Hoạch toán kinh tế nuôi giống

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định (Trang 52 - 55)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.4.2.2. Hoạch toán kinh tế nuôi giống

Việc nuôi giống được hoạch toán như sau:

Chi phí giống như nuôi ở các loại giống thịt ở bảng trên.

Thời gian nuôi đến khi có chửa là 7 – 8 tháng. Vậy chi phí thức ăn nuôi đến có chửa là: (Giá TĂ trong ngày) x (Ngày nuôi) = 4.000 x (30 x 7,5)= 900.000 đồng.

Thời gian chửa kéo dài: 110 -130 ngày. Chi phí thức ăn cho thời kỳ nay cần lớn hơn thời gian trước đó vì mẹ cần thêm thức ăn dể nuôi con trong bụng. Chi phí thức ăn trong thời kỳ này là: (Giá TĂ trong ngày) x 120 = 5.000 x 120 =600.000 đồng.

Thời gian nuôi con kéo dài 2 tháng. Lượng thức ăn trong thời gian này cần nhiều hơn thời kỳ có chửa, vì heo mẹ còn phải sử dụng thức ăn tạo sữa để nuôi đàn con. Thời kỳ này cần cung cấp nhiều thức ăn tinh, chính vì vậy chi phí thức ăn cần cung cấp là: ( Giá TĂ) x (2 x 30)= 6.500 x 60 = 390.000 đồng.

Thời gian từ có chửa đến nuôi con cai sữa là 6 tháng, sau khi tách con khoảng 7 ngày heo nái bắt đầu động dục trở lại và bắt đầu tiếp tục sinh sản. Như vậy trong một năm một heo nái sinh sản gần 2 lứa/ năm. Chi phí thức ăn của nái giống trong một năm tính bằng tổng chi phí thức ăn trong 2 lần sinh sản như sau: ( 600.000 + 390.000) x 2 = 1.980.000 đồng

Chi phí khấu hao giống: Thông thường giống heo rừng có thể sản xuất

trong vòng 15 – 25 năm. Chính vì vậy sau 15 – 25 năm thì tiến hành bán thịt. Khối lượng lúc này khoảng 60 – 70 kg đối với heo cái và khoảng 80 kg đối với heo đực. Vậy chi phí khấu hao giống như sau: Tiền giống lúc bán thịt loại thải/số năm sử dụng.

+ Chi phí khấu hao đực giống: (80 x 300.000)/20 = 1.200.000 đồng/năm. + Chi phí khấu hao cái giống: (65 x 300.000)/20 = 975.000 đồng/năm.

Chi phí khấu hao chuồng trại: (Chi phí ban đầu)/ năm sử dụng =

3.680.000/50 = 73.600 đồng/năm.

Trung bình một heo cái 1 năm đẻ 2 lứa, một lứa đẻ 6 – 8 con. Vậy số con đẻ trung bình của 1 nái/ năm là: 2 x 7 = 14 con.

Chi phí lao động cho 1 heo rừng trong năm:

2.000 x 12 = 24.000 đồng.

Bảng 3.12: Hiệu quả kinh tế nuôi bán giống với cơ cấu Đực/ cái và Đực/ 5 cái.

Phần chi

Giống cái 2.000.000 2.000.000 x 5 = 10.000.000

Thức ăn đến có chửa 900.000 900.000 x 5 = 4.500.000

Thức ăn của nái trong năm

1.980.000 1.980.000 x 5 = 9.900.000

Khấu hao cái giống 975.000 975.000 x 5 = 4.875.000

Đực giống 2.000.000 2.000.000 Thức ăn đực giống trong năm 4.000 x 365 = 1.460.000 1.460.000

Khấu hao đực giống trong năm

1.200.000 1.200.000

Chi phí chuồng trại 3.680.000 3.680.000

Khấu hao chuồng trại 73.600 73.600

Lao động 24.000 x 2 = 48.000 24.000 x 6 = 144.000 Tổng chi 14.268.600 37.688.600 Tổng thu 2.000.000 x 14 = 28.000.000 28.000.000 x 5 = 140.000.000 Lợi nhuận 13.683.400 102.167.400

Dựa vào bảng trên ta thấy được lợi nhuận của việc nuôi một đực cho 5 con cái giống cao hơn rất nhiều lần so với việc nuôi một đực một cái (gấp gần 7,5 lần).

Lợi nhuận trong 1 tháng nuôi giống

+ 1 đực/cái: 13.683.400/12 = 1.140.283 đồng. + 1 đực/ 5 cái: 102.167.400/12 = 8.513.950 đồng.

Ngoài lợi nhuận thu được ta còn lời được con giống để tiếp tục sản sinh lợi nhuận tiếp theo.

Tóm lại, nuôi heo rừng giống đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên để tiến hành nuôi giống cần phải có kinh nghiệm và kỹ thuật cao. Tránh được những rủi ro và thoái hóa giống.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w