ) Australia, New Zealandvà các đảo thuộc vùng biển nam Thái Bình Dương

Tại các nước ôn đới, heo thường đẻ một năm một lần vào mùa xuân Cònở các vùng nhiệt đới, heo đẻ quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa ẩm ướt Có chukỳ động dục là 21 ngày, động dục trong 3 ngày liên tục, thời gian chửa là 115ngày (100-140) ngày Số con đẻ 1 lứa là 1 đến 12 con, trung bình là 4 đến 8 con.Tuổi thành thục sinh dục là 8-10 tháng tuổi, nhưng thường đẻ lần 1 sau 18 thángvà tuổi đẻ đến 5 năm Cho con bú đến 3-4 tháng Có tuổi thọ đến 27 năm Sốngthành từng đàn có khi đến 100 con và thường là 20 con Được thuần hoá 4000năm trước Công nguyên Không có nguy cơ tuyệt chủng do số lượng lớn và sinhsản nhanh nhiều.

Theo nghiên cứu của Trung tâm hợp tác nghiên cứu và phát triển nôngnghiệp quốc tế (pháp) thì heo rừng có tới 36 giống Phổ biến nhất là các giống:Heo rừng thần, heo rừng lông nhím, heo rừng hươu, heo rừng sông, heo rừnglông dài, heo rừng ấn Độ, heo rừng ria trắng châu Phi, heo rừng Nam Mỹ, vàđược phân bố rất rộng, hầu như trên khắp thế giới từ châu Âu, châu Á đến châuMỹ và châu Phi

Riêng giống heo rừng S.Salvanius chỉ sống ở vùng cỏ cao trên dãy núiHimalayas ở Nepal, Sikkin và Bhutan Chúng là giống heo bé nhỏ nhất trong họheo vì chỉ cao có 29 cm và nặng tối đa 7 kg Heo rừng nay đã được tạp giao vớinhiều giống địa phương cho ra nhiều dòng con lai khác biệt nên hệ thống phânloại còn khá phức tạp trong khi nghiên cứu về loài vật nuôi này còn ít ỏi và rấtrai rác.

Trang 17

* Ở Thái Lan: Đàn heo và kỹ thuật nuôi heo rừng của Việt nam xuất pháttừ đây Theo Kvisna Keo Sưa Um và Phira Krai Xeng Xri (2005) (Thái Lan) thìviệc nuôi heo rừng xảy ra tự phát ở Thái Lan từ 10 năm trước đây và không bịcấm đoán do heo rừng không thuộc loại đối tượng bị cấm Hơn nữa việc nuôiheo rừng làm giảm việc săn bắn, heo rừng cũng dễ nuôi và ít bệnh Thịt ít mỡ,thơm, Việc thuần hóa cũng bắt đầu từ những nông dân vùng gần biên giới Thái –Miến Điện.

Có hai dòng heo mặt dài và mặt ngắn Loại đầu giống heo rừng, thân hìnhcao, mỏng, ít thịt, nuôi 4 năm mới đạt trọng lượng bán thịt, có nhiều hơn loại mặtngắn Còn loại sau giống lợn nhà Giống mặt dài khỏe mạnh hơn Một heo đựcthường nuôi với 10 heo cái, tuy nhiên cũng có nơi nuôi 1 đực với 4-7 heo cái Họ Thường lai loại mặt ngắn và mặt dài Con lai tạo ra đẻ 5-9 con, cá biệtcó thể 12 con Tuy nhiên họ cũng lai với các giống khác để tạo dòng thươngphẩm…

1.3.2 Trong nước

Ở Việt Nam cách đây 4 năm, Viện chăn nuôi mới được nhà nước cho phépnghiên cứu để thuần hoá heo rừng Mong muốn của các nhà khoa học Việt Namlà sẽ có được giống heo rừng Việt Nam, mang những tính trạng khác biệt hẳn vớiheo rừng Thái Lan, sẽ được chăn nuôi đại trà tại Việt Nam, và giới thiệu, cungcấp giống ra các nước trong khu vực.

Nghề nuôi heo rừng ở nước ta bắt đầu lan rộng từ năm 2006, hiện nay cả

nước có rất nhiều trang trại nuôi heo rừng phân bố khắp cả nước.

Theo điều tra sơ bộ từ năm 2005- 2010 trong cả nước có khoảng 35 trangtrại nuôi heo rừng với quy mô lớn.

Trang 18

Trong đó công ty TNHH Khánh Giang là cơ sở đầu tiên ở Việt Nam nhập100 con heo rừng bố mẹ từ Thái Lan vào nước ta để nuôi thử nghiệm (giấy phépsố 409/CV – NN – CN ngày 23/3/2005 và số 594/TY – KD ngày 25/5/2005) tạiBình Phước và Tp Hồ Chí Minh Qua quá trình nuôi nhận thấy có những ưuđiểm sau:

+ Heo rừng Thái Lan có khả năng thích ứng và đề kháng tốt với khí hậunóng ẩm của Miền Đông Nam Bộ, ít bệnh tật, dễ thích ứng với điều kiện nuôidưỡng và chăm sóc của nông dân Việt Nam

+ Tỷ lệ sinh sản cao: 2, 5 lứa đẻ/năm, từ 5 -10 con/ lứa Khả năng sử dụngthức ăn rất tốt (chi phí thức ăn hàng ngày chỉ bằng 1/5 heo nhà), nguồn thức ăndễ tìm và rẻ

+ Chi phí xây dựng chuồng trại thấp

+ Giá bán giống và sản phẩm heo rừng cao do nhu cầu thị trường trongnước về giống và thịt heo rừng hiện nay là rất lớn.

Để đáp ứng nhu cầu thị trường thì việc thuần hóa heo rừng và lai tạo vớiheo nhà đang được nhiều trang trại và các cơ sở chăn nuôi của nước ta nghiêncứu và ứng dụng.

1.4 TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU1.4.1 Tình hình dân số và lao động

Theo số liệu niên giám thống kê năm 2005, toàn tỉnh có 1.600.400 người,trong đó nam là 761.000 người chiếm 48,7%, nữ là 801.400 người chiếm 51,3%.Dân số ở thành thị là 393.000 người chiếm 25,2%, nông thôn là 1.169.400 ngườichiếm 74,8%, mật độ dân số là 259,4 người/km2 và dân số trong độ tuổi laođộng chiếm khoảng 793.687 người chiếm 50,8% dân số toàn tỉnh.

Trang 19

Như vậy, tỉnh Bình Định là tỉnh nông nghiệp (dân số ở nông thôn chiếm74,8% còn dân số ở thành thị chỉ chiếm 25,2%) Dân số trong độ tuổi lao độngkhá cao ( 50,8%) đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh nền kinh tế.

1.4.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp1.4.2.1 Trồng trọt

Sản lượng lương thực cây có hạt ước đạt 674.856 tấn, sản lượng sắn292.244,1 tấn, sản lượng lạc 23.056,3 tấn, sản lượng mía 129.317,2 tấn, sảnlượng rau các loại 238.593,2 tấn, sản lượng đậu các loại 2.522,8 tấn(2010) Sảnxuất các loại cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả đạt cũng đạt được số lượngđáng kể.

1.4.2.2 Chăn nuôi

Đàn trâu 19.355 con; đàn bò 276.484 con, tỷ lệ bò lai ước cả năm chiếm65% tổng đàn; đàn heo 569.373 con; đàn gia cầm 5.619.200 con Sản lượng thịthơi các loại xuất chuồng 116.611 tấn; trong đó: sản lượng thịt bò hơi xuấtchuồng 21.910 tấn, sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng 84.127 tấn, sản lượng thịtgia cầm xuất chuồng 9.659 tấn và sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng 914 tấn.

1.4.2.3 Lâm nghiệp

Thực hiện hoàn thành kế hoạch chăm sóc rừng 9.567,09 ha (trong đó:Chăm sóc rừng phòng hộ 2.037,94 ha, chăm sóc rừng sản xuất 7.529,15 ha);khoán quản lý bảo vệ rừng 37.138 ha; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng 50.412ha).Thực hiện trồng rừng tập trung 6.583 ha Trong đó: trồng rừng phòng hộ là874 ha, trồng rừng môi trường cảnh quan 104,8 ha, trồng rừng khu kinh tế NhơnHội 195,8 ha, trồng rừng ngập mặn 30 ha, trồng rừng sau khai thác ti tan 27,9 ha;trồng rừng sản xuất 4.366,5 ha … Tỷ lệ độ che phủ của rừng ước đạt 45,7%(năm 2009 là 43,5 %).

Trang 20

1.4.2.4 Thủy sản

Sản lượng khai thác thủy sản 140.224 tấn; trong đó: Sản lượng khai thácthủy sản biển đạt 132.000 tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản 8.224 tấn (riêng sảnlượng tôm nuôi 5.210 tấn).Tiếp tục tăng cường và đẩy mạnh công tác bảo vệ vàphát triển nguồn lợi thủy sản nhất là phong trào toàn dân tham gia bảo vệ nguồnlợi thủy sản; triển khai mô hình cộng đồng tham gia quản lý, khai thác và bảo vệnguồn lợi thủy sản khu vực đầm Thị Nại, đầm Trà Ô, ven biển xã Nhơn Hải; duytrì phong trào thả tôm, cá giống ra đầm, ra biển…

1.4.2.5 Về chế biến nông, lâm, thủy sản xuất khẩu

Về xuất khẩu hàng nông sản chủ yếu là gạo nếp các loại 89.882 tấn, sắn lát114.907 tấn, tinh bột sắn 2.400 tấn, với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu là65.642 ngàn USD

Về xuất khẩu hàng lâm sản chủ yếu là dăm bạch đàn 324.784 tấn, gỗ tinhchế các loại 127.219 m3, với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu là 218.231 ngànUSD.

Về xuất khẩu hàng thủy sản chủ yếu là hải sản các loại 594 tấn, yến sào409 kg, với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu là 38.221 ngàn USD.

1.4.3 Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của tỉnhBình Định

Trang 21

thủy sản đạt 140.224 tấn Nếu được áp dụng các kỹ thuật chế biến hợp lý sẽ giảiquyết được vấn đề thức ăn cho việc chăn nuôi.

- Công tác thú y trên địa bàn tỉnh được đảm bảo dưới sự chỉ đạo của chicục thú y tỉnh Có cán bộ thú y có năng lực, giàu kinh nghiệm và tinh thần tráchnhiệm cao đảm bảo chủ động được việc phòng, chống khi dịch bệnh xảy ra.

- Bình Định nằm ở trung tâm của trục Bắc – Nam ( trên cả 3 tuyến: Quốclộ 1A, đường sắt xuyên Việt và đường hàng không nội địa) Đây là điều kiện rấtthuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn - hoá - xã hội giữa các vùng miền đặcbiệt trong việc phân phối các sản phẩm nông nghiệp trong cả nước.

- Những năm gần đây tỉnh có nhiều chính sách để phát triển nền kinh tếnông nghiệp đặc biệt là trong lĩnh vực chăn nuôi, thực hiện phát triển nhanh sốlượng đàn vật nuôi trên địa bàn toàn tỉnh để kịp đáp ứng nhu cầu của thị trườngđồng thời tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với từng điềukiện của địa phương, góp phần quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngànhnông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn.

1.4.3.2 Khó khăn

Điều kiện khí hậu thời tiết không thuận lợi làm ảnh hưởng đến việc pháttriển chăn nuôi heo, cây rau, màu, cây lương thực sản xuất theo mùa vụ làm ảnhhưởng đến nguồn thức ăn cho đàn heo.

Nền kinh tế – xã hội còn nghèo kỹ thuật sản xuất lạc hậu, chưa tận dụnghết các phụ phẩm của ngành trồng trọt sử dụng trong chăn nuôi.

Công nghệ chế biến thức ăn gia súc chưa phát triển, sản phẩm thô xuấtkhẩu còn nhiều.

Trang 22

Thị trường không ổn định, sản xuất thiếu kế hoạch và dịch bệnh thườngxuyên xảy ra nhất là dịch (LMLM) làm ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôiheo.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Các trang trại và hộ gia đình chăn nuôi heo rừng trên địa bàn tỉnh, các

vấn đề liên quan đến hiệu quả chăn nuôi heo rừng

- Tập trung phân tích, đánh giá kết quả và hiệu quả chăn nuôi heo rừng tạiBình Định.

2.2 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

* Địa điểm nghiên cứu: Địa bàn tỉnh Bình Định.

Trang 23

Tiến hành điều tra tình hình ở 3 trang trại chăn nuôi heo rừng trên địa bàntỉnh Bình Định:

 Trang trại heo rừng của ông Phan Đình Chạng Địa chỉ: Hội Bình – NhơnHội – Quy Nhơn – Bình Định.

 Trang trại của ông Lê Phước Địa chỉ: Phước Mỹ - TP Quy Nhơn.

 Trạm chăn nuôi gia súc lớn và đồng cỏ Long Mỹ Địa chỉ: Phước Mỹ - TP.Quy Nhơn.

* Thời gian nghiên cứu: Tiến hành điều tra từ tháng 1/2011 đến tháng

2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.3.1 Điều tra khảo sát tình hình chăn nuôi heo rừng trên địa bàn tỉnhBình Định qua các năm.

2.3.2 Tìm hiểu đặc điểm một số giống heo rừng đang được nuôi trên địabàn tỉnh Bình Định.

2.3.3 Đánh giá thực trạng chăn nuôi heo rừng tại một số trang trại hộ giađình trên địa bàn tỉnh.

2.3.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi heo rừng vàđưa ra các ưu nhược điểm nhằn góp phần hoàn thiện quy trình chăn nuôi heorừng theo chuẩn mực để áp dụng cho nhiều vùng nông thôn trong tỉnh.

2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1 Phương pháp điều tra, khảo sát nông hộ

Sử dụng phiếu điều tra nông hộ, tìm hiểu tình hình chăn nuôi heo rừng ởcác nông hộ điều tra.

2.4.2 Phương pháp phỏng vấn

Tiến hành phỏng vấn trao đổi trực tiếp với hộ nông dân

Trang 24

2.4.3 Phương pháp thu thập tài liệu

Thu thập tất cả các thông tin có liên quan đến các vấn đề nghiên cứutrong các tài liệu như: Sách , báo , giáo trình, các công trình nghiên cứu có liênquan, internet…

2.4.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Số liệu thu được qua điều tra được xử lý trên máy vi tính ở phần mềmMicrosof Office Excel theo phương pháp thống kê sinh vật học.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO RỪNG CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH QUACÁC NĂM GẦN ĐÂY

3.1.1 Tình hình chung

Heo rừng là động vật nuôi hoang dã, có phẩm chất thịt thơm ngon đặctrưng, da dày và giòn, nhiều nạc, ít mỡ, ít dịch bệnh… Chính vì vậy đã làm giátrị của thịt heo rừng khá cao, cao gấp nhiều lần so với thịt heo nhà.

Trang 25

Hơn nữa người ta còn quan niệm rằng được ăn thịt heo rừng đầu năm sẽ làngười gặp nhiều may mắn Vì vậy trong các dịp lễ tết , đám cưới… thịt heo rừnglà món không thể thiếu

Trong những năm gần đây thịt heo rừng rất được ưa chuộng và có giá rấtcao Đàn heo rừng của tỉnh trong những năm gần đây có chiều hướng tăng đángkể Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng hết được nhu cầu tiêu thụ của thị trường

Nuôi heo rừng rất dễ, heo rừng là loại động vật ăn tạp nên có khả năng sửdụng nhiều loại thức ăn khác nhau mà không cần qua chế biến gì nhiều Chínhvì vậy nó tiết kiệm được nhiều chi phí mà hiệu quả kinh tế đem lại rất cao Thấyđược điều đó nhiều người dân trong tỉnh đã tiến hành nuôi giống heo đặc sảnnày.

Nuôi heo rừng ở tỉnh Bình Định bắt đầu vào khoảng 8 năm trước đâynhưng mãi đến năm 2007 nghề nuôi heo rừng mới được lan rộng trong địa bàntoàn tỉnh Tuy nhiên, việc phát triển nhanh này chỉ mang tính tự phát, chưa có sựquản lý của các cấp cơ quan Đến năm 2008 mới được chi cục kiểm lâm tỉnhBình Định quản lý về số lượng các trại nuôi và số lượng heo rừng nuôi.

Heo rừng là loài động vật hoang dã, vì vậy việc nuôi chúng cần phải có sựquản lý của các cơ quan chức năng như về việc đăng ký nuôi Để tránh tình trạngsăn bắn bừa bãi làm cạn kiệt loài động vật hoang dã này.

Việc chăn nuôi heo rừng của tỉnh cũng chỉ mới ở mức khởi đầu nên nhucầu nuôi giống là đang rất cao Các trang trại trên địa bàn tỉnh hầu như đều tiếnhành nuôi giống để cung cấp cho thị trường.

Chúng tôi đã tiến hành điều tra các trại nuôi heo rừng trên địa bàn tỉnhBình Định, kết quả được trình bày ở bảng 3.1 như sau:

Trang 26

Bảng 3.1: Các trại nuôi heo rừng và loại heo rừng đang được nuôi trên địabàn tỉnh Bình Định.

Stt Thông tin chung Địa chỉ Loại heo rừng nuôi

Số lượng Ngày đăng ký nuôiTổng Đực Cái

1 Phan Đình Chạng

TP Quy Nhơn

2 Nguyễn Thị Vân Huyện AnLão

Heo rừng lai

3 Trạm thực nghiệm gia súc lớn Long Mỹ

TP Quy Nhơn

Heo mán rừng Thái Lan

4 Trần Đông Quốc

Hoài Nhơn

Heo rừng lai

5 Phan Đình Đàn Hoài Nhơn

Heo rừng lai

6 Nguyễn Xuân Trung

Phù Mỹ Heo rừng lai

Heo rừng lai

Hoài Nhơn

11 Nguyễn Văn Bồng

Tây Sơn Heo rừng Lai

Trang 27

12 Nguyễn Văn Minh

Hoài Ân Heo rừng lai

(Nguồn: Chi cục kiểm lâm tỉnh Bình Định)

Qua bảng trên chúng tôi có nhận xét như sau:

+ Trang trại nuôi heo rừng có quy mô lớn nhất của tỉnh là trạm thựcnghiệm gia súc lớn Long Mỹ, với quy mô đàn lợn gồm 77 con, trong đó có 64con là heo rừng thuần Việt Nam và 13 con là heo rừng Thái Lan Trang trại nuôiheo rừng với quy mô lớn đứng thứ 2 là trang trại heo rừng lai của ông NguyễnXuân Trung ở Phù Mỹ, với quy mô gồm 39 con heo rừng lai Tiếp theo là trangtrại của ông Hà Văn Trước ở Hoài Ân với quy mô đàn gồm 11 con, trong đó có5 con là heo rừng thuần Việt Nam và 6 con heo rừng Thái Lan Tiếp theo nữa làtrang trại của bà Nguyễn Thị Vân ở huyện An Lão, với quy mô đàn gồm 10 conheo rừng lai.

+ Trang trại có quy mô đàn heo rừng thấp nhất là của ông Trần VănHoanh, với quy mô đàn chỉ có 2 con heo rừng gồm 1 đực và 1 cái Tiếp theo làtrang trại của ông Nguyễn Văn Hoàng ở Hoài Nhơn và ông Nguyễn Văn Minh ởHoài Ân với quy mô đàn cũng chỉ gồm có 3 con.

Trong mấy năm gần đây heo rừng đã trở thành vật nuôi của nhiều nônghộ Trang trại heo rừng chủ yếu ở các huyện trong tỉnh, điển hình như hộ ôngNguyễn Xuân Trung huyện Phù Mỹ, bà Nguyễn Thị Vân ở Thị trấn An Lão đãcó quy mô đàn hàng chục con/hộ Những hộ và trang trại này đã chăn nuôi theokiểu khép kín (có đực giống, nái sinh sản, vừa sản xuất heo thịt, vừa sản xuất heogiống để tăng đàn hoặc bán giống thương phẩm), doanh thu hàng trăm triệu đồngvà lãi hàng chục triệu đồng/năm Chăn nuôi heo rừng đã thu hút sự quan tâm của

Trang 28

nhiều hộ gia đình từ thành thị đến nông thôn, miền núi do tính hiệu quả và thịtrường đang rộng mở.

Để khuyến khích nông dân chăn nuôi heo rừng, năm 2010 Trung tâmkhuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh triển khai xây dựng 4 mô hình chăn nuôiheo rừng tại 4 huyện: Hoài Nhơn, Hoài Ân, Phù Cát, Phù Mỹ, mỗi mô hình cóquy mô đàn 1 lợn đực và 4 lợn cái Hiện nay, việc thẩm định điều kiện ban đầuđịa điểm xây dựng mô hình đã xong, Trung tâm KNKN đang cùng với TrạmKNKN các huyện tiến hành tập huấn kỹ thuật cho những hộ trực tiếp xây dựngmô hình để chuẩn bị nhận heo giống về nuôi Ngoài kinh phí ngân sách tỉnh đầutư xây dựng mô hình, một số huyện cũng dành kinh phí đầu tư cho khuyến nôngphát triển heo rừng tại địa phương, chẳng hạn như huyện An Lão Được biếttrong khuôn khổ nội dung đầu tư, nguồn vốn theo Nghị quyết 30a của ChínhPhủ, năm 2010 huyện An Lão đã đầu tư 120 triệu đồng mua 34 con heo rừnggiống lai Thái Lan (giá 300.000 đồng/kg heo giống) cấp cho 17 hộ nông dân cácxã An Hòa, An Tân, thị trấn An Lão chăn nuôi Sau nuôi 5-6 tháng, heo thịt đạtkhối lượng xuất chuồng khoảng 35-40 kg/con, với giá thị trường hiện naykhoảng 120-150 nghìn đồng/kg thịt hơi thì người chăn nuôi thu về khoảng 4-5triệu đồng/con, tương đương một con heo nhà khối lượng hơn 100 kg nhưng chiphí nuôi cao hơn heo rừng rất nhiều Để mô hình đạt hiệu quả và có tác dụng lantỏa, UBND huyện này đã giao Phòng kinh tế hạ tầng của huyện phối hợp các xã,thị trấn quản lý, chỉ đạo chặt chẽ việc chăn nuôi heo rừng ở từng hộ dân ngay từđầu, trọng tâm là kỹ thuật nuôi (chuồng trại, thức ăn, cách cho ăn, phòngbệnh, ), thông tin thị trường và tiêu thụ sản phẩm.

Nuôi heo rừng có nhiều lợi thế: Thức ăn đơn giản, dễ kiếm, chủ yếu là rau,củ, quả (kể cả phế phẩm), chuối cây, cỏ, một ít tinh bột và thức ăn tinh bổ sung;

Trang 29

heo hầu như chưa có dịch, bệnh, sản phẩm an toàn khi sử dụng, hiệu quả kinh tếcao, , việc phát triển chăn nuôi heo rừng nhất là ở những vùng trung du và miềnnúi trong tỉnh sẽ phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên (đất rộng, nhiều cây cỏthực vật, nhiều sản phẩm cây màu , ) để phát triển kinh tế hộ gia đình, cải thiệnthu nhập và giải quyết được vấn đề xóa đói giảm nghèo.

3.1.2 Tình hình sử dụng thức ăn để nuôi heo rừng

Heo rừng hay heo rừng lai là loài động vật ăn tạp, có khả năng ăn nhiềuloại thức ăn trong tự nhiên Qua quá trình điều tra ở các trang trại chăn nuôi heorừng trên địa bàn tỉnh, chúng tôi nhận thấy nguồn thức cho heo rừng gồm cácloại có sẵn tại địa phương hoặc mua với chi phí thức ăn thấp; đặc biệt, không tốntiền thuốc vì heo rất ít bị bệnh.

Có 2 loại thức ăn chủ yếu như sau:

+ Thức ăn thô xanh gồm: Khoai lang, củ mì (sắn), bắp (ngô), bã mì, đậu,

cây chuối, bẹ chuối, thân cây ngô non, rau muống, rau lang, rau lấp, bèo tây, cácloại cỏ, các loại rau quả xanh, trái cây,… ta chỉ cần để vào chuồng cho chúng ănmà không nhất thiết phải rửa.

+ Thức ăn tinh: Là loại thức ăn ít chất xơ và có thành phần dinh dưỡng

cao hơn Bao gồm: Lúa, gạo, cám, hèm bia rượu,…

Khẩu phần thức ăn cho heo rừng thông thường: 70% là thức ăn thô xanh,30% là thức ăn tinh Mỗi ngày cho ăn 2 lần (sáng, chiều), một con heo lai trưởngthành tiêu thụ hết khoảng 2-3 kg thức ăn các loại Tuy nhiên, lượng thức ăn tuỳthuộc vào giai đoạn nuôi heo rừng.

Bảng 3.2: Khối lượng heo và khối lượng thức ăn cho heo rừng trong ngày.Giai đoạnKhối lượng heo (kg)Lượng thức ăn (kg/ngày)

Trang 30

3 31 – 50 1,5 – 2

Qua bảng trên ta có thể thấy được rằng khi khối lượng heo rừng thấp hơn15 kg thì nhu cầu về lượng thức ăn trong một ngày từ 0,5 – 1 kg thức ăn Khikhối lượng heo rừng lớn hơn khoảng từ 15 – 30 kg thì nhu cầu về lượng thức ăntrong một ngày là 1 – 1,5 kg thức ăn Khi khối lượng đạt khoảng 31 – 50 kg thìnhu cầu thức ăn trong một ngày của heo rừng khoảng 1,5 – 2 kg thức ăn Điềunày cho thấy lượng thức ăn tăng dần theo khối lượng cơ thể phù hợp với quy luậtphát triển chung của gia súc Vào giai đoạn nái chửa và đực giống thì nhu cầuthức ăn trong ngày là 2,5 kg thức ăn, lớn hơn ở các giai đoạn trước do heo rừngcần nhiều dinh dưỡng để cung cấp cho bào thai phát triển Đặc biệt, ở giai đoạnnái nuôi con thì khối lượng thức ăn trong ngày của heo rừng rất lớn (4,5 kg), doheo rừng cần nhiều dinh dưỡng để tạo một lượng sữa lớn để nuôi đàn con

3.1.3 Khả năng sinh trưởng của heo rừng ở tỉnh Bình Định

Kết quả điều tra về khả năng sinh trưởng của heo rừng nuôi ở Bình Địnhđược trình bày ở bảng 3.3 như sau:

Bảng 3.3: Khối lượng và tốc độ sinh trưởng của heo rừng trong mộtngày ở các tháng tuổi.

Tháng tuổi Khối lượng (kg) Tốc độ sinh trưởng (g/ngày)

Ngày đăng: 30/10/2012, 15:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Các chỉ tiêu về khả năng sinh sản của heo rừng. - Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định
Bảng 1.1 Các chỉ tiêu về khả năng sinh sản của heo rừng (Trang 6)
Bảng 1.3: Công thức phối hợp thức ăn dùng cho con tập ăn Tên thức ănCT I(%)CT II(%)CT III(%) CT IV(%) - Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định
Bảng 1.3 Công thức phối hợp thức ăn dùng cho con tập ăn Tên thức ănCT I(%)CT II(%)CT III(%) CT IV(%) (Trang 14)
Bảng 1.4: Công thức phối hợp thức ăn dùng cho heo choai Tên thức ănCT I(%)CT II(%) CT III(%) - Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định
Bảng 1.4 Công thức phối hợp thức ăn dùng cho heo choai Tên thức ănCT I(%)CT II(%) CT III(%) (Trang 14)
Bảng 1.3: Công thức phối hợp thức ăn dùng cho con tập ăn Tên thức ăn CT I(%) CT II(%) CT III(%) CT IV(%) - Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định
Bảng 1.3 Công thức phối hợp thức ăn dùng cho con tập ăn Tên thức ăn CT I(%) CT II(%) CT III(%) CT IV(%) (Trang 14)
Bảng 1.4: Công thức phối hợp thức ăn dùng cho heo choai Tên thức ăn CT I(%) CT II(%) CT III(%) - Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định
Bảng 1.4 Công thức phối hợp thức ăn dùng cho heo choai Tên thức ăn CT I(%) CT II(%) CT III(%) (Trang 14)
Bảng 3.1: Các trại nuôi heo rừng và loại heo rừng đang được nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Định. - Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định
Bảng 3.1 Các trại nuôi heo rừng và loại heo rừng đang được nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 26)
Bảng 3.1: Các trại nuôi heo rừng và loại heo rừng đang được nuôi trên địa  bàn tỉnh Bình Định. - Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định
Bảng 3.1 Các trại nuôi heo rừng và loại heo rừng đang được nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 26)
Qua bảng trên ta có thể thấy được rằng khi khối lượng heo rừng thấp hơn 15 kg thì nhu cầu về lượng thức ăn trong một ngày từ 0,5 – 1 kg thức ăn - Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định
ua bảng trên ta có thể thấy được rằng khi khối lượng heo rừng thấp hơn 15 kg thì nhu cầu về lượng thức ăn trong một ngày từ 0,5 – 1 kg thức ăn (Trang 30)
Bảng 3.3: Khối lượng và tốc độ sinh trưởng của heo rừng trong một  ngày ở các tháng tuổi. - Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định
Bảng 3.3 Khối lượng và tốc độ sinh trưởng của heo rừng trong một ngày ở các tháng tuổi (Trang 30)
Bảng 3.4: Các chỉ tiêu sinh sản của heo rừng trong tỉnh. - Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định
Bảng 3.4 Các chỉ tiêu sinh sản của heo rừng trong tỉnh (Trang 31)
Bảng 3.5: Số lượng đàn heo rừng của trạm Long Mỹ qua các tháng trong năm 2009. - Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định
Bảng 3.5 Số lượng đàn heo rừng của trạm Long Mỹ qua các tháng trong năm 2009 (Trang 39)
Bảng 3.5: Số lượng đàn heo rừng của trạm Long Mỹ qua các tháng  trong năm 2009. - Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định
Bảng 3.5 Số lượng đàn heo rừng của trạm Long Mỹ qua các tháng trong năm 2009 (Trang 39)
Qua bảng trên ta thấy vào đầu năm 2010 cơ cấu đàn heo rừng của trạm là 66 con. Biến động đàn heo rừng trong năm 2010 đạt số lượng cao nhất vào tháng  3(72 con) và thấp nhất vào tháng 11(19 con) - Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định
ua bảng trên ta thấy vào đầu năm 2010 cơ cấu đàn heo rừng của trạm là 66 con. Biến động đàn heo rừng trong năm 2010 đạt số lượng cao nhất vào tháng 3(72 con) và thấp nhất vào tháng 11(19 con) (Trang 40)
Bảng 3.7: Số lượng đàn heo rừng của trạm Long Mỹ 3 tháng đầu năm  2011. - Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định
Bảng 3.7 Số lượng đàn heo rừng của trạm Long Mỹ 3 tháng đầu năm 2011 (Trang 40)
Dựa vào các bảng trên ta có biểu đồ so sánh sự biến động đàn heo rừng của trạm qua các tháng trong các năm như sau: - Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định
a vào các bảng trên ta có biểu đồ so sánh sự biến động đàn heo rừng của trạm qua các tháng trong các năm như sau: (Trang 41)
Qua bảng trên ta thấy được số lượng đàn heo rừng đầu năm 2011 là 24 con. Đến tháng 3 thì số lượng đàn heo rừng của trạm đã tăng lên nhanh chóng  đạt 50 con - Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định
ua bảng trên ta thấy được số lượng đàn heo rừng đầu năm 2011 là 24 con. Đến tháng 3 thì số lượng đàn heo rừng của trạm đã tăng lên nhanh chóng đạt 50 con (Trang 41)
3.3.2.3. Tình hình chăn nuôi - Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định
3.3.2.3. Tình hình chăn nuôi (Trang 43)
Bảng 3.8: Cơ cấu đàn heo của trại ông Chạng (Nhơn Hội) - Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định
Bảng 3.8 Cơ cấu đàn heo của trại ông Chạng (Nhơn Hội) (Trang 43)
3.3.4. Đánh giá chung về tình hình chăn nuôi các giống heo rừng ở3 trại - Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định
3.3.4. Đánh giá chung về tình hình chăn nuôi các giống heo rừng ở3 trại (Trang 47)
Bảng 3.10: Cơ cấu giống nuôi ở 3 trại điều tra - Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định
Bảng 3.10 Cơ cấu giống nuôi ở 3 trại điều tra (Trang 47)
Qua bảng trên ta thấy được lợi nhuận từ việc nuôi heo rừng thịt là tương đối cao. Sau 7 tháng nuôi lợi nhuận từ heo rừng thuần Việt Nam là 59.200.000  đồng, heo rừng lai và heo rừng Thái Lan là 39.200.000 đồng cho mỗi ô chuồng  20 con. - Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định
ua bảng trên ta thấy được lợi nhuận từ việc nuôi heo rừng thịt là tương đối cao. Sau 7 tháng nuôi lợi nhuận từ heo rừng thuần Việt Nam là 59.200.000 đồng, heo rừng lai và heo rừng Thái Lan là 39.200.000 đồng cho mỗi ô chuồng 20 con (Trang 51)
Dựa vào bảng trên ta thấy được lợi nhuận của việc nuôi một đực cho 5con cái giống cao hơn rất nhiều lần so với việc nuôi một đực một cái (gấp gần 7,5  lần) - Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định
a vào bảng trên ta thấy được lợi nhuận của việc nuôi một đực cho 5con cái giống cao hơn rất nhiều lần so với việc nuôi một đực một cái (gấp gần 7,5 lần) (Trang 54)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w