MỤC LỤC
Nên phối giống lúc sáng sớm hoặc lúc chiều muộn nhằm tăng tính hăng, phù hợp với tập tính sinh hoạt của heo đực rừng.
Ở Việt Nam cách đây 4 năm, Viện chăn nuôi mới được nhà nước cho phép nghiên cứu để thuần hoá heo rừng. Mong muốn của các nhà khoa học Việt Nam là sẽ có được giống heo rừng Việt Nam, mang những tính trạng khác biệt hẳn với heo rừng Thái Lan, sẽ được chăn nuôi đại trà tại Việt Nam, và giới thiệu, cung cấp giống ra các nước trong khu vực. Nghề nuôi heo rừng ở nước ta bắt đầu lan rộng từ năm 2006, hiện nay cả nước có rất nhiều trang trại nuôi heo rừng phân bố khắp cả nước.
+ Heo rừng Thái Lan có khả năng thích ứng và đề kháng tốt với khí hậu nóng ẩm của Miền Đông Nam Bộ, ít bệnh tật, dễ thích ứng với điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc của nông dân Việt Nam. Khả năng sử dụng thức ăn rất tốt (chi phí thức ăn hàng ngày chỉ bằng 1/5 heo nhà), nguồn thức ăn dễ tìm và rẻ. + Giá bán giống và sản phẩm heo rừng cao do nhu cầu thị trường trong nước về giống và thịt heo rừng hiện nay là rất lớn.
Để đáp ứng nhu cầu thị trường thì việc thuần hóa heo rừng và lai tạo với heo nhà đang được nhiều trang trại và các cơ sở chăn nuôi của nước ta nghiên cứu và ứng dụng.
Sản xuất các loại cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả đạt cũng đạt được số lượng đáng kể. Sản lượng khai thác thủy sản 140.224 tấn; trong đó: Sản lượng khai thác thủy sản biển đạt 132.000 tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản 8.224 tấn (riêng sản lượng tôm nuôi 5.210 tấn).Tiếp tục tăng cường và đẩy mạnh công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản nhất là phong trào toàn dân tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản; triển khai mô hình cộng đồng tham gia quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản khu vực đầm Thị Nại, đầm Trà Ô, ven biển xã Nhơn Hải; duy trì phong trào thả tôm, cá giống ra đầm, ra biển….
Nếu được áp dụng các kỹ thuật chế biến hợp lý sẽ giải quyết được vấn đề thức ăn cho việc chăn nuôi. - Công tác thú y trên địa bàn tỉnh được đảm bảo dưới sự chỉ đạo của chi cục thú y tỉnh. Có cán bộ thú y có năng lực, giàu kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm cao đảm bảo chủ động được việc phòng, chống khi dịch bệnh xảy ra.
- Bình Định nằm ở trung tâm của trục Bắc – Nam ( trên cả 3 tuyến: Quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt và đường hàng không nội địa). Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn - hoá - xã hội giữa các vùng miền đặc biệt trong việc phân phối các sản phẩm nông nghiệp trong cả nước. - Những năm gần đây tỉnh có nhiều chính sách để phát triển nền kinh tế nông nghiệp đặc biệt là trong lĩnh vực chăn nuôi, thực hiện phát triển nhanh số lượng đàn vật nuôi trên địa bàn toàn tỉnh để kịp đáp ứng nhu cầu của thị trường đồng thời tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với từng điều kiện của địa phương, góp phần quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn.
Điều kiện khí hậu thời tiết không thuận lợi làm ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôi heo, cây rau, màu, cây lương thực sản xuất theo mùa vụ làm ảnh hưởng đến nguồn thức ăn cho đàn heo. Nền kinh tế – xã hội còn nghèo kỹ thuật sản xuất lạc hậu, chưa tận dụng hết các phụ phẩm của ngành trồng trọt sử dụng trong chăn nuôi. Công nghệ chế biến thức ăn gia súc chưa phát triển, sản phẩm thô xuất khẩu còn nhiều.
Thị trường không ổn định, sản xuất thiếu kế hoạch và dịch bệnh thường xuyên xảy ra nhất là dịch (LMLM) làm ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôi heo.
Điều tra khảo sát tình hình chăn nuôi heo rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định qua các năm. Tìm hiểu đặc điểm một số giống heo rừng đang được nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đánh giá thực trạng chăn nuôi heo rừng tại một số trang trại hộ gia đình trên địa bàn tỉnh.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi heo rừng và đưa ra các ưu nhược điểm nhằn góp phần hoàn thiện quy trình chăn nuôi heo rừng theo chuẩn mực để áp dụng cho nhiều vùng nông thôn trong tỉnh. Sử dụng phiếu điều tra nông hộ, tìm hiểu tình hình chăn nuôi heo rừng ở các nông hộ điều tra. Thu thập tất cả các thông tin có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu trong các tài liệu như: Sách , báo , giáo trình, các công trình nghiên cứu có liên quan, internet….
Số liệu thu được qua điều tra được xử lý trên máy vi tính ở phần mềm Microsof Office Excel theo phương pháp thống kê sinh vật học.
Hơn nữa người ta còn quan niệm rằng được ăn thịt heo rừng đầu năm sẽ là người gặp nhiều may mắn. Nuôi heo rừng rất dễ, heo rừng là loại động vật ăn tạp nên có khả năng sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau mà không cần qua chế biến gì nhiều. Nuôi heo rừng ở tỉnh Bình Định bắt đầu vào khoảng 8 năm trước đây nhưng mãi đến năm 2007 nghề nuôi heo rừng mới được lan rộng trong địa bàn toàn tỉnh.
Tuy nhiên, việc phát triển nhanh này chỉ mang tính tự phát, chưa có sự quản lý của các cấp cơ quan. Đến năm 2008 mới được chi cục kiểm lâm tỉnh Bình Định quản lý về số lượng các trại nuôi và số lượng heo rừng nuôi. Heo rừng là loài động vật hoang dã, vì vậy việc nuôi chúng cần phải có sự quản lý của các cơ quan chức năng như về việc đăng ký nuôi.
Việc chăn nuôi heo rừng của tỉnh cũng chỉ mới ở mức khởi đầu nên nhu cầu nuôi giống là đang rất cao. + Trang trại nuôi heo rừng có quy mô lớn nhất của tỉnh là trạm thực nghiệm gia súc lớn Long Mỹ, với quy mô đàn lợn gồm 77 con, trong đó có 64 con là heo rừng thuần Việt Nam và 13 con là heo rừng Thái Lan. Trang trại nuôi heo rừng với quy mô lớn đứng thứ 2 là trang trại heo rừng lai của ông Nguyễn Xuân Trung ở Phù Mỹ, với quy mô gồm 39 con heo rừng lai.
Tiếp theo là trang trại của ông Hà Văn Trước ở Hoài Ân với quy mô đàn gồm 11 con, trong đó có 5 con là heo rừng thuần Việt Nam và 6 con heo rừng Thái Lan. Tiếp theo nữa là trang trại của bà Nguyễn Thị Vân ở huyện An Lão, với quy mô đàn gồm 10 con heo rừng lai. + Trang trại có quy mô đàn heo rừng thấp nhất là của ông Trần Văn Hoanh, với quy mô đàn chỉ có 2 con heo rừng gồm 1 đực và 1 cái.
Tiếp theo là trang trại của ông Nguyễn Văn Hoàng ở Hoài Nhơn và ông Nguyễn Văn Minh ở Hoài Ân với quy mô đàn cũng chỉ gồm có 3 con. Heo rừng hay heo rừng lai là loài động vật ăn tạp, có khả năng ăn nhiều loại thức ăn trong tự nhiên. Qua quá trình điều tra ở các trang trại chăn nuôi heo rừng trên địa bàn tỉnh, chúng tôi nhận thấy nguồn thức cho heo rừng gồm các loại có sẵn tại địa phương hoặc mua với chi phí thức ăn thấp; đặc biệt, không tốn tiền thuốc vì heo rất ít bị bệnh.