1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 trường Tiểu học Trần Quốc Toản học tốt môn Tiếng Việt

18 49 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 165,5 KB

Nội dung

Tôi thấy việc tăng cường vốn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 ở trường Tiểu học Trần Quốc Toản là một việc làm cấp thiết cần phải ưu tiên được chú trọng và tiến hành kịp thời để trang bị cho các em những kĩ năng, những vốn ngôn ngữ Tiếng Việt cần thiết để các em giao tiếp với mọi người xung quanh và vận dụng tốt vào học tập, từ đó các em sẽ năng động, sáng tạo hơn và biết vươn lên, thích ứng với cuộc sống hiện tại đang từng ngày đổi mới.

Trang 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN

Kính gửi: - Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở huyện Phú Ninh.

Tên đề tài sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 trường Tiểuhọc Trần Quốc Toản học tốt môn Tiếng Việt.

1 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Bộ môn Tiếng Việt lớp 1 rèn kĩ năng

( nghe, nói, đọc, viết)

3 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ tháng 9

năm 2019 đến 4 năm 2020.

4 Mô tả bản chất của sáng kiến:

4.1 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết: * Cơ sở thực tiễn:

Năm học 2019 – 2020 trường Tiểu học Trần Quốc Toản có 598 học sinh Khối lớp 1 có 5 lớp gồm 153 học sinh Đa số học sinh đều là con của nông dân bố mẹ các em phải đi làm nương rẫy nên ít quan tâm đến con em mình.Vì vậy, học sinh ở đây, đặc biệt là học sinh lứa tuổi lớp 1, các em con rụt rè, nhút nhát, một số em thiếu tự tin khi giao tiếp Đa số các em chưa thuộc chữ cái và chưa biết cách cầm bút đúng cách, bên cạnh đó còn một số em khó nhớ nhưng mau quên.

Địa bàn Tam Lãnh là một xã nằm xa nhất huyện Phú Ninh có học sinh dân tộc Kor sinh sống Kinh tế còn khó khăn Một số phụ huynh thì suốt ngày bận bịu với công việc ít quan tâm đến con cái xem sở thích ra sao? Khi đến lớp thường có những em không mang theo sách vở, dụng cụ học tập Về nhà, cũng không dành thời gian để gần gũi, quan tâm đến các em Nên khả năng giao tiếp Tiếng Việt của các em còn hạn chế hơn so với các bạn khác.

Tôi thấy việc tăng cường vốn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 ở trường Tiểu học Trần Quốc Toản là một việc làm cấp thiết cần phải ưu tiên được chú trọng và tiến hành kịp thời để trang bị cho các em những kĩ năng, những vốn ngôn ngữ Tiếng Việt cần thiết để các em giao tiếp với mọi người xung quanh và vận dụng tốt vào học tập, từ đó các em sẽ năng động, sáng tạo hơn và biết vươn lên, thích ứng với cuộc sống hiện tại đang từng ngày đổi mới

a Ưu điểm:

- Giáo viên nhiệt tình, thường xuyên quan tâm đến các em học sinh.

Trang 2

- Đa số sinh có đầy đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập,các em hầu hết đều ngoan hiền, lễ phép, vâng lời cô giáo.

- Được sự chỉ đạo quan tâm thường xuyên của các ban ngành, đặc biệt của Ban giám hiệu nhà trường kết hợp với sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp, phụ huynh và lãnh đạo địa phương

- Học sinh đi học đúng độ tuổi và đã qua chương trình mầm non 5 tuổi, đã được làm quen với môi trường học tập với cô giáo và bạn bè.

b Nhược điểm:

- Gia đình các em đều làm nghề nông, hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn nên việc học tập của một số em chưa thật sự được quan tâm.

- Từ môi trường mà hoạt động chủ yếu là vui chơi, giờ đây các em phải chuyển sang một môi trường hoàn toàn khác lạ với hoạt động học tập là chủ yếu Việc thay đổi thói quen sinh hoạt khiến các em không thể dễ dàng bắt nhịp

- Ngay từ đầu năm, chuyển sang cấp một đặc biệt là lớp đầu cấp các em chưa thuộc các chữ cái và chưa viết được mà lớp học lại đông nên rất khó khăn cho giáo viên trong dạy học trong đó có môn Tiếng Việt.

4.2 Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểmcủa giải pháp đã biết:

* Nội dung: Xuất phát từ thực tế của môn Tiếng Việt và quá trình giảng dạy

của mình tôi thấy cần tạo cho học sinh một không khí học tập sôi nổi, hứng thú trong khi dạy học Có như vậy học sinh mới yêu thích môn học và nâng cao được chất lượng dạy học Được học Tiếng Việt thông qua các bài giảng điện tử như ti vi hay máy chiếu bên cạnh đó tổ chức hoạt động dạy học qua hình thức trò chơi các em sẽ thấy thoải mái hơn, hứng thú hơn, từ đó ghi nhớ tốt những kiến thức cơ bản.

Nội dung chương trình được xác định như sau:1 Kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết

2 Kiến thức: Ngữ âm và chữ viêt, từ vựng, ngữ pháp, văn3 Ngữ liệu:

a Giai đoạn học chữ: Là những từ ngữ, câu ngắn, các thành ngữ, tục ngữ,

ca dao phù hợp với yêu cầu học chữ và rèn kĩ năng.

b Giai đoạn sau chữ: Là những câu đoạn nói về thiên nhiên, gia đình,

trường học,

* Dựa vào chương trình đã xây dựng một hệ thống cấu trúc chặt chẽ ( ở cả hai phần học vần và luyện tập tổng hợp)

Các bài của phần học vần có 3 dạng cơ bản: Làm quen với âm và chữ

Dạy học âm, vần mới Ôn tập âm, vần

Phần luyện tổng hợp:

Tập đọc, chính tả, kể chuyện, tập viết.

* Tính mới, sáng tạo:

Cải tiến hơn so với trước đây Tổ chức nhiều kĩ thuật dạy học Sáng tạo nhiều hình thức mới trong việc cải tiến phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm Phát triển kĩ năng nói trong Tiếng Việt Tổ chức nhiều sân chơi học tập Giúp học sinh được vui chơi, được ôn lại kiến thức và vận dụng các kĩ năng vào

Trang 3

thực tế cuộc sống Tạo điều kiện cho người học phát huy tính tự chủ, sáng tạo, mạnh dạn, sáng tạo, chủ động hơn trong cách làm việc và giải quyết vấn đề học

Tính khả năng: Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, phù hợp với

điều kiện thực hiện của đơn vị.

Trong quá trình nghiên cứu, để tìm ra biện pháp giúp học sinh học tốtmôn Tiếng Việt ở lớp 1, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu nhưsau:

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Để có cơ sở trong quá trình

nghiên cứu, bản thân tôi đã đọc rất nhiều sách giáo khoa, sách tham khảo, tạp chí giáo dục.

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, phương

pháp phỏng vấn, phương pháp phân tích, đánh giá, tổng kết kinh nghiệm.

- Phương pháp toán học thống kê và một số phương pháp khác nữa trong quá trình nghiên cứu.

Trong 2 nhóm phương pháp trên được áp dụng trong môn Tiếng Việt với các dạng bài sau:

* Dạy học sinh phát âm đúng, viết đúng

+ Ở sáu bài đầu cho học sinh nhận dạng âm, thanh và viết được chữ ghi âm, dấu ghi thanh Ở bài này giáo viên sử dụng phương pháp trực quan học sinh quan sát tranh và nói âm, tiếng đi đôi với bức tranh.

* Dạy âm, vần mới

+ Học sinh đọc được âm vần và viết được chữ ghi âm,vần, đọc và viết được tiếng và từ ứng dụng Ở dạng bài này sử dụng phương pháp làm mẫu phối hợp với răng, lưỡi, miệng để quan sát cách phát âm của giáo viên để nhận ra cách đọc và đọc đúng Bên cạnh đó cần phải có phương pháp thực hành luyện tập theo tổ nhóm, cá nhân, lớp để các em ghi nhớ

* Giúp học sinh hiểu nghĩa của từ

+ Cho học sinh quan sát hình ảnh, vật thật để giúp học sinh hiểu nghĩa của từ.

+ Sử dụng ti vi trong quá trình giảng dạy sẽ có được nhiều hình ảnh trực quan sinh động, có nhiều đoạn video các em cần xem hỗ trợ trực tiếp trong từng bài dạy để các em có thể ghi nhớ bài sâu hơn và hiểu nghĩa của từ.

* Thực hành luyện viết

Việc thực hành luyện viết rất cần thiết với học sinh Tiểu học Việc thực hành luyện viết cần uốn nắn cách luyện viết, tư thế ngồi với nhiều hình thức luyện tập.

Tập viết có thể viết bảng con hoặc viết vào vở Muốn học sinh sử dụng có hiệu quả vở tập viết giáo viên cần hướng dẫn tỉ mĩ nội dung và yêu cầu về kĩ năng.

Trang 4

Viết ở từng bài ( mẫu chữ, các dấu chỉ khoảngcách giữa các chữ, dấu chỉ vị trí đặt bút, thứ tự viết nét) giúp các em viết đủ,viết đúng số dòng quy định

* Để học tốt môn Tiếng Việt ngoài việc dùng các biện pháp luyện đọc đúng,

viết đúng, giúp học sinh giải nghĩa từ, thực hành luyện viết, giáo viên còn dùng

biện pháp thực hành kể chuyện.

Thường dùng trong phân môn kể chuyện Phương pháp kể chuyện góp phần rèn luyện và phát triền các kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh.Trước hết, phương pháp kể chuyện phát triển kĩ năng nói cho học sinh Giờ kể chuyện các em dùng ngôn ngữ nói của mình để kể lại câu chuyện trước đám đông Việc kể lại câu chuyện trước đám đông rèn cho các em khả năng tự tin, mạnh dạn trong các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Đồng thời, các kĩ năng: nghe, đọc, kĩ năng ghi chép cũng được phát triển trong quá trình kể lại chuyện.

* Song song với việc sử dụng các biện pháp trên trong dạy Tiếng Việt đểtạo cho các em hứng thú, vui vẻ trong học tập giáo viên kết hợp các phương pháptổ chức trò chơi.

+ Sử dụng trò chơi ô cửa bí mật” + Sử dụng trò chơi tiếp sức

+ Sử dụng trò chơi gọi tên các đồ vật con vật,

+ Sử dụng phương pháp đóng vai trong phân môn Kể chuyện

* Tổ chức hoạt động nhóm:

Khi thực hành nhiệm vụ học tập cho các em hoạt động nhóm sẽ giúp giảm áp lực cho các thành viên, các em chia sẻ ý kiến với nhau Sau đó đại diện nhóm trình bày trước lớp Tạo cho các em mạnh dạn, tự tin trình bày trước đám đông.

* Tổ chức đôi bạn giúp nhau tiến bộ.

Ngoài giờ học, tôi tổ chức cho HS “Đôi bạn giúp nhau tiến bộ” đối với HS của lớp Cụ thể:

Những HS đọc viết đúng sẽ giúp nhứng HS đọc viết còn chưa đúng.

+ HS viết chữ đẹp sẽ giúp bạn còn viết chưa đẹp hay những em đọc tốt sẽ hỗ trợ các em đọc chưa tốt.

Để thực hiện có hiệu quả, giáo viên chủ động xếp HS ngồi gần nhau gồm 1 em học tốt ngồi cạnh em học còn chậm Để HS tự sửa khi nói, khi viết cho nhau và cả khi trò chuyện cùng nhau hay lúc ra chơi

4.3 Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giảipháp:

Để áp dụng được sáng kiến một cách tốt nhất, bên cạnh đó giúp bản thân tôi có thể hoàn thành và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cần có các điều kiện sau:

* Điều kiện:

Trang 5

a Về phía nhà trường: Nhà trường phối kết hợp các tổ chức, đoàn thể để

“Tổ chức các hoạt động ngoại khóa.” Phối hợp với gia đình học sinh, Hội cha mẹ học sinh: Liên lạc trao đổi thông tin về sự tiến bộ của học sinh, có thể được tư vấn thêm về các biện pháp để giúp các em học sinh học tốt môn Tiếng Việt.

Có sự chia sẻ kinh nghiệm trong chuyên môn của đồng nghiệp về các biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt.

b Về phía giáo viên:

Mỗi giáo viên cần thực sự yêu nghề, yêu trẻ; không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn; cần xác định rõ mục tiêu trọng tâm của bài dạy; phương pháp và hình thức tổ chức linh hoạt, phù hợp với nội dung bài dạy và đối tượng học sinh Giáo viên phải phân hóa đối tượng học sinh phù hợp với từng hoạt động dạy- học trong tiết học và bài học.

Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong giáo dục Thường xuyên giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

Phải nhiệt tình, năng nổ, phải luôn tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề để cải tiến phương pháp giảng dạy lôi cuốn học sinh, được sự tin tưởng của phụ huynh học sinh

Phải kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với Đoàn thể, với địa phương, tạo những điều kiện, môi trường giáo dục tốt.

Trao đổi kịp thời những khó khăn gặp phải với tổ chuyên môn để tìm ra giải pháp tối ưu phù hợp với học sinh.

Là giáo viên, mỗi người cần trang bị cho mình những kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy Cần có sự đầu tư và học hỏi từ đồng nghiệpvà nhất là phải áp dụng thông tư 22 phối kết hợp thông tư 30 trong quá trình giảng dạy để đặt học sinh vào trung tâm của dạy- học.

c Về phía phụ huynh:

Luôn phối hợp với giáo viên, nhà trường trong việc giáo dục học sinh.

Quan tâm đến việc học của các em nhiều hơn, hướng dẫn, đôn đốc nhắc con em mình soạn đầy đủ sách, vở, dụng cụ học tập trước khi đến lớp Tạo điều kiện cho các em tham gia các trò chơi lành mạnh, các chương trình ngoài trời để con thấy sự kì diệu của các môn học, tăng niềm đam mê và khả năng học tập của con Thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt tình hình học tập của các em để từ đó có biện pháp hướng dẫn thêm cho các em Có như vậy các em mới có thể học tốt được.

d Về phía học sinh:

Đi học đều, có đầy đủ dụng cụ học tập Trong quá trình học phải thực hiện tốt nề nếp học tập, lắng nghe cô giáo giảng bài.

Làm các yêu cầu mà giáo viên giao nhiệm vụ học tập Hợp tác với các bạn trong nhóm, lớp để chia sẻ cùng bạn bè trong quá trình viết, đọc Tiếng Việt

* Phương tiện:

Máy vi tính, máy in, máy chiếu hoặc ti vi, các tranh ảnh các tiết học môn Tiếng Việt, tài liệu về môn Tiếng Việt.

4.4 Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp:

Trang 6

Mục đích của giải pháp:

Giúp học sinh củng cố, hệ thống hóa kiến thức được học, mở rộng vốn từ, khắc sâu kiến thức, nắm chắc âm vần vừa học, biết vận dụng vào từng trường hợp cụ thể

Là giáo viên giảng dạy lớp 1 – lớp đầu tiên của bậc Tiểu học, tôi càng chú trọng hơn phân môn Tiếng Việt bởi theo suy nghĩ của tôi các em mới bỡ ngỡ bước vào học tập theo chương trình phổ thông chuẩn, việc học tập và rèn luyện vốn Tiếng Việt cần phải được thực hiện ngay từ đầu tạo nền tảng vững chắc cho việc học tập và rèn luyện Tiếng việt cho các em Hỗ trợ cho giáo viên trong công tác dạy học tăng cường Tiếng Việt cho học sinh Vì lẽ đó tôi muốn qua đề tài này để có dịp nhìn lại quá trình dạy học của mình, từ đó sẽ tiếp tục hoàn thiện tốt hơn những nhiệm vụ được giao trong những năm học tiếp theo.

Các bước thực hiện giải pháp:Bước 1: Chọn đề tài:

Khi ca ngợi về tiếng nói của dân tộc, nhà thơ Lưu Quang Vũ đã viết : “ Ôi Tiếng Việt suốt đời ta mắc nợ

Quên nỗi mình, quên áo mặc cơm ăn Trời xanh quá, môi tôi hồi hộp quá

Tiếng việt ơi, Tiếng việt ân tình”.

(Lưu Quang Vũ – Tiếng việt)

Quả đúng như vậy, mỗi người dân Việt Nam, Tiếng Việt là tiếng nói thân thương, kết tụ lại tinh hoa, truyền thống của dân tộc có tự bao giờ Càng tự hào bao nhiêu ta càng thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ, giữ gìn nguồn tài sản quý giá đó để nó không bao giờ bị mai một.

Ngoài ra việc rèn vốn Tiếng Việt còn có những nhiệm vụ khác đó là làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn hoá cho học sinh, phát triển ngôn ngữ và tư duy, giáo dục tư tưởng đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ cho các em.

Nói cách khác thông qua việc dạy Tiếng Việt phải giúp học sinh thấy được rằng khả năng đọc, viết là có lợi ích cho các em trong cả cuộc đời, phải làm cho học sinh thấy đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển.

Xuất phát từ những suy nghĩ trên, trong quá trình dạy học, mỗi Nhà giáo chúng tôi đều dành nhiều tâm huyết để rèn học sinh của mình có được kĩ năng sử dụng Tiếng Việt(nghe, nói, đọc, viết) thành thạo vì vậy việc tăng cường nâng cao chất lượng học tập, sử dụng tiếng Việt cho đối tượng học sinh tiểu học, đặc biệt là đối tượng học sinh đầu bậc tiểu học ở trường Tiểu học Trần Quốc Toản là việc làm vô cùng cần thiết được đặt lên hàng đầu trong tiêu chí giáo dục Xác định rõ tầm quan trọng đó, năm học: 2019- 2020 tôi quyết định chọn, nghiên cứu đề tài: “

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 trường Tiểu học Trần Toản học tốt mônTiếng Việt”.

Bước 2: Xác định đối tượng nghiên cứu

Học sinh lớp 1 trường Tiểu học Trần Quốc Toản Tam Lãnh Phú Ninh

-Quảng Nam

Trang 7

Bước 3: Thu thập xử lí thông tin

01 Trần Thị Thu Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ Học vần

02 Nguyễn Thị Ngân Huệ Kinh nghiệm dạy học nâng cao chất lượng môn tiếng Việt

03 Nguyễn Tại – Lê Thị Thu Huyền Sách thiết kế bài giảng môn Tiếng Việt 1 04 Trương Thị Thu Minh Phương pháp dạy học sinh lớp 1 nhanh

biết đọc Tiếng Việt.

05 Bộ Giáo dục & Đào tạo Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1

Bước 4: Tiến hành thực hiện đề tài:

- Tổng hợp các số liệu đã thu thập được

- Sắp xếp lại các chi tiết sao cho phù hợp với yêu cầu của sáng kiến

Bước 5: Hoàn chỉnh bản sáng kiến:

- Trình bày sáng kiến, ngắn gọn, xúc tích - Đánh máy, in ấn.

Cách thực hiện các giải pháp:

Căn cứ vào thực tiễn của quá trình giảng dạy và nghiên cứu, với mong muốn làm sao cho học sinh của mình học môn Tiếng Việt đạt hiệu quả, tạo cho các em niềm say mê trong học tập, khắc phục tối đa các nhược điểm mà các em thường hay mắc phải khi nói, đọc, viết Tiếng Việt, tôi đã quyết tâm, tự làm mới tiết dạy, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy, tự mày mò nghiên cứu và đã tích lũy được một số biện pháp sau:

+ Tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình và vốn Tiếng Việt của học sinh:

Ngay sau khi nhận lớp, tôi đã tìm hiểu để nắm bắt về hoàn cảnh, môi trường sống cũng như tính cách của từng em Trong tuần học đầu tiên, tôi tranh thủ thời gian nói chuyện với từng em nhằm kiểm tra khả năng giao tiếp của các em ở mức độ nào và tôi đã sử dụng hình thức khảo sát kiến thức trẻ năm tuổi đã qua mẫu giáo

Trang 8

Vì đa số học sinh chưa hoàn thành về Tiếng Việt nên tôi đã tiến hành phân loại và tìm các biện pháp dạy học phù hợp để giúp các em nắm bắt được bài theo đúng khả năng và nâng dần kiến thức theo chuẩn để các em có nền tảng học tốt hơn.

Tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh lớp 1 của trường chúng tôi chưa hoàn thành môn Tiếng Việt

Sau khi tìm hiểu, tôi kết luận được những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này như sau:

* Đối với giáo viên:

Đa số giáo viên đều tận tụy với công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến học sinh nhưng vẫn còn một số hạn chế sau:

Phương pháp giảng dạy chưa thật sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ đối với học sinh chậm tiến nên chất lượng chưa cao.

Việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực quan của giáo viên vào tiết học còn hạn chế nên ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của học sinh.

Bên cạnh những giáo viên thực sự yêu nghề, yêu học sinh thì vẫn còn một số giáo viên chưa thật sự tâm huyết với nghề, chưa khơi gợi được mạch nguồn kiến thức trong trái tim của mỗi học sinh.

Do sĩ số lớp đông 31 em/ lớp nên khó khăn cho việc theo sát, kèm cặp học sinh trong từng tiết dạy.

* Đối với học sinh:

Hoàn cảnh gia đình các em còn khó khăn, bố mẹ ít có thời gian quan tâm, gần gũi con cái.

Nhiều học sinh sức khỏe yếu, trí nhớ không tốt nên chậm tiếp thu bài, học rồi lại quên ngay.

Vốn từ của học sinh còn ít ỏi, kĩ năng nói và viết chưa tốt.

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống văn hóa, tinh thần ngày càng tăng cao nên các em thường bị cuốn vào nhu cầu giải trí như xem ti vi, điện thoại nhiều dẫn đến ảnh hưởng rất nhiều về trí óc, làm cho khả năng phát triển ngôn ngữ bị hạn chế.

Từ những nguyên nhân trên, là một GV trực tiếp chủ nhiệm lớp 1, bản thân tôi không thể không suy nghĩ:“Phải làm gì để thay đổi thực trạng này?” và “Nâng cao chất lượng dạy – học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 ở đây bằng cách nào?”.

Để tìm ra đáp án cho câu trả lời trên, tôi đã bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức, kết hợp với sự giúp đỡ của BGH nhà trường cũng như đồng nghiệp của mình Cuối cùng tôi cũng đã thu gặt được một số kết quả nhất định Trong phạm vi đề tài này, tôi xin trình bày một số biện pháp dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 ở trường Tiểu học Trần Quốc Toản để các đồng nghiệp tham khảo và bổ sung.

+ Biện pháp khắc phục:* Làm tốt công tác dân vận:

Trang 9

Bản thân tôi là một giáo viên cần làm công tác dân vận đối với tôi là một thách thức vô cùng lớn Thế nhưng, vì lòng yêu nghề, mến trẻ, thương các em sống ở vùng nông thôn lại con em nhà nông nên tôi đã cố gắng vượt qua mọi thử thách để hoàn thành tốt công tác này.

* Đối với bản thân:

- Thật sự tâm huyết với nghề - Sống hòa đồng với dân làng - Tìm hiểu tiếng dân tộc Kor - Tập tính kiên trì, nhẫn nại - Đổi mới phương pháp dạy học.

- Tự học để năng cao kiến thức, kĩ năng sư phạm.

- Chịu khó nghiên cứu, tự làm ra những đồ dùng dạy học phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.

* Đối với phụ huynh:

Tôi nghĩ, gia đình là môi trường giáo dục có ảnh hưởng trực tiểp đến trẻ Trước tiên là ảnh hưởng của cha mẹ rất sâu sắc Vì vậy giáo dục gia đình là một “điểm mạnh” là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục trẻ Song mỗi gia đình có những điểm riêng nên giáo viên phải biết phối hợp như thế nào để đảm bảo được tính thống nhất, toàn vẹn trong quá trình giáo dục Đồng thời phát

huy ảnh hưởng cùng nhà trường giáo dục học sinh đạt hiệu quả Trước những

nguyên nhân xuất phát từ gia đình tôi đã lên kế hoạch

+ Ngay từ đầu năm, tổ chức cuộc họp phụ huynh học sinh triển khai nội quy nhà trường, thông báo tên các loại sách, vở, dụng cụ học tập cần có cho học sinh khi đến lớp Các dụng cụ và các loại sách, vở trong môn Tiếng Việt Yêu cầu phụ huynh đưa, đón con em đúng thời gian Đưa thời khóa biểu, mong phụ huynh soạn đúng đồ dùng học theo thời khóa biểu mỗi khi các em đến lớp.

+ Yêu cầu phụ huynh tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em có thời gian dành cho việc học tập Quan tâm đến việc học của các em, thường xuyên kiểm tra bài vở khi các em về nhà.

+ Hướng dẫn phụ huynh cách dạy con em mình ở nhà.

+ Phụ huynh nắm được số điện thoại của cô giáo để có thể liên hệ trực tiếp, với cô khi có việc cần thiết.

- Chẳng hạn như : Hôm nay học Tiếng Việt bài vần ao – eo

Tôi hướng dẫn phụ huynh bày cho con mình đọc đi đọc lại 10 lần Sau đó viết vần, từ và câu trong bài đó (mỗi vần, mỗi từ một dòng và viết câu một lần) vào vở ở nhà để giúp cho học sinh vừa thuộc bài vừa luyện viết

* Đối với dân làng:

- Tôi tỏ ra thân mật, gần gũi, tôn trọng và sẵn sàng giúp đỡ họ khi cần thiết - Tham gia các hoạt động, phong trào tại địa phương để tạo ra mối quan hệ hài hòa, nắm bắt được điều kiện, hoàn cảnh của các em học sinh từ đó có các biện pháp giúp đỡ phù hợp.

+ Tạo mối quan hệ thân thiết giữa cô-trò và dạy cho HS nói Tiếng Việt

Tâm lý trẻ mới bước vào lớp Một có nhiều bỡ ngỡ, mới lạ Trong khi đó, đa số các em học sinh lớp Một của tôi nói Tiếng Việt còn hạn chế, một số em khả năng diễn đạt kém, trả lời chưa đầy đủ, một số nói ngọng, nói lắp Chúng như

Trang 10

những chú chim non ngơ ngác, rụt rè, sợ sệt Điều này gây không ít khó khăn cho Giáo viên trong quá trình tiếp cận với các em

Việc gần gũi thân mật với học sinh là một việc làm rất cần thiết đối với các em lúc này, giúp cho các em cảm thấy hạnh phúc khi đến trường và tạo cho các em có một tâm thế thoải mái và xem cô giống như người mẹ thứ hai Để làm được điều đó thì bản thân tôi đã cố gắng tìm mọi cách để đến gần được với các em Đầu tiên tôi hỏi han, trao đổi với các em bằng những câu hỏi đơn giản rồi bày cho các em trả lời cho trọn câu Như vậy dần dần các em sẽ biết được ý cô hỏi và lựa chọn cách trả lời đầy đủ hơn.

Trong lớp có học sinh dân tộc đang theo học đó là các em thuộc nhóm dân tộc Kor Để hiểu hơn các em thì bản thân tôi đã bỏ ra thời gian học tiếng dân tộc Kor để bày cho học sinh tập nói tiếng phổ thông Tôi còn mua ít quà để tặng các em trong lớp vào cuối tuần Những món quà ấy tuy không có giá trị gì về kinh tế nhưng giá trị về tinh thần thì vô cùng to lớn, bởi các em cảm nhận được ở tôi sự quan tâm, chia sẻ Điều đó thể hiện rõ ở những cái nhìn ngây thơ đầy vẻ biết ơn của các em Tuần đầu, tôi để các em tự do lựa chọn chỗ ngồi mà các em thích, tôi dành nhiều thời gian để tâm tư chuyện trò với các em Tôi hướng dẫn các em giới thiệu về bản thân, về gia đình, hướng dẫn các em bày tỏ sở thích, ước mơ, mong muốn của mình Lúc đầu các em còn nhiều bỡ ngỡ Nhưng dần dần ngôn ngữ nói của các em đã phát triển, các em đã xem tôi như người thân và rất thích nói chuyện với tôi Cảm giác các em đến trường rất vui vẻ và hào hứng.Việc làm này tôi đã vận dụng trong những năm học trước và thấy rất hiệu quả.

+ Hình thành và bổ sung vốn ngôn ngữ tiếng Việt cho HS: * Rèn kĩ năng nhận biết âm, vần, từ ngữ thông qua hình ảnh:

Như chúng ta đã biết con đường nhận thức của học sinh Tiểu học: “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng trở lại thực tiễn.” Đồ dùng dạy học là phương tiện vật chất, phương tiện hữu hình cần thiết khi dạy Tiếng Việt Vì vậy để các em nhớ lâu, nhớ chắc âm, vần, từ ngữ, câu ứng dụng trong mỗi bài học, bắt buộc phải có hình ảnh đính kèm.

Ví dụ : Học âm “ l”

Tôi cho học sinh đọc, ghép âm “ l” sau đó ghép tiếng “ lê” và đưa hình ảnhquả lê cho học sinh xem, yêu cầu học sinh ghi nhớ âm l qua hình ảnh quả lê bằng

cách hỏi học sinh:

- Chúng ta học âm “l” qua hình ảnh gì?

- “Qua hình ảnh quả lê.”

Yêu cầu học sinh đọc âm “l” tôi lại gắn âm “l” vào quả lê và hướng dẫn các em rằng nếu khi nào nhìn thấy âm “l” mà quên cách đọc âm “l” thì các em hãy nhớ là âm này học trong hình quả lê và tự đánh vần “l – ê – lê” khi đó các em sẽ nhớ lại đó là âm “l” Và khi dạy đến bài ôn tập, mỗi khi đọc đến âm nào tôi lại hỏi các em: “Âm này học trong hình gì?”

Ví dụ : Khi ôn tập các âm q-qu, c, m, n, h, c …

- Khi ôn tới âm n tôi hỏi : “ Âm này học trong hình gì?”

- Học sinh trả lời : “Hình cái nấm”

- Tôi yêu cầu các em đánh vần tiếng nấm, các em sẽ nhớ và khắc sâu âm n.- Hay khi ôn đến âm m

Ngày đăng: 21/09/2020, 19:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sau khi điều tra, khảo sát thực tế, tôi đã lập bảng thống kê của lớp với kết quả như sau: - Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1  trường Tiểu học Trần Quốc Toản học tốt môn Tiếng Việt
au khi điều tra, khảo sát thực tế, tôi đã lập bảng thống kê của lớp với kết quả như sau: (Trang 7)
w