1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NHN0 PTNT HUYỆN LỤC YÊN TỈNH YÊN BÁI

19 295 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 46,62 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NHN0 PTNT HUYỆN LỤC YÊN TỈNH YÊN BÁI 2.1. Khái quát về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo & PTNT) huyện Lục yên. 2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế của Huyện Lục yên. Qua những năm đổi mới nền kinh tế, bộ mặt kinh tế của huyện đã bước đầu khởi sắc hoà chung với nhịp độ phát triển của đất nước. Huyện Lục yên là một huyện miền núi nằm ở phía đông bắc củaTỉnh yên bái , có diện tích tự nhiên là 6.883 km 2 ,tổng diện tích đất đai là 80.870ha, trong đó có 10.022,88 ha là đất nông nghiệp chiếm 12.39% diện tích đất đai của toàn huyện , đất ruộng lúa là 3.593 ha chiếm 35.85 % diện tích đất nông nghiệp . Dân số tự nhiên toàn huyện là 103584 người gồm 21683 hộ . Trong đó có 17.008 hộ sản xuất nông nghiệp , chiếm tỷ lệ là 89,2% số hộ trong huyện . Dân tộc sống chủ yếu trên địa bàn huyện là : kinh , tày , nùng , dao , hoa Tổ chức hành chính của huyện được chia làm 23 xã và 1 thị trấn . Trong đó chủ yếu là các xã thuộc vùng II và vùng III ( 11 xã vùng II và 11 xã vùng III là khu vực đặc biệt khó khăn) Huyện uỷ, HĐND, UBND Huyện Lục yên đã chỉ đạo các cấp, các ngành đầu tư phát triển kinh tế phù hợp với những định hướng, chính sách kinh tế của đảng, Nhà nước và đã đạt được những kết quả cả năng xuấtsản lượng. Năm 2006 Kinh tế địa phương đạt tốc độ kinh tế tăng trưởng chung là 9,5%.Trong Nông lâm nghiệp tăng 5,17% ,Công nghiệp xây dựng tăng 23,76% , Thương mại dịch vụ tăng 15,24% . Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo tỷ trọng Nông , lâm nghiệp chiếm 67,5% , Công nghiệp xây dựng 16,2%, Thương mại dịch vụ 16,3%. Tổng sản lượng lương thực đạt 33.742Tấn , Thu nhập bình quân đầu người đạt 2.435.000đ/năm . Tỷ lệ hộ đói nghèo còn 14,5% đã giảm 2,4% so với năm 2005.Trong phát triển kinh tế xác định rõ sản xuất nông lâm nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm hàng đâù . Do vậy đã tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở phát huy tiềm năng đất đai trên địa bàn , chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất xuống tới tận các thôn bản , qui hoạch vùng thâm canh tập trung , sản xuất nông lâm nghiệp được đầu tư và phát triển năng xuấtsản lượng đều tăng so với năm 2005 như: Diện tích gieo trồng từ 12.395 ha tăng 881ha so với năm 2005 , năng suất lúa đạt 88,7tạ /ha tăng 0,2 tạ / ha , sản lượng lương thực đạt 33.742tấn vượt 742 tấn so với kế hoạch của HĐND huyện đề ra. Sản xuất công nghiệp và xây dựng có bước phát triển mới và đạt được những kết quả đáng kể so vơí cùng kỳ, giá trị tổng sản lượng toàn huyện là 23,186 tỷ đồng đạt 102% kế hoạch của năm 2006 . Vấn đề đặt ra cho các hộ sản xuất là vốn để phát triển mở rộng sản xuất với khối lượng lớn và thời hạn dài. Ngày 02/3/1993 chính phủ ban hành nghị định 14/CP về chính sách tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh nông, lâm ngư nghiệp đây là một bước ngoặt đối với các NHNo & PTNT nói chung và NHNo & PTNT huyện Lục yên nói riêng và nhất là sau khi chính phủ ban hành quyết định 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999 “ Về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn” đây là cơ sở pháp lý cho Ngân hàng mở rộng tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn và cũng là nền tảng, cơ sở cho các hộ sản xuất nông, lâm nghiệp có điều kiện phát triển mở mang sản xuất. 2.1.2. Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Lục yêntình hình hoạt động của chi nhánh. 2.1.2.1- Giới thiệu về chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lục yên NHNo&PTNT Huyện Lục yên được thành lập năm 1988 theo nghị định 53/NĐ-HĐBT ngày 26/03/1988 của chủ tịch hội đồng bộ trưởng về việc (Chuyển hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh XHCN ) và theo QĐ số 63/QĐ-NH NHNo & PTNTHuyện Lục Yên PhòngHànhchínhPhòngKế toán – Ngân Quỹ Phòng Tín dụngPhòng giao dịch số 1 Ngân hàng cấp III Hồng Quang ngày 07/07/1988 của tổng giám đốc ngân hàng nhà nước Việt nam (Thành lập chi nhánh ngân hàng phát triển nông nghiệp Hoàng liên sơn). Đến tháng 10/1991 Tỉnh hoàng liên sơn được tách ra làm 2 tỉnh là Lào cai và Yên bái . Ngân hàng phát triển Hoàng liên sơn cũng được tách ra theo quýêt định 133/QĐ-NH ngày 30/08/1991 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt nam về việc (Giải thể ngân hàng phát triển nông nghiệp Hoàng liên sơn và thành lập ngân hàng phát triển nông nghiệp Tỉnh Yên bái nay là ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) tỉnh Yên bái. Cùng với sự hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Tỉnh Yên bái các chi nhánh ngân hàng huyện thị cũng được hình thành và phát triển trong đó có NHNo&PTNT Huyện Lục yên . NHNo&PTNT huyện Lục yên gồm có trụ sở chính đóng tại trung tâm huyện và 1 ngân hàng cấp III đóng tại xã Động quan . Về bộ máy tổ chức trong đơn vị đều theo một cơ cấu thống nhất gồm Ban Giám đốc và các phòng nghiệp vụ, chỉ đạo điều hành vừa trực tiếp hoạt động kinh doanh và hoạt động Ngân hàng theo luật định. Điều hành một mặt nghiệp vụ trong phạm vi toàn chi nhánh vừa trực tiếp triển khai thực hiện nghiệp vụ đó theo quy chế và chỉ đạo hướng dẫn của NHNo $ PTNT Việt nam. Mô hình tổ chức bộ máy Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Huyện Lục YênTỉnh Yên Bái: */ Hoạt động chính của NHNo & PTNT Huyện Lục yên là: Trong những năm qua hoạt động của NHNo & PTNT Huyện đã thu được những thành tựu đáng kể góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu, chính sách tiền tệ, tín dụng và thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện nhà, đặc biệt đối với chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. NHNo & PTNT huyện Lục yên luôn đặt mình vào vị trí là Ngân hàng của nông dân và nông nghiệp, luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, định hướng phát triển nông, lâm nghiệp của tỉnh, huyện để phục vụ, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. NHNo & PTNT huyện Lục yên luôn xác định nông thôn là thị trường cho vay, nông nghiệp là đối tượng cho vay, nông dân là khách hàng chủ yếu và truyền thống của mình, đặc biệt luôn quan tâm chú ý tới những hộ nghèo, hộ chính sách, tạo điều kiện thuận lợi về nguồn vốn để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn. 3.1.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Lục yên. a) Công tác huy động vốn . Quán triệt phương trâm của Ngân hàng thương mại là “ đi vay để cho vay “ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Lục yên coi chiến lược huy động vốn là một nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ . Đây là nhiệm vụ mang tính chất thường xuyên liên tục của một Ngân hàng thương mại . Một Ngân hàng thương mại muốn hoạt động có kết quả và đứng vững trong cơ chế thị trường phải có những giải pháp hữu hiệu để thu hút lượng tiền nhàn dỗi trong các tổ chức kinh tế , các tầng lớp dân cư . Chính vì vậy Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Huyện Lục yên đã tích cực thực hiện các biện pháp để huy động nguồn vốn như mở thêm phòng giao dịch để thuận tiện cho việc giao dich phục vụ khách hàng , tuyên truyền quảng cáo các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm , kỳ phiếu , trái phiếu , chứng chỉ tiền gửi của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Huyện Lục yên ngày càng tăng trưởng ổn định vững chắc . Biểu 1: Tình hình vốn huy động 2004 – 2006 và Quí I năm 2007 Đơn vị: Triệu đồng. Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 31/03/2007 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng (%) (%) (%) (%) I/Tổng nguồn 49272 105168 63193 64388 1-Vốn huy động +/ Tiền gửi kho bạc 31813 64.57 32504 30.91 33607 53.18 30821 47.87 +/Tiền gửi các TCTD 349 0.7 50158 47.69 1339 2.12 1917 2.98 +/T.gửi khách hàng 9903 20.09 15578 14.81 23849 37.74 25294 39.28 +/Phát hành c.chỉ có giá 501 1.02 725 1.13 +/ Tiền gửi TCKT - XH 6706 13.61 6928 6.59 4319 6.83 3751 5.83 +/ Mua bán ngoại tệ 1843 2.86 2 –Nguồn vốn uỷ thác 79 0.3 37 (Nguồn: Báo cáo về hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT Huyện Lục yên 2004 – 2006 và Quí I năm 2007). Qua bảng số liệu trên cho thấy công tác huy động vốn của NHNo & PTNT Huyện Lục yên ngày càng được mở rộng, năm sau huy động cao hơn năm trước cả về số lượng và chất lượng. Tổng nguồn vốn đến cuối tháng 12 năm 2004 đạt 49272 triệu đồng, năm 2005 đạt 105168 triệu đồng ( Đạt 213.4%, tăng 55896 triệu đồng so với năm 2004 ) Nguồn vốn huy động đến cuối tháng 12 năm 2006 đạt 63193 triệu đồng giảm 41975 triệu so với năm 2005, nguyên nhân nguồn vốn huy động năm 2006 giảm như vậy là do tiền gửi của các tổ chức tín dụng năm 2006 giảm 48819 triệu đồng. Nhưng đến cuối tháng 3/2007 nguồn vốn huy động của Ngân hàng đã tăng lên hơn 1195 triệu đồng so với năm 2006, đạt 64388 triệu đồng. Quá trình huy động vốn NHNo & PTNT Huyện Lục yên tăng chủ yếu là tiền gửi của kho bạc nhà nước chiếm tỷ lệ cao năm 2004 chiếm 64.57% so với vốn huy động , năm 2006 chiếm 53.18% so với vốn huy động , và 31/03/200 chiếm 47.87%. Nguyên nhân nữa là tiền gửi dân cư cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động và cũng tăng đều qua các năm, cụ thể: năm 2004 tiền gửi dân cư đạt 9903 triệu đồng nhưng đến năm 2005 đạt 15578 triệu đồng, tăng 5675 triệu đồng so với năm 2004. Đến cuối tháng 3/2007 tiền gửi dân cư tăng lên và đạt 25294 triệu đồng. Mặc dù việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn, do có 3 đơn vị song hành cùng huy động với thời hạn dài, hình thức huy động phong phú, lãi xuất huy động cao hơn ( Tiết kiệm bưu điện, Ngân hàng chính sách xã hội và trái phiếu kho bạc) song NHNo huyện Lục yên cũng đã có nhiều biện pháp để tổ chức huy động vốn như phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, mở rộng màng lưới và hình thức phục vụ, thông tin quảng cáo tới tận các xã, thôn bản, sát thực với điều kiện kinh tế từng vùng và từng thời kỳ. Do vậy nguồn vốn huy động trong dân cư có chiều hướng tăng dần qua các năm . b) Công tác sử dụng vốn. Biểu 2: Tình hình đầu tư tín dụng 2004 – 31/03/2007 Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 31/03/2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) I/Tổng dư nợ 59913 100 74208 100 97547 100 98260 100 1- Doanh nghiệp 2980 4.97 3103 4.18 4830 4.95 3991 4.06 2. Khác 17220 28.74 14603 19.68 16830 17.25 19100 19.44 3. Hộ sản xuất 39713 66.28 56502 76.14 75887 77.79 75169 76.5 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo& PTNT Huyện Lục yên) Huyện Lục yên là một huyện miền núi nên điều kiện tự nhiên cho phép phát triển kinh tế chủ yếu là nông, lâm nghiệp trong đó ngành chăn nuôi gia súc gia cầm,trồng cây ăn quả và cây lâm nghiệp .Do vậy đầu tư tín dụng của NHNo&PTNT Huyện Lục yên chủ yếu là đầu tư vào lĩnh vực phát triển kinh tế hộ sản xuất .Tổng dư nợ đến 31/03/2007 là 98260 triệu đồng, trong đó dư nợ hộ sản xuất 75169 triệu đồng chiếm 76.5% tổng dư nợ. Tốc độ cho vay phát triển kinh tế hộ sản xuất được tăng trưởng đều qua các năm: Năm 2005 tăng 16789 triệu đồng so với năm 2004, tỷ lệ tăng 42.28%; Năm 2006 tăng 19385 triệu đồng so với năm 2005, tỷ lệ tăng 34.31% Qua số liệu trên cho thấy NHNo&PTNT huyện Lục yên đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực hộ sản xuất nông nghiệp. Việc đầu tư đúng hướng , xác định thị trường chính là nông nghiệp nông thôn , đối tượng khách hàng chủ yếu là hộ sản xuất, kinh doanh nông lâm nghiệp , ngành nghề , trang trại và các dịch vụ ở nông thôn là đối tượng khách hàng chủ yếu gắn kinh doanh với phục vụ. Hoạt động trên địa bàn miền núi kinh tế hàng hóa phát triển còn hạn chế , điểm xuất phát công nghiệp hóa - hiện đại hóa thấp thì mức dư nợ tín dụng trên đây của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lục yên có vai trò rất lớn nhằm khai thác triệt để mọi tiềm năng , tạo ra nhiều sản phẩm nông sản có chất lượng được nhiều người tiêu dùng chấp nhận. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn , thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa , xóa đói giảm nghèo trên địa bàn . 2.2. Hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại NHNo &PTNT Huyện Lục yên * Về tình hình thực hiện quy trình tín dụng tại NHNo & PTNT Huyện Lục yên: - Về hồvay vốn: Cán bộ tín dụng trực tiếp hướng dẫn khách hàng lập hồvay vốn và trực tiếp nhận hồvay vốn của khách hàng , kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của từng loại hồ sơ theo quy định của NHNo & PTNT Việt nam. - Về quá trình thẩm định vốn vay: Từ khi có Quyết định 67, mỗi hộ nông dân được vay vốn với số tiền tối đa là 10 triệu đồng mà không cần phải thế chấp tài sản và trong hồvay vốn khách hàng phải lập kế hoạch theo yêu cầu trong đơn xin vay vốn nhưng trong thực tế cán bộ tín dụng không thực hiện bất kỳ một hoạt động phân tích nào khi thẩm định các dự án mà khách hàng lập. Trên thực tế nhiều khách hàng đã sử dụng vốn vay không đúng mục đích như trong đơn xin vay. Cả cán bộ tín dụng và người vay vốn đều không biết chắc chắn về khả năng sinh lời của dự án. Như vậy quá trình thẩm đinh nếu không được thực hiện tốt thì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng đối với hộ sản xuất. * Kết quả cho vay thu nợ đối với kinh tế hộ tại NHNo & PTNT Huyện Lục yên: Để kinh tế hộ sản xuất phát triển theo hướng nhiều ngành nghề thì vấn đề vốn phục vụ cho quá trình sản xuất của các hộ sản xuất rất quan trọng cần có sự hỗ trợ của Ngân hàng về cho vay vốn để sản xuất đặc biệt là vốn trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi. Đứng trước thực tiễn đó, NHNo & PTNT Huyện Lục yên mở rộng quan hệ tín dụng với các hộ sản xuất đặc biệt là sản xuất nông lâm nghiệp, đáp ứng được phần lớn nhu cầu vay vốn của các hộ và đã thực sự đi vào thị trường nông nghiệp nông thôn. Kết quả đó được thể hiện một số chỉ tiêu sau: 2.2.1. Doanh số cho vay hộ sản xuất. Biểu 3: Tình hình cho vay hộ sản xuất . Đơn vị: Triệu đồng. Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 2004 2005 2006 31/03/2007 I/Tổng doanh số cho vay Tr.đồng 64762 54692 98358 25785 +/Doanh số cho vay hộ sx ,, 56973 53390 92717 18781 -Tỷ trọng so tổng D.số % 87.97 97.62 94.26 72.84 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Lục yên 2004-2006 và quý 1- 2007). Do đặc điểm của miền núi nói chung và Huyện Lục yên nói riêng điểm xuất phát kinh tế chậm phát triển trong đó kinh tế nông, lâm nghiệp là chủ yếu. Hộ sản xuất bước đầu mới nhen nhóm và tiếp cận với sản xuất hàng hoá, còn tuyệt đại là sản xuất tự cung tự cấp, do cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ dân trí thấp dẫn đến khả năng tiếp thu kiến thức, khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến còn hạn chế cũng như việc tiêu thụ sản phẩm gặp khá nhiều khó khăn . Song với phương châm phát triển kinh tế để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo và từng bước thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của Đảng và Nhà nước.Trong những năm qua Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lục yên đã bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, của ngành có nhiều giải pháp để vượt qua những khó khăn , đúc rút những bài học , kinh nghiệm thực hiện nhiều biện pháp hữu hiệu thúc đẩy việc mở rộng đầu tư tín dụng nhất là tín dụng hộ sản xuất . Đặc biệt phối hợp chặt chẽ với các cấp các ngành ở địa phương , triển khai thực hiện kịp thời các văn bản liên tịch giữa Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với hội nông dân, hội phụ nữ trong việc phối hợp giải ngân cho vay hộ nông dân , hộ nghèo trên địa bàn có hiệu quả , đồng thời tổ chức họp dân , thành lập các tổ vay vốn ở từng thôn , từng bản . công khai các thủ tục hồ sơ , điều kiện cho vay đến mọi khách hàng , Tăng cường đội ngũ cán bộ tín dụng , thường xuyên kiểm tra kiểm soát các hoạt động tại đơn vị . Cụ thể năm 2005 doanh số cho vay đạt 54692 triệu đồng, giảm 10070 triệu đồng so với năm 2004 tuy nhiên trong năm 2005 doanh số cho vay hộ sản xuất vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay, doanh số cho vay hộ sản xuất năm 2005 đạt 53390 triệu đồng, chiếm 97,62% trên tổng doanh số cho vay. Năm 2006 doanh số cho vay đạt 98358 tăng 43666 triệu đồng so với năm 2005 .Trong đó doanh số cho vay hộ sản xuất đạt 92717 tăng 39327 triệu đồng so với năm 2005 , chiếm 94,26% trong tổng doanh số cho vay. Như vậy từ những kết quả trên phần naò cho thấy chất lượng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất trong những năm qua. Để phân tích chính xác hơn ta xem xét số tiền vay mỗi lượt hộ của từng hộ Biểu 4: Số tiền vay mỗi lượt hộ sản xuất Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 2004 2005 2006 31/03/2007 Doanh số cho vay HSX Tr. đồng 56973 53390 98358 25785 Số lượt hộ vay Lượt 6569 7128 8395 1683 Bq 1 lượt hộ được vay Tr. đồng 8.67 7.49 11.04 11.16 Trong công tác đầu tư tín dụng NHNo & PTNT Huyện Lục yên đã chú trọng đến chất lượng tín dụng cũng như khả năng nhu cầu vốn của hộ sản xuất. Do đó mức đầu tư ngày càng được nâng lên, bình quân 1 lượt hộ vay năm 2004: 8.67 triệu/ lựơt, năm 2005: 7.49 triệu/ lựơt, năm 2006: 11.04 triệu/ lượt, đến 31/03/2007 là 11.16 triệu đồng tăng 2.49 triệu đồng so với năm 2004 [...]... khẳng định hoạt động đầu tư tín dụng cho hộ sản xuất tại NHNo &PTNT huyện Lục yên bứơc đầu đã có hiệu quả tỷ lệ nợ quá hạn hộ sản xuất giảm dần qua các năm 2.3 Đánh giá hiệu quả cho vay phát triển kinh tế hộ sản xuất 2.3.1 Những kết quả đạt được Kể từ khi NHNo & PTNT Huyện Lục yên được thành lập và nhất là những năm gần đây NHNo huyện Lục yên đã góp 1 phần công sức của mình trong sự nghiệp CNH-HĐH nông... của Huyện qua việc hỗ trợ vốn cho người dân thiếu vốn sản xuất, kinh doanh Trong đó Ngân hàng đặc biệt chú trọng đầu tư cho hộ nông dân sản xuất nông, lâm nghiệp, vì đây là ngành kinh tế trọng tâm của huyện Kết quả nổi bật nhất là dư nợ cho vay hộ sản xuất ngày càng tăng và duy trì ở mức cao, dư nợ hộ sản xuất hàng năm hơn 61818 triệu đồng giúp cho hàng ngàn hộ sản xuất có đủ vốn đáp ứng kịp thời cho. .. nhà ở khang trang, mở mang sản xuất, có điều kiện giúp đỡ các hộ khác cùng vươn lên Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của ban Giám đốc NHNo& PTNT tỉnh Yên bái, ban giám đốc NHNo &PTNT huyện Lục yên, Huyện uỷ, uỷ ban nhân dân huyện NHNo &PTNT Huyện Lục yên đã đạt được kết quả trên ,đó là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ CNVC NHNo&PTNTHuyện Lục yên nói chung và của những... quá hạn cho vay hộ sản xuất, Ngân hàng thường sử dụng chỉ tiêu: Tỷ lệ nợ quá hạn / Tổng dư nợ hộ sản xuất Trong điều kiện khó khăn của một huyện nông nghiệp miền núi đối tượng đầu tư chủ yếu là hộ sản xuất NHNo & PTNT Huyện Lục yên đã chú trọng đến nâng cao chất lượng tín dụng, đã thực hiện nghiệm túc quy trình cho vay và các quy định của Ngân hàng TW vốn vay được phát huy và đạt được kết quả nhất... tăng trưởng vốn trung hạn năm sau cao hơn năm trước Năm 2004 cho vay trung hạn là 15.744 triệu đồng chiếm 39.72% dư nợ hộ sản xuất, cho vay ngắn hạn là 23.939 triệu đồng chiếm 60.28% dư nợ hộ sản xuất Năm 2006 cho vay trung hạn là 44.773 triệu đồng chiếm 59% dư nợ hộ sản xuất, cho vay ngắn hạn là 31.114 triệu đồng chiếm 41% dư nợ hộ sản xuất Đến 31/03/2007 Dư nợ trung hạn HSX là 42.245 triệu đồng chiếm... Kết quả cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn giảm dần về số tương đối và tuyệt đối Số liệu tính đến 31/12/2006 thì tổng nợ quá hạn là 216 triệu đồng, trong đó nợ quá hạn hộ sản là 176 triệu đồng chiếm 0.31% trên dư nợ hộ sản xuất Đến 31/03/2007 nợ quá hạn hộ sản xuất là 111 triệu đồng, chiếm 0.14 % trên dư nợ hộ sản xuất Từ số liệu phân tích trên cho phép khẳng định hoạt động đầu tư tín dụng cho hộ sản xuất tại. .. hộ sx % 0.22 0.31 0.16 0.14 Chỉ tiêu 1.Tổng dư nợ Trong đó:+ Quá hạn +Tỷ lệ NQH 2.Dư nợ hộ sản xuất (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo& PTNTHuyện Lục yên 2004-2006 và quý 1 -2007) Do điều kiện sản xuất kinh doanh của hộ ở một tỉnh miền núi khi nền kinh tế phát triển chậm chủ yếu là kinh tế tự cấp, tự túc, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn kém hiệu quả , trình độ quản lý vốn vay. .. mỗi năm , tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm trên 2%, Phát triển cây công nghiệp làm nguyên liệu giấy, đưa giống cây chè vào trồng thử nghiệm tại đất Lục yên , khai thác thế mạnh về đất đồi rừng sẵn có 2.2.2 Tình hình dư nợ cho vay hộ sản xuất Biểu 5: Tình hình dư nợ hộ sản xuất phân theo loại cho vay Đơn vị : triệu đồng Năm 2004 2005 Chỉ tiêu Dư nợ Tổng dư nợ 59913 Dư nợ hộ sản xuất 39713 100%... lệ cho vay trung hạn cao hơn tỷ lệ cho vay ngắn hạn, tỷ lệ này được tăng dần qua các năm phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất vay vốn thưc hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi Các khoản cho vay trung – dài hạn được dùng để mua các tài sản tính lâu dài như máy móc thiết bị, gia súc và đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất kinh doanh Vốn vay đã được các hộ đầu tư chủ yếu vào sản. .. hàng không sử dụng số tiền vay theo đúng mục đích - Đầu tư cho vay hộ sản xuất trên địa bàn các xã chưa đồng đều có xã dư nợ còn thấp, đầu tư nhỏ lẻ, hiệu quả của đồng vốn chưa cao - Suất đầu tư cho mỗi hộ sản xuất trên địa bàn thấp, ảnh hưởng hiệu quả đầu tư của hộ nông dân, trong việc trồng cây gì? con gì? và trồng như thế nào? 2.3.2.2 Nguyên nhân dẫn đến tồn tại * Nguyên nhân về phía Ngân hàng . THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NHN0 PTNT HUYỆN LỤC YÊN TỈNH YÊN BÁI 2.1. Khái quát về Ngân hàng nông. . 2.2. Hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại NHNo & ;PTNT Huyện Lục yên * Về tình hình thực hiện quy trình tín dụng tại NHNo & PTNT Huyện Lục yên: -

Ngày đăng: 19/10/2013, 11:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

dich phục vụ khách hàng, tuyên truyền quảng cáo các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm , kỳ phiếu , trái phiếu , chứng chỉ tiền gửi của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Huyện Lục yên ngày càng tăng trưởng ổn định vững chắc . - THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI  NHN0  PTNT HUYỆN LỤC YÊN TỈNH YÊN BÁI
dich phục vụ khách hàng, tuyên truyền quảng cáo các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm , kỳ phiếu , trái phiếu , chứng chỉ tiền gửi của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Huyện Lục yên ngày càng tăng trưởng ổn định vững chắc (Trang 5)
Biểu 2: Tình hình đầu tư tín dụng 2004 – 31/03/2007 - THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI  NHN0  PTNT HUYỆN LỤC YÊN TỈNH YÊN BÁI
i ểu 2: Tình hình đầu tư tín dụng 2004 – 31/03/2007 (Trang 6)
Biểu 3: Tình hình cho vay hộ sản xuất. - THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI  NHN0  PTNT HUYỆN LỤC YÊN TỈNH YÊN BÁI
i ểu 3: Tình hình cho vay hộ sản xuất (Trang 9)
2.2.2. Tình hình dư nợ cho vay hộ sản xuất. - THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI  NHN0  PTNT HUYỆN LỤC YÊN TỈNH YÊN BÁI
2.2.2. Tình hình dư nợ cho vay hộ sản xuất (Trang 11)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w